Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục về vấn đề an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường THPT lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta hiện nay, một trong những vấn
đề lớn đang được cả xã hội quan tâm là vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe
con người. Đâu đó vẫn còn những câu chuyện mang tính thời sự từ việc sử dụng
hóa chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi, chất tạo nạc trong thịt lợn, dầu nhớt
trong rau muống...hay chân gà có tuổi có tuổi đời gần 40 năm đang gây ra hoang
mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng sức khỏe cộng đồng. Do đó An toàn thực phẩm là một trong những vấn
đề mà Đảng, Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý
nghĩa sống còn về kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng, về bảo vệ môi trường
và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Việc
giáo dục cho người dân hiểu rõ về vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt với các em ở lứa tuổi học sinh.[5]
Ở các nhà trường THPT hiện nay, việc giáo dục cho học sinh về an toàn
vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm và thực hiện. Ý thức về an toàn vệ sinh
thực phẩm của các em đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên việc giáo dục vẫn còn
nhiều bất cập như : Việc giáo dục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ mang tính
hình thức truyền thống qua việc lống ghép ở các môn học; nội dung lồng ghép
còn sơ sài, đơn điệu; biện pháp lồng ghép phần lớn mang tính truyền thống,
ddiemr qua như thời sự..... Do đó, nhìn chung hiệu quả của việc giáo dục An
toàn vệ sinh thực phẩm chưa đạt kết quả cao. Các em còn lơ mơ, chủ quan về
việc thực hiện An toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí chưa có ý thức chấp hành.
Điều nay đang là mối nguy hại cho sức khỏe của cả cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ
như các em học sinh.
Từ sự nhìn nhận thấy những hạn chế qua thực tiễn công tác giáo dục về
An toàn vệ sinh thực phẩm như vậy, tôi đã chọn đề tài :“ Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả giáo dục về vấn đề an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt
động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường THPT Lam Kinh ” để làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Qua đó mong muốn sẽ rút ra những kinh
nghiệm giảng dạy cho cá nhân và đồng nghiệp cùng tham khảo. Đồng thời bổ


sung thêm những gợi ý về biện pháp sử dụng cho giáo viên trong giảng dạy ở
các địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh THPT
như :
- Đối với người dạy: Nhằm giúp cho giáo viên giảng dạy môn hoạt động ngoài
giờ lên lớp ở trường THPT một số sáng kiến riêng trong việc tổ chức hiệu quả
việc sử dụng các kiến thức về hoá học trong dạy học ngoại khóa cho học sinh.
- Đối với người học: Đây là một số biện pháp quan trọng giúp các em lĩnh hội
kiến thức thực tiễn hiệu quả hơn. Từ đó xác định đúng đắn được phương pháp
học tập bộ môn hoá học .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1


- Học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh (khối 11).
- Công tác dạy học ngoại khóa hoá học với việc vận dụng kiến thức đã học nhằm
rèn luyện nâng cao kỹ năng sống cho học sinh: nhận dạng đồ ăn thức uống hợp
vệ sinh, đảm bảo an toàn. Giúp học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của vệ sinh
an toàn thực phẩm đến sức khoẻ con người. Từ đó học sinh có ý thức trong việc
bảovệ sức khoẻ bản thân cũng như người thân trong gia đình
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội
ban hành Luật an toàn thực phẩm.
+ Nghiên cứu giáo trình , các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động ngoài giờ
lên lớp ở trường THPT [1]
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tổng hợp được các thực trạng về vấn đề an toàn thực phẩm trong xã hội hiện

nay nói chung trong mỗi gia đình nói riêng.
- Nhóm các phương pháp hổ trợ: xử lí số liệu, lập bảng biểu, thống kê...kết hợp
một số các phương tiện, thiết bị dạy học sau để nâng cao tính chính xác, tính
trực quan của các nội dung được tích hợp
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
+ Phân tích và tổng hợp tư liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
+ Tham chiếu kết quả của các bộ môn trong trường
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các giải pháp để nâng cao sự hiểu biết về vấn đề an toàn thực
phẩm từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa dạy học hoá học ở khối
11,khối 12 trong năm học 2019 – 2020.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Qua đề tài này việc giáo dục học sinh qua hình thức hoạt động ngoài giờ
lên lớp tăng tính sinh động, hấp dẫn tạo cho học sinh dễ hiểu , dễ tiếp thu từ đó
hiệu quả giáo dục được nâng cao: Giúp học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng
của vệ sinh an toàn thực phẩm đến sức khoẻ con người. Học sinh có ý thức trong
việc bảovệ sức khoẻ bản thân cũng như người thân trong gia đình
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động
giáo dục ở trường THPT nhằm gớp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt
là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã
hội. Hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học
sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình
thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố ,khắc sâu kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng thức độc lập , tinh thần
tự chủ, phát triển đoàn kết của học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn là một
2



hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao.[7]
- Ý nghĩa và các hình thức hoạt động ngoại khóa trong bộ môn hóa học.
Cũng như các môn học khác trong nhà trường, trong dạy học bộ môn hóa
học ngoài việc tiến hành các bài học nội khóa trên lớp thì còn có các hoạt động
ngoài lớp, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn. Trong
dạy học hóa hoc, nếu học sinh chỉ thuộc, ghi nhớ các công thức, những số liệu
về các nguyến tố hóa học, hóa trị, cân bằng phương trình...khô khan, buồn chán
bằng cách thầy đọc - trò chép ở trên lớp thì kết quả đạt được sẽ không cao. Vì
vậy các tri thức hóa học tiếp nhận được không chỉ qua bài học trên lớp mà còn
phải qua nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó hoạt động ngoài giờ lên lớp là
một kênh thông tin thực sự quan trọng và cần thiết.[6]
Trong trường trung học phổ thông, ngoài giờ lên lớp hóa học có nhiều
hình thức khác nhau,trong đó có ba hình thức ngoại khóa thường được sử dụng
phổ biến là: Tổ chức ngoại khóa tại phòng thực hành, tổ chức trò chơi dưới dạng
cuộc thi....Qua đó giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức, nhất là việc giáo
dục vấn đề mang tính thời sự như vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con
đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau
xót về tình trạng thực phẩm phẩm. Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến
nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Tiêu biểu như: Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn
được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết
hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”; các chất độc hại như thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, ... các loại
thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, ...được sử dụng tràn lan,
không đúng liều lượng, thời gian quy định. Nhiều cơ sở chế biến không thực
hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến

các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. Ví dụ: Thịt
đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.[10]
Hậu quả: Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với
người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do
thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi
gen, ...). Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun,
ngâm thực phẩm, ... chế biến thực phẩm. Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh
tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí,
các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của
đất nước trên thị trường quốc tế, ...[7]
Trong các nhà trường THPT hiện nay, công tác giáo dục an toàn vệ sinh thực
phẩm đang được đặt ra. Công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm trường học luôn
là hoạt động thường niên của các trường nhằm giúp các em học sinh nâng cao ý
thức về giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với học sinh THPT sự hiểu biết về
3


vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, sẵn sàng cuốn hút vào các trang trò
chuyện facebook, zalo mà thiếu coi trọng đến các nội dung có tính thời sự về vệ
sinh an toàn thực phẩm như: Thịt lợn có chứa chất tạo nạc, hoa quả tiêm thuốc
kích thich sinh trưởng và bảo quản, nội tạng động vật bị tẩy rửa hoá chất và lưu
trữ rất lâu...Học sinh tâm lí dị thường trong ăn uống, thậm chí la cà hàng quán để
thưởng thức những món ăn đẹp mắt, ngon vị mà không biết rõ nguồn gốc, đó là
những thực phẩm bẩn chứa đầy hoá chất , nguy hại cho sức khoả bản thân.Sự giáo
dục về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa mang tính bắt buộc trong các môn học
THPT, chỉ dừng lại phần lớn ở nội dung lồng ghép, liên hệ thực tiễn cho học sinh.
Do đó sự hiểu biết của học sinh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là rất hạn
chế. Đặc biệt là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đang còn rất ít,
chưa được chú trọng, hình thức sơ sài, hiệu quả chưa cao.
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục về vấn đề an toàn thực phẩm

thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp
2.3.1. Trước hết cần lập kế hoạch việc giáo dục về vấn đề an toàn thực phẩm
thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp theo các chủ đề
công tác của các nhà trường.
Với tư cách là người thầy dạy học, trước hết giáo viên giảng dạy môn hóa
học, giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng các phương tiện dạy học trực
quan để giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh. Kế hoạch đó bao gồm
kế hoạch chiến lược (cả năm học, khóa học) và kế hoạch ngắn hạn (Theo tháng,
tuần) để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ nhà trường giao
cho.Đối với dạy học hoạt động GDNGLL giáo viên nên xây dựng kế hoạch tổ
chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm theo sát
phân phối chương trình nội khóa và theo chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dưới đây là một số gợi ý về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm đã áp
dụng tại trường THPT Lam Kinh là :
Hình thức tiến
STT
Chủ đề tháng
Nội dung giáo dục
hành
1 Tháng 10 : Thanh niên - Hiểu được tầm quan trọng
Thi tổ chức
với an toàn thực phẩm của an toàn thực phẩm, thức ngoại khoá 3
trong xã hội và gia đình uống trong việc đảm bảo
đội chơi
hiện nay
dinh dưỡng và phòng chống
bệnh tật
- Biết cách phân biệt thức ăn
sạch, thức ăn không hợp vệ
sinh, dụng cụ nên dùng,

dụng cụ không được tái sử
dụng,
- Biết cách nhận biết một số
hoá chất độc hại dùng trong
chế biến thực phẩm
4


- Rèn luyện nâng cao kỹ
năng sống cho học sinh:
nhận dạng đồ ăn thức uống
hợp vệ sinh, đảm bảo an
toàn.

4

6

Tháng 1 : Vui tết an
toàn lành mạnh với vệ
sinh an toàn thực phẩm

Học sinh vận dụng kiến thức
Hoá học đã học để biết được
cách phân biệt thực phẩm sạch
và thực phẩm ô nhiễm, dụng
cụ an toàn được sử dụng và tái
sử dụng với dụng cụ nghiêm
cấm dùng, biết được các loại
hoá chất độc hại ảnh hưởng

đến sức khoẻ con người.

- Giúp học sinh nhận thức rõ
tầm quan trọng của vệ sinh
an toàn thực phẩm đến sức
Tháng 5 : Bảo vệ sức
khoẻ con người
khoẻ bản thân cũng như
- Học sinh có ý thức trong
người thân trước dịch
việc bảovệ sức khoẻ bản
bệnh vào mùa hè
thân cũng như người thân
trong gia đình

Rung chuông
vàng

Thi tổ chức
ngoại khoá 3
đội chơi

Sau khi xây dựng kế hoạch, giáo viên phải nghiên các sách, báo, tài liệu
nói về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức thành công các hoạt động
ngoại khóa.
2.3.2. Thứ hai, tham mưu với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, tổ bộ môn
trong nhà trường và phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa cho hoc sinh hiệu quả. Đồng thời đánh giá kết quả tiếp thu
kiến thức của học sinh
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động có quy mô lớn nên cần

được các đoàn thể chung tay xây dựng như Đoàn trường kết hợp với nhà trường
cùng các giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức một
hoạt động sôi nổi, nhiều hình thức, làm sao phát huy tính chủ động năng động
sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
- phối hợp vói phụ huynh học sinh nhằm khích lệ động viên các em hoà đồng
năng động phát huy hết tài năng của bản thân trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
5


2.3.3. Thứ ba, giáo viên tích hợp kiến thức nhiều môn học như hoá học, ngữ
văn, sinh học và ngoài giờ lên lớp để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng sống cho học sinh.
Việc kết hợp kiến thức bổ trợ và kĩ năng ở nhiều môn học sẽ giúp cho học
sinh có một kiến thức tổng hợp khi tiếp thu. Những kiến thức đó sẽ được thực
hiện dưới nhiều hình thức, nhưng hiệu quả nhất là sân khấu hóa dưới các trò
chơi. Qua đó sẽ làm tăng tính sinh động, hấp dẫn cho các em khi học tập theo
phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”.
Tại Trường THPT Lam Kinh, tôi cùng các đồng nghiệp đã tiến hành quá
trình tổ chức hoạt động ngoại khoá như sau:
- Chủ đề: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ đề tháng 10 năm 2019. Nội
dung chủ đề. : Thanh niên với an toàn thực phẩm trong xã hội và gia đình
hiện nay
- Hình thức tổ chức: Hoạt động theo nhóm: HS tham gia hoạt động nhóm dưới
hình thức các đội thi, 3 đội thi (mỗi đội thi gồm 5 HS thuộc 3 nhóm lớp khối 11:
nhóm 1 là 11B1,B2,B3;nhóm 2 gồm 11B4,B5,B6; nhóm 3 gồm
11B7,11B8,11B9).
- Hoạt động cá nhân: Các cá nhân sẽ thể hiện sự hiểu biết và khả năng trình bày
qua vòng thi dành cho khán giả, vòng thi hùng biện
NỘI DUNG CÁC PHẦN THI :
PHẦN THI THỨ NHẤT (HIỂU BIẾT):

KHỞI ĐỘNG
Thể lệ phần thi:
- Mỗi đội có 15 phút cho 3 câu hỏi tương ứng liên quan kiến thức hoá học về an
toàn thực phẩm . Học sinh vận dụng kiến thức hoá học đã học trong các chương
trình hoá 11,12 cũng như kiến thức thực tế về thực phẩm để trả lời câu hỏi.
- Trả lời đúng 1 câu hỏi được 10đ, sai không được điểm.
Nội dung cụ thể:
Câu hỏi cho đội 1 :
Câu 1 : Để sát trùng ( diệt vi khuẩn) các loại rau sống ( salad, nộm, gỏi…) trước
khi ăn người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối loãng trong
khoảng 10 – 15 phút. Tác dụng diệt khuẩn của nước muối trong trường hợp này
là do đâu ? [ 2]
Trả lời : Vi khuất chết vì mất nước do thẩm thấu
Câu 2 : Giò, chả, thịt, cá, tôm… được bảo quản do sử dụng một lượng
lớnchất bảo quản nào ? [2]
Trả lời : Đó là hàn the
Do có tính năng giữ thực phẩm tươi lâu, làm chậm quá trình phân rã, nhất là làm
cho thực phẩm trở nên giòn, dai nên hàn the đang được những người buôn bán
sử dụng như một chất không thể thiếu trong việc bảo quản thực phẩm.

6


Hình 1: Giò, chả bảo quản bằng hàn the
Câu 3 : Chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu. Một số cửa hàng ở Hà Nội
bị phát hiện dùng bột nhừ ( bột khai) để làm nhừ nhanh thức ăn ( xương,
chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát. Loại bột này có tên là
Natri Hydrocacbonat. Công thức hoá học của nó là gì ? [10]
Trả lời : Công thức hoá học của thuốc nhừ là NaHCO3


Hình 2: Xương ninh, chân giò sẽ mềm sau chỉ khoảng 20 phút khi cho hóa chất

Câu hỏi cho đội 2 :
Câu 1 : Để khiến một số trái cây như xoài, chuối… chín đều, vàng, đẹp, các
tiểu thương thường sử dụng phương thức truyền thống là ử bằng đất đèn.
Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hướng sức khoẻ và sự
an toàn của người sử dụng do các tạp chất trong đất đèn khi ủ có thể sản
sinh ra photphin ( PH 3 ) và các hợp chất chứa asen ( thạch tín) đều là
những chất rất độc. Thành phần chính của đất đèn là gì ? tên hoá học và
công thức hoá học ? [ 3]
Trả lời : Thành phần chính của đất đèn là Canxicacbua ( CaC2).
7


Câu 2 : Tháng 10/ 2015, các chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu
ung thư của WHO ( IARC ) cảnh báo các loại thịt xông khói, giăm bông,
xúc xích… là mối đe doạ ung thư lớn nhất cho sức khoẻ của con người,
ngang với các tác nhân khác như amiang, asen ( thạch tín), thuốc lá…
Nguyên nhân dẫn đến việc này là các loại thực phẩm chế biến trên sử dụng
một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng gây ung thư. Một trong
số đó là muối diêm, chất này vốn có tác dụng làm cho thịt có màu hồng – đỏ
và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ngộ độc. Tên hoá
học và công thức hoá học của muối diêm là gì ?[4]
Trả lời : Muối diêm có tên hoá học là Natri nitrit : NaNO2
Câu 3 : Trong năm 2013 nhiều chủ kinh doanh tìm ra cách hoàn hảo để bảo
quản và tẩy trắng hải sản vì chi phí rẻ lại đạt hiệu quả cao mặc dù tiềm ẩn
rất nhiều nguy hiểm cho người ăn. Đó là nhờ đạm Ure và thuốc tẩy Javel.
Bằng kiến thức hoá học đã học hãy giải thích điều trên ? [3]

Hình 3: Hải sản bị tẩy trắng do tẩm thêm ure và nước tẩy


trắng javen.
Trả lời: Bản chất clorin (hay javel) là chất tẩy trắng thuỷ sản, vì có tính oxy
hoá mạnh, dễ hình thành các gốc tự do, nhờ đó phá huỷ tế bào vi sinh rất nhanh
chóng, cũng đồng nghĩa với việc phá huỷ tế bào cơ thể người với dư lượng còn
sót, gây rối loạn gen, ung thư… Còn ure tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây
sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận, gây độc cho tế bào,
viêm cầu thận…[3]
Câu hỏi cho đội 3:
Câu 1 : Bọc thực phẩm bằng báo thì có lợi hay hại tới sức khoẻ con người ?
Trả lời : Trong mực in có các loại hoá chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi
nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì
khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mức độ nhất
định. Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường
phố, đến tay bao nhiêu người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có
8


rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút,là môi trường
thuận lợi cho vi khuẩn, ky sinh trùng bám dính và phát triển.[3]
Câu 2: PS – Polistiren – là loại nhựa được sử dụng trong các bao xốp hoặc các
ly nhựa mỏng uống nước dùng một lần. Đây là loại nhựa rẻ tiền, có khả năng tiết
ra các chất độc hại, đặc biệt là khi đun nóng. Công thức cấu tạo của PS là gì?[1]

Hình 4: Cốc nhựa làm bằng loại nhựa PS

Trả lời: CTCT của PS: poli stiren

Câu 3: Theo em nhựa PVC ( poli vinylclorua) trong các vật dụng hàng ngày,
như đồ chơi trẻ con, ống nước độc hại hay không độc hại? Vì sao? [1]


Hình 5: Nhựa PVC
Trả lời: Ký hiệu PVC hoặc 3V
Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Đây là loại nhựa rất
độc hại đối với cơ thể, là loại nhựa ngu hiểm nhất, có thể gây ung thư cho con
người.

9


PHẦN THI THỨ 2 :
GIẢI Ô CHỮ
Thể lệ phần thi:
- Phần thi gồm có 6 câu hỏi gợi ý và 1 câu hỏi chủ đề. Các đội được quyền lựa
chọn câu hỏi. Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn và chỉ duy nhất một lần được quyền trả
lời câu hỏi chủ đề trước khi kết thúc cả 6 câu hỏi. Cả 3 đội đều được giơ đáp án
trả lời. Thời gian chuẩn bị sau khi MC đọc xong câu hỏi là 1 phút.
- Khi mỗi câu hỏi trả lời đúng, đội chơi sẽ được 20 điểm và 1 từ chủ đề trong
câu chủ đề hoặc hình ảnh liên quan đến chủ đề sẽ được mở.
- Nếu đội chơi trả lời sai, người dẫn chương trình vẫn đọc đáp án nhưng từ hoặc
hình ảnh gợi ý sẽ không được lật mở. Đội chơi không được điểm cho câu hỏi đó.
- Nếu đội chơi nào chọn câu hỏi chủ đề khi 2 vòng trả lời câu hỏi gợi ý chưa kết
thúc, đội đó ra tín hiệu bằng hình thức giơ tay. Nếu trả lời đúng, đội chơi đó
được 50 điểm, nếu trả lời sai, đội chơi đó mất quyền tham gia tiếp phần thi. Các
đội khác tiếp tục chơi cho đến hết phần thi.
Nội dung cụ thể:
Từ
TT câu
Nội dung câu hỏi
Đáp án khóa

hỏi
chủ đề
Một chủ đề nóng hổi nhận được sự quan tâm
Câu chủ
AN TOÀN THỰC
lớn của xã hội hiện nay có liên quan tới sức
đề
PHẨM
khỏe con người.
Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp
thủy phân bằng axit vô cơ trên các loại bánh
C,O,
Câu 1
Clohidric
dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay
H
trong các mô mỡ động vật… là axit nào?
Trong thực phẩm, màu giữ một địa vị rất quan
trọng. Nó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn, gây
Câu 2 chú ý cho người mua và gây ảnh hưởng tốt về Bột màu
M,A
phẩm chất của món hàng. Các nhà sản xuất
thực phẩm rất thích dùng loại này?
Đây là loại phân đạm được sử dụng để giữ
màu sắc và hương vị trong thịt ướp muối và
Câu 3
Nitrat
N, T
cá và có thể được tìm thấy trong các loại thịt
chế biến như thịt xông khói và xúc xích đó là?

Để gà, vịt có màu bắt mắt, sau khi giết mổ,
Câu
nhiều cơ sở còn dùng hóa chất để ......., Tẩm ướp Ư, P
4
“nhuộm” vàng da gà
Người ta đã tiêm gì vào mít để mít non chín
Câu 5
Hoá chất H, A
chỉ trong 1 ngày?
Câu Người sản xuất làm thế nào để bún, bánh
Ẩ, T,
Tẩy trắng
6
canh trắng tinh?
N
PHẦN THI THỨ BA:
10


PHẦN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
Thể lệ phần chơi:
- Có 2 câu hỏi tình huống liên quan đến an toàn thực phẩm
- Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, khán giả xung phong trả
lời. Người được chọn để trả lời câu hỏi lên sân khấu để trình bày đáp án. Trả lời
đúng và có sức thuyết phục, khán giả sẽ nhận được một phần quà của ban tổ
chức Nếu trả lời sai, HS đó phải nhường quyền trả lời cho bạn khác.
Nội dung cụ thể:
Câu hỏi 1: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm hiện nay
Câu hỏi 2: Nêu những lựa chọn thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn đảm
bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình

PHẦN THI THỨ TƯ (HÙNG BIỆN):
Thể lệ phần thi:
Phần thi này gồm có 3 đề tài, thuộc 3 chủ đề lớn:
Đề tài 1: Anh / chị hãy liên hệ vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học trong
đó có trường em đang học tập? Lấy dẫn chứng?
HS: Lê Thị Nga – Đội Gia Đình
Đề tài 2: Trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: “ Vệ sinh an toàn thực
phẩm trong đời sống hiện nay”
HS :Nguyễn Thanh Huyền – Đội Đường Phố
Đề tài 3: Nêu các phương pháp bảo vệ an toàn thực phẩm thiết thực nhất?
HS: Nguyễn Duy Bình – Đội Nhà Hàng
- Các đề tài, chủ đề và tư liệu tham khảo đã được ban tổ chức chuyển cho HS
chuẩn bị trước đó một tuần. Khi tham gia phần thi, các đội sẽ bốc thăm đề tài để
thực hiện thuyết trình. Người thuyết trình – hùng biện có thể sử dụng những
hình ảnh minh họa được thể hiện trên màn chiếu hoặc các hình ảnh mà mình sưu
tầm được, các số liệu thống kê (nếu có), nhưng không được sử dụng thêm bất cứ
văn bản, tài liệu nào khác.
- Đội trưởng các đội chơi lần lượt lên bốc thăm thứ tự thi và đề tài hùng biện.
- Các đội chơi có 2 phút để xem trước những hình ảnh minh họa cho nội dung
của mình.
- Các đội chơi có 3 phút chuẩn bị trước khi thực hiện phần thi.
- Điểm tối đa cho mỗi đội trong phần thi là 50 điểm. Các tiêu chí đánh giá như
sau:
+ Kỹ năng thuyết trình: 20 đ
+ Nội dung thuyết trình: 20 đ
+ Phong cách: 10 đ
Nội dung cụ thể: Trả lời:
Đề tài 1: Em hãy liên hệ vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học trong
đó có trường em đang học tập? Cách khắc phục?
Hiện nay, tình trạng bán những đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm cũng đang diễn ra phổ biến tại nhiều cổng trường học (100% mặt hàng ăn
uống, quà vặt tại đây đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). Tại nhiều
11


cổng trường hiện nay, các món quà vặt xuất hiện trước cổng trường đa phần là
những đồ ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhiều sản phẩm có nhãn mác nhưng
không rõ ràng hoặc những món ăn tự chế biến ngay tại chỗ như nem chua, xúc
xích, thịt nướng…, được rán bằng những chảo mỡ đã qua sử dụng nhiều lần.
Song hàng ngày, học sinh và ngay cả các bậc phụ huynh cũng thường dừng lại
để mua cho con ăn sau mỗi buổi tan học.

Hình 6: Tràn lan thực phẩm không đảm bảo trước cổng trường
Nói về đồ nguy hiểm của các đồ ăn vỉa hè, PGS Hồ Bá Do (PCT Hiệp hội
TPCN Việt Nam) cho biết, đồ ăn vỉa hè có rất nhiều độc tố, trong đó: E.coli có
thể gây ngộ độc cấp tính, nguyên nhân của bệnh tiêu chảy khi con người ăn phải
thực phẩm nhiễm khuẩn. Chì gây ức chế enzym tổng hợp máu dẫn đến phá vỡ
hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể gây
độc và bệnh. Thủy ngân gây độc tế bào, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm
nghèo. Cadmi nguy hiểm hơn khi làm rối loạn chức năng gan, thiếu máu, tăng
huyết áp…Những chất độc có trong thực phẩm như đã kể trên còn nguy hại gấp
bội lần nếu trẻ nhỏ sử dụng, vì cơ địa, các bộ phận tiêu hóa, hấp thu của trẻ vẫn
đang trong giai đoạn phát triển.[5]
Còn nói về chế độ dinh dưỡng đối với các thực phẩm được bày bán tại vỉa
hè, các cổng trường học, phải khẳng định: những loại thực phẩm này có giá trị
dinh dưỡng thấp, chưa kể nguyên liệu có thể là những sản phẩm không an toàn.
Bởi nếu thực phẩm còn giữ được dinh dưỡng, thì trước hết loại thực phẩm đó
phải là tươi, sống. Đối với những loại thực phẩm đóng hộp thì phải được bảo
quản cẩn thận, dùng trong giới hạn thời gian cho phép.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, bên cạnh việc tăng cường tuyên

truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tới học sinh và phụ huynh thì cần sự vào
cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường kiểm tra và xử
lý các mặt hàng này tại cổng trường học.Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cần
kiểm soát việc chi tiêu của con em mình, nhất là trong thời gian đi học tại
trường. Đối với học sinh bậc tiểu học, phụ huynh nên cho con ăn sáng trước khi
đến lớp cũng như hạn chế cho con tiền ăn quà vặt để tránh nguy cơ nhiễm độc từ
12


thực phẩm không an toàn.Với học sinh từ bậc trung học cơ sở, phụ huynh cần
thường xuyên nhắc nhở để các em có ý thức hơn trong việc sử dụng thực phẩm
nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hình 7: nhà bếp của trường học bán trú

Cách tốt nhấ để bảo vệ sức khoẻ các học sinh hiện nay là chính cha mẹ
học sinh phải dạy con, từ bỏ thói quen ăn quà vặt tại cổng trường và nơi công
cộng. Bởi các thầy cô giáo chỉ quản lí việc học đối với học sinh trong nhà trường
chứ không quản lí khi học sinh đi ra khỏi trường. Đồng thời các thầy cô không
cho học sinh tiền để ăn quà vặt. Nên vấn đề này, vai trò của phụ huynh học sinh
là quan trọng nhất. (Trình bày: HS: Lê Thị Nga- Đội Gia Đình)
Đề tài 2: Trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: “ Vệ sinh an toàn thực
phẩm trong đời sống hiện nay”.
Trả lời: Chưa bao giờ người ta lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm như ngày
nay. Vào quán kêu ra một tô phở để thưởng thức nhưng lòng vẫn lo âu, ra chợ
mua năm rau về lo bữa tối nhứng sao cứ sợ hãi. Người ta lo âu sợ hãi bởi biết
đâu trong tô phở kia miếng thịt bò chứa chất gây bệnh, trong sợi bún có chứa
hàn the hay nắm rau người làm vườn đã xịt thuốc. Thật vậy, chất kích thích,
thuốc tăng trọng hay những độc tố người ta có thể dễ dàng mua ở các chợ. Điều
này cũng đồng nghĩa cho hiện tượng những nhà sản xuất ngày nay đang chú

trọng đến “ lượng” hơn đến “ chất”. Vậy ta hiểu vấn đề “ an toàn thực phẩm”
như thế nào? Thực trạng của nó ngày nay ra sao?

13


Hình 8: Người dân sử dụng thuốc kích thích
“ Vệ sinh” là một khái niệm nói lên sự gìn giữ cho con người, động vật hay
môi trường khỏi bị nhơ bẩn. “ An toàn” được hiểu như một khả năng đã được
bảo vệ khỏi các mầm mống hay những tác động gây bệnh, có thể an tâm sử dụng
một cái gì đó mà không cần suy nghĩ. Còn “ Thực phẩm” là một danh từ bao
gồm các loại thực phẩm như: lúa, mì, ngô, khoai, sắn, trứng, thịt...nhằm cung
cấp thức ăn để con người tồn tại trong cuộc sống. Vì thế vấn đề “ an toàn thực
phẩm” được hiểu là một khái niệm nói lên lương thực không bị nhiễm các mầm
mống gây bệnh, không có các chất kích thích nhằm mang lại sức khoẻ tốt nhất
cho con người.
Mới đây ngày 22/4/2016 báo Tuổi trẻ đưa tin 200 người bị ngộ độc thức
ăn sau khi đi ăn khai trương nhà hàng ở xã Phú Trạch - Bố Trách – Quảng Bình.
Được biết nguyên nhân của tình trạng ngộ độc này do số hải sản được bày biện
trong buổi tiệc khai trương đều được mua tại huyện Quảng Trạch, nơi mà trong
thời gian qua có rất nhiều cá chết bất thường “ nghi” do bị nhiễm độc từ một
cống xả ra biển của khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh.[8]
Nguyên nhân cần nói đến là lối sống vô cảm của con người ngày nay, phải
chăng con người ngày nay đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ
được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi. Thử hỏi trong một xã hội khi mà ai
cũng có suy nghĩ như thế thì không có tình trạng thiếu “an toàn thực phẩm” mới
là chuyện lạ. Nguyên nhân kế tiếp phải kể đến lối sống hưởng thụ, nghĩa là con
người ngày nay ăn bằng mắt hơn bằng miệng, chỉ cần đẹp, nhanh và tiện lợi là
đủ tiêu chuẩn chứ không cần quan tâm đến chất lượng của thực phẩm. Cuối
cùng phải kể đến khâu quản lý của cơ quan chức năng nước ta còn yếu, nghĩa là

chưa thực sự mạnh tay với những đối tượng vi phạm. Nói đúng hơn một số cán
bộ đang bị lợi dụng bởi cái phong bì “xanh xanh, đỏ đỏ” cứ “lén lén, trao trao”,
nếu đối tượng sai phạm quá thì cũng chỉ nhắc nhở, không dám mạnh tay, sợ
“chết cả đám”, vì “há miệng thì mắc quai”.
14


Hình 9: Người dân ăn quấn ven đường

Hình 10: Cá bị chết trên biển nhiễm bẩn

Để khắc phục được tình trạng trên thì nhà nước ta cần quan tâm hơn đến
vấn đề “an toàn thực phẩm”. Cần kêu gọi những người làm việc phải có trách
nhiệm trong công việc hãy đặt cái “tâm” lên trên đồng tiền, cần mạnh tay hơn
với những đối tượng vi phạm. Đồng thời, kêu gọi ý thức của người dân hơn
trong việc sử dụng thực phẩm, tẩy chay hàng không rõ nguồn gốc kém kém chất
lượng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không nói đến những người có quan niệm “sống
no hơn chết thèm” trong phạm vi bài này. Bên cạnh đó, những người trồng trọt
và chăn nuôi cũng hãy nghĩ đến cái “tình” hơn cái lợi. Bởi con người sống trong
một xã hội cần có sự hỗ tương, nếu chỉ mình hiện hữu trong một góc nào đó của
cuộc sống thì cuộc đời cô đơn lắm. Cuối cùng kêu gọi các nhà sản xuất hãy
ngừng ngay lối suy nghĩ ngụy biện “cung không đủ cầu”, nhưng hãy thực hiện
công việc sản xuất làm sao mang đến ích lợi cho người tiêu dùng và làm việc
đúng với cam kết trong giấy phép kinh doanh. Đành rằng, sản xuất thì cần có lợi
nhuận, nhưng ít thôi, đúng với mức cho phép của lương tâm. Đừng vì ham giàu
mà lấy tiền trên mồ hôi, xương máu của người khác. Bởi hiện hữu con người
trong trần gian ngắn lắm, cứ hỏi những người đang ở tuổi xế chiều về ý nghĩa
của cuộc sống vì tình hay vì tiền cái nào quan trọng hơn.[7]

Hình 11: Các cách phòng chống vệ sinh an toàn thực phẩm


HS :Nguyễn Thanh Huyền- Đội Đường Phố
15


Đề tài 3: Anh (chị) hãy trình bày các cách bảo vệ an toàn thực phẩm thiết
thực nhất?
Trả lời:
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy
trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến
nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an
toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành
luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh
do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ
khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập
vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong
sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng
trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt
quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt
thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và
không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng
ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Hình 12: Thông tiệp bảo vệ an toàn thực phẩm

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,

diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy
định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực
phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện
cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các
bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn
mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường
bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong
đó có bệnh tim mạch và ung thư. Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn
nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn
16


sống. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có
uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu
lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào,
do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.[9]

Hình 13: Trồng rau sạch tại gia đình

Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia
đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch. Sắn (khoai mì) chứa xyanua,
cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để
loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ
trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi. Đối với khoai
tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu. Để
tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc
mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt
đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà
chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến.
Vì vậy, cần phải giữ vệ sinh trong các khâu bảo quản và chế biến thực

phẩm, biết chọn thực phẩm tươi sống và thực hiện các hướng dẫn của Cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Đối với chế biến thực phẩm nên tuân thủ quy trình:
thực phẩm tươi sống-chín-bàn tay sạch-dụng cụ sạch-không ăn đồ cũ”.

Hình 14: Sơ đồ tư duy về an toàn vệ sinh thực phẩm
Học sinh: Nguyễn Duy Bình - Đội Nhà Hàng
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Việc xây dựng đề tài : :“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục về vấn
đề an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh trường THPT Lam Kinh ”giúp cho học sinh hiểu được vai trò của vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của bản thân cũng như người thân
trong gia đình và đối với nền kinh tế quốc dân. Giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn
về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giúp các em nhận dạng một số loại hoá chất được sử dụng và cấm sử dụng,
- Hiểu được tác hại của các loại chất phụ gia thực phẩm đối với sức khoẻ người
tiêu dùng
- Thê hiện sự liên kết giữa các các môn học và thực tiễn đời sống, việc sử dụng kiến
thức Văn học – Hoá học để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm
trong xã hội như: vận dụng kiến thức Hoá học để biết được cách phân biệt thực phẩm
sạch và thực phẩm ô nhiễm, dụng cụ an toàn được sử dụng và tái sử dụng với dụng cụ
nghiêm cấm dùng, biết được các loại hoá chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người.
- Nội dung học tập của bài được sử dụng, xây dựng thành chủ đề với các hoạt
động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có
gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà từ đó góp phần làm
tăng thời gian học tập của học sinh.

Để kiểm nghiệm các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục về vấn đề an
toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh
trường THPT Lam Kinh, tôi đã tiến hành các biện pháp ngoại khóa trên theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Qua đó rút ra kinh nghiệm cho bản
thân và đồng nghiệp cùng tham khảo.
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp áp dụng dụng nâng cao
hiệu quả giáo dục về vấn đề an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho học sinh học sinh lớp 10 trường THPT Lam Kinh trong
hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Tôi chọn khối 10 là khối thực nghiệm, còn
khối 11 là khối đối chứng.
- Phương pháp tiến hành:
+ Khối thực nghiệm (Khối 11): Sử sụng giáo án ngoại khóa và các biện pháp
giáo dục về vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
+ Khối đối chứng (Khối 12): Không sử dụng giáo án sử sụng giáo án ngoại
khóa và các biện pháp giáo dục về vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
thông qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Kết quả cụ thể: Sau khi tiến hành giáo án sử sụng giáo án ngoại khóa và các
biện pháp giáo dục về vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua
hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Trường THPT Lam Kinh, tôi ra đề
kiểm tra nhanh trong vòng 45 phút, gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự
luận tại lớp thực nghiệm là khối 10 và khối đối chứng với khối 11. Kết quả cho
18


thấy dù hai khối có số lượng học sinh và sức học ngang nhau, nhưng kết quả đạt
được tại khác nhau:
Loại yếu
Loại giỏi
Loại khá

Loại TB
(từ 4 điểm trở
Sĩ số
(9-10 điểm)
(7-8 điểm)
(5-6 điểm)
xuống)
Khối học
sinh
%
SL
SL
%
SL
%
SL
%
12

357

35

9,8%

48

11

382


106

27,75
%

120

13,45
%
31,41
%

61,34
%
40,84
156
%
219

55
0

15,41%
0

Từ việc áp dụng các biện pháp giáo án sử sụng giáo án ngoại khóa và các
biện pháp giáo dục về vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hình
thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thấy kết quả có sự chênh lệch giữa hai khối
thực nghiệm và đối chứng về tỉ lệ khá, giỏi, trung bình, yếu kém. Điều đó cho

thấy học sinh khối thực nghiệm nắm bài tốt hơn và lĩnh hội kiến thức tốt hơn
lớp đối chứng
Hiệu quả sau bài kiểm tra cho thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục
về vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hình thức hoạt động
ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả cao. Học sinh tiếp thu vệ sinh an toàn thực
phẩm một cách sinh động, chân thực, dễ hiểu. Qua đó các em có hành động tốt
hơn để bảo về sức khỏe cho cá nhân, cộng động và xã hội.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề
cấp bách hiện nay trong xã hội. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm
tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập,
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.
Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác
bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục
như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm,
nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam
vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị
trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập
vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong
sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng
trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt
quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt
thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và
19


không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng

ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy
định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực
phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện
cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các
bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn
mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường
bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong
đó có bệnh tim mạch và ung thư.
3.2. Kiến nghị.
Trong tương lai sáng kiến kinh nghiệm này có thể được phát triển và ứng
dụng nhiều hơn nữa trong các trường THPT.
Tôi hi vọng Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá sẽ khuyến khích các giáo
viên dạy hoá học khác áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong các tiết học để
nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
Tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau :
- Nhà trường cũng như các đoàn thể trong trường như Đoàn trường, Công đoàn
cần quan tâm hơn tới hoạt động ngoài giờ lên lớp để hoạt động trở nên có ý
nghĩa hơn
- Cần được sắm một số trang thiết bị như loa đài, amli, mic... để hoạt động được
thuận lợi và thu hút được học sinh, từ đó học sinh phát huy tối đa năng khiếu của
bản thân
- Cần được đánh giá và khen thưởng kịp thời
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có thể còn nhiều thiếu sót mong nhận
được sự đóng góp của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 9 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết , không sao chép nội dung của
người khác
(ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Thủy

20


Tài liệu tham khảo
1.SGK lớp 10,11,12 chương trình cơ bản– NXBGD
2.Nguyễn Văn Hải – Khoa hoá học – ĐHSP Hà Nội – Tổng ôn lí thuyết THPT
Quốc gia 2015
3. 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG
Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn hoá học 11 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
– Nguyễn Xuân Trường, Lê Xuân Trọng
5.
6. TRANG WEB: dayhoahoc.com
7. />8. https://trungtamngiencuuthucpham/vn
9. />10.

21




×