Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.14 KB, 19 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm
tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai

Người thực hiện: Nguyễn Anh Tuấn
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác:

Công tác chủ nhiệm
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)


Năm học: 2015 - 2016




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Anh Tuấn
2. Ngày tháng năm sinh: 03 / 11/ 1984
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Tổ 22, ấp Hương Phước, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại:
Fax:

(CQ)/ 0613561252 (NR);
ĐTDĐ: 01675 262 837
E-mail:

6. Chức vụ: Nhân viên phòng Đào tạo và Công tác học sinh
7. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Nhân viên quản lý học sinh, chủ nhiệm lớp,
giảng dạy môn vật lý.
8. Đơn vị công tác: Phòng Đào tạo và Công tác học sinh trường Trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học

- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân vật lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lý học sinh
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Tìm hiểu phương pháp giáo dục học sinh cá biệt tại trường Trung cấp Kinh
tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2012 – 2013);
Tìm hiểu phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Trung
cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2013 – 2014);
Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp về vấn đề học sinh nghỉ học tại Trường
trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai (năm học 2014 – 2015).


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KT-KT ĐỒNG NAI

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Ứng dụng mạng xã hội
trong công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai”
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp và học
sinh. Với sự biết ơn sâu sắc, tôi bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Thầy Đoàn Công Hùng – Hiệu trưởng;
Thầy Hoàng Văn Hợp – Phó trưởng phòng Đào tạo và Công tác học sinh,
toàn thể học sinh và đồng nghiệp.
Mặc dù bằng năng lực và trách nhiệm của mình tôi đã cố gắng hoàn thiện
đề tài, tuy nhiên nhiều quan điểm cũng như phương pháp tôi đưa ra trong đề
tài còn mang tính cá nhân nên chắc chắn có những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và đồng nghiệp./.
Nhơn Trạch, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn


Mục lục
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................trang 2
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.................................................................... trang 3
3. Tổ chức thực hiện các giải pháp giảm tỉ lệ học sinh nghỉ học....trang 5
4. Hiệu quả của đề tài................................................................................ trang 9
5. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.......................................trang 10
6. Tài liệu tham khảo....................................................................trang 11


BM03-TMSKKN

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền
thông, chỉ cần hơn một triệu đồng để mua một smartphone (điện thoại thông minh)
và khoảng 50 nghìn đồng/tháng tiền thuê bao cước kết nối 3G là mỗi người đã có
thể truy cập internet, sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi. Đi đầu trong xu
hướng này chính là giới trẻ mà học sinh – sinh viên là một bộ phận trong đó.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học, xây
dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết, đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn
là tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp, cố vấn đắc lực cho các đoàn
thể của học sinh trong lớp, giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực
lượng giáo dục. Để đáp ứng nhiệm vụ, người giáo viên chủ nhiệm cũng không
thể tách rời xu hướng tất yếu đó là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
Ngoài ra, tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mạng xã hội trong
công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai” với mục
đích đổi mới phương pháp, phương tiện trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ
nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả công việc, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thức và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Mạng xã hội
a) Khái niệm về mạng xã hội
Theo trang Web wikipedia.org, “Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo,
(tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích
trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân
mạng. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết
với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành

viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm
kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố),
dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở
thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm:
kinh doanh, mua bán...
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau,
với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây
Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như
Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt
Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay...”.
b) Thực trạng sử dụng mạng xã hội
Theo trang web vtv.vn (đường link: hiện nay Việt Nam
hiện có hơn 30 triệu người dùng Facebook, trung bình mỗi ngày, người dùng bỏ ra
khoảng 2,5 giờ để truy cập mạng xã hội này.
Qua khảo sát đối với lớp chủ nhiệm, tính đến thời điểm tháng 01/2016, có
19/22 học sinh sử dụng smartphone, trong đó có 19/19 học sinh sử dụng Facebook
(chiếm 100% học sinh sử dụng smartphone).
Chính vì vậy, trong đề tài này tôi xin trình bày mạng xã hội được ứng dụng
trong công tác chủ nhiệm là mạng Facebook.
2. Thực trạng công tác chủ nhiệm tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Đồng Nai
Hiện nay, hầu hết giáo viên chủ nhiệm giao tiếp với học sinh qua 2 hình thức
chủ yếu đó là giao tiếp trực tiếp trong giờ sinh hoạt vào sáng thứ 2 hàng tuần và
thông qua gọi điện, nhắn tin bằng điện thoại.
Tuy nhiên, hiện nay trung bình một giáo viên giảng dạy 4-5 buổi/tuần trong
khi đó một tuần có 12 buổi học (từ thứ 2 đến thứ 7, sáng/chiều). Vì vậy việc giáo
viên có mặt tại lớp, triển khai công việc trực tiếp đến học sinh chủ yếu vào sáng



thứ 2 hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp, còn các buổi còn lại chủ yếu thông qua
việc gọi và nhắn tin bằng điện thoại. Công việc này tốn khá nhiều thời gian và cả
tiền bạc (tiền cước phí điện thoại).
Ngoài ra, để giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
yêu cầu cần phải nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lý và các mối quan hệ xã hội của học
sinh để có biện pháp tác động, giáo dục phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Rõ
ràng ngoài việc thu thập thông tin theo cách truyền thống thì việc ứng dụng mạng
xã hội (trong đó có tài khoản của học sinh, các thông tin cá nhân) giúp giáo viên có
thêm một công cụ hữu ích sẽ đạt kết quả cao hơn.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Tạo tài khoản, kết bạn, thu thập thông tin, giáo dục học sinh qua
Facebook
a) Tạo tài khoản, kết bạn, thu thập thông tin
Ngày nay, hầu hết mỗi người giáo viên đều có tài khoản Facebook, biết sử
dụng Facebook nên trong đề tài này tôi không trình bày cụ thể việc tạo tài khoản,
kết bạn trên Facebook. Mặt khác, việc này tương đối dễ dàng (hiện nay có trên 1 tỷ
người sử dụng Facebook là một minh chứng cụ thể cho việc này). Tuy nhiên, để
tìm kiếm bạn bè (ở đây là học sinh, phụ huynh học sinh, gọi tắt là “bạn” để dễ hiểu
khi sử dụng Facebook) nhanh chóng, ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Cách thứ nhất: Tìm bạn trên Facebook bằng địa chỉ email: Sau khi đăng
nhập Facebook, tại ô tìm kiếm, gõ địa chỉ email của người muốn tìm. Nếu gõ
đúng địa chỉ email, và người cần tìm đã sử dụng địa chỉ email này để đăng ký
Facebook thì tên của người đó sẽ hiện ra trong kết quả tìm kiếm. Ta chỉ cần nhấn
vào đó để đến trang cá nhân của họ.
- Cách thứ hai: Gõ tên của người bạn mà ta muốn tìm: Cũng tại ô tìm kiếm,
ta có thể gõ tên của người bạn muốn tìm. Tuy nhiên cách tìm bạn trên Facebook
này thường hiện ra nhiều kết quả và ta cần xác định đúng người bạn của mình
thông qua hình đại diện hiện ở kết quả. Nếu vẫn chưa tìm thấy bạn của mình trong

kết quả hiện ra, ta có thể kéo xuống cho đến khi tìm thấy họ.


- Cách thứ 3: tìm bạn trên Facebook bằng số điện thoại
Tại ô tìm kiếm, gõ số điện thoại của một người bạn. Nếu người đó đã điền số
điện thoại trong phần thông tin cá nhân thì trong kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện
người bạn đó.
Sau khi tìm thấy người “bạn” cần tìm, nhấp chuột vào người bạn đó sẽ có
thông tin cá nhân của người đó, bao gồm:

“Dòng thời gian” là các hoạt động của người đó gần đây trên Facebook, “Giới
thiệu” là các thông tin về người đó, “bạn bè” là những người bạn trên Facebook
của người đó.
Với những thông tin có được về học sinh trên Facebook, giúp giáo viên chủ
nhiệm biết được mối quan hệ xã hội của học sinh mà cách tìm hiểu thông gia đình,
bạn bè (ở đây là bạn bè ngoài đời thực, không phải trên Facebook) gặp nhiều khó
khăn vì đôi khi, chính cha mẹ cũng không biết con mình chơi với ai, như thế nào.
Kỹ thuật để tìm kiếm thông tin trên Facebook về học sinh không khó, quan
trọng là người giáo viên phải sử dụng những thông tin tìm kiếm được để ứng dụng
vào công tác giáo dục. Ở đây cần lưu ý, việc tìm thu thập thông tin về học sinh trên
Facebook không phải là việc làm vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật khi chúng ta
tìm hiểu thông tin cá nhân người khác bởi những thông tin trên Facebook là những
thông tin hoàn toàn công khai.
Sau khi tìm kiếm, gửi lời mời kết bạn và được chấp nhận, giáo viên chủ
nhiệm sẽ biết được các hoạt động của học sinh trên Facebook để có phương pháp
giáo dục phù hợp, ngăn ngừa một số hoạt động không đúng mực của học sinh. Ví


dụ như việc học sinh tham gia các diễn đàn kích động biểu tình, chống phá… hoặc
hẹn nhau tụ tập đông người, đánh nhau…

2. Tạo nhóm trong Facebook, trao đổi thông tin trong nhóm và tạo diễn
đàn để giáo dục học sinh
a) Tạo nhóm trong Facebook
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân

Bước 2: Tới giao diện chính của tài khoản và chọn mục "Tạo nhóm"

Bước 3: Lúc này sẽ có một hộp thoại xuất hiện, để tạo nhóm trên Facebook
thì bạn cần nhập các thông tin cần thiết như: tên nhóm, thêm các thành viên trong
mục "Thành viên" và lựa chọn 1 trong 3 chết độ riêng tư:
- Công khai (Public): ai cũng có thể tìm thấy nhóm và xem được các danh
sách bài đăng
- Nội bộ (Closed): ai cũng có thể tìm ra nhóm nhưng chỉ xem được danh
sách thành viên mà không xem được các bài đăng
- Nhóm kín (Secret): là chế độ mà chỉ có thành viên trong nhóm mới tìm
được ra nhóm


Bước 4: Sau khi nhập tên nhóm và các thành viên bạn chỉ cần lựa chọn các
quyền riêng tư ở đây và bắt đầu tạo mới bằng cách click Tạo mới (Create)

Bước 5: Khi tạo mới nhóm Facebook thì một hộp thoại xuất hiện, bạn sẽ
lựa chọn biểu tượng cho nhóm vừa tạo và chọn "OK"

Sau khi hoàn thiện quá trình tạo nhóm trên Facebook bạn sẽ thấy giao diện
của nhóm bạn vừa tạo


Bây giờ, sau khi đã tạo được nhóm giáo viên chủ nhiệm đã có một công cụ
quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Như đã trình bày ở trên, việc tạo nhóm này

cũng hoàn toàn không khó khăn, điều quan trọng là ứng dụng nó vào công việc
giáo dục học sinh.
Ứng dụng thứ nhất: Trao đổi thông tin về lịch học và các hoạt động khác.
Ví dụ, sau khi vào nhóm đã tạo, tại ô “Hãy viết gì đó”, giáo viên có thể thông báo
“Ngày mai yêu cầu cả lớp đi chào cờ đầu tháng” và nhấn enter, chỉ một thao tác
nhanh gọn và không mất tiền. Giải pháp này có hiệu quả hơn việc dùng điện thoại
gọi điện hoặc nhắn tin. Ngoài ra, việc thông báo thời khóa biểu (file định dạng Pdf,
Word, excel hoặc hình ảnh) qua Facebook rất dễ dàng, trong khi thông báo bằng
cách gọi điện, nhắn tin thông thường là không thể.
Ngoài ra, chiếc điện thoại đối với mỗi người có thể nói là “vật bất ly thân”,
luôn mang bên mình nên học sinh lưu trữ thời khóa biểu trong điện thoại giúp học
sinh có thể xem bất cứ lúc nào, thuận tiện hơn nhiều khi mang theo tờ giấy ghi thời
khóa biểu.
Ngoài việc tạo nhóm trên Facebook đối với học sinh, giáo viên có thể tạo
nhóm đối với phụ huynh và trao đổi thông tin như thời khóa biểu, lịch họp mặt phụ
huynh…
Ứng dụng thứ hai: Tạo diễn đàn để trao đổi các vấn đề về học tập, rèn
luyện, tạo hứng thú cho học sinh quan tâm về các vấn đề xã hội, thời sự. Ví dụ:
Nhằm tạo cho học sinh hứng thú đối với môn toán, giáo viên chủ nhiệm có
thể đăng lên nhóm (trên Facebook) bài toán vui, đơn giản để khơi dậy tính tò mò
của học sinh như bài toán sau với lời bình “hàng nghìn người giải sai, còn các em
thì sao?”:


Nhằm giúp học sinh quan tâm đến các vấn đề thời sự (cũng có thể là thông
tin cho học sinh về vấn đề này), tại mục “hãy viết gì đó” như đã trình bày ở trên,
giáo viên chủ nhiệm có thể đăng dòng trạng thái “em nghĩ gì về vấn đề cá chết ở
Miền trung” để lắng nghe sự chia sẻ của học sinh.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm (và cả giáo viên giảng dạy) có thể trao đổi các
tài liệu điện tử như giáo trình, tài liệu học tập…

Một số ứng dụng khác: Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể giáo viên có
thể ứng dụng để đáp ứng công việc. Ngày nay, việc thay đổi số điện thoại liên lạc
ít xảy ra đối với người đã đi làm nhưng đối với học sinh, sinh viên việc này diễn ra
thường xuyên do các em thường sử dụng sim điện thoại khuyến mãi, sau khi hết
khuyến mãi thì bỏ đi. Việc này khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm (và Nhà trường,
đặc biệt đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề) nếu muốn liên
lạc với học sinh sau khi các em đã tốt nghiệp để thông báo về việc làm, tuyển
dụng, học liên thông, khảo sát về công việc của học sinh sau khi tốt nghiệp theo
chương trình kiểm định chất lượng giáo dục…


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc ứng dụng Facebook vào trong công tác chủ nhiệm giúp giáo viên có
thêm một công cụ hiệu quả để giáo dục, quản lý học sinh. Người giáo viên chủ
nhiệm không nên (và không thể) bỏ các công cụ, phương pháp truyền thống mà sử
dụng Facebook như một công cụ, phương pháp bổ sung để nâng cao hiệu quả, tiết
kiệm thời gian và tiền bạc. Có thể so sánh như sau
Thứ nhất, để thông báo thời khóa biểu và các văn bản khác dưới dạng file
ảnh, Pdf, Word, Excel thực hiện trên Facebook dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn;
Thứ hai, nhắn tin trên ứng dụng Facebook không mất tiền (chỉ mất tiền thuê
bao cước 3G hàng tháng), trong khi gọi điện thoại và nhắn tin thông thường phải
mất tiền cước điện thoại. Trước khi sử dụng Facebook, hàng tháng tôi tốn khoảng
100.000 đồng tiền gọi điện, nhắn tin cho học sinh. Ứng dụng Facebook, hàng tháng
mất 50.000 đồng tiền thuê bao cước 3G (lưu ý, ở đây tôi không chỉ sử dụng cước
3G cho sử dụng Facebook để kết nối với học sinh mà tôi còn sử dụng cho các mục
đích khác như đọc báo, sử dụng Facebook để kết nối bạn bè, người thân mà không
phải là học sinh lớp chủ nhiệm);
Thứ ba, sử dụng Facebook giúp tôi ngăn ngừa sớm 2 vụ học sinh xích mích
trên Facebook có thể dẫn tới đánh nhau (nếu không sử dụng Facebook tôi không
thể biết và ngăn ngừa hai vụ việc đó);

Thứ tư, nếu tạo diễn đàn để tạo hứng thú cho học sinh về một lĩnh vực nào
đó (ví dụ: diễn đàn toán học) bằng Facebook thì đơn giản, hoạt động thường
xuyên; nếu dùng phương pháp truyền thống sẽ rất khó khăn (huy động học sinh
phải có địa điểm tổ chức, kinh phí đi lại cho giáo viên và học sinh);
Thứ năm, sau khi học sinh ra trường (đối với lớp 1109 Cơ khí chế tạo tôi chủ
nhiệm trước đây, đã ra trường tháng 4 năm 2015) hiện chỉ có thể liên lạc được
khoảng 20% học sinh qua số điện thoại của học sinh trước khi ra trường. Nếu sử
dụng Facebook, liên lạc được tất cả (trong đó có 02 học sinh đã xuất khẩu lao động
sang Nhật Bản);
Thứ sáu, việc ứng dụng Facebook giúp tiết kiệm thời gian. Nếu trước đây
muốn thông báo Thời khóa biểu hoặc các hoạt động khác cho học sinh thì phải đến
ngày học sinh đi học và tôi có đi làm. Hiện nay tôi có thể thông báo cho học sinh
bất cứ lúc nào (kể cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật).
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy tất cả giáo viên chủ nhiệm ở
Trường nói chung và các trường khác trong Ngành đều có thể ứng dụng vào trong
thực tiễn.
Tuy nhiên, khi ứng dụng Facebook vào công tác chủ nhiệm, giáo viên cần
lưu ý: giáo viên có thể tìm hiểu thông tin về học sinh thì đồng nghĩa học sinh cũng
có thể tìm hiểu thông tin cá nhân, các hoạt động của giáo viên trên Facebook. Đối
với học sinh, người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Trong


thực tế, bất cứ ai cũng là con người, đôi lúc có bất hòa trong gia đình, với bạn bè,
đồng nghiệp… điều đó là bình thường. tuy nhiên nếu giáo viên chia sẻ công khai
điều đó (cho dù với bạn bè, không phải là học sinh) có thể dẫn tới những tác động
không tốt đến học sinh. Ngoài ra, nên lưu ý không nên chia sẻ công khai những
vấn đề không phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp chủ nhiệm.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Web của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

2. Trang Web ;
3. Trang Web wikipedia.org
4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – tác giả Lê Văn Hồng, nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001;
5. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo – Tác
giả Phạm Viết Vượng, nhà xuất bản Đại học sư phạm, xuất bản năm 2003;
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH
TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Nhơn Trạch, ngày
tháng
năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên tác giả: NGUYỄN ANH TUẤN

Chức vụ: Nhân viên phòng ĐT&CTHS
Đơn vị: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH
TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Nhơn Trạch, ngày
tháng
năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên tác giả: NGUYỄN ANH TUẤN
Chức vụ: Nhân viên phòng ĐT&CTHS
Đơn vị: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH
TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI

–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Nhơn Trạch, ngày
tháng
năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm tại trường

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Họ và tên tác giả: NGUYỄN ANH TUẤN

Chức vụ: Nhân viên phòng ĐT&CTHS

Đơn vị: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 

Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)




×