Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong giờ vật lý tại trường THCS nguyễn hồng lễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
3
3
4
5
15
17


17
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môi trường bao gồm các yêu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có vai trò
cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi
tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ
và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn của cả nhân
loại. Riêng ở Việt nam chúng ta, thực trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo
động ảnh hưởng đến tài nguyên, sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta
cần các giải pháp khắc phục kịp thời và việc bảo vệ môi trường cần được thực
hiện mọi nơi, mọi lúc và với mọi người dân. Chính vì vậy, nhà nước, chính phủ,
các ban nghành, đoàn thể ra sức kêu gọi, lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi
trường sống của chúng ta. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của
Đảng, nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2015, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục môi trường, xác định nhiệm
vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học,
ngoại khóa, xây dựng việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
các giờ học nói chung và môn học vật lí nói riêng.
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn vật lí là một trong những
môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản
về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn
học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi
trường thì giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị

kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục
môi trường trong giờ học vật lí hiện nay còn nhiều hạn chế, còn mang tính hình
thức, giáo viên chỉ truyền đạt theo hướng nói xuông, tích hợp qua loa trong bài
học, mức độ nhận thức của học sinh ít, hiệu quả đạt được chưa cao.
Một số giáo viên cũng đã có các sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề giáo
dục môi trường trong giờ học vật lí. Tuy nhiên, đa số các sáng kiến đều chỉ nêu
nội dung cần tích hợp bảo vệ môi trường trong giờ học nhưng lại chưa có sáng
kiến nào làm rõ được làm thế nào để nâng cao được chất lượng giờ dạy tích hợp
bảo vệ môi trường trong giờ học vật lí để các em hứng thú và phát huy hết nhận
thức của mình trong việc bảo vệ môi trường.
Chính vì những lí do trên, tôi đã không ngừng học hỏi, đúc rút kinh
nghiệm và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp để nâng cao chất lượng
dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong giờ Vật lí tại trường THCS Nguyễn
Hồng Lễ’’ nhằm phát huy tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các
em học sinh thông qua các giờ học vật lí.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số biện pháp thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong giờ học vật lí,


2
giáo dục các em học sinh trong việc bảo vệ môi trường một cách tự giác, có ý
thức để các em ứng dụng bằng các việc làm thiết thực, cụ thể trong sinh hoạt,
đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài chính là các giải pháp giáo viên vật lí cần thực hiện để
nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn
Hồng Lễ ở Sầm Sơn, Thanh Hóa một cách thiết thực, phù hợp với điều kiện của
đơn vị mình thông qua các giờ học vật lí hoặc các hoạt động liên quan đến môn
học.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết bằng cách:
(1) Nghiên cứu lý luận dạy học vật lí để vận dụng vào hoạt động dạy học.
(2) Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa nhằm xác định nội
dung kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững và các kĩ năng vận dụng bài học
vào thực nghiệm, hiện tượng tự nhiên và đời sống.
(3) Tham khảo nội dung cần tích hợp bảo vệ môi trường trong bộ môn vật
lí theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Phương pháp thực nghiệm, thực hành, hoạt động nhóm và trải nghiệm
thực tế của học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu thông qua hoạt động thực nghiệm
sư phạm, phiếu điều tra ở nhóm học sinh để kiểm tra hiệu quả.


3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người cần có nhu cầu tối thiểu về không khí, độ
ẩm, nước, ánh sáng... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các
nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Ngoài ra môi trường cũng là nơi chứa
đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài
nguyên thải vào môi trường.
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, mưa bão, lũ quét
thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi
trường xảy ra trên diện rộng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân
loại đã và đang phải đối mặt. Vì thế, việc nâng cao chất lượng giờ dạy tích hợp

bảo vệ môi trường trong bộ môn vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm
trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng
bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo
dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường đến phụ huynh, mọi
người xung quanh.

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước, cá chết hàng loạt ở TP Hồ Chí Minh


4
Vấn đề về môi trường là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng đến sức khỏe ,đến
sự sống còn của con người, thế mà trong thực tế như hiện nay thì việc tiếp cận
với môi trường của học sinh ở trường THCS lại còn rất hạn chế, do các em chưa
có ý thức cao về bảo vệ môi trường đang sống, học sinh lại ít được tiếp cận với
thông tin mới để mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là về tình hình ô
nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.
Xác định được nhiệm vụ cấp bách trong việc giáo dục môi trường mà
nhà nước đề ra,từ năm 2015 theo quy định của bộ, sở giáo dục các giờ học vật lí,
giáo viên cần sử dụng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong một số nội
dung học cho học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng tích hợp còn ít, mang tính hình
thức, đối phó hoặc phương pháp giáo dục chưa đạt hiệu quả cao, mang tính cào
bằng, chưa phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm đối tượng học sinh mình giảng dạy
và điều kiện, cơ sở vật chất của trường, địa phương, chưa phát huy hết hiệu quả
trong việc giáo dục học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và
người thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường.
Thông qua những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường đều phải có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên
việc nhận thức về môi trường cũng còn hạn chế, nhưng có nhiều việc làm để các

em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện
ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới. Để cùng với toàn thế giới
trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang
phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi
trường xanh – sạch - đẹp”.
Ở các trường THCS việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường trong
môn học vật lí đã được các giáo viên thực hiện trong qua các tiết học song điều
này chưa mang tính thường xuyên, liên tục và chưa có hệ thống, đôi khi chỉ
mang tính sách vở, thiếu gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Do vậy học sinh
còn nắm bắt vấn đề này một cách chung chung, chưa kích thích tính tò mò, sáng
tạo, hứng thú học tập, mở rộng kiến thức, hiểu biết và hướng sự quan tâm tới
việc bảo vệ môi trường.
Đối với học sinh, mặc dù các em đã được nghe, được biết là phải bảo vệ
môi trường nhưng trên thực tế điều này chưa thực sự tác động nhiều đến hành
động của các em. Mối quan hệ giữa việc học kiến thức với thực tiễn đời sống
chưa chặt chẽ. Một ví dụ minh chứng đó là khi lao động các em còn đốt rác là
bao bì ni lon, tạo nên những làn khói ô nhiễm gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Các em vẫn còn tình trạng xả rác không đúng nơi quy định, sử dụng quá nhiều
các núi ni lông, rác thải khó phân hủy, ngó lơ với rác thải bừa bãi ngay xung
quanh mình. Đặc biệt ở khu vực sầm sơn nhiều gia đình các em tham gia dịch vụ
đánh bắt hải sản, du lịch, nhiều gia đình xả nước thải, rác ra sông, biển, bản thân
các em không những không tuyên truyền đến gia đình, có hành động bảo vệ mà
chính các em là người tham gia trong việc hủy hoại môi trường đó.


5

Hình ảnh xả rác, cống nước thải hôi thối tại bãi biển Sầm Sơn
gây ô nhiễm nghiêm trọng
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng giờ học, kích thích các em học sinh yêu
thích môn vật lí.
Theo tôi, để đạt hiệu quả trong hoạt động dạy các nội dung bài học hay
các nội dung tích hợp liên quan thì việc quan trọng đầu tiên là giáo viên phải
nâng cao chất lượng giờ học, kích thích các em yêu thích môn vật lí. Bởi lẽ, khi
học sinh yêu thích môn học thì đồng nghĩa với việc các em sẽ hứng thú, lắng
nghe, tìm tòi và biết vận dụng môn học trong các nội dung liên quan cũng như
các vấn đề về môi trường và trong thực tiễn.
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm
nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan,
thói quen và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp
dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học.
Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy
của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào
việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học.
Hiện nay khoa học công nghệ hiện đại, tranh ảnh, video, thí nghiệm minh
họa , thí nghiệm trực quan là những vật dụng hỗ trợ bổ ích giúp kích thích học
sinh học tập cũng như giúp các em có cái nhìn chân thực về cuộc sống, khí hậu,
môi trường xung quanh. Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ có tất cả 12 lớp học,
tất cả các lớp đều có ti vi và máy chiếu vật thể, là điều kiện rất thuận lợi cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bản thân tôi hầu hết các tiết
dạy đều sử dụng máy tính trong giảng dạy, bài học được học sinh yêu thích và
phấn khởi.

Nhà máy ở Quảng Ninh, xả khói đen ra môi trường


6
Khi dạy phần đối lưu trong bài Đối lưu – Bức xạ nhiệt thay vì giáo viên
chỉ giáo dục bằng hình thức giảng dạy chay, giáo viên có thể dẫn dắt bằng các

hình ảnh thực tế như hình ảnh nhà máy ở Quảng Ninh xả khói đen ra môi
trường: các nhà máy xây dựng các ống khói cao, nhỏ, nhờ vào hiện tượng đối
lưu các khí thải xả lên trời phát tán rộng giảm ô nhiễm môi trường cục bộ. Tuy
nhiên, nó lại cũng gây ra những ô nhiễm môi trường khác như hiệu ứng nhà kính
( sự nóng lên của Trái Đất), mưa axit... Xã hội càng phát triển, nhà máy, khu
công nghiệp càng mở rộng giúp nền kinh tế phát triển mạnh xong cũng gây tình
trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, bên cạnh phát triển nền
kinh tế cần có biện pháp xử lí rác thải, khí thải của các nhà máy, khu công
nghiệp... đồng thời tích cực trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môi trường, mỗi
người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống ô nhiễm môi trường.
Giải pháp 2: Giáo viên cần nắm rõ các nội dung, kiến thức môn học cần và
có thể tích hợp về môi trường.
Để có thể đạt hiệu quả cao trong việc tích hợp môi trường trong môn học
vật lí đối với các em học sinh, mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kiến
thức cần thiết, nắm rõ nội dung tích hợp mình dạy. Giáo viên chính là cây cầu
nối hành trang kiến thức đến các em học sinh, nếu cây cầu ấy không vững chắc
thì thật khó để mọi kiến thức có thể truyền tới các em.
Để nắm rõ các nội dung môi trường cần tích hợp, giáo viên cần nắm vững
các nội dung tích hợp theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo trong môn vật
lí, thông qua liên hệ thực tế bản thân, qua các môn học khác hoặc thông qua
sách, báo, trang mạng...
Giáo viên tham gia các buổi học tập huấn về dạy học tích hợp môi trường
trong giờ học vật lí do cấp trên tổ chức hoặc thông qua buổi sinh hoạt tổ, nhóm,
bộ môn để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như cách dạy học tích hợp bảo vệ môi
trường trong giờ dạy của mình.
Việc giáo dục mang tính chất thường xuyên, rõ ràng và đạt hiệu quả trong
các hoạt động, nội dung tích hợp. Giáo viên không chỉ đưa ra thụ động nội dung
tích hợp, mà là người hỗ trợ, dẫn dắt để các em có thể tự tìm ra và tự nhận thức
trong việc bảo vệ môi trường sống.
Ví dụ 1:

a. Địa chỉ tích hợp: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
trong vật lí 7
b. Phương pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương
phẳng( có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế,
kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước,các hành động để bảo
vệ môi trường nước. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh như:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”
Các em hãy suy nghĩ câu thơ trên so sánh mặt nước sông, hồ như dụng cụ quang
học học nào?


7
Hs trả lời : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó như
những chiếc gương phẳng tự nhiên tôn lên vẽ đẹp cho quê hương.
Giáo viên có thể giới thiệu thêm: Dưới mặt nước mát trong xanh ấy là cả
một đa dạng sinh học: rong, rêu, tảo và động vật thủy sinh, giúp điều hòa không
khí, tạo ra môi trường trong lành. Khi sông, hồ ô nhiễm thì đồng nghĩa với việc
các sinh vật này sẽ bị tiêu diệt.
GV giới thiệu hình ảnh về môi trường
nước chúng ta đang ở tình trạng ô
nhiễm rất nghiêm trọng
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để
có được những mặt nước trong
xanh?

Hình ảnh xả nước cống thải ô nhiễm ra biển tại khu vực
phường Trung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa
HS nhận thức: dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm
nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở

cha mẹ không được bơm các chất độc hại xuống sông, biển, thu gom rác, nhựa,
túi nilông khu vực ao, sông, hồ, biển, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý
thức giữ gìn môi trường. Đặc biệt, quê hương Sầm Sơn, nơi các em đang sinh
sống có bờ biển dài đẹp chúng ta cần bảo vệ môi trường biển ấy để chúng ta có
môi trường sống trong lành hơn, bảo vệ hệ sinh thái biển bên cạnh phát triển
kinh tế đánh bắt hải sản và du lịch.
Ví dụ 2: khi dạy bài: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
MÔN: VẬT LÍ
LỚP: 9
Sau khi dạy xong phần: Công của dòng điện
+ Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là số đo lượng điện năng
chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
+ Công thức tính công của dòng điện: A = Ρt = UIt


8
GV: Việc tiêu thụ nhiều điện năng không chỉ tốn kém về kinh tế mà còn
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Bởi trong quá trình sản xuất điện năng cần
xây dựng đập thủy điện, nhiên liệu, khí đốt… gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
môi trường, sạt lở, lốc xoáy và các chất độc hại thải ra môi trường. Chính vì vậy,
mỗi người luôn ý thức trong việc tiết kiệm điện. Ngay chính các em khi tiết
kiệm điện cũng đã góp phần trong việc giữ gìn môi trường sống trong lành của
chúng ta.
GV: yêu cầu học sinh nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng tiêu thụ:
HS:
+ Giảm thời gian sử dụng.
+ Sử dụng đồ dùng điện có công suất tiêu thụ bé.
* Giảm tuyệt đối thời gian sử dụng điện năng vô ích như chiếu sáng
không cần thiết, để động cơ chạy không (tắt khi không sử dụng).
* Lựa chọn các thiết bị điện, đồ dùng điện có cồng suất phù hợp với yêu

cầu sử dụng.

+ Đèn huỳnh quang hay còn có một cách gọi khác là bóng tuýp. So với
đèn sợi đốt thì đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn 40% lượng điện tiêu thụ.
Giáo viên hỗ trợ thêm để giáo dục học sinh:
+ So với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn compact có nhiều ưu điểm: tiêu hao
điện ít (tiết kiệm 80% điện năng), phát sáng gấp bốn lần, tuổi thọ gấp sáu lần.
Chính những ưu điểm nói trên nên bóng compact đã loại dần bóng đèn tròn sợi
đốt.
+ Bóng đèn Led được thiết kế từ các chip Led (Diot phát quang) nhằm
thay thế các bóng đèn chiếu sáng thông thường như Compact và sợi đốt với
nhiều tính năng nổi bật. Ngày nay bóng đèn Led được ưu tiên lựa chọn cho đầu
tư chiếu sáng công trình và dân dụng với các ưu điểm:
Tiết kiệm hơn 80% điện năng tiêu thụ (1bóng Led công suất 5W tương bóng sợi
đốt công suất 40W và tương đương bóng Compact 15W)
+ Phát hiện và xử lí kịp thời các sự cố về điện, loại trừ tổn hại về điện
năng do quá tải.
Giải pháp 3: Giáo dục môi trường với học sinh trong các hoạt động
thực hành, thí nghiệm.


9
Vật lí là môn học thực nghiệm, đa số các giờ học đều có thí nghiệm hoặc
các giờ thực hành. Sau mỗi hoạt động thí nghiệm, thực hành, việc giáo dục học
sinh cách thi dọn đồ dùng thí nghiệm và vật dụng thí nghiệm cũng chính là hình
thức thiết thực nhất trong việc giáo dục các em tính tự giác, kỉ luật, bảo vệ môi
trường. Từ đó, các em có ý thức bảo vệ, dọn dẹp sau mỗi hoạt động của bản
thân, tạo môi trường sống và hoạt động trong sạch, an toàn.
Bên cạnh việc thực hành trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn tổ chức các
nhóm tham gia ghép tranh ảnh, các hình ảnh liên quan đến bài học có liên quan

đến vấn đề môi trường.
Ví dụ : ngay khi dạy bài: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
MÔN: VẬT LÍ
LỚP: 9
Giáo viên tích hợp bảo vệ môi trường sau khi học xong phần các biện
pháp tiết kiệm điện.
Tôi đã phân nhiệm vụ chuẩn bị trước bài học cho các nhóm chuẩn bị
tranh ảnh:
Nhóm 1: các hình ảnh ảnh hưởng của việc sản xuất điện đối với môi trường .
Nhóm 2,3: các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
Nhóm 4: các biện pháp, hình ảnh tiết kiệm điện năng.
Với hình thức này, tôi thấy các em hứng thú với bài học, tăng cường họat
động nhóm, giúp tiết học sinh động và nâng cao lớn đến ý thức và hoạt động
thực tiễn đến học sinh trong việc tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ
môi trường không chỉ là việc không xả rác vào môi trường mà còn có nhiều biện
pháp khác, thông qua các hoạt động gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường. Việc
bảo vệ ngay mọi nơi, mọi lúc và hầu hết trong các hoạt động của mỗi người.


10

Hình ảnh nhà máy điện nhiệt điện xả khí thải ra môi trường bên ngoài


11

Hệ lụy của các nhà máy thủy điện đối với môi trường


12

Báo tường do các em học sinh lớp 9 trường
THCS Nguyễn Hồng Lễ thực hiện

Bức tranh nhóm học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Hồng Lễ
tham gia tìm hiểu các biện pháp tiết kiệm điện


13

Hình ảnh hoạt động dạy học tiết học: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
tại lớp 9A3 trường THCS Nguyễn Hồng Lễ
Giải pháp 4: Tăng cường sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lí tự làm bằng
các vật dụng ít gây ô nhiễm môi trường như gỗ hoặc từ phế thải như: chai
nhựa, cao su, túi ni lông... hoặc học sinh vẽ, tìm hiểu tranh ảnh bảo vệ môi
trường liên quan đến bài học.
Khi thực hiện giải pháp này không những giúp các em phát huy khả năng
tư duy, thực hành, khoa học, ứng dụng thực tế và kích thích hứng thú học tập mà
còn giúp các em có hành động thực tế trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra,
việc này còn có tác động tuyên truyền đến chính bạn bè, người thân của học
sinh. Phát huy tích cực trong việc giáo dục môi trường trong bộ môn vật lí.
Ví dụ: Trong bài: Bình thông nhau của vật lí 8, giáo viên có thể giao cho học
sinh làm các vật dụng bình thông nhau, vòi phun nước bằng chai nhựa, phế liệu
trong cuộc sống.


14

Hình ảnh một số đồ dùng thí nghiệm tự chế của học sinh



15
Giải pháp 5: tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học, sử dụng phế liệu trong
cuộc sống thiết kế đồ dùng thí nghiệm vật lí trong học sinh.
Giải pháp này cũng tương tự giải pháp 4, song việc tổ chức các cuộc thi sẽ
kích thích và phát huy hết khả năng của các em trong việc sử dụng đồ tái chế
bảo vệ môi trường trong bộ môn vật lí.
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, ứng dụng vào phát triển khoa học kĩ
thuật. Việc tổ chức các cuộc thi như trên giúp các em có khả năng thực hành cao,
có thể ứng dụng nhiều trong cuộc sống và sự phát triển khoa học về sau. Bên
cạnh đó, khi thực hiện sử dụng đồ tái chế bải vệ môi trường cũng giúp các em
nhận thức và có cái nhìn tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường không chỉ ngay
trên lớp học mà còn cả sau này.
Giải pháp 6: Giáo viên vật lí kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh
cũng như một số bộ môn khác và nhà trường, đoàn thể để tăng cường giáo
dục môi trường cho các em một cách sâu sắc, toàn diện và hiệu quả.
Việc đồng loạt giáo dục trong các môn học và các hoạt động của học sinh
sẽ giúp các em luôn tự giác trong việc bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi,
vận dụng mọi kiến thức môn học để có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, bảo vệ nguồn nước, khí hậu, môi trường sống xung quanh.
Kết hợp với nhà trường, giáo viên, đoàn thể tổ chức các hoạt động dọn vệ
sinh môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.


16
Học sinh Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ tham gia dọn vệ sinh sân trường


17

Học sinh Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ tham gia dọn vệ sinh môi trường,

thu gom rác thải tại khu vực bãi biển Vinh Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Bản thân tôi đã đề xuất và thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm,
nhà trường, đoàn, đội tổ chức và tham gia cùng các em học sinh các buổi lao
động dọn vệ sinh trường, khu vực xung quanh trường, dọn rác bãi biển nơi mình
sinh sống. Các em rất hào hứng tham gia và có ý thức bảo vệ môi trường cao
hơn. Khi các em đã có nhận thức rõ về môi trường thì trong quá trình dạy học
vật lí việc giáo dục bảo vệ môi trường, các em cảm thấy rất cần thiết và hứng
thú hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh ngiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh ngiệm này, hầu hết các giờ học vật lí của
tôi việc tích hợp giáo dục môi trường đạt hiệu quả rất cao, học sinh yêu thích,
đồng nghiệp đánh giá cao. Nhiều giáo viên vật lí và giáo viên bộ môn khác cũng
bắt đầu ứng dụng một số giải pháp mà tôi đưa ra để sử dụng cho tiết dạy của
mình.
Qua thời gian áp dụng các pháp trên trong tích hợp bảo vệ môi trường
trong giảng dạy môn vật lý tôi đã chứng minh cho tính hiệu quả đề tài bằng các
câu hỏi đánh giá khả năng nhận thức của các em như sau:


18
Trước khi áp dụng các giải pháp trên, kết quả học sinh yêu thích, nhận thức
và hiểu rõ biện pháp bảo vệ môi trường trong giờ học vật lí khi phát phiếu điều
tra của các lớp khối 6,7,8,9 năm học 2018 – 2019 được:
Khối
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
6
50/121
41,3

7
60/126
47,6
8
42/120
35,0
9
63/118
53,4
Sau khi áp dụng các giải pháp trên , kết quả học sinh nhận thức, yêu thích
và hiểu rõ biện pháp bảo vệ môi trường trong giờ vật lí, phát phiếu điều tra với 4
khối 6,7,8,9 năm học 2019-2020, kết quả thu được như sau:
Khối
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
6
98/122
80,3
7
103/121
85,1
8
95/116
81,9
9
96/120
80,0
Qua kết quả thu được từ thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của
học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào

bảo vệ môi trường như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học,
không xã rác nơi công cộng,……..Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa
đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , các em còn là các tuyên truyền
viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo
vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân
và gia đình.
Nhận thức của các em về môn vật lí không còn đơn giản là môn thực
nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống,
biết làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình…, song
song đó các em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ
môi trường các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa
ra ý kiến khiến cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.


19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
- Để nâng cao chất lượng giờ dạy tích hợp bảo vệ môi trường trong giờ
học vật lí được nêu ra trong đề tài này có sự phối hợp linh hoạt các phương
pháp giảng dạy. Tuỳ theo từng vùng ,từng đối tượng học sinh mà người giáo
viên có thể áp dụng khác nhau cho phù hợp.
- Để cho học sinh có thể nhận thức sâu sắc, hiểu biết và hứng thú, ý thức
trong việc bảo vệ môi trường giáo viên cần kết hợp nhiều giải pháp và tích hợp
giáo dục môi trường thường xuyên trong giờ học cũng như ngoài giờ.
- Tuy nhiên do thời gian, kinh nghiệm và điều kiện thực hiện chưa có
nhiều nên chuyên đề này vẫn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những
đóng góp, bổ sung ý kiến từ các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện
hơn.
Bài học kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên:

- Phải nắm chắc chương trình vật lí THCS, nghiên cứu kĩ các tài liệu như:
SGK, SGV,tài liệu hướng dẫn nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của
Bộ giáo dục và đào tạo. Luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn, nâng cao tay nghề, tìm tòi các phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao
nhất.
- Có phương pháp dạy lôgic từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp
bằng hệ thống câu hỏi liên hệ bài học vào thực tế, để giúp các em khắc sâu vào
bài học hơn và yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu tìm tòi.
- Có các giải pháp cụ thể trong từng trường hợp ứng dụng môn học trong
việc bảo vệ môi trường. Liên hệ thực tế gần gũi, thiết thực đối với học sinh.
- Nắm chắc đặc điểm của từng đối tượng HS để gây hứng thú học tập cho
các em, từ đó các em hình thành ý thức say mê, tìm tòi, nghiên cứ bài học vật lí.
- Khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ
dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
b. Đối với học sinh:
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường: nguồn nước, không khí, năng
lượng, đất...
- Biết nhìn nhận mối tương quan giữa kiến thức môn học với hiện tượng
thực tế, các vấn đề môi trường liên quan.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, tính cần cù, chịu khó, giúp các em
khá giỏi mở rộng suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
3.2. Kiến nghị
- Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong được phòng tạo điều kiện, tổ
chức các cuộc thi khoa học, ứng dụng vật lí sử dụng đồ tái chế sử dụng trong


20
cuộc sống, thí nghiệm để học sinh có cơ hội trải nghiệm, sáng tạo và nhận thức
sâu sắc hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
- Nhà trường có thể tạo điều kiện, phối hợp với phụ huynh để các em có

thể tham gia hoạt động trải nghiệm, tham quan các nhà máy điện để các em
hứng thú và tích cực trong việc bảo vệ môi trường, khí hậu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Sầm Sơn, ngày 16 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh, Vật lí 6- SGK NXB Giáo Dục Việt Nam.
2. Vũ Quang – Nguyễn Đức Thâm, Vật lí 7- SGK NXB Giáo Dục Việt Nam
3. Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh, Vật lí 8- SGK NXB Giáo Dục Việt Nam.
4. Phạm Thị Ngọc Thắng - Nguyễn Văn Thuận, (tháng 1 năm 2012), Sách Giáo
Khoa Vật Lý 9, NXB Giáo Dục Việt Nam, in tại công ty TNHH MTV In & Văn
hoá phẩm.
5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý Trung học cơ sở - Bộ giáo dục
và đào tạo năm 2012.
6. Tài liệu tham khảo trên các trang mạng.




×