Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT vài KINH NGHIỆM NHỎ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG dạy học SINH KHỐI 12 ôn tập môn địa lý THI THPT đạt kết QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.26 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU……………
Trang 1
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …….. ……………………
Trang
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯÚ…….. …………………… Trang
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …….. …………………
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. ………

Trang

…… Trang

II.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN…….. …………………… Trang
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN…….. …………… Trang
II.2. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN…….. ……………… Trang
II.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP…….. ……………………

Trang

II.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN …….. ……………………Trang

1


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
là một trong những sự đổi mới đặt ra đối với ngành Giáo dục – Đào tạo của nước
ta trong thời gian qua, chuyển trọng tâm từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến
thức.. sang đánh giá năng lực vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc


sống đặc biệt trú trọngđánh giá năng lực tư duy bậc cao.Việc kiểm tra đánh theo
định hướng phát triển năng lực sẽ đánh giá được chính xác quá trình học sinh học
tập và khả năng vận dụng kiến thức học được vào giải quyết vấn đề thực tiễn của
cuộc sống, để từ đó làm cơ sở tư liệu phục vụ cho việc xây dựng qui hoạch nguồn
nhân lực trong tương lai của đất nước và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao.Chính vì vậy bộ GD-ĐT đã có sự thay đổi căn bản trong phương thức tổ
chức thi THPT từ phương thức kiểm tra cho đến tổ chức thực hiện. Từ việc kiểm tra
theo hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm để việc kiểm tra đánh giá mang
tình toàn diện bao quát chương trình và kỹ năng cao hơn. Điều đó đòi hỏi quá trình
tổ chức ôn tập cho các em cũng phải có sự thay đổi trong các nhà trường phổ thông
Trên thực tế những năm qua điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của bộ môn
địa lý tại trường THPT Yên Định 2 vẫn chưa được như mong muốn. Số điểm 9-10
vẫn còn thấp đa số các bài thi của các em chỉ đạt ở mức 5-7 điểm mà nguyên nhân
cơ bản là các em chưa nắm được bí quyết làm bài, kỹ năng vẫn còn có sự hạn
chế….
Từ những năm học gần đây nhằm nâng cao chất lượng dạy học đại trà sở GD
– ĐT Thanh Hóa và BGH trường THPT Yên Định 2 đã có những biện pháp thiết
thực trong đó có biện pháp giao chỉ tiêủ cụ thể cho từng môn học để cả thầy và trò
cùng nhau cố gắng trong quá trình dạy và học.Trong đó bộ môn Địa lý được giao
chỉ tiêu khá cao với điểm trung bình từ 6.7-7.5 điểm.
Để đáp ứng được mong muốn của nhà trường, phụ huynh và học sinh đòi hỏi
những người làm công tác trực tiếp giảng dạy khối 12 ngoài đồng hành cùng quá
trình học tập của các em còn phải trăn trở đổi mới phương pháp giảng dạy, phương
pháp kiểm tra đánh giá, tổ chức ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài cho các em
một cách hiệu quả. Từ trăn trở trên với kinh nghiệm 30 năm nhà giáo tôi mạnh dạn
trao đổi một số kinh nghiệm đã từng áp dụng của mình trong quá trình ôn luyện cho
2


các em học sinh khối 12 để đạt kết quả cao với đề tài “ MỘT VÀI KINH

NGHIỆM NHỎ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNGDẠY HỌC SINH KHỐI 12
ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ THI THPT ĐẠT KẾT QUẢ CAO” .Hy vọng với đề tài
này các em học sinh các khóa sau sẽ có định hướng ngay từ đầu trong quá trình học
tập và đâu đó các thầy cô đồng nghiệp sẽ tham khảo được để vận dụng vào quá
trình công tác của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Hướng dẫn các em cách học tập để nắm vững các kiến thức kỹ năng tối thiểu
đáp ứng nhu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực như
hiện nay.
Giúp các em học sinh khối 12 ôn tập tốt hơn và đạt kết quả cao trong kỳ thi
THPT. Nâng cao tỷ lệ điểm 9-10 trong toàn khối
Tổng kết thành chuyên đề chung về dạy học sinh ôn tập và làm bài thi THPT
Quốc gia
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Học sinh khối 12 trường THPT Yên Định 2.Cụ thể các lớp 12 C4.C8.C3
Các học sinh khối 12 chọn Địa lý là môn xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học
cao đẳng.
Chương trình môn Địa Lý 12 liên quan đến thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm cho học sinh rèn luyện các
kỹ năng ôn tập, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.

3


NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1. Cơ sở lý luận của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh
giá

Công văn 4612 năm 2017 hướng dẫn thực hiện chương trình phổ thông hiện
hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 20172018 là bước tổng kêt các đổi mới trước đây để triển khai đồng bộ ở các địa
phương đồng thời là sự chuẩn bị để giáo viên và các nhà trường từng bước làm
quen tiếp cận với yêu cầu của chương trình GDPT mới. Việc chỉ đạo và hướng dẫn
triển khai đổi mới phương pháp hình thức dạy học kiểm tra đánh giá của bộ GD –
ĐT suốt giai đoạn qua được đánh giá là “ có tác động tích cực”. Vậy hãy nhìn nhận
lại vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực cụ thể là thế nào và tại sao
phải đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Các vấn đề lý luận về năng lực đã được Bộ GD- ĐT làm rõ trong các tài liệu
tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá, có thể điểm qua các khái niệm được thừa nhận
rộng rãi như sau
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực
hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể. Năng lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành
tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức kỹ năng mà cả niềm tin,
giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều
kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi. Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: năng
lực chung và năng lực chuyên biệt
+ Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia
hiệu quả trong nhiều loại hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội.
Làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống lao động và nghề
nghiệp. Đối với học sinh THPT các năng lực chung bao gồm : Năng lực tự học,
năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT
và TT, ngôn ngữ, tính toán..
4


+ Năng lực chuyên biệt : Là những năng lực được hình thành và phát triển

trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hoạt động, công việc hặc tình huống, môi trường đặc thù cần thiết cho những hoạt
động riêng biệt, đáp ứng những yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán
mỹ thuật, địa lý, Năng lực chuyên biệt của địa lý học bao gồm các năng lực như tư
duy lãnh thổ, thực địa,bản đồ, sử dụng và sử lý số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh,
video, mô hình..v.v..

Với những quan niệm như trên việc giảng dạy và đánh giá kết quả học tập
theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri
thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Tức là dạy, học và đánh giá phải
tổng hợp cả kiến thức, kỹ năng thái độ, khả năng vận dụng, sáng tạo tri thức trong
những tình huống cụ thể từ nhận biết, thông hiểu tới vận dụng ở các mức độ khác
nhau hay nói cách khác phải theo một quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập. Đây
chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về
kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc
5


cải thiện kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình học tập để hình thành và
phát triển được các năng lực, người học cần chuyển hóa những kiến thức, kĩ năng,
thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường
mới
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá
kiến thức kỹ năng. Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với
đánh giá kiến thức kỹ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một lĩnh vực và
mức độ nào đó thì phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong một
tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến
thức đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng kinh nghiệm của bản thân thu được từ
những trãi nghiệm bên ngoài nhà trường, tìm tòi, sáng tạo để giải quyết nhiệm vụ
đặt ra. Như vậy thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ trong một tình huống cụ thể

người ta có thể đánh giá được ột cách khách quan toàn diện hơn. Năng lực không
hoàn toàn dựa vào chương trình giáo dục của từng môn học mà cần được hình
thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau. Tuy nhiên công bằng mà nói
kiến thức chính là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực giúp cho người học
tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng sử phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của năng lực. Để có được
điều đó người học phải chủ động nghiên cứu, tìm tòi khám phá.Việc hình thành
năng lực diễn ra theo hình xoáy trôn ốc các năng lực có trước được sử dụng để tạo
kiến thức mới và đến lượt mình kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành năng lực
mới.Bên cạnh đó kỹ năng lại là những thao tác, những cách thức thực hành, vận
dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó. Kiến thức
và kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực.
Trên cơ sở đó định hướng kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
được triển khai theo hướng
+ Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá
tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh
giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích
phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
+ Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang
6


đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú
trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
+ Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang
việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương
pháp dạy học;
+ Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các
phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ

phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải
kết quả đánh giá.
Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động
giáo dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:
+Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng
lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt
về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của
cấp học.
+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá
của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá
của gia đình, cộng đồng.
+ Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận
nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
+ Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung
thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy
và học.
Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được
thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:
- Xác định được mục đích chủ yếu của việc đánh giá kết học tập là so sánh
năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kỹ năng môn học
của từng chủ đề từng lớp học để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động
học.
-Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo các công đoạn cơ bản
+ Lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú
ý nhiều hơn đến nội dung kỹ năng, xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung
( nhận biết, thông hiểu, vận dụng..) căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng đa
dạng các loại công cụ đánh giá , thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật, cấu
trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp, tổ chức thu thập các thông tin chính xác
7



+Các thông tin thu thập được cần được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu
chí rõ ràng và được lưu giữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày, các thông tin định
lượng thông qua các bài kiểm tra theo đúng quy chế đánh giá xếp loại ban hành
+ Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không đạt dựa vào kết
quả định tính và định lượng với chứng cứ cụ thể rõ ràng, vừa căn cứ vào thái độ
học tập và hoàn cảnh gia đình. Từ đó ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy
của giáo viên, hoạt động học của học sinh, ra các quyết định quan trọng với học
sinh như khen thưởng, lên lớp, thi lại ..v..v ,thông báo kết quả học tập của học sinh
cho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường,
quản lý cấp trên..)
Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả
mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát
triển năng lực, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng
vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác
nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp tự luận
và trắc nghiệm khách quan. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan với ưu là thích hợp
với quy mô lớn, học sinh không phải trình bày cách làm, số lượng câu hỏi lớn nên
có thể bao quát được kiến thức toàn diện của học sinh, việc chấm điểm trở nên rất
đơn giản dựa trên mẫu đã có sẵn, có thể sử dụng máy để chấm cho kết quả rất
nhanh, đảm bảo được tính công bằng, độ tin cậy cao. tuy nhiên nhược điểm của
hình thức này là không thể hiện được tính sáng tạo, lôgic của khoa học và khả năng
biểu cảm trước các vấn đề chính trị, xã hội, con người của đất nước, nhiều khi sự
lựa chọn còn mang tính may mắn. Do đó việc kết hợp hai hình thức kiểm tra này sẽ
phát huy được những ưu điểm và hạn chế bớt những nhược điểm của mỗi hình thức
kiểm tra.
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực
người học và đánh giá kiến thức kỹ năng của người học như sau


8


Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và
đánh giá tiếp cận năng lực
STT

Đánh giá theo hướng tiếp cận
nội dung

Đánh giá theo hướng tiếp cận năng
lực

1

Các bài kiểm tra trên giấy được
Hình thức kiểm tra đa dạng (giấy, thực
thực hiện vào đầu tiết học, cuối
hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…)
một chủ đề, một chương, một học
trong suốt quá trình học tập
kì,...

2

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

3

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng Quan tâm đến đến phương pháp học tập,

của việc dạy học
phương pháp rèn luyện của học sinh

4

Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm,
chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi
tiết của sản phẩm để nhận xét

5

Câu hỏi bài tập nhiệm vụ tập
trung vào kiến thức hàn lâm dưới Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo
dạng bài tự luận bởi 2-4 câu hỏi

6

Đánh giá được thực hiện bởi các
Giáo viên và học sinh chủ động trong
cấp quản lí và do giáo viên là chủ
đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và
yếu, còn tự đánh giá của học sinh
đánh giá chéo của học sinh
không hoặc ít được công nhận

7

Đánh giá đạo đức học sinh chú

trọng đến việc chấp hành nội quy
nhà trường, tham gia phong trào
thi đua…

Nhấn mạnh sự hợp tác

Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn
diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,
khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và
năng lực bản thân

Theo đó trong thời gian qua các hình thức kiểm tra đánh giá trong các nhà
trường đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Từ việc kiểm tra theo hình thức tự luận
đã chuyển sang hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. và hiện nay ở kỳ thi
THPT quốc gia đã chuyển hoàn toàn theo hình thức trắc nghiệm.
9


Như vậy sự đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá đã đi vào thực của quá
trình dạy và học.

I.2. LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC
Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học có
người nói rằng “ Điều tồi tệ nhất đối với môi trường học là làm việc với phương
pháp cưỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo. Cách đối sử như vậy sẽ làm hỏng đi sự
tự tin và lòng chân thành của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra những con
người chỉ biết phục tùng không có sự sáng tạo”. Bước vào thế kỷ XXI với sự phát
triển như vũ bão của tri thức, sự phát triển vượt bậc của khoa học- công nghệ một
thế hệ một thế hệ những lao động không có sự sáng tạo thiếu kỹ năng và năng lực

làm việc độc lập sẽ không đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước cũng như của thế giới. Nắm bắt từ thực tiễn đó ngành GD –ĐT
đang và đang có những đổi mới thiết thực. Từ phương châm lấy người dạy làm
trung tâm sang người học làm trung tâm, từ cung cấp kiến thức thụ động sang
người học chủ động tìm tòi khám phá kiến thức, hình thành kiến thức và kỹ năng,
năng lực. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và hướng nghiên cứu bài
học được đặt ra, triển khai trong các nhà trường phổ thông. Nghị quyết TW II khóa
VIII đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp sự tư duy và phát huy sức sáng tạo của học
sinh, từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và hiện đạivào quá trình
dạy học”Định hướng trên đã dược pháp chế hóa trong luật giáo dục tại điều 24.2 “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực vận dụng kiến
thức vào thực tiễn sinh động của cuộc sống, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh.
Lý luận về định hướng phát triển năng lực đã được trình bày ở phần trên.
10


Như vậy vấn đề dặt ra là làm sao trong các tiết dạy Địa lý và các tiết học ôn
tập thi THPT học sinh đón nhận nhẹ nhàng, hứng thú, say mê học tập là điều mà
người giáo viên Địa lý cần phải suy nghĩ. Mà muốn có kết quả tốt thì người học
sinh phải yêu thích môn học, phải gắn bó với các giờ lên lớp.
Thực tế nhiều học sinh THPT vẫn còn cho rằng Địa lý là môn học phụ, chỉ
dành cho khối C, phải đến lúc báo môn thi tốt nghiệp thì mới bắt đầu quan tâm.
Điều này hì được cải thiện hơn khi Bộ GD –ĐT triển khai phương thức thi cử theo
hướng các bài thi tổ hợp. Hơn nữa chỉ các em có lực học ở mức trung bình và yếu
cũng như các em thi các khối C, D, E.. mới chọn môn tổ hợp xã hội với suy nghĩ
rằng Địa Lý là môn dễ ăn điểm. Điều này gây khó khăn cho người giáo viên trong

quá trình giảng dạy. Vì vậy việc người giáo viên với vai trò là người điều hành,
hướng dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng, khơi dậy sự tò mò,
yêu thích cho học sinh, giúp các em có được các kết quả cao trong quá trình học
tập, kiểm tra đánh giá. Đồng thời phát huy được năng lực của mình trong việc giải
thích các sự vật hiện tượng địa lý xung quanh mình trong cuộc sống hiện tại cũng
như trong tương lai.Quan trọng nhất các em đạt được kết quả cao trong kỳ kiểm tra
đánh giá của Bộ GD- ĐT.
I.3. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN.
Việc đổi mới tổ chức kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm 100%
trong các kỳ kiểm tra và kỳ thi THPT ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điểm số
của học sinh do các em chưa thực sự chuẩn bị tâm lý và chưa có cách thức ôn tập
phù hợp, kỹ năng làm bài còn lúng túng.vì vậy cần bồi dưỡng cho học sinh những
kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và
cải tiến quá trình học và dạy học
Trong giảng dạy các thầy cô dạy địa lý đều quan tâm đến vấn đề giảng dạy
và hường dẫn thế nào để học sinh đạt điểm cao trước việc Bộ GD – ĐT đổi mới
kiểm tra đánh giá như hiện nay.Đây là vấn đề khó, sở GD-ĐT đã tổ chức nhiều
chuyên đề hội thảo đểgiúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Trong những năm qua số lượng điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh
trường THPT Yên Định 2 môn địa lý đang từng bước có những chuyển biến rõ. Cụ
thể như sau
STT

Tổng số học sinh
11

Điểm

Điểm


Điểm

Điểm


dự thi
<5
5-7
8
9-10
Năm học 2016-2017
225
45
124
53
3
2017-2018
228
40
128
55
5
2018-2019
222
38
104
60
22
(Nguồn :số liệu thống kê phòng truyền thống trường THPT Yên Định 2)
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo trên địa bàn tỉnh Thanh

Hóa viết về đề tài đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Bản thân tôi
cũng đã học hỏi được nhiều từ các đề tài này. Tuy nhiên từ sự học hỏi và kinh
nghiệm thực tế của bản thân áp dụng trong quá trình giảng dạy tôi đúc kết được cho
mình một số kinh nghiệm sau
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giai đoạn học chương trình.
1.1. Thường xuyên nhắc nhở học sinh học địa lý là phải thu thập kiến
thức, kỹ năng mỗi ngày.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên nhắc nhở học sinh học địa lý
là phải thu thập kiến thức, kỹ năng mỗi ngày.Việc hình thành kiến thức kỹ năng
các em phải biết rằng kiến thức kỹ năng của mỗi người cần được thu thập tích lũy
từ nhiều nguồn : ngoài tài liệu học tập là sách giáo khoa át lát thì các em cần phải
quan sát thực tế,các phương tiện thông tin đại chúng, nguồn học liệu từ mạng
Internet… một cách thường xuyên. Việc liên hệ thực tế ở mỗi bài học vừa sinh
động vừa giúp các em nhớ lâu. Ưu thế của chương trình địa lý 12 bậc THPT là các
em học về địa lý Việt Nam nên các sự vật hiện tượng địa lý rất gần gũi với các em,
phần lớn các kiến thức về kinh tế - xã hội cũng chính là những vấn đề kinh tế xã
hội đang diễn ra xung quanh các em. Nên việc thu thập kiến thức, kỹ năng hàng
ngày
Ví dụ như vấn đề phát triển nông nghiệp : Giao nhiệm vụ cho các em tìm
hiểu xu hướng chuyển dịch trong nông nghiệp hiện nay ở địa phương em là thế
nào? Tại sao gần đây việc gieo trồng ớt, dưa leo được đẩy mạnh, nếu được làm
giám đốc sở NN và PTNT em sẽ định hướng cho bà con nông dân quê mình làm
giàu từ nguồn nào? Tại sao…Địa bàn sinh sống của phần đa học sinh trong trường
là khu vực nông thôn. Do vậy khi GV đặt ra vấn đề này các em sẽ thấy hào hứng
và ghi nhớ lâu hơn. Hoặc khi nói về tài nguyên du lịch GV có thể giao nhiệm vụ
cho các em nếu là hướng dẫn viên du lịch em sẽ đưa đoàn đi tua du lịch nào ở địa
12



phương. Đây cũng chính là việc hình thành và phát triển năng lực cho các em hiệu
quả nhất
1.2. Học theo phương pháp cuốn chiếu. Học đến đâu ôn tập đến đó, ghi
nhớ các chi tiết đặc trưng của từng vùng, miền.
Đối với chương trình môn Địa Lý học chương trình địa lý khối 12 có dung
lượng kiến thức nặng nhất nên khi ôn thi THPT quốc gia rất vất vả. nếu không
luyện ngay từ đầu và thường xuyên thì khả năng giai đoạn nước rút các em sẽ rơi
vào tình trạng hoảng loạng và rối.Vì vậy cần nắm chắc từng bài học. ghi nhớ các
chi tiết đặc trưng của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn khi chọn đáp án. Sau
mỗi bài học cần củng cố kiến thức bằng cách làm nhiều câu hỏi liên quan đến kiến
thức vừa học, để phát hiện hổng điểm nào thì bổ sung điểm đó. Sau khi nắm vững
kiến thức từng bài thì làm càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm càng tốt. Hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm của từng bài cần biên soạn theo bốn mức độ : nhận biết, thông
hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.Sau mỗi chủ đề học tập cần cho các em làm đề
tổng hợp để củng cố kiến thức. Ở giai đoạn đầu tăng cường các câu hỏi thuộc kỹ
năng át lát, kỹ năng biểu đồ. Giai đoạn sau từ bài “ Vấn đề khai thác thế mạnh ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ” có thể rèn luyện cho các em làm đề thi theo đúng
cấu trúc của đề thi THPT quốc gia.
1.3 Những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau, nên tóm
tắt bằng sơ đồ (sẽ giúp nắm bài nhanh, ôn tập dễ dàng). Khi bài mới có những ý
liên quan đến kiến thức đã học nên cố gắng liên hệ lại bài cũ để khắc sâu kiến thức,
tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
Khi học các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản),...đây được xem là mảng kiến thức quan trọng. Các em khi phân
tích điều kiện phát triển của các ngành kinh tế sẽ bao gồm cụ thể: Điều kiện tự
nhiên: địa hình, đất, nước, khí hậu (đối với nông nghiệp); vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên (khoáng sản, đất - nước - sinh vật có ảnh hưởng đến việc cung cấp
nguyên liệu...) Điều kiện kinh tế xã hội: nguồn lao động (số lượng và chất lượng);
thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở chế biến,...); đường lối chính
sách...; nguồn vốn, khả năng đầu tư. Nắm rõ cácthuận lợi, hạn chế, khó khăn đặc

trưng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển từng
ngành kinh tế.
13


Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề: Xác định được
vị trí địa lý (tiếp giáp vùng nào, nước nào, có giáp biển không,...) qua đó đánh giá
về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng. Nắm được các thế mạnh kinh
tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.Trọng tâm thế mạnh và hạn chế của
vùng là gì.
1.4 Sử dụng thường xuyên có hiệu quả Atlat địa lý Việt Nam.
Đối với môn địa lý lớp 12, Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Atlat địa lý
Việt Nam là "cuốn sách giáo khoa thứ hai" của môn địa lý lớp 12 nên các em cần
tập trung khai thác một cách tốt nhất để vừa nắm vững kiến thức vừa không phải
ghi nhớ một cách máy móc(Kỹ năng sử dụng át lát đã được trình bày tại một
công trình trước đây của tôi)
1.5. Nắm thật chắc các công thức tính toán:

Mật độ dân số (người/km2) = Dân số/diện tích

Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh - Tỷ suất tử

Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất

Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nướcbốc hơi

Độ che phủ rừng = (Diện tích rừng x 100)/Diện tích tự nhiên

Bình quân lương thực/người (kg/người) = Sản lượng/dân số


Năng suất lúa (tạ, tấn/ha) = Sản lượng/Diện tích

Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu

Cách tính cơ cấu = giá trị của từng thành phần/ tổng số * 100( Đơn vị %)

Cách tính tốc độ tăng trưởng : coi năm đầu bằng 100%. Lấy giá trị các năm
sau/ chia cho năm đầu* 100
2. Giai đoạn ôn tập thi tốt nghiệp THPT
2.1. Không học tủ học vẹt
Đề thi trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, kiến thức kiểm
tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học "tủ" là điều cấm kỵ. Ở mỗi vấn đề quan
trọng các em chỉ cần nắm "từ khóa" nói lên nội dung của vấn đề đó chứ không nên
học thuộc lòng như trước. Các em không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo
khoa địa lý lớp 12, từ kênh chữ đến kênh hình, kể cả các bài đọc thêm, các bài thực
14


hành. Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng
nên các em cần ôn tập theo chủ đề như: tự nhiên, dân cư xã hội, các ngành kinh tế
và các vùng kinh tế. Thí sinh nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập,
nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ
đề. Nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy cô đọng nhưng chứa
đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất
của góc học tập để người học có nhiều cơ hội tiếp xúc và lưu nó trong trí nhớ của
mình. Đồng thời đó rèn luyện các đề thi tổng hợp được sưu tầm từ những trang
mạng có uy tín như 24/7.com. thư viện học liệu…Đặc biệt thường các em có thể
sưu tầm và làm các đề thi thử từ nguồn đề của nhà trường, của các trường Hà
Trung, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Huỳnh Thúc Kháng, Liên trường Nghệ AN..
2.2. Nắm vững cấu trúc của đề thi

Việc nắm vững cấu trúc đề thi là cực kì quan trọng, bởi nó giúp các em định hướng
kiến thức, phần nào các em cần phải học kĩ, phần nào cần sử dụng nhiều kiến thức
vận dụng vào thực tiễn.Bám sát cấu trúc đề thi minh họa để có định hướng đúng
trong việc ôn tập.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Địa lý như sau
STT Phần

Nhận
biết

Thông
hiểu

Vận dụng
thấp

Vận
dụng
cao

Số
câu

1

Địa lý khu vực quốc gia

0

2


0

2

2

Địa lý tự nhiên

3

2

0

5

3

Địa lý dân cư- xã hội

1

1

0

2

4


Địa lý các ngành kinh tế

1

1

3

1

6

5

Địa lý các vùng kinh tế

0

1

5

4

10

6

Thực hành kỹ năng địa lý


8

3

2

2

15

7

Tổng

13

10

10

7

40

8

Điểm

3.25


2.5

2.5

1.75

10

15


( Nguồn : cổng thông tin Bộ Giáo dục đào
tạo)
Phân tích cấu trúc đề thi thì các em có kỹ năng át lat, biểu đồ và nắm vững kiến
thức cơ bản cũng có thể làm bài đạt 5-8 điểm
2.3.Chú ý rèn luyện phần câu hỏi thực hành
Trong đề thi Tốt nghiệp THPT đối với môn Địa lý, các câu hỏi thực hành:
kỹ năng Atlat Địa lí Việt Nam thường yêu cầu trả lời về vị trí, lãnh thổ, hướng, độ
cao, quy mô…; kỹ năng biểu đồ thường yêu cầu chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất,
biểu đồ thể hiện nội dung nào, nhận xét biểu đồ; kỹ năng bảng số liệu: nhận xét
bảng số liệu... Để đạt điểm cao phần thực hành kỹ năng Địa lý, học sinh cần thành
thạo việc đọc Atlat Địa lí Việt Nam Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat (vì đây
là phương tiện học tập rất hữu ích – hơn nữa Atlat là cuốn SGK mà học sinh được
mang vào phòng thi). …, kỹ năng nhận xét cần vận dụng linh hoạt các công thức
như tính tỉ trọng, tính năng suất, tính mật độ dân số, nhận xét sự thay đổi..nhận
dạng biểu đồ thích hợp nhất thì cần chú ý các dạng biểu đồ qui mô cơ cấu – tròn,
chuyển dịch cơ cấu – miề, tốc độ tăng trưởng – đường..( các em được hướng dẫn kỹ
trong các giờ tự chọn hoặc sinh hoạt nhóm..
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa phương nào sau đây

có nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất?
A. Lũng Cú

B. Hà Nội

C. Hà Tiên

D. Thành phố Hồ Chí Minh

Để chọn đáp án chính xác, các em xác định đúng trọng tâm nội dung cần trả lời
“nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất”, quan sát đúng bản đồ nhiệt độ trung bình
tháng 7, căn cứ nền màu khác nhau tương ứng với mức nhiệt khác nhau, ta thấy
nhiệt độ trung bình tháng 7 lần lượt như sau: Hà Nội 28°C, Hà Tiên, TP Hồ Chí
Minh 24°C, Lũng Cú 20°C. Như vậy đáp án là Hà Nội.
Trong phần kỹ năng vận dụng cao cũng cần rèn luyện cho các em kỹ năng tư
duy lô gich
Ví dụ :Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết giá trị sản xuất cây công
nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 gấp mấy lần so với
năm 2000.
A. 1.35 lần
B. 1.06 lần.
C. 1.30 lần.
D.
1.42 lần.
16


Trong át lát địa lý Việt Nam trang 19 biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp
trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho :
+ Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm.

+Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm với : tỷ trọng cây
công nghiệp , tỷ trọng cây lương thực, tỷ trọng cây ăn quả và cây khác qua các năm
Vậy để biết được giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
ngành trồng trọt năm 2007 gấp mấy lần so với năm 2000 các em cần tính được giá
trị sản xuất cây công nghiệp năm 2000 = tỷ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp
nhân với tổng giá trị ngành trồng trọt chia cho 100. Tương tự như vậy với năm
2007. Sau đó lấy kết quả giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 chia cho giá trị
sản xuất cây công nghiệp năm 2000. Được kết quả 1.35. Chọn đáp án A.
2.4. Chọn đúng từ chìa khóa trong câu lệnh
Để tránh bị mất điểm khi làm bài thi môn Địa lí, học sinh cần chú ý các kỹ
năng như đọc đúng “từ khóa” để xác định chính xác yêu cầu cần trả lời
Ví dụ : Vùng núi Trường Sơn Bắc không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hẹp ngang, cao ở hai đầu thấp ở giữa
B. Năm giữa sông Hồng và sông Cả
C. Các dãy núi song song so le theo hướng TB- ĐN
D. Mạch cuối cùng đâm ngang ra biển
Từ chìa khóa ở đây là không có ở vùng núi Trường Sơn Bắc.Từ đó các em dễ
dàng chọn đáp án B
Ví dụ 2 :Vị trí địa lí không phải là yếu tố tác động tới đặc điểm nào của sự phát
triển kinh tế -xã hội nước ta?
A. Cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đớivới nhiều nông sản
B. Mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa với các nước trong khu vực
C. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH HĐH
D. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển
Chùm từ chìa khóa là không phải tác động tới đặc điểm kinh tế- xã hội. Phân tích
các em sẽ chọn đáp án C
2.5 Dùng kỹ năng phỏng đoán - loại trừ
Phỏng đoán không phải là cách hay tuy nhiên khi chúng ta không chắc chắn
về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách loogic và khoa học là một trong những
giải pháp cho các em. Một số câu hỏi dùng ngôn từ khẳng định hoặc nhấn mạnh

trong đáp án thì thường là những đáp án đúng. Nếu không thể xác định chắc chắn
được phương án nào đúng cho câu hỏi thì hãy loại trừ tất cả các phương án sai.
Chọn phương án còn lại hoặc ít sai nhất.
17


3.6. Trong giai đoạn nước rút các em cần giải nhiều đề tổng hợp bám sát cấu
trúc đề minh họa của Bộ GD – ĐT.
Việc làm này rất quan trọng vì nó cho thấy khả năng làm bài của mình đến
đâu để từ đó rút kinh nghiệm.Sau khi làm bài được sự chữa bài tận tình chu đáo của
thầy cô các em vừa bổ sung kiến thức còn hổng đồng thời khắc sâu hơn kiến thức
kỹ năng mình đã có
Khẳng định hơn nữa năng lực của mình
II.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy
và tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12 trong nhà trường. Việc áp dụng rút kinh
nghiệm dần dần bước đầu cũng đã có một số kết quả nhất định. Từ chỗ các khóa
trước không có điểm 9-10 trong các kỳ thi THPT Quốc gia thì năm học 2018-2019
học sinh các lớp tôi dạy dù chỉ là lớp cơ bản thường thậm chí còn ở tốp cuối cũng
đã có nhiều em đạt điểm 9-10 như lớp 12 B8 có các em : Nguyễn Thị Thúy 9,25,
Nguyễn Thị Thảo đạt 9.0. Lê Quôc Vương 8.75....Lớp 12B9 các em Nguyễn thị
Cẩm Tú 9.0. Đỗ Thị Như 9.0..Lóp 12 B10 em Nguyễn Thị Thảo 9.5. em Nguyễn
Thị Hân 9.0 Nguyễn Thị Hạnh 9.0...Các lớp này gần như có 100% các em đạt điểm
trên TB.Một số lớp khác như 12 B1, 12B2 dù không áp dụng hoàn toàn được các
giải pháp trên do các em không chọn Địa Lý làm môn xét tuyển đại học mà chỉ là
môn điều kiện xét tốt nghiệp nhưng cũng có tới 75% các em đạt điểm từ 6 trở lên.
Thống kê cụ thể điểm thi của khóa gần đây khi bộ GD- ĐT chọn phương án
thi tốt nghiệp THPTQuốc gia theo hình thức trắc nghiệm như sau
STT


Lớp

Số
Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ Điểm Tỷ lệ
em
<5
5-7
8
9-10
dự thi
1
12 B1 13
4
30.7 9
69
3
23
0
0
2
12B2
20
3
15
12
60
5
25
0
0

3
12B8
44
0
0
24
54.5 12
27.2 7
16
4
12B9
32
0
0
24
75
4
12.5 4
12.5
5
12B10 35
0
9
27
77
3
9
5
14
( Nguồn : Số liệu thống kê tại phòng truyền thống trường THPT Yên Định 2)

Trong quá trình giảng dạy với tâm huyết và quá trình áp dụng các giải pháp
của mình thì không những khi thi tốt nghiệp mà ngay cả các kỳ kiểm tra định kỳ và

18


kiểm tra thường xuyên các em học sinh các lớp tôi phụ trách cũng đã đạt được kết
quả khá cao.

19


KẾT LUẬN
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh khối 12 sắp tới có thể có nhiều thay
đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh Cô vít 19. Đề thi vẫn sẽ bao gồm đầy đủ các cấp
độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Các em học sinh đang ở giai
đoạn nước rút và có nhiều lo lắng tuy nhiên các em cần bình tĩnh .Điều này đòi hỏi
các thầy cô thường xuyên đồng hành cùng các em cho đến những ngày cuối của kỳ
thi. Hãy tạo nên tình cảm, thân thiện với các em. Đổi mới phương pháp dạy học
khơi dậy sự say mê, hứng thú môn học đối với các em . Biên soạn, sưu tầm giúp
các em các đề thi thử theo chủ đề, giai đoạn.
Để đạt mức điểm cao trong các kỳ thi các em cần nắm chắc rèn luyện kỹ
năng át lát, kỹ năng nhận dạng biểu đồ, kỹ năng phân tích nhận xét bảng số liệu.
Học đến đâu chắc đến đấy, thường xuyên thu nhận kiến thức từ các bài học
hàng ngày, trên mạng, các hoạt động ngoại khóa. Sơ đồ hóa bài học bằng các sơ đồ
tư duy.
Dùng kỹ năng phỏng đoán, loại trừ trong quá trình làm bài. Xác định chính
xác từ chìa khóa trong các câu lệnh.Đọc kỹ câu lệnh
Nắm vững cấu Làm nhiều đề thi thử tổng hợp theo đúng cấu trúc của đề thi
rèn luyện kỹ năng giải đề.

2. KIẾN NGHỊ
Đối với các giáo viên dạy địa lý say mê với nghề là chỉ tiêu thiết yếu, luôn
tìm mọi giải pháp để khơi dậy sự say mê hứng thú đối với môn học, thân thiện,
đồng hành cùng các em trong mọi hoàn cảnh. Là chỗ dựa vững chắc cho các em
trong quá trình tìm tòi khám phá kiến thức.
Đối với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho cô trò trong quá trình học tập
giảng dạy. Trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại trong quá trình dạy học. trang bị
át lát và các bản đồ mới xuất bản để chúng tôi cập nhật thông tin trong quá trình
dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy ôn tập
cho học sinh khối lớp 12 thi THPT quốc gia. Chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm của
tôi không thể bao quát hết mọi vấn đề nên rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô đồng nghiệp để chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong
quá trình công tác
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 07 năm 2020
20


ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Trịnh Thị Hằng

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO

22



×