Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đề xuất giải pháp kết nối tín hiệu SCADA từ trạm trung gian 35 22kv hoàn lão với trung tâm điều khiển quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN MẠNH DUY

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT NỐI TÍN HIỆU SCADA TỪ
TRẠM TRUNG GIAN 35/22kV HOÀN LÃO VỚI
TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn có
sử dụng một số bản vẽ của các đồng nghiệp; trích dẫn một số bài viết, tài liệu
chuyên ngành SCADA của Việt Nam.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Duy



MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VẦ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Đặt tên đề tài .....................................................................................................2
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN VÀ TRẠM TRUNG
GIAN 35/22kV KHU VỰC QUẢNG BÌNH ..............................................................3
1.1. Tổng quan về trung tâm điều khiển Quảng Bình: ............................................3
1.1.1. Cấu trúc phần cứng ...................................................................................3
1.1.2. Cấu trúc phần mềm ...................................................................................7
1.1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin viễn thông ..................................................11
1.1.4. Cấu trúc hệ thống báo cháy, báo động....................................................14
1.1.5. Hệ thống camera và giám sát từ xa .........................................................15
1.2. Tổng quan về trạm trung gian 35/22kV khu vực Quảng Bình .......................16
1.2.1. Đặc điểm chính .......................................................................................16
1.2.2. Thông số thiết bị đóng cắt tại trạm trung gian 35/22kV .........................18
1.3. Nhận xét, đánh giá khi trạm trung gian 35/22kV chưa kết nối điều khiển xa ...
....................................................................................................................20
1.4. Kết luận ..........................................................................................................20
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP KẾT NỐI TÍN HIỆU SCADA TỪ TRẠM TRUNG

GIAN 35/22kV VỚI TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH .......................22
2.1. Mô tả giải pháp ...............................................................................................22
2.1.1. Nội dung giải pháp .................................................................................22
2.1.2. Giải pháp truyền thông ...........................................................................24
2.1.3. Giao thức truyền thông ...........................................................................26
2.2. Thiết bị để thực hiện giải pháp .......................................................................27


2.2.1. Hợp bộ đo lường .....................................................................................27
2.2.2. Bộ tập trung tín hiệu I/O (I/O chính và I/O mở rộng) ............................27
2.2.3. Bộ chuyển đổi giao thức .........................................................................28
2.2.4. Bộ chuyển đổi nguồn 220VAC sang 24VDC .........................................29
2.2.5. Modem 3G ..............................................................................................29
2.2.6. Switch Ethernet loại 8 cổng RJ45...........................................................30
2.2.7. Bộ nguồn UPS 2kVA .............................................................................30
2.2.8. Relay trung gian ......................................................................................30
2.3. Các bước thực hiện giải pháp .........................................................................30
2.3.1. Cấu hình tại trạm trung gian ...................................................................30
2.3.2. Cấu hình hệ thống truyền dẫn .................................................................31
2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và giao diện người dùng HMI tại TTĐK .........33
2.3.4. Thử nghiệm Point to point, End-to-end ..................................................35
2.4. Kết luận ..........................................................................................................35
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG KẾT NỐI TÍN HIỆU TRẠM TRUNG GIAN 35/22kV
HOÀN LÃO VỚI TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH ...........................37
3.1. Mô phỏng tại trạm trung gian Hoàn Lão ........................................................37
3.1.1. Giới thiệu trạm trung gian Hoàn Lão .....................................................37
3.1.2. Quy hoạch địa chỉ IP cho các thiết bị tại trạm trung gian Hoàn Lão .....39
3.1.3. Danh sách tín hiệu (Datalist) thu thập tại trạm Hoàn Lão ......................39
3.2. Mô phỏng tại trung tâm điều khiển Quảng Bình ............................................40
3.2.1. Cấu hình cơ sở dữ liệu bằng STC Explorer ............................................40

3.2.2. Vẽ giao diện người dùng HMI qua phần mềm Smart VU ......................43
3.2.3. Mô phỏng kết nối tín hiệu trạm trung gian hoàn Lão trên phần mềm
hãng Survalent ...................................................................................................45
3.3. Hiệu quả mang lại từ giải pháp.......................................................................52
3.3.1. Ưu điểm của giải pháp ............................................................................52
3.3.2. Khả năng áp dụng và hiệu quả của giải pháp .........................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................58
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT NỐI TÍN HIỆU SCADA TỪ TRẠM TRUNG
GIAN 35/22kV HOÀN LÃO VỚI TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH
Học viên: Nguyễn Mạnh Duy
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa: 34. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Hiện nay, tại các trạm trung gian 35/22kV, các thiết bị bảo vệ và máy cắt đều
không có giám sát và điều khiển từ xa, tất cả các thao tác và thu thập thông tin đều thông
qua người vận hành đi đến tại nơi đặt thiết bị. Điều này có nhiều hạn chế là: thời gian nắm
thông tin trạng thái thiết bị và thao tác đóng/cắt bị kéo dài, khả năng phân tích và phán
đoán khi xảy sự cố bị hạn chế, thay đổi kết lưới vận hành không linh hoạt, việc tổng hợp và
lưu trữ số liệu vận hành rất khó khăn. Mặt khác, tại trung tâm điều khiển Quảng Bình được
trang bị phần mềm, phần cứng và thiết bị viễn thông đủ khả năng thực hiện các chức năng
thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các trạm biến áp 110kV không người trực, có khả
năng giám sát điều khiển xa đối với các thiết bị trên lưới như dao cắt có tải LBS, thiết bị
bảo vệ đóng lặp lại recloser, tủ RMU. Vì vậy cần có một giải pháp kết nối tín hiệu điều

khiển xa các trạm trung gian với trung tâm điều khiển. Luận văn này sẽ đề xuất giải pháp
cải tạo trạm trung gian 35/22kV để kết nối tín hiệu với trung tâm điều khiển nhằm giải
quyết các tồn tại, khó khăn khi vận hành trạm trung gian chưa kết nối điều khiển xa.
Từ khóa – Trạm trung gian 35/22kV; trung tâm điều khiển; giám sát; điều khiển xa; tín
hiệu SCADA.

PROPOSE SOLUTION FOR CONNECTING SCADA SIGNAL FROM 35/22kV
INTERMEDIATE STATION WITH THE QUANG BINH CONTROL CENTRER
Abstract - Now, at the 35/22 kV intermediate stations, the protection devices and cutters
are unattended and not remotely controlled, all operations and information gathering are
carried out by the operator by arriving at the location of the equipment. This has many
drawbacks: times spent on gathering device status information and closing/cutting
operation are lengthened, the ability to analyze and judge is limited when accidents occur,
changing the operating network is not be flexible and it is difficult to synthesize and store
data. On the other hand, the Quang Binh control centers are equipped with software,
hardware and telecommunications equipments that are capable of: performing data
collection; monitoring and controlling unattended 100kV substations; remotely controlling
grid-based equipment such as LBS, recloser protection device und RMU cabinets
Therefore, a solution to connect the remote control signal to the control center is necessary.
This thesis proposes a solution to improve the 35 / 22kV substations to connect the signal
to the control center to solve the shortcomings and difficulties of operating substations that
are not remotely controlled.
Key words - 35/22 kV intermediate stations; Quang Binh control centers; supervisory;
remote control; signal SCADA.


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTĐK


Trung tâm điều khiển

SCADA Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (supervisory
control and data acquisition)
MC

Máy cắt

I/O

Input/Output

TTG

Trạm trung gian

CPCWAN Hệ thống mạng WAN Tổng công ty Điện lực miền Trung
LBS

Dao cắt có tải

VPN

Mạng riêng ảo (Virtual Private Network).


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

1.1.

Thông số kỹ thuật MC 35kV ngoài trời

18

1.2.

Thông số kỹ thuật MC hợp bộ trong nhà phía 22kV

18

3.1.

3.2.
3.3.

Thông số kỹ thuật MBA T1 và T2 trạm trung gian
Hoàn Lão
Phương thức bảo vệ MBA T1, T2 trạm trung gian
Hoàn Lão
Quy hoạch IP các thiết bị tại trạm trung gian Hoàn Lão

37

38
39



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.

Tên hình

Trang

Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA tại TTĐK
Cấu trúc phần cứng hệ thống Camera
Sơ đồ mạng truyền dẫn tỉnh Quảng Bình
Giải pháp truyền thông 3G/GPRS
Tổng quan hệ thống SCADA khu vực Quảng Bình
Mô hình hệ thống báo cháy, báo động
Nguyên lý thu thập tín hiệu và điều khiển các trạm trung
gian
Mô hình kết nối tại trạm trung gian
Mô hình kết nối tại trung tâm điều khiển Quảng Bình
Hợp bộ đo lường MERTER
Bộ tập trung tín hiệu I/O chính và I/O mở rộng
Giao thức phía Master và slave của bộ chuyển đổi giao
thức.
Modem 3G – SecFlow-1
Bộ nguồn 24DC/60W và Switch Ethernet loại 8 cổng RJ45
Giao diện phần mềm EasyConnect để cấu hình bộ chuyển
đổi giao thức SYNC 2000
Nguyên lý kết nối truyền thông tư trạm trung gian về Trung

tâm điều khiển qua IPSec VPN.
Cấu hình thiết bị Checkpoint tại trung tâm điều khiển
Cấu hình cơ sở dữ liệu trên SCADA Explorer-Survalent
Vẽ giao diện trên màn hình HMI
Tạo station trên STC Explorer
Tạo comunication trên STC Explorer
Tạo RTU trên STC Explorer
Tạo biến trạng thái, điều khiển trên STC Explorer
Tạo biến đo lường trên STC Explorer
Sơ đồ một sợi tại trạm trung gian Hoàn Lão
Tín hiệu trạng thái 1 bít
Tín hiệu đo lường analog
Mô phỏng tín hiệu trạng thái của thiết bị tại TTG Hoàn Lão
Mô phỏng tín hiệu đo lường của thiết bị tại TTG Hoàn Lão
Tín hiệu dòng điện pha A, B, C tại MC 331 TTG Hoàn Lão
Tín hiệu điện áp dây AB,BC, AC tại MC 331 TTG Hoàn
Lão

4
6
11
13
14
15
22
24
25
27
28
28

29
30
31
32
33
34
35
40
41
41
42
42
43
44
44
45
46
46
47


Số
hiệu
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.

Tên hình

Tín hiệu công suất tác dụng, phản kháng tại MC 432 TTG
Hoàn Lão
Tín hiệu hệ số công suất tại MC 432 TTG Hoàn Lão
Tín hiệu dòng sự cố tại MC 332 TTG Hoàn Lão
Cấu hình biến trạng thái đóng/cắt MC tại TTĐK
Cấu hình biến điều khiển đóng/cắt trên chức năng command
sequences

Trang
47
48
49
51
52


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên hệ thống điện phân phối tỉnh Quảng Bình có 06 trạm trung gian 35/22kV,
các trạm trung gian này đều được đầu tư xây dựng trước năm 2000, các thiết bị bảo
vệ và máy cắt điện đều không có giám sát và điều khiển từ xa, tất cả các thao tác và
thu thập thông tin đều thông qua người vận hành đi đến tại nơi đặt thiết bị. Điều này
có nhiều hạn chế là: thời gian nắm thông tin trạng thái thiết bị và thao tác đóng/cắt
bị kéo dài hàng giờ đồng hồ, nhất là khi thời tiết bất lợi như mưa gió, bão lụt người
vận hành không đến được… Ngoài ra khả năng phân tích và phán đoán khi xảy sự
cố bị hạn chế do thông tin trực tiếp lấy từ công nhân vận hành thường không đầy đủ
(do hạn chế về tiếng Anh); việc thay đổi thông số vận hành cho phù hợp với các
dạng kết lưới khác nhau là rất khó khăn (hạn chế chuyên môn của công nhân vận

hành); việc tổng hợp và lưu trữ số liệu vận hành cũng hạn chế.
Trước đây, vào năm 2009 Công ty Điện lực Đăclăk dùng cách thức sử dụng PC
và PLC giám sát qua đường dây điện thoại. Phương pháp này có một số nhược điểm
là: thiết bị PLC và PC đã lỗi thời, kết nối chậm, lắp đặt phức tạp, độ tin cậy trong
điều khiển giám sát kém... giải pháp này chỉ giám sát được tín hiệu digital của MC,
không giám sát được đo lường điện trong trạm, không giám sát được các tín hiệu
cảnh báo, bảo vệ của MBA trong trạm mà MBA là thiết bị đắt tiền và quan trọng
nhất trong trạm trung gian và không có khả năng kết nối vào hệ thống SCADA tại
trung tâm điều khiển Quảng Bình hiện hữu.
Xuất phát từ những khó khăn trên và yêu cầu thực tế đối công tác vận hành
lưới điện Quảng Bình ngày càng cao thì việc áp dụng các giải pháp giám sát, điều
khiển xa cho các thiết bị đóng/cắt trên lưới điện là một yêu cầu rất cần thiết nhất là
khi TTĐK Quảng Bình đã đi vào vận hành. Trên cơ sở tận dụng thiết bị chính hiện
có, cần có một giải pháp để kết nối tín hiệu điều khiển, giám sát từ các trạm trung
gian 35/22kV về TTĐK Quảng Bình vừa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo
tính kinh tế và mang lại hiệu quả cao.
Chính vì lý do đó, đề tài “ Đề xuất giải pháp kết nối tín hiệu SCADA từ trạm
trung gian 35/22kV Hoàn Lão với trung tâm điều khiển Quảng Bình” vừa mang tính
khoa học và vừa mang tính thực tiển cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kết nối trạm trung gian 35/22kV với các
máy cắt ngoài trời 35kV cũng như tủ máy cắt hợp bộ 22kV, các rơ le là MK2200 có
hổ trợ giao thức Modbus, các rơ le SPAJ 140C, đồng hồ đo lường không hổ trợ giao
thức kết nối SCADA.


2

- Áp dụng thực tế khi kết nối Trạm trung gian Hoàn Lão với cấp điện áp
35/22kV có 2 MC ngoài trời 35kV và 2 MC hợp bộ 22kV.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là relay MK 2200 kết nối theo giao thức Modbus, các
hợp bộ đo lường lắp mới để thu thập tín hiệu đo lường analog, bộ chuyển đổi giao
thức Modbus sang DNP3.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đối với các thiết bị tại các trạm trung gian cấp điện áp 35/22kV tại
Quảng Bình không có khả năng kết nối SCADA.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo trình trong và ngoài nước viết về vấn
đề kết nối SCADA trong lưới điện phân phối;
- Áp dụng vào thực tiễn lưới điện phân phối tại Quảng Bình.
5. Đặt tên đề tài
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên đề tài được đặt tên:
“ Đề xuất giải pháp kết nối tín hiệu SCADA từ trạm trung gian 35/22kV Hoàn
Lão với trung tâm điều khiển Quảng Bình”.
6. Cấu trúc của luận văn
Bố cục nội dung chính của luận văn gồm các phần sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN VÀ TRẠM
TRUNG GIAN 35/22kV KHU VỰC QUẢNG BÌNH
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP KÉT NỐI TÍN HIỆU SCADA TỪ TRẠM TRUNG
GIAN 35/22kV VỚI TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG KẾT NỐI TÍN HIỆU TRẠM TRUNG GIAN
35/22kV HOÀN LÃO VỚI TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN QUẢNG BÌNH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN
VÀ TRẠM TRUNG GIAN 35/22kV KHU VỰC QUẢNG BÌNH
1.1. Tổng quan về trung tâm điều khiển Quảng Bình:
1.1.1. Cấu trúc phần cứng
 Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA (Supervisory Control And
Data Acquisition):
Cấu trúc tổng thể của hệ thống trung tâm được xây dựng với các máy tính chủ
truyền tin và xử lý dữ liệu (Comm & Data Server), các máy tính chủ HIS và các
máy tính vận hành (Workstation). Đáp ứng yêu cầu chung của hệ thống SCADA
như:
- Hệ thống các thiết bị phần cứng là một hệ thống mở, dễ dàng trong việc nâng
cấp mở rộng, tương thích với các hệ thống khác cũng như bảo trì hệ thống trong
tương lai. Hệ thống phần cứng tương thích với hệ điều hành 64 bits.
- Các bộ vi xử lý có chức năng phát hiện khi mất điện và tự khởi động lại khi
nguồn điện được khôi phục.
- Các thiết bị phần cứng được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng
LAN. Hệ thống LAN tại trung tâm điều khiển là một hệ thống được thiết kế đảm
bảo tính dự phòng và độc lập giữa phần giao tiếp thu thập dữ liệu từ các trạm
110kV, các thiết bị trên lưới điện phân phối… với phần kết nối các thiết bị tại
phòng điều khiển trung tâm.
- Các máy tính Server, HIS cũng như các thiết bị mạng có kết cấu dạng RACK
ngoài trừ các máy tính WorkStation, Report.
Tại phòng điều khiển trung tâm, thiết lập các thành phần của hệ thống SCADA
bao gồm: Các máy tính thu thập và xử lý dữ liệu SCADA, máy tính vận hành, máy
tính cấu hình và lưu trữ dữ liệu quá khứ...(như hình 1.1) Cụ thể chức năng từng
thành phần như sau:

 Máy tính thu thập và xử lý dữ liệu (Server & Communication
MAIN/ BACKUP), gọi tắt là Host (Server)
- Hệ thống SCADA được thiết kế đảm bảo yêu cầu dự phòng. Bao gồm 02
máy tính vận hành (Server & Communication “Hot/Standby”) theo chế độ dự phòng
“Hot/Standby”, độc lập về mặt vật lý. Mô hình cấu trúc “Hot/Standby” như sau: ở
trạng thái bình thường, toàn bộ dữ liệu của hệ thống sẽ được kết nối, thu thập và xử
lý trên máy tính “Hot”, máy tính “Standby” tự động đồng bộ dữ liệu từ máy tính
“Hot” để đảm bảo tính dự phòng. Trong trường hợp máy tính “Hot” gặp sự cố, máy
tính “Standby” sẽ tự động kết nối, thu thập và xử lý dữ liệu cho toàn hệ thống để
đảm bảo quá trình vận hành không bị gián đoạn.
- Có khả năng lưu trữ được dữ liệu thời gian thực (Real-time) của hệ thống


4

SCADA nhằm phục vụ cho việc phân tích dữ liệu, lọc và thực hiện một số tính toán
cơ bản.

Hình 1.1. Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA tại TTĐK
- Nhiệm vụ của máy tính thu thập và xử lý dữ liệu: Thu thập và xử lý dữ liệu
từ các trạm biến áp 110kV, các thiết bị trên lưới điện thông qua giao thức
IEC60870-5-101 hoặc IEC60870-5-104 hoặc DNP3.0; Chia sẽ dữ liệu cho các hệ
thống SCADA khác qua giao thức IEC60870-5-104; Chia sẽ dữ liệu cho các
Remote Console tại các Điện lực Huyện hoặc tại EVNCPC, CGC.
 Máy tính vận hành (Operator Workstation):
- 02 máy tính vận hành hệ thống SCADA, mỗi máy tính được trang bị 02 màn
hình LCD nhằm phục vụ công tác vận hành. Trong trường hợp vận hành bình
thường, vận hành viên chỉ tương tác trên 01 máy tính vận hành SCADA, máy tính
vận hành còn lại làm nhiệm vụ đảm bảo dự phòng nóng (1+1).
- 01 máy tính Report: nhằm cho vận hành viên thực hiện các báo cáo, nhận và

chuyển công văn trong quá trình vận hành.
- 01 máy tính ghi âm: nhằm ghi lại các cuộc đàm thoại đến và đi của nhân viên


5

điều độ trong quá trình vận hành.
- Liên kết với máy tính Host thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều
khiển, ngoại trừ máy tính ghi âm điện thoại.
 Máy tính kỹ thuật (Engineering Workstation)
- Phục vụ cho công tác cấu hình, bảo trì, mở rộng cơ sở dữ liệu hệ thống
SCADA.
- Toàn bộ dữ liệu hệ thống SCADA sau khi được cấu hình, chỉnh sửa, mở rộng
trên máy tính kỹ thuật sẽ tự động cập nhật, mà không cần thao tác trên bất kỳ thành
phần nào khác của hệ thống SCADA như Host, Operator Workstation…
- Liên kết với máy tính Host thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều
khiển.
 Máy tính lưu trữ dữ liệu quá khứ (Historical Server)
- Lưu trữ dữ liệu quá khứ hệ thống SCADA phục vụ cho công tác truy xuất
báo cáo vận hành hệ thống điện. Liên kết với máy tính Host thông qua hệ thống
mạng LAN tại trung tâm điều khiển.
- Đảm bảo chức năng đồng bộ và lưu trữ dữ liệu SCADA trong trường hợp hệ
thống hoạt động ở cả chế độ “Hot” và “Statndby”, “Hot- Standby”.
- Liên kết với máy tính Host thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều
khiển.
 Ngoài ra, phòng điều khiển trung tâm còn được trang bị:
- Đồng hồ đồng bộ thời gian (GPS Clock): đồng bộ thời gian cho hệ thống
SCADA tại phòng điều khiển trung tâm.
- Ethernet Switch, Router, tủ Rack, hệ thống âm thanh, máy in, máy fax, điện
thoại, âm thanh cảnh báo.

 Thiết bị đồng bộ thời gian GPS
- Các thiết bị phần cứng trong hệ thống SCADA được đồng bộ thời gian thông
qua thiết bị đồng bộ GPS.
- Thiết bị đồng bộ GPS phải có cấu trúc tổng thể như sau: Ethernet port, Front
LCD Display để hiển thị thông tin về thời gian, Adminstration port, GPS antenna và
phụ kiện đảm bảo công tác thi công lắp đặt.
- Hỗ trợ giao thức NTP, SNTP.

 Cấu trúc phần cứng hệ thống camera:
- Dữ liệu Camera từ các trạm 110kV được thu thập về trung tâm điều khiển
thông qua hệ thông mạng cáp quang CPCWAN (như hình 1.2).
- Hệ thống Camera tại trung tâm điều khiển thực hiện một số chức năng chính sau:
 Thu thập, lưu trữ dữ liệu Camera tại các trạm 110kV để phục vụ cho công tác
vận hành giám sát, điều khiển từ xa.
 Hỗ trợ hiệu quả trong việc ghi nhận, theo dõi tiến độ công tác, thao tác thiết


6

bị … tại các trạm 110kV.
 Quản lý và kiểm tra thiết bị trạm từ trung tâm điều khiển.
 Tăng cường công tác bảo vệ an ninh tại các trạm 110kV.
- Camera Server với chức năng quản lý, lưu trữ và cung cấp hình ảnh giám sát
từ các Camera tại các trạm 110kV. Server có cấu hình đủ mạnh, dung lượng lưu trữ
lớn, có khả năng làm việc liên tục 24/7. Camera Server tại TTĐK có khả năng kết
nối được ít nhất 200 camera.
- Phần mềm quản lý Camera trên Camera Server hỗ trợ việc kết nối camera và
cung cấp các chức năng quản lý vận hành đến từng camera tại các trạm.
- Phần mềm quản lý Camera trên Camera Server hỗ trợ tiêu chuẩn ONVIF
(Open Network Video Interface Forum) cho phép kết nối và thu thập dữ liệu

Camera IP của nhiều hãng sản xuất Camera khác nhau: Samsung, Sony, Panasonic,
Bosch, Axis, Flis, Fluke…

Hình 1.1. Cấu trúc phần cứng hệ thống Camera


7

- Phần mềm quản lý Camera có khả năng tích hợp và phát triển các tính năng:
điều khiển chiều sáng, thu thập các tín hiệu chống đột nhập, báo cháy, các báo động
sẽ đính kèm hình ảnh.
- Các tín hiệu cảnh báo từ Camera được liên kết tự động với chức năng cảnh
báo trên phần mềm tại trung tâm điều khiển, giúp người vận hành nhanh chóng
nhận biết các sự kiện cảnh báo từ hệ thống Camera.
 Hệ thống nguồn AC:
- Hệ thống cấp nguồn AC được đấu nối theo 02 nguồn: nguồn chính (nguồn
điện lưới) và nguồn dự phòng (máy phát). Ngoài ra, hệ thống nguồn UPS & Accu
làm việc theo nguyên tắc AC/DC - DC/AC (Double Conversion Online) đảm bảo
cấp nguồn ổn định và liên tục cho các thiết bị trong điều kiện mất điện hoàn toàn tối
thiểu 8 giờ.
- Nguồn chính điện lưới đấu nối tại vị trí đấu nối cấp nguồn AC cho UPS hiện
có. Nguồn dự phòng máy phát đấu nối tại bảng đấu nối máy phát điện. Tất cả các
thiết bị đấu nối cấp nguồn trên bố trí trong tủ phân phối phù hợp với hệ thống hiện
hữu.
- Các thiết bị (không bao gồm hệ thống chiếu sáng và điều hòa) được cấp và
đấu nối bởi hệ thống UPS. Khối chức năng tự động chuyển đổi nguồn ATS (Auto
Tranfer Switch) thực hiện chức năng tự động chuyển đổi nguồn cấp cho UPS.
1.1.2. Cấu trúc phần mềm
Tại trung tâm điều khiển Quảng Bình đang sử dụng phần mềm của hãng
Survelent, có các công cụ chính như SCADA Explorer, SCADA Status point,

SCADA Analog point, giao diện HMI qua phần mềm Smart VU. Một số đặc tính kỹ
thuật của phần mềm hãng Survelent như sau:
 Yêu cầu kỹ thuật:
- Hệ thống phần mềm SCADA tại trung tâm điều khiển làm nhiệm vụ thu
thập, xử lý và hiển thị dữ liệu từ các trạm biến áp 110kV, các thiết bị trên lưới điện
phân phối, các trung tâm chia sẻ dữ liệu khác… nhằm phục vụ cho công tác giám
sát vận hành hệ thống điện.
- Cấu trúc phần mềm bao gồm phần Host (Server) kết nối độc lập với các
Workstation thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều khiển.
- Phần mềm SCADA có hỗ trợ cấu trúc dự phòng 02 cấp (Dual redundant),
theo chế độ dự phòng “Hot/Standby”, độc lập trên 02 máy tính server về mặt vật lý.
Mô hình cấu trúc “Hot/Standby” như sau: ở trạng thái bình thường, toàn bộ dữ liệu
của hệ thống sẽ được kết nối, thu thập và xử lý trên máy tính “Hot”, máy tính
“Standby” tự động đồng bộ dữ liệu từ máy tính “Hot” để đảm bảo tính dự phòng.
Trong trường hợp máy tính “Hot” gặp sự cố, máy tính “Standby” sẽ tự động kết nối,
thu thập và xử lý dữ liệu cho toàn hệ thống để đảm bảo quá trình vận hành không bị


8

gián đoạn.
- Hệ thống phần mềm tại trung tâm điều khiển được xây dựng trên cơ sở hệ
điều hành MS Windows.
- Các module chính của hệ thống phần mềm SCADA tại trung tâm: thu thập
dữ liệu (Host- server), cấu hình (Engineering Workstation), xử lý dữ liệu và xây
dựng giao diện vận hành HMI (Operator Workstation) phải được xây dựng trên
cùng một nền tảng hệ thống phần mềm (cùng một Flatform), nhằm đảm bảo tính
thống nhât, ổn định và tin cậy.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hệ thống
phần mềm SCADA đáp ứng ở thời điểm hiện tại về khả năng mở rộng lên các hệ

thống DMS, OMS trên cùng một nền tảng hệ thống phần mềm cho nhu cầu phát
triển trong tương lai.
- Hệ thống phần mềm SCADA đảm bảo khi sự cố bất kỳ một thiết bị phần
cứng nào như Host (Server), Operator Workstation thì sẽ không làm gián đoạn quá
trình vận hành cũng như mở rộng hệ thống khi cần thiết.
- Hệ thống phần mềm SCADA là một hệ thống phần mềm độc lập, không bị
phụ thuộc vào thiết bị phần cứng. Có thể hoạt động trên bất kỳ chủng loại máy tính
phần cứng thông dụng như HP, DELL, IBM…
 Truyền thông và khả năng kết nối:
- Các giao thức của phần mềm hỗ trợ để thu thập dữ liệu từ các trạm biến áp
110kV và các thiết bị trên lưới điện phân phối:
+ Giao thức phía Master:
IEC60870-5-101
IEC60870-5-104
DNP3.0
ICCP
OPC Client
+ Giao thức phía Slave:
IEC60870-5-104
OPC Sever
- Phần mềm SCADA có chức năng thiết lập và giám sát các thông số: baud
rate, time allowed for an RTU to respond, the number of retries, accumulator poll
interval, interval between scans cho mỗi một đường thông tin kết nối đến IEDs hoặc
các RTU/GATEWAY tại các trạm 110kV (Communication line).
- Hệ thống phần mềm SCADA hỗ trợ dung lượng điểm dữ liệu (datapoint) kết
nối ≥ 50.000 datapoint, hỗ trợ không giới hạn:
 Đường truyền thông đến các IEDs (communication line)
 Số lượng RTU/IED kết nối vào phần mềm



9

 Số lượng user đăng nhập vào hệ thống với cấp độ phân quyền khác nhau
- Hệ thống phần mềm SCADA tại trung tâm hỗ trợ kết nối tối đa 20 Operator
WorkStation (trạm vận hành), 6 Trung tâm điều khiển trong hệ thống và có khả
năng mở rộng trong tương lai.
- Hệ thống phần mềm SCADA hỗ trợ chức năng giám sát và hiển thị thông tin
trao đổi dữ liệu giữa Host (server) và các thiết bị trên lưới điện cũng như các
RTU/GATEWAY tại các trạm 110kV theo từng giao thức kết nối, nhằm phục vụ
cho công tác thiết lập và cấu hình hệ thống SCADA.
- Đối với mỗi một kết nối (communication line) đến thiết bị trên lưới điện
hoặc RTU/GATEWAY, phần mềm SCADA có chức năng dự phòng (1+1) khai báo
thông tin kết nối (communication port hoặc IP address) tương ứng với từng giao
thức sử dụng để đảm bảo tính dự phòng trong hệ thống.
 Tính bảo mật
- Hệ thống phần mềm SCADA đáp ứng yêu cầu của NERC CIP về tính bảo
mật đảm bảo cho công tác vận hành hệ thống điện.
- Hệ thống phần mềm SCADA có chức năng thiết lập và phân quyền tài khoản
cho người sử dụng để vận hành hệ thống. Có thể ngưng hoạt động, xóa hoặc chỉnh
sửa thông tin của bất kỳ tài khoản nào của người dùng trong hệ thống SCADA.
- Mỗi một tài khoản đăng nhập vào hệ thống tùy mục đích vận hành sẽ được
thiết lập những chức năng sử dụng như: xác nhận/ chưa xác nhận (Acknowledge/
Unacknowledge, khóa hoặc mở khóa (Block/ Unblock), tắt âm thanh cảnh báo
(Silence Alarm), chỉnh sửa cơ sở dữ liệu hoặc sơ đồ giao diện HMI (Edit Database
hoặc Maps), tạo biểu mẫu báo cáo (Reports), thiết lập các giới hạn cho các giá trị đo
lường (Analog limits), thực hiện các ghi chú trong quá trình vận hành (Notes), thực
hiện các thao tác giả lập trạng thái tín hiệu (Manual set), thao tác điều khiển
(Control), gán nhãn cảnh báo và gỡ nhãn (Tag/Untag).
 Tính sẵn sàng của hệ thống (System Availability)
- Tính sẵn sàng của hệ thống (System Availabitity) SCADA được cung cấp

phải đáp ứng ít nhất 99,95% đối với những lỗi liên quan đến Host (server),
Workstation.
 Màn hình giám sát sự kiện theo thời gian thực
- Hiển thị toàn bộ sự kiện của hệ thống theo thời gian thực. Bao gồm các
thông tin về trạng thái thay đổi của tín hiệu thay đổi, quá trình thực hiện lệnh điều
khiển, thông tin đăng xuất/đăng nhập vào hệ thống…
- Nội dung sự kiện chứa đựng các thông tin đảm bảo cho vận hành viên dễ
dàng nhận biết hoặc truy xuất khi cần thiết.


10

 Chức năng lưu trữ dữ liệu trong hệ thống
- Công cụ lưu trữ dữ liệu vận hành hệ thống SCADA được tách rời khỏi máy
tính chủ (Server & Communication) và được vận hành như một chương trình
“khách” (Client program), giao thiếp với một chương trình chủ Host (Server) thông
qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều khiển.
- Hệ thống hỗ trợ công cụ tự động đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực và lưu
trữ trên Historical Server trong cả chế độ vận hành “Hot” hoặc “Standby”. Cơ sở dữ
liệu từ hệ thống SCADA sau khi được thu thập trên Historical Server sẽ được đồng
bộ qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thứ ba như SQL để phục vụ cho công tác tạo
các báo cáo, biểu mẫu thống kê phù hợp với yêu cầu vận hành, đồng thời có khả
năng chia sẻ phần dữ liệu SCADA cho các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu khác
 Công cụ xây dựng và hiển thị giao diện vận hành HMI:
- Công cụ xây dựng giao diện vận hành HMI phải được tách rời khỏi máy tính
chủ (Host) và được vận hành như một chương trình “khách” (Client program), giao
thiếp với một chương trình chủ (Host) thông qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm
điều khiển.
- Nhằm hỗ trợ cho công tác vận hành hệ thống SCADA, chức năng HMI được
yêu cầu phải hỗ trợ các trang vận hành: sơ đồ vận hành, trang hiển thị sự kiện, hiển

thị cảnh báo. Các trang vận hành này phải được tách rời nhau.
- Chức năng hiển thị thông tin vận hành trên sơ đồ HMI theo trạng thái lưới
điện như có điện, mất điện, vận hành mạch vòng, vận hành song song… (Topology
Processor).
 Màn hình giám sát sự kiện theo thời gian thực
- Hiển thị toàn bộ sự kiện của hệ thống theo thời gian thực. Bao gồm các
thông tin về trạng thái thay đổi của tín hiệu thay đổi, quá trình thực hiện lệnh điều
khiển, thông tin đăng xuất/đăng nhập vào hệ thống…
 Chức năng lưu trữ dữ liệu trong hệ thống
- Công cụ lưu trữ dữ liệu vận hành hệ thống SCADA phải được tách rời khỏi
máy tính chủ (Server & Communication) và được vận hành như một chương trình
“khách” (Client program), giao thiệp với một chương trình chủ Host (Server) thông
qua hệ thống mạng LAN tại trung tâm điều khiển.
- Hệ thống hỗ trợ công cụ tự động đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực và lưu
trữ trên Historical Server trong cả chế độ vận hành “Hot” hoặc “Standby”.
- Cơ sở dữ liệu từ hệ thống SCADA sau khi được thu thập trên Historical
Server được đồng bộ qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thứ ba như SQL hay Oracle
để phục vụ cho công tác tạo các báo cáo, biểu mẫu thống kê phù hợp với yêu cầu
vận hành, đồng thời có khả năng chia sẽ phần dữ liệu SCADA cho các hệ thống
quản trị cơ sở dữ liệu khác.


11

1.1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin viễn thông
 Kết nối các trạm 110kV
- Tại khu vực tỉnh Quảng Bình, các TBA 110kV khu vực phía Bắc từ TBA
110kV Bắc Đồng Hới trở ra đang vận hành hệ thống truyền dẫn thiết bị Loop. Các
TBA 110kV đều được kết nối cáp quang OPGW lại với nhau và kết nối về TBA
220kV Đồng Hới. Hệ thống viễn thông bao gồm hạ tầng viễn thông có sẵn của hệ

thống truyền dẫn quang Tổng công ty Điện lực miền Trung đáp ứng nhu cầu cấp
kênh kết nối từ 05 TBA 110kV (Hòn La, Văn Hóa, Bắc Đồng Hới, Áng Sơn, Đồng
Hới) về TTĐK PC Quảng Bình. Các kênh truyền dẫn này khai báo thông qua các
node truyền dẫn: Hòn La, Văn Hóa, Bắc Đồng Hới, Áng Sơn, Đồng Hới, Ba Đồn,
Sông Gianh, 220kV Đồng Hới (như hình 1.3).
- Thiết lập 02 kênh từ TTĐK PC Quảng Bình về A3 theo 02 hướng độc lập.
Các node truyền dẫn bao gồm: PC Quảng Bình, 220kV Đồng Hới, Vĩnh Linh, Đông
Hà, Diên Sanh, Phong Điền, Đồng Lâm, 220kV Huế, Phú Bài, Chân Mây, Cầu Hai,
Lăng Cô, 500kV Đà Nẵng, CPC, A3 (bản vẽ kết nối thông tin từ TTĐK PC Quảng
Bình về A3).
 Giao diện FE, kết nối từ TTĐK PC Quảng Bình về A3 theo giao thức IEC
60870-5-104.

Hình 1.3. Sơ đồ mạng truyền dẫn tỉnh Quảng Bình
 Kênh 1: PC Quảng Bình, TBA 220kV Đồng Hới, 110kV Đông Hà, TBA
220kV Huế, TBA 500kV Đà Nẵng, EVN CPC, A3.


12

 Kênh 2: PC Quảng Bình, TBA 110kV Đồng Hới, TBA 220kV Đồng Hới,
110kV Áng Sơn, TBA 110kV Lệ Thủy, TBA 110kV Vĩnh Linh, TBA 110kV
Đông Hà, TBA 110kV Diên Sanh, TBA 110kV Phong Điền, TBA 110kV
Đồng Lâm, TBA 220kV Huế, TBA 110kV Phú Bài, TBA 110kV Chân Mây,
TBA 110kV Cầu Hai, TBA 110kV Lăng Cô, EVN CPC, A3. Sử dụng kênh
giao diện FE, kết nối từ TTĐK PC Quảng Bình về A3 theo giao thức IEC
60870-5-104.

 Kết nối thiết bị đóng cắt trên lưới phân phối:
Để kết nối các thiết bị đóng cắt trên lưới với TTĐK thực hiện thu thập dữ liệu,

điều khiển đóng cắt từ xa, sử dụng giải pháp truyền thông 3G qua nhà mạng
Vinaphone (như hình 1.4).


13

Hình 1.4. Giải pháp truyền thông 3G/GPRS
- Tại mỗi một điểm thiết bị như Recloser, LBS... được lắp đặt các bộ modem
3G, tích hợp SIM của các nhà mạng như Viettel, Mobifone và Vinafone.
- Dữ liệu sẽ được truyền về trung tâm điều khiển thông qua mạng GPRS/3G
của các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thông.
- Tại trung tâm điều khiển, lắp đặt thiết bị Router tích hợp firewall hỗ trợ chức
năng VPN (Virtual Private Network) để thiết lập các kênh VPN đến từng modem
3G tại các thiết bị LBS, Recloser...nhằm tăng tính bảo mật cho hệ thống.
 Tổng quan hệ thống viễn thông khu vực Quảng Bình:
- Lưới điện 110kV:
Hệ thống điện Quảng Bình hiện tại có 08 TBA 110kV trong đó có 06 TBA đã
kết nối tín hiệu về TTĐK là Hòn La, Văn Hóa, Bắc Đồng Hới, Đồng Hới, Áng Sơn,
Lệ Thủy; có 03 TBA đã chuyển sang vận hành không người trực là Văn Hóa, Hòn
La và Đồng Hới; có 03 tổ thao tác lưu động là tổ Bắc Quảng Bình, tổ Đồng Hới và
tổ Văn Hóa.
Tổ thao tác lưu động Bắc Quảng Bình đóng tại trạm 110kV Ba Đồn quản lý vận
hành 02 TBA là Ba Đồn và Hòn La, tổ thao tác lưu động Đồng Hới đóng tại TBA
110kV Bắc Đồng Hới quản lý vận hành 02 TBA là Đồng Hới và Bắc Đồng Hới. Tổ
Văn Hóa đặt tại trạm 110kV Văn Hóa (do Khách hàng phía 6kV yêu cầu). Dự kiến
năm 2020 tất cả các trạm 110kV sẽ vận hành KNT. Các trạm 110kV kết nối đường
truyền thông qua cáp quang và 3G VPN Vinaphone nên độ dự phòng cao và kết nối
ổn định, không bị gián đoạn tạm thời.



14

Hình 1.5. Tổng quan hệ thống SCADA khu vực Quảng Bình
- Lưới điện trung thế 35kV, 22kV:
Lưới phân phối Quảng bình có 06 TTG 35/22kV, 05 trạm cắt với 39 xuất tuyến
trung thế từ các trạm 110kV, 316 thiết bị phân đoạn trên lưới. Đã kết nối với trung
tâm điều khiển 168 vị trí trong đó có 108 recloser, 59 LBS, 01 tủ RMU. Các thiết bị
đóng cắt trên lưới trung thế kết nối tín hiệu với trung tâm điều khiển qua mạng 3G
nên thỉnh thoảng mất tín hiệu tạm thời (mô hình kết nối như hình 1.5).
1.1.4. Cấu trúc hệ thống báo cháy, báo động
Hệ thống báo cháy tự động tại trạm 110kV gồm các thiết bị phát hiện sự cố cháy
(đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn khẩn cấp) và các thiết bị cảnh báo (đèn báo
cháy, còi báo động) (như hình 1.6).
Các đầu báo nhiệt, báo khói được lắp đặt tại các phòng thông tin, phòng accu,
gian phân phối, phòng vận hành trạm, phòng thường trực.
Panel cảnh báo cháy thực hiện chức năng cảnh báo cháy theo kiểu tác động có
điều kiện. Panel cảnh báo cháy nhận các tín hiệu cảnh báo từ các thiết bị phát hiện
sự cố cháy (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút nhấn khẩn cấp) và xuất ra các tín hiệu
cảnh báo cho các thiết bị cảnh báo đèn báo cháy, còi báo động) đồng thời xuất tín
hiệu cảnh báo về Trung tâm điều khiển, tín hiệu này sẽ được đấu nối vào BCU tại
trạm.


15

Tại trung tâm điều khiển, khi nhận được tín hiệu báo cháy của trạm, các cảnh báo
sẽ được kích hoạt dưới dạng âm thanh cảnh báo, đèn cảnh báo và màn hình giám sát
cảnh báo.

Hình 1.6. Mô hình hệ thống báo cháy, báo động

1.1.5. Hệ thống camera và giám sát từ xa
 Hệ thống camera tại các trạm biến áp:
Tại TBA bố trí 04 camera trong nhà và 04 camera ngoài trời.
- Camera trong nhà loại IP Doom camera được bố trí tại phòng điều khiển,
phòng phân phối và phía các cửa ra vào;
- Camera ngoài trời loại IP camera hỗ trợ PTZ và IP camera được bố trí trên
các trụ sắt và giá đỡ của hệ thống phân phối.
- Điều khiển vận hành hệ thống camera tại trạm thông qua Camera server/ đầu
ghi NPR tại trạm.
 Hệ thống camera và giám sát hình ảnh từ xa tại Trung tâm điều
khiển
- Tại trung tâm điều khiển, bố trí 02 camera IP trong nhà đặt tại phòng thiết bị
và phòng điều khiển phục vụ cho mục đích giám sát tổng thể hệ thống camera tại
Trung tâm điều khiển.


16

- Máy tính chủ thực hiện chức năng xử lý dữ liệu hình ảnh giám sát từ xa tại
các trạm tổng quan và chi tiết. Ngoài ra máy tính chủ còn có chức năng lưu trữ dữ
liệu hình ảnh toàn hệ thống.
- Máy tính vận hành giám sát tại Trung tâm điều khiển thực hiện chức năng
tương tác giữa người vận hành và hệ thống camera.
1.2. Tổng quan về trạm trung gian 35/22kV khu vực Quảng Bình
1.2.1. Đặc điểm chính
Trên hệ thống điện Quảng Bình có 06 trạm trung gian 35/22kV là Hoàn Lão,
Nam Gianh, Hưng Trạch, Minh Cầm, Đồng Lê và Quy Đạt, đang nhận điện từ XT
372 trạm 110kV Đồng Hới, XT 371 trạm 110kV Ba Đồn, và XT 371, 373 trạm
110kV Sông Gianh. Các trạm trung gian này đều được đầu tư xây dựng trước năm
2000 các thiết bị bảo vệ và máy cắt điện đều không có giám sát và điều khiển từ xa,

tất cả các thao tác và thu thập thông tin đều thông qua người vận hành đi đến tại nơi
đặt thiết bị.
Tại 6 trạm trung gian với 11 máy biến áp 35/22kV có tổng dung lượng 42,5
MVA. Có 8 máy cắt ngoài trời phía 35kV và 9 máy cắt hợp bộ trong nhà phía
22kV. Các máy cắt tại trạm trung gian thuộc nhiều chủng loại của nhiều nhà sản
xuất khác nhau (loại máy cắt ngoài trời và máy cắt hợp bộ trong nhà). Hiện trạng
các máy cắt ngoài trời cũng như hợp bộ 22kV đều điều khiển tại chổ thiết bị hoặc
tại tủ bảng trong nhà, các tín hiệu đo lường dòng điện, điện áp, công suất, cos µ…
nhân viên vận hành phải đọc tại đồng hồ đo lường trong nhà; Các tín hiệu bảo vệ
các MC và MBA chỉ hiển thị tại tủ điều khiển trong nhà. Các rơ le MK2200 có hổ
trợ giao thức Modbus, các rơ le SPAJ 140C, đồng hồ đo lường không hổ trợ giao
thức. Hệ thống nguồn điều khiển bảo vệ tại các trạm trung gian là nguồn AC
220/380V.
Các trạm biến áp được xây dựng bao gồm các thiết bị nhất thứ như máy biến áp,
máy cắt, dao cách ly làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống
điện. Đi kèm với các thiết bị nhất thứ là hệ thống nhị thứ được lắp đặt nhằm giám
sát và điều khiển các thiết bị nhất thứ.
Hệ thống điều khiển kiểu truyền thống đã được thiết kế và lắp đặt trong trạm
biến áp từ hàng trăm năm nay, đặc điểm cơ bản là hệ thống bao gồm các thiết bị cơ
điện và điện tử được liên kết với nhau bằng mạch điện để thực hiện các chức năng
riêng biệt như:
- Chức năng bảo vệ hệ thống điện được thực hiện bởi các rơ le bảo vệ kiểu cơ
điện và kiểu tĩnh nối đến các biến dòng điện (CT) và biến điện áp (VT) bảo vệ, mỗi
rơ le chỉ đảm nhận một chức năng bảo vệ riêng biệt, ví dụ: rơ le bảo vệ quá dòng
50/51, 50/51N…
- Chức năng đo lường và đo đếm điện năng được thực hiện bởi các đồng hồ đo


×