Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN THPT: Một số giải pháp giúp học sinh tự kỉ hòa nhập môi trường học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.69 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh tự kỉ hòa nhập môi trường học
tập.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Phương
Mã sáng kiến: 09.65.02


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Lời giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi yêu cầu
ngày càng cao về nguồn nhân lực phải đáp ứng được các yêu cầu phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và kỹ năng sống. Đứng trước những đòi hỏi của sự
phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng
cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.
Trong khi đó hiện tượng trẻ tự kỉ ngày càng nhiều và đang cần hòa hập vào cuộc
sống. Theo ước tính của chuyên gia, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tự kỷ và 8 triệu
người bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo các chuyên gia, tự kỷ là một phổ rộng, từ nhẹ đến
nặng, không rõ nguyên nhân và không thể phòng ngừa; chỉ có phát hiện sớm, can thiệp
sớm để giúp trẻ sớm hòa nhập. Nhiều người chưa biết về chứng tự kỷ nên đã bỏ lỡ cơ hội
phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Hiện, chưa có nhiều nơi có thể chẩn đoán được tự kỷ.
Việt Nam cũng rất ít trung tâm can thiệp dành cho trẻ tự kỷ lớn.
Điều khó khăn ở trẻ tự kỷ là thiếu ngôn ngữ, nhiều cháu có hành vi bất thường như
tự làm đau, tự va đầu vào tường, đánh bạn, tăng động... Vì vậy, can thiệp sớm mang đến


cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện khả năng học tập, giao tiếp
và các kỹ năng xã hội...
Trong trường học hiện nay, hiện tượng học sinh tự kỉ ở mức độ nhẹ đến vừa xuất
hiện ngày càng nhiều. Bản thân là một nhà giáo viên chủ nhiệm tôi có cơ hội gần gũi học
sinh và có mong muốn giúp các em học sinh tự kỉ hòa nhập cuộc sống như những học
sinh bình thường nên tôi lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp giúp học sinh tự kỉ hòa
nhập môi trường học tập”để làm chuyên đề chuyên môn về công tác chủ nhiệm và trao
đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm giải pháp giúp học sinh mắc chứng tự kỉ hòa nhập môi
trường học tập, có kĩ năng sống, đạt được kết quả cao trong học tập và rèn luyện.


2. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp giúp học sinh tự kỉ hòa nhập môi trường học tập
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Phương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại: 0983142433
- E_mail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Nguyễn Thị Phương.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp giúp học sinh mắc chứng tự kỉ tham gia vào các
hoạt động vui chơi, học tập của trường lớp.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2018 -2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung:
1. Thực trạng của lớp chủ nhiệm:
1.1. Khó khăn
Trong năm học 2018 – 2019 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10A4 với 42
học sinh gồm 28 học sinh nữ, 14 học sinh nam. Các em mới bước vào môi trường THPT

nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, có nhiều sự thay đổi mà các em còn chưa thể làm quen, trông
các em đều ngơ ngác nhưng trong đó có 01 học sinh nam làm tôi đặc biệt chú ý. Em học
sinh này có một số biểu hiện giống như trẻ mắc chứng tự kỉ như rất ít giao tiếp, khi giao
tiếp thì nói chậm, luôn ngồi im một chỗ, hành động chậm chạp, cứng nhắc, và nghỉ học
vô tổ chức. Từ hiện tượng như vậy tôi đã gần gũi với em học sinh này và trao đổi với phụ
huynh học sinh thì được biết em này bị tự kỷ ở mức độ nhẹ.
Năm nay lại là năm đầu cấp đối với các em học sinh và đặc biệt đối với em học
sinh này. Một môi trường học tập hoàn toàn mới là khó khăn cho tất cả các em học sinh.
Nhưng đây cũng là một cơ hội cho em học sinh mắc chứng tự kỉ vì môi trường mới, bạn
bè mới, các mối quan hệ mới. Với ngôi trường mới này có thể nó sẽ mang lại cho em một
sự thay đổi tích cực nếu có tác động kịp thời hoặc tiêu cực nếu học sinh không thích nghi
được, hoặc có một vài tác động xấu từ bạn bè.


Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là gần gũi,
giúp đỡ em học sinh này hòa nhập được với môi trường THPT.
1.2. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu và Đoàn thanh niên về việc tổ chức
các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể tăng khả
năng giao tiếp, tình đồng đội, gắn kết và sẻ chia, nhanh chóng thích nghi với môi trường
mới.
Đa số các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, năng động, hòa đồng với bạn
bè, tích cực học tập.
Trong lớp có một số em giao tiếp được bằng tiếng anh thứ ngôn ngữ mà bạn nam
kia thích.
-Giáo viên bộ môn tiếng anh rất nhiệt tình.
2. Biện pháp:
Biện pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của chứng tự kỉ.
Tự kỷ là nhóm bệnh lý do những bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của
não bộ. Nguyên nhân trẻ tự kỷ chưa được biết đến trong hầu hết các trường hợp, được

quy cho là đa nguyên nhân, bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự chú ý đến giọng nói
của người khác


Nói chậm - cả về thời điểm trẻ bắt đầu nói và mức độ hạn chế của lời nói.



Không có hoặc có rất ít giao tiếp bằng mắt hay gặp các vấn đề khi quay đầu một đặc điểm rất phổ biến và là một dấu hiệu rõ để nhận biết căn bệnh.



Độ nhạy bén với âm thanh và các vấn đề cảm giác khác chậm.



Giọng nói đều đều, lên xuống thất thường, và lời nói dường như không được
hướng đến người nghe.




Không có khả năng dự đoán hành vi - gặp vấn đề trong việc nắm bắt các
nguyên nhân và kết quả, động lực và phản xạ cảm xúc trong hành vi con người.



Phản ứng hoảng loạn trước những điều bất ngờ




Khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc, cảm giác và lời nói - đối với người
ngoài, là những phản ứng không giải thích được như đi ra khỏi phòng mà không
báo trước hay giải thích, đứng dậy bất ngờ, la lớn, vẫy tay, v.v.



Không có nhu cầu tiếp xúc với bên ngoài và tương tác xã hội - các tương tác
thường nhật như là hỏi xem ai đó cảm thấy thế nào, hỏi thăm về một ngày của họ,
hỏi ý kiến về việc một cái gì đó trông như thế nào (quần áo) hoặc nếu một cái gì đó
được yêu thích,...

Biện pháp 2 : Khảo sát đặc điểm, tâm sinh lí học sinh.
Trong 2 tuần đầu tiên của năm học 2018-2019, tôi tiến hành theo dõi , khảo sát
điều tra đối với 42 học sinh lớp 10A4- lớp tôi chủ nhiệm để tìm hiểu các đặc điểm, tâm
sinh lí của học sinh. Và một bảng điều tra riêng đối với học sinh có dấu hiệu tự kỉ này.
a. Khảo sát về các mặt cơ bản của học sinh:
Các mặt
Nói
Viết
Vận động
Ngôn ngữ giao tiếp
Làm quen bạn mới
* Kết quả:

Chuẩn
100-120 từ/ phút
Khoảng 95 chữ/ phút

Nhanh nhẹn, khéo léo.
Tiếng Việt

Học sinh đạt được
30 từ/ phút
20 chữ/ phút
Chậm, cứng nhắc.
Tiếng Anh
Không làm quen bạn mới.

Học sinh chưa đạt về các chỉ số cở bản.
b. Khảo sát về ý thức tổ chức kỉ luật, học tập
Các mặt
Đi học
Làm bài tập về nhà
Tham gia phát biểu
Các hoạt động tập thể
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Đạo đức
Môn học vượt trội
Nhận thức

Học sinh đạt được
Chưa đầy đủ, nghỉ tự do
Không làm
Không
Không tham gia
Rất ít
Ngoan ngoãn, lễ phép.
Tiếng Anh, Toán.

Đa số các môn học đều chậm


* Kết quả:
Từ việc khảo sát cho thấy học sinh không tự giác cho việc học tập và rèn luyện
nhưng đó là do chứng bệnh mà em đang mắc phải mang đến.
c. Khảo sát về phía gia đình học sinh
Các hoạt động
Nói chuyện với bố mẹ
Trò chơi yêu thích ở nhà
Không gian ở nhà
Học ở nhà
Bạn bè đến nhà chơi

Kết quả
Rất ít
Game
Trong phòng riêng
Không
Không

Kết quả: Về phía gia đình học sinh cũng rất khó khăn trong việc giao tiếp và hỗ trợ em
trong việc học tập và rèn luyện.
Biện pháp 3 : Gần gũi và giúp học sinh hòa đồng, tham gia các hoạt động ngoại khóa của
lớp, trường.
Là giáo viên chủ nhiệm tôi có nhiều thời gian gần gũi với học sinh nên tôi có cơ
hội để tạo cho em một môi trường lớp học thân thiện, thoải mái và an toàn. Để đạt được
điều đó tôi trong năm qua tôi đã thực hiện một số việc như sau:
Ngay từ đầu năm tôi đã gần gũi để nói chuyện với học sinh nhưng gần như việc
làm này không có kết quả vì học sinh rất ít chia sẻ.

Khi có các hoạt động tập thể tôi giao việc cho em như một học sinh bình thường
để em cảm thấy không có sự phân biệt đối xử trong lớp và cho em thấy rằng mình hoàn
toàn có khả năng làm được. Khi hoàn thành công việc em sẽ tự tin hơn trong những công
việc khác.
Biện pháp 4: Tạo sự đồng cảm của cha mẹ, thầy cô và bạn bè
Thời gian học sinh ở lớp nhiều không kém ở nhà nên lớp học là nơi quan trọng để
học sinh hoàn thiện và phát triển bản thân. Hiểu được ý nghĩa của lớp học và đặc điểm
của học sinh nên tôi rất quan tâm đến không khí lớp học, các tác động từ các học sinh
khác đến học sinh này. Nên ngay từ đầu năm học tôi đã làm một số hoạt động sau:


Tổ chức một buổi sinh hoạt lớp riêng không có mặt của học sinh để các học sinh
trong lớp hiểu về chứng bệnh mà bạn mắc phải từ đó tạo điều kiện giúp đỡ bạn hòa nhập
trong lớp và bảo vệ bạn ở bên ngoài lớp. Đặc biệt tôi ngăn cấm việc trêu đùa của các bạn
trong lớp có ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh này.
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu về học sinh tôi thấy học sinh giao tiếp nhiều bằng
tiếng anh nên tôi đã gặp gỡ và chia sẻ với những học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp
bằng tiếng anh để gần gũi bạn.
Gặp gỡ, chia sẻ với các giáo viên bộ môn về tình hình của học sinh và cũng là tìm
sự sẻ chia của các giáo viên về các phương pháp giáo dục giúp học sinh học tập tốt và tự
tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt là cô giáo tiếng anh.
Tôi cũng thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để tìm hiểu sự tiến bộ của
học sinh. Và cũng để chia sẻ với phụ huynh những khó khăn mà học sinh gặp phải trên
lớp học để phụ huynh vào cuộc giúp học sinh tháo gỡ.
Tôi cũng phối hợp với Đoàn Thanh Niên của trường để trao đổi và được sự trợ
giúp của các thầy cô trong các hoạt động ngoại khóa, tập thể.
Biện pháp 5. Động viên, khuyến khích kịp thời.
Ngoài là một giáo viên chủ nhiệm tôi còn là giáo viên dạy môn toán của lớp, môn
học mà em có thể hiện chút hứng thú hơn các môn học khác. Trong quá trình giảng dạy
tôi luôn chú ý đến em, khi nào e có biểu hiện của sự hiểu bài là tôi khuyến khích em đứng

lên phát biểu và cho điểm cao để em thấy mình được ghi nhận sự tiến bộ, từ đó em có
động lực trong học tập. Dần dần em sẽ tự tin hơn trong môn học của tôi và các môn học
khác.
Không chỉ tổ chức riêng cho em mà tôi luôn có những hình thức động viên khuyến
khích kịp thời cho tất cả những học sinh trên lớp có tiến bộ trong học tập bằng cách:
Hàng tuần, hàng tháng có tổng kết về điểm tốt và sự tích cực xây dựng bài là sẽ nhận
được những món quà động viên.
Biện pháp 6. Tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh.


Qua việc tìm hiểu về thời gian học sinh học ở cấp THCS tôi thấy học sinh thường
bị bắt nạt và trêu đùa quá trớn. Từ đầu năm học tôi đã có một số biện pháp ngăn cản đối
với các học sinh trong lớp.Tuy nhiên học sinh mới vào lớp 10 các em vẫn còn rất ngây
thơ và chưa ý thức được hành động của mình có ác ý với bạn hay không nên tôi luôn phải
giám sát và che chắn các trò đùa của các bạn trong lớp đối với học sinh này. Cô giáo sẽ
nghiêm khắc nhắc nhở các bạn trêu đùa em trước lớp để em thấy mình được che chở và
bảo vệ. Bên cạnh đó tôi cũng giao việc giám sát bảo vệ bạn khi cô giáo vắng mặt cho một
số học sinh nhanh nhẹn và hòa đồng ở trong lớp. Những học sinh này sẽ thường xuyên
báo cáo những tác động tích cực và tiêu cực đến với học sinh này cho giáo viên để tôi kịp
thời hỗ trợ và giúp đỡ.
KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :
a. Hình thức đánh giá kết quả thực hiện sáng kiến.
Giáo viên tiến hành đánh giá học sinh trong toàn bộ quá trình học và hoạt động ở
trường, kết hợp với kết quả các mặt tiến bộ của học sinh ở nhà từ phụ huynh.
b.Phân tích kết quả thực hiện
-Đối với bản thân tôi: Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về học sinh tôi có thêm kiến thức
về chứng bệnh tự kỉ, về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh cấp THPT. Sau khi áp dụng những
biện pháp giáo dục trên đối với học sinh tôi nhận thấy mình được hoàn thiện bản thân có
thêm kĩ năng và kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh. Đặc biệt về phía học sinh này
tôi nhận được sự tin yêu, đây là kết quả mong muốn nhất mà không chỉ riêng tôi mà các

thầy cô làm công tác chủ nhiệm đều mong muốn.
-Đối với học sinh: - Từ giữa học kì I em đã có những sự tiến bộ về một số mặt như:
Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tập thể đầy đủ, giao tiếp với cô giáo và các bạn
nhiều hơn. Đi học đầy đủ và tự giác.
- Đến cuối năm học em có những sự tiến bộ vượt bậc về một số môn học được
thể hiện rõ trong bảng kết quả khảo sát dưới đây. Kết quả của học sinh được in đậm.
Bảng sau trích điểm của 10 học sinh cao nhất lớp.
TRƯỜNG THPT
TRẦN HƯNG ĐẠO
T
T

Lớp

Toán

KẾT QUẢ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2018-2019

Văn

LỚP 10A4 NĂM HỌC 2018-2019
Điểm thi từng môn
Sử
Địa
GDCD Tổng
Anh


1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

10A4
10A4

7
6.4

6.75
7.25

3.8
5

8.5
8

8
6.75

10A4
10A4
10A4

10A4
10A4
10A4
10A4
10A4

8.4
6
7
6.4
5.8
5.8
5.2
5.4

6.25
5
7
6
4.25
5.5
6
7.25

7
5
5.4
6.4
6.6
4.2

6.6
5

6.25
9.25
7
7.5
8.5
9
8.5
6.25

5.5
7.5
6.75
7.25
7
7.5
7.5
7

8.5 42.55
8.5 41.9
41.6
8.25
5
8.5 41.25
8 41.15
7.25 40.8
8.5 40.65

8.25 40.25
5.5 39.3
7.5 38.4

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG
KẾT QUẢ THI KSCL LẦN 3
ĐẠO
KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC
LỚP 10A4
2018-2019
Điểm thi từng môn
T
Lớp
An
L Hó Sin Tổng
T
Sử Địa GDCD
Toán Văn h
ý
a
h
10A
7.7
1
4
6 6.5
5
5
8
9.25

10A
6.2
2
4
8.4
5
7
6 6.5
8.25
10A
7.7
3
4
6 6.5 4.6
5 7.5
8
10A
7.2
4
4
5 5.5 6.6
7
5
8
10A
7.2 6.7
5
4
6
6 4.8

5
5
7.25
10A
6
4
5
5 5.6 7.5 6.5
8.25
10A
4.2
7
4
5.4
5
4
8
8
8
10A
8
4
5.4 6.5
4
6
7
8.5
10A
4.2
6.7

9
4
6.4
5 3.2 8.5
5
8.25
10A
6.7
10
4
5.2 4.5 5.2 7.5
5
8
c. Nhận xét kết quả
- “Một số biện pháp giúp học sinh tự kỉ hòa nhập môi trường học tập” mà tôi đã đề
cập ở trên đã đem lại hiệu quả tương đối cao đối với học sinh tôi áp dụng và trong phạm
vi lớp chủ nhiệm của tôi, vì nó góp phần giáo dục học sinh tự tin hòa nhập trong lớp học


và tự tin hơn trong học tập. Đồng thời cũng góp phần giúp các học sinh khác hiểu và biết
ứng xử giúp đỡ nhưng người bị mắc chứng bệnh tương tự.
- Trên đây là những biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng tại lớp chủ nhiệm của mình, tôi
mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ Ban giám Hiệu, Đoàn Thanh Niên và các
đồng nghiệp khác trong toàn trường để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tế với 01 em học sinh lớp 10 trường tôi.
- Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các em học sinh mắc chứng tự kỉ ở mức độ nhẹ
đến vừa.
- Ngoài ra còn có thể áp dụng được những học sinh cá biệt.

8. Những thông tin cần bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm cao, phối hợp chặt chẽ với học sinh, gia đình học
sinh, giáo viên bộ môn và các học sinh trong lớp.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng
kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình thực nghiệm những giải pháp này tôi nhận thấy đó là nhưng giải pháp
mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh. Không chỉ áp dụng cho học sinh
tự kỉ mà còn có thể áp dụng cho một số học sinh đặc biệt và cá biệt.
Cũng qua nghiên cứu này tôi hiểu sâu thế nào là chứng tự kỷ, biểu hiện của chứng
tự kỷ, yếu tố ảnh hưởng, hậu quả của chứng tự kỷ, đặc biệt tìm hiểu tâm lý của học sinh
mắc chứng tự kỷ ở lứa tuổi trung học phổ thông. Đề tài này ý nghĩa rất lớn cho những
học sinh có đặc điểm tâm lý đặc biệt, cụ thể là tự kỷ khi đang theo học ở các trường trung
học phổ thông. Những học sinh này sẽ được mọi người cảm thông và có những giải pháp
để giúp họ vượt qua những rào cản về tâm lý và hòa nhập tích cực trong trường trung học
phổ thông. Từ đó chúng ta giúp mọi người có hiểu biết về căn bệnh tự kỷ và tránh được
những hậu quả không đáng có.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:


Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao
trong trường phổ thông.
Giúp học sinh học sinh và giáo viên nhìn nhận rõ hơn về căn bệnh tự kỉ và có giải pháp
giúp người mắc bệnh hòa nhập được trong cuộc sống và học tập.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:

Số
TT
1

Tên tổ
chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Nhóm 01 học Trường THPT Trần Hưng
sinh lớp 10. Đạo – Tam Dương – Vĩnh
Phúc

Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2020

Một số biện pháp giúp học sinh
tự kỉ hòa nhập môi trường học
tập.

Tam Dương , ngày 19 tháng 02 năm 2020

Thủ trưởng đơn vị/

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)


(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Phương
Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2020.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)



×