Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số kinh nghiệm đa dạng hóa hệ thống bài tập vào thiết kế bài giảng e learning giúp học sinh tự ôn tập bài “đây thôn vĩ dạ” của hàn mặc tử (sách giáo khoa ngữ văn 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 20 trang )

Tên đề tài:
Một số kinh nghiệm đa dạng hóa hệ thống bài tập vào thiết kế bài giảng ELearning giúp học sinh tự ôn tập bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
( sách giáo khoa Ngữ văn 11)
1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài:
1.1.1. Đào tạo trực truyến trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0 đang trở
thành một xu thế đào tạo mới, học tập trực tuyến (e-Learning) mang nhiều ưu điểm
vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá
nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Bởi
vậy xây dựng bài giảng điện tử e -Learning là một trong những kỹ năng cần thiết
cho mỗi giáo viên ngày nay để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình. Việc
ứng dụng bài giảng e - Learning trong trường học rất cần thiết, bởi một bài giảng e
- learning bao gồm bài trình chiếu kết hợp âm thanh lời giảng của giáo viên kết hợp
với hệ thống bài tập để học sinh có thể tự học tập, theo dõi lại tiết học qua bài
giảng E - learning của giáo viên, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và vận dụng
kiến thức trong thực tiễn.
1.1.2. “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (SGK Ngữ văn 11) được xem là
một tác phẩm hay song cũng là một tác phẩm khó tiếp cận với học sinh bởi sự trùng
điệp trong tầng nghĩa của ngôn từ khiến học sinh lúng túng. Thêm nữa, quỹ thời
gian 2 tiết dạy ở trên lớp khiến giáo viên không đủ để vừa bình những cái hay, điểm
sáng của tác phẩm, những đặc sắc trong sáng tạo của thi nhân lại vừa hướng dẫn
học sinh ôn tập, khắc sâu, nâng cao kiến thức. Vì vậy bản thân giáo viên và học
sinh đều có nhu cầu được bộc lộ sự hiểu biết, học hỏi sâu hơn bài học trước sự độc
đáo của tác phẩm. Điều này học tập trực tuyến qua bài giảng E learing có thể giải
quyết được.
1.1.3. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Là
một giáo viên trực tiếp, trước mỗi tiết học tôi luôn có những câu hỏi trăn trở: làm


thế nào để học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức chủ động? để đem lại niềm vui, sự
hứng khởi cho các em ở mỗi bài học? để thông qua mỗi tiết dạy có thể bồi đắp tâm
hồn vốn rất nhạy cảm của các em? Và làm thế nào để việc học tập của các em
không bị gián đoạn (bởi lý do khách quan, chủ quan)? Để trả lời được những câu
hỏi trên, bên cạnh việc học hỏi các phương pháp của đồng nghiệp, tôi đã sử dụng
bài giảng E learning và đạt được thành công nhất định
Từ những lí do trên, từ những trăn trở và kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn
đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình với tên đề tài: Một số kinh nghiệm đa
1


dạng hóa hệ thống bài tập vào thiết kế bài giảng E learning giúp học sinh tự ôn
tập bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử ( sách giáo khoa Ngữ văn 11)
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà
đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử thể hiện qua niềm thiết tha đến khắc khoải
đối với cảnh vật và con người. Nhận ra dạng liên kết vừa đứt đoạn, vừa nhất quán
khá điển hình của mạch thơ. Chỉ ra lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong việc nắm vững tri
thức, kĩ năng thực hành, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm thông qua hệ thống kiến
thức cơ bản,bài tập.
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu sắc về con người, văn hóa Huế
để từ đó tăng cường lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước.
- Cung cấp thêm tư liệu cho các khóa học sau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 11, trường THPT Thiệu Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu vận dụng những phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo
dục. Bao gồm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích các loại tài liệu…

- Phương pháp tích hợp: Vận dụng kiến thức của các ngành như báo chí,
công nghệ thông tin; âm nhạc; những tác phẩm của tác giả Hàn Mặc Tử hoặc tác
giả khác để phục vụ bài học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở kết quả thu được từ thực
nghiệm rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và xử lý các số liệu thu được qua thực tế,
qua thực nghiệm, qua kết quả các năm học.
1.5. Điểm mới của đề tài
- Đã có rất nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy tác phẩm “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Theo định hướng phát triển năng lực của học sinh,
kĩ thuật đặt câu hỏi…) cũng như đề tài về thiết kế bài giảng E – learning. Tuy
nhiên, đa số các đề tài hoặc chỉ tập trung vào khai thác một khía cạnh của phương
pháp dạy học hoặc cách thức tiến hành một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin
chứ chưa chú ý đến nội dung ôn tập và phương pháp tự học của học sinh. Điều này
lại chính là điểm mới của đề tài: Giúp học sinh tự học, tự ôn tập một cách chủ
động.
- Điểm mới thứ hai của đề tài so với các đề tài cùng chủ đề là: Các bài giảng
E – learning khác về “Đây thôn Vĩ Dạ” chủ yếu giảng dạy kiến thức cơ bản, có
chăng lồng ghép một số bài tập đơn giản thì đề tài này đã xây dựng một hệ thống
các dạng bài tập giúp học sinh dễ dàng khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức.
2.Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2


2.1.1 E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ có nhiều
quan điểm và cách hiểu khác nhau. Tựu chung lại có thể hiểu E-Learning là một
thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và
truyền thông và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD – ROM, DVD, TiVi
hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động, máy tính bảng) để đến người đọc.

Bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning hay bài giảng điện tử E-Learning là
thể hiện cao cấ nhất của bài giảng điện tử bởi nó có thể chứa không chỉ bài giảng
text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hóa theo định dạng
SCORM, AICC để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng (Learning Management
System: LMS). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thì: “Bài giảng E-Learning
được tạo ra từ các công cụ bài giảng, có khả năng tích hợp đa hương tiện truyền
thông (multimedia) gồm phim (vdeo), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh (tiếng
nói…), tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC.”
Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài
trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng e-Learning
có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng
tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy,
không cần đến trường – lớp.
Về hình thức: Một bài giảng điện tử theo chuẩn e-Learning là bài giảng trước
hết phải đáp ứng một trong các chuẩn đóng gói của hệ thống LMS (SCORM,
AICC, Black Board, Tin–Can API).
Về nội dung, bài giảng điện tử e-Learning phải đáp ứng được yêu cầu tự học
của người học của người học. Như vậy, nội dung slide bài giảng rõ ràng, mạch lạc,
có phim ảnh, tư liệu minh họa nội dung bài giảng, có ghi âm, ghi hình lời giảng của
giáo viên, có các bài trắc nghiệm kiến thức. Phải có những ràng buộc về mặt kiến
thức đối với người học; có đính kèm tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài
học.
Một bài giảng e-Learning có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước
như sau:
Xácđịnh mục tiêu bài học
Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản
Multimedie hóa kiến thức
Xây dựng thư viện tư liệu
Xây dựng số hóa kịch bản.
Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói.

2.1.2. Ngữ văn nói chung là một môn học có đặc thù riêng: vừa có tính chất
nghệ thuật vừa có tính chất khoa học, nó đòi hỏi người học phải cảm thụ tác phẩm
bằng cả tình cảm và lí trí trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó để nhận ra những nét
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Vì thế, việc xây dựng được hệ thống bài tập
giúp học sinh củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức là cần thiết bởi từ đây học sinh
ghi nhớ kiến thức đã học để từ đó có những ứng dụng trong cuộc sống. Ngoài ra
3


các trò chơi được vận dụng hợp lí trong bài giảng sẽ giúp giờ học hấp dẫn và sáng
tạo hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT những năm trước đây, bản thân tôi
nhận thấy hầu hết các em học về bài học “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử còn
thụ động, đa số trông chờ vào việc đọc - chép của giáo viên, ít có hứng thú trong
việc ôn tập sau bài học. Nhiều em học sinh có lòng yêu mến tác phẩm nhưng để
chỉ rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm lại rất lúng túng, ngay cả với học sinh khá giỏi.
Điều này cũng dễ lý giải bởi thực tế đây là thi phẩm có sự đan xen giữa thực và
mộng, có những hình ảnh khó nắm bắt đối với học sinh.
Hiện nay, dưới thời đại công nghệ thông tin 4.0 học sinh có nhiều kênh học.
Có thể học trực tiếp với các thày cô trên lớp, học qua các trang học tập online như:
Học mãi,360, 24h… hoặc qua truyền hình, qua face book (các thầy cô, sinh viên
livetriem)… tuy nhiên, điểm chung là các bài giảng chủ yếu đi sâu vào vào khai
thác kiến thức cơ bản thông qua phân tích bài thơ, đoạn thơ chứ không chú trọng,
thậm chí là bỏ qua các bài tập giúp học sinh củng cố, mở rộng, khác sâu, vận dụng
kiến thức.
Công tác giảng dạy dưới thời khoa học máy tính phát triển mạnh mẽ, việc
thực hiện một tiết dạy giáo án điện tử có lẽ không còn quá xa lạ với các giáo viên,
đặc biệt là giáo viên THPT. Song trên thực tế, đa số các giáo viên chỉ dừng lại ở
việc thiết kế một giáo án Powerpoint đơn thuần phục vụ việc giảng dạy trực tiếp

hoặc online qua zoom, Meet chứ rất ít giáo viên soạn bài giảng E-Learning đặc
biệt với mục đích hướng dẫn ôn tập cho học sinh bởi thực tế để tạo được một bài
giảng E-Learning, nhất là bài giảng giúp học sinh ôn tập tốn rất nhiều thời gian và
công sức.
Hiện có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài
giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring
Suite.... Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan
trọng là đáp ứng chuẩn về E-Learning là SCORM, AICC…. Qua nghiên cứu, thực
hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy
phần mềm Ispring Suite 9 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn
phần mềm Ispring Suite 9 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết
hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. là một trong
những phần mềm soạn bài giảng E-Learning được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Phần mềm được xây dựng và phát triển bởi iSpring. Phiên
bản mới nhất tính đến thời điểm mình viết bài này là phiên bản iSpring Suite 9
được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2018. Ispring Suite biến Powerpoint
thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học,
tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu
hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm
nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến … Bài giảng điện tử
4


E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài
nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS
PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong
các tiết dạy có ứng dụng CNTT
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên tôi đã tiến hành thực nghiệm làm sao
cho việc sử dụng hệ thống bài tập, trò chơi vào bài giảng E – learing để học sinh
tự ôn tập đạt hiệu quả cao nhất. Tôi xin giới thiệu một số biện pháp cụ thể đa dạng

hóa hệ thống vào bài giảng E- Learning để giúp học sinh ôn tập bài "Đây thôn
Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (chương trình lớp 11 THPT).
2. 3. Biện pháp thực hiện:
2.3.1.Đa dạng hóa hệ thống bài tập qua việc khai thác Quiz trên phần
mềm iSpring Suite 9.
Tạo bài tập trắc nghiệm Quiz gần như là việc làm không thể thiếu khi
soạn bài giảng E-Learning. Chương trình iSpring Suite 9 hỗ trợ cho người dùng
rất nhiều dạng bài tập khác nhau và việc sử dụng dạng bài tập nào phụ thuộc vào
tình huống cụ thể, ý tưởng của giáo viên. ISpring Suite cung cấp cho chúng ta tổng
cộng có tất cả 14 dạng bài tập được giới thiệu:

( Hình 1)
Để sử dụng Quiz ta lần lượt tiến hành qua các bước:
+Bước 1: đầu tiên chúng ta phải vào tạo 1 slide mới ngay cạnh slide mà
chúng ta muốn tạo bài tập.
+ Bước 2 Chọn thẻ iSpring Suite => chọn tiếp Quiz
+ Bước 3: Chọn tiếp Graded Quiz.
+ Bước 4: Chọn Question
+ Bước 5: Lựa chọn dạng bài tập ( trong 14 gợi ý của phần mềm)
Trước sự phong phú mà iSpring Suite 9 cung cấp, tôi đã hệ thống các bài tập
ở ba mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp. Để tăng tính hấp
dẫn cho bài ôn tập tôi đã sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau như:
5


Dạng bài tập chon một đáp án đúng, loại bài tập này có nhiều lựa chọn để trả
lời nhưng chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. (Multiple Choice). Ở dạng
bài tập này, các phương án trả lời được tôi đưa ra gần giống nhau nhằm gây nhiễu,
buộc học sinh phải vận dụng kiến thức để nhận biết đáp án đúng.
Ví dụ ( hình 2):


Hình 2
Dạng bài tập chọn nhiều đáp án đúng, loại bài tập này có nhiều lựa chọn để
trả lời và cũng có nhiều đáp án đúng (Multiple Response). Sử dụng dạng bài tập
này tôi lồng ghép để ôn tập các bài đã học trước đó của học sinh. ở phương án sai,
tôi sử dụng kiến thức của bài học về Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính để khi học
sinh nhận biết đáp án đúng cũng đồng thời phân biệt được vowisvungf kiến thức
khác.
Ví dụ (Hình 3):

Hình 3
Để làm được bài tập trên học sinh cần nắm vững kiến thức về sự nghiệp văn
học của Hàn Mặc Tử, đồng thời có thể ghi nhớ thêm kiến thức về các nhà thơ khác
qua việc nhận diện các tác phẩm của họ.
Dạng bài tập đúng sai, đối loại bài tập này người học cần lựa chọn một trong
hai phương án là đúng hoặc sai (True/False). Tôi chọn dạng bài tập này để học
sinh có thể kiểm tra được độ phản xạ nhanh của mình.
Ví dụ (Hình 4):
6


Hình 4
Dạng bài tập ghép đôi, loại bài tập này người học cần kéo ghép phương án
trả lời ở cột trái với cột bên phải tương ứng (Matching). Ở dạng này tôi thiết kế các
câu hỏi để nhận biết, bên trái tôi ghi tên sự kiện chính trong cuộc đời nhà thơ hoặc
vị trí khổ thơ, cột bên phải tôi cung cấp sự kiện,thông tin. Học sinh sẽ lựa chọn để
nối các phương án chính xác để củng cố kiến thức của mình.
Ví dụ ( Hình 5):

Hình 5

Dạng bài tập trả lời ngắn, loại bài tập này tôi soạn ra những câu trả lời có
thể chấp nhận được và người học có thể trả lời bằng cách nhập câu trả lời ngắn gọn
của mình vào (Short Answer)
Ví dụ (Hình 6):

7


Hình 6
Dạng bài tập để học sinh viết văn bản tự do (Essay). Ở dạng này tôi thường
đưa ra những yêu cầu ở mức độ thông hiểu, vận dụng thấp.
Ví dụ ( Hình 7)

Hình 7
Trước khi sử dụng Quiz tôi thường hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản cho
học sinh. Đó là kiến thức cần nắm vững về tác giả Hàn mặc Tử, tác phẩm “Đây
thôn Vĩ Dạ” (hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc,những giá trị về nội dung và nghệ
thuật). sau đó tôi mới tiến hành cho học sinh ôn tập
Khi sử dụng Quiz tôi thường dựa trên mục tiêu của phần kiến thức cần ôn tập
thiết lập hệ thống câu hỏi trước trên giáo án Word của mình, sau đó chọn các dạng
bài tập phù hợp để thiết lập bài giảng. Và nhất thiết các bài tập của mỗi phần học
phải phong phú đồng thời tăng dần độ khó để tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Ngoài ra sử dụng Quiz trên iSpring Suite tôi thường thiết lập thuộc tính cho
nó (tên bài kiểm tra, số điểm,…) và chọn phương án người học có thể nhận được
câu trả lời của bài học qua email của mình. Để học sinh có thể làm tốt phần bài tập
này, việc làm bắt buộc là phải Việt hóa Quiz bởi iSpring Suite 9 các câu lệnh là
tiếng anh, sẽ rất khó khăn cho những học sinh không xuất sắc về ngoại ngữ.
2.3.2. Đa dạng hóa hệ thống bài tập thông qua trò chơi.
Trong bài giảng ôn tập trên giáo án e Learning của mình, với mục tiêu giúp
học sinh khắc sâu kiến thức từ đó có những vận dụng sáng tạo cùng những chiêm

8


nghiệm trong thực tế đời sống tôi đã sử dụng trò chơi để kích thích khả năng tự học
của các em.
Thực tế hiện nay học sinh được tiếp xúc với rất nhiều các dạng trò chơi mà
giáo viên sử dụng qua giáo án điện tử (powerpoint) trên lớp. Đó có thể là các trò
chơi mô phỏng game show truyền hình như Ai là triệu phú; Đường lên đỉnh
Olympia, rung chuông vàng…hay các trò chơi truyền thống như ô chữ..Đa số việc
sử dụng phương pháp trò chơi này đều khiến giờ học hết sức sinh động, vui vẻ. Để
tránh trùng lặp, hơn nữa bài giảng này thiết kế giúp học sinh có thể tự ôn tập ở nhà
nên để kích thích vào cái tôi mong muốn được khẳng định mình của những người
trẻ tuổi như học sinh trung học phổ thông tôi đã sử dụng trò chơi “Vươn lên tầm
cao mới”. Trong trò chơi này tôi sử dụng 10 câu hỏi tương ứng với 10 nấc thang
vươn đến thành công, với mỗi câu trả lời đúng người chơi “được” bước lên một nấc
thang mới để “chinh phục đỉnh cao”. Các câu hỏi cũng được sắp xếp đan xen khó,
dễ ở 2 mức độ nhận biết và thông hiểu giúp học sinh củng cố kiến thức. Phần bài
tập qua trò chơi này giáo viên có thể sử dụng để giảng dạy trên lớp nhằm tăng hứng
thú cho học sinh.
Cách tạo hiệu ứng cho trò chơi vươn lên tầm cao mới trên powerpoint (thực
hiện trước khi đồng bộ với bài giảng) :
- Tạo các Slide 1: c1 – câu 2; c2 – câu 2, …., c10 –câu 10
- Tại Slide câu hỏi : mũi tên cong lên (Ben-up Arrow) Hyperlink với Slide 1
(Slide chính)
- Hiệu ứng: ếch nhảy Nhóm Motions Paths Line; Triggers lên và các B1, B2
tương ứng…..
Minh họa ( hình 8: Hiệu ứng trên giáo án powerpoint)

Hình 8
9



Minh họa (hình 9: Đồng bộ giáo án trên iSpring Suite)

Hình 9
2.3.3. Đa dạng hóa bài tập qua việc khai thác Audio (trong mục Manage
Narration) để hướng dẫn học sinh làm bài tập tự luận.
Ngữ văn nói chung là một môn học có đặc thù riêng: vừa có tính chất nghệ
thuật vừa có tính chất khoa học, vì vậy nếu chỉ dừng lại những bài tập dưới dạng
đọc hiểu ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp thì e là chưa làm trọn
vai trò của bài ôn tập một tác phẩm văn chương. Thêm nữa, với mong muốn học
sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm, khám phá ra những tầng nghĩa ẩn sâu trong lớp vỏ
ngôn từ, có những rung cảm thẩm mĩ để rồi từ đó chiêm nghiệm, vận dụng, sáng
tạo trong đời sống tôi đã sử dụng những bài tập vận dụng từ thấp đến nâng cao, các
bài tập này được kết hợp với việc sử dụng âm thanh (tôi sử dụng việc ghi âm gián
tiếp để có thể chỉnh sửa cho phù hợp với các silide), hình ảnh giúp học sinh dễ dàng
tiếp nhận kiến thức hơn.
Cách sử dụng Audio trong Manage Narration của iSpring Suite 9 khá tốn
thời gian:
- Đầu tiên, người soạn phải chuẩn bị nội dung cần ghi âm, slide powerpoint
tương ứng.
- Chọn slide cần ghi âm
- Taọ hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng trong slide.
- Vào iSpring Suite 9 chọn Manage Narration => Audio => chọn tệp tin cần
chèn =>Open => Sync => Next Animation => chọn biểu tượng ghi âm =>
Done.
- Chọn seve & Close.
Ngoài ra các giáo viên có thể sử dụng Record Video để hướng dẫn học sinh.
Tôi dành riêng phần 3 của bài giảng để giải quyết dạng bài tập này. Trong
thiết kế tôi chia dạng bài tập vận dụng, nâng cao thành:

Thứ nhất: Dạng bài phân tích, cảm nhận tác phẩm. Ở dạng bài tập này tôi
lồng ghép hướng dẫn các em cách phân tích, cảm thụ bài thơ; đoạn thơ đơn thuần
10


thông qua một đề bài cụ thể như: phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn
mặc Tử. hoặc phân tích bài thơ để làm nổi bật một vẻ đẹp nào đó của tác phẩm. Ở
dạng đề này tôi chủ yếu hướng dẫn các em về mặt kĩ năng.
Ví dụ (Hình 11):

Hình 11
Thứ 2: Dạng đề nhận xét, lý giải về một ý kiến văn học. Đây là dạng đề nâng
cao mà các em có thể gặp khi tìm hiểu tác phẩm như phân tích để chứng minh ý
kiến bàn về Hàn Mặc Tử, nhận xét về bài thơ . Ví dụ:
Đề số 1:“Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là
tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng
tỏ ý kiến trên.
Đề số 2: “Trong Đây thôn Vĩ Dạ có một thế giới trữ tình”. Hãy làm sáng tỏ
qua việc cảm nhận bài thơ.
Đề số 3: Chế Lan Viên trong bài Tựa Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử nhà xuất
bản văn học năm 1987 đã nói: " Đọc thơ Hàn Mặc Tử, nó làm cho trái tim ta không
còn bị xơ cứng , khối óc ta trở nên đàn hồi . Con mắt ta nhìn sự vật sẽ không đơn
giản nữa , có bàn tiệc vườn hoa bên này nhưng cũng có vũng máu bên kia . Ta sẽ
nhân tình hơn . Biết đâu lắm khi chúng ta trở nên quan liêu , lạnh lùng , tàn bạo
chỉ vì không tiếp xúc cùng đau khổ ". Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy lý
giải qua tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”
Đề số 4: Nghiên cứu về nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, nhà nghiên cứu Trần
Thanh Mại đã nhận xét : " Hàn Mặc Tử là nhà thơ Việt Nam đầu tiên biết nghe
ngóng những lời âm thầm của tạo vật”. Anh/chị hãy chứng minh qua bài “Đây

thôn Vĩ Dạ”

11


Hình 12
Với dạng đề này tôi lưu ý học sinh về cách nhận biết các ý kiến, những luận
điểm cần triển khai từ đó mới đi đến lập dàn ý cho một đề bài cụ thể. Ví dụ: như
trong hình 12)
Thứ 3 là dạng đề so sánh. Thường trong bài Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta có thể
các kiểu so sánh như so sánh 2 đoạn thơ với nhau (trong cùng tác phẩm), so sánh
1 đoạn thơ với một đoạn thơ khác trong phong trào thơ mới, so sánh cái tôi trữ tình
của Hàn mặc Tử với Xuân Diệu…Hướng dẫn học sinh làm dạng đề này còn giúp
tôi củng cố kiến thức cho các em về cách làm đề so sánh nói chung trong bài nghị
luận văn học – một dạng đề hay xuất hiện trong các kì thi lớn đối với học sinh
THPT.
Ví dụ (hình 13)

12


Hình 13
Đồng thời, tôi vẫn dành một thời lượng nhất định của bài giảng để hướng
dẫn học sinh khá, giỏi làm dạng đề thứ 4: các đề nâng cao, vận dụng kiến thức lý
luận để giải quyết vẫn đề. Đây là những dạng đề tương đối khó, vì thế qua mục
Manage Narration của iSpring Suite 9 tôi có dành nhiều thời gain lý giải kĩ lưỡng
cho học sinh. Một số đề bài tôi đưa ra cho người học suy ngẫm, luyện tập như:
Đề bài 1: Lưu Quang Vũ từng viết :
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu.
( Trích “ Liên tưởng tháng Hai”)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh qua Tràng giang (HC) và
Đây thôn Vĩ dạ (Hàn Mặc Tử).
Đề 2: Pôn Eluya đã nói: “ Có đủ loại thơ, nhưng chữ thơ bao giờ cũng đứng
trước.” Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” hãy làm
sáng tỏ vấn đề. ( Đề thi đề xuất của thầy Lê văn Khải, Gv trường THPT Đào Duy
Từ ( Thanh Hóa) đề xuất)
Đề 3: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ: Thơ ca là nơi duy nhất
để giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận
bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến.
Ví dụ (Hình 14)

hình 14
Tố Hữu từng nói “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”.
Văn chương không tách rời cuộc sống. Vì thế, trong bài giảng của mình, tôi luôn
hướng các em học sinh đến sự liên hệ với cuộc sống thực tế. Trong Bài E Learning
13


ôn tập về Đây thôn Vĩ Dạ, tôi đã cho các em một đề bài liên hệ và nhận thấy các
em khá thích thú.
Ví dụ (hình 15)

Hình 15
2.3.4. Đa dạng hóa bài tập thông qua sơ đồ, biểu mẫu.
Ôn tập kiến thức qua sơ đồ, biểu mẫu có lẽ không có gì xa lạ với giáo viên và
học sinh. Trong bài giảng của mình tôi yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ theo mẫu
cho sẵn hoặc yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy đơn giản. Cách làm này giúp học
sinh có thể khái quát hóa kiến thức của mình, đồng lời có thể đối sánh với các vùng

kiến thức khác. Dạng này tôi cho sẵn sơ đồ, học sinh tham gia bài học sẽ tự làm,
sau đó qua Audio ghi âm tôi giải đáp, lưu ý cụ thể cho học sinh.
Ví dụ (hình 16):

Hình 16
Ngoài ra khi soạn giảng E – Learning trên iSpring Suite 9 còn có rất nhiều
chức năng khác có thể làm thành một bài giảng hoàn hảo. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một sáng kiến kinh nghiệm về việc định hướng cho học sinh ôn tập tôi xin
phép không bàn sâu về lĩnh vực công nghệ và những ứng dụng mà phần
meemfmang lại. Bài soạn giảng E – Learning được nhắc đến trong sáng kiến này
14


chủ yếu giúp học sinh tự ôn tập tại nhà, song cũng có thể sử dụng trên lớp một cách
linh động.
Có thể nói, mỗi người giáo viên bằng kinh nghiệm riêng của bản thân sẽ có
những cách vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để đáp ứng nhu cầu học
tập của học sinh. Cũng vậy, mỗi học sinh với khả năng riêng của mình cũng có
những cách tiếp thu khác nhau. Việc đa dang hóa các bài tập xung quanh một tác
phẩm chính là một trong số những phương pháp tôi sử dụng để giúp học sinh tự
học, tự ôn tập kiến thức tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Tính hiệu quả của đề tài.
Quá trình ứng dụng đề tài vào dạy học trong năm học 2018 – 2019 và 2019 2020 chúng tôi đạt một số hiệu quả sau :
- Đối với chất lượng giảng dạy của bản thân, đồng nghiệp:
+ Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực, phát huy được vai trò trung
tâm của học sinh.
+ Tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh. Bài
giảng trở nên sinh động, được chờ đón.
+ Tổng hợp, phát huy sức mạnh của các phương pháp dạy học.

+ Gắn bài học với thực tiễn, qua đó giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển chỉ
số cảm xúc, sự sáng tạo cho học sinh.
+ Có thêm một số kiến thức và kinh nghiệm trong việc thực hành giảng dạy
công nghệ thoiong tin, đặc biệt trong năm học 2019 – 2020 khi cả nước đang chung
tay chống dịch Covid 19, khi việc học tập của học sinh bị gián đoạn thì việc sử
dụng hệ thống bài tập qua giáo án E learning quả thực phát huy dduwwocj những
tác dụng to lớn.
- Đối với học sinh:
+ Được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của bản thân.
+ Thích thú, hào hứng trong quá trình tích lũy kiến thức, bước đầu làm quen
với cách xây dựng dự án, nâng cao các chỉ số cảm xúc, thẩm mĩ.
+ Để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong học sinh.
+ Được rèn luyện kĩ năng tự ôn tập.
- Đối với phong trào giáo dục trong nhà trường và địa phương: Tạo được sự
thích thú, đồng thuận trong hội đồng giáo dục nhà trường.
Từ những hiệu quả của đề tài mang lại, chúng tôi đạt một số kết quả trong 2
năm học 2018 – 2019 và 2010 - 2020 như sau :
2.4.2.Kết quả
Kết quả được thể hiện thông qua việc so sánh giữa các lớp thực nghiệm và
đối chứng. Các lớp đối chứng được dạy theo các biện pháp và yêu cầu truyền
thống. Các lớp thực nghiệm được thiết kế theo phương pháp phù hợp với việc ôn
tập qua giáo án E Learning. Giữa các lớp này mức độ tiếp cận kiến thức tương đối
ngang nhau. Các lớp này đều do bản thân tôi đứng lớp.
15


Trong năm học 2018-2019, tôi chọn các lớp đối chứng là 11 C4 và lớp thực
nghiệm là 11C3. Năm học 2019 – 2020, khi tôi chọn lớp đối chứng là 11Q và lớp
thực nghiệm là 11P
a. Kết quả dựa trên phiếu khảo sát.

Năm học 2018 -2019
Khảo sát thái độ tổng
Rất thích thích
Bình
Không thích
học tập của học sinh số
thường
với bài học
HS
Lớp 11 C4
40
4
10
10
25% 15 37,5 11
27,5%
(đối chứng)
%
%
Lớp 11 C3
42
20
47, 18
42,9 4
9,5% 0
0%
(thực nghiệm)
6%
%
Năm học 2019 – 2020

Khảo sát thái độ tổng
Rất thích Thích
Bình
Không thích
học tập của học sinh số
thường
với bài học
HS
Lớp 11 Q
40
3
7,5 12
30% 16 40% 9
22,5%
(đối chứng)
%
Lớp 11P
38
26
68, 11
28,9 1
2,7% 0
0%
(thực nghiệm)
4%
%
b.Kết quả thông qua bài kiểm tra.
Năm học 2018 -2019
Kết quả bài kiểm tra tổng
Giỏi Khá

Trung
Yếu
số HS
bình
Lớp 11 C4
40
0
0% 9
22. 18 45% 13
32.5%
(đối chứng)
5%
Lớp 11 C3
42
6
14. 18 42. 12 28.6 6
14.3%
(thực nghiệm)
3%
8%
%
Năm học 2019 – 2020
Khảo sát qua bài Tổng Giỏi
Khá
Trung Bình Yếu
kiểm tra
số
HS
Lớp 11 Q
40

1
2.5 8
20% 16 40 % 15
37.5%
(đối chứng)
%
Lớp 11P
38
7
18. 19
50% 12 31.6% 0
0%
(thực nghiệm)
4%
Với kết quả khảo sát như trên, qua việc so sánh, đối chiếu kết quả, tôi nhận thấy
những việc đa dạng hóa các bài tập trong giáo án E Learning giúp học sinh tự ôn
tập khiến tỉ lệ học sinh yêu thích bài học “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử tăng
đáng kể: Trong năm học 2018 – 2019 tăng 55,5% (trong đó yêu thích ở mức độ cao
16


tăng 37,6%); năm học 2019 – 2020 tăng 69,6 % (trong đó yêu thích ở mức độ cao
tăng là 51,9%). Kết quả khá, giỏi mà các em đạt được trong bài kiểm tra cũng tăng
đáng kể: Năm học 2018 – 2019, số học sinh đạt điểm khá - giỏi tăng 15 học sinh
(tương ứng với 35,7%), năm học 2019 – 2020 con số này là 17 học sinh (tương ứng
với 44,7%). Từ đó cho thấy việc áp dụng các phương pháp thực hiện nói trên đã
bước đầu đạt hiệu quả.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Luận ngữ có câu: “Biết học không bằng thích mà học, thích mà học không

bằng say mà học”. Luật giáo dục sửa đổi cũng nhấn mạnh đến việc phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một giờ học
đạt hiệu quả phải là giờ học không chỉ tạo được cho học sinh hứng thú học tập mà
còn cần ở học sinh khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức ấy
vào cuộc sống. Giờ học đó không thể được tạo ra trên cơ sở của một giờ học đơn
điệu, thiếu linh động, sáng tạo của người thầy mà luôn đòi hỏi sự trau dồi tri thức,
tìm tòi, sáng tạo không ngừng để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên. Với
biện pháp nêu trên, giáo viên có thể đạt được mục đích của tiết dạy và giúp học
sinh phát huy tính tích cực, năng động của mình đúng như yêu cầu của luật giáo
dục đưa ra.
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng E learning để ôn tập các tác
phẩm văn học nói chung và “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử ) nói riêng đòi hỏi
giáo viên phải có kiến thức tổng hợp, vốn hiểu hiểu biết sâu rộng về chuyên môn và
chút ít về công nghệ thông tin giải đáp cho các em khi cần thiết. Nghĩa là giáo viên
phải thường xuyên tìm hiểu, nâng cao tri thức chuyên môn và cập nhật, bổ sung tri
thức thực tiễn xung quanh mình. Đây cũng chính là công tác tự bồi dưỡng, bồi
dưỡng thường xuyên mà các giáo viên THPT thường xuyên tiến hành.
Việc tổ chức đa dạng hóa hệ thống bài tập trong thiết kế bài giảng E
learning giúp học sinh tự ôn tập bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có thể
tạo được sự liên kết giữa kiến thức bài học, lý thuyết sách vở với hiện thực cuộc
sống. Ai đó đã từng nói “Phương pháp chính là linh hồn của nội dung đang vận
động”. Vì vậy, khi vận dụng giáo viên cần có sự linh hoạt, chủ động để đạt hiệu quả
cao nhất cho học sinh của mình.
Hệ thống bài tập được sử dụng như đã giới thiệu phía trên, về cách thức có
thể sử dụng cho tất cả các bài ôn tập khác bởi đây đều lả những dạng bài tập dễ gặp
trong các bài thi từ kiểm tra thường xuyên đến định kì, thi học sinh giỏi…. Điều
quan trọng là chúng ta biết vận dụng vào bài học hợp lý mà thôi. Cũng cần lưu ý,
để làm được một giáo án E learning với hệ thống các bài tập như trên tốn rất nhiều

thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cũng cần cân nhắc đến các đối tượng
17


học sinh lớp mình bởi nếu không khéo léo học sinh sẽ dễ bị ngộp kiến thức và bị
loãng hứng thú.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường, đồng nghiệp.
- Nhà trường cần có sự khuyến khích học sinh trong việc tự ôn tập thông qua
các bài giảng E learning của các giáo viên và qua các kênh chính thống khác dưới
sự định hướng của giáo viên ( bởi hiện nay có rất nhiều kênh nhiễu).
- Nhà trường cũng nên tạo ra cuộc thi thiết kế giáo án E Learning trong toàn
trường để khuyến khích các giáo viên biên soạn, sáng tạo từ đó làm thành ngân
hàng bài giảng của trường.
- Đồng nghiệm khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm này cần
có sự linh hoạt, sáng tạo.
* Đối với Sở giáo dục và Đào tạo, các có quan quản lý giáo dục:
- Cung cấp thêm một số tư liệu cần thiết, kịp thời về các phương pháp mới để
giáo viên THPT nhanh chóng tiếp cận với những đổi mới của giáo dục, đặc biệt là
những phương pháp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án E lerning,phổ biến những bài giảng
đến các trường để các giáo viên khác được học tập kinh nghiệm, bổ sung kiến thức.
Do khuôn khổ bài viết có hạn, bản thân ứng dụng đề tài trong thực tế chưa
lâu, năng lực về công nghệ thông tin và năng lực chuyên môn còn hạn chế vì vậy
đề tài nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Hi vọng đề tài này sẽ góp phần
làm thay đổi không khí lớp học (giáo án có thể sử dụng để dạy trực tiếp trên lớp ở
giờ ôn tập, tự chọn), giúp học sinh tăng hứng thú với việc ôn tập kiến thức làm cho
học sinh hứng thú hơn với bộ môn văn nói chung và bài học “Đây thôn Vĩ Dạ”
( Hàn Mặc Tử) nói riêng. Rất mong sự đóng góp, ý kiến chân thành của các bạn bè,
đồng nghiệp, để đề tài có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng có hiệu quả, thắp lên

“ngọn lửa” yêu thích cho học sinh.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi
nghiên cứu và viết nên, không sao chép
nội dung của người khác.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Hằng
18


1
2
3
4

5
6
7

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGV Ngữ Văn 11, NXB giáo dục, Hà Nội
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), SGK Ngữ Văn 11, NXB giáo dục Việt Nam, Hà
Nội
Modul 19, Dạy học với công nghệ thông tin, Bộ giáo dục và Đào tạo.
Phạm Thị Thu Hương, Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy (2018),
Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp
11 tập 2, (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học
quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Ngọc Thống (2007), Bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 11,NXB Giáo Dục, Hà Nội
Một số bài viết trên trang cá nhân của đông nghiệp:
- />- />- />
19


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(mà tác giả được hội đồng cấp Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt từ loại C trở
lên)
1. Tên đề tài: Sử dụng hệ thống bài tập, trò chơi có ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy phần Nguyễn Du và Truyện Kiều (chương trình lớp 10).
Xếp loại: C
Năm xếp loại: 2011
2. Tên đề tài: Tạo hứng thú cho cho học sinh trong tiết học “Lập dàn ý bài
văn thuyết minh” (tiết 56, Ngữ văn 10) thông qua việc tìm hiểu lịch sử, xã hội
địa phương (mà cụ thể là địa phương huyện Thiệu Hóa).
Xếp loại: C
Năm xếp loại: 2017

20


21



×