Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 4
Tiết 13: ÔN TẬP BÀI CÒ LẢ
& Tập đọc nhạc: TĐN số 4
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca Bài Cò lả (dân ca Bắc Bộ).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp,
theo phách).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
- Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và lời ca bài TĐN số 4: Con chim ri
- Giáo dục: Học sinh yêu quý dân ca và biết trân trọng người lao động. Yêu
thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập Bài Cò lả
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4 (hoặc GV trình bày).
- Cả lớp hát lại bài một lần (GV đệm đàn).
- Học sinh hát vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
@ e | Ú e e | Ú e e | Ö (Nhịp)
@ e | Ú é e | Ú é e | Ö (Phách)
@ é | Ú é é | Ú é é | Ö (Tiết tấu)
Con cò, cò bay lả lả bay la ...
- Một số học sinh trình bày bài hát (có động tác phụ họa).
* Phần Xướng: “Con cò … cánh đồng” (Một HS có giọng hát hay).
* Phần Xô: “Tình tính tang … nhớ hay chăng” (Cả lớp cùng hát).
- Giáo viên có thể cho các em biểu diễn bài hát theo Tổ, Nhóm … và nhận xét,
đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập đọc nhạc TĐN số 4
Nguyễn Phước Thành () Trang 1
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
- Giáo viên cho học sinh quan sát Bài TĐN số 4 “Con chim ri” và trả lời câu hỏi
gợi ý:
* Trong Bài Tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
* Em hãy so sánh tiết tấu của 4 câu hát.
- Học sinh luyện tập cao độ:
&======r======s======t
======u======v====®
Đô Rê Mi Pha Son
- Học sinh luyện tập tiết tấu:
@ q q | h | q q | h | q q | h | q q |
h ]
Đen – Đen – Trắng . . .
- Tập đọc nhạc : TĐN số 4 Con chim ri (SGK – 23)
* Đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1.
* Đọc tiếp câu 2, câu 3, câu 4.
* Khi HS đọc chính xác cao độ, giáo viên mới cho ghép với trường độ.
* Đọc xong 4 câu, giáo viên cho học sinh ghép lời ca.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 23/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 3 bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng
thắm mãi vai em, Cò lả. & Nghe nhạc.
Nguyễn Phước Thành () Trang 2
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
MĨ THUẬT 5
Tiết 13 : TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu đặc điểm, hỉnh dáng của một số dáng người hoạt động.
- Học sinh nặn được một, hai dáng người đơn giản (Hình nặn cân đối, giống
hình dáng người đang hoạt động).
- Giáo dục: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con
người.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và
gợi ý:
* Nêu các bộ phận của cơ thể người (đầu, thân, chân, tay,…).
* Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì? (đầu tròn, chân, tay,…có dạng
hình trụ).
* Nêu một số dáng hoạt động của người (đi, đứng, chạy, nhảy,…).
* Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn
- Giáo viên nêu các bước nặn và nặn mẫu cho học sinh quan sát:
* Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép dính lại và chỉnh
sửa cho cân đối.
* Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt,
áo,…rồi tạo dáng theo ý thích.
- Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp hình theo đề tài.
Nguyễn Phước Thành () Trang 3
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
Lưu ý: Khi nặn giáo viên cần thao tác chậm, rõ ràng đúng trình tự các bước nặn
cho học sinh dễ dàng ghi nhớ và làm theo.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Học sinh có thể vẽ trước một vài dáng người trên giấy để chọn dáng đẹp và
sinh động, dễ nặn.
- Giáo viên cho một số học sinh khá nặn theo nhóm.
- Giáo viên theo dõi, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm dáng người vá cách nặn để
bài tập thêm phong phú, đa dạng hơn.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn và nhân xét, xếp loại một số bài nặn về:
* Tỉ lệ của hình nặn (hài hòa, thuận mắt).
* Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh).
- Học sinh nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng của mình và nêu lý do vì sao
đẹp và chưa đẹp.
- Giáo viên tổng kết và khen ngợi những em có bài đẹp.
- Giáo vien nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà sưu tầm trên sách báo về
trang trí đường diềm ở các đồ vật.
- Học sinh chuẩn bị Bài Vẽ trang trí : “Trang trí đường diềm ở đồ vật”.
SẮP ĐẾN TẾT RỒI
(Nhạc và lời: Hoàng Vân)
&==2==G====G====W==
=!====T==:==!
====G====D====W==!
===V=:=!
Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui.
&===G====G-====W==!
==T==:=!==D===D===W=!
Nguyễn Phước Thành () Trang 4
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
==V==:=!
==B===C====D===E==!
Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui. Mẹ mua cho áo
&===V===V==!
==D===F===D===B====S=
=:=!==B===C===D===E==!
===V===V==!
mới nhé ! Ai cũng vui mừng ghê. Mùa xuân nay em đã lớn
&==F===E===D====C==!
==R==:==!=êÚ!=êÚ!=êê!=
Ú==:®
Biết đi thăm ông bà. (vỗ tay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . )
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 1
Tiết 13: HỌC HÁT BÀI SẮP ĐẾN TẾT RỒI
(Nhạc và lời: Hoàng Vân
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo tiết tấu lời ca).
- Giáo dục: Niềm vui ngày Tết và qua bài hát các em biết kính trọng, yêu
thương ông bà, cha mẹ.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Sắp đến Tết rồi
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
Nguyễn Phước Thành () Trang 5
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 13: 15.11.2010 – 19.11.2010
@ e e q | q Q \ e e q | q
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui…
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Sắp đến
Tết rồi. . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, nhí nhảnh. Cấu trúc bài hát là một đoạn
đơn gồm 4 câu hát ngắn. Câu 1, 2 có tiết tấu giống nhau, câu 3 và 4 cũng gần
giống nhau, chỉ khác ở ô nhịp thứ hai.
Trong bài không có dấu luyến. Cuối mỗi câu hát thường nghỉ 1 phách.
Câu kết bài mở rộng bằng tiếng vỗ tay @ êÚ'êÚ'êê'ÚQ]
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2
và nghỉ ở
cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng đen). Tốc độ bài hát vừa phải nhưng rất
vui tươi, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
* Giáo viên chú ý luyện tập học sinh cách vỗ tay ở câu cuối bài. Có thể tách
riêng ra rồi sau đó ghép lại vào bài khi đã hát thuộc.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo phách, theo tiết tấu lời ca:
@ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo phách)
@ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | Ú Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo tiết tấu)
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Nguyễn Phước Thành () Trang 6