Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá ngập lụt hạ lưu sông trà câu có xét đến biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.27 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH QUANG TÀO

ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ LƯU
SÔNG TRÀ CÂU CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH QUANG TÀO

ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ LƯU
SÔNG TRÀ CÂU CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. ĐOÀN THỤY KIM PHƯƠNG
2. GS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả tính toán trong luận
văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

HUỲNH QUANG TÀO


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3

4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................3
6. Bố cục của luận văn .................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG TRÀ CÂU ....................5
1.1. Tổng quan về ngập lụt ở Việt Nam ......................................................................5
1.1.1. Nhận định chung về lũ lụt ở Việt Nam .........................................................5
1.1.2. Các đặc trưng và phân loại lũ lụt ở Việt Nam ..............................................6
1.1.3. Các đặc trưng và phân loại lũ lụt ở khu vực nghiên cứu .............................. 9
1.2. Các nghiên cứu về ngập lụt lưu vực sông ở miền Trung Việt Nam ...................10
1.2.1. Các nghiên cứu ở các sông miền Trung .....................................................10
1.2.2. Trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi .................................................................11
1.2.3. Ngoài ra còn có các Đề tài khác .................................................................12
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................14
2.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................14
2.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 14
2.2.1. Vùng núi cao và trung bình ........................................................................14
2.2.2. Vùng đồng bằng .......................................................................................... 14
2.2.3. Vùng cát ven biển .......................................................................................14
2.3. Đặc điểm lưu vực sông Trà Câu .........................................................................15
2.4. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn ...................................................15
2.4.1. Trạm khí tượng và đo mưa .........................................................................15
2.4.2. Trạm thuỷ văn ............................................................................................. 16
2.4.3. Tình hình quan trắc, chất lượng và phương pháp xử lý tài liệu ..................17
2.5. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 18
2.5.1. Nhiệt độ.......................................................................................................18
2.5.2. Số giờ nắng .................................................................................................19


iii

2.5.3. Chế độ ẩm ...................................................................................................19
2.5.4. Gió ..............................................................................................................19
2.5.5. Bốc hơi ........................................................................................................20
2.6. Dòng chảy năm ...................................................................................................20
2.6.1. Quan hệ mưa – dòng chảy ..........................................................................20
2.6.2. Dòng chảy năm ........................................................................................... 21
2.7. Dòng chảy lũ .......................................................................................................24
2.7.1. Nguyên nhân hình thành dòng chảy lũ .......................................................24
2.7.2. Đặc điểm dòng chảy lũ ...............................................................................30
2.8. Xu hướng biến đổi khí hậu .................................................................................31
2.8.1. Biến đổi về mưa .......................................................................................... 31
2.8.2. Biến đổi về nhiệt độ ....................................................................................33
2.8.3. Biến đổi về độ ẩm .......................................................................................35
2.9. Thủy triều ...........................................................................................................35
2.9.1. Chế độ triều, mực nước triều ......................................................................35
2.9.2. Diễn biến thủy triều mùa kiệt mùa lũ ......................................................... 37
2.10. Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................39
2.10.1. Nền kinh tế nói chung ...............................................................................39
2.10.2. Thiệt hại do lũ gây ra một số năm gần đây ...............................................41
2.10.3. Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội .......................................41
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH MÔ PHỎNG LŨ LỤT CHO LƯU VỰC ........42
SÔNG TRÀ CÂU ..........................................................................................................42
3.1. Lựa chọn mô hình ............................................................................................... 42
3.1.1. Mô hình thủy lực 1 chiều Mike 11 HD......................................................42
3.1.2. Mô hình thủy lực 2 chiều Mike 21 HD......................................................43
3.1.3. Mô hình mô phỏng lũ Mike Flood .............................................................. 45
3.2. Các nội dung cần thiết để xây dựng mô hình mô phỏng các trận lũ ..................46
3.2.1. Xác định phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực ..................................46
3.2.2. Các bước xây dựng mô hình thủy lực vùng nghiên cứu ............................. 46
3.2.3. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán ........................................................... 46

3.3 Thiết lập mô hình .................................................................................................53
3.3.1. Thiết lập sơ đồ thuỷ lực 1 chiều Mike 11 ...................................................53
3.3.2. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều Mike 21FM .......................................56
3.3.3. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều MIKE FLOOD ..................................57
3.3.4. Kết quả hiệu chỉnh mô hình ........................................................................58
3.3.5. Kiểm định mô hình .....................................................................................59
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT THEO CÁC KỊCH BẢN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG ...........................................................................64
4.1. Diễn toán mức độ ngập lụt ứng với lũ thiết kế ...................................................64


iv
4.1.1. Các phương án tính toán thủy lực lũ ........................................................... 64
4.1.2. Tính toán các biên tần suất lưu lượng:........................................................ 65
4.2. Kết quả tính toán thủy lực lũ ..............................................................................68
4.2.1. Kết quả tính toán các phương án với lũ tần suất 20% - Dạng lũ 11/2013 ..68
4.2.2. Kết quả tính toán các phương án với lũ tần suất 10% - Dạng lũ 11/2013 ..71
4.2.3. Kết quả tính toán các phương án với lũ tần suất 5% - Dạng lũ 11/2013 ....74
4.2.4. Kết quả tính toán các phương án với lũ tần suất 2% - Dạng lũ 11/2013 ....77
4.3. Đánh giá kết quả các phương án ........................................................................80
4.4. Giải pháp phòng chống lũ lưu vực sông Trà Câu ...............................................80
4.4.1. Giải pháp phi công trình .............................................................................80
4.4.1.1. Bố trí lịch thời vụ và giống cây trồng phù hợp ........................................80
4.4.1.2. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo .......................................................81
4.4.1.3. Bố trí điểm tránh lũ tạm thời ...................................................................81
4.4.1.4. Rà soát, điều chỉnh bổ sung và lập quy hoạch .........................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................84
Kết luận......................................................................................................................84
Kiến nghị ...................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85



v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG TRÀ CÂU CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
Học viên: Huỳnh Quang Tào. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ
Mã số: 60.58.02.02 - Khoá: K35.QNg - Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt: Việc nghiên cứu lũ và ngập lụt do mưa lũ gây ra trên sông Trà Câu,
đoạn từ hạ lưu cầu Đường sắt đến cửa Mỹ Á là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu là mô
hình mô phỏng thuỷ lực sông Trà Câu, đoạn từ hạ lưu cầu Đường sắt đến cửa Mỹ Á.
Mô hình được sử dụng để đánh giá ngập lụt trên đoạn sông này ứng với lũ điển hình và
các tần suất lũ thiết kế 20%, 10%, 5%, 2% . Kết quả nghiên cứu đã thể hiện được diện
tích ngập và mức độ ngập ứng với các tần suất thiết kế trên tại khu vực nghiên cứu.
Trên cơ sở này đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của lũ lụt đến an sinh
xã hội và kinh tế của khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tính toán
xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc xây dựng các công trình phòng chống
và thoát lũ, chỉnh trị; nhằm duy trì sự phát triển bền vững các ngành kinh tế, cảnh
quan, môi trường sinh thái và cuộc sống của cộng đồng. Tác giả đã tóm tắt các kết quả
đạt được và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo.
Từ Khoá: Ngập lụt; sông Trà Câu; lũ điển hình; Mike-Flood
ASSESSMENT FLOODING ALONG TRA CAU RIVER SAVE THE CLIMATE
CHANGE
Abstract: The study of floods and flooding caused by floods on the Tra Cau
River from rail bridge to My A is very necessary. The research results are model of
Tra Cau hydropower model from rail bridge to My A section. Model used to assess
flood in this river section for typical floods and design flood frequencies of 20%, 10%,
5%, 2%. The results show the flooded area and the flooding frequency corresponding
to the design frequencies in the study area. On this basis, propose measures to limit the

negative impact of floods on the social and economic security of the study area. The
results of this study are the basis for calculating the annual and five-year plans for the
construction of flood control and flood control and control works; To maintain the
sustainable development of economic sectors, landscapes, ecological environment and
the life of the community. The author has summarized the results obtained and set out
the direction for further development.
Key words: Flooding; Tra Cau river; Typical flood; Mike-Flood


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TB
TBNN
TT
TP
X
XD

: Báo động
: Trung bình
: Trung bình nhiều năm
: Thị trấn
: Thành phố
: Mưa
: Xây dựng


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.

Hình thái sông suối chính trong vùng nghiên cứu

1

2.1.

Hình Thái Sông Suối Chính Trong Vùng Nghiên Cứu

15

2.2.

Thống kê các trạm đo khí tượng, mưa trong vùng

15

2.3.

Thống kê các trạm đo thuỷ văn trong vùng


17

2.4.

Cấp báo động trên sông vệ tại một số trạm

18

2.5.

Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại các trạm trong vùng

19

2.6.

Số giờ nắng bình quân tháng trung bình nhiều năm trạm

19

2.7.

Tốc độ gió trung bình tháng và lớn nhất

20

2.8.

Bốc hơi piche bình quân tháng trung bình nhiều năm


20

2.9.

Đặc trưng dòng chảy các sông trong vùng

21

2.10.

Tần suất dòng chảy năm.

21

2.11.

Biến động dòng chảy năm trong vùng và phụ cận

21

2.12.

Biến động dòng chảy tháng, năm tại các trạm đo

22

2.13.

Hệ số phân phối dòng chảy năm với tần suất thiết kế


23

2.14.

Phân phối dòng chảy năm

23

2.15.

Tổng hợp đặc trưng lũ ngày 25 - 26/XI/2011

26

2.16.

Các trận mưa lớn xuất hiện trong vùng nghiên cứu

28

2.17.

Đỉnh lũ trên một số sông do bão số 15 năm 2013 gây ra và các
trận lũ lớn xuất hiện

29

2.18.


Kết quả tính toán tần suất mực nước max tại các trạm (theo cao
độ Quốc gia)

30

2.19.

Đặc trưng lũ tại một số vị trí

30

2.20.

Lũ lớn nhất trong vùng

31

2.21.

Biến đổi lượng mưa 1 ngày max do tác động của biến đổi khí
hậu trong vùng nghiên từng giai đoạn

33

2.22.

Tần suất triều thiên văn mực nước lớn nhất năm

36


2.23.

Tần suất triều thiên văn mực nước thấp nhất năm

36

2.24.

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế

40

3.1.

Thống kê các trạm đo khí tượng, mưa trong vùng

48

3.2.

Vị trí các trạm đo thủy văn trên các sông Trà câu

49

3.3.

Giới hạn mô hình thủy lực 2 chiều

56



viii
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.4.

Kết quả mô phỏng lũ tháng 11/2013 sông trà câu

58

3.5.

Kết quả kiểm định lũ tháng 11/2016 sông trà câu

60

4.1.

Tổng hợp các phương án tính toán

64

4.2.

Kết quả tính toán tần suất lưu lượng max tại an chỉ (Thời gian

1981-2015)

65

4.3.

Kết quả tính toán tần suất lưu lượng max tại trà câu

68

4.4.

Mực nước lớn nhất tại một số vị trí lũ tần suất 20% - dạng lũ
11/2013

68

4.5.

Tổng hợp diện tích ngập, lũ 20%, dạng lũ 2013, xét biến đổi khí
hậu đến 2030

70

4.6.

Mực nước lớn nhất tại một số vị trí lũ tần suất 10% - dạng lũ
11/2013

71


4.7.

Tổng hợp diện tích ngập, lũ 10%, dạng lũ 2013, xét biến đổi khí
hậu đến 2030

73

4.8.

Mực nước lớn nhất tại một số vị trí lũ tần suất 5% - dạng lũ
11/2013

74

4.9.

Tổng hợp diện tích ngập, lũ 5%, dạng lũ 2013, xét biến đổi khí
hậu đến 2030

76

4.10.

Mực nước lớn nhất tại một số vị trí lũ tần suất 2% - dạng lũ
11/2013

77

4.11.


Tổng hợp diện tích ngập, lũ 2%, dạng lũ 2013, xét biến đổi khí
hậu đến 2030

79

4.12.

Bố trí các điểm di dân tránh lũ tạm thời lưu vực sông Trà Câu

82


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.

Lưu vực sông Trà Câu và vùng phụ cận

2

1.1.


Các đặc trưng lũ

7

1.2.

Thời gian lũ lên

7

2.1.

Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn vùng nghiên cứu

16

2.2.

Bản đồ moduyn dòng chảy năm

23

2.3.

Xu thế lượng mưa nhiều năm tại các trạm trong và lân cận vùng
NC

31


2.4.

Biến đổi lượng mưa theo kịch bản BĐKH 2016

32

2.5.

Xu thế Biến đổi nhiệt độ trung bình năm

33

2.6.

Biến đổi nhiệt độ theo kịch bản BĐKH 2016

34

2.7.

Xu thế biến đổi độ ẩm năm trạm Ba Tơ

35

2.8.

Điểm tính truyền triều cửa sông sông Trà Câu

36


2.9.

Xu thế biến đổi mực nước triều trung bình năm trạm Quy Nhơn

37

2.10.

Xu thế biến đổi mực nước chân triều thấp trạm Quy Nhơn

37

2.11.

Xu thế biến đổi mực nước đỉnh triều cao trạm Quy Nhơn

38

2.12

Xu thế biến đổi mực nước đỉnh triều cao trong mùa lũ trạm Quy
Nhơn

38

2.13.

Biến đổi mực nước chân triều thấp trong mùa lũ trạm Quy Nhơn

39


3.1.

Số liệu bốc hơi các trạm khí tượng Quảng Ngãi

47

3.2.

Số liệu mưa các trạm khí tượng Quảng Ngãi

47

3.3.

Sơ đồ tuyến đo tại sông Trà Câu

48

3.4.

Vị trí các mốc báo lũ trên lưu vực

50

3.5.

Vị trí điều tra vết lũ 11/2013

51


3.6.

Bản đồ DEM lưu vực sông Trà Câu

52

3.7.

Sơ họa hệ thống sông

53

3.8.

Sơ đồ tuyến đo tại sông Trà Câu

54

3.9.

Mặt cắt ngang sông

54

3.10.

Số liệu triều tại Cửa Mỹ Á tại các trận lũ

55


3.11.

Lưới tính toán và khai báo các thông số

56

3.12.

Bản đồ DEM khu vự nghiên cứu

57

3.13.

Sơ hoạ liên kết giữa mô hình Mike11 và Mike 21

57


x
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

3.14.


Đường mực nước ở Trà Cầu

58

3.15.

Hệ số nhám n trên mang lưới tính toán

59

3.16.

Tuyến đo Lưu Lượng (TVTC3)

60

3.17.

Mực nước tính toán lũ 28/11/2016-04/12/2016

61

3.18.

Mực nước tính toán và thực đo trạm Cầu Vạn Lý trận lũ
28/11/2016-04/12/2016

61

3.19.


Mực nước tính toán và thực đo tại trạm Cầu Trà Câu lũ
28/11/2016-04/12/2016

62

3.20.

Phân bố cao trình ngập lớn nhất

62

3.21.

Độ sâu ngập max đối với trận lũ 2016

63

4.1.

Đường tần suất lũ chính vụ Trạm An Chỉ

67

4.2.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 20%, dạng lũ 2013,
PAHT

70


4.3.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 20%, dạng lũ 2013,
xét BDKH – PAHT

71

4.4.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 10%, dạng lũ 2013,
PAHT

73

4.5.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 10%, dạng lũ 2013,
xét BDKH – PAHT

74

4.6.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 5%, dạng lũ 2013,
PAHT

76

4.7.


Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 5%, dạng lũ 2013,
xét BDKH – PAHT

77

4.8.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 2%, dạng lũ 2013,
PAHT

79

4.9.

Bản đồ ngập tương ứng với trận lũ tần suất 2%, dạng lũ 2013, ,
xét BDKH – PAHT

80

4.10.

Vị trí đề xuất trạm thủy văn Vạn Lý

81

4.11.

Nhà cộng đồng tránh lũ


82


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 5.132,67
km2, gồm 14 huyện và thành phố với dân số khoảng 1.227.850 người; là một tỉnh
nghèo, chịu nhiều tác động của thiên tai như lũ lụt, bão tố, hạn hán….
Lưu vực sông Trà Câu nằm phía nam tỉnh Quảng Ngãi và là một trong bốn lưu
vực sông chính trên địa bàn tỉnh; có diện tích lưu vực là 485 km2, chiếm 9,42% diện
tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm địa bàn huyện Đức Phổ, một phần huyện Mộ Đức và
Ba Tơ.
Lưu vực sông Trà Câu bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với độ
cao 400m. Dòng sông chính chủ yếu chảy theo hướng Tây Đông, sông Trà Câu nhập
lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ Á cách
đó khoảng 2,5km.
Sông Trà Câu có chiều dài sông khoảng 32 km; chiều dài lưu vực 19km và chiều
rộng bình quân lưu vực 14 km.
Bảng 1. Hình thái sông suối chính trong vùng nghiên cứu

Tên sông

Chiều
dài
sông
(km)

Diện

tích
lưu
vực
(km2)

S. Trà Câu

42

485

Sông Ba Khan

13

44

Sông Trường

26

194

Mương Tố

11

46

Sông La Vi


15

23

Sông Cau

19,0

99,5

Sông Lò Bó

20,0

158

Độ
cao
bình
quân
lưu
vực

Độ
dốc
bình
quân
lưu
vực


Chiều
rộng
bình
quân
lưu
vực

(m)

(%)

(km)

113

13,7

100

9,2

Hệ
số
uốn
khúc

Mật độ
lưới sông
(km/km2)


16,4

1,61

0,67

3,3

1,27

5,5

1,45

8,78

1,32

0,66

Nguồn: Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/03/2012 ban hành danh mục sông nội
tỉnh; Đặc trưng hình thái sông ngòi Việt Nam


2

Hình 1. Lưu vực sông Trà Câu và vùng phụ cận
Đặc điểm dòng chảy lũ của sông Trà Câu có biên độ thay đổi nhiều, cường suất
nước lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng lũ nhọn, nguyên nhân là do lượng mưa trận và

cường độ mưa lớn, tập trung nhiều đợt, tâm mưa nằm ở thượng và trung của lưu vực,
độ dốc lòng sông lớn, nước tập trung nhanh. Tổng lượng nước mùa lũ chiếm từ
70÷75% tổng lượng nước cả năm. Do những đặc điểm khí tượng thủy văn như vậy
cùng với những tác động để duy trì và phát triển cuộc sống của con người trên lưu vực
làm cho tình trạng ngập lụt vùng đồng bằng hạ du; xói lở và bồi lấp bờ, lòng sông, cửa
sông diễn ra rất phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Những năm gần đây, các địa phương trong lưu vực đã có những bước phát triển
kinh tế xã hội rất mạnh mẽ, các khu công nghiệp đã và đang xây dựng; các khu đô thị,
các khu dân cư tập trung đang hình thành; giao thông đã và đang phát triển hết sức
nhanh.. . đã và đang tác động mạnh mẽ đến dòng sông và nguồn nước; chính vì vậy
dẫn đến nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi nói chung và hạ tầng cơ sở phục vụ
phòng chống lũ lụt đảm bảo kinh tế xã hội phát triển bền vững là vô cùng cấp thiết.
Mỗi năm khi mưa lũ về gây ngập lụt, thiệt hại khá lớn về người và tài sản trong
vùng. Mưa lũ gây chết người, nhà cửa bị ngập, bị sập, các công trình hạ tầng cơ sở như
trường học, bệnh viện bị hư hỏng, đường sá, công trình thuỷ lợi bị hư hỏng.
Ngoài ra trong xu hướng diễn biến của biến đổi khí hậu hiện nay cũng là một
nguyên nhân gia tăng sự ảnh hưởng rủi ro cho ngập lụt hạ lưu. Theo đánh giá của
Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nhiều


3
nhất của Biến đổi khí hậu, do đó việc nghiên cứu tính toán đánh giá ảnh hưởng của các
yêu tố Biến đổi khí hậu đến vấn đề ngập lụt hạ lưu sông Trà Câu khi các công trình
thủy lợi trên thượng nguồn vận hành theo quy trình sẽ đáp ứng mục tiêu giảm nhẹ thiệt
hại do lũ lụt gây ra. Để đáp ứng được các yêu cầu phòng chống lũ, việc nghiên cứu lũ
hạ lưu sông Trà Câu (đoạn từ hạ lưu cầu Đường sắt đến cửa Mỹ Á) là rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các Sở ngành, địa phương liên quan tham
khảo xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm về xây dựng các công trình
phòng chống, thoát lũ và chỉnh trị hạ lưu sông Trà Câu nhằm duy trì sự phát triển bền
vững về kinh tế, cảnh quan, môi trường sinh thái hạ lưu sông Trà Câu; để các cấp chỉ

đạo và điều hành xây dựng các Phương án cảnh báo, chủ động ứng phó lũ lụt... kịp
thời, hiệu quả trong công tác phòng chống lụt bão hằng năm. Do đó luận văn chọn đề
tài “Đánh giá ngập lụt hạ lưu sông Trà Câu” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc “Đánh giá ngập lụt hạ lưu sông Trà Câu có xét đến biến đổi khí
hậu” nhằm:
- Thiết lập mô hình mô phỏng thuỷ lực sông Trà Câu, đánh giá tình trạng ngập
lụt trên hạ lưu sông này ở thời điểm hiện tại và tương lai ứng với lũ điển hình và ứng
với các tần suất lũ thiết kế.
- Giúp các Sở ngành, địa phương có cơ sở khoa học trong quy hoạch phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường hạ lưu sông Trà Câu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Mô phỏng và đánh giá quá trình ngập lụt hạ lưu sông Trà Câu có xét đến biến đổi
khí hậu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trước một vấn đề phức tạp và do điều kiện thu thập số liệu và các điều kiện
nghiên cứu khác nên luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thiết lập mô hình mô
phỏng. Vì vậy phương pháp thực hiện luận văn là:
- Thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ văn, địa hình địa mạo lưu vực...
- Thu thập các tài liệu cơ bản của đoạn sông.
- Phân tích, xử lý số liệu, tính toán thủy văn.
- Áp dụng mô hình Mike để mô phỏng ngập lụt.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn xây dựng được các kịch bản ngập lụt hạ lưu sông Trà Câu trong điều
kiện có xét đến biến đổi khí hậu đến năm 2030, giúp các Sở ngành có cơ sở khoa học
trong quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường hạ lưu sông Trà Câu.
- Làm cơ sở để chính quyền địa phương khu vực nghiên cứu và cơ quan phòng


4

chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo điều hành công tác ứng phó thiên tai ứng
với các tần suất lũ khác nhau.
- Làm cơ sở để chính quyền địa phương rà soát các khu vực ngập lụt thường
xuyên, ngập lụt nặng để có các giải pháp công trình, phi công trình nhằm hạn chế thấp
nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra.
6. Bố cục của luận văn
Xuất phát từ những yêu cầu trên, bố cục luận văn gồm có các nội dung sau
Phần Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về lũ lụt lưu vực sông Trà Câu
Chương 2. Điều kiện tư nhiên và dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu
Chương 3. Thiết lập mô hình mô phỏng lũ lụt cho lưu vực
Chương 4. Đánh giá ngập lụt theo các kịch bản và đề xuất các giải pháp hạn chế
tác động.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG TRÀ CÂU
1.1. Tổng quan về ngập lụt ở Việt Nam
1.1.1. Nhận định chung về lũ lụt ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong 5 ổ bão của khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.
Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), Việt Nam là
một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão
và lũ lụt.
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao, lượng
mưa và độ ẩm lớn. Các khối khí di chuyển qua biển đã mang cho nước ta lượng mưa
lớn, trung bình năm từ 1.500 đến 2.000mm. Ở những sườn núi đón gió biển và các
khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3.500 - 4.000mm. Số ngày

mưa ở Việt Nam cũng nhiều, trung bình trên 100 ngày, có những nơi có thể trên 150
ngày, đặc biệt là Hòn Ba mưa tới 250 ngày. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa là
nguyên nhân chính gây lũ lụt ở nước ta. Mùa đông mưa ít có tháng không mưa giọt
nào, còn mùa mưa chiếm đến 80 - 85% lượng mưa năm và tháng mưa ít nhất cũng
phải từ 100mm trở lên, còn tháng mưa nhiều nhất thì có thể tới 300 - 600mm. Trên
cả nước, mùa mưa và mùa khô trong các vùng không khớp hẳn với nhau. Mùa mưa
nói chung là từ tháng V đến tháng X ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, riêng ở
miền Trung, mùa mưa lại đi từ tháng VIII đến tháng XII, có nơi thêm mưa tiểu mãn
vào tháng V - VI. Tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ là tháng VIII, ở Bắc Trung Bộ là
tháng IX, ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ là tháng X - XI, ở Tây Nguyên và
Nam Bộ lại là tháng IX - X. Như vậy sự hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến là
nguyên nhân gây mưa chính ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn
ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có thêm mưa địa hình và mưa dông. Nước lũ do
mưa sinh ra nên mùa lũ thường đi đôi với mùa mưa. Thời gian xuất hiện lũ theo đó
cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Mùa lũ ở Bắc Bộ từ tháng 5 - 6 đến tháng 9 10, Bắc Trung Bộ từ tháng 6 - 7 đến tháng 10 - 11, Trung và Nam Trung Bộ: tháng
10 - 12, Tây Nguyên: tháng 6 - 12, Nam Bộ: tháng 7 - 12. Tuy vậy đầu mùa mưa
cũng có thể có lũ sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn" (tháng 5)
hàng năm ở vùng núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cũng biến động cùng
với mùa mưa, thậm chí sớm muộn 1 - 2 tháng so với trung bình nhiều năm. [1]
*Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Theo Liên hợp quốc, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm
gia tăng tình hình lũ lụt. Tần số lũ lụt sẽ ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Việt


6
Nam được đánh giá là một trong năm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi
trường do biến đổi khí hậu gây ra như hạn hán, lũ lụt, bão…Biến đổi khí hậu đặt ra
cho Việt Nam nhiều mối nguy hại. Biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam phải chịu
nhiều rủi ro thiên tai hơn, chủ yếu là do thay đổi về lượng mưa và bão. Lượng mưa
nói chung sẽ tăng và cường độ có thể mạnh hơn. Bão xuất hiện thường xuyên và

nhanh hơn, hoặc thời gian và địa điểm xuất hiện sẽ thay đổi. Nếu không có biện
pháp ứng phó thích hợp, những biến đổi này sẽ dẫn đến sự gia tăng tần suất và
cường độ của lũ quét, lũ theo mùa trên sông và lụt lội vùng ven biển. Thêm vào đó
là hiện tượng mực nước biển dâng cao được xem là một trong những hiểm hoạ lớn
nhất mà Việt Nam phải gánh chịu. Với đường bờ biển dài 3.260km, mực nước biển
dâng cao sẽ làm mất 12,2% diện tích đất và đe doạ tới môi trường sống của 17 triệu
người. Theo tính toán của Uỷ ban Liên chính phủ (IPCC), khi mực nước biển dâng
1m sẽ làm cho 3% diện tích của đồng bằng sông Hồng (xấp xỉ 300 km2) sẽ bị ngập
trong nước biển. Ở phía Nam, diện tích đất ngập trong nước biển lên tới hàng nghìn
km2. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh
hưởng nặng nề khi nước biển dâng cao. Cũng theo tính chất này, hơn 12,3% diện
tích đất trồng trọt và kèm theo 1/5 dân số sẽ bị mất nhà cửa, nếu mực nước biển
dâng cao 1m. Giống như sự phân bố dân cư trên thế giới, ở vùng ven biển, vùng
duyên hải của Việt Nam có mức độ tập trung dân cư đông. Nếu tính độ cao dưới
10m, từ mực nước chuẩn thì Việt Nam có đến 41,5 triệu người đang sinh sống và
có liên quan mật thiết với biển. Vì thế khi nước biển dâng cao sẽ là một hiểm hoạ
đối với nước ta. Hiện tượng nước biển lấn bờ trong những năm gần đây đang có xu
hướng gia tăng với mức độ khác nhau từ vài mét đến vài chục mét mỗi năm diễn ra
dọc bờ biển suốt từ Bắc đến Nam. Hiện tượng ngập úng ở đồng bằng châu thổ tăng
cao vào mùa lũ, hoạt động xâm thực gây sạt lở các vùng dân cư tập trung hai bên
bờ sông diễn ra thường xuyên. Dự kiến mực nước biển dâng vào khoảng 30cm đến
1m trong vòng 30 năm tới. Nguy cơ lụt lội ở các vùng đất thấp ven biển rất cao.
Khi nhiệt độ ở Việt Nam tăng lên, hạn hán sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt.
Cộng đồng dân cư phần lớn dựa vào nền sản xuất nông nghiệp tưới tiêu nhờ mưa và
phụ thuộc nhiều vào thời tiết như nước ta dễ bị tổn thương nặng nề, nhất khi phải
đối mặt với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt
đới. [2]
1.1.2. Các đặc trưng và phân loại lũ lụt ở Việt Nam
a. Các đặc trưng của lũ



7

Hình 1.1 Các đặc trưng lũ
- Chân lũ lên: Là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên
- Đỉnh lũ: Là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một trận lũ.
- Biên độ mực nước lũ: Là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với mực
nước khi lũ bắt đầu lên. Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10 - 20 mét, cá
biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3 - 8 mét.
- Thời gian của một trận lũ: Là khoảng th̀i gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi hết
lũ. Thời gian một trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Ví dụ: Trận lũ lụt năm
1945 kéo dài tới 30 ngày.
- Thời gian lũ lên: Là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ. Lũ trên
các sông suối vừa vừa nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời
gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 2 - 3 ngày. Thời gian lũ lên, từ
vài giờ cho đến 10 - 15 giờ, còn thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày. Lũ ở hạ du
các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng khoảng vài cm đến vài chục cm
trong một giờ. Xem hình 1.2.

Hình 1.2 Thời gian lũ lên
- Lượng lũ: Là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng thời gian
nào đó của trận lũ. Lượng lũ được ký hiệu là W và có đơn vị là m3.
- Mô đun đỉnh lũ: Là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích
lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là l/s.km2 hoặc


8
m3/s.km2.
- Cường suất lũ: Là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian, thường
lấy đơn vị là cm/giờ, m/giờ, cm/ngày hoặc m/ngày. Cường suất lũ trên các sông ở

vùng núi có thể lên đến 2 - 5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10 - 20 cm/h.
Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền từ” nhất ở nước ta, với cường suất trung
bình chỉ 3 - 4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20 - 40 cm/ngày.
b. Phân loại lũ, lụt ở Việt Nam
Tại Việt Nam phân loại lũ theo một trong các tiêu chí sau đây:
- Phân loại theo thời gian xuất hiện lũ;
- Phân loại theo cấp độ mực nước đỉnh lũ;
- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của trận lũ đối với nền dân sinh, kinh tế
* Phân loại lũ theo thời gian xuất hiện lũ: Căn cứ vào thời gian xuất hiện của lũ,
người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:
+ Lũ tiểu mãn: Xảy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hằng năm (từ tháng 4 đến tháng
6), chủ yếu là do mưa rào gây ra. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung
cấp nước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy vậy, cũng có
khi lũ tiểu mãn khá lớn, gây ra những thiệt hại đáng kể.
+ Lũ sớm: Xuất hiện sớm so với lũ chính vụ. Nếu xảy ra lũ sớm mà lũ lại lớn thì
cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất.
+ Lũ chính vụ: Xuất hiện vào thời kỳ chính của mùa lũ, thường là lũ lớn nhất
trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Trên các
sông Bắc Bộ, lũ chính vụ thường vào các tháng 7, 8; các sông Trung Bộ, thường vào
tháng 10, 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên, thường vào tháng 9, 10.
+ Lũ muộn: Là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ, thường không lớn. Tuy vậy, cũng có
năm, có nơi lũ cuối vụ là lũ lớn nhất trong năm. Lũ trên các sông Bắc Bộ, Nam Bộ có
thể xuất hiện muộn, vào tháng 11; ở Trung Bộ và Tây Nguyên vào tháng 12 hoặc
tháng 1 năm sau.
* Phân loại lũ theo cấp độ mực nước đỉnh lũ: Căn cứ vào mực nước trung bình
đỉnh lũ nhiều năm, người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:
+ Lũ nhỏ: Là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ vừa: Là lũ có đỉnh lũ đạt mức lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ đặc biệt lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong lịch sử.

+ Lũ lịch sử: Là trận lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều tra
được
* Phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với dân sinh, kinh tế: Đối với các nhà


9
quản lý về lũ lụt và thường được phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì
người ta thường áp dụng cách phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với dân sinh và
kinh tế. Mức độ nguy hiểm của lũ tăng dần như sau:
+ Mức lũ báo động I: Có khả năng gây tác hại đến các khu vực sản xuất nông
nghiệp ở vùng trũng, thấp.
+ Mức lũ báo động II: Gây tác hại lớn đến các khu vực sản xuất nông nghiệp ở
vùng trũng, thấp. Có khả năng gây nguy hiểm tính mạng đến một số dân cư sinh sống
ở các vùng trũng thấp.
+ Mức lũ báo động III: Gây ngập lụt nghiêm trọng đến các khu vực ở hạ lưu
sông. Nhiều công trình xây dựng, các công trình về giao thông, thủy lợi bị tàn phá
nặng nề. Rất nguy hiểm đến tính mạng và nhân dân ở các khu vực trũng, thấp, các khu
vực thường xuyên bị ảnh hưởng lũ, lụt.
1.1.3. Các đặc trưng và phân loại lũ lụt ở khu vực nghiên cứu
Hàng năm trên sông Trà Câu thường xảy ra 5 - 7 trận lũ và hầu như năm nào
cũng có 2 - 3 trận lũ lớn trên BĐIII. Lũ trên sông Trà Câu xảy ra thường đồng thời và
có cùng nguyên nhân gây mưa lũ. Tổng lượng mưa trung bình năm trong khu vực
nghiên cứu phổ biến ở đồng bằng từ 2.200 đến 2.500mm, ở trung du thung lũng thấp
và vùng núi từ 3.000 đến 3.500mm. Mưa chỉ tập trung vào các tháng giữa mùa mưa (từ
tháng X đến tháng XII), với điều kiện địa hình có độ dốc lớn, vùng thượng nguồn của
các sông nằm ở vùng trung tâm mưa lớn của tỉnh Quảng Ngãi, nên hằng năm cứ đến
mùa mưa lũ thì ở đồng bằng thường bị ngập lụt nặng nề. Lũ lên rất nhanh và thường
duy trì ở mức cao chỉ trong vài ba ngày, sau đó lũ rút xuống cũng nhanh.
Lũ lên rất nhanh và thường duy trì ở mức cao chỉ trong vài ba ngày, sau đó
xuống cũng rất nhanh. Nguyên nhân hình thành các trận lũ là do sự kết hợp của các

hình thế gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh,
trường gió Đông. Các hình thái này hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau và có
thể phân ra làm 3 dạng chính như sau:
+ Bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động đơn độc hoặc phối hợp với các hình thái
khác (trừ không khí lạnh)
+ Bão hoặc áp thấp nhiệt đới phối hợp với không khí lạnh
+ Không khí lạnh, hội tụ nhiệt đới và các hình thái thời tiết khác
Trong những thập kỷ gần đây, lũ lụt xảy ra ngày một thường xuyên hơn, bất bình
thường hơn với những trận lũ lụt rất lớn và gây hậu quả rất nặng nề như lũ lụt những
năm 1986, 1996, 1998, 1999, 2009, 2013...
Lũ tiểu mãn: Vào các tháng V, VI có mưa tiểu mãn gây ra lũ tiểu mãn với trị số
đã quan trắc lớn nhất tại An Chỉ là 740 m3/s cùng xuất hiện vào ngày 13/VI/2004.


10
Lũ sớm: Lũ xảy ra vào cuối tháng VIII đến đầu tháng X gọi là lũ sớm. Lũ sớm
thường có biên độ không lớn, lượng nước trong các sông suối còn ở mức thấp, lũ sớm
thường là lũ đơn 1 đỉnh.
Lũ muộn: Lũ xảy ra vào nửa cuối tháng XII đến nửa đầu tháng I năm sau được
xem là lũ muộn.
Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào tháng XI, là tháng có mưa lớn nhất.
Khả năng lũ lớn nhất hàng năm xảy ra tại trạm Trà Câu vào tháng X chỉ chiếm 29%,
xảy ra vào tháng XII chiếm 13% còn lại tập trung chủ yếu vào tháng XI chiếm tới
58,0%.
1.2. Các nghiên cứu về ngập lụt lưu vực sông ở miền Trung Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu ở các sông miền Trung
Trong thời gian qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về lĩnh vực này đã được triển
khai trên phạm vi toàn quốc nói chung, khu vực miền Trung nói riêng. Các nghiên cứu
điển hình có thể kể đến:
- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã thực hiện đề tài độc lập

cấp Nhà nước: "Điều tra, nghiên cứu và cảnh báo lũ lụt, phục vụ phòng tránh thiên tai
ở các lưu vực sông miền Trung". Đề tài này góp phần quan trọng trong hoạt động
nghiên cứu của ngành khí tượng thuỷ văn phục vụ phòng chống thiên tai cho khu vực
này, là cơ sở cho các nghiên cứu chi tiết tiếp theo. Năm 2000-2001.
- Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường cũng đã thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu vận dụng mô hình thuỷ động lực mưa - dòng chảy phục vụ tính toán và
dự báo dòng chảy lũ". Năm 2001-2004. Đề tài này đã thực hiện được các nội dung
nghiên cứu cơ bản sau:
+ Nghiên cứu tổng quan về các mô hình thủy động lực tương đối có hệ thống,
thông tin tương đối được cập nhật.
+ Đã khai triển được phương pháp phần tử hữu hạn sóng động học một chiều cho
một lưu vực sông cụ thể, với thuật toán rõ ràng, có chất lượng cao.
+ Kết hợp được mô hình phần tử hữu hạn sóng động học 1 chiều với phương
pháp SCS đồng thời, đã xử lý được một lượng lớn các thông tin về địa hình, thổ
nhưỡng, sử dụng đất để thể hiện được tính khả thi của việc ứng dụng mô hình thủy
động mô tả quá trình mưa-dòng chảy cho một lưu vực sông cụ thể. Mô hình đã thể
hiện được mối quan hệ tương tác mưa- địa hình- thổ nhưỡng- sử dụng đất- dòng chảy.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu đánh giá
tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và
công nghệ GIS. Năm 2008.


11
1.2.2. Trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi
1. Dự án giảm nhẹ thiên tai tại tỉnh Quảng Ngãi do Chính phủ Autralia hỗ trợ
thực hiện từ năm 2003 đến 2007. Một trong những nội dung của dự án này là xây dựng
mô hình thủy lực quản lý đồng bằng ngập lũ. Mô hình thuỷ lực là công cụ kiểm tra các
phương án quản lý đồng bằng ngập lũ bao gồm lưu vực sông Trà Bồng, Trà Khúc,
sông Vệ và sông Trà Câu. Mô hình thuỷ lực 2 chiều chi tiết, sử dụng phầm mềm
SOBEK từ Delft Huydraulics và một số phần mềm hỗ trợ. Mô hình thuỷ lực còn dùng

để kiểm tra tác động của những phát triển trong tương lai đến tình trạng ngập lụt.
2. Đề tài: Nghiên cứu quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và
sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2010-2011. Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã thực hiện. Đề tài này thực hiện theo các mục tiêu sau:
+ Thiết lập ngân hàng cơ sở dữ liệu về lũ lụt và diễn biến lũ lụt phục vụ quy
hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Xác định tuyến hành lang thoát lũ vùng đồng bằng cửa sông (đối với sông Trà
Khúc đoạn từ đập Thạch Nham đến Cửa Đại; đối với sông Vệ đoạn từ Hành Tín Đông
đến Cửa Lở) ứng với các tần suất 1%, 5%, 10%.
+ Đề xuất định hướng các phương án quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
trên sông Trà Khúc, sông Vệ.
3. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ đã tiến hành một số đề tài
nghiên cứu, trong đó có các nghiên cứu điển hình sau:
- Năm 2000-2001 thực hiện đề tài: Xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt và
phương án cảnh, dự báo lũ các sông tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài đã đánh giá chế độ mưa
lũ trên lưu vực sông Trà Khúc, Trà Bồng và sông Vệ, điều tra khảo sát tình hình ngập
lụt năm 1999, từ đó xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu các sông trên cho trận lũ
lớn nhất 1999 và bản đồ nguy cơ ngập lụt tương ứng với các tần suất thiết kế. Đề tài
này cũng đã xây dựng được 32 mốc báo lũ đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Năm 2006-2007, thực hiện đề tài: Điều tra bổ sung và xây dựng cột mốc báo lũ
tại vùng ngập lũ thuộc hạ lưu các sông chính của tỉnh Quảng Ngãi. Sản phẩm đề tài là
các mức báo động lũ mới trên 3 sông chính của Tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc và
sông Vệ. Các mức báo động lũ do đề tài đề xuất đã được chính thức đưa vào sử dụng
theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 1142/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài
ra, đề tài tiếp tục xây dựng bổ sung 32 mốc báo lũ, bộ bản đồ nguy cơ ngập lụt theo
các mức báo động lũ. Hầu hết các sản phẩm đề tài đã được sử dụng cho công tác
phòng chống lũ lụt trong những năm qua.
- Năm 2007-2009, đề tài: Xây dựng bổ sung mốc báo lũ, mức báo động lũ sông



12
Trà Câu, phương án cảnh báo, dự báo nguy cơ ngập lụt cho các địa phương vùng ngập
lụt tỉnh Quảng Ngãi.
4. Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch phòng chống lũ các tỉnh từ Quảng Bình
đến Bình Thuận (trong đó có hợp phần rà soát quy hoạch phòng chống lũ trên các sông
thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Dự án này do Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thực hiện.
5. Dự án: Quy hoạch chỉnh trị, phòng lũ hạ lưu sông Trà Khúc đoạn từ đập Thạch
Nham đến cửa Đại. Hội tưới tiêu Việt Nam thực hiện, hoàn thành năm 2014.
6. Dự án: Quy hoạch Phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Bồng, Sông Vệ, Sông
Trà Câu. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thực hiện, hoàn thành năm 2018.
1.2.3. Ngoài ra còn có các Đề tài khác
- Lập dự án giảm nhẹ thiên tai, tận dụng bãi bờ Nam sông Trà Khúc - thị xã
Quảng Ngãi. Đại học Thuỷ lợi. GS. Ngô Đình Tuấn, 1995.
- Điều tra, đánh giá hiện tượng sạt lở dọc hệ thống sông Trà Khúc tỉnh Quảng
Ngãi. Đề xuất các biện pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại. Viện Địa chất - Trung
tâm KHTN & CNQG. GS. VS. Nguyễn Trọng Yêm, 2000.
- Điều tra, đánh giá thiệt hại môi trường do lũ lụt gây ra (sau năm 1999) và hiện
tượng trượt lở, nứt đất vùng núi tỉnh Quảng Ngãi và kiến nghị các giải pháp phòng
chống giảm nhẹ thiệt hại. Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường Hà Nội. TS.
Nguyễn Văn Lâm, 2001.
- Xây dựng Bản đồ ngập lụt và dự báo nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Trà Bồng,
sông Trà Khúc, sông Vệ. Đài KTTV khu vực Trung Trung bộ. KS. Hoàng Tấn Liên,
2001.
- Định hướng qui hoạch lũ miền Trung. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. TS. Tô Trung
Nghĩa, 2001.
- Điều tra, đánh giá hiện tượng sạt lở đất dọc hệ thống sông Trà Bồng, sông Vệ
và đề xuất các giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiệt hại. Trường Đại học Mỏ địa chất.
PGS. TS. Nguyễn Kim Ngọc, 2001.
- Quy hoạch tiêu úng thoát lũ sông Thoa tỉnh Quảng Ngãi. Mã số 2613 NNKH/QH. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. KS. Phạm Thị Minh Nguyệt, 2001.

Điều tra, đánh giá hiện tượng sạt lở, bồi lấp vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Kiến
nghị các giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại, góp phần phát triển KT - XH trên
cơ sở môi trường bền vững. Viện Địa chất - Trung tâm KHTN & CNQG. - GS. VS.
Nguyễn Trọng Yêm, 2002.
Rà soát quy hoạch thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông lâm nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2010. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. - KS. Đặng Ngọc Vinh, 2003.
- Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi.


13
Mã số QH-K 4282 NN - 01/03. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. KS. Phạm Thị Minh Nguyệt,
4/2004.
- Qui hoạch thuỷ lợi tỉnh Quảng Ngãi. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. KS. Đặng Ngọc
Vinh, 2005.
- Lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình bảo vệ bờ sông Vệ,
sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Đại học Thuỷ lợi. PGS. TS. Đỗ Tất Túc, 2006.
- Điều tra bổ sung và xây dựng cột mốc báo lũ tại các vùng ngập lũ thuộc hạ lưu các
sông chính tỉnh Quảng Ngãi. Đài KTTV khu vực Trung Trung bộ. KS. Hoàng Tấn Liên,
2007.


×