Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp tích hợp giáo dục môi trường và kỹ năng sống cho HS lớp 9 trường THCS hiền kiệt trong dạy bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình đại số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG
THCS HIỀN KIỆT TRONG DẠY TIẾT LUYỆN TẬP
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG
TRÌNH – ĐẠI SỐ 9

Người thực hiện: Hoàng Văn Tuần
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Kiệt
SKKN thuộc lĩnh vực: Toán

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
Mục

Nội dung
1 Mở đầu

Trang
2

1.1 Lí do chọn đề tài

2


1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

3

2 Nội dung

3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2 Cơ sở thực tiễn

4

2.3 Các giải pháp

5

2.3.1 Giải pháp 1


5

2.3.2 Giải pháp 2

6

2.3.3 Dạy thực nghiệm

7

2.4 Kết quả đạt được

16

3 Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo

17
19


2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp trong dạy học đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải
được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối
mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, việc tích
hợp trong dạy học sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi
học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công
dân, người lao động tương lai.

Với xã hội hiện đại, học sinh đang bị ảnh hưởng rất lớn từ: Sự tác động của
các thiết bị điện tử; chất lượng cuộc sống của gia đình tốt hơn nên các em được
chu cấp đầy đủ hơn, vì thế mà đa số thích nhàn hạ cho bản thân, sa vào lối sống
thực dụng mà thiếu đi khả năng rèn luyện, không có động cơ phấn đấu trong học
tập, không có ý thức bảo vệ môi trường, thiếu kỹ năng sống, có nhận thức sai
lệch trong ứng xử, trong sinh hoạt. Vì thế việc tích hợp trong dạy học là một xu
hướng đúng đắn và rất cần thiết.
Trong các môn học thì Toán học là một môn học khó đối với học sinh vì
tính trừu tượng, logic đặc trưng của nó. Chủ yếu chú trọng rèn luyện cho học
sinh kỹ năng tính toán, tư duy suy luận logic... Nên trong nội dung chương trình
SGK, việc liên hệ đến thực tiễn chưa phong phú và không rõ ràng, chưa thực sự
gắn với thực tiễn của đối tượng học sinh, của vùng miền, sự thay đổi của xã hội.
Nên không dễ ràng thực hiện tích hợp giáo dục học sinh trong giảng dạy môn
toán.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh,
tôi nghĩ: Để đạt được hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy toán giáo viên cần phải
thay đổi hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh sao cho hấp dẫn
hơn để kích thích hứng thú của các em trong học tập. Muốn làm được điều đó
thì người thầy cần phải gắn nội dung dạy học vào thực tiễn, vào những vấn đề xã
hội đang được quan tâm, rồi qua nội dung dạy học vừa truyền đạt được kiến
thức cho học sinh, vừa giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường và rèn luyện
kỹ năng sống.
Vì những lí do trên đây tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Một số giải pháp tích
hợp giáo dục môi trường và kỹ năng sống cho HS lớp 9 trường THCS Hiền Kiệt
trong dạy bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình - Đại số.
1.2. Mục đích của đề tài
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 9 qua việc xây dựng
hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn đời sống. Tăng cường
nhận thức của học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường, nhận biết - hình thành kỹ
năng sống cần thiết.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp, ảnh hưởng của xã hội hiện đại tới
HS để xây dựng các bài toán thực tiễn phù hợp; Phương pháp giải bài toán bằng
cách lập phương trình – Đại số lớp 9. Một số kỹ năng sống cần thiết.


3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận
+ Điều tra thực tế
+ Thực nghiệm sư phạm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong bài "Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền giáo dục và
đào tạo Việt Nam nhân bản" (Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016), Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Ngày nay, khi tri
thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế tri thức thì các nước trên
thế giới đều ý thức được rằng giáo dục là đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô
hình tăng trưởng và phát triển xã hội bền vững". Nhận thức sâu sắc về điều
đó, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay
đổi của cuộc sống là một tất yếu, bởi vì "khi hệ thống tri thức có những thay đổi
thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con
người cũng phải thay đổi. Đời sống hiện thực biến đổi luôn đặt ra những vấn đề
mới, buộc con người phải suy nghĩ, tìm kiếm những lời giải đáp và những
phương tiện để giải quyết vấn đề. Những tri thức mới ra đời bổ sung và bồi đắp
cho hệ thống tri thức đã có, làm thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi từng phần thế
giới quan, dẫn đến thay đổi cả phương thức hoạt động của con người và cộng
đồng. Điều đó cũng có nghĩa rằng, những tri thức mới đã làm thay đổi tư duy
của con người" (Lương Đình Hải - Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu - NXB
Khoa học xã hội, 2009).

Như vậy, thuận theo sự phát triển của xã hội, đối tượng dạy học cũng thay
đổi, những cách tiếp cận theo lối cũ phần nào đã không có hiệu quả cao. Do đó,
đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi sáng tạo, thay đổi hình thức chuyển giao
nhiệm vụ sao cho kích thích được hứng thú cho học sinh mà tự giác lĩnh hội tri
thức, đáp ứng nhân tố con người mới trong xã hội hiện nay.
Song song với lĩnh hội tri thức, thì việc hình thành kỹ năng sống rất quan
trọng vì: nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức, mà
cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến
thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua
đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn.
Đồng thời, xã hội hiện đại đang tác động rất lớn tới học sinh, có những ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, kỹ năng sống của học sinh:
Học sinh lười đọc sách, báo, sa vào tương tác ảo, mất dần khả năng tương tác
trực tiếp, cách ứng xử cũng thay đổi có những hành vi không phù hợp với chuẩn
mực đạo đức. Xã hội hiện đại cũng đang tác động tiêu cực tới môi trường hiện
nay: Nguồn nước bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn,
trái đất đang nóng lên làm băng tan, nước biển dâng….nhưng đại bộ phận học
sinh có thái độ thờ ơ với sự biến đổi tiêu cực của môi trường.
Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải tích hợp giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống cho học sinh là một điều rất cần thiết.


4

2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình phân môn đại số lớp 9, thì giải toán bằng cách lập
phương trình là một dạng toán khó, mới mẻ. Vì học sinh chỉ quen tính giá trị của
biểu thức hay giải phương trình đã cho sẵn. Nên khi gặp một bài toán có lời văn,
phải phân tích bài toán, gọi ẩn, đặt điều kiện cho ẩn, tìm mối liên hệ giữa ẩn và
các đại lượng đã biết để lập phương trình và trả lời bài toán là một công việc rất

khó khăn. Đồng thời, những bài toán trong sách giáo khoa chưa mang tính thực
tiễn hoặc mang tính thực tiễn nhưng lại mang tính chung cho tất cả đối tượng
vùng miền nên khi đọc đề, học sinh chưa được tác động mạnh mẻ tới hứng thú,
tới tư duy, chưa gợi được sự tò mò muốn tìm hiểu của học sinh. Hoặc có giải
xong, trả lời được bài toán thì học sinh cũng không rút ra được ý nghĩa thực tiễn
phục vụ cho cuộc sống hiện tại hay sau này của bản thân mình.
Trong khi đó đa số giáo viên khi giảng dạy học sinh luyện tập giải loại toán
này chỉ thực hiện được mục tiêu là giúp học sinh giải được các bài toán, mà
chưa chú trọng tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng sống cho
học sinh thông qua bài toán.
Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 9 ( 65
em) bằng các phiếu và kết quả như sau:
+ Phiếu khảo sát thái độ của HS đối với dạng toán này:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Khó
Dễ
Thích học
Không thích học
46
19
19
46
+ Phiếu khảo sát rút ra ý nghĩa thực tiễn sau khi giải xong 3 bài toán: 45,
46, 47 – SGK – Trang 59:
Bài toán
Ý nghĩa thực tiễn
45. Tích của hai số tự nhiên liên tiếp Không có ý nghĩa 65 HS =100%
lớn hơn tổng của chúng là 109. Tìm thực tiễn
hai số đó.
46. Một mảnh đất hình chữ nhật có - Có kỹ năng tính 20 HS = 30,7 %

diện tích 240m2. Nếu tăng chiều rộng được diện tích
3m và giảm chiều dài 4 m thì diện tích mảnh đất dạng
mảnh đất không đổi. Tính kích thước hình chữ nhật và
của mảnh đất đó.
biết cách thay đổi
chiều dài rộng của
nó sao cho diện
tích không đổi.
- Không có câu 45 HS = 69,3 %
trả lời.
47. Bác Hiệp và cô Liên đi xe đạp từ - Tính được vận 40 HS = 61,5 %
nhà lên tỉnh trên quãng đường dài tốc khi biết quãng
30km, khởi hành cùng một lúc. Vận đường và thời
tốc xe của bác Hiệp lớn hơn vận tốc gian đi.
xe của cô Liên là 3km/h nên bác Hiệp - Không có câu 25HS = 38,5 %


5
đã đến tỉnh trước cô Liên nửa giờ. trả lời.
Tính vận tốc xe của mỗi người.
+ Phiếu khảo sát chất lượng giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Stt Lớp

Giỏi

Môn
số
Sl %

Khá

Sl

TB

Yếu

Kém

%

Sl

%

Sl

%

Sl %

1

9A

32 Toán

2

6,3


5

15,6

15

46,9

10

31,2

0

0

2

9B

33 Toán

3

9,1

6

18,2


15

45,5

9

27,2

0

0

Khối 65 Toán

5

7,7

11

16,9

30

46,2

19

29,2


0

0

3

Như vậy, tôi nhận thấy:
Thứ nhất, giải bài toán bằng cách lập phương trình là một dạng toán khó
học sinh không muốn học do không giải được, nên chất lượng chưa cao.
Thứ hai, nội dung cụ thể 3 bài toán trên chưa có ý nghĩa liên hệ thực tiễn
hoặc có ý nghĩa nhưng việc liên hệ chưa mang tính giáo dục sâu sắc:
Từ đó, trong tiết dạy Bài luyện tập ( giải bải bài toán bằng cách lập
phương trình) – Đại số lớp 9, mà muốn nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng về giải bài toán bằng cách lập phương trình và liên hệ được thực tiễn để
giáo dục kỹ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thì giáo viên
cần thiết phải thay đổi hình thức chuyển giao nhiệm vụ tới học sinh sao cho hấp
dẫn, cuốn hút học sinh, giáo dục được học sinh thông qua nội dung bài toán xuất
phát từ thực tiễn.
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Giải pháp 1: Chuyển nội dung bài toán đã cho trong SGK thành
các bài toán thực tế gần gũi hơn đối với học sinh. Điều này sẽ tác động tích cực
tới học sinh, làm các em quan tâm và có nhu cầu giải quyết vì tò mò từ đó rèn
luyện được kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình.
*Bài 45 – SGK – Trang 59: Tích của hai số tự nhiên liên tiếp lớn hơn tổng
của chúng là 109. Tìm hai số đó.
Được chuyển thành bài toán liên hệ thực tiễn ( giáo dục kỹ năng sống)
như sau:
Bài tập 1: Vừa qua Tỉnh ta đã khảo sát về thực trạng HS sử dụng điện
thoại di động. Biết số học sinh được khảo sát lớn hơn số học sinh sử dụng điện
thoại di động là 50 học sinh, tích số học sinh được khảo sát và số học sinh sử

dụng điện thoại di động lớn hơn tổng của chúng là 948050 học sinh. Tìm số học
sinh sử dụng điện thoại di động.
Nội dung của bài toán cũng yêu cầu tìm hai số nhưng sẽ tác động mạnh
tới học sinh, vì: Điện thoại di động đang là mối quan tâm hàng đầu của học sinh,
là một sản phẩm công nghệ hấp dẫn mà học sinh hiện nay đang tìm mọi cách để
được sử dụng. Do đó, học sinh sẽ tò mò muốn biết tỉ lệ sử dụng điện thoại di
động của lứa tuổi mình là bao nhiêu mà dẫn tới có nhu cầu giải quyết bài toán.


6
*Bài 46 – SGK – Trang 59: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích
240m . Nếu tăng chiều rộng 3m và giảm chiều dài 4 m thì diện tích mảnh đất
không đổi. Tính kích thước của mảnh đất đó.
Được chuyển thành bài toán liên hệ thực tiễn ( giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường) như sau:
Bài tập 2: Nhà Lan có một mảnh đất đồi hình chữ nhật, định trồng cây
keo theo hàng và mỗi hàng trồng cùng một số cây. Sau khi ước lượng Lan đã
mua 240 cây. Nhưng lúc tiến hành trồng thì chiều dài mảnh đất không phù hợp
với số cây dự định trồng trên mỗi hàng ban đầu. Lan đã tính lại, sẽ tăng thêm 3
hàng, và mỗi hàng giảm đi 4 cây thì số cây mua về là vừa đủ. Hỏi ban đầu Lan
định trồng bao nhiêu hàng và mỗi hàng có bao nhiêu cây ?
Vẫn là rèn luyện kỹ năng tính toán như tính diện tích hình chữ nhật để tìm
mỗi quan hệ giữa các đại lượng mà lập nên phương trình, giải quyết yêu cầu bài
toán, nhưng khác ở chỗ là bài toán gần gũi với thực tiễn hơn và hứng thú hơn vì:
trong lớp có nhà em Lan và nhiều nhà học sinh trồng cây keo, là một việc làm
gần gũi và muốn biết bạn Lan đã dự định trồng cây như thế nào -> Học sinh sẽ
tập trung giải quyết bài toán
* Bài 47 – SGK – Trang 59: Bác Hiệp và cô Liên đi xe đạp từ nhà lên tỉnh
trên quãng đường dài 30km, khởi hành cùng một lúc. Vận tốc xe của bác Hiệp
lớn hơn vận tốc xe của cô Liên là 3km/h nên bác Hiệp đã đến tỉnh trước cô Liên

nửa giờ. Tính vận tốc xe của mỗi người.
Được chuyển thành bài toán liên hệ thực tiễn (giáo dục học sinh chấp
hành Luật an toàn giao thông) như sau:
Bài tập 3: Một bạn học sinh lớp 9 được bố đèo về quê bằng xe máy.
Quãng đường từ nhà về quê dài 120 km. Lúc về bố cho bạn cầm lái. Bạn đi với
vận tốc lớn hơn vận tốc bố đi là 20km/h nên thời gian lúc về ít hơn thời gian lúc
đi là 1 giờ. Hãy tính vận tốc xe của mỗi người ?
Bài toán này vừa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần truyền
đạt, rèn luyện cho học sinh như bài toán 47. Nhưng khác ở chỗ đối tượng chuyển
động trong bài toán là một học sinh lớp 9 không những chưa được phép đi xe
máy, mà còn đi với vận tốc lớn hơn vận tốc bố đi. Do đó khơi gợi được sự quan
tâm của các em, muốn biết bạn này đã đi với vận tốc bao nhiêu km/h và tại sao
cô giáo lại đưa ra bài toán này ? -> Học sinh sẽ tập trung giải quyết bài toán.
(Với bài toán 3, bản thân tôi cũng hơi boăn khoăn: Liệu có nên đưa bài
toán vi phạm Luật ATGT để giảng dạy học sinh hay không ? Nhưng vấn đề một
số học sinh THCS đã đi xe máy là một vấn đề thực tế có thật ở nhiều địa
phương. Nên tôi đã mạnh dạn đưa vào tiết học này để từ đó tích hợp giáo dục
học sinh sẽ hiệu quả hơn).
2.3.2. Giải pháp 2: Sau khi rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng cách lập
phương trình, từ những vấn đề thực tiễn của từng bài toán mà giáo viên liên hệ
để giáo dục kỹ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường qua kênh hình ảnh, diễn
biến cụ thể xảy ra trong đời sống xã hội, trong tự nhiên.
Từ bài tập 1: Giáo viên đưa ra những vấn đề:
- Những ảnh hưởng tiêu cực của điện thoại di động đối với học sinh về:
+ Sức khỏe
2


7
+ Học tập

- Liên hệ với tình trạng sử dụng điện thoại trong nhà trường.
- Giáo dục kỹ năng sử dụng điện thoại hợp lí để không ảnh hưởng tới sức
khỏe, tới học tập.
Từ bài tập 2: Giáo viên đưa ra những vấn đề:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và những tiêu cực của nó tới
đời sống con người.
- Vai trò của cây xanh trong chống sói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm phù
hợp với lứa tuổi, với nơi mình đang sống.
Từ bài tập 3: Giáo viên đưa ra những vấn đề:
- Việc chấp hành an toàn giao thông của hai bố con trong bài toán.
- Những hậu quả của việc không chấp hành luật an toàn giao thông.
- Liên hệ việc chấp hành luật an toàn giao thông trong Nhà trường.
- Giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, đề phòng để không
có tai nạn đáng tiếc xảy ra.
2.3.3. Dạy thực nghiệm:
Tiết 65
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khắc sâu phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Có thêm hiểu biết về điện thoại di động, ô nhiễm môi trường, an toàn
giao thông.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình qua bước
phân tích đề bài, tìm ra mối liên hệ giữa các dữ kiện trong bài toán để lập
phương trình. Biết trình bày lời giải của một bài toán bậc hai.
- Có kỹ năng tránh lệ thuộc vào điện thoại di động, biết cách bảo vệ sức
khỏe bản thân trước tác hại của điện thoại, ô nhiễm môi trường, đề phòng tai nạn
giao thông. Có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: tích cực hợp tác tham gia hoạt động học.
4. Năng lực, phẩm chất:
- NL tính toán, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực tư duy logic, năng
lực hợp tác, năng lực suy luận, nêu và giải quyết vấn đề…
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương tiện:
Giáo viên: Máy chiếu, Thước, máy tính bỏ túi
Học sinh: Máy tính bỏ túi, thước kẻ, bảng nhóm. Làm đủ các bài tập giáo
viên yêu cầu
2. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động:
Nêu các bước để giải một bài toán bằng cách lập phương trình?
3. Luyện tập:


8
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GV chiếu đề bài tập 1 lên màn hình
HS đọc đề bài
GV yêu cầu một HS tóm tắt đề bài
HS tóm tắt….

GV hướng dẫn HS thực hành giải:
? Hãy nêu cách chọn ẩn và đặt điều kiện
cho ẩn ?
HS: Gọi số học sinh sử dụng điện thoại di
động là x (x �N*)
? Vậy số HS được khảo sát được biểu thị

như thế nào ?
HS: x + 50
? Từ điều kiện nào ta lập được phương
trình ? Nêu phương trình lập được.
HS: Vì tích số học sinh được khảo sát và số
học sinh sử dụng điện thoại di động lớn
hơn tổng của chúng là 948050 học sinh nên
ta có phương trình:
x.(x + 50) – (x + x + 50) = 948050
GV: Hãy giải phương trình và trả lời bài
toán.
1 HS lên bảng trình bày, lớp làm vào vở
HS nhận xét, GV sửa chữa bổ sung nếu
cần.
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
GV: Vậy, khảo sát 1000 em thì có tới 950
em sử dụng điện thoại di động, đây là một
tỉ lệ lớn.
Cũng theo kết quả khảo sát thì ( chiếu trên
màn hình): 20% học sinh có cảm giác bất
an, lo sợ, bứt dứt khi không có điện thoại
di động trong túi và 8% học sinh rơi vào
trạng thái nghiện điện thoại di động. Nhiều
em giao dịch đến hơn 50 tin nhắn và 30
cuộc gọi mỗi ngày.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài tập1: Vừa qua Tỉnh ta đã
khảo sát về thực trạng HS sử
dụng điện thoại di động. Biết số

học sinh được khảo sát lớn số học
sinh sử dụng điện thoại di động là
50 học sinh, tích số học sinh
được khảo sát và số học sinh sử
dụng điện thoại di động lớn hơn
tổng của chúng là 948050 sinh.
Tìm số học sinh sử dụng điện
thoại di động.
Giải:
Gọi số học sinh sử dụng điện
thoại di động là x (x �N*), thì số
HS được khảo sát là: x + 50
Vì tích số học sinh được khảo sát
và số học sinh sử dụng điện thoại
di động lớn hơn tổng của chúng
là 948050 học sinh nên ta có
phương trình:
x.(x + 50) – (x + x + 50) =
948050
Giải phương trình trên:
x2 +50x – 2x – 50 = 948050
 x2 + 48x - 948100 = 0
 ’ = 242 + 948100 = 948676
 ' = 974
x1 = -24 + 974 = 950
x2 = -24 – 974 = - 998
x2 = - 998 không thỏa mãn điều
kiện của ẩn.
Trả lời: Số học sinh sử dụng điện
thoại di động là 950 học sinh.



9
Theo các em, thì sử dụng điện thoại di
động nhiều có ảnh hưởng xấu gì tới sức
khỏe và học tập ?
HS trả lời…
* Điện thoại di động ảnh hưởng
GV: chốt lại ( chiếu trên màn hình)
sức khỏe :
*Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung:
+ Tăng nguy cơ ung thư.
+ Ánh sáng xanh của điện thoại làm tăng + Mắc hội chứng mất ngủ
nguy cơ ung thư
+ Gây các bệnh về mắt
+ Điện thoại ảnh hưởng tới giấc ngủ vì + Gây trầm cảm, lo âu.
những dòng photon phát ra từ điện thoại + Các bệnh viêm nhiễm da
làm não tỉnh táo. Dẫn tới hội chứng mất +Gây tổn thương các khớp xương
ngủ triền miên.
tay, lưng và cổ.
+ Ánh sáng xanh từ điện thoại gây thoái + Làm giảm trí nhớ
hóa hoàng điểm và nhiều bệnh về mắt.
+ Suy giảm hệ thống miễn dịch.
+ Gây trầm cảm, lo âu: do tia bức xạ kích + Giảm chất lượng tinh trùng
thích căng thẳng thần kinh não, từ đó làm
chúng ta luôn có cảm giác hồi hộp lo âu. * Điện thoại di động ảnh hưởng
xấu tới kết quả học tập.
+ Các bệnh viêm nhiễm da
+ Gây tổn thương các khớp xương tay, * Cần hạn chế sử dụng điện thoại
lưng và cổ.

di động và khi sử dụng phải sử
+ Làm giảm trí nhớ: Trong tia bức xạ 2 dụng đúng cách.
phút, khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi
tác dụng dẫn đến các bệnh thần kinh và các
bệnh về não như giảm trí nhớ trầm trọng,
bệnh pakison và làm tăng cao nguy cơ về
các bệnh xơ cứng.
+ Suy giảm hệ thống miễn dịch.
+ Giảm chất lượng tinh trùng: Nếu nam
giới luôn để điện thoại trong túi quần có
thể bị vô sinh.
Ngoài ra đối với học sinh chúng ta còn:
+ Tai nạn: Do vừa lái xe vừa sử dụng.
+ Gây cảm giác cô đơn: Vì ưu tiên chơi với
bạn bè qua mạng hơn là gặp gỡ trực tiếp, ít
kết nối với các thành viên trong gia đình.
+ Bắt nạt trên mạng: là hành động sử dụng
công nghệ thông tin để làm tổn hại hay
quấy rối người khác một cách chủ ý.
*Ảnh hưởng tới học tập: Thiếu tập trung
trong học tập do đó ảnh hưởng xấu đến kết
quả học tập.
GV: Tình trạng sử dụng điện thoại di động
trong trường ta như thế nào ?
HS: trả lời…
GV Chốt lại: Nhà trường đã không cho


10
phép các em đem điện thoại đến trường.

Nhưng vẫn còn một số bạn lén lút sử dụng
điện thoại bằng mọi cách. Và chắc chắn
rằng về nhà các em vẫn sử dụng điện thoại
thường xuyên. Qua phân tích tác hại của
điện thoại vừa rồi, thì: Không nên sử dụng
điện thoại quá nhiều, chỉ nên nghe và gọi.
Nếu các em vẫn không thể cự tuyệt được,
gia đình không kiểm soát được, thì cần lưu
ý: (chiếu lên máy)
+ Không sử dụng điện thoại trong bóng tối.
+ Trước khi đi ngủ 1 giờ nên tắt điện thoại.
Không để điện thoại trên đầu giường.
+ Không nên để điện thoại trong túi quần,
nhất là các bạn nam.
+ Khi sạc điện thoại không nên sử dụng.
+ Khi học bài không để điện thoại bên
cạnh vì nó làm chúng ta mất tập trung
trong học tập.
+ Không sử dụng mạng xã hội để quấy rối,
bôi nhọ người khác.
GV đưa bài toán 2 lên màn hình
HS đọc đề bài
GV yêu cầu một HS tóm tắt đề bài
HS tóm tắt….

Bài tập 2: Nhà Lan có một mảnh
đất đồi hình chữ nhật, định trồng
cây keo theo hàng và mỗi hàng
trồng cùng một số cây. Sau khi
ước lượng Lan đã mua 240 cây.

Nhưng lúc tiến hành trồng thì
chiều dài mảnh đất không phù
hợp với số cây dự định trồng trên
mỗi hàng ban đầu. Lan đã tính
lại, sẽ tăng thêm 3 hàng, và mỗi
hàng giảm đi 4 cây thì số cây
mua về là vừa đủ. Hỏi ban đầu
Lan định trồng bao nhiêu hàng và
mỗi hàng có bao nhiêu cây ?

Giải:
Gọi số hàng ban đầu là x ( hàng)
GV hướng dẫn HS thực hành giải:
(x �N*),
Gọi số hàng ban đầu là x thì số cây trên Vì số cây cần trồng là 240 cây
mỗi hàng được biểu thị như thế nào ?
240
Nếu tăng lên 3 hàng, giảm đi 4 cây trên nên số cây trên mỗi hàng là x
mỗi hàng ta có số hàng và số cây trên hàng (cây)
như thế nào ?
Nếu tăng lên 3 hàng và mỗi hàng
Với số cây trồng không đổi ta có phương trồng ít đi 4 cây thì số cây trồng
trình nào ?


11
Em nào giải được PT này?

không đổi. ta có phương trinh:
(x + 3) (


240
- 4) = 240.
x

 (x + 3) (240 - 4x) = 240x
 x2 + 3x – 180 = 0
 = 9 - 4. 1. (-180) = 729>0 
 = 27.

Đối chiếu với điều kiện thì nghiệm nào phương trình có 2 nghiệm phân
biệt:
thỏa mãn?
 3  27
Ta kết luận bài toán này như thế nào?
12 (TMĐK)
x1 =
2
 3  27
 15 (Loại)
x2 =
2

Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi Số hàng dự định trồng là 12 hàng.
Số cây trên mỗi hàng là :
trường:
? Các em có biết tại sao nhiều gia đình 240 20 (cây)
trong lớp chúng ta lại trồng keo trên đồi 12
không?
HS trả lời …

GV: Vì mọi người muốn góp phần vào việc
bảo vệ môi trường.
? Tại sao việc trồng cây lại góp phần bảo
vệ môi trường ?
HS: …..
? Hãy cho thầy biết, hiện nay môi trường
của chúng ta đang bị ô nhiễm như thế nào ?
HS trả lời…
GV chốt lại: Hiện nay môi trường của
chúng ta đang bị ô nhiễm:
(GV Chiếu một số hình ảnh ô nhiễm môi
trường ở nước ta)

Ô nhiễm đất


12

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm nước

Vậy hậu quả của ô nhiễm môi trường là
gì ? ( GV yêu cầu HS hoạt động theo
nhóm)
HS hoạt động nhóm trả lời…


13
GV nhận xét kết quả hoạt động và chốt lại:

( Chiếu trên màn hình)
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
+ Các bệnh gây ra do ô nhiễm không khí là
bệnh về hô hấp, vô sinh. Chóng mặt, đau
đầu, tim mạch.
+ Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước là tiêu
chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm
não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu…
+ Các bệnh gây ra cho ô nhiễm đất là: Các
bệnh có thể gây ra khi sử dụng
nông sản bị nhiễm độc là gan to,
hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm
chỉ số thông minh ở trẻ em…
- Ảnh hưởng tới hệ sinh thái:
Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết
của hệ sinh thái bị thay đổi.
Với lứa tuổi các em cần làm gì để bảo vệ
môi trường?
HS trả lời….
GV chốt lại: ( Chiếu trên máy) ->

GV đưa bài toán 3 lên màn hình
HS đọc đề bài
GV yêu cầu một HS tóm tắt đề bài
HS tóm tắt….

GV hướng dẫn HS thực hành giải:
Đây là loại toán gì ?
HS: Toán chuyển động.


* Để góp phần bảo vệ môi
trường cần:
- Tích cực tham gia và vận động
gia đình, cộng đồng trồng cây,
gây rừng.
- Vận động gia đình, cộng đồng
hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để
ngừa tắc cống thoát nước. Có thể
thay chất tẩy rửa bằng chất vi
sinh.
- Chôn lấp và đốt rác thải một
cách khoa học
- Vận động gia đình, cộng đồng
sử dụng năng lượng thân thiện
với môi trường như gió, mặt trời.
- Trong trồng trọt vận động gia
đình tăng cường sử dụng phân
hữu cơ, giảm sử dụng phân hóa
học. nếu sử dụng phân hóa học
phải đúng liều lượng.
Bài tập 3: Một bạn
học sinh lớp 9 được bố đèo về
quê bằng xe máy. Quãng đường
từ nhà về quê dài 120 km. Lúc về
bố cho bạn cầm lái. Bạn đi với
vận tốc lớn hơn vận tốc bố đi là
20km/h nên thời gian lúc về ít
hơn thời gian lúc đi là 1 giờ. Hãy
tính vận tốc xe của mỗi người ?
Giải:

Gọi x (km/h) là vận tốc xe của
Bố. ĐK x >0
Thì vận tốc xe của Con là x+ 20
(km/h)


14
Bài toán này có những đại lượng nào tham
gia?
Theo đầu bài ta nên gọi đại lượng nào là
ẩn? ĐK của ẩn là gì? Đại lượng kia biểu
diễn theo ẩn như thế nào?
Để tìm thời gian đã đi của Bố và Con ta
làm thế nào?

120
(h)
x
120
Thời gian Con đã đi là:
(h).
x  20

Thời gian Bố đã đi là:

Vì con đi nhanh hơn bố 1 giờ nên
ta có PT:

120
120

=1
x
x  20

120 (x + 20) - 120 x=

Vì con đi nhanh hơn bố 1 giờ nên ta có PT
x(x+20)
nào?
 x2 + 20x – 2400= 0
Em nào giải được PT này?
 ’ = 102 + 2400 = 2500 
' =
50.
x1 = 40
x2 = - 60
x2 = - 60 không thỏa mãn điều
kiện của ẩn.
Vậy:
Đối chiếu với đk thì nghiệm nào thỏa mãn? Vận tốc xe của Bố là 40 km/h.
Vận tốc xe của Con là 60 km/h.
Ta kết luận bài toán này như thế nào?
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống :
Trong bài toán trên các em thấy có điều gì
không đúng của bố và con ?
HS trả lời....
GV : Ta thấy bố cho con đi xe máy là
không đúng vì con chưa đủ tuổi được lái xe
máy. Mặt khác, vận tốc đi còn vượt mức
cho phép. Như vậy, là vi phạm luật an toàn

giao thông.
? Theo các em nguyên nhân nào gây nên
tai nạn giao thông ?
HS trả lời ...
GV Chốt lại ( Chiếu trên màn hình) : Tai
nạn giao thông xảy ra chủ yếu do nhận
thức chưa đúng của người tham gia giao
thông, chấp hành luật an toàn giao thông
chưa tốt như : Lái xe vượt quá tốc độ, sang
đường, quay đầu không quan sát trước sau,
lái xe khi đã uống rượu bia, sử dụng ma
túy, xe quá tải...
Theo Tổng cục thống kê thì : Tính chung
năm 2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra
17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm
9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm
trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao


15
thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người
bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ.
GV : Như vậy các em thấy con số thương
vong do tai nạn giao thông là rất lớn.
Đối với học sinh thì nguyên nhân chính
nào dễ gây tai nạn nhất ?
HS trả lời ...
GV chốt lại : Với lứa tuổi học sinh,
thường do những nguyên nhân sau :
- Đi xe máy .

- Đi sai phần đường, lấn làn đường .
- Vi phạm tốc độ.
- Thiếu quan sát.
Nhất là, khi các em chuyển từ đi xe đạp
sang đi xe đạp điện thường chúng ta không
kiểm soát được tốc độ, rất nhiều bạn phóng
nhanh vượt ẩu nên rất dễ xảy ra tai nạn.
? Việc chấp hành Luật an toàn giao thông
của các bạn trường ta như thế nào ?
HS trả lời ...
GV chốt lại :
Đa số chúng ta đã chấp hành tốt, nhưng
còn một số bạn vẫn đi xe máy (phạm vi
ngoài nhà trường), dàn hàng ngang , cầm ô
khi lái xe, sang đường ẩu, đi xe đạp điện
không đội mũ bảo hiểm...( Chiếu một số
hình ảnh minh họa HS tham gia giao * Để góp phần giữ gìn trật tự an
thông)
toàn giao thông, bảo vệ bản thân
mình và người khác cần:
- Tuyệt đối không được đi xe
máy.
- Đi đúng làn đường, phần
đường.
- Quan sát trước, sau khi sang
đường, quay đầu.
- Khi lái xe không cầm ô, sử
Sang đường nguy hiểm
dụng điện thoại. Không dàn hàng
ngang.

- Đi xe đạp điện phải chấp hành
đúng tốc độ, không phóng nhanh,
vượt ẩu, phải đội mũ bảo hiểm.

Dàn hàng ngang trên đường và cầm ô khi đi xe


16
? Các em cần làm gì để góp phần giữ gìn
trật tự an toàn giao thông, bảo vệ bản thân
mình và người khác ?
HS trả lời ...
GV chốt lại -> ( chiếu trên máy)
3. Dặn dò, hướng dẫn học bài ở nhà:
- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm các bài tập 49, 50, 51 SGK.
- Tiết sau ôn tập chương IV. Làm các câu hỏi ôn tập chương.
2.4 Kết quả đạt được
Trong năm học 2018 – 2019, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm ở trên
trong quá trình giảng dạy Tiết 65 – Luyện tập – Đại số lớp 9 ở trường THCS
Hiền Kiệt, bước đầu thu được kết quả tốt như thái độ học tập của học sinh
thay đổi, học sinh hứng thú và tập trung học tập hơn, tích cực trao đổi, hợp
tác trong tiết học, biết gắn những hiểu biết về tự nhiên và xã hội vào giải bài
toán bằng cách lập phương trình. Qua giảng dạy tiết học đã làm cho các em
nhận thấy toán học không xa rời cuộc sống, biết vận dụng kiến thức thực tiễn
để giải toán, hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng trong toán học. Do đó
thái độ tích cực đối với môn toán tăng lên, kết quả khảo sát học sinh lớp 9
sau tiết học:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Khó

Dễ
Thích học
Không thích học
30
44
44
30
Chất lượng giải bài toán bằng cách lập phương trình cũng được nâng lên
rõ rệt, tôi đã kết hợp kiểm tra trong bài kiểm tra chương IV, kết quả như sau:
Stt Lớp

Giỏi

Môn
số
Sl %

Khá
Sl

%

TB
Sl

%

Sl

Yếu


Kém

%

Sl %

1

9A

38 Toán

5

13,2 12 31,6

17

44,7

4

10,5

0

0

2


9B

36 Toán

4

11,1 10 27,8

16

44,4

6

16,7

0

0

Khối 74 Toán

9

12,2 22 29,7

33

44,6


10

13,5

0

0

3

Qua tiết dạy cũng đã phần nào giúp học sinh có những nhận thức về việc
sử dụng điện thoại di động, 100% học sinh lớp 9 tự giác không đem điện thoại
đến trường. Các em hứa sẽ kiểm soát tốt việc sử dụng điện thoại, thái độ học tập
cũng tập trung hơn. Kết quả học tập cũng được nâng cao. Không có học sinh nào
sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu.
Việc chấp hành Luật an toàn giao thông cũng được nâng lên đáng kể. Học
sinh không đi xe máy kể cả ngoài nhà trường, không đi dàn hàng ngang, không
sử dụng ô khi đi xe. Đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm, không có hiện tượng
phóng nhanh vượt ẩu.


17
Học sinh tham gia tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp,
không vứt rác bừa bãi, tích cực trong chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà
trường, tích cực trong phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm do Đoàn xã phát
động.

3. Kết luận, kiến nghị
Trong công tác giảng dạy bộ môn toán, bản thân tôi nhận thấy: môn toán

là một môn học khó và khô khan, nên để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
người giáo viên phải thay đổi tích cực phương pháp giảng dạy, nhất là tính hấp
dẫn của hình thức chuyển giao nhiệm vụ đến học sinh sao cho các em cảm thấy
cuốn hút, hứng thú với bài học thì mới phát huy được tính sáng tạo cho học sinh.
Mặt khác, trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đất nước đang rất
cần nguồn nhân lực mới phù hợp. Nhưng thế hệ học sinh hiện nay được gia đinh
bao bọc, chu cấp quá đầy đủ nên thiếu hụt nhiều kỹ năng sống, thiếu hiểu biết về
tự nhiên và xã hội. Do đó, giáo viên đơn thuần chỉ chú trọng vào việc cung cấp
cho các em các kiến thức toán học thì chưa góp phần vào việc đào tạo nguồn
nhân lực mới một cách toàn diện. Tôi cho rằng tích hợp giáo dục kỹ năng sống
và ý thức thức bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn toán là rất cần thiết.
Dạy lồng ghép tích hợp giáo dục học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện cần có sự động viên khích lệ của các cấp quản lí đối với giáo viên, để
giáo viên mạnh dạn thay đổi nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh,
với vùng miền, với sự thay đổi của tự nhiên, xã hội. Đây là một xu hướng đúng
đắn theo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, do đó không chỉ áp dụng cho một tiết
dạy mà có thể áp dụng cho nhiều tiết dạy khác.
Tuy nhiên, để dạy một tiết có lồng ghép tích hợp giáo dục cần phải dạy trên
máy chiếu thì mới đảm bảo về mặt thời gian, trình chiếu được các hình ảnh minh


18
họa khi giáo viên tích hợp. Nên để áp dụng được theo hướng của sáng kiến kinh
nghiệm này về cơ sở vật chất Nhà trường cần có phòng dạy bằng máy chiếu.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
Quan Hoá, ngày tháng 5 năm 2020
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Hoàng Văn Tuần


19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

SGK - SGV toán 9
Thiết kế bài giảng toán 9
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán THCS
Hướng dẫn dạy học tích hợp.
Mạng Internet
Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016



×