Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN THCS: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 29 trang )

Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành
những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục,
bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau,
Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh
của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội. Ngay sau khi đất
nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định:“ Non sông Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu
hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Nói đến học sinh tức là nói đến thế hệ đang nắm giữ trong tay tri thức cùng
với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng.
Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thực tế không ít học sinh,
thanh thiếu niên đang dần bị “tha hóa” về đạo đức.

Nguồn: Internet
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

1


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn


Tất cả các tệ nan vi phạm đạo đức của các em học sinh đang diễn ra hàng
ngày, hàng giờ trong xã hội nói chung và xung quanh các trường học nói riêng.
Ngay tại địa bàn Thôn Quỳnh tân II – Thị trấn Buôn Trấp – Krông ana – Đắk lắk,
mức độ và diễn biến sự việc ngày càng phức tạp khó lường. Đây là tiếng còi báo
động đến các bậc cha mẹ học sinh, là nỗi lo lắng trăn trở của đội ngũ nhà giáo, là
nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

Thật vậy, không ai thành công mà không trải qua con đường học tập, trường
học là môi trường giáo dục, đào tạo, truyền tải kiến thức, rèn luyện con người về
phẩm chất, năng lực và đạo đức. Giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong nhà
trường là cái cốt lõi xây dựng nên một công dân tốt cho xã hội, là nhiệm vụ quan
trọng mà Đảng và nhân dân đã giao phó cho nhà trường nói chung và thầy cô giáo
nói riêng.
Tôi đã đứng trên mục giảng hơn 6 năm qua, với biết bao thăng trầm của nghề
nhà Giáo mà tôi đã chọn, trực tiếp giảng dạy nhiều thế hệ học trò, nhiều năm làm
công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gắn bó với những kỉ niệm vui buồn, những
băn khoăn, trăn trở đối với những diễn biến phức tạp của thời đại hiện nay đang
dần dần cuốn hút các em học sinh đi theo những con đường đạo đức sai trái. Đặc
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

2


Trường THCS Lương Thế Vinh


Giáo viên: Đào Khả Sơn

biệt sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ta cái nhìn sâu, rộng về vấn đề
này.
Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã cho ta có cái nhìn sâu,
rộng về những biểu hiện hư hỏng của học sinh hiện nay: Đánh nhau, ham chơi, bỏ
tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, Nghiện chơi
game( Như game Liên minh huyền thoại, bắn đột kích) ...; thậm chí một số em đã
rơi vào tình trạng nghiện cần xa, đập đá và hút thuốc lá ngay từ rất nhỏ, dẫn đến
trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc
đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm…. Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy
trò, tình bè bạn bị mai một.
Chúng ta không còn lạ lẫm gì về hình ảnh học sinh tụ tập hút thuốc lá trước
cổng trường, sau nhà về sinh hoặc đâu đó gần khuôn viên trường học và tôi đã từng
bỏ rất nhiều thời gian để đi tìm học sinh trong các quán Internet ven đường khi đến
giờ vào lớp mà chưa thấy học sinh mình đến lớp, trong khi gọi điện thoại về nhà bố
mẹ thông báo em đã đến trường từ rất sớm…vv. Tình trạng học sinh vi phạm nội
quy, tham gia vào những trò vô bổ ngày càng nhiều, những vấn nạn xã hội xâm
nhập vào trường học và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Chắc chắn rằng mỗi chúng ta ai cũng phải giật mình khi nhận ra học sinh
ngày càng muốn thể hiện mình là đại ca, đàn anh đàn chị: không phục tùng là đánh,
xích mích nhỏ cũng đánh, bị kích động là đánh…Tóm lại các em đưa những hành
động bạo lực vào trường học từ lúc nào. Không phải đánh tay đôi mà là đánh hội
đồng, nhiều người đánh một người…thật nguy hiểm và đáng sợ.
Trên địa bàn nơi tôi công tác, tình trạng lập gia đình sớm đối với các em học
sinh là người đồng bào dân tộc Ê đê vẫn còn xảy ra khá nhiều, chỉ vì ham chơi, lười
học, yêu sớm hoặc do nạn tảo hôn gây ra. Không chỉ đối với những học sinh cá biệt
cần xử lí giáo dục, mà ngay cả những học sinh ngoan, học giỏi cũng khiến chúng ta
bận tâm. Vấn nạn yêu sớm đang dần trở thành phổ biến. Các em gần như công khai
thổ lộ tình cảm trước mặt thầy cô, bạn bè mà không cảm thấy ngại ngùng, lúng

túng.
Và còn nhiều vấn đề khác như tệ nạn đập đá, hút cần xa, sử dụng điện thoại
Smart Phone, Facebook, nói tục chửi thề, xúc phạm thầy cô giáo đang diễn ra tại
địa bàn nơi tôi công tác nói riêng và ở nhiều trường học trên địa bàn huyện Krông
Ana, trên cả nước nói chung. khiến chúng ta không thể không bắt tay vào cuộc.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi thực hiện đề tài SKKN “Một số biện
pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8
trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông
ana – Tỉnh Đắk lắk”. Nhằm có cái nhìn sâu, rộng hơn về thực trạng đạo đức học
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

3


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

sinh THCS hiện nay, có những biện pháp xử lý, khắc phục để giúp các em ngày
càng trở thành con ngoan, trò giỏi và tương lai là những công dân tốt cho xã hội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng xảy ra những biểu hiện vi phạm đạo đức hiện nay của
các em học sinh lớp 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh.
Tìm hiểu những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng vi phạm đạo đức trong
trường học. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm hạn chế tình trạng trên.
Đánh giá vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận vấn đề

Với nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và nhà nước xây dựng ngay từ lúc thống
nhất đất nước “Lấy Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Đã từ lâu, người ta đã xem
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, những chủ nhân tương lai của đất nước,
chính điều đó mà trẻ em luôn là đối tượng được cả xã hội quan tâm. Gia đình, nhà
trường, xã hội luôn giành những ngôn từ đẹp nhất để gọi tên lớp trẻ: Những thiên
thần, tuổi thần tiên, tuổi hồng…
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói" Học cái tốt thì khó, ví như người ta
leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến
đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh
núi trượt chân một cái là nhào xuống vực
sâu"
Hoặc câu nói của Bác như sau“ Có
tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”
Thể hiện sự quan tâm đến “thế giới ngày mai”, năm 1990 Hội đồng Nhà
nước Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới đã phê
chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na). Và để có một “thế giới
ngày mai” tươi đẹp, Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Việt Nam đã
chỉ rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường, nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức,
gia đình và cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

4


Trường THCS Lương Thế Vinh


Giáo viên: Đào Khả Sơn

tâm hàng đầu”.
Theo sự ghi nhận trong công tác giảng dạy qua các năm về khối học sinh lớp
8 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk thì 90% các
em đã bước vào tuổi dậy thì và các em rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản
thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình là người lớn. Như vậy, việc quan
tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này cần được đặt lên hàng đầu.
Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành niên nói riêng hư hỏng, sa sút
về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người không
khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề
cần được quan tâm nhất hiện nay.
Chính vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng
sống cho các em học sinh là rất cần thiết. Chúng ta cần có những biện pháp tích
cực để ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sai trái về đạo đức trong trường học. Có giải
pháp nào hay nâng cao giá trị đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi ngồi trên ghế
trường phổ thông ?
II. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi
Được sự đồng thuận, tín nhiệm và hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự phối
hợp của giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của
Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM. Các giáo chủ nhiệm có điều kiện để trao đổi,
phối hợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, BGH trường
THCS Lương Thế Vinh và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Huyện Krông Ana, nhiều
đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã được cử đi tập huấn về nghiệp vụ công tác chủ
nhiệm lớp, phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
Lực lượng cán bộ, giáo viên tại trường THCS Lương Thế Vinh gồm có 52
cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm chủ

nhiệm lâu năm và đạt được thành tích cao trong công tác chủ nhiệm, có nhiều
phương pháp giáo dục học sinh phù hợp vời từng đối tượng nên rất thuận lợi cho
công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Học sinh trong trường đa phần là chăm ngoan, chăm học và được sự quan
tâm của gia đình và xã hội, trường THCS Lương Thế vinh luôn đứng vị trí thứ hai
trong nhiều năm liền về công tác mũi nhọn của học sinh, nhiều học sinh đạt giải
cao trong kỳ thi các môn văn hóa, TDTT cấp huyện, cấp tỉnh….vv…v.
Ban lãnh đạo các trường THCS THCS Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện tốt
nhất cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm như được giảm số tiết dạy theo quy
định, được trang bị tư liệu, tài liệu và được phân công giảng dạy thuận lợi cho công
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

5


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

tác chủ nhiệm. Đa phần giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đều là những đồng
chí có thâm niên trong công tác, nhiệt tình, tâm huyết và có nhiều thành tích trong
công tác chủ nhiệm nhiều năm liên tục.
Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh luôn được đặt lên hàng đầu tại các trường
học nên giáo viên chủ nhiệm đã nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ từ các cấp,
các ngành. Đặc biệt tại trường THCS Lương Thế Vinh giáo viên chủ nhiểm luôn
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ Ban giám hiệu, các đoàn thể và đặc biệt có sự phối
hợp chặt chẽ đối với liên đội nhà trường.
b. Khó khăn
Học sinh khối 8 có rất nhiều biến đổi về thể chất lẫn tâm sinh lí. Ở lứa tuổi

này các em rất hiếu động, nghịch ngượm, luôn chau chuốt vẻ bên ngoài… hay làm
những việc khiến người khác phải chú ý, luôn chứng tỏ mình là người trưởng
thành, muốn được tự do không chịu sự quản lí của người lớn.
Địa bàn trường tôi đang công tác nằm trên địa bàn Thôn Quỳnh tân II – TT
Buôn trấp – Krông Ana – Đắk lắk là một địa bàn tập trung nhiều người dân phía
bắc (Quê Thái Bình) là chủ yếu. Vì đặc trưng vùng miền nên những từ ngữ “nói
tục” được sử dụng rất nhiều hàng ngày, kể cả những người lớn tuổi dẫn đến trong
giao tiếp hàng ngày các em đã được làm quen rất nhiều với các từ ngữ địa phương
liên quan đến chửi bậy, nói tục. Địa bàn cũng khá phức tạp về an ninh nên các em
cũng rất dễ bị sa lầy vào các hành vi vi phạm đạo đức.
Trên địa bàn huyện Krông Ana ở một số địa bàn có tình hình an ninh trật tự
không được ổn định: Tình trạng thanh niên hư hỏng, lêu lỏng còn phổ biến ở các xã
phường, thị trấn. Những đối tượng này thường lôi kéo, dụ dỗ học sinh tham gia vào
các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm đạo đức học sinh.
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức việc
học chưa đúng. Học chỉ để biết đọc biết viết là đủ, nên không quan tâm và đầu tư
nhiều đến con em mình. Xuất phát từ thực tiễn việc làm, nhiều sinh viên tốt nghiệp
ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn không xin được việc làm nên gia đình
không mấy “mặn mà” với vấn đề học tập, coi việc học là trách nhiệm của thầy cô,
xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường.
Trường THCS Lương Thế Vinh có một phần không nhỏ là học sinh dân tộc
thiểu số, chưa hiểu đúng hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ học tập. Còn tồn tại những
phong tục tập quán, hũ tục lạc hậu.
Một số ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa thực sự tâm huyết với công
việc, đôi khi chưa có biện pháp tối ưu nhất để giáo dục đạo đức học sinh.
Những khó khăn trên đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập cũng
như việc rèn luyện đạo đức vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có sự
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk


6


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là quan hệ thống nhất không
thể tách rời trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Mục tiêu của giải pháp.
Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tham gia các tệ nạn xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể
để tìm ra biện pháp ngăn chặn và sử lí kịp thời những hành vi vi phạm nội quy
trường lớp.
Trong giờ sinh hoạt lớp sau khi các tổ trưởng, ban cán sự lớp hoàn thành
phần báo cáo, nhận ra điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục. Giáo viên nhận
xét về hoạt động và đề ra kế hoạch cho tuần kế tiếp. Tìm hiểu kỹ các lý do gây ra
các lỗi của các thành viên vi phạm, giải quyết một cách triệt để không để tái phạm.
Phối hợp với Phụ huynh của lớp để khuyên bảo, nhắc nhở các em vi phạm, mời các
hội trưởng hội phụ huynh dự tiết sinh hoạt lớp 1 lần/1 tháng.
Phối hợp với Ban nề nếp, ban lãnh đạo nhà trường để xử lý vi phạm khi các
em tái phạm nhiều lần, mời ban lãnh đạo dự tiết sinh hoạt khi có học sinh vi phạm
lỗi mà không có biến chuyển.
Công tác phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế sự gia tăng tệ nạn trong trường học.
2. Nội dung và cách thức thực hiện.
* Các bước tiến hành xử lý các vi phạm nội quy đạo đức của học sinh khối
8 trong công tác chủ nhiệm.
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phân

loại đối tượng học sinh.
Các em học sinh khối lớp 8 phần đa đang ở độ tuổi 14 tuổi trở lên, hầu hết
các em đã bước vào tuổi dậy thì, là giai đoạn “Nửa người lớn, nửa trẻ con”, các em
rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình,
chứng tỏ mình là người lớn. Do đó các em có nhiều biểu hiện thái quá, khó làm chủ
bản thân, dễ dẫn đến vi phạm đạo đức của học sinh, vi phạm nội quy, nền nếp của
trường, lớp.
Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này
cần được đặt lên hàng đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành
niên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ
khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục
đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

7


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Dù là GVCN của lớp có HS ngoan ngoãn hay có HS có chưa ngoan thì việc
phân loại đối tượng đều cần thiết, là bước không thể thiếu. Để phân loại đối tượng
thì GV có thể sử dụng nhân lực là Ban cán sự lớp, Ban Đại diện CMHS cùng hỗ
trợ.
Các nội dung cần quan tâm tìm hiểu, thống kê để phân loại HS gồm: Hoàn
cảnh gia đình, sức khỏe, năng lực, năng khiếu, sở trường, kết quả học tập và rèn
luyện của năm học trước, nhận xét đánh giá của GV đã giảng dạy.
Các nhóm đối tượng được phân loại theo từng tiêu chí: Về năng lực học tập;

về năng khiếu-sở trường; về hoàn cảnh gia đình;
Riêng phân loại về đạo đức: Có thể chia thành:
-HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động
- HS chăm ngoan, còn rụt rè trong các hoạt động
- HS thỉnh thoảng vi phạm nội quy của lớp, trường (Gồm HS có vi phạm ở
mức độ nhẹ và HS vi phạm nội dung có tính chất nghiêm trọng)
- HS thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, trường (Gồm HS thường xuyên
vi phạm ở mức độ nhẹ và HS hơn 1 lần vi phạm nội dung có tính chất nghiêm
trọng)
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng, xác định nguyên nhân vi phạm đạo đức học
sinh.
Thực trạng hạnh kiểm của học sinh khối 8 năm học 2016 – 2017 và đến
tháng 3/2018.
Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Năm học

Học sinh vi phạm
Thường xuyên

Không thường
xuyên

2016 - 2017


115/165

28/165

22/165

42

8

Từ 9/2017
đến 3/2018

107/153

23/153

23/153

35

11

Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức học sinh lớp
8 chủ yếu từ:
- Hoàn cảnh gia đình: Có thể là do bố mẹ đi làm ăn xa, không theo sát được
con cái; bố mẹ li hôn; kinh tế quá khó khăn; gia đình quá nuông chiều; có
anh chị em trong nhà chưa chuẩn mực về đạo đức; …
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong

công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

8


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

- Bản thân HS: Cá tính của 1 số HS chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức
học sinh trong trường học, đôi khi không làm chủ được bản thân, …
- Thanh thiếu niên ngoài nhà trường lôi kéo: chủ yếu thuộc các lĩnh vực như
sử dụng thuốc lá, gây gổ - đánh nhau; chơi game online, …
- Tác động của mặt trái xã hội như: sự phát triển của các trang mạng xã hội
thiếu lành mạnh, trò chơi trực tuyến, lối sống ảo, …
Khối lớp 8 có nhiều học sinh chưa ngoan như em Bùi Minh Hoàng, Nguyễn
Văn Duy, Y Kiên BKrông, H Rim Byă, Y Prăng, H’Ếch Eban, Đinh Thị Lệ,
Nguyễn văn Quyến...vv..v. Có những biểu hiện: không học bài, không ghi bài, hay
đi lại tự do trong lớp, phát biểu linh tinh, nói leo, bỏ tiết, nghỉ học ở nhà cả tuần và
đặc biệt rất thích làm cho thầy cô nổi giận là niềm vui của các em.
Nếu chỉ xét ở lớp tôi công tác là lớp 8A4 đã có 2 học sinh mồ côi cha,1 học
sinh mồ côi mẹ, 14/32 học sinh thuộc hộ nghèo, 3 học sinh có cha đi làm ăn xa phải
ở với ông bà và còn l9 học sinh có điều kiện sống chỉ ở mức trung bình khá vì chủ
yếu là làm thuê và làm ruộng ít quan tâm đến việc học của con em mình. Ý thức
học tập của đa số học sinh chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém giao động 17%- 26%,
mức độ vi phạm nội quy khoảng 50%. Và còn rất nhiều nguyên nhân và thực trạng
trong công tác chủ nhiệm nữa.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án giải quyết các vi phạm nội
quy đạo đức học sinh.
+ Tìm hiểu và nắm bắt nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy đạo đức

và đề xuất một số biện pháp để khắc phục
Đối với gia đình học sinh:
NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Trước hết là nói về gia đình, cha
mẹ cưng chiều con cái, muốn con mình
có điều kiện tốt để học hành cùng chúng
bạn được dễ dàng hơn, không muốn con
mình tủi thân vì thua kém bạn bè, con
muốn gì là được nấy, nhiều người mẹ
còn che giấu tội lỗi của con vì sợ bố
đánh, hàng xóm chê cười, vô tình làm
hư hỏng con cái nhiều hơn.

Đối với những trường hợp như
vậy giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng
bố mẹ, phân tích phải trái cho phụ huynh
hiểu được việc làm của mình đã vô tình
làm con hư hỏng, ỷ lại, sống thiếu trách
nhiệm với bản thân. Cần nghiêm khắc và
phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ
nhiệm để răn đe, giáo dục con em mình
kịp thời.

SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

9



Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Đối với bản thân học sinh
NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bản thân của học sinh có sự thay
đổi về tâm sinh lý, luôn muốn chứng tỏ
mình là đại ca, là người sành điệu, biết
ăn chơi…để các bạn nể phục, từ đó có
những hành động không đúng đắn như
xúi giục bạn bè đánh nhau, bỏ giờ cúp
tiết, hút thuốc, đánh bài...

Giáo viên nên gần gũi, khuyên
nhủ các em, phân tích cho các em hiểu
suy nghĩ và việc làm đó là sai trái.
Người khác chỉ có thể nể phục khi em
trở thành một học sinh ngoan, biết vâng
lời và có nhiều thành tích trong học tập.
+ Với những trường hợp cá biệt,
có những hành vi cứng đầu, khó bảo,
giáo viên chủ nhiệm phải có sự phối hợp
với gia đình học sinh, ban nề nếp và nhà
trường có biện pháp giáo dục tốt nhất.

+ Việc cai nghiện game không
phải dễ, chính vì vậy giáo viên phải kiên
trì, thường xuyên giám sát và nhắc nhở
các em kịp thời. Gia đình phải quản lý
giờ giấc của con em tối đa, không cho
các em bất cứ khoản tiền tiêu vặt nào.

Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu
động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa
phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở
thành đối tượng tấn công của các tệ nạn
xã hội. Học sinh thường bắt trước những
điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay
nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà
không qua phân tích, nhận xét đó là tốt
hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì
phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành
điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê
hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”,
một lần, hai lần… thế là thích, là thèm,
thiếu không chịu được, riết rồi nghiện
lúc nào không hay.

Chính vì vậy vai trò của giáo viên
chủ nhiệm là rất quan trọng. Giáo viên
cần phân tích để các em hiểu tác hại của
thuốc lá, ma túy…Đây là những chất
gây nghiện, nó có thể làm tổn hại đến
sức khỏe và tính mạng của con người.


Bố mẹ bất hòa, hay cãi vả, đánh
Đối với những trường hợp này
nhau, li hôn, bỏ bê con cái cũng là giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi quan
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

10


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

nguyên nhân khiến các em sa chân vào
tệ nạn. Nhiều em phải sống với ông bà,
anh chị…vv..v. không ai chăm sóc, dạy
dỗ nên dễ dàng bị kẻ xấu rủ rê, lợi dụng.

tâm đến các em nhiều hơn. Trao đổi với
nhà trường, các tổ chức đoàn thể để có
những chế độ miễn giảm, hỗ trợ về mặt
vật chất để động viên kịp thời.

Việc phối hợp của chính quyền
địa phương với nhà trường với gia đình
và xã hội trong việc quản lý học sinh,
đảm bảo môi trường an ninh cho học tập
cũng như rèn luyện chưa thật chặt chẽ.
Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã
có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu

thực tiễn hiện nay.

Tham mưu với nhà trường tổ chức
các chuyên đề về tác hại của tệ nạn xã
hội đối với học sinh để các em có nhận
thức đúngs đắn hơn và kịp thời tránh xa
các tệ nạn đang đe dọa tương lai và cuộc
sống của các em.

+ Tăng cường công tác phối hợp để xây dựng môi trường học tập thân
thiện, tích cực
Nhà trường cần nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn
học đường thông qua giáo viên chủ nhiệm để phối hợp với đoàn đội tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp để tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống, phòng chống tệ
nạn xã hội xâm nhập vào trong trường học, tham mưu với nhà trường nên tổ chức
một số kì thi tìm hiểu về ma túy học đường, bạo lực học đường bằng hình thức làm
bài thi viết hoặc vẽ tranh, thi hùng biện…
Đoàn đội cần phát huy vai trò, thế mạnh của đội cờ đỏ, đội xung kích và ban
nề nếp để ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm nội quy, hạn chế sự gia tăng tệ
nạn xã hôi trong trường học hiện nay.
Giáo viên chủ nhiệm phát huy có hiệu quả hơn các giờ sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, tiết sinh hoạt lớp bằng hình thức khác nhau để tạo không khí thi đua sôi nổi
trong toàn lớp, truyền sự hăng say đến từng em học sinh.
Bước 4: Thực hiện giải quyết vi phạm đạo đức của học sinh.
Ưu tiên hàng đầu là cá nhân giáo viên chủ nhiệm thực hiện các biện pháp với
học sinh mà chưa để những người khác biết. Mục đích là học sinh sẽ dễ dàng vượt
qua trở ngại về mặt tâm lí (càng nhiều người biết vi phạm của mình thì các em càng
thấy tự ti, ngại ngùng, ương bướng, …)
Tùy vào mức độ, tính chất của vi phạm, GVCN phối hợp chặt chẽ với BGH
nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh của lớp, đặc biệt là

Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM trong các quá trình xử lý vi phạm đạo đức
của học sinh để đạt hiểu quả tốt nhất.
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

11


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Mỗi biện pháp khi áp dụng có thể chưa mang hiệu quả tức thì, GV/tổ chức
tham gia cần thực hiện nhiều lần, thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần).
Bước 5: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm quá trình xử lý.
Nhìn nhận, đánh giá chính xác những vấn đề đã giải quyết được, những vấn
đề chưa giải quyết được để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Những nội dung cần quan tâm để rút kinh nghiệm:
- Ảnh hưởng của môi trường đến học sinh (hoàn cảnh gia đình, bạn bè)
- Vai trò của giáo viên, đoàn-đội, Ban Đại diện CMHS lớp đối với sự phát
triển nhân cách của HS.
- Vai trò của Ban giám hiệu, chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo
đức, nhân cách cho HS.
- Sự phù hợp của các biện pháp khi áp dụng đối với các đối tượng/tình huống
giáo dục đạo đức.
GVCN có thể sử dụng sổ ghi chép hoặc tính năng lưu trữ của công nghệ
thông tin (máy tính, điện thoại thông minh) để ghi chép, rút kinh nghiệm, trao đổi,
thảo luận cùng đồng nghiệp.
* Một số trường hợp cụ thể đã được áp dụng trong công tác chủ nhiệm và
giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh. Như chúng ta đã đề cập ở trên, từ

những bất cập trong nhận thức của gia đình học sinh, khó khăn trong cuộc sống
và những đổi thay của xã hội đã tác động đến nhận thức của học sinh là nguyên
nhân nảy sinh những vấn nạn xã hội trong trường. Hôm nay tôi xin trao đổi một
số vấn đề cụ thể như sau:
b.1. Vi phạm về trang phục(Như nhuộm tóc, mặc quần Jean, váy ngắn)

SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

12


Trường THCS Lương Thế Vinh

Đồng phục trường THCS
Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Trang phục học sinh trường THCS Lương Thế Vinh đi
học phụ đạo của HS lớp 8 ngày 20/03/2017

Ông cha ta đã thường dạy rằng: “Nhìn mặt mà bắt hàng dong”, từ đó đủ thấy
tầm quan trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách
mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện
sự chỉn chu, cẩn thận trong lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn
với những học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ.
Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ
chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa

như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa
nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng,
bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo,
chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy
thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi
phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang
cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này.
Mặc dù nhà trường đã ban hành nội quy, quy định về trang phục của học sinh
khi đến trường. Nhưng không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các
mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh
mới cho phù hợp với “thị trường”. Không quá khó để bắt gặp hình ảnh các em nữ
sinh cả bậc THPT và THCS với nét mặt non nớt được tô vẽ cầu kỳ từ môi, mắt,
chân mày, thậm chí tóc uốn xoăn, nối mi giả đến trường. Nhiều bạn còn sơn móng
tay, móng chân với những màu sắc loè loẹt, cầu kỳ.
VD1: Đ.T.A là một học sinh nữ tại lớp 8A4 trường THCS Lương Thế Vinh
(Lớp tôi chủ nhiệm). Em rất thích sơn móng tay, mặc váy ngắn( Váy trang phục
của trường nhưng may ngắn hơn), tô son khi đến lớp...vv..v. Và tiết chào cờ đầu
tháng 10 năm 2017 tình cờ em bị nhắc nhở trong tiết chào cờ khi gây mất trật tự, e
đứng dậy với chiếc váy ngắn, đôi bàn tay sơn đỏ, tóc thì nhuộm hoe hoe và bị Cô
Hiệu trưởng nhắc nhở về trang phục. Giao lại cho GVCN lớp xử lý( Ngày thứ 6 tiết
sinh hoạt lớp, A chưa nhuộm tóc, sơn móng tay…vv.v). Nếu gặp tình huống trên
bạn sẽ giải quyết thế nào?
Tôi là một GVCN của lớp sau khi tiếp thu ý kiến của BGH nhà trường, đã
phối hợp với hội trưởng hội phụ huynh để tìm nguyên nhân, lý do vì sao trong thời
gian ngắn (Trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật) em A lại có những thay đổi dẫn đến vi
phạm nội quy nhà trường như thế.
Sau khi tìm hiểu tôi được biết vì A sống xa Bố Mẹ (Đi làm xa ở Bảo Lộc,
Lâm Đồng) ở cùng bác ruột, vào chiều thứ 6 Bố mẹ e có về thăm em và cho em 150
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk


13


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

nghìn tiền tiêu vặt, vì đua đòi theo bạn nên trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật e đã
cùng với chị họ tên B đi nhuộm tóc và sơn móng tay, chính vì thế mới để xảy ra
tình trạng như hiện tại.
Đầu tiên tôi không tỏ ra gay gắt với học sinh, mà còn tỏ thái độ gần gũi hơn
với em. Sau đó tôi đứng vai trò như một người thân trong gia đình để giúp em dễ
dàng tâm sự, giải bày quan điểm của mình.
Tiếp theo tôi phân tích cho em hiểu: Việc em thay đổi một chút về hình thức
trông cũng rất xinh. Tuy nhiên chưa thật phù hợp với lứa tuổi học trò, mặt khác
thầy tin chắc rằng với hình thức như hiện tại em sẽ không thấy tự tin khi xuất hiện
trước bạn bè, thầy cô đúng không.
Tôi đã phối hợp với đại diện cha me học sinh của lớp có những lời khuyên
chính đáng để em thay đổi và không tái phạm trong những lần tiếp theo. Ngoài việc
nhắc nhở các em chấp hành nội quy của nhà trường, các bậc phụ huynh nên giáo
dục các em có ý thức hơn trong việc làm đẹp bởi lứa tuổi học sinh quan trọng nhất
là trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng khi đến trường. Bên cạnh đó, phụ huynh
không nên chiều theo mọi đòi hỏi, sở thích của con em mình, nên phân tích những
tác hại có thể ảnh hưởng về mặt thể chất và học tập khi các em quá quan tâm đến
vẻ bề ngoài, tránh những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai các em.
b.2. Nói tục, chửi bậy

Nói tục chửi bậy là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự
tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có

văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong
mối quan hệ giao tiếp thì nó không phù hợp. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay
diễn ra rất nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung ở lứa tuổi học sinh, thanh niên.
Bởi rằng ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn giũa, chưa có chừng mực,
cách ứng xử chưa được khéo léo dẫn đến nói tục, chửi bậy nhau. Nhiều người xem
nói tục chửi bậy chỉ là câu ‘chửi thề” rất bình thường. Những lời nói đó sẽ trở thành
thói quen, câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Một khi đã là thói quen thì sẽ rất
khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức. Người ta vẫn nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

14


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đó
đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo
môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.
Việc nói tục trong nhà trường sẽ khiến thầy cô giáo bực mình, bạn bè bưc
xúc. Đây là lỗi vi phạm phổ biến trong các lớp học hiện nay không chỉ đối với các
em học sinh hư hỏng, mà đối với các em chăm ngoan, học giỏi vẫn còn xuất hiện
và đặc biệt là đối với các bạn nữ nổi tiếng là hiền lành, học giỏi.
VD2: Trong tiết vật lý, tiến hành thí nghiệm về lực đẩy Acsimét trong Vật Lý
8, Tôi là giáo viên đứng lớp giảng dạy, sau khi các em báo cáo kết quả thí nghiệm,
tôi tiến hành giải thích các khúc mắc của các e trong quá trình làm thí nghiệm. Tổ
2 vì một số lý do nên điểm thấp nhất, sau khi tôi đọc tổ 2 được 6,5 điểm “Chợt đâu
đó vang lên một tiếng “……” rất to và âm thanh đó làm các bạn trong lớp bật

cười.
Trong trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh xác định học sinh nào đã phát
ngôn như vậy, sau đó tiếp tục dạy học như bình thường, tiếp tục nhận xét và thông
báo điểm cho tổ 3 và 4. Sau đó mời em học sinh vi phạm ở lại gặp sau khi hết tiết.
Sau khi trao đổi với em N.T.T vì sao trong tiết dạy em lại hô to câu nói “Á
ĐÙ” thì tôi được biết đó là một câu cửa miệng hàng ngày, trong lúc thầy đang nhận
xét về kết quả thí nghiệm của tổ, N.T.T không chú ý, chỉ nghe thông báo điểm về tổ
mình nên em thấy ngạc nhiên và buột miệng ra cấu nói như vậy, đây cũng chính là
một đặc trưng của người dân trên địa bàn Thôn Quỳnh tân, vì trong giao tiếp hàng
ngày một bộ phận không nhỏ người dân (Kể cả người lớn tuổi) vẫn nói tục chửi
bậy.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã ân cần khuyên bảo em vì là một học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy lựa chọn những cái hay, đẹp, cái văn minh
lịch sự để học tập. Vì sau này đối với người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô
cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua
lời ăn tiếng nói hằng ngày đó. Bên cạnh đó thông báo với giáo viên chủ nhiệm lớp
về tình huống vừa xảy ra để có hình thức nhắc nhở các thành viên trong lớp rút
kinh ngiệm cho thời gian tiếp theo, phối hợp với Liên đội để nhắc nhở học sinh
toàn trường vì một môi trường giáo dục văn minh, lịch sự đúng nghĩa với câu nói
“Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”.
b.3. Nghiện thuốc lá, hút sashi, sử dụng Keo con chó, …
+ Thuốc lá
Hẳn không ai xa lạ với hình ảnh thuốc lá, thuốc lá ở nơi công cộng, ở bưu
điện, tại các quán cà phê. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ rằng trường học cũng là nơi mà
thuốc lá dễ dàng xâm nhập. Tình trạng học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến.
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

15



Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Các em thường tụ tập ở một nơi nào đó kín đáo để hút trộm thuốc. Làn khói thuốc
đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc
gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện
nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Các em rất dễ dàng mua
thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng
và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ
thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản
xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp
luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có
trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua
được thuốc lá đối với các em là không khó.
Hằng ngày giáo viên không hiếm khi bắt gặp và phải xử lí học sinh hút thuốc
lá, lúc này người GV phải làm gì để giải quyết tình huống đó? Bản thân tôi đã gặp
trường hợp như sau:
VD3: Em T.V.B là một học sinh lười học và có biểu hiện nghiệm thuốc lá,
em thường tụ tập, rủ rê một số bạn trong lớp hút thuốc vào những giờ ra chơi. Một
lần vào tiết chào cờ đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm bắt quả tang T.V.B trốn trong
lớp để hút thuốc. Nếu gặp tình huống trên bạn sẽ giải quyết thế nào?
Gặp trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh, vì nếu không khéo léo bạn sẽ dễ
dàng xúc phạm, kích động đến học sinh. Hơn nữa đây là một học sinh cá biệt, sẽ
có nguy cơ bỏ học nếu chúng ta không khéo léo trong việc xử lí giáo dục các em.
Tục ngữ có câu: “Lạt mềm buộc chặt”. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm vờ
như chưa phát hiện ra học sinh hút thuốc, nhẹ nhàng đến gần học sinh và hỏi: Sao
em không xuống chào cờ cùng các bạn? em bị ốm à? Chắc chắn em này sẽ rất lúng
túng trước thái độ ân cần của giáo viên chủ nhiệm. Sau đó ta sẽ tiếp tục: Ồ! Em

hút thuốc à? Em hút từ bao giờ vậy? Thầy nghĩ đây là thói quen em nên bỏ với các
lí do: Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình,
thậm chí còn bị nhà trường kỉ luật nếu ban nề nếp hoặc đội cờ đỏ phát hiện ra. Việc
làm của T.V.B hôm nay coi như chỉ mình Thầy và em biết nhưng với điều kiện em
hứa với Thầy sẽ không được tái phạm nữa nhé!
Nếu bằng sự nhẹ nhàng, ân cần của mình nhưng học sinh chỉ hứa suông, vẫn
tiếp tục hút thuốc thì làm thế nào?
Chúng ta thông báo cho gia đình học sinh để gia đình thường xuyên quan
tâm, quản lý chặt chẽ trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối
quan hệ bạn bè, không cho các em sử dụng tiền vào các mục đích khác để mua
thuốc lá.

SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

16


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Lập biên bản gửi về ban nề nếp, nhà trường để cùng phối hợp giáo dục các
em, ngăn chặn kịp thời tình trạng hút thuốc lá.
Để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá giáo viên tổ chức trao đổi về tác
hại của thuốc lá (thông qua các tiết sinh hoạt lớp), phát động học sinh viết bài tham
luận hoặc vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến những hình ảnh
về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia.
Đối với nhà trường, đoàn thể, cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống
hút thuốc lá vào trường phổ thông, cần lồng ghép giáo dục phòng chống hút thuốc

lá thông qua các môn học có liên quan (sinh học , ngữ văn). Trang bị cho học sinh
các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc những người xung quanh.
Vận động các em nói không với thuốc lá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
+ Sử dụng một số chất gây nghiện (Sisha, bóng cười, keo con chó,…)
Tâm lý học sinh ở lứa tuổi này thường dễ bị kích động, thích thể hiện mình
trước đám đông, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn XH nếu như không phát hiện và xử lý
kịp thời. Khi gặp tình huống trên là GVCN tôi sẽ xử lý như sau:
Bình tĩnh, không nóng vội tiến hành thu thập thêm thông tin qua các em học
sinh trong lớp, qua bảo vệ trường, qua ban nề nếp để hiểu thêm về sự việc trên,
đồng thời điểm lại quá trình học tập, rèn luyện và các biểu hiện sinh hoạt của học
sinh trong thời gian qua ở trường.
Gặp gia đình để tìm hiểu, khai thác thêm thông tin và những biểu hiện của
học sinh ở nhà như: Thời gian học sinh hay vắng nhà, các mối quan hệ bạn bè của
học sinh gần đây...
Gặp riêng học sinh, đầu tiên tạo sự gần gủi, thân thiện, cởi mở để xóa
khoảng cách cô -trò. Tạo cho học sinh niềm tin bằng cách khen học sinh có tiến bộ
về một mặt nào đó, sau đó cho học sinh biết một vài thông tin mà mình vừa thu
thập được. Gợi mở để học sinh nói lên quan điểm của bản thân về việc sử dụng chất
gây nghiện là đúng hay sai ? nguyên nhân ?
Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu những tác hại khi sử dụng chất gây
nghiện và yêu cầu học sinh từ bỏ khi chưa quá muộn: Thầy hy vọng rằng em sẽ
nhận thức được vấn đề này và càng tin rằng em sẽ từ bỏ được việc hút Sisha.
Giáo viên chủ nhiệm gặp gia đình, trao đổi nội dung trên và những thông tin
cần thiết liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện, yêu cầu gia đình quan tâm
đến hs, phối hợp với GVCN để giáo dục học sinh.
Giáo viên trao đổi với một số học sinh ngoan trong lớp, gần gũi động viên, rủ
bạn chơi các trò chơi vui nhộn để quên đi cảm giác thèm thuốc. Đồng thời GVCN
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk


17


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

phân công cho em trách nhiệm quản lý nề nếp lớp, quản lý ANTT trường học.... tạo
mọi điều kiện giúp em hòa nhập với lớp, hồn nhiên với lứa tuổi vốn có của mình.
Các nhà trường kết hợp các cơ sở giáo dục khác phải tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà trường, bằng việc lồng
ghép vào chương trìnhhọc để cho học sinh hiện nay hiểu rõ về tác hại và hiểm hoạ
của ma tuý.
Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý để học sinh hiểu rõ
chính sách pháp luật của Nhà nước về việc xử lí những hành vi vi phạm pháp luật
về ma tuý. Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh không tham gia vào các tệ
nạn xã hội.
Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh không để họ tham gia vào. Thường
xuyên phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền
kiến thức về ma túy. Đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma tuý trong môi
trường giáo dục.
b.4. Gây gổ, đánh nhau
Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó.
Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn
hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh? Đối với những
người làm trong ngành giáo dục hẳn không ai có thể không trăn trở về vấn nạn bạo
lực diễn ra trong trường học.
Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được
nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như
thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ? Bạo lực học đường thường diễn

ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh
với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát
giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho
là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến
những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” hoặc chỉ vì một trò đùa ngổ
nghịch thường ngày đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.
- VD4: Vì một vài xích mích nhỏ, N.T.P (8A1) thuê L.V.Đ (7A5) đánh bạn
N.V.Q lớp 8A3, nếu hoàn thành niệm vụ sẽ trả cho 2000 đồng. Thế là xảy ra xô xát
giữa Q và Đ, Q vô tình bị Đ đánh mà không biết lí do gì. Tuy nhiên, chuyện bé xé
thành to. Một số bạn học sinh nam ở khối 8 muốn tỏ ra mình là những vị “anh
hùng hảo hán”, muốn bảo vệ bạn mình bằng cách dùng bạo lực để can thiệp. Chưa
dừng lại ở đó, các bạn lôi kéo anh em đến cổng trường để khiêu chiến. Và hậu quả
để lại không nhỏ (một học sinh nam lớp 8 đã bị tổn thương hàm và răng).
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

18


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Là một giáo viên chủ nhiệm có học sinh tham gia vào trận ẩu đả trên, tôi xin
đưa ra một số ý kiến sau:
Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Để xảy ra tình trạng trên đều do
nhận thức của bản thân các em chưa tốt. Đặc biệt là các em nam hay muốn thể hiện
mình là đại ca, là đàn anh đàn chị nên không kìm chế được bản thân, chưa nhận
thức đúng đắn dẫn đến hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Đối với những học sinh này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phân tích cho

các em hiểu hành vi đánh bạn là việc làm sai trái. Vì đây là vấn đề đã đến mức
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm
không thể đơn phương giải quyết. Triệu tập gia đình học sinh, trình bày rõ nguyên
nhân, động cơ khiến các em vi phạm cho gia đình biết. Sau đó lập biên bản gửi về
nhà trường vì mức độ vi phạm nghiêm trọng. Nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỉ
luật để xử lí kịp thời. Tạm đình chỉ học tập một tuần và cho lao động tại gia đình để
các em thấy được những vất vả thường ngày bố mẹ phải gánh vác. Tuyệt đối không
nên đuổi học, loại bỏ các em ra ngoài xã hội khi tuổi đời các em còn rất nhỏ.
Đồng thời phân tích cho các em hiểu việc vi phạm của bản thân khiến cho
thầy cô buồn lòng, bố mẹ phải tổn thất về thời gian đi lại giảng hòa, mất một khoản
tiền để chữa trị thuốc thang cho bạn, tình cảm bạn bè bị tổn thương, mất mát.
Theo tôi để hạn chế bạo lực xảy ra trong trường học, nhà trường cần tăng
cường hơn nữa công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em, xây dựng môi trường
học tập vui tươi, lành mạnh. Tạo điều kiện cho các em sinh hoạt chủ điểm, múa hát
tập thể, dân vũ trong các giờ ra chơi với các bài hát thể hiện tinh thần đoàn kết để
các em không có cơ hội gây sự, kiếm chuyện với nhau. Tạo không khí vui tươi,
thân thiện sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi để các em cảm thấy yêu trường
mến lớp, tình cảm bạn bè ngày càng xích lại gần nhau hơn.
b.5. Trốn học, bỏ tiết vì nghiện game online, Facebook, ….
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của ngành bưu chính viễn thông, Internet đã
xâm nhập vào cửa ngõ của mọi tầng lớp, mọi gia đình và mỗi cá nhân. Bên cạnh
những lợi ích rất lớn của Internet, tôi xin đưa ra một vấn nạn lạm dụng mạng xã hội
vào những mục đích vô ích đối với phần lớn học sinh hiện nay:
Như chúng ta đã biết, Internet là một công cụ học tập hết sức hữu ích. Tuy
nhiên nếu lạm dụng Internet quá mức sẽ có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của
người sử dụng. Thực trạng nghiện Internet của học sinh ngày một tăng nhanh.
Nguyên nhân chính là các em thiếu định hướng đúng đắn trong học tập, thiếu kĩ
năng sống và kiểm soát bản thân, có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ nhưng thiếu
kĩ năng ứng xử với cuộc sống.
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong

công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

19


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Nghiện Internet hiện nay được xem như một căn bệnh truyền nhiễm mà các
triệu chứng khó chữa đó là: nghiện game – online, Facebook, chat…Một trong
những thực trạng đang ở mức báo động đối với giới trẻ hiện nay đó là nghiện
facebook và nghiện game online.
Nghiện Facebook: Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn
và ảnh hưởng đến nhân cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ
mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm
chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không
biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi
cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Là
nơi “sản xuất” ra đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc.
VD: Em L.T.C – Học sinh lớp 8A1( Do cô Tạ Thị Hạnh chủ nhiệm vốn dĩ là
một học sinh ngoan, em đã từng là tổ trưởng và nằm trong đội tuyển được ôn để dự
thi học sinh giỏi cấp huyện. Tuy nhiên thời gian gần đây em có biểu hiện sa sút về
học tập, trong lớp em thường thiếu tập trung, hay ngủ gật. Khi giáo viên chủ
nhiệm tìm hiểu mới biết em nghiện Facebook. Phần lớn thời gian buổi tối em
thường lên mạng để kết bạn, tán gẫu với bạn bè trong thế giới ảo.
Trường hợp khác: Em P. T. H đột ngột đòi gia đình cho nghỉ học mà không
nói rõ lí do. Khi tìm hiểu mới biết dobị mất nick Facebook nên em hoang mang lo
lắng đến mức không đủ tự tin để tiếp tục đến trường.
Vì đây là tình huống xảy ra khá phổ biến, giáo viên chủ nhiệm dành thời gian

cho cả lớp, phân tích cho học sinh hiểu Facebook rất có lợi ích – giúp mọi người
trao đổi thông tin cho nhau, giải trí sau những buổi học tập căng thẳng. Tuy nhiên
đây cũng là con dao hai lưỡi, trò lên facebook thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. Các
em không thể không sử dụng, mà phải khuyến khích các em chỉ dùng nó để phục
vụ cho việc trao đổi thông tin học tập khi cần thiết.
Để quản lí thời gian học tập ở nhà của các em giáo viên bí mật tạo một nick
name sau đó kết bạn với những học sinh trong lớp thông qua một bạn khác (lớp
trưởng). Sau một thời gian kết bạn, trao đổi thông tin qua lại, nắm bắt lịch trình và
những tâm tư của các em, giáo viên sẽ “xuất đầu lộ diện”. Tôi tin là học sinh sẽ
“khâm phục, khẩu phục”.
Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm xây dựng phiếu tham khảo ý
kiến của học sinh về các tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng Facebook và
Game như sau:
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH KHI SỬ DỤNG FACEBOOK,
GAME ONLINE
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

20


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

Từ đó là cơ sở để giáo dục các em không nên quá lạm dụng Facebook, game.
Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng
vậy. Nghiện facebook sẽ khiến các em mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị
nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để
vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn
bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay
thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng
trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của
các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh
hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và
sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ

ảnh hưởng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng
nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho
gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.
Đồng thời nhắc nhở phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến thời gian học
tập ở nhà, thường xuyên theo dõi, giám sát thường xuyên nếu nhà có kết nối
Internet.

SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

21


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Nguồn: Internet; ảnh chụp trong quán Internet tại địa phương
Nghiện game online: Hiện nay các trò chơi điện tử đã ngốn không ít thời
gian của học trò. Mặc dù đã có nhiều phản ánh từ các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ
học sinh, nhưng các cơ sở này vẫn mọc lên ngày càng nhiều. Các cư dân mạng vẫn
không ngừng cung cấp những trò chơi trực tuyến mà đã dính vào là khó bỏ qua.
Một khi đã sa vào những trò chơi trực tuyến sẽ đánh mất giá trị của bản thân và
đánh mất luôn cả một tương lai ở phía trước. Làm thế nào để giúp các em thoát
khỏi “địa ngục” trên?
VD: Em học sinh có tên là N.V.H – Học lớp 8A2( Do cô Nguyễn Thị Thanh
Ngọc chủ nhiệm) là một học sinh nhanh nhẹn, khá thông minh, khi mới vào lớp 6
em còn nằm trong ban cán sự lớp. Nhưng thời gian về sau em đã có biểu hiện
nghiện game. Ban đầu chỉ vắng học một vài buổi và vẫn có giấy xin phép, dần dần
số ngày nghỉ tăng lên, thậm chí còn bỏ giờ cúp tiết. Hơn thế nữa, để có tiền chơi

SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

22


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

game em đã vát trộm cà phê của bố mẹ, khi bị phát hiện hoảng sợ bỏ chạy và bị
ngã gãy tay. Hậu quả nghiêm trọng hơn, năm học này em đã lưu ban lại lớp 8.
Trường hợp giống em H hẳn là không ít. Theo tôi để “cai nghiện” không phải
là điều dễ dàng. Thế nhưng đã có nhiều giáo viên chủ nhiệm đã làm được điều đó.
Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm hãy mở rộng tấm lòng vị tha, đừng xem em là một
con nghiện như bao người khác. Hãy giúp em có cảm giác mình còn giá trị, ít nhất
là đối với giáo chủ nhiệm. Mặc khác, giáo viên cần tăng giá trị của em lên bằng
việc giao cho một chức vụ nào đó và luôn khen em trước lớp để kích cầu tinh thần
phấn đấu của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phân tích cho em hiểu những tác
hại của game online.
Thứ hai, đối với gia đình học sinh, cần quan tâm hơn nữa cuộc sống của con
cái. Hãy thường xuyên động viên, gần gũi, khuyên bảo. Hãy thay những buổi ăn
sáng với năm ba nghìn bằng những bữa ăn gia đình do mẹ đạo diễn để tránh tình
trạng học sinh sử dụng số tiền đó vào các trò chơi vô bổ.
Trò chơi điện tử nếu càng cấm càng thấy khao khát, càng thèm và lại càng
không bỏ được. Vì vậy cần phân tích để học sinh thấu hiểu, và tự bản thân mình
điều chỉnh để tự xa lánh với các trò chơi vô bổ trên. Hãy lôi kéo em vào học tập và
các hoạt động phong trào khác để em không còn thời gian nghĩ đến nó nữa.
Nhà trường cũng cần phát huy vai trò của ban nề nếp để hạn chế tình trạng
học sinh bỏ giờ, cúp tiết đi chơi game.

Giáo viên chủ nhiệm và GV bộ môn Mỹ thuật cần có nhiều bài viết, bài vẽ
tuyên truyền về tệ nạn nghiện game online.
Còn có giải pháp nào hay hơn, thiết thực hơn mà các đồng chí đã áp dụng?
xin mời cùng chia sẻ.
IV. Tính mới của giải pháp:
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan trọng
nhất là giáo viên chủ nhiệm có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với nghề nghiệp và có
tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.
Có sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của gia đình, Lãnh đạo nhà trường,
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, chính quyền địa phương và các giáo viên bộ
môn.
Thư viện nhà trường được trang bị các tài liệu viết về tâm sinh lý lứa tuổi vị
thành niên.
Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình
huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt
nhất.
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

23


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

Ví dụ Bước 1: Khi giáo viên thực hiện một cách cụ thể, toàn diện việc nghiên
cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phân loại đối tượng học
sinh thì Bước 3 (nắm bắt nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy đạo đức và đề xuất
một số biện pháp để khắc phục) sẽ rất nhanh chóng, dễ dàng, có độ chính xác cao.

Việc thực hiện có hiệu quả bước 4 sẽ giúp GV đúc rút được kho kinh nghiệm
quý báu (Bước 5), làm tiền đề để thực hiện tốt hơn nữa đối với những trường hợp
xử lý HS vi phạm đạo đức sau này.
V. Hiệu qủa củaSáng Kiến Kinh Nghiệm:
Tục ngữ có câu “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Tiên chính là đầu tiên, là trước
hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và
những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều
trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác
làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của
xã hội. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà
chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã
học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện
kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh. Như vậy,
ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử
thế với người khác trước, rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức
văn hóa.
Đối với “Nền Giáo dục là quốc sách hàng đâu” thì vi phạm nội quy, quy chế
và đạo đức học sinh là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải xử lý một cách
triệt để. Xây dựng nền giáo dục thân thiện tích cực, đào tạo ra những thế hệ học
sinh “Vừa hồng vừa chuyên” có ích cho xã hội, những thế hệ tương lai của đất
nước.
Có thể nói với một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm làm công tác chủ
nhiệm tôi luôn cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của đồng nghiệp, cùng với sự
cố gắng, sáng tạo của bản thân, qua từng năm tôi đã dần đạt được kết quả khá cao
và đáng ghi nhận.
Việc giáo dục, xử lý vi phạm đạo đưc trong trường học của mỗi giáo viên sẽ
có tác dụng lớn trong việc giáo dục, giúp đỡ các em học sinh uốn nắn hành vi của
mình. Công tác này không phải chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, một sớm một
chiều mà phải kiên trì và thường xuyên. Có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội.

Sự thành công của đề tài là nhờ sự đóng góp to lớn của sức mạnh tổng hợp
giữa ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và các đồng
nghiệp và tất cả các em học sinh cùng với sự nhiệt tình nỗ lực và cố gắng của bản
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

24


Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo viên: Đào Khả Sơn

thân. Tôi tin tưởng rằng sự giúp đỡ và liên kết chặt chẽ và có hiệu quả sẽ đem lại
thành công rực rỡ trong hoạt động giáo dục của trường THCS Lương Thế Vinh nói
riêng và nền giáo dục huyện nhà nói chung. Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục
thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước ở thế kỷ 21.
Trong quá trình thực hiện đề tài và trình bày đề tài cũng như những kết quả
đã thu được chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được một số tiêu
chuẩn đề ra. Mặt khác, còn rất nhiều vấn đề xảy ra trong công tác chủ nhiệm lớp
mà bản thân tôi chưa giải quyết, hoặc giải quyết chưa triệt để. Rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để kiến thức, phương pháp và kinh
nghiệm trong công tác giáo dục các em phòng tránh mà đề tài đã nêu các vấn nạn
xảy ra trong trường học đạt hiệu quả tốt hơn. Góp phần xây dựng môi trường học
tập ngày càng thân thiện, tích cực.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Số lượng HS vi phạm đạo đức của khối 8 năm học 2017 - 2018 được
nghiên cứu, áp dụng các biện pháp của đề tài: 21 HS.
Kết quả cuối năm:
- Số HS đã tiến bộ, cuối năm xếp loại hạnh kiểm Tốt: 11/21 em (52.4%)

- Số HS đã tiến bộ, cuối năm xếp loại hạnh kiểm Khá: 9/21 em (42.8%)
- Số HS đã tiến bộ, cuối năm xếp loại hạnh kiểm TB: 01/21 em (4.8%)
* Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của HS khối 8 năm học 2016-2017
Nội dung

Năm học 2017-2018

Từ tháng 9/2018
đến tháng 3/2019

Cuối học kì I

Cuối năm học

165

165

153

Học lực

39,8% (Khá-giỏi)

42,6% (Khá-giỏi)

52,6% (Khá-giỏi)

Hạnh kiểm


89,7 % (Tốt-khá)

92,5 % (Tốt-khá)

96.3 % (Tốt-khá)

Tổng số HS lớp 8

* Các biện pháp, giải pháp của đề tài đã được nhiều GV làm công tác chủ
nhiệm lớp trong nhà trường năm học 2016-2017, 2017-2018 tham khảo, áp dụng
trên nhiều đối tượng học sinh, hiệu quả cũng đã được hầu hết các GV kiểm nghiệm
và thống kê, góp phần giảm tình trạng vi phạm nền nếp, nội quy của nhà trường,
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cuối năm, cuối kì.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

25


×