Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải nhanh bài toán peptit protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.63 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
..…………………………….trang 2
1. Lý do chọn đề tài
………………………………….trang 2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
….……………………………….trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
………………………………….trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu
….……………………………….trang 2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
……………………………….trang 3
II.1. Cơ sở lý luận
..……………………………….trang 3
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ……………………….trang 3
II.3. Sáng kiến đã áp dụng để giải quyết vấn đề
……………………….trang 3
II.3.1. Cơ sở lý thuyết
...…………………….trang 4
II.3.2. Một số dạng bài tập
……………………….trang 5
1. Tính phân tử khối và xác định cấu trúc peptit dựa vào phân tử khối …..trang 5
2. Thủy phân hoàn toàn peptit
……………………….trang 7
3. Thủy phân không hoàn toàn peptit
……………………….trang 8
4. Đốt cháy peptit
……………………….trang 10
5. Thủy phân peptit trong môi trường axit (HCl)
..…………………….trang 12


6. Thủy phân peptit trong môi trường kiềm (KOH, NaOH) .….………….trang 13
II.3.3. Bài tập tự luyện
………………………trang 16
II.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giảng dạy, giáo dục của bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
………………………………. trang 20
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
.....……….……..………….trang 20
Tài liệu tham khảo
.…………………………….trang 22

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
- Hóa học hữu cơ là một nội dung chiếm giữ vị trí quan trọng trong chương
trình bộ môn Hóa học ở khối THPT. Thế nhưng đối với nhiều học sinh bước chân
vào thế giới của hóa học hữu cơ vẫn còn thấy nhiều sự khó khăn, nhiều con đường
mà các em bước đi vẫn đầy bỡ ngỡ và lúng túng. Do vậy những giải pháp cần thiết
để tháo gỡ khó khăn của học sinh, giúp các em chuyển từ sự bỡ ngỡ lúng túng sang
sự hiểu biết, đam mê bộ môn là một nhiệm vụ mà người thầy người cô cần tư duy
qua từng nội dung giảng dạy. Và “peptit – protein” – hóa học hữu cơ lớp 12 là một
trong những nội dung không dễ giải quyết thấu đáo nếu không có giải pháp tháo gỡ
khó khăn hợp lý, biến vấn đề phức tạp thành đơn giản trong nội dung giảng dạy.
- Thông qua các đề thi đại học, cao đẳng, đề thi THPTQG trong nhiều năm
trở lại đây, tôi nhận thấy trong đề thi luôn có ít nhất 1 đến 2 câu liên quan đến
peptit. Đây là dạng bài tập mà đối với số đông học sinh thậm chí là một bộ phận
nhỏ giáo viên vẫn còn thấy ngại, lúng túng khi xử lý.
- Trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh và quốc gia thông thường cũng rất hay

gặp bài tập về peptit ở mức độ không hề dễ xử lý và học sinh cũng gặp khá nhiều
khó khăn khi giải quyết vấn đề này.
Do vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn trao đổi về “Kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh giải nhanh bài tập peptit - protein ”mà tôi đã đúc kết
được qua qúa trình giảng dạy của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống rõ ràng, mạch lạc, logic kiến thức lý thuyết về peptit, phân dạng
bài tập và đưa ra phương pháp giải mỗi dạng bài tập một cách đơn giản dễ hiểu.
- Giúp GV giảng dạy nội dung bài tập peptit một cách đơn giản, khoa học,
hiệu quả, đồng thời qua đó phát huy được tính chủ động học tập và năng lực cá
nhân của mỗi học sinh.
- Giúp học sinh nắm vững vàng lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài
tập về peptit từ đơn giản đến phức tạp.Từ đó các em sẽ tự tin, chủ động, giải quyết
chính xác các bài tập có liên quan, đặc biệt có thể vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến
thức vào việc tư duy giải quyết những tình huống mới góp phần giữ lửa say mê với
môn học cũng như phát triển năng lực tư duy và tình yêu chân lý khoa học trong
mỗi học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các bài dạy về peptit- protein trong chương trình SGK THPT lớp 12.
- Các vấn đề lý thuyết và kỹ năng cần chú ý để áp dung giải quyết bài tập về peptit.
- Phân loại và phương pháp giải quyết các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao về
peptit.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy và học về nội dung liên quan ở trường
THPT nhiều năm gần đây.
2


- Phương pháp thu nhập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II.1. Cơ sở lý luận
Bài tập hóa học luôn là một mục tiêu mà tất cả những người học Hóa đều
khao khát muốn chinh phục nó. Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung
lại vừa là phương pháp dạy học hiệu quả; nó không chỉ giúp học sinh củng cố kiến
thức, cung cấp kiến thức, vẽ ra con đường giành lấy kiến thức mà còn mang lại
niềm vui của sự phát hiện, khám phá và tìm tòi – một trạng thái hưng phấn gây
hứng thú trong nhận thức.
Để chinh phục bài tập hóa học nói chung và bài tập peptit - protein nói riêng
thì học sinh cần nắm vững kiến thức lý thuyết và rèn luyện, phát triển kỹ năng qua
hệ thống bài tập cụ thể.
Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một
bài toán từ đơn giản đến phức tạp, kèm theo đó là thói quen phân tích đề bài và
định hướng được cách làm- đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một
bài toán hóa học. Do đó, để hình thành được kỹ năng giải nhanh bài tập peptit và
protein thì ngoài việc giúp học sinh nắm được bản chất lý thuyết của vấn đề liên
quan thì giáo viên phải hình thành cho học sinh hệ thống các phương pháp kỹ năng
một cách cơ bản, bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư duy định hướng và khả
năng phân tích đề bài.
Do vậy việc cung cấp cho học sinh các phương pháp giải nhanh bài tập peptit
và protein để giúp học sinh tự tin, chủ động, giải quyết chính xác các bài tập có
liên quan, đặc biệt có thể vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức vào việc tư duy
giải quyết những tình huống mới khi học tập hoá học nói riêng và các môn học
khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một nội dung mà giáo viên
cần tư duy để làm tốt nó.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
- Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông, tôi nhận thấy rất nhiều học
sinh khi làm bài tập về peptit thường hay lúng túng, không hiểu thấu đáo vấn đề.
Điều đó làm mất nhiều thời gian làm bài và đôi khi không chọn ra được một kết
quả đúng.

- Thực tế là học sinh hay ngại hoặc không giải quyết đúng bài tập peptit do
không hiểu hết, hiểu đúng về các vấn đề lý thuyết liên quan cũng như chưa được
rèn luyện kỹ năng giải bài tập và tiếp nhận phương pháp cách thức giải quyết các
dạng bài tập.
- Trong chương trình học phổ thông thì một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa
quan tâm đúng mức đến nội dung này, chỉ hướng dẫn học sinh học nội dung lý
thuyết mà không chú trọng bài tập nên số đông học sinh thường coi đây là vấn đề
phụ, không cần tập trung cho nó.
3


Vì vậy để nâng cao hiệu quả giải bài tập về peptit trong đề thi THPT GQ
cũng như trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh giải nhanh bài tập peptit - protein ” với mục đích làm cho học sinh
hiểu thấu đáo hơn, nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn và chủ động giải quyết vấn đề
nhanh hơn tốt hơn.
II.3. Sáng kiến đã áp dụng để giải quyết vấn đề
II.3.1. Cơ sở lý thuyết
II.3.1.1. Khái niệm, phân loại:
a. Khái niệm:
- Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi là
liên kết peptit.
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α - amino axit liên kết với nhau
bằng các liên kết peptit.
- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài
triệu.
b. Phân loại:
+Các peptit được chia làm 2 loại :
- Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - amino axit và được gọi tương
ứng là đipeptit, tripeptit,... đecapeptit.

- Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - amino axit. Popipeptit là cơ sở
tạo nên protein.
+ Có 2 loại protein:
- Protein đơn giản chỉ gồm các chuỗi polipeptit
- Protein phức tạp ngoài các chuỗi polipeptit còn có các thành phần phi protein
khác.
II.3.1.2. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp:
a. Cấu tạo:
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit
theo một trật tự nhất định : amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C
còn nhóm –COOH.
- Protein có cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit kết hợp với nhau hoặc với
các thành phần phi protein khác.
b. Đồng phân, danh pháp:
- Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc α - amino axit liên kết với nhau
theo một trật tự nghiêm ngặt. Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptit đồng
phân.
- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α - amino axit khác nhau thì số đồng phân loại
peptit sẽ là n!.
4


- Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ
nguyên).
II.3.1.3. Tính chất hóa học:
a. Phản ứng màu biure:
- Phản ứng với Cu(OH)2 : tạo phức màu tím.
- Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này. Vì vậy có thể phân
biệt giữa đipeptit với peptit có 2 liên kết peptit trở lên.
- Protein ngoài phản ứng màu biure còn có phản ứng màu với HNO 3 đặc tạo kết tủa

màu vàng.
b. Phản ứng thủy phân:
- Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được dung dịch không
còn phản ứng màu biure là do peptit đã bị thủy phân thành hỗn hợp các α- amino
axit .
- Khi đun nóng protein với dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm hay nhờ xúc tác
của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần tạo thành các
chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α- amino axit .
II.3.2. Một số dạng bài tập
Giải pháp để giúp học sinh nắm chắc vấn đề và giải quyết tốt các dạng bài tập:
+ Yêu cầu học sinh nắm chắc toàn bộ nội dung lý thuyết.
+ GV nên chia bài tập thành các dạng cụ thể, và bắt đầu từ những dạng bài đơn
giản nhất rồi mới tăng dần mức độ lên.
+ Với mỗi dạng bài tập GV cho học sinh phân tích đề, gợi ý trên nền móng lý
thuyết và kỹ năng đã có để học sinh tìm ra cách thức giải quyết vấn đề đơn giản và
nhanh nhất. Từ đó GV giúp học sinh khái quát phương pháp giải cho mỗi dạng bài.
+ Sau khi nắm được phương pháp kỹ năng cho các dạng bài tập cơ bản thì GV có
thể hướng dẫn học sinh xử lý tình huống đối với các bài tập về nội dung này ở mức
độ vận dụng cao trong đề thi THPTQG và hơn nữa.
Quan điểm của cá nhân tôi trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy nội
dung về bài tập “peptit-protein” nói riêng là GV phải là người biết “biến cái phức
tạp thành cái đơn giản” thì chắc chắn mọi vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo
nhanh gọn và giữ được ngọn lửa đam mê trong học trò.
Sau đây tôi xin đưa ra sự phân loại một số dạng bài tập định lượng cơ bản, nền
móng trong phần bài tập về peptit và phương pháp giải nhanh cho mỗi dạng theo
quan điểm cá nhân.
1. Tính phân tử khối và xác định cấu trúc peptit dựa vào phân tử khối
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:
5



- Khi hình thành một liên kết peptit giữa 2 phân tử α-amino axit thì sẽ có 1 phân tử
nước bị tách ra. Giả sử peptit X n mạch hở được tạo thành từ n gốc α-amino axit, ta
có sơ đồ tổng quát sau:



n α-aminoaxit
Xn + (n – 1)H2O
Ví dụ: phản ứng tạo đipeptit có chứa 2 gốc α-amino axit:



2α-aminoaxit
X2 + 1H2O
- Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
n.M a.a = M X n + (n –1).18

- Yêu cầu học sinh ghi nhớ tên gọi, công thức và phân tử khối của các α-amino axit
cơ bản mà sách giáo khoa đã đưa ra.
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Tính phân tử khối của các peptit mạch hở sau:
a. Gly-Ala
b. Ala-Ala- Ala-Ala
c. Ala-Glu-Gly-Gly.
Hướng dẫn giải:
M X = n.M a.a − (n –1).18

- Áp dụng công thức:
ta có:

a. Đipeptit được tạo từ 1 gốc Gly và 1 gốc Ala có:
M= 1.75 + 1.89 – (2-1).18 = 146
b.Tetrapeptit được tạo từ 4 gốc Ala có:
M= 4.89 – (4-1).18 = 302
c. Tetrapeptit được tạo từ 1 gốc Ala, 1 gốc Glu và 2 gốc Gly có:
M = 1.89 + 1.147 + 2.75 – (4-1).18 = 332
Ví dụ 2: Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là
189 đvC. Peptit X thuộc loại
A. đipeptit.
B. tripeptit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
Hướng dẫn giải:



- Sơ đồ:
nGly
X + (n – 1)H2O
- Ta có: 189 = 75n – (n-1).18 ⇒ n=3. Vậy X thuộc loại tripeptit, tức B đúng.
Ví dụ 3: Cho peptit A được tạo nên bởi x gốc alanin và y gốc glyxin có khối lượng
phân tử là 345 đvC. Peptit A thuộc loại
A. pentapepit.
B. đipeptit.
C. tetrapeptit.
D. tripetit.
Hướng dẫn giải:
6






- Sơ đồ:
xGly + yAla
A + (x + y – 1)H2O
- Ta có: 75x + 89y = 345 + (x+y-1).18 ⇒ 57x + 71y = 327 với x, y nguyên dương.
Biện luận cặp giá trị của x và y:
x
1
2
3
4
y
3,8
3
2,2
1,4
Vậy chỉ có 1 trường hợp thỏa mãn là x = 2; y = 3 với (x + y) = 5 ⇒ A đúng.
2. Thủy phân hoàn toàn peptit
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:
- Phương trình:

Xn + (n – 1)H2O




n α-aminoaxit


n a.a
n
=
→ (n − 1).n a.a = n.n H 2O
n H 2O n − 1

- Từ phương trình trên ta có:

m peptit + m H 2O = m a.a

- Áp dụng bảo toàn khối lượng:
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là
A. tripeptit.
B. pentapeptit.
C. tetrapeptit.
D. đipeptit.
Hướng dẫn giải:
n Ala =

- Ta có:

66, 75
= 0, 75 mol
89

.

- Phương trình thủy phân: Xn + (n – 1)H2O

-Bảo toàn khối lượng:




nAla

m peptit + m H 2O = m a.a → 55,95 + m H 2O = 66, 75 → n H 2O = 0,6 mol

(n − 1).n Ala = n.n H 2O → (n − 1).0, 75 = 0,6.n → n = 5


. ⇒ B đúng.
Ví dụ 2: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin
và 56,25 gam glyxin. X là :
A. tripeptit.
B. tetrapeptit.
C. pentapeptit.
D. đipeptit.
Hướng dẫn giải:
n Gly =

- Tính số mol:

56, 25
= 0, 75 mol
75

n Ala =




22, 25
= 0, 25 mol
89

7


m
→ m H 2O = 13,5 gam → n H 2O = 0, 75 mol
{ X + m H 2O = m
{Ala + m
{Gly
65

22,25

56,25

-Bảo toàn khối lượng:

- Phương trình thủy phân: X + (n + m – 1)H2O
0,75

∑ (n Ala + n Gly ) =
n H 2O





nAla + mGly
0,25 0,75

(mol)

n+m
→n+m=4
n + m −1

- Ta có:
. ⇒ B đúng.
Ví dụ 3: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc αamino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử
khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là :
A. 147.
B. 75.
C. 117.
D. 103.
Hướng dẫn giải:
- MY = 89 ⇒ Y là Alanin với

n Y = 2 mol

.

m
{ X + m H 2O = m
{Y + m
{ Z → m H 2O = 90 gam → n H 2O = 5 mol


- Bảo toàn khối lượng:
- Sơ đồ phản ứng :

500

178

412

X + (n + m – 1)H2O
5

→ (n + m − 1).n Y = n.n H 2O → n + m − 1 = 2,5n

Mặt khác X là oligopeptit nên:




nY + mZ
2

mol

(1) .

m + n ≤ 10 → m + n − 1 ≤ 9

(2)


2,5n ≤ 9 → n ≤ 3, 6

- Thay (1) vào (2) ta có:
. Suy ra nghiệm hợp lý là n = 2, m = 4
⇒ nZ= 4 mol ⇒ MZ = 103 ⇒ D đúng.
Ví dụ 4: Hỗn hợp M gồm 2 peptit X và Y đều cấu tạo từ 2 loại amino axit có tổng
số liên kết peptit trong phân tử X và Y là 5 và có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 . Thủy
phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của
m là
A. 115,28.
B. 104,28 .
C. 109,5
D. 110,28.
3. Thủy phân không hoàn toàn peptit
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:
- Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thì thu được hỗn hợp các peptit có mạch
ngắn hơn và các α-amino axit.
Ví dụ: (1) Gly-Gly-Gly + H2O




Gly + Gly-Gly
8





(2) Ala-Val-Ala-Val + H2O

Ala-Val-Ala + Val-Ala-Val + Ala-Val +
Val-Ala + Ala + Val
- Phương pháp giải: bảo toàn các gốc α-amino axit.
Ví dụ: Áp dụng cho ví dụ trên:
3n (Gly)3 = 2n (Gly) 2 + n Gly

Với (1) bảo toàn gốc Gly có:
Với (2) bảo toàn gốc Ala và Val có:

BT: Ala
 
→ 2n (Ala) 2 (Val)2 = 2n (Ala)2 Val + n (Val) 2 Ala + n AlaVal + n ValAla + n Ala
 BT: Val
→ 2n (Ala) 2 (Val)2 = n (Ala) 2 Val + 2n (Val) 2 Ala + n AlaVal + n ValAla + n Val
 

m peptit + m H 2O =

- Bảo toàn khối lượng:
mhỗn hợp sản phẩm
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala
(mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam
Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
Giải:
- Tính số mol: nAla = 28,48/89 = 0,32 mol; n Ala-Ala = 32/160 = 0,2 mol;

nAla-Ala-Ala = 27,72/231 = 0,12 mol
- Gọi số mol Ala-Ala-Ala-Ala là a (mol). Trước phản ứng: ngốc (Ala) = 4.a
Sau phản ứng: ngốc (Ala) = 1. nAla + 2. n Ala-Ala + 3. nAla-Ala-Ala
- Bảo toàn gốc Ala có: 4a = 1. 0,32 + 2. 0,2 + 3. 0,12 → a = 0,27 mol
Vậy m = (89.4 – 3.18). 0,27 = 81,54 gam. Chọn đáp án C.
Chú ý: Với bài toán loại này có thể cho giá trị m sau đó yêu cầu tìm khối lượng sản
phẩm.
Ví dụ 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị
của m là
A. 66,24.
B. 59,04.
C. 66,06.
D. 66,44.
Ví dụ 3: Thủy phân một tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly;
7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam
hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m
A. 29,925.
B. 38,675.
C. 34,375.
D. 29,006.
Hướng dẫn giải:
- Tính số mol: nAla-Gly = 14,6/146 = 0,1 mol; n Gly-Ala = 7,3/146 = 0,05 mol;
9


nGly-Ala-Val = 6,125/245 = 0,025 mol ; nGly = 1,875/75 = 0,025 mol ;
nVal=8,775/117=0,075 mol.
- Từ các sản phẩm thủy phân ⇒ Tetrapeptit X là Ala-Gly-Ala-Val
- Sơ đồ phản ứng thủy phân:

+ H 2O

A
G2− A
−V+
{− G + G
{− A + G
1 −44
4 −43V → A
14−2A 43
0,1 mol

X

- Bảo toàn gốc Gly:
- Bảo toàn gốc Val:
- Bảo toàn gốc Ala:

0,05 mol

0,025 mol

G
{

0,025 mol

+

V

{

0,075 mol

6 44m7gam
4 48
+A

V
+
A
{
{
x mol

y mol

n X = n A−G + n G − A + n G − A − V + n G = 0, 2 mol
n X = n G − A − V + n V + x → x = 0,1 mol
2n X = n A −G + n G −A + n G −A −V + x + y → y = 0,125 mol

m = m Ala −Val + m Ala = 0,1.188 + 0,125.89 = 29,925 gam

Vậy
Ví dụ 4: Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở
(amino axit chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2). Phần trăm khối lượng nitơ
trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ
số mol 1:1) thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m
là :
A. 4,1945 gam.

B. 12,58 gam.
C. 8,389 gam.
D. 25,167 gam.
Hướng dẫn giải
%N =

14
= 18, 667% → M X = 75
MX

- Ta có:
⇒ X là Glyxin : H2NCH2COOH.
- Cấu tạo của tripeptit M là Gly-Gly-Gly và tetrapeptit Q là Gly-Gly-Gly-Gly.
- Tính số mol sản phẩm: nM= 0,945/189= 0,005 mol; nđipeptit= 4,62/132 = 0,035 mol;
nX = 3,75/75 = 0,05 mol.
- Gọi số mol nM = nQ = a mol. Ta có sơ đồ phản ứng thủy phân:
M : (Gly) 3 : a mol

+H O

2

→ (Gly) 3 + (Gly) 2 + Gly
{
123
123
Q : (Gly) 4 : a mol

0,005 mol


0,035 mol

0,05 mol

3n M + 4n Q = 3n (Gly)3 + 2n (Gly) 2 + n Gly → a =
1 4 2 43 1 4 4 4 4 2 4 4 4 43
7a

0,135

0,135
mol
7

- Bảo toàn gốc Gly ta có :
Vậy m = mM + mQ = (189 + 246).0,135/7= 8,389 gam.
4. Đốt cháy peptit
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:
10


- Sơ đồ phản ứng cháy: Peptit + O2 → CO2 + H2O + N2.
- Chú ý cách xây dựng công thức chung của peptit trong những trường hợp cụ thể
để sử dụng viết phương trình đốt cháy nếu cần:
Ví dụ: Công thức của aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH 2:
CnH2n+1O2N (n > 1). Từ đó suy ra công thức chung của đipeptit và tripeptit như sau:
Phản ứng tạo đipeptit chứa 2 gốc α-amino axit:




2CnH2n+1O2N
C2nH4nO3N2 + H2O
Phản ứng tạo tripeptit chứa 3 gốc α-amino axit:



3CnH2n+1O2N
C3nH6n –1O4N3 + 2H2O
- Áp dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán đốt cháy:
+ Định luật bảo toàn cho các nguyên tố C, H, O, N và định luật bảo toàn khối
lượng:
m peptit + m O 2 = m CO 2 + m H 2O + m N 2

m peptit = m C + m H + m O + m N

- Dựa theo quan hệ số mol các chất trong phương trình.
- Nếu dẫn sản phẩm cháy qua H2SO4 đặc, CaCl2 khan, CuSO4 khan, P2O5 thấy khối
lượng bình tăng m1 (g), khí thoát ra khỏi bình dẫn tiếp vào dung dịch kiềm dư thấy
 mH 2O = m1

 mCO2 = m2

khối lượng bình tăng m2 (g) thì
và khí thoát ra khỏi bình là khí N2.
- Nếu cho sản phẩm cháy qua dung dịch kiềm thì :
+ Khối lượng bình tăng: mbình tăng =
+ Khối lượng dung dịch thay đổi:
(m CO 2 + m H 2O )

(m CO 2 + m H 2O )

hấp thụ

(m CO 2 + m H 2O )

mdd tăng =
– mkết tủa và mdd giảm = mkết tủa –
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: (Đề thi tuyển sinh đại học Khối B- 2010): Đipeptit mạch hở X và tripeptit
mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH 2
và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO 2,
H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy
hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư
thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
11


A. 45.
B. 120.
C. 30.
D. 60
.
Hướng dẫn giải:
- Công thức của X: C2nH4nO3N2 và Y: C3nH6n –1O4N3
- Phản ứng cháy Y: C3nH6n –1O4N3 + O2→ 3nCO 2 + (6n-1)/2 H2O + 3/2 N2
0,1
0,3n
0,05(6n-1)
Ta có: 0,3n.44 + 0,05(6n-1).18 = 54,9→ n= 3
- Sơ đồ phản ứng cháy X: C6H12O3N2 + O2 → 6CO2
→ nCO2 = 6.0,2 = 1,2 mol → n CaCO3 = 1,2 mol → m=1,2 .100 = 120 gam.

Ví dụ 2: (Đề thi thử ĐH - Trường THPT Chuyên-ĐH Vinh, năm học 2013-2014)
Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai
α-amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH 2 và một nhóm
COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ
thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 2,295.
B. 1,935.
C. 2,806.
D. 1,806.
Hướng dẫn giải:
- nO2 = 0,10125 mol và nCO2 = 0,08 mol
- Gọi công thức chung của X1 và X2 là CnH2n+1O2N : x mol



- Sơ đồ phản ứng cháy: CnH2n+1O2N
nCO 2 + (2n+1)/2 H2O + 1/2 N2
- Bảo toàn nguyên tố Oxi có 2x + 2.0,10125= 2nx + (2n+1).x/2
Mà 2nx = 0,08 → x= 0,025 → n = 3,2
→ mX = 0,025.(12.3,2+2.3,2+1+32+14)=2,295 gam.
- Bảo toàn khối lượng có: 5X → M + 4H2O
→mX = mM + mH2O → mM = mX - mH2O = 2,295 – 4.18.0,025/5 = 1,935 gam.
Ví dụ 3: Một α-aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2. Khi đốt cháy 0,1
mol oligopeptit X tạo nên từ α-aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước. Vậy X là
A. đipeptit.
B. tetrapeptit.
C. tripeptit.
D. pentapeptit.
Hướng dẫn giải
- Giả sử X tạo ra từ k gốc α-amino axit:

kC2H5O2N
- Phương trình đốt cháy:
C 2k H 3k + 2O k +1N k +




C2kH4k +2–kOk+1Nk + (k–1)H2O

9k
k
 3k 
O 2 
→ 2kCO 2 +  + 1 ÷H 2O + N 2
2
2
 2


0,1
→ 0,1.(1,5 k + 1) = 0, 7 → k = 4

0,7
. Vậy B đúng.
12


5. Thủy phân peptit trong môi trường axit (HCl)
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:
- Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit phân tử chưá 1

nhóm COOH và 1 nhóm NH2 với dung dịch HCl (đun nóng).
Xn + nHCl + (n – 1)H2O




nClH3N-R-COOH

 n HCl = n.n peptit

 n H 2O = (n − 1).n peptit

Quan hệ số mol giữa các chất:
Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm NH 2 (Lys), còn lại là các amino
axit có 1 nhóm –NH2 thì
Xn + (n+x)HCl + (n -1)H2O → n muối
m H 2O

- Áp dụng bảo toàn khối lượng: mpeptit + mHCl phản ứng +
= mmuối
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung
dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m

A. 37,50 gam
B. 41,82 gam
C. 38,45 gam
D. 40,42 gam
Hướng dẫn giải
Cách 1: Tính theo khối lượng các muối

- Phương trình:



(Gly)2Ala + 3HCl + 2H2O
2ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-CH(CH3)-COOH
0,12
0,24
0,12
(mol)
⇒ mmuối = 0,24.111,5 + 0,12.125,5= 41,82 gam. Chọn đáp án B.
Cách 2: Bảo toàn khối lượng
- Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
0,12 mol
0,36 mol 0,24 mol
mmuối = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,24 = 41,82 gam. Chọn đáp án B.
Ví dụ 2: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các αamino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn
khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 14.
B. 13.
C. 11.
D. 9.
Hướng dẫn giải:
13


- Giả sử peptit X có n gốc α-amino axit
- Có : nHCl = n.npeptit = 0,1n và nH2O = (n-1). npeptit = 0,1(n-1)

- Bảo toàn khối lượng ta có :mX + mHCl + mH2O = mmuối
⇒ mmuối – mX = mHCl + mH2O ⇒ 52,7= 0,1n.36,5 + 0,1(n-1).18 ⇒ n=10.
⇒ X có chứa 9 liên kết peptit. ⇒ D đúng.
Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn
hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư),
cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam.
B. 16,30 gam.
C. 8,15 gam
D.7,82 gam
Hướng dẫn giải
- Phương trình thủy phân đipeptit: X2 + (n – 1)H2O
BTKL

→ m H 2O = m X − m X 2 = 3, 6 → n H 2O = 0, 2 mol






2X

n X = 2n H 2O = 0, 4 mol

- Khi cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với HCl dư:
H2N-R-COOH + HCl
BTKL


→

1
m X + m HCl = 7,82 gam
10

n HCl =




ClH3N-R-COOH

1
n X = 0, 04 mol
10

mmuối =
(với
)
6. Thủy phân peptit trong môi trường kiềm (KOH, NaOH)
** Lưu ý về kiến thức và kỹ năng:(đây là dạng bài tập khá phổ biến)
- Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit (n-peptit) với
dung dịch NaOH (đun nóng). Phương trình tổng quát như sau:
- Nếu X chỉ tạo thành từ các α-amino axit có 1 nhóm -COOH
Xn + nNaOH





nH2N-R-COONa + H2O

n NaOH = n.n peptit

n H 2O = n peptit

Quan hệ số mol giữa các chất:
- Nếu trong phân tử X chứa x gốc α-amino axit có hai nhóm –COOH (chỉ xét axit
Glutamic), còn lại là các α-amino axit có 1 nhóm COOH thì
X + (n + x)NaOH




hỗn hợp muối + (1 + x)H2O

14


Quan hệ số mol giữa các chất:

 n NaOH = (n + x).n peptit

 n H 2O = (1 + x).n peptit

m H 2O

- Bảo toàn khối lượng: mpeptit + mNaOH phản ứng = m hỗn hợp muối +
- Nếu dùng một lượng dư dung dịch NaOH thì chất rắn sau phản ứng gồm có muối
natri của α-amoni axit và NaOH dư. Khi đó: m rắn = mhỗn hợp muối + mNaOH dư

- Khi đốt cháy muối natri của α-amoni axit no mạch hở phân tử có 1 nhóm NH 2 và
1 nhóm COOH thì:
+ NaOH

C n H 2n +1O 2 N 
→ C n H 2n O 2 NNa

.

Nên sơ đồ phản ứng cháy là:
1
2C n H 2n O 2 NNa + O 2 
→ nNa 2CO 3 + nCO 2 + 2nH 2O + N 2
2

Với trường hợp này nên chú ý sử dụng các phương pháp bảo toàn nguyên tố và
bảo toàn khối lượng để giải. Ngoài ra, cần lưu ý khi đốt cháy muối natri của αamoni axit cũng như khi đốt cháy peptit ban đầu thì lượng O2 không thay đổi.
**Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong dung dịch
NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 30,2.
B. 24,0.
C. 28,0.
D. 26,2.
Hướng dẫn giải
- Có nGlu-Ala = 21,8/218 = 0,1 mol




- Sơ đồ phản ứng: Glu-Ala + 3NaOH
Glu(Na2) + AlaNa + 2H2O
- Có: nNaOH = 3npeptit = 3.0,1= 0,3 mol và nH2O = 2 npeptit = 2.0,1 = 0,2 mol
- Bảo toàn khối lượng được:
m muối = mpeptit + mNaOH – mH2O = 21,8 + 0,3.40 – 0,2.18 = 30,2 gam.
Vậy A đúng.
Ví dụ 2: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch
KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 1,64.
B. 1,36.
C. 1,46.
D. 1,22.
Hướng dẫn giải
Cách 1: Tính dựa theo khối lượng mỗi muối
- Phương trình:
15





Gly-Ala + 2KOH
H2N-CH2-COOK + H2N-CH(CH3)-COOK + H2O
x
x
x
mol
⇒ 2,4 = 113x + 127x ⇒ x = 0,01 mol
- Vậy m = 0,01 . 146 = 1,46 gam ⇒ C đúng.

Cách 2: Bảo toàn khối lượng
- Từ phương trình có: nKOH = 2nGly-Ala = 2.0,1= 0,2 mol và nH2O = npeptit = 0,1 mol
- Bảo toàn khối lượng:
mpeptit = m muối + mH2O - mKOH = 2,4 + 0,01.18 – 0,02.56 = 1,46 gam.
Vậy C đúng.
Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α
– amino axit có cùng công thức dạng (H 2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư,
thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung
dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,53.
B. 7,25
C. 5,06
D. 8,25.
Hướng dẫn giải:
- Thủy phân trong NaOH, ta có:
nNaOH = 3npeptit = 3x mol và nH2O = npeptit = x mol
Bảo toàn khối lượng được: m muối + mH2O = mpeptit + mNaOH
⇒ 6,38 + 18x = 4,34 + 3x.40 ⇒ x= 0,02 mol
- Thủy phân trong HCl, ta có:
nHCl = 3npeptit = 3.0,02 = 0,06 mol và nH2O = 2npeptit = 2.0,02 = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng được:
mmuối = mpeptit + mHCl + mH2O = 4,34 + 0,06.36,5 + 0,04.18 = 7,25 gam ⇒ B đúng
Ví dụ 4: (ĐH 2012-Khối B) Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch
hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau
khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các
amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2 trong phân tử. Giá trị của
m là
A. 54,30.
B. 66,00.
C. 44,48.

D. 51,72.
Hướng dẫn giải:
- Ta có:
X + 4NaOH → muối + H2O
a mol
4a mol
a mol
Y + 3NaOH → muối + H2O
2a mol
6a mol
2a mol
⇒ nNaOH =4a + 6a = 0,6 .1 ⇒ a = 0,06 mol
16


- Bảo toàn khối lượng được: m + 0,6.40 = 72,48 + 18.3.0,06 → m = 51,72 gam.
⇒D đúng.
Ví dụ 5: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y
(CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a
mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E
trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của
CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.
B. 0,810.
C. 0,756.
D. 0,962.
Hướng dẫn giải
- Từ công thức tổng quát của peptit: CaH2a+2–kOk+1Nk ta suy ra X là hexapeptit và Y
là pentapeptit


- Khi đó:

n E = n X + n Y = 0,16
n X = 0,1 mol
n
5
→
→ X =

nY 3
n NaOH = 6n X + 5n Y = 0,9 n Y = 0, 06 mol
5x mol 3x mol

}
}
X , Y + O 2 
→ CO
1 42 2+ H
4 23O + N 2
1 42 43

- Đốt cháy :
BT: N

69,31 gam

30,73 gam E

→ n N 2 =


. Áp dụng:

6n X + 5n Y
= 22,5x mol
2

- Ta có:
44n CO 2 + 18n H 2O = 69,31
44n CO 2 + 18n H 2O = 69,31
n CO 2 = 1,16 mol



→ n CO 2 − n H 2O = 14,5x
→ n H 2O = 1, 015 mol
n CO2 + n E = n H 2O + n N 2
m = m + m + m + m = 30, 73 12n
 x = 0, 01 mol
C
H
O
N
CO 2 + 2n H 2O + 1478x = 30, 73
 E



n E(1) = 2 n E(2) ⇒ m E(1) = 2m E(2) = 61, 46 gam
{
{

0,16

- Nhận thấy:
- Xét hỗn hợp muối:

0,08

.

BT: Na
→ a + b = 0,9
GlyNa : a mol  
a = 0,38 mol
a
→
→
⇒ = 0, 73

BTKL
b
 AlaNa : b mol  → 97a + 111b = 94,58 b = 0,52 mol

II.3.3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
● Mức độ vận dụng thấp

17


Câu 1. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m


A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
(ĐH 2011-Khối A)
Câu 2. Tripeptit X có công thức sau: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–
CH(CH3)–COOH . Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH
1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
A. 28,6 gam.
B. 22,2 gam.
C. 35,9 gam.
D. 31,9 gam.
Câu 3. Từ Glyxin và Alanin tạo ra 2 đipeptit X và Y chứa đồng thời 2 aminoaxit.
Lấy 14,892 gam hỗn hợp X, Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M, đun
nóng. Tính V.
A. 0,102.
B. 0,25.
C. 0,122.
D. 0,204.
Câu 4. Cho biết X là tetrapeptit (mạch hở) tạo thành từ 1 amino axit (A) no, mạch
hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng trong phân tử A
chứa 15,73%N theo khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu
được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị m là:
A. 149.
B. 161.
C. 143,45 .
D. 159,25.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được
159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ chứa 1nhóm –

COOH và 1 nhóm –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô
cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Khối lượng nước phản ứng và giá trị
của m lần lượt là :
A. 8,145 gam và 203,78 gam.
B. 32,58 gam và 10,15 gam.
C. 16,2 gam và 203,78 gam
D. 16,29 gam và 203,78 gam.
Câu 6. Cho 14,6 gam hợp chất X có công thức phân tử là C5H10N2O3, mạch hở tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cô
cạn dung dịch Y thu được 20,8 gam chất rắn. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. X là một tetrapeptit cấu tạo từ aminoaxit A no, mạch hở, có một nhóm –NH2
và một nhóm –COOH. Trong A, oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân hết m
gam X thì thu được 28,35 gam tripeptit, 79,2 gam đipeptit và 101,25 gam A. Giá trị
của m là
A. 184,5.
B. 258,3.
C. 405,9.
D. 202,95.
Câu 8. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m
là :
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.
18



Câu 9. X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một
amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO 2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng
của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol
O2
A. 2,8.
B. 2,025.
C. 3,375 .
D.1,875.
Câu 10. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m
gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu
được 94,98 gam muối. m có giá trị là :
A. 68,1 gam.
B. 64,86 gam.
C. 77,04 gam.
D. 65,13 gam.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin
(Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy
phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng
không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X
A. Trong X có 5 nhóm CH3.
B. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam
muối.
C. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
D. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, theo tỉ lệ mol tương ứng
1 : 5.
Câu 12. X là 1 pentapeptit mạch hở . Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được 1

aminoaxit no Y, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl (tổng % khối
lượng của O và N trong Y là 51,685%). Khi thủy phân hết m gam X trong môi
trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và
88,11 gam Y. Giá trị của m là
A. 167,85.
B. 156,66.
C. 141,74.
D. 186,90.
Câu 13. Tripeptit X và pentapeptit Y đều được tạo ra từ aminoaxit X no, mạch hở,
có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X rồi cho sản
phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 6 gam kết
tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol Y thì thu được N2 và m gam hỗn hợp CO2 và
H2O. Giá trị của m là
A. 11,86.
B. 13,3.
C. 5,93.
D. 6,65.
Câu 14. X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một
amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2. Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng
khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư
20%), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
19


A. 9,99.

B. 87,3.

C. 94,5 .


D.107,1.

Câu 15. Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α-amino axit đều có công
thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875
mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn
toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung
dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số
liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 51,95.
B. 9 và 33,75.
C. 10 và 33,75.
D. 10 và 27,75.
(Đề thi thử THPTQG lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
● Mức độ vận dụng cao
Câu 16. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit
Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m
+ 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra
bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K 2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn
hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là
A. 55,24%.
B. 54,54%.
C. 45,98%.
D. 64,59%.
(Đề thi thử THPT QG lần 4 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 17. X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X
và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH 3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ
31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu
được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm
37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhấtlà

A. 27%.
B. 36%.
C.16%.
D. 18%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên Biên Hòa – Hà Nam, năm 2017)
Câu 18. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở A, B, C (mỗi peptit được cấu tạo từ một
loại α-aminoaxit, tổng số nhóm -CONH- trong 3 phân tử A, B, C là 9) với tỉ lệ số
mol nA : nB : nC = 2 : 1 : 3. Biết số liên kết peptit trong mỗi phân tử A,B,C đều lớn
hơn 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X thu được 33,75 gam glyxin, 106,8 gam
alanin và 263,25 gam valin. Giá trị của m là
A. 394,8.
B. 384,9.
C. 348,9.
D. 349,8.
(Đề thi thử THPT QG lần 4 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2017)
Câu 19. Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B
có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol
NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của
glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X
bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N 2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị
a : b gần nhất với
20


A. 0,50.
B. 0,76.
C. 1,30.
D. 2,60.
(Đề thi thử THPT QG lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 20. Đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (C xHyOzN6) và Y

(CnHmO6Nt) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa
a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 60,90 gam E
trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO 2
và H2O là 136,14 gam. Giá trị a : b là
A. 0,750.
B. 0,625.
C. 0,775.
D. 0,875.
II.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giảng dạy, giáo dục của bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được thử nghiệm áp dụng trong quá trình
bản thân giảng dạy từ năm học 2014-2015 và đã đạt được chất lượng rất khả quan
cả trong thi học sinh giỏi cũng như thi đại học.
Kết quả áp dụng đối với lớp 5 năm trở lại đây:
- Thi học sinh giỏi tỉnh: 2 nhì, 8 ba, 4 khuyến khích.
- Thi đại học và thi THPT QG đạt kết quả khả quan hơn rất nhiều so với
những năm học trước.
Hiện tại chúng tôi vừa đưa vào áp dụng đối với các lớp 12A, 12E, và 12G
là lớp làm đối chứng (năm học 2019- 2020 ) ở trường THPT Nga Sơn, chúng tôi
nhận thấy được kết quả như sau:
12A
%Số học sinh giải tốt bài về peptit 89%
% Số học sinh không giải tốt
11%

12E
82%
18%

12G

15%
85%

Từ bảng phân tích đó ta thấy rằng nếu học sinh nắm được phương pháp giải
cho từng dạng bài tập về peptit thì các em sẽ phát hiện xử lý được vấn đề nhanh
hơn, chính xác hơn, linh hoạt chủ động hơn và hầu hết là giải quyết tốt bài tập về
nội dung này trong đề thi THPTQG hằng năm. Đặc biệt nhiều học sinh còn có thể
phân tích tổng hợp áp dụng để giải quyết nhanh, thấu đáo một tình huống mới khó
hơn trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
III. Kết luận và kiến nghị
Trong các năm giảng dạy và ôn luyện thi THPTQG với việc thực hiện các
giải pháp và đi theo quy trình giới thiệu phương pháp giải cho từng dạng bắt đầu từ
những vấn đề cơ bản nhất rồi mới tăng dần mức độ, tôi thấy khả năng giải bài tập
peptit của học sinh tăng lên rất nhiều; các em tự tin chủ động hơn, giải quyết nhanh
và chính xác bài tập; không còn sự lúng túng bị động và ngại khi gặp dạng bài tập
này. Đặc biệt các em khá hứng thú trong việc phân tích đề, đề xuất cách giải quyết
và thao tác để tìm ra đáp số.
21


Tổ Hóa học – trường THPT Nga Sơn chúng tôi xem đây là một tài liệu nền
móng bổ ích để phát triển tiếp cho những nội dung khó hơn về peptit khi ôn thi
THPTQG và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp.
Mặc dù tôi cũng đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các bạn đồng nghiệp
để đề tài được hoàn thiện hơn và phát triển tiếp trở thành một tài liệu thật sự hữu
ích đối với giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập!
Xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Trần Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ tập 1,2 – Trần Quốc Sơn – Nhà xuất bản
Sư phạm 2007.
2. Đề thi đại học, cao đẳng và đề thi THPTQG các năm (từ 2007 đến 2019)
3. Đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm (2005 đến 2019).
4. Hóa học hữu cơ –Hoàng Trọng Yêm -Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Hà Nội năm 2002.
5. Sách giáo khoa hóa học 12-nâng cao- Nhà xuất bản giáo dục 2012.
6. Tạp chí hóa học và ứng dụng các năm gần đây.
--------------------------------------22


23



×