Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh lớp 8,9 bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.17 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................3
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................4
2.2.1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............4
2.2.2 Đội ngũ giáo viên..........................................................................................4
2.2.3. Học sinh.......................................................................................................5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................6
2.3.1. Nhận thức chung về việc tóm tắt một văn bản tự sự..................................6
2.3.2. Những giải pháp cụ thể để tóm tắt một văn bản tự sự................................6
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục.........................................12
2.5. Thực nghiệm một số bài tập thực hành tóm tắt văn bản tự sự của học sinh.
.............................................................................................................................15
3. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ........................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. Kiến nghị......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Văn học có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
và trong quá trình phát triển tư duy của con người. Là một môn khoa học thuộc
lĩnh vực xã hội không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, nuôi dưỡng
những tư tưởng tình cảm của con người – biết yêu thương con người hơn, biết


hướng tới những tư tưởng cao đẹp như: lòng nhân ái , vị tha, tôn trọng lẽ phải, sự
công bằng, lòng yêu nước và đặc biệt là biết phê phán, căm ghét những cái xấu,
cái ác. Văn học làm nảy sinh trong con người khát vọng hướng tới cái Chân –
Thiện –Mĩ.
Mặt khác, Ngữ văn cũng là môn học thuộc nhóm công cụ có tác động tích
cực đến các môn học khác và ngược lại học tốt các môn học khác chính là góp
phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng
dạy – học bộ môn Ngữ văn, coi đó là mục tiêu cơ bản, là mối quan tâm lớn lao
nhất đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Chính tầm quan trọng và ý nghĩa lớn
lao ấy mà môn Ngữ văn ở các bậc học nói chung và ở bâc THCS nói riêng chiếm
một dung lượng không nhỏ với ba phân môn Văn bản – Tiếng việt - Tập làm
văn. Đặc biệt phần Văn bản chiếm một khối lượng kiến thức lớn và có vị trí quan
trọng trong chương trình, bởi qua mỗi văn bản học sinh sẽ trực tiếp cảm nhận
được những giá trị của tác phẩm văn học ấy.
Để làm được điều đó thì mỗi người giáo viên phải nghiên cứu, tính toán,
nghiền ngẫm một cách công phu qua từng công đoạn để tổ chức học sinh, khơi
dậy niềm say mê trí tuệ, tâm hồn, dẫn dắt tư duy học sinh…Giúp các em chủ
động trực tiếp đối diện với tác phẩm, tiếp xúc với tác giả qua tác phẩm, thưởng
thức và khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Đó là một quá trình
hoạt động hết sức quan trọng, phức tạp, mang tính khoa học và nghệ thuật cao.
Có thể nói trong quá trình học môn Ngữ văn, “Tóm tắt văn bản tự sự” là
một khâu, một công đoạn hết sức quan trọng trong việc bước đầu giúp các em
cảm nhận, lĩnh hội nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm văn
chương, góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm của cá nhân với tác phẩm đó.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, số lượng tác phẩm phẩm tự sự đưa vào
giảng dạy chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Nếu trong chương trình cũ không có tiết
học dành riêng cho việc tóm tắt văn bản tự sự thì trong chương trình ngữ văn
mới, tóm tắt văn bản tự sự đã được dành riêng một tiết học dưới dạng lí thuyết
(tiết 18- lớp 8) và hai tiết luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (tiết 19 - lớp 8 và tiết
20 - lớp 9). Chính cái mới này đã một phần nào đó nói lên được tầm quan trọng

của việc tóm tắt văn bản tự sự đối với việc tiếp nhận nội dung tư tưởng của văn
bản. Ở chương trình ngữ văn 8, tóm tắt văn bản tự sự được xem như là một kĩ
năng quan trọng với những nội dung cơ bản: khái niệm tóm tắt văn bản tự sự,
cách tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Lên lớp 9 các em
có thêm một tiết học nữa dành riêng cho tóm tắt văn bản tự sự, Mặc dù thời gian
1


chỉ có một tiết, lại là tiết tự học có hướng dẫn với số lượng bài tập không nhiều
nhưng không có nghĩa là dạy sơ sài, hướng dẫn qua loa hay nhắc lại những gì đã
học ở ngữ văn 8 mà mục tiêu của tiết học này là giúp học sinh ôn lại mục đích và
cách thức tóm tắt văn bản tự sự, tiếp tục thực hành kĩ năng tóm tắt văn bản
thông qua việc tóm tắt cụ thể các văn bản tự sự đã học từ đó phục vụ trực tiếp
cho việc đọc - hiểu một số tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm tự sự trung đại
theo tinh thần tích hợp. Có nghĩa là tóm tắt văn bản tự sự với yêu cầu cao hơn
như: độ dài ngắn của văn bản tóm tắt, mục đích tóm tắt…
Thực chất việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự không phải là một vấn
đề mới nhưng tôi thiết nghĩ nó lại hết sức quan trọng trong việc tiếp nhận văn bản tự
sự, nhất là trong thực tế hiên nay, kĩ năng tóm tắt của học sinh còn rất yếu.
Xuất phát từ thực tế trên, từ mục tiêu dạy học theo tinh thần tích cực, tích
hợp, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
cho học sinh lớp 8,9 bậc THCS ”. Hi vọng với kinh nghiệm giảng dạy của mình,
đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
cho học sinh tốt hơn, giúp các em tiếp cận tác phẩm văn học một cách hữu hiệu
nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội,
được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hết sức quan tâm. Bằng nhận
thức đó, bằng lương tâm của nhà giáo và kinh nghiệm giảng dạy thực tế, tôi
muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy - học mà cụ

thể hơn là nâng cao kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự của học sinh khối 8,9 bậc THCS,
tạo cơ sở ban đầu để giúp các em cảm nhận được nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm - đứa con tinh thần của nhà văn. Vậy như thế nào là tóm tắt văn
bản tự sự?
Để có một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh cần tuân thủ những bước cơ bản nào?
Dựa trên các bước cơ bản đó ta có thể tóm tắt văn bản theo những cách thức
nào?... Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với đồng nghiệp trong
sáng kiến kinh nghiêm này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn
bản tự sự cho học sinh lớp 8,9 bậc THCS ”, bản thân tôi là một giáo viên đã
từng trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn cả hai khối lớp 8 và 9 với mục đích
nhằm phát huy chủ động, tính tích cực và năng lực của người học nên tôi đã vân
dụng một số phương pháp dạy học tích cực để học sinh tiếp thu, nắm vững kiến
thức và vận dụng tốt vào trong bài học của mình.
Đối tượng cụ thể là học sinh ở các lớp 9A, 9B và lớp 8A tại trường
THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hóa với số lượng học sinh bình quân
là 40 em/ lớp
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học tác phẩm tự sự:
+ Sách giáo khoa, sách tham khảo
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn.
- Vận dụng phương pháp khảo sát , nắm bắt tình hình , phân tích, phát hiện
và những đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy- học tác phẩm tự sự trong quá
trình công tác để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Để nghiên cứu và áp dụng đề tài trong việc giảng dạy học sinh đạt kết quả
cao trong việc lĩnh hội kiến thức của bộ môn thì người dạy cần phải biết vận

dụng các kĩ năng cho phù hợp:
- Đọc kĩ các văn bản tự sự trong chương trình sách giáo khoa lớp 8,9
- Xác định chủ đề (việc xác định chủ đề văn bản sẽ quyết định việc lựa chọn
nhân vật, sự việc,…)
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt:
+ Nhân vật chính.
+ Sự việc chính.
- Sắp xếp nhân vật, sự việc theo một trật tự nhất định, phản ánh trung thành
câu chuyện được kể trong văn bản gốc
- Viết bằng lời văn của mình những nội dung cần tóm tắt.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã khẳng định nhiêm vụ của cách
mạng Việt Nam là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, một trong những giải pháp cần thực
hiện là đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc…
Đối với bộ môn Ngữ văn nói chung, tiết học tìm hiểu về văn bản nói riêng,
sự đổi mới về phương pháp được áp dụng một cách linh hoạt trong từng khâu,
đoạn của quá trình dạy học. Ở mỗi công đoạn đều có một yêu cầu riêng nhưng
đều hướng tới cái đích cuối cùng là lĩnh hội nội dung tư tưởng mà tác giả đề cập
đến trong tác phẩm văn chương.
Mặt khác, bước sang thế kỉ XXI - thế kỉ đã, đang và sẽ chứng kiến sự phát
triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ. Cùng với đó là sự bùng nổ
thông tin, nghĩa là có nhiều lượng thông tin được cập nhật hàng ngày trên rất
nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Trong đó sách được coi là một phương
tiện trao đổi thông tin quen thuộc và dễ tiếp cận nhất với đông đảo công chúng.
Một vấn đề đặt ra là làm sao con người có thể cập nhật được tất cả các

thông tin đó một cách đầy đủ, chính xác nhất, nhanh gọn nhất? Có nhiều cách,
trong đó có một cách rất hữu hiệu đó là đọc các văn bản tóm tắt hoặc tự mình
3


tóm tắt văn bản. Điều đó không chỉ giúp bản thân mình nắm bắt nhanh chóng các
thông tin mà còn giúp người khác nắm cơ bản đầy đủ các thông tin mà họ cần.
Như thế hai kĩ năng đọc văn bản tóm tắt và tóm tắt văn bản luôn luôn có mối
quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau.
Đối với học sinh THCS, đặc biệt là đối với học sinh lớp 8, 9 thì việc tóm tắt
văn bản tự sự là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của
giờ Ngữ văn. Nó không chỉ giúp học sinh nắm toàn bộ nội dung tác phẩm, nhớ
tác phẩm (văn bản trích) một cách rõ nhất, lâu nhất mà còn giúp các em rất nhiều
trong việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ
thuật của một tác phẩm văn chương.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, các bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng trên
toàn quốc ngày càng có nhiều tiết dạy có chất lượng góp phần nâng cao chất
lượng dạy – học. Đạt được điều đó đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo
viên Ngữ văn nói riêng không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức , tìm ra biện
pháp phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy để giúp học sinh học tốt môn Ngữ
văn hơn.Từ đó góp phần đào tạo cho đất nước những công dân có ý thức tu
dưỡng , sống có lí tưởng, ước mơ hoài bão cao đẹp,có tấm lòng nhân ái hướng
tới Chân- Thiện- Mĩ.Trong một giờ dạy, giữa nội dung và phương pháp dạy - học
luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài dạy, mỗi mục dạy và mỗi đơn vị
kiến thức đòi hỏi phải có một phương pháp dạy học phù hợp. Văn bản tự sự là
phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện , biến cố và hành vi con người .
Để hiểu được nội được nội dung phản ánh,để phân tích được các giá trị về mặt tư
tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự thì điều quan trọng đầu tiên là phải

tóm tắt tác phẩm tự sự . Có thể xem tóm tắt tác phẩm tự sự trong quá trình học
văn bản tự sự là yêu cầu có tính chất tạo nền , là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn
đề khách quan của tác phẩm. Cách tóm tắt tác phẩm tự sự thể hiện mức độ thâm
nhập tác phẩm, năng lực bao quát và khả năng diễn đạt cô đúc, gãy gọn của
người tóm tắt. Tuy nhiên qua những tiết giảng dạy văn bản tự sự một bộ phận
giáo viên còn xem nhẹ việc tóm tắt hoặc tự tóm tắt luôn cho học sinh nghe để
nhanh đi vào phần tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm tự
sự, khiến tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh hiểu tác phẩm mơ hồ, không hứng thú
dẫn đến bài dạy không thành công như mong muốn. Vì vậy để thành công trong
giảng dạy tác phẩm tự sự thì việc rèn cho các em kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự
là vô cùng cần thiết.
2.2.2 Đội ngũ giáo viên
Nhìn chung đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn
vững vàng và hết lòng vì học sinh. Hơn nữa, tổ chuyên môn thường xuyên tổ
chức các hoạt động chuyên môn như: dạy thử nghiệm, dạy đối chứng, dự giờ,
thao giảng…nên việc học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy rất có hiệu quả.
4


Tuy nhiên còn nhiều lí do dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
cho học sinh chưa được chú trọng. Chẳng hạn: văn bản dài, nội dung tìm hiểu
nhiều mà số tiết dạy lại ít (tối đa hai tiết), thậm chí kĩ năng tóm tắt văn bản (đặc
biệt là những văn bản khó) của một vài đồng chí giáo viên cũng có phần hạn
chế…Chính vì những lí do đó dẫn đến một hậu quả không nhỏ đó là kĩ năng tóm
tắt văn bản của học sinh còn rất nhiều vấn đề phải trao đổi, rút kinh nghiệm.
2.2.3. Học sinh
Hiện nay xét về khía cạnh lí thuyết, phần lớn học sinh từ khối 8 trở lên khi học
tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự (lớp 8) đã nắm được khái niệm tóm tắt văn bản tự
sự, các bước cơ bản của việc tóm tắt văn bản tự sự và yêu cầu tối thiếu của việc
tóm tắt. Nhưng do nhiều nguyên nhân trong đó có tâm lí ngại học văn dẫn đến kĩ

năng thực hành tóm tắt văn bản còn nhiều hạn chế. Bản thân tôi nói riêng, đồng
nghiệp nói chung đã rất coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
cho học sinh. Ngay từ đầu chương trình Ngữ văn THCS, học sinh khối 6 khi học
các tác phẩm tự sự, bước đầu tôi đã hướng các em tóm tắt văn bản. Kĩ năng đó
ngày càng được nâng cao dần trong các khối lớp trên.
Kết quả khảo sát trên cùng một đối tượng học sinh ở các khối lớp mà
tôi đã tích lũy được trong những năm gần đây với kết quả cụ thể như sau:
Chất lượng
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
Lớp 6A(40 HS)
5
12,5
15
37,5
20
50
Lớp 7A(40 HS)
7
17,5
15
37,5

18
45
Lớp 8A(40 HS)
10
24
14
34
16
42
Lớp 9A(40 HS)
10
25
15
37,5
15
37,5
Và trên cùng một khối lớp hai giáo viên dạy khác nhau cho kết quả khác nhau:
(Ở thời điểm cuối học kì II – năm học: 2018 - 2019)
Chất lượng
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
Lớp 9A(40 HS)

7
17.5
18
45
15
37,5
Lớp 9B (38 HS)
5
13,3
15
39,4
18
47,3
Từ kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy một số vấn đề đáng lưu tâm sau:
- Kĩ năng thực hành tóm tắt văn bản của học sinh còn rất yếu (kể cả đối
tương học sinh lớp 9). Các em chưa biết lựa chọn thông tin chính, cô đọng các
thông tin bằng những câu văn khái quát, chưa biết cách sắp xếp theo một trình tự
hợp lý thậm chí một số em khi tóm tắt những văn bản kể theo ngôi thứ nhất vẫn
xưng “tôi”.
- Việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng thực hành tóm tắt
văn bản tự sự thông qua các văn bản được học còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề
cần phải bổ sung.

5


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh một cách có hiệu
quả, trước hết ta cần nắm vững những tri thức về nó:
2.3.1. Nhận thức chung về việc tóm tắt một văn bản tự sự.

*Như thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn
gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn
bản đó. Trình bày ngắn gọn nội dung chính không có nghĩa là bỏ bớt nội dung
mà là biết cách lựa chọn thông tin chính, biết cách rút gọn nội dung, cô đọng nội
dung chính trong một câu văn, đoạn văn ngắn nhưng vẫn phản ánh trung thành
nội dung của văn bản được tóm tắt. Đó là yêu cầu cơ bản nhất đối với việc tóm
tắt văn bản tự sự.
* Cách tóm tắt văn bản tự sự
Văn bản tóm tắt bao giờ cũng ngắn hơn rất nhiều so với văn bản gốc. Tức là
khi thực hiện thao tác này, người tóm tắt phải biết lựa chọn lượng thông tin chính
để giữ lại nội dung tinh thần của văn bản gốc. Việc lựa chọn thông tin thường
mang tính chủ quan, chủ yếu phụ thuộc vào mục đích giao tiếp đã định trước.
Một văn bản gốc có thể dùng nhiều cách để tóm tắt với độ dài, ngắn khác nhau.
* Một số yêu cầu cụ thể của văn bản tóm tắt
Dù tóm tắt với mục đích nào đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo được tính
khách quan, phản ánh một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của
văn bản gốc sao cho người tiếp nhận có thể nắm bắt một cách đầy đủ nội dung tư
tưởng của văn bản gốc. Điều đó có nghĩa là việc tóm tắt văn bản phải được thực
hiện một cách linh hoạt.
* Một số thao tác cơ bản khi tóm tắt văn bản tự sự
Để tóm tắt văn bản tự sự được tốt cần thực hiện một số thao tác sau:
- Đọc kĩ văn bản để nắm chắc nội dung văn bản.
- Xác định nội dung chính thông qua việc lựa chọn sự việc chính và nhân
vật quan trọng.
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí.
- Hoàn thành nội dung tóm tắt bằng lời văn của mình.
2.3.2. Những giải pháp cụ thể để tóm tắt một văn bản tự sự
Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp cụ thể khi dạy tiết 20: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự (lớp 9) và cả những

tiết học ngữ văn khác (phần văn bản tự sự) trong chương trình Ngữ văn THCS
đặc biệt là áp dụng đối với học sinh khôi 8, khối 9 như sau:
*Giải pháp 1: Tóm tắt văn bản tự sự theo các bước thông thường
Giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ khái niệm tóm tắt văn bản tự sự, các
bước tóm tắt, mục đích tóm tắt (đã học ở lớp 8) bằng cách tóm tắt một số văn bản
đã học. Ở nội dung này, giáo viên cần hướng dẫ học sinh một cách cụ thể vì đối
6


tượng học sinh nắm vững kiến thức nhưng yếu thực hành còn rất nhiều. Giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh tóm tắt văn bản qua các dạng bài tập cụ thể.
* Dạng 1: Lựa chọn thông tin chính của văn bản
Nhóm 1. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, lựa chọn các chi tiết
chính trong một văn bản, gọi học sinh trình bày (giáo viên có thể ghi nhanh lên
bảng) cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt nội dung chính.
Nhóm 2. Cùng đề bài trên nhưng cách làm ngược lại.
Giáo viên phát phiếu học tập, trên phiếu đã chuẩn bị sẵn nội dung, bao gồm
các chi tiết của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (có chi tiết chính, có
chi tiết phụ, có chi tiết thiếu, có chi tiết thừa, có chi tiết khái quát, có chi tiết cụ thể)
yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và sắp xếp lại theo một trình tự hợp lí.
Giáo viên có thể đưa ra các thông tin sau:
- Trương Sinh con nhà giàu nhưng ít học, hay ghen.
- Vũ Nương được cưới về làm vợ.
- Trương Sinh phải đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ.
- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông tự vẫn.
- Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mà lâm bệnh rồi chết.
- Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương. Do cứu mạng thần rùa Linh
Phi - vợ của vua Nam Hải nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi
cứu sống.
- Một đêm ngồi bên ngọn đèn cùng con trai, đứa con trỏ bóng mình trên

tường và nói: “Đó là cha Đản”.
- Nghe Phan Lang kể chuyện, Trương Sinh biết vợ bị oan, lập đền giải oan
trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa, đứng giữa dòng, lúc
ẩn, lúc hiện.
Ở dạng bài tập này, sau khi học sinh đã thảo luận, trình bày và nhận xét, bổ
sung, giáo viên chôt lại nội dung cần đạtđược của cả hai dạng bài tập này như sau:
- Trương Sinh phải đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ.
- Mẹ Trương Sinh lâm bệnh rồi chết, Vũ Nương đã chăm sóc và lo ma chay
chu đáo.
- Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy.
- Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn.
- Một đêm, ngồi bên ngọn đèn cùng con trai, đứa con trỏ bóng mình trên
tường và nói đó là cha Đản.
- Phan Lang cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi nên
được cứu sống.
- Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Chàng được trở về
trần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
- Trương Sinh nghe Phan Lang kể, lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang,
Vũ Nương trở về, đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
* Dạng 2: Hoàn thiện văn bản tóm tắt theo yêu cầu (bằng lời văn của mình).
7


Đây là một bước hết sức quan trọng trong hoạt động tóm tắt văn bản tự sự.
Sau khi đã liệt kê được tất cả các chi tiết, sự việc, nhân vật chính, người tóm tắt
phải biết dùng từ ngữ của mình để xâu chuỗi các sự việc được liệt kê thành một
văn bản tóm tắt hoàn chỉnh, cân đối, có đầy đủ các phần mở đầu, phát triển, kết
thúc, các ý liền mạch liên kết chặt chẽ với nhau. Ở nội dung này giáo viên nên
cho học sinh hoạt động độc lập, gọi trình bày miệng, học sinh khác nhận xét về
nội dung, cách trình bày, sử dụng từ ngữ, mạch văn…sau đó giáo viên nhận xét

và rút kinh nghiêm chung.
VD: Văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
(trích một văn bản của học sinh)
Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp. Nàng được Trương Sinh cưới về làm vợ. Chẳng bao lâu sau,
Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ. Mẹ Trương
Sinh vì thương nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương đã hết lòng chạy chữa, chăm
sóc nhưng không có hiệu quả. Khi bà chết, nàng đã lo ma chay chu tất. Qua năm
sau, giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ đã vội vàng nghi oan cho
vợ, cho rằng vợ đã thất tiết nên chửi mắng, đánh đập rồi đuổi đi. Vũ Nương bị
oan, không thể giải bầy, đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Trương Sinh động lòng
thương, cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Một hôm cùng con ngồi dưới
ngon đèn khuya, bé Đản chỉ bóng chàng trên vách và nói đó chính là cha Đản.
Lúc này Trương Sinh mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, nhưng chuyện đã qua rồi.
Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh
Phi - vợ của vua Nam Hải nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được linh Phi
cứu sống. Trong buổi tiệc thết đãi Phan Lang ở gác Triêu Dương, Phan Lang gặp
lại Vũ Nương. Chàng được trở về trần gian. Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng
lời nhắn Trương Sinh. Về đến nhà, Phan Lang đem chuyện kể cho Trương Sinh
nghe. Lúc đầu, chàng không tin nhưng khi nhận được chiêc hoa vàng, chàng đã
tin và lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc
kiệu hoa, ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
* Dạng 3: Tóm tắt ngắn gọn một văn bản tự sự theo yêu cầu.
Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn nhân vật, sự việc một cách
chính xác, linh hoạt nhất đồng thời phải biết thâu tóm, khái quát nội dung sự việc
bằng những câu văn ngắn nhất, cô đọng nhất.
VD: Cùng là tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể
tóm đầy đủ, dài giống văn bản tóm tắt trên nhưng cũng có thể tóm tăt ngắn gọn
hơn bằng các văn bản tóm tắt khác như:
- Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương’’ bằng một đoạn văn

khoảng 10 dòng.
“Trương sinh cưới vợ chưa được bao lâu thì phải đầu quân đi lính, để lại mẹ
già và người vợ trẻ (Vũ Thị Thiết). Mẹ Trương Sinh ốm rồi chết. Vũ Nương lo ma
chay chu đáo. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ nghi vợ không
8


chung thủy. Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông tự vẫn. Một đêm, cùng con
ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo đó chính là cha Đản.
Trương Sinh hiểu rằng vợ bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương ở thủy
cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn
Trương Sinh. Trương Sinh bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương
trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện”.
- Tóm tắt bằng một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng)
“Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới nàng Vũ Nương đã phải đi lính, để
lại mẹ già và người vợ trẻ. Giặc tan, Trương Sinh trở về thì mẹ đã mất. Nghe lời
con nhỏ, chàng nghi oan cho vợ khiến Vũ Nương phải tự vẫn. Khi Trương Sinh
hiểu ra người cha mà đứa con nói chỉ là cái bóng trên tường thì cơ sự đã muộn.
Phan Lang từ thủy cung trở về đem chuyện gặp Vũ Nương kể cho Trương Sinh
nghe. Chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên chiếc
kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện”.
Như vậy, để tóm tắt được một văn bản ngắn gọn, dễ hiểu, người tóm tắt
không chỉ nhớ đầy đủ sự việc, chi tiết, nhân vật mà còn đòi hỏi phải thực sự có
óc phân tích, tổng hợp cao.
* Dạng 4: giáo viên yêu cầu học sinh đọc, nhận xét và sửa lại cho đúng một
văn bản tóm tắt.
Đây là dạng bài tập giúp học sinh nhận định, đánh giá một văn bản tóm tắt dựa
trên những yêu cầu cơ bản của tóm tắt văn bản: đảm bảo đúng, đủ nội dung, đảm
bảo tính khái quát, đảm bảo tính mạch lạc của một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.
VD: Văn bản tóm tắt truyện cười: “Mất rồi”.

“Một người có việc đi xa, dặn con ai đến hỏi thì bảo mình đi vắng. Sợ con
mãi chơi quên mất, ông ta bèn viết giấy để lại cho con phòng ai đến hỏi thì đưa
tờ giấy ra thay cho việc trả lời. Đưa con nghịch làm cháy tờ giấy. Có người
khách lại chơi hỏi bố đi đâu thì nó trả lời là bị mất. Hỏi mất khi nào nó lại trả lời
tối hôm qua. Vị khách lại hỏi vì sao mất? Nó trả lời một câu ngắn gọn: “cháy”.
Sau khi học sinh đã thảo luận, giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy những vấn
đề mà văn bản tóm tắt này chưa đạt yêu cầu (thiếu tính khái quát, diễn đạt dài
dòng). Một học sinh đã sửa lại như sau:
“Một người có việc đi xa, viết giấy giao lại cho con phòng ai đến hỏi thì đưa
giấy thay cho việc trả lời. Đứa con nghịch làm cháy giấy. Có người khách lại
chơi hỏi bố. Nó mãi chơi nên trả lời luôn “cháy” rồi. Người khách hiểu nhầm
ông bố đã mất hôm qua vì tai nạn cháy”.
* Giải pháp 2: Tóm tắt văn bản tự sự nhằm thực hiện mục đích giao
tiếp nhất định nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan, chính xác
Từ việc nắm được các kĩ năng cơ bản của việc tóm tắt, giáo viên hướng dẫn
học sinh tóm tắt văn bản nhằm thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau nhưng
vẫn đảm bảo tính khái quát, phản ánh một cách trung thành, chính xác những nội
9


dung chính của văn bản gốc, giúp người tiếp nhận có thể nắm bắt đầy đủ nội
dung tư tưởng của văn bản gốc.
VD: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
Văn bản 1: Tóm tắt để chứng minh cho luận điểm: qua đoạn trích “Tức
nước vỡ bờ”, tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công nhân vật tên Cai Lệ tàn
ác - kẻ đại diện cho bộ máy thống trị của chính quyền thực dân.
Anh Dậu vừa mới tỉnh, chưa kịp húp bát cháo thì Cai Lệ và người nhà Lí
Trưởng bước vào với “roi song, tay thước và dây thừng”. Bất chấp hoàn cảnh
đáng thương của gia đình chi Dậu, hắn quát tháo, yêu cầu anh Dậu phải nộp tiền
sưu. Chị Dậu kêu van tha thiết, xin khất thì hắn đùng đùng nổi giận, hùng hổ lao

vào bắt trói anh Dậu. Khi chị Dậu tìm cách can ngăn, hắn không những không
tha mà còn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch. Tức nước vỡ bờ, chị Dậu đã chống
trả quyết liệt. Trước sự phản kháng của người đàn bà lực điền, Cai Lệ và tên
người nhà Lí Trưởng đã bị chị đánh, kẻ thì “ngã chòng kèo trên mặt đất”, kẻ thị
bị “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”.
Văn bản 2: Tóm tắt để chứng minh cho luận điểm: đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” của Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu.
Thương chồng vừa trải qua cơn “thập tử nhất sinh”, Chị Dậu đã giục
chồng ăn bát cháo. Anh Dậu vừa kề bát cháo lên miệng thì Cai Lệ và người nhà
Lí Trưởng đã sầm sập tiến vào với “roi song, tay thước và dây thừng”, đòi gia
đình chị phải nộp sưu. Bằng giọng nài nỉ, thiết tha, chị Dậu đã lựa lời van xin,
khất nợ. Khi thấy Cai Lệ hùng hổ xông lại bắt trói anh Dậu, chị đã che chở cho
chồng. Bị đánh, bị tát, không thể chịu đựng thêm được nữa, chị đã liều mạng
chống lại. Chị nghiến chặt hai hàm răng và tuyên bố: “Mày trói ngay chồng bà
đi, bà cho mày xem”. Bị dồn thế tức nước vỡ bờ, người đàn bà lực điền ấy đã
đánh trả Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng. Chị túm cổ tên Cai Lệ “ấn dúi ra cửa”
khiến hắn “ngã chòng quèo” trên mặt đất. Chị “túm tóc” tên người nhà Lí
Trưởng “lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”. Với chị “thà ngồi tù chứ không để
chúng hành hạ mãi được”.
* Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một ứng dụng rất có ý nghĩa trong việc
hỗ trợ, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong hoạt động dạy học ở các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên để phát huy
được hiệu quả của CNTT trong dạy học, người giáo viên không những phải có
kiến thức tối thiểu về các phần mềm mà còn phải có ý thức sư phạm, kiến thức
về lí luận dạy học và về các phương pháp dạy học tích cực. Sau đó mới là sự linh
hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn, có ý nghĩa.
Đối với tiết 20, tự học có hướng dẫn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (Ngữ
văn 9), giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong việc đưa các chi tiết, sự việc, bài
mẫu hoặc những lưu ý cần thiết khi tóm tắt văn bản tự sự lên máy chiếu. Hoạt

động này thực chất thay cho hình thức sử dụng bảng phụ nhưng xét về tính khoa
10


học, sự khéo léo và hiệu quả giáo dục thì cao hơn. Giáo viên không phải lỉnh
kỉnh trên tay với vài, ba bảng phụ; không phải lúng túng khi lựa chon bảng phụ
có nội dung khớp với bài tập đặt ra…Và điều quan trọng hơn cả đó là gây được
hứng thú học tập cho các em, giúp các em dễ dàng quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ.
Từ đó, các em lĩnh hội nội dung học tập tôt hơn.
Một số vấn đề cần lưu ý học sinh khi tóm tắt văn bản tự sự
Để học sinh tóm tắt văn bản tự sự được tốt, ngoài những kiến thức cơ bản
được học như khái niệm, các bước tóm tắt, cách tóm tắt…giáo viên cần lưu ý học
sinh một số vấn đề sau:
(1) Người tóm tắt phải dựa vào mục đích giao tiếp cụ thể để chủ động lựa
chọn thông tin, sắp xếp và diễn đạt các nội dung chính của văn bản theo cách
riêng của mình, tránh tình trạng dùng lại nguyên xi các câu, các đoạn của văn
bản gốc.
(2) Văn bản tóm tắt phải đảm bảo tính khách quan, tức là đảm bảo tính chân
thực, trung thành với văn bản gốc; không tự ý thay đổi, thêm bớt các ý, các chi
tiết trong nội dung văn bản; không chen vào văn bản tóm tắt các ý kiến bình
luận, khen, chê.
(3) Ngôn ngữ diễn đạt phải xúc tích, ngắn gọn. Tránh đưa ra những thông
tin thừa, vụn vặt, chi tiết. Câu văn thường đầy đủ thành phần. Trong một số
trường hợp cụ thể, có thể sử dụng câu tỉnh lược chủ ngữ.
(4) Văn bản tóm tắt phải đảm bảo tính hoàn chỉnh, cân đối. Dù dài hay
ngắn, đơn giản hay phức tạp thì văn bản tóm tắt cũng phải đầy đủ các phần: mở
đầu, phát triển và kết thúc. Dung lượng thông tin, số dòng dành cho các sự việc
chính, nhân vật chính…phải thể hiện được sự hài hòa, hợp lí.
(5) Nếu văn bản có kết cấu đan xen quá khứ - hiện tại, trình tự diễn biến cốt
chuyện không đi theo mạch xuôi thì khi tóm tắt nên sắp xếp lại trật tự côt truyện

theo mạch thời gian, theo diễn biến cuộc đời nhân vật.
VD: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao.
Đây là văn bản khó tóm tắt vì trình tự diễn biến cốt chuyện không đi theo
mạch xuôi, các sự việc sắp xếp đan xen lẫn nhau, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn
học sinh sắp xếp các chi tiết chính theo diễn biến cuộc đời nhân vật.
Cụ thể:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo, hiền lành, chất phát. Con trai lão không
có tiền cưới vợ, phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão làm bạn với con vàng.
- Mùa màng thất bát, lão già yếu, phải bán con vàng.
- Lão nhờ ông Giáo đứng tên mảnh vườn và gửi ông Giáo 30 đồng bạc
phòng khi lão chết lấy tiền lo ma chay.
- Lão xin bã chó của Binh Tư kết thúc cuộc đời túng quẫn của mình.
(6) Đối với văn bản tự sự không có cốt truyện, khi tóm tắt cần chú trọng hệ
thống cảm xúc của nhân vật.
VD: Tóm tắt văn bản “Tôi đi học’’ của Thanh Tịnh.
11


Văn bản có thể tóm tắt như sau (trích bài viết của học sinh).
“Vào dịp cuối thu, khi thấy các em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ tới trường,
nhân vật tôi lại nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Trong chiếc
áo vải dù đen, nhân vật thấy mình trang trọng và đứng đắn hẳn lên. Con đường
quen thuộc giờ trở nên thấy lạ. Tất cả đang có sự thay đổi lớn vì hôm nay nhân
vật tôi đi học.
Đến sân trường Mĩ Lí, nhân vật tôi thấy dày đặc cả người. Ngôi trường
trông vừa xinh xắn lại vừa oai nghiêm. Nhân vật tôi thấy lo sợ vẩn vơ. Một hồi
trống vang lên, các cô cậu học trò thấy vụng về, lúng túng, nửa muốn bước vào,
nửa lại muốn đứng lại. Ông Đốc đọc tên từng người và căn dặn, động viên các cô
cậu học trò mới. Các cô cậu học trò lưu luyến, bịn rịn rời tay mẹ bước vào lớp.
Nhìn các hình trên tường, nhân vật tôi thấy cái gì cũng là lạ, hay hay. Nhìn bàn

ghế và người ban tí hon bên cạnh, thấy không hề xa lạ chút nào. Vòng tay lên
bàn, tất cả nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: bài viết tập: Tôi đi học”.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục.
Những giải pháp trên tôi đã áp dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả trong
tiết 20 của chương trình Ngữ văn 9: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự như sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà. Tôi yêu cầu học sinh xem lại
các bước tóm tắt văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 8; đọc kĩ các văn bản
“Chuyện người con gái Nam Xương” (Ngữ văn 9), “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ
bờ” (Ngữ văn 8); liệt kê, sắp xếp các nhân vật, sự việc chính theo một trình tự
hợp lí và tập viết các văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.
- Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu sự I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn
sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự bản tự sự
sự và những bước cơ bản khi tóm tắt văn
bản.
GV đưa ra các tình huống, các câu hỏi
có liên quan, yêu cầu HS suy nghĩ, trả
lời, và cuối cùng đưa ra nhận xét về sự
cần thiết của việc tóm tắt văn bản.
? Em nghe các bạn nói bộ phim Chiếc lá
cuối cùng (dựa theo truyện ngắn cùng tên
của nhà văn O-Hen-ri) rất hay nhưng em
lại không có dịp được xem. Em sẽ đề
nghị các bạn điều gì?
? Khi học một văn bản tự sự, tại sao các
thầy cô giáo thường yêu cầu các em phải
tóm tắt văn bản đó?
? Qua đó, em hãy cho biết tại sao phải - Vai trò: giúp người đọc, người nghe

12


tóm tăt văn bản tự sự?
? Để tóm tắt một văn bản tự sự được tốt,
em cần thực hiện những thao tác nào?
(Với nội dung này, GV chốt nội dung cần
nhớ trên máy chiếu, giúp các em hình
dung, nhớ lại đầy đủ nhất các bước cơ
bản khi tóm tắt văn bản tự sự)
Hoạt động 2: hướng dẫn HS thực hành
tóm tắt văn bản tự sự
GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập,
yêu cầu HS làm theo nội dung ghi trên
phiếu.
- Nhóm 1: liệt kê, sắp xếp các nhân vật,
sự việc chính
- Nhóm 2: quan sát những sự việc đã cho,
loại bỏ hoặc bổ sung những sự việc thừa
(hoặc thiếu) và sắp xếp lại
Sau khi HS thảo luận, đại diện nhóm trả
lời, GV chốt nội dung cần đạt trên máy
chiếu, HS quan sát và tự đánh giá kết quả
của nhóm mình.
Trên cơ sở văn bản đã được học và có
sự chuẩn bị trước ở nhà, GV yêu cầu HS
trình bày văn bản tóm tắt trước lớp.
- HS trình bày độc lập
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Gv chốt, rút kinh nghiêm chung

Từ văn bản trên, GV yêu cầu HS tóm tắt ngắn
hơn bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng.
- HS trình bày độc lập
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Gv chốt, rút kinh nghiêm chung
Để các em hình dung rõ hơn những yêu
cầu cơ bản khi tóm tắt một văn bản có
quy định về số dòng, GV có thể trình
chiếu một văn bản tóm tăt mẫu để HS
quan sát, đối chiếu và rút kinh nghiệm.

nắm được nội dung chính của văn bản
đó.
- Các bước tóm tăt văn bản:
+ Đọc kĩ văn bản
+ Liệt kê, sắp xếp các nhân vật, sự việc
chính theo một trình tự hợp lí.
+ Hoàn thiện văn bản tóm tắt bằng lời
văn của mình.
II.Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
“Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ.
1. Liệt kê, sắp xếp nhân vật, sự việc
chính

2. Hoàn thiện văn bản tóm tắt
Dạng 1: văn bản tóm tắt không quy định
số dòng.

Dạng 2: văn bản tóm tắt có quy định về

số dòng.
Văn bản tóm tắt mẫu:
Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới
nàng Vũ Nương đã phải đi lính, để lại
mẹ già và người vợ trẻ. Giặc tan,
Trương Sinh trở về thì mẹ đã mất. Nghe
lời con nhỏ, chàng nghi oan cho vợ
khiến Vũ Nương phải tự vẫn. Khi
Trương Sinh hiểu ra người cha mà đứa
con nói chỉ là cái bóng trên tường thì
cơ sự đã muộn. Phan Lang từ thủy cung
13


trở về đem chuyện gặp Vũ Nương kể
cho Trương Sinh nghe. Chàng lập đàn
giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ
Nương trở về trên chiếc kiệu hoa, đứng
ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Ở dạng này, cùng một lúc GV đưa 3 yêu Dạng 3: tóm tắt văn bản nhằm thực hiện
cầu trên màn hình chiếu:
mục đích giao tiếp nhất định.
-Yêu cầu 1: tóm tắt văn bản bằng một Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 dòng.
-Yêu cầu 2: tóm tắt để chứng minh cho
luận điểm: qua đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ”, tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa
thành công nhân vật tên Cai Lệ tàn ác kẻ đại diện cho bộ máy thống trị của
chính quyền thực dân.
- Yêu cầu 3: tóm tắt để chứng minh cho VD: Tóm tắt để chứng minh cho luận

luận điểm: đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” điểm: Đoạn trích tức nước vỡ bờ của
của Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp của
của nhân vật chị Dậu.
nhân vật chị Dậu.
HS lựa chọn một trong ba yêu cầu trên
Thương chồng vừa trải qua cơn “thập tử
nhưng GV lưu ý khuyến khích các em nhất sinh”, Chi Dậu đã giục chồng ăn bát
khá giỏi chọn yêu cầu 2 và 3.
cháo. Anh Dậu vừa kề bát cháo lên miệng
- Gọi HS trình bày.
thì Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng đã sầm
- GV trình chiếu văn bản tóm tắt thuộc sập tiến vào với “ roi song, tay thước và
yêu cầu 1 và 3, HS đọc, so sánh và chỉ ra dây thừng”, đòi gia đình chị phải nộp sưu.
điểm giống và khác nhau của hai văn bản Bằng giọng nài nỉ, thiết tha, chị Dậu đã
trên.
lựa lời van xin, khất nợ. Khi thấy Cai Lệ
GV chốt:
hùng hổ xông lại bắt trói anh Dậu, chị đã
-Giống: đều đảm bảo nội dung chính
che chở cho chồng. Bị đánh, bị tát, không
- Khác:
thể chịu đựng thêm được nữa, chị đã liều
+ Văn bản 1: tóm tắt đơn thuần
mạng chống lại. Chị nghiến chặt hai hàm
+ Văn bản 2: tóm tắt nhằm thực hiện răng và tuyên bố: “Mày trói ngay chồng
một mục đích giao tiếp nhất định nhưng bà đi, bà cho mày xem”. Tức nước vỡ bờ,
không làm sai lệch nội dung.
người đàn bà lực điền ấy đã đánh trả Cai
Lệ và người nhà Lí Trưởng. Chị túm cổ
tên Cai Lệ “ấn dúi ra cửa” khiến hắn “ngã

chòng quèo” trên mặt đất. Chị “túm tóc”
tên người nhà Lí Trưởng “lẳng cho một
cái ngã nhào ra thềm”. Với chị “thà ngồi
tù chứ không để chúng hành hạ mãi
được”.
14


Cuối cùng, trước khi kết thúc giờ học, GV lưu ý HS một số nội dung cần
chú ý khi tóm tắt văn bản tự sự. Và để giúp HS tiếp tục rèn kĩ năng tóm tắt văn
bản tự sự, tôi yêu cầu HS tóm tắt các văn bản tự sự khác như Lão Hạc, Chiếc lá
cuối cùng, Hoàng Lê nhất thống chí… theo các bước tóm tắt trên.
Trên đây là toàn bộ những cách thưc, giải pháp cơ bản mà tôi đã áp dụng rất
thành công trong giờ học. Và đến bây giờ, khi tôi tiến hành khảo sát năng lực
tóm tắt văn bản tự sự của học sinh thì kết quả khảo sát một lần nữa cho thấy
phương pháp tôi đang thực hiện là đúng, có hiệu quả và cần phát huy.
2.5. Thực nghiệm một số bài tập thực hành tóm tắt văn
bản tự sự của học sinh.
* Tóm Tắt Truyện Lão Hạc ( Ngữ văn 8- tập 1)
Bài làm 1: (Tóm tắt theo diễn biến cuộc đời nhân vật)
Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo . Vợ lão mất sớm để lại 1 đứa con trai
và mảnh vườn nhỏ cùng con chó Vàng. Con trai lão lớn lên không có tiền cưới
vợ bèn đi đồn điền cao su. Chỉ còn cậu Vàng với lão nên lão dành hết tình
thương nhớ con vào cậu. Nhưng thật đáng thương vì lão phải bán cậu vàng đi
rồi đem số tiền dành dụm cho con mình sang gửi Ông Giáo - 1 người bạn hàng
xóm thân của lão. Rồi sau đó lão sang nhà Binh Tư xin 1 ít bả chó. Khi nghe
Binh Tư kể lại chuyện đó thì ông Giáo rất buồn và nghĩ ngợi tại sao 1 người như
lão Hạc lại như vậy. Nhưng sau đó lão Hạc lại chết, chết một cách rất đau đớn.
Chỉ có Binh Tư và ông Giáo mới hiểu rõ cái chết của lão.
Bài làm 2: (Tóm tắt theo diễn biến cuộc đời nhân vật)

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn
và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên
đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão
Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua
ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại
bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại
mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình
khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho
con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của
Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như
lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và
đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.
*Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9 – tập 1)
Bài làm 1: (Tóm tắt theo diễn biến tâm trạng nhân vật)
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp
tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta
đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về
làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng
hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt
15


là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn
làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ
làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới
lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải
chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
Bài làm 2: (Tóm tắt theo trình tự thời gian)
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước.

Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và
khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và
chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin
dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông
buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ
chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng
Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với
chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng
theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng
ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng
Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như
chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
* Tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi” (Ngữ văn 9 – tập 2)
Bài làm 1: (Tóm tắt theo diễn biến cốt truyện)
Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt
đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có: hai cô gái rất
trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của
họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây
ra, đánh dấu vị trí các trái bom cưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy
hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc
giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ
vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây
phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình
đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là “ngôi
nhà” của họ đã lưu giữa biết bao kỷ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những
tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Bài làm 2: (Tóm tắt theo diễn biến cốt truyện)
"Những ngôi sao xa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên

xung phong - tổ trinh sát mặt đường - Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống
trong một cái hang trên cao điểm tại một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường
Sơn những năm chống Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném bom,
16


đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những quả
bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết,
nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ,
những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi
người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội
hết lòng lo lắng và chăm sóc cho Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi
trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
3. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Bằng việc áp dụng linh hoạt những giải pháp nêu trên trong tiết 18- lớp 8 và
hai tiết luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ở tiết 19 - lớp 8 và tiết 20 - lớp 9 và cả ở
những tiết học khác khi học về các văn bản tự sự, tôi nhận thấy một sự thay đổi
rất rõ rệt. Đó là đa số học sinh không chỉ nắm được những kiến thức cơ bản về
tóm tắt văn bản tự sự mà quan trọng hơn cả là việc các em đã biết vận dụng kiến
thức vào việc thực hành tóm tắt văn bản tự sự và tóm tắt các loại văn bản khác
thường gặp trong cuộc sống. Kết quả ấy được thể hiện cụ thể trong các giờ
học Ngữ văn về văn bản tự sự. Các em không còn cảm thấy lúng túng, thấy
khó khăn trước những câu hỏi: “Em hãy tóm tắt văn bản…và nêu khái quát
nội dung chính của văn bản”. Đa số các em rất hào hứng với dạng câu hỏi này
và đã trả lời tương đối tốt. Bởi vì các em đã biết cách tóm tắt văn bản và khi
đã tóm tắt được văn bản cũng có nghĩa là phần nào đó các em đã nắm được
nội dung chính của văn bản nên việc trả lời tiếp ý 2 của câu hỏi không mấy
khó đối với học sinh. Kết quả ấy được khẳng định một cách cụ thể hơn, rõ
ràng hơn khi tôi tiến hành khảo sát học sinh của hai lớp 9A và 9B mà tôi đang

trực tiếp giảng dạy với đề bài cụ thể sau:
Tóm tắt tác phẩm “Làng’’ của nhà văn Kim Lân bằng một đoạn văn ( không
quá 10 dòng)
Kết quả cụ thể:
Chất lượng
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
Lớp 9A(35 HS) 10
28,6
21
60
4
11.4
Lớp 9B(29HS)
7
24,1
19
65.6
3
10.3
Căn cứ vào kết quả khảo sát năng lực tóm tắt văn bản tự sự của học sinh
vào thời điểm đầu năm học thì kết quả khảo sát sau một thời gian vận dụng linh

hoạt các giải pháp nêu trên, tôi thấy có một sự chuyển biến rõ rệt. Nếu đầu năm
lớp 9A có tới 30% yếu kém, số lượng bài đạt điểm khá giỏi ít (10,5%) thì ở thời
điểm khảo sát trên, số lượng bài yếu kém chỉ còn 11,4%, số lượng bài khá giỏi
được nâng lên 28,6%. Kết quả khảo sát ở lớp 9B cũng tương đương. Kết quả ấy
đã củng cố thêm trong tôi lòng tin về hướng đi đúng đắn của mình khi rèn luyện
cho các em kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
17


Tuy kết quả có khả quan hơn song vẫn còn một số vấn đề mà giáo viên cần
phải lưu tâm uốn nắn thêm:
- Thứ nhất, việc lựa chọn chi tiết, sự việc chính của một số học sinh đặc
biệt là đối tượng học sinh yếu kém vẫn chưa chính xác. Ngôn ngữ diễn đạt chưa
logic, thiếu tính liên kết.
- Thứ hai, năng lực trình bày văn bản tóm tắt nhất là việc trình bày miệng
của một số học sinh còn hạn chế. Các em thiếu tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lủng
củng, sử dụng quá nhiều từ đêm, từ thừa; tay chân lúng túng, vụng về… nhiều
khi gây cười cho tập thể lớp, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
Trên đây là những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế mà tôi đã
kiểm nghiệm được từ thực tế giảng giạy của mình. Tôi thiết nghĩ, bằng năng lực,
bằng tình yêu nghề, yêu trò và lòng say mê môn Ngữ văn, tôi cũng như tất cả
đồng nghiệp sẽ không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để tìm được hướng đi
thích hợp, đúng đắn, phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với từng đối
tượng học sinh và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay.
3.2. Kiến nghị
Đối với Phòng GD&ĐT:
- Cần tiếp tục tổ chức các đợt học chuyên đề có hiệu quả để giáo viên được
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đặc biệt là kinh nghiệm áp dụng các
phương pháp dạy học tích cưc trong quá trình dạy học môn Ngữ văn.
Đối với nhà trường:

- Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt
động dạy và học.
- Đánh giá đúng năng lực, trình độ của từng giáo viên để động viên, khen
thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích sáng tạo trong hoạt động dạy học.
- Sinh hoạt của tổ nhóm chuyên môn cần thiết thực, bám sát vào từng nội
dung khó, từng chủ đề khó để tìm ra được hướng đi hợp lí cho từng kiểu bài.
Trên đây là toàn bộ nội dung của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp
rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh lớp 8, 9 bậc THCS”.
Với kiến thức và kinh nghiệm có hạn, đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự góp ý, trao đổi của đồng nghiệp để nội dung sáng kiến hoàn chỉnh
hơn, góp phần thiết thực hơn vào việc nâng cao chất lượng học tập của môn học
này.
Thanh Hóa, ngày 20/5/2020
XÁC NHÂN CỦA HIỆU
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi
viết, không sao chép của người khác.
TRƯỞNG
Người viết

Lê Thị Hương
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa
+ Ngữ văn 6 (tập 1,2)
+ Ngữ văn 7 (tập 1,2)
+ Ngữ văn 8 (tập 1,2)
+ Ngữ văn 9 (tập 1,2)
- Sách giáo viên Ngữ văn.

+ Sách giáo viên Ngữ văn 6
+ Sách giáo viên Ngữ văn 7
+ Sách giáo viên Ngữ văn 8
+ Sách giáo viên Ngữ văn 9
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS tập 1,2
(Nxb Giáo dục Việt Nam)
- Luật Giáo dục tại Hội nghị TW 2- khóa VIII
- Phương pháp dạy học Văn THCS, Vụ Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Sách “Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Nxb Đại học Sư phạm)

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH
LỚP 8,9 BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Người thực hiện
: Lê Thị Hương
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường THCS

Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2020

20



×