Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh qua dạy học chủ đề “các lực cơ học” vật lí 10 theo phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 33 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng. Theo
đó, có rất nhiều ngành nghề mới ra đời và nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
Trong thời đại công nghiệp, nhiều công việc đã có sự hỗ trợ tích cực của các
thiết bị máy móc để làm tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, nó cũng tăng nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho
người lao động khi hoạt động trong môi trường có các thiết bị máy móc. Cùng
với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì sự mất ATVSLĐ khi tham gia
các hoạt động sản xuất, học tập, nghiên cứu, giao thông đi lại… cũng đa dạng và
tác động thường xuyên đối với con người.
Chương trình vật lý THPT hiện nay đã bổ sung thêm các kiến thức, kỹ
năng về thực nghiệm, các ví dụ minh họa cho mối liên hệ giữa kiến thức lý
thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. Tuy nhiện, kiến
thức về ATVSLĐ còn rất hạn chế. Kiến thức này cũng không yêu cầu bắt buộc
với giáo viên khi dạy, cũng không phải là kiến thức yêu cầu bắt buộc trong quy
định về chuẩn kiến thức kỹ năng nên giáo viên khi dạy cũng chưa chú ý và dành
tâm huyết cho việc giáo dục ATVSLĐ cho học sinh.
Giáo dục ATVSLĐ là công tác cấp thiết để nâng cao ý thức giữ gìn
ATVSLĐ, bồi dưỡng kiến thức và định hướng hành vi của mỗi cá nhân trong
cộng đồng về ATVSLĐ nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mà còn
cho những người xung quanh. Vì vậy, việc đưa nội dung giáo dục ATVSLĐ vào
chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết. Trong đó, biện pháp tích hợp
giáo dục ATVSLĐ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tốt và có
nhiều thuận lợi khi được tích hợp trong các bài về lực cơ của bộ môn vật lí. Qua
đó, vừa đảm bảo đầu ra về chuẩn kiến thức kĩ năng quy định trong chương trình,
vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục ATVSLĐ có liên hệ với thực tiễn nhằm
lan tỏa công tác ATVSLĐ đến cộng đồng, nâng cao hứng thú học tập và trãi
nghiệm của học sinh, giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng trở nên an toàn hơn
trong sinh hoạt và lao động.
Qua thực tế cho thấy học sinh rất có hứng thú và nhu cầu trang bị kiến


thức về ATVSLĐ. Tuy nhiên, nhiều GV ở trường THPT cũng chưa sẵn sàng để
dạy về kiến thức này do chưa có quy định bắt buộc của chương trình, chưa có tài
liệu để tham khảo hoặc chưa được tập huấn phương pháp để thực hiện một cách
kĩ càng. Để hạn chế và phòng ngừa tai nạn do mất ATVSLĐ thì cần thiết phải
giáo dục HS ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng nhiều phương khác
nhau, trong đó có phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong “phần
cơ học”- vật lí 10
Với những lí do trên, tôi chọn và thực hiện đề tài: Tích hợp giáo dục an
toàn vệ sinh lao động cho học sinh qua dạy học chủ đề: “Các lực cơ học”-vật
lí 10 theo phương pháp dạy học tích cực
1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế phương án dạy học chủ đề: “Các lực cơ học”-vật lí 10 theo
hướng tích hợp giáo dục ATVSLĐ.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của các
phương án dạy học đã thiết kế.
Rút ra những nhận xét, sơ bộ đánh giá hiệu quả của các phương án dạy
học đối với việc nâng cao kiến thức và hiểu biết về ATVSLĐ của học sinh sau
khi học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thiết kế phương án dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ trong dạy học
chủ đề: “Các lực cơ học”-vật lí 10.
Mẫu khảo sát: Học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Định 2, Tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học
tích hợp, dạy học tích cực, nghiên cứu chương trình, nội dung SGK và các tài
liệu liên quan nhằm xác định các nội dung kiến thức cần dạy chủ đề: “Các lực

cơ học”-vật lí 10.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tham khảo các ý kiến của các
chuyên gia, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục về phương pháp dạy học
tích hợp, dạy học tích cực.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm sư phạm ở
trường THPT Yên Định 2, Tỉnh Thanh Hóa để đánh giá kết quả của việc dạy
học, và so sánh với mục tiêu đã đề ra của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: mô tả mẫu, tính các tham số đặc trưng
của mẫu và kiểm định hai giá trị trung bình để so sánh kết quả học tập giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Các hoạt động hằng ngày của con người có liên quan đến kiến thức của
nhiều môn học. Trong đó, kiến thức có nhiều kiến thức về môn vật lý như sử
dụng các thiết bị, di chuyển của các phương tiện giao thông. Bên cạnh những lợi
ích cho các hoạt động của con người, nó cũng chứa nhiều các rủi ro về tai nạn
cho chúng ta. Vì thế việc giáo dục ATVSLĐ cho học sinh khi còn ngồi trên ghế
nhà trường trong dạy học môn vật lý là rất cần thiết.
Giáo dục ATVSLĐ cho HS có thể thông qua các môn học khác nhau, dưới
nhiều hình thức đa dạng phong phú. Trong đó, môn vật lí có rất nhiều ứng dụng
trong thực tiễn cuộc sống, gắn liền với quá trình lao động sản xuất của con
người. Trong dạy học vật lí phổ thông, các nội dung giáo dục ATVSLĐ là các
yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày,
các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, xử lý khi gặp tai nạn liên quan đến các
quá trình cơ, nhiệt, điện, quang, vật lý hạt nhân.
Trong quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa các môn học, các

tác giả có thể đã thực hiện tích hợp kiến thức để thực hiện mục tiêu giáo dục,
nhưng không thể đầy đủ và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy, trong
quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nội dung này để chọn các
chủ đề tích hợp cho phù hợp.
Bên cạnh đó, để nâng cao kết quả học tập cần phải làm phong phú thêm
việc thiết kế tổ chức dạy học, vận dụng các phương pháp tổ chức dạy học tích
cực như: dạy học trải nghiệm, dạy học có ứng dụng kiến thức vào thực tế, dạy
học theo trạm, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo chủ đề
STEM…Khi thực hiện đề tài này, tác giả tổ chức dạy học theo trạm, kết hợp cho
học sinh tham quan trải nghiệm và thảo luận theo nhóm.
2.2. Thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh lao động ở trường THPT.
Các năm trước đây, đất nước chưa phát triển nên các ngành nghề chưa đa
dạng. Nhiều học sinh phải nổ lực thi đỗ vào các trường đại học với hy vọng sau
khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội có việc làm. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đã hội
nhập quốc tế và theo đó sẽ có nhiều ngành nghề và nhiều cơ hội tìm việc làm. Vì
vậy, học sinh THPT sau khi tốt nghiệp không nhất thiết phải vào đại học, có
nhiều hướng lập nghiệp như học các ngành nghề, xuất khẩu lao động…Các công
việc này có sự hỗ trợ tích cực của các thiết bị máy móc làm tăng năng xuất lao
động dẫn đến việc tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, nó cũng tăng
nguy cơ mất ATVSLĐ cho người công nhân khi sử dụng các thiết bị máy móc
và làm việc trong môi trường có các thiết bị máy móc cũng gây mất an toàn lao
động.
Thực tế cho thấy, nhu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng ATVSLĐ đối với
học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất lớn và cấp thiết. Hằng ngày, các
em cũng không tránh được việc tiếp xúc với các hoạt động trong xã hội mà trong
đó tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ mà không thể đợi đến khi đi vào cơ
sở lao động hoặc vào các trường đại học, trung cấp mới học được. Chương trình
3



vật lý THPT hiện nay đã bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng về thực nghiệm,
các ví dụ minh họa cho mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, vận
dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. Tuy nhiện, kiến thức về ATVSLĐ còn rất
hạn chế. Kiến thức này cũng không yêu cầu bắt buộc với giáo viên khi dạy, cũng
không phải là kiến thức yêu cầu bắt buộc trong quy định về chuẩn kiến thức kỹ
năng nên giáo viên khi dạy cũng chưa chú ý và dành tâm huyết cho việc giáo
dục ATVSLĐ cho học sinh.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề: thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp giáo dục

ATVSLĐ cho học sinh qua chủ đề: “Các lực cơ học”-vật lí 10.
Tiết theo phân phối chương trình

Bài: Lực hấp dẫn (1 tiết)
Bài: Lực đàn hồi (1 tiết)
Bài: Lực ma sát (1 tiết)
Bài tập (1 tiết)
4 tiết lên lớp

Tổ chức dạy học theo đề tài SKKN

Tổ chức HS đi tham quan trải nghiệm (1 buổi)
Tổ chức thảo luận nhóm về kiến thức bài học và
dữ liệu thu thập sau buổi tham quan (1 tiết)
Tổ chức dạy học kiến thức theo trạm (2 tiết)
Tổ chức HS báo cáo chủ đề ATVSLĐ (1 tiết)
4 tiết lên lớp+1 buổi tham quan trải nghiệm

Như vậy, tổng thời gian lên lớp theo khung phân phối chương trình là 4
tiết. Tổng thời gian lên lớp theo phương pháp mới là 4 tiết nên không ảnh hưởng
đến thời lượng quy định trong chương trình

1- Nội dung kiến thức cần dạy
- Định nghĩa, điều kiện xuất hiện và đặc điểm của các lực cơ học: Lực ma sát,
lực đàn hồi, lực hấp dẫn.
- Ảnh hưởng của các lực cơ đối với việc giữ an toàn vệ sinh lao động trong
một hoạt động sản xuất ở địa phương (Xưởng chế biến gỗ).
2- Bộ câu hỏi định hướng bài học
- Câu hỏi bài học: Trong sản xuất, khi vận hành các máy mọc, thiết bị muốn
giữ được an toàn vệ sinh lao động thì cần những điều kiện nào?
- Câu hỏi nội dung:
+ Có mấy loại lực cơ học? Điều kiện xuất hiện, đặc điểm của mỗi loại lực
này thế nào?
+ Sự hiểu biết về các lực cơ giúp việc giữ an toàn vệ sinh lao động thế nào?
3- Mục tiêu dạy học
a) Mục tiêu kiến thức
- Nêu được định nghĩa của các loại lực cơ.
- Nêu được điều kiện xuất hiện và các đặc điểm của mỗi loại lực cơ.
- Chỉ ra được ảnh hưởng của các lực cơ đối với việc giữ an toàn vệ sinh lao
động trong một hoạt động sản xuất.
b) Mục tiêu kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Rèn kỹ năng hoạt đông nhóm.
4


- Rèn kỹ năng thu thập, xử lí thông tin.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu sách giáo khoa Vật lí.
c) Mục tiêu tình cảm, thái độ
- Rèn luyện tính tích cực, hăng hái trong học tập.
- Rèn luyện ý thức và trách nhiệm khi làm việc nhóm, thái độ ôn hòa trong
hợp tác với các bạn cùng nhóm.

d) Mục tiêu bồi dưỡng năng lực
- Bồi dưỡng năng lực hợp tác.
- Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề.
- Bồi dưỡng năng lực vật lí.
- Bồi dưỡng năng lực tự học.
4- Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV
- Xin phép Ban giám hiệu, chủ xưởng chế biến gỗ, trao đổi với phụ huynh học
sinh của lớp thực nghiệm, xây dựng nội quy cho buổi tham quan.
- Kịch bản dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…
- Các slide thể chế hóa kiến thức về các lực cơ.
- Phiếu học tập số 1, 1A, 1B, 2, 2A, 2B, 3, 3A, 3B, 4, 5, 6, 7.
b) Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu để trả lời các câu hỏi trên Phiếu học tập.
5- Tổ chức hoạt động dạy học
a) Ý tưởng sư phạm: Các kiến thức về các lực cơ học sinh đã được học ở THCS
với các dấu hiệu định tính. Ở bài học này sẽ hoàn thiện các dấu hiệu định lượng
của chúng. Để đạt được mục tiêu tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động,
chúng tôi đã xây dựng kế hoach tổ chức dạy học theo các giai đoạn như sau:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
Thời gian,
học sinh
phương tiện
1. Lập kế hoạch, nội quy tham 1. Lắng nghe kế hoạch, GVBM và Trưởng ban
quan. Giao nhiệm vụ, hướng nội quy tham quan.
đại diện CMHS đi tiền
dẫn học sinh thu thập thông tin
trạm 1 buổi.

các lực cơ và vấn đề ATVSLĐ - Tiếp nhận nhiệm vụ. - Giao nhiệm vụ trên
tại xưởng gỗ
Nhận phiếu học tập trải lớp khoảng 5 phút ở
- Phát phiếu học tập trải nghiệm.
cuối buổi học trước.
nghiệm.
2. Tổ chức học sinh đi tham 2. Tham quan, trao đổi Các máy móc, thiết bị
quan trải nghiệm cơ sở sản xuất thảo luận vấn đề quan để chế biến gỗ trong
chế biến gỗ tại địa phương.
sát được về các lực cơ xưởng sản xuất.
và ATVSLĐ.
- GVBM và Trưởng
-Thu thập thông tin ban đại diện CMHS tổ
liên quan đến các lực chức lớp đi tham quan
cơ, vấn đề ATVSLĐ 1 buổi. Xuất phát tại ...
trong xưởng gỗ.
lúc ... Kết thúc vào ...
5


3. Tổ chức hướng dẫn học sinh
thảo luận các thông tin thu thập
được từ buổi tham quan để:
- Đưa ra các dự đoán đặc điểm
các lực cơ.
-Thiết kế phương án thí nghiệm
kiểm tra đặc điểm lực đàn hồi
và lực ma sát, tìm công thức
tính độ lớn các lực này.
- Chỉ ra các nguy cơ mất an

toàn vệ sinh lao động ở xưởng
gỗ. Đề xuất một số biện pháp
khắc phục và hạn chế tai nạn
nghề nghiệp.

3. Thảo luận nhóm và
cả lớp về các thông tin
thu thập được từ buổi
tham quan để:
- Suy luận, dự đoán đặc
điểm các lực cơ
- Thiết kế phương án
thí nghiệm kiểm tra đặc
điểm lực đàn hồi và lực
ma sát, rút ra kết luận
về công thức tính độ
lớn của các lực này.
-Thiết kế poster tuyên
truyền về ATVSLĐ
trong nghề mộc.
4. Hướng dẫn học sinh xây 4.Tham gia xây dựng
dựng kiến thức về các lực cơ
kiến thức về các lực cơ.
- Phát phiếu học tập số 1, 1A, - Làm việc nhóm hoàn
1B, 2, 2A, 2B, 3, 3A, 3B, 4. thành các phiếu học tập
- Giao nhiệm vụ về nhà các giáo viên yêu cầu.
phiếu học tập 5 và 6.
5. Tổ chức học sinh báo cáo về 5. Thực hiện việc báo
ảnh hưởng của các lực cơ đối cáo kết quả nghiên cứu
việc giữ an toàn về sinh lao của nhóm.

động khi chế biến gỗ và hoạt
động thực tiễn.
-Tổ chức đánh giá dựa vào bài -Thực hiện đánh giá cá
kiểm tra, phần trình bày đa nhân và đánh giá
phương tiện các nhóm và quá nhóm.
trình hoạt động của học sinh.

- Hoạt động tại lớp học
-Thời gian 1 tiết theo
thời khóa biểu.
- Các nhóm thiết kế
poster tuyên truyền về
ATVSLĐ trong nghề
mộc tại nhà và hoàn
thành trong 1 tuần

- Hoạt động học theo
trạm tại lớp.(2 tiết)
- Làm việc ở nhà các
phiếu học tập 5 và 6
sau 1 tuần nộp cho giáo
viên.
- Hoạt động tại lớp học
- Máy chiếu, máy tính,
bảng...(1 tiết)
- Các phiếu đánh giá

b) Tổ chức dạy học
Mục tiêu các hoạt động được xây dựng theo bảng cấu trúc năng lực vật lý [6]
Hoạt động 1: Quan sát, mô tả quá trình chế biến gỗ dưới góc độ vật lí, phát

biểu vấn đề học tập
- Mục tiêu hoạt động
+ Diễn đạt được đầy đủ các đặc tính của quá trình chế biến gỗ bằng các cách
khác nhau như ngôn ngữ, hình ảnh, bảng biểu...
+ Đặt được câu hỏi, phân tích được câu hỏi thành câu hỏi bộ phận để rút ra
được vấn đề cần tìm hiểu kiến thức các lực cơ liên quan đến chế biến gỗ.
- Tổ chức hoạt động
+Bước 1. Tham quan, trải nghiệm thực tế tại xưởng chế biến gỗ, trao đổi
với các công nhân làm việc trong xưởng, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập ở
các Phiếu học tập trãi nghiệm.
6


Phiếu học tập trải nghiệm
I. Tự trải nghiệm
Câu hỏi dành cho người được phỏng vấn

Câu trả lời của người được phỏng
vấn

1. Họ tên chủ xưởng chế biến gỗ:
2. Địa chỉ xưởng chế biến gỗ:
3. Các bước chuẩn bị để chế biến gỗ:
4. Những khó khăn khi chế biến gỗ:
II. Trải nghiệm quan sát các công đoạn chế biến gỗ
Mô tả chi tiết các thao tác, chỉ ra
Các hành động
các lực cơ học gắn với từng thao tác
1. Kéo trượt khúc gỗ lệch ra
2. Buộc dây cáp lên khúc gỗ

3. Điều khiển máy nâng khúc gỗ lên
4. Điều khiển máy để di chuyển khúc gỗ.
5. Kẹp cố định vị trí khúc gỗ bằng đai ốc
6. Chế biến gỗ bằng bánh lưỡi cưa.
III. Tìm hiểu về ATVSLĐ trong xưởng gỗ (quan sát, phỏng vấn người làm việc)
Các nguy cơ mất ATVSLĐ
Một số biện pháp khắc phục và hạn
trong xưởng gỗ
chế tai nạn và bệnh nghề nghiệp
1.
2.
...

+ Bước 2. Thảo luận nhóm đưa ra ý kiến chung, xác định vấn đề nghiên cứu.
+ Bước 3. GV hướng dẫn cả lớp thảo luận kết luận vấn đề cần nghiên cứu
“Sự tồn tại của các lực cơ, đặc điểm của từng loại lực cơ, ảnh hưởng của các lực
cơ đối với ATVSLĐ trong việc chế biến gỗ”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các lực cơ
- Mục tiêu hoạt động
+ Đưa ra được dự đoán có căn cứ, cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học về đặc
điểm của các lực cơ học liên quan đến hoạt động chế biến gỗ.
+ Đề xuất được phương án thí nghiệm để tìm hiểu lực ma sát, lực đàn hồi.
+ Thu thập và sử lí được số liệu từ các dụng cụ đo trong các thí nghiệm.
+ Diễn đạt được đầy đủ về điều kiện xuất hiện, đặc điểm của các lực cơ.
- Tổ chức hoạt động
+Bước 1. GV hướng dẫn cả lớp thảo luận về các thông tin thu thập được từ
buổi tham quan để:
* Đưa ra các dự đoán về điều kiện xuất hiện và đặc điểm các lực cơ
*Thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra đặc điểm lực đàn hồi và lực
ma sát, tìm công thức tính độ lớn các lực này.


7


+ Bước 2. Tổ chức dạy học theo trạm để kiểm tra dự đoán về điều kiện xuất
hiện và đặc điểm các lực cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chia nhóm. Nêu nội quy học tập ở
mỗi trạm
- Giới thiệu cách học theo trạm:
+Mô tả sơ đồ. Các trạm màu xanh là
trạm bắt buộc, trạm màu đỏ là trạm
chờ đầu tiên, trạm màu vàng là trạm
chờ tiếp theo sau trạm màu đỏ.
+ Các nhóm tự chọn trạm bắt đầu.
Sau khi thực hiện xong một trạm,
thư kí nhóm đánh dấu xác nhận trên
phiếu theo dõi hoạt động rồi chuyển
sang trạm khác. Nếu có nhóm khác
đang hoạt động ở trạm định đến thì
chuyển sang trạm chờ. Ở trạm chờ
làm việc cá nhân.
+ Có thể di chuyển theo chiều kim
đồng hồ hoặc ngược lại.
+ HS hoàn thành phiếu học tập cá
nhân ở mỗi trạm, sau đó thảo luận
với các bạn cùng nhóm và đưa ra ý
kiến chung.
- Các nhóm luận phiên hoạt động ở

các trạm
- Theo dõi các nhóm hoạt động để
kịp thời hướng dẫn khi HS gặp khó
khăn. Hướng dẫn HS chuyển nhóm.

- Lắng nghe

-Học theo trạm.
+ Cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
+Thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến
chung.

Sơ đồ tổ chức dạy học theo trạm [3]
Trạm 1
Trạm chờ 1A

Trạm
chờ 1B

Trạm chờ 3B
Trạm 3

Trạm chờ 2A

Trạm 2

Trạm chờ 3A
Trạm chờ 2B

8



Trạm 1. Tìm hiểu về lực hấp dẫn
Phiếu học tập số 1 - Sử dụng ở Trạm 1.
Họ và tên……………………………………..Nhóm…………Lớp…..
1.Quan sát các hình ảnh, mô phỏng kết hợp với Vật lí 10, trả lời câu hỏi.

* Lực nào giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất và các hành tinh
chuyển động quanh Mặt Trời?
................................................................................................................................................

* Lực nào làm quả táo rơi xuống đất?
...................................................................................................................................
* Thủy triều xảy ra do lực hấp dẫn giữa các vật nào?
...................................................................................................................................
2. Nêu các đặc điểm của lực hấp dẫn giữa hai vật A, B
Điểm đặt....................................................................................................................
Phương......................................................................................................................
Chiều……………………………………………………….
3. Hãy biểu diễn điểm đặt, phương,
chiều của lực hấp dẫn giữa quả cầu nhỏ
(coi là chất điểm) cách nhau một đoạn r trong không khí?
B
4. Lực hấp dẫn là lực hút hay lực đẩy?
Trọng lực có phải là lực hấp dẫn không?
A
..................................................................................................................................
5. Thay đổi khối lượng, bán kính của vật và khoảng cách giữa hai vật.
* Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
...................................................................................................................................

* Nhận xét mối quan hệ giữa lực hấp dẫn do vật A tác dụng lên vật B và lực
hấp dẫn do vật B tác dụng lên vật A.
................................................................................................................................................

6. Viết
* Công thức tính trọng lực của một vật có khối lượng m: ........................................
*Công thức tính độ lớn của trọng lực theo biểu thức của định luật vạn vật hấp
dẫn:……………………………………………………………………………
* Từ hai hệ thức trên, viết công thức tính gia tốc trọng trường tại độ cao h:
................................................................................................................................................

9


Trạm 2. Tìm hiểu về lực đàn hồi
Phiếu học tập số 2 - Sử dụng ở Trạm 2.
Họ và tên……………………………………..Nhóm…………Lớp…..
1. Quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi

- Trường hợp nào đang xảy ra sự biến dạng? trường hợp nào chỉ tạo ra được biến
dạng kéo, không tạo ra được biến dạng nén?
……………………………………………………………………………………..
- Thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo? Làm thế nào để chỉ ra biến dạng
đàn hồi, biến dạng dẻo?
..................................................................................................................................
2. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Giới hạn đàn hồi là gì?
..................................................................................................................................
3. Dự đoán độ lớn lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc yếu tố nào và phụ thuộc như
thế nào vào các yếu tố ấy?
…………………………………………………………………...................……

4. Với các dụng cụ thí nghiệm: gồm lò xo,
các quả nặng, bảng treo, thước đo độ dài,
giá treo lò xo.
+ Thiết kế thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên
………………………………………………………………...........……………
+ Kết quả thu được từ một lần thí nghiệm như sau:
Fđh (N)
0,0
1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
6,0
Độ dài l (mm)
245
285
324
366
405
446
484
Độ dãn ∆ (mm)
0
40
79
121
160
201
239

+ Các kết quả trong bảng trên có gợi ý cho ta mối liên hệ nào không? Nếu có hãy
phát biểu mối liên hệ đó?
……………………...........………………………………………………………
5. Phát biểu mối quan hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo? Viết hệ
thức biểu diễn mối liên hệ đó?
……………………...........………………………………………………………
6. Giới hạn đàn hồi của lò xo là gì? Phát biểu và viết biểu thức của định luật
Húc? Độ cứng của lò xo cho ta biết điều gì?
……………………………………………………………………………………

10


Trạm 3. Tìm hiểu về lực ma sát
Phiếu học tập số 3 - Sử dụng ở Trạm 3.
Họ và tên……………………………………..Nhóm…………Lớp…..
1. Ôn tập kiến thức về lực ma sát đã học ở lớp 6, trả lời các câu hỏi
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Lực ma sát nghỉ có đặc điểm như thế nào ?
……………………………………………………………………………………………
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Lực ma sát trượt có đặc điểm như thế nào ?
……………………………………………………………………………………………

2. Dụng cụ gồm có: 1 lực kế, 1 khúc gỗ, 1 máng gỗ, các quả nặng dạng trụ kim
loại như hình vẽ.

- Hãy nêu phương án thí nghiệm chỉ ra sự tồn tại của lực mát trượt, lực ma sát
lăn, lực ma sát nghỉ?………………………………………………………………
- Dự đoán lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ giữa khúc gỗ và máng (sàn) có
hướng như thế nào? ………………………………………………………………
- Viết các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán trên của em?

…………………………………………………………………………………….
- Kết luận về hướng của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ
…………………………………………………………………………………….
- Thay đổi trọng lượng của vật (thay đổi vật, thêm hoặc bớt các vật). Ghi kết
quả độ lớn của lực ma sát tương ứng trọng lực của vật khi đẩy vật chuyển động
đều và tính các tỉ số giữa lực ma sát và áp lực của vật lên mặt tiếp xúc
Trọng lượng của vật (P)
Áp lực (N)
Lực ma sát (Fms)

- Dựa vào kết quả thu được hãy nêu kết luận về mối quan hệ giữa độ lớn của lực
ma sát và áp lực của vật lên mặt tiếp xúc?
...................................................................................................................................
Viết công thức tính độ lớn của lực ma sát trượt
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Nhiệm vụ học tập ở các trạm chờ (phụ lục)
11


+ Bước 3. Thể chế hóa kiến thức về các lực cơ.
* Đề nghị mỗi học sinh ghi nhận những điều bản thân học được vào Phiếu
học tập số 4
Phiếu học tập số 4. Tổng kết về các lực cơ
Lực
Đặc điểm

Lực hấp dẫn
Lực hấp

Trọng lực
dẫn

Lực ma sát
Lực đàn hồi

Trượt

Nghỉ

Điều kiện
xuất hiện
Điểm đặt
Phương
Chiều
Độ lớn

*GV hướng dẫn cả lớp thảo luận lần lượt từng loại lực, xác nhận ý kiến
đúng, thể chế hóa kiến thức, HS tự chữa bài trên Phiếu học tập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các lực cơ đối với vấn đề An toàn vệ sinh
lao động (Chú trọng hoạt động chế biến gỗ)
- Mục tiêu hoạt động
+ Trình bày được nguyên lí cấu tạo và hoạt động ứng dụng kĩ thuật của các
lực cơ trong hoạt động chế biến gỗ.
+ Giải thích được đầy đủ và thực hiện được các nguyên tắc an toàn trong
hoạt động chế biến gỗ.
+ Giải thích thêm sự ảnh hưởng của các lực cơ đối với vấn đề ATVSLĐ ở
một số hiện tượng thực tiễn khác.
- Tổ chức hoạt động:
+ Bước 1. GV giới thiệu một số kiến thức về An toàn vệ sinh lao động,

HS lắng nghe và ghi nhận. Các thuật ngữ “An toàn lao động”, “Vệ sinh lao
động”, “mối nguy hại”, “biện pháp kiểm soát phòng ngừa” được xác định theo
[6]:
* An toàn lao động: là hệ thống các biện pháp bảo đảm cho người lao
động làm việc an toàn, không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu
đến sức khỏe.
* Vệ sinh lao động: là hệ thống các biện pháp nhằm phòng ngừa sự tác
động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. (VD: dọn dẹp
sạch sẽ nơi làm việc để không vấp ngã, trơn trượt, bụi, dây điện…)
* Xác định mối nguy hại và biện pháp kiểm soát phòng ngừa:

12


Nhận diện
mối nguy
hiểm
+ Cạnh sắc,
nhọn.
+ Bề mặt trơn
trượt
+ Bề mặt nóng.
+ Độ cao thiết
bị.
+ Tư thế làm
việc.
+ Bộ phận
truyền động.

phương pháp

nhận biết

Thứ tự
kiểm soát

Biện pháp
kiểm soát, phòng ngừa

+Sử dụng giác quan.
+ Hỏi người lao
động.
+ Thống kê, khảo
sát.
+ Nhìn trên, dưới,
đằng sau và đằng
trước.
+ Nghe âm thanh lạ.
+ Ngửi có mùi lạ.
+ Nóng, rung bất
thường.

+ Loại bỏ
nguy hại.
+ Bảo hộ lao
động.
+ Thay thế.
+ Cách ly
+ Cải tiến
công nghệ.


+ Cảnh báo: hiển thị/cảnh
báo rõ ràng tại thiết bị.
+ Biện pháp kiểm soát:
Che chắn; gia công lại;
cải tiến kỹ thuật; lắp đặt
các thiết bị an toàn…
+ Biện pháp bảo vệ: Sử
dụng trang thiết bị bảo hộ
lao động (găng tay, giầy,
quần áo bảo vệ, đeo kính,
mặt nạ, dây đeo an
toàn…)

+ Bước 2. GV tổ chức trò chơi “ Thử tài xử lí tình huống”
Tình huống: Một nhân viên đang vội vã bước đi trên đoạn đường tối trong
xưởng và vấp phải một thùng chi tiết để giữa đường.
a. Nhận dạng các nguy hại ?
b. Những rủi ro nào xẩy ra ?
c. Biện pháp kiểm soát ?
d. Biện pháp phòng ngừa?
Trả lời:
a. Các yếu tố nguy hại:
- Vội vã.
- Thùng chi tiết để giữa đường.
- Đường thiếu ánh sáng.
b. Rủi ro xẩy ra: Vấp thùng hàng và ngã
c. Biện pháp kiểm soát:
- Đi đường khác.
- Dọn thùng hàng vào vị trí qui định.
d. Biện pháp phòng ngừa:

- Đặt biển báo.
- Chiếu sáng cho đoạn đường. [7]
+ Bước 3. Vận dụng các hiểu biết khoa học về các lực cơ học và kiến thức
khác liên quan để áp dụng vào thực tiễn chế biến gỗ đạt hiệu quả và ATVSLĐ.
Chỉ ra các khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động của nghề chế biến gỗ từ
đó đề ra một số khuyến cáo cho việc chế biến gỗ được an toàn, hiệu quả.
* GV phát Phiếu học tập số 5 cho các nhóm về đề nghị các nhóm thực
hiện các nhiệm vụ học tập trên Phiếu học tập ở nhà và viết thành báo cáo, sau 1
tuần sẽ trình bày trước lớp.
13


Các hình ảnh minh họa phiếu học tập số 5 [5]
Phiếu học tập số 5 – An toàn vệ sinh lao động
Nhóm…………Lớp…..
1. Hãy nêu biện pháp phòng ngừa
khi tiếp xúc với bộ phận cắt của máy bào?
………………………………………..
………………………………………..
2. Vỏ che lưỡi cưa có tác dụng gì?
Cần phải điều chỉnh như thế nào?
………………………………………..
………………………………………..
3. Công tác vệ sinh không tốt tại xưởng gỗ có thể xảy ra những nguy cơ gây tai
nạn lao động do trơn trượt, vấp ngã.
Hãy chỉ ra các ví dụ cụ thể?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Các loại máy dùng trong xưởng chế biến gỗ như máy cắt, máy đánh bóng
thường tạo ra những bụi gỗ rất mịn mà mắt nhìn không thấy chúng. Những nguy

cơ có thể mắc do hít phải bụi gỗ là gì? Nêu một số biện pháp phòng ngừa tác hại
của bụi gỗ ?
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................

5. Quan sát tranh mô tả dưới đây, hãy chỉ ra các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh
lao động và nêu các biện pháp khắc phục tương ứng?

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
14


Tổ*chứđểánómbotrướlp:Mỗiìàyộcâu,ánhómkắgebổsýiếủađặtcâuhỏkưrõ.GVxánậýiếúgvàoạtđộcủamỗhó.
+ Bước 4. Giải thích thêm sự ảnh hưởng của các lực cơ đối với vấn đề ATVSLĐ ở
một số hiện tượng thực tiễn khác.
* GV phát Phiếu học tập số 6 cho các nhóm về đề nghị các nhóm thực
hiện các nhiệm vụ học tập trên Phiếu học tập ở nhà và viết thành báo cáo, sau 1
tuần sẽ trình bày trước lớp. Các hình ảnh minh họa phiếu học tập số 6 [7]
Phiếu học tập số 6 – An toàn vệ sinh lao động
Nhóm…………Lớp…..
Nhiệm vụ 1.Trả lời các câu hỏi
1. Bọc núm nhựa các chân bàn có tác dụng gì?
.................................................................................................................................
2. Túi khí trong ô tô có tác dụng gì?
.................................................................................................................................
3. Ma sát nghỉ giúp con người, động vật, xe cộ đi lại được, giúp ta cầm nắm các
vật. Giải thích điều này như thế nào?
.................................................................................................................................
4. Vì sao ô tô hay mất phanh ở cuối chặng đèo dốc? Nêu cách khắc phục?

.................................................................................................................................
5. Vì sao khi tham gia giao thông phải giữ khoảng cách giữa các phương tiện và
tuân thủ quy định về tốc độ?
.................................................................................................................................
6. Tấm thảm để lót dưới sàn nhà có tác dụng gì?
.................................................................................................................................
Nhiệm vụ 2. Tìm hai ví dụ khác và chỉ rõ ảnh hưởng của lực cơ đối với vấn đề
an toàn vệ sinh lao động.
…………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 3. Viết một bài tuyên truyền về cách phòng tránh tai nạn lao động do
ảnh hưởng của lực cơ.
……………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ 4: Trả lời các câu hỏi tình huống

Tình huống 1: Hai người vác vận chuyển vật liệu.
a) Xác định các mối nguy hại?
………………………………………
………………………………………
b) Hãy nêu các rủi ro xảy ra?
………………………………………
………………………………………
c) Nêu các biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa?
………………………………………
………………………………………
Tình huống 2: Hai người A và B đang bốc chuyển thùng hàng
15


a) Xác định các mối nguy hại?

………………………………………..
………………………………………..
b) Hãy nêu các rủi ro xảy ra?
………………………………………..
………………………………………..
………………………………………..
Tình huống 3: Một người đang sử dụng
máy khoan để khoan miếng gỗ
a) Xác định các mối nguy hại?
………………………………………..
………………………………………..
b) Hãy nêu các rủi ro xảy ra?
………………………………………..
………………………………………..
c) Nêu các biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa? …………………………
………………………………………..
Tình huống 4: Người A đang vận chuyển boong chứa chất khí dễ cháy nổ bằng
cần trục trên đoạn đường nền gạch có chỗ bị bung lên. Người A quay sang trái
nói chuyện với người B đang đứng lề đường.
a) Hãy xác định các mối
nguy hại?
………………………………………..
………………………………………..
b) Hãy nêu các rủi ro xảy ra?
………………………………………..
………………………………………..
c) Nêu biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa?
………………………………………..

………………………………………..
………………………………………..
Tổ*chứđểánómbotrướlp:Mỗiìàyộcâu,ánhómkắgebổsýiếủađặtcâuhỏkưrõ.GVxánậýiếúgvàoạtđộcủamỗhó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trên cơ sở nội dung các kiến thức đã xây dựng và các phương án dạy học
16


đã được thiết kế, năm học 2019-2020 tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại
trường THPT Yên Định 2, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Tôi đã chọn 2
nhóm là 2 lớp 10B1 và 10B3 có chất lượng đầu vào tương đương. Lớp thực
nghiệm (TN): Lớp 10B1 có sĩ số 46 em. Lớp đối chứng (ĐC): Lớp 10B3 có sĩ số
47 em. Lớp TN dạy theo tiến trình giáo dục ATVSLĐ đã soạn thảo. Lớp ĐC dạy
bình thường, không dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ. Trong quá trình TNSP,
chúng tôi đánh giá khả năng hứng thú học tập và hợp tác của HS, chuẩn kiến
thức kĩ năng quy định trong chương trình và kiến thức về ATVSLĐ.
Lớp thực nghiệm
+ HS tích cực chủ động tìm hiểu các thông tin về
các lực cơ học, phỏng vấn người lao động trong
xưởng gỗ để tìm hiểu về ATVSLĐ trong các hoạt
động tại xưởng gỗ.
+ HS hứng thú học tập, tích cực chủ động chiếm
lĩnh kiến thức và kĩ năng thông qua thực hiện các
dự án
+ Không khí lớp học sôi nổi, các em được phân
công nhiệm vụ trong nhóm, tham gia hợp tác thảo
luận, chia sẻ ý kiến để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
+ HS có ý thức lắng nghe ý kiến của các bạn, phát

biểu chất vấn các nhóm khác, phản biện để làm rõ
các kiến thức của bài học.
+ Kỹ năng thuyết trình của một số HS được phát
triển. Ngoài các kiến thức về vật lí, các em còn
quan tâm đến việc vận dụng nó trong cuộc sống,
giải thích các ứng dụng kiến thức giúp tăng cường
ATVSLĐ bảo đảm an toàn tính mạng cho con
người trong các hoạt động của đời sống. Bước đầu
HS có ý thức giữ gìn ATVSLĐ và có khả năng
giải quyết một số tình huống về ATVSLĐ trong
đời sống.

Lớp đối chứng
+ HS thụ động tiếp nhận
kiến thức, chỉ ngồi nghe
và chờ đợi câu hỏi GV
đưa ra.
+Không khí lớp học cũng
ít sôi nỗi, trầm lặng hơn
nhóm ĐC
+ HS không có điều kiện
để phát triển khả năng
của bản thân, phát biểu ý
kiến riêng, khả năng
phản biện, kỹ năng hoạt
động nhóm.
+ HS ít có điều kiện liên
hệ kiến thức bài học và
thực tiễn đời sống, ý thức
giữ gìn ATVSLĐ còn

thấp, xử lí các tình huống
về ATVSLĐ còn nhiều
hạn chế.

Kết quả bài kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Năm học
2019-2020

Lớp

Sĩ số

Điểm

Điểm

Điểm

9-10

7-8

5-6

TN(10B1
46
18
20
)
ĐC(10B

47
15
23
3)
Kết quả bài kiểm tra kiến thức ATVSLĐ

8
9

17


Năm học

Lớp

2019-2020

TN(10B1
)
ĐC(10B
3)

Điểm

Điểm

Điểm

9-10


7-8

5-6

46

16

25

5

47

8

15

24

Sĩ số

Phân tích kết quả các bài kiểm tra cho thấy không có sự khác biệt về điểm
số bài kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí giữa nhóm TN và nhóm ĐC.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về kiến thức ATVSLĐ giữa hai nhóm này. Điều
đó chứng tỏ phương án dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ đã thiết kế vẫn đảm
bảo được các kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng, ngoài ra HS có
thêm các kiến thức về ATVSLĐ nhiều hơn hẳn phương pháp dạy học truyền
thống.

Phương án dạy học thiết kế đã tổ chức cho học sinh học tập một cách đa
dạng qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo trạm, hoạt động tham
quan trải nghiệm để tích hợp lồng ghép kiến thức ATVSLĐ vào kiến thức vật lí
không những làm tăng hứng thú học tập cho HS, tăng khả năng ứng dụng kiến
thức vào thực tiễn mà còn phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức
của HS, phát triển khả năng tìm kiếm và xử lí thông tin trên mạng, trình bày báo
cáo bằng phần mềm chuyên dụng, khả năng thuyết trình đa phương tiện, gắn
việc học lí thuyết đi đôi với thực hành, kết nối giữa kiến thức vật lí, kiến thức
ATVSLĐ vào ứng dụng trong các tình huống thực tiễn cuộc sống để bảo vệ an
toàn cho bản thân trước các tình huống thực tế trong cuộc sống có liên quan đến
kiến thức bài học.
Giáo dục ATVSLĐ trong nhà trường giúp học sinh có những nhận thức,
hiểu biết về ATVSLĐ, từ đó có thái độ đúng đắn, cách ứng xử phù hợp, hình
thành các kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động. Học sinh có thêm hiểu biết các
nguyên nhân gây ra các yếu tố có hại gây tai nạn, các biện pháp phòng chống tai
nạn, xử lý tai nạn để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng; có kĩ năng phát
hiện, ứng xử hợp lý và giải quyết kịp thời các trường hợp mất ATVSLĐ xảy ra
trong đời sống và trong học tập. Từ đó lan tỏa đến mọi người xung quanh và
cộng đồng qua tuyên truyền, vận động mọi người hiểu và hành động đúng về
ATVSLĐ.
Đề tài có thể làm tài liệu chia sẻ chung, trao đổi học hỏi kinh nghiệm
giảng dạy của các đồng nghiệp trong nhà trường. Có thể kết hợp với các bộ môn
khác để tích hợp các kiến thức về ATVSLĐ vào trong các môn học (toàn phần,
bộ phận, lồng ghép) tổ chức tuyên truyền giáo dục ATVSLĐ trong các hoạt động
ngoài giờ học (chủ đề tự chọn, ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ). Hợp tác và liên
kết giữa nhà trường và cộng đồng địa phương trong hoạt động về giáo dục
ATVSLĐ.
18



3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải đặt ra kết quả đầu ra của
hoạt động dạy học là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành
phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học
sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới.
Muốn dạy học môn vật lý có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đào tạo
ngày càng cao hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực, sáng tạo, không
ngừng cải tiến phương pháp, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khơi
dậy niềm đam mê, tính sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Cần phải đặt học sinh vào các tình huống thực tiễn qua các hoạt động
tham quan, trải nghiệm thực tế để lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động giáo
dục; đồng thời tăng cường cho học sinh hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, vai trò
của giáo viên chỉ là người trọng tài, tổ chức còn học sinh là người tích cực chủ
động thực hiện. Hiện nay, kiến thức về ATVSLĐ là rất cần thiết đối với HS
trong tất cả mọi hoạt động và sinh hoạt của cuộc sống. Vì vậy, ngay khi còn ngồi
trên ghế nhà trường cần phải giáo dục ATVSLĐ cho các em, trong đó môn vật lí
có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
Dạy học tích hợp giáo dục ATVSLĐ đáp ứng được yêu cầu học lý thuyết
đi đôi với vận dụng trong thực tiễn gây hứng thú học tập cho HS. Với lượng
kiến thức về ATVSLĐ được bổ sung, nhưng thời lượng cho các bài học không
thay đổi nên cần phải đổi mới trong thiết kế các phương án dạy học.
Đề tài đã được áp dụng trong hoạt động giáo dục tại trường trung học phổ
thông Yên Định 2 trong thời gian chưa nhiều, xong đã thu được một số kết quả
nhất định, khẳng định tính khả thi của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ gặp một số khó khăn ở giai đoạn đầu
do học sinh chưa quen với phương pháp dạy học mới như tham quan phỏng vấn
người lao động, chưa có đủ thiết bị quay video lưu trữ âm thanh hình ảnh, kĩ
năng thuyết trình, tìm hiểu trao đổi thông tin, làm việc nhóm chát qua mạng…
Hướng mở rộng đề tài: thiết kế phương án dạy học cho nhiều bài học

không chỉ ở chủ đề: “Các lực cơ học” mà cho cả các phần khác trong chương
trình vật lí phổ thông; tăng phạm vi thực nghiệm sư phạm trong cả khối lớp 10
hoặc một số trường trong khu vực. Điều chỉnh các yêu cầu theo các mức độ khác
nhau để phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên tổ chức các buổi hội
thảo, chuyên đề về công tác dạy học để các giáo viên trong tỉnh có dịp học hỏi,
trao đổi công tác chuyên môn. Trong đó, quan tâm báo cáo về các chủ đề về kĩ
năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng an toàn lao động, phòng tránh tai nạn giao
thông.
19


* Đối với nhà trường: tăng cường hơn nữa việc giáo dục ATVSLĐ cho
học sinh trong trường qua việc phối hợp giữa các tổ chuyên môn tổ chức các
buổi ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, cho học sinh tham quan trải nghiệm… để
thực hiện công tác tuyên truyền, hình thành thói quen và ý thức giữ gìn
ATVSLĐ trong mỗi cá nhân học sinh và lan tỏa đến cộng đồng địa phương.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực bản thân
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tác giả rất mong
sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý, người có cùng lĩnh vực chuyên môn,
các bạn đồng nghiệp, các em học sinh để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang
lại hiệu quả thiết thực hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 07 năm 2020
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.


Nguyễn Văn Tường

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2005), Dạy và học tích cực. Một số
phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
THCS, THPT, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Biên (2008), Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học
theo trạm, đặc san khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội, Tr. 14-19.
[4]. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên)-Vũ Quang (chủ biên)-Nguyễn Xuân
Chi-Đàm Trung Đồn-Bùi Quang Hân-Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 10, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[5]. Cục Quản lý Lao động, Thanh tra Lao động, An toàn và Sức khỏe Nghề
nghiệp – Tổng Cục Quản trị và Cơ chế Ba Bên Văn phòng Tổ chức Lao động
Quốc tế ILO, An toàn và vệ sinh lao động tại xưởng gỗ.
[6]. Đỗ Hương Trà (chủ biên)- Nguyễn Văn Biên-Tưởng Duy Hải- Phạm Xuân
Quế- Dương Xuân Quý 2019), Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí trường
trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
[7]. Zamil steel, Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

DANH MỤC
21



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Tường.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Yên Định 2.

TT

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tên đề tài SKKN

Kinh nghiệm sử dụng
phương trình toán học giải
một số bài tập chất khí.
Kinh nghiệm giải bài tập
về chuyển động quay vật
rắn chương trình Vật lý 12
nâng cao.
Sử dụng phương pháp

năng lượng và kỹ năng suy
luận logic nâng cao kết
quả học tập chương hạt
nhân nguyên tử cho học
sinh lớp 12.
Sử dụng bài tập đồ thị
nâng cao kết quả học tập
chương chất khí cho học
sinh lớp 10 nâng cao
Kinh nghiệm giải một số
bài tập chương động lực
học vật rắn vật lý 12 bằng
định luật bảo toàn mô men
động lượng và năng lượng.
Kinh nghiệm sử dụng tích
phân giải một số bài tập
vật lí trung học phổ thông
và ôn luyện học sinh giỏi
tại trường THPT Yên Định
2

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

B

2005-2006

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

C

2008-2009

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

C

2011-2012

Ngành GD cấp

tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

C

2012-2013

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

C

2013-2014

Ngành GD cấp
tỉnh; Tỉnh Thanh
Hóa

B

2016-2017

22


Phụ lục 1: Phiếu học tập sử dụng các trạm chờ
Phiếu học tập số 1A
(Sử dụng ở Trạm chờ 1A)
Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và trái đất . Vì sao vật và trái

đất cùng hút nhau nhưng vật bị dịch chuyển về trái đất
mà không phải là ngược lại?
………..…………………………………………………
………..…………………………………………………
………..…………………………………………………
………..…………………………………………………

Phiếu học tập số 1B
(Sử dụng ở Trạm chờ 1B)

Điều gì sẽ xảy ra nếu trên trái đất không còn trọng lực?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...
...........................................................................................................................
.

23


Phiếu học tập số 2A
(Sử dụng ở Trạm chờ 2A)
Các ứng dụng của lực đàn hồi trong kỹ thuật

Phiếu học tập số 2B

Lực kế, cân trọng lượng, đo lường.
(Sử dụng ở Trạm chờ 2B)
Bộ phận giảm xóc trong xe cộ.

Phát âm (chuông, loa phóng thanh )
Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)
Công tắc điện
Bám giữ vật (kẹp quần áo)
Mối nối các toa tàu
Tại sao lốp xe đạp, xe máy, xe ô tô làm bằng chất liệu cao su đàn hồi?
Khi
các vật chịu tác dụng của lực vượt quá giới hạn đàn hồi có thể gây ra những
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
tác
hại gì? Cho các ví dụ cụ thể minh họa?
Theo em, bộ phận giảm sóc xe máy có tác dụng gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Phiếu học tập số 3A
(Sử dụng ở Trạm chờ 3A)

Tại sao phải tra nhớt ở những ổ trục và xích?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nếu để khô nhớt có thể xảy ra những tác hại gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Phiếu học tập số 3B
24



(Sử dụng ở Trạm chờ 3B)

Tại sao talông của lốp xe lại được chế biến rãnh?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Vì sao khi trời mưa cần phải giảm tốc độ khi lưu thông trên đường?
...........................................................................................................................
. .........................................................................................................................
...........................................................................................................................
....
Phụ lục 2: Một số hình ảnh tổ chức các hoạt động học tập

Học sinh phỏng vấn người lao động tại xưởng gỗ

25


×