Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN THPT: Khai thác tư liệu lịch sử và âm nhạc trong dạy học bài 23 – Lịch sử 12 – Cơ bản để phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.09 KB, 12 trang )

Ngày 26-3-2018.
CHUYÊN ĐỀ: KHAI THÁC TƯ LIỆU LỊCH SỬ, VÀ ÂM NHẠC TRONG
DẠY HỌC BÀI 23 – LỊCH SỬ 12- CƠ BẢN ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay đang là một vấn đề mà các giáo viên
dạy Lịch sử đang thật sự quan tâm và trăn trở. Đặc biệt trong quá trình Bộ GD - ĐT
đang đẩy mạnh việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Nhiều giáo viên cho
rằng việc dạy học theo xu hướng này đối với giáo viên đã được đào tạo chuyên sâu
một lĩnh vực là rất khó khăn, và trong thực tế bước đầu cũng gặp phải một số khó
khăn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thật sự quyết tâm và cố gắng thì chắc chắn hiệu quả
dạy học sẽ đạt được kết quả cao hơn, đặc biệt gây được hứng thú học tập cho học
sinh, phát huy được tính tích cực và chủ động của người học nhiều hơn. Bởi vì môn
Lịch sử vốn khô khan, nhiều sự kiện, nội dung, do đó trong quá trình dạy học ta
thực hiện tích hợp liên môn với các môn học như: Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Giáo
dục quốc phòng an ninh, Giáo dục công dân… sẽ làm cho bài học trở nên hấp dẫn
và lôi cuốn.
Dưới góc độ giáo dục, tích hợp được hiểu là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Dạy học tích hợp liên kết môn trong bộ môn Lịch sử là hình thức liên kết
những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử.
Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế
giới. Quan điểm dạy học tích hợp được xem là định hướng lý luận của chương trình
giáo dục Việt Nam hiện hành, theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/ TU BCH Đảng
khoá XI thì việc tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một
trong những vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu.
1



Để tiết học về Lịch sử thực sự hấp dẫn, tạo được hứng thú cho học
sinh và đạt hiệu quả tôi đã khai thác nguồn tư liệu lịch sử và âm nhạc vào bài giảng.
2. Phạm vi: Thời gian: 1973-1975
3. Phương pháp tiến hành:
Bài học sử dụng máy chiếu để khai thách tranh ảnh và tư liệu có hiệu quả
hơn
II. Giải quyết vấn đề:
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu được:
+ Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
+ Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc –
Nam , niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
3/ Kỹ năng : Phân tích, nhận xét, khai thác tư liệu, âm nhạc, lược đồ, nhận định,
đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch sau hiệp định Pari. Chủ trương kế hoạch đúng
đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng giải phóng miền Nam
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Máy tính kết nối máy chiếu
- Bản đồ : tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Hoạt động khởi động: GV trình chiếu Clip về bài hát Tiến về Sài Gòn
của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước có kèm theo một số đoạn phim tư liệu lịch sử trong
kháng chiến chống Mỹ ( Hoạt động khởi động này vừa giúp HS cũng cố kiến thức
củ vừa định hướng được yêu cầu nội dung bài mới)
Giáo viên đặt vấn đề: Nêu lên tầm quan trọng của tiết học, nêu nhiệm vụ học tập

Hoạt động của GV + HS

Kiến thức cơ bản
I/ Miền Bắc khôi phục và phát
triển kinh tế- xã hội ra sức chi viện

*Mục I( Giảm tải)
2


cho Miền Nam( Giảm tải)
-Hoạt động 1: Tìm hiểu Miền Nam đấu tranh
chống địch “Bình đinh” và “Lấn chiếm” tạo
thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn( Hoạt

II/ Miền nam đấu tranh chống địch
“Bình định” và “Lấn chiếm” tạo thế
và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

động cá nhân/ tập thể)

a.Âm mưu của Mỹ-Ngụy
-Gv: Âm mưu và hành động mới của Mỹ-

- Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”

Ngụy?
- HS trả lời. Gv nhận xét kết hợp sử dụng máy
chiếu hình ảnh quân Mỹ rút về nước và giải

thích: Mặc dù rút quân về nước nhưng Mỹ vẫn
để lại 2 vạn cố vấn quân sự, đồng thời vẫn duy

- Tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh
thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân,
càn quét, bình định, lấn chiếm vùng
giải phóng.

trì ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ
để tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến
tranh”-> Tăng cường viện trợ ồ ạt tiền của, vũ
khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy. Còn
chính quyền Sài Gòn thì ra sức phá hoại Hiệp
định Pa Ri, ráo riết bắt lính, đôn quân, tăng lực
lượng vũ trang, tiến hành chiến dịch “ Tràn
ngập lãnh thổ”, càn quét, bình định, lấn chiếm
vùng giải phóng.
=> Thực chất Mỹ-Ngụy đang tiếp tục trở lại
chiến lược “ VNHCT”
-GV: Trước âm mưu và hành động mới của MỹNgụy, Đảng ta đã có chủ trương như thế nào?
- HS trả lời. Gv nhận xét, phân tích kết hợp khai

b.Chủ trương của Đảng
- 7-1973: HNBCHTW Đảng lần thứ 21
chĩ rõ: Tiếp tục làm cách mạng dân tộc

thác một số hình ảnh, tư liệu lịch sử
- GV: Em biết gì về Đường 14- TX Phước Long
3


dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực


?

cách mạng, nắm vững thế tiến công

- GV cho HS trình bày, sau đó cung cấp thêm tư chiến lược, đấu tranh trên cả ba mặt
liệu cho Hs để Hs hiểu rõ thêm về địa bàn chiến trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
lược này.

->> Kết quả chiến đấu:

Nói về Phước Long và Đường 14:

- Đông xuân 1974-1975 ta mở một loạt

- Phước Long cách Sài Gòn 100km về hoạt động quân sự ở ĐBSCL và ĐNB
phía Đông Bắc , là giao điểm của 4 địa - Tiêu biểu: Từ ngày 12-12-1974->6-1bàn chiến lược quan trọng: Nam Tây 1975 giành thắng lợi vang dội ở đường
Nguyên,Đông Campuchia, ĐNB, Khu 6 14- Phước Long- Diệt 3000 tên, giải
và là cửa ngỏ phía Tây Bắc Sài Gòn. phóng đường 14, thị xã Phước Long và
Khu vực phòng thủ của đich ở Phước toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.
Long mỗi chiều rộng 8km. Có 8 căn cứ
hình thành thế chân kiềng, đó là: Tiểu
khu Phước Long, Chi khu Phước Bình
và điểm cao Bà Rá, Thị Xã Phước Long
là căn cứ vững chắc nhất. Địch bố trí
một lực lượng quân chủ lực mạnh ở
đây và có sự hổ trợ của các phương tiện
thiwwts bị chiến tranh hiện đại…

- Khi Phước Long đứng trước nguy cơ
thất thủ, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu treo giải thưởng 3,2 triệu đô la
cho cho binh lính ở lại cố thủ Phước
Long.
- Sau khi Phước Long thất thủ TT Thiệu
hô hào: “ Giành 3 ngày để truy điệu và
cầu nguyện choPhước Long”
(Trích:Chặng đường mười nghìn ngày)
4


- Ý nghĩa:
-GV: Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa như + Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn
thế nào?

của quân ta

- Hs trả lời. Gv nhận xét. Bổ sung

+ Sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài
Gòn
+ Việc Mỹ can thiệp trở lại rất hạn chế
=>Cơ sở để Bộ chính trị hạ quyết tâm
chiến lược giải phóng hoàn toàn miền
Nam.
III/ Giải phóng hoàn toàn Miền Nam

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về chủ trương, kế giành toàn vẹn lãnh thổ
hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam( cả 1.Chủ trương, kế hoạch giải phóng

lớp/ cá nhân)

Miền Nam.

- GV: Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng ta - Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải
đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền phóng Miền Nam trong 2 năm 1975Nam?

1976. Xác định cả năm 1975 là thời cơ

- Hs trả lời. Gv nhận xét bổ sung:

và nhấn mạnh nếu thời cơ đến vào đầu

+ Sau Hiệp định Pa Ri 1973, Mỹ rút quân về hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng
nước-> So sánh lực lượng có lợi cho ta.

hoàn toàn Miền Nam.

+ Cuối 1974- đầu 1975 sau Chiến dịch Đường - Phương châm: Đánh nhanh, thắng
14 Phước Long lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi nhanh.
cho cách mạng.
-Sử dụng máy chiếu hình ảnh Bộ chính trị họp.
-GV: Trình bày nội dung kế hoạch giải phóng
Miền Nam?
- Hs trả lời. Gv nhận xét, phân tích.
-GV: Qua tìm hiểu chủ trương của Đảng đãnói
lên điều gì?
5



=> Cho thấy Đảng ta đã phân tích, nhận định và
đánh giá tình hình rất chính xác và kịp thời

2.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy

*Hoạt động 3: Tìm hiểu về Cuộc tổng tiến công Xuân 1975
và nổi dậy Xuân 1975( Cá nhân/ Tập thể)

a. Chiến dịch Tây Nguyên(4-3->24-3)
- Tây nguyên là địa bàn chiến lược

-GV: Vì sao ta chọ Tây nguyên là chiến dịch mở
màn?
- HS lên bảng xác định vị trí của TN trên lược
đồ và giải thích vì sao ta chọ TN là chiến dịch
mở màn.
-GV nhận xét, phân tích: TN là địa bàn chiến
lược quan trọng, địch đã biến TN thành một căn
cứ chiến lược quan trọng( Gồm Quân đoàn 2 và
Quân khu 2 do Trung tướng Ngô Quang Tưởng
chỉ huy) hòng đè bẹp phong trào cách mạng của
3 nước Đông Dương, khống chế Duyên hải
Miền Trung, cắt đứt nguồn chi viện từ Miền
Bắc vào Miền Nam,từ rừng núi xuống đồng
bằng.
=> Do địch nhận định sai hướng tiến công của
ta nên bố trí ở đây một lực lượng tương đối
mỏng, sơ hở.
- GV trích dẫn tư liệu: Vào tháng 12-1974 tại
Dinh Độc Lập, trong cuộc họp với các tướng

lĩnh bàn về kế hoạch tác chiến năm 1975,
Nguyễn Văn Thiệu đã hỏi Phạm Văn Phú(Thiếu
tướng – Tư lệnh Quân Khu 2)
“ Nếu đánh cao nguyên họ sẽ đánh vào đâu?”
Phú trả lời: “Chắc chắn họ sẽ đánh Play cu”
-GV tường thuật diễn biến trên lược đồ. Kết
hợp khai thác hình ảnh và trích dẫn nguồn tư
liệu:
“ 2g sáng ngày 10-3-1975, Phạm Văn Phú
kinh hoàng khi được tin quân giải phóng đã
tiến công Buôn Ma Thuật. Ngày 12-3 Phú
nhận được lệnh của Thiệu: “ Phải giữ Buôn
Ma Thuột đến cùng” .Ngày 14-3 trước sức tấn
công như vũ bão của quân Giải phóng, Thiệu
buộc phải ra lệnh rút chạy khỏi Tây Ngyên.
Mặc dù tuyên bố “ Tôi sẽ ở lại Playcu và chết
6

quan trọng
- Địch phán đoán sai hướng tiến công
của ta nên bố trí phòng ngự một lực
lượng tương đối mỏng và sơ hở.

* Diễn biến
- 4-3: Ta đánh nghi binh ở Playcu và
Kontum để thu hút lực lượng địch
- 10-3: Ta bất ngờ tấn công và giải
phóng Buôn Mê Thuột.
- 12-3: Địch tái chiếm Buôn Mê Thuột
nhưng thất bại

- 14-3: Địch rút khỏi Tây Nguyên


ở đó”, nhưng Phú đã bỏ Tây Nguyên chạy về
Nha Trang, tiếp tục bỏ Nha Trang chạy về
Phan Thiết, sau đó trốn về Sài Gòn
( Trích: Chân dung tướng ngụy Sài Gòn)
-GV: Ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên?

- 24-3: Tây Nguyên được giải phóng
với 60 vạn dân
* Ý nghĩa: Mở ra giai đoạn tổng tiến
công chiến lược trên toàn Miền Nam.
b. Chiến dịch Huế- Đà Nẵng(21-3-

-GV: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch HuếĐà Nẵng?
-HS trả lời. Gv nhận xét, phân tích

>29-3)
- Thời cơ đến nhanh và thuận lợi
- Mở đường tiến vào Sài Gòn.

-GV sử dụng lược đồ tường thuật. Kết hợp khai
thác tranh ảnh và tư liệu.
- Ngày 19-3-1973, bộ binh và xe tăng quân
giải phóng vượt sông Thạch Hản,uy hiếp
thành phố Huế. Thiệu gọi cho Ngô Quang
Trưởng yêu cầu tử thủ Huế. Trưởng đành lên
đài phát thanh Huế tuyên bố “Tôi sẽ sống chết
với cố đô Huế”. Nhưng vừa tuyên bố xong,

Tưởng bỏ chạy vào Đà Nẵng, ngày 26-3 quân
ta giải phóng Huế, Thiệu lại yêu cầu Trưởng
cố thủ Đà Nẵng. Thay vì lời cam kết, Trưởng
đã gửi cho Thiệu một bức điện:
“Trân trọng kính trình Tổng thống
Tự nhận thấy đuối sức và bối rối, sợ rằng
không hoàn thành trách nhiệm
Kính thưa Tổng thống cho được từ chức”
(Trích: Chân dung tướng ngụy Sài Gòn)
-Gv cung cấp thêm cho HS: “Lực lượng của
địch ở Đà Nẵng có khoảng 10 vạn tên, trong
đó có 15 tiểu đoàn chủ lực thuộc Sư đoàn 3 bộ
binh, Sư đoàn thủy quân lục chiến và tàn
quân của các Sư đoàn 1,2 cùng với hàng chục
tiểu đoàn bảo an, hàng trăm trung đội cận vệ,
phòng vệ dân sự và 5000 cảnh sát. Sư đoàn 1
không quân với 373 máy bay các loại, 7 tiểu
đoàn pháo binh, Thiết đoàn 11 kị binh, một
lực lượng hải quân ngụy đóng ở quân cảng
Đà Nẵng và vùng biển phụ cận”
(Trích: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975)
7

* Diễn biến
- 19-3: Giải phóng Quảng Trị
- 21->26-3: Giải phóng Huế và toàn
tĩnh Thừa Thiên Huế
- 29-3: Giải phóng Đà Nẵng
-> Từ tháng 3 đến đầu tháng 4 giải

phóng các tĩnh và đảo duyên hải Miền
Trung , Nam Tây Nguyên


-Kết quả toàn chiến dịch ta đã loại khỏi vòng
chiến đấu 12000 tên. Tiêu diệt 3 Sư đoàn bộ
binh (1,2,3), Sư đoàn thủy quân lục chiến, 4
Liên đoàn biệt động(11,12,14,15), 5 Thiết
đoàn, 21 Tiểu đoàn, 4 đại đội, 14 Trung đội
pháo, Sư đoàn pháo, Sư đoàn 1 không quân,
50 Tiểu đoàn và 50 đại đội xe tăng, xe thiết
giáp, 327 khẩu pháo,, 47 tàu xuồng, 1084 xe
quân sự và nhiều đạn dượ, nhiên liệu, nguyên
liệu, đập tan hệ thống phòng thủ của Quân
đoàn 1, Quân khu 1 ngụy, giải phóng 5
tỉnh(Có 2 thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng)
với hơn 2 triệu dân.
(Trích: Đại thắng mùa xuân 1975. NXB
Thông Tấn).
-GV: Chiến dịc Huế- Đà Nẵng có ý nghĩa như
thế nào?
-Hs trả lời. GV nhận xét, phân tích.

* Ý nghĩa:
- Gây tâm lý hoang mang, tuyệt vọng
cho địch
- Đưa cuộc tiến công và nổi dậy của
quân và dân ta chuyueenx sang thế
mạnh áp đảo-> Tạo điều kiện thuận lợi
cho trận cuối cùng.


-GV: Trong điều kiện lịch sử nào Đảng ta quyết
định mở chiến dịch Hồ Chí Minh?
-Hs trả lời, Gv nhận xét, bổ sung và Trích dẫn
bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Phương châm: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ,
chắc thắng”. Bộ chính trị xác định: Phải
chuẩn bị chu đáo, đánh chắc thắng, không
cho địch co cụm về Sài Gòn, tổ chức các mũi
thọc sâu, có sức đột kích mạnh, đánh hanh
vào các mục tiêu chủ yếu, kết hợp tiến công
quân sự với địch vận và nổi dậy của quần
chúng, tiến công quân sự phải đi trước một
bước và giữ vai trò quyết định, phát huy sức
mạnh tổng hợp, đột phá liên tục, dồn dập cho
8

c- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến
30/ 4/ 1975)
*Điều kiện lịch sử:
- Thời cơ để giải phóng hoàn toàn Miền
Nam trong năm 1975 đã chín muồi.
- Bộ chính trị quyết địnhmở chiến dịch
lớn nhất đánh vào Sài Gòn => Chiến
dịch Hồ Chí Minh => Giải phóng Sài
Gòn và Miền Nam trước tháng 5( Trước
múa mưa).
- Chuẩn bị: Tập trung nhanh lực lượng,
binh khí, kỉ thuật.
- Phương châm: Thần tốc, táo bạo, bất

ngờ, chắc thắng.


đến thắng lợi.
-Cách đánh: “Thực hiện chia cắt chiến lược,
cắt đứt đường bộ, đường không, khống chế
sân bay, triệt để bao vây, cô lập Sài Gòn, bao
vây chặn đánh địch ở vòng ngoài, không cho
chúng co cụm về Sài Gòn, đánh những trận
then chốt quan trọng”.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch trước khi
bước vào chiến dịch ta đã đạt tỷ lệ áp đảo 1,7 /
1 với chủ lực, và 3/1 với số đơn vị tập trung.
Về binh khí, kĩ thuật ta đã tập trung được 516
khẩu pháo mặt đất, 550 tên lửa và pháo
phòng không, 1 đại đội máy bay A37, 320, xe
tăng, xe thiết giáp, 1600 xe kỹ thuật chiến
đấu, hơn 10.000 xe vận tải, 60.000 tấn vật
chất (15.000 tấn đạn)
( Trích: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng
chiến chống Mỹ)

* Diễn biến:

-Từ 16->26-4: Chọc thủng tuyến phòng
thủ tại Xuân Lộc, Phan Rang => Nội bộ
-GV sử dụng máy chiếu lược đồ trình bày diễn Mỹ-Ngụy hoảng loạn
biến. Kết hợp hình ảnh và tư liệu.
-17h ngày 26-4: Chiến dịch bắt đầu: 5
cánh quân từ 5 hướng đồng loạt tấn

-GV trích dẫn tư liệu: Tướng Mỹ Uây-Oen
công vào Sài Gòn
nói với Nguyễn Văn Thiệu “ Phải giữ cho
-10h45p ngày 30-4: Bắt sống toàn bộ
được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài
nội các Sài Gòn- Dương Văn Minh
Gòn”.
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện
Từ nhận định như vậy, địch đã tập trung một lực -11h30p lá cờ cách mạng tung bay trên
lượng lớn để phòng thủ Xuân Lộc..
nóc Dinh Độc Lập => Toàn thắng
=>Kết quả: Chiến dịch tiến công Xuân Lộc
- 2-5 các tỉnh còn lại được giải phóng
của ta thắng lợi đã đập tan : cánh cửa thép”
cửa ngỏ phía Đông Sài Gòn. Làm rung
chuyển cả hệ thống phòng thủi còn lại của
địch ở xung quanh Sài Gòn, làm suy sụp
nhanh tinh thần chiếnđấu của quân ngụy.
(Ngày 18-4: Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản
người Mỹ. Ngày 21-4 Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu từ chức)
-GV trích tư liệu: “Đài Sài Gòn trưa ngày 244 phát đi tiếng nói buồn bả, rời rạc và cay
9


đắng của Thiệu trách móc quan thầy Mỹ đã
bỏ rơi mình. “…Mỹ đã yêu cầu chúng ta thực
hiện điều không thể làm được. Vì vậy tôi đã
bảo họ: các ông đòi hỏi chúng tôi làm điều mà
các ông đã thất bại với nữa triệu binh lính

tinh nhuệ và sĩ quan có tài với gần 300 tỉ đô la
chi phí trong 6 năm trời. Nếu tôi không nói
rằng các ông bị cộng sản Việt Nam đánh bại,
thì tôi cũng phải nói một cách khiêm tốn là
các ông cũng không thể chiến thắng. nhưng
các ông đã tìm đường rút lui trong danh
dự…”
-GV trích Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống
ngụy quyền Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975:
“ Tôi- Đại tướng Dương Văn Minh- Tổng
thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực
Việt nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không
điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt
Nam. Tôi tuyên bố Chính quyền Sài Gòn từ
Trung ương đến địa phương phải giải tán
hoàn toàn, giao toàn bộ chính quyền từ Trung
ương đến địa phương lại cho chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam.”
IV- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI,
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC
*Hoạt động 4: Nhóm
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU
GV chia lớp 4 nhóm yêu cầu các nhóm tìm
NƯỚC (1954 – 1975)
hiểu về Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
1- Nguyên nhân thắng lợi
sử
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng
-Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi?

đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường
Nguyên nhân nào có ý nghĩa quan trọng và
lối chính trị, quân sự, phương pháp cách
quyết định nhất đến sự thắng lợi của cuộc
mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự
kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
chủ.
-Nhóm 2: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử? Kể tên
Truyền thống yêu nước nồng nàn của
một số ca khúc cách mạng trong kháng chiến nhân dân ta, tinh thần đoàn kết chiến
chống Mỹ và một số bài thơ. Có thể trình bày đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.
một bài hát( hoặc bài thơ)
Hậu phương miền Bắc vững chắc đáp
-Hs thảo lận trả lời, nhóm khác bổ sung.
ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến
10


Cuối cùng GV nhận xét, phân tích làm rõ
thêm( Có thể cất cho Hs hát bài Như có Bác
Hồ trong ngày vui đại thắng, hoặc bài Mùa
Xuân vê trên Thành phố Hồ Chí Minh).
-GV chiếu bảng tổng kết về sự giúp đỡ của
các nước XHCN đối với Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ về: vũ khí, phương
tiện chiến tranh, lương thực…

đấu ở hai miền.
Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3
nước Đông Dương.

Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước
XHCN khác, của các lực lượng tiến bộ
trên thế giới.
2- Ý nghĩa lịch sử
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ
và 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ
quốc từ sau cách mạng tháng tám.
--Trên cơ sở nội dung bài học cần giáo dục
-Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị
Hs về ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ
của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở nước
quê hương, đất nước cúng như tinh thần
ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
quốc tế cao cả. lên án chiến tranh, bảo vệ hòa dân chủ trong cả nước và thống nhất đất
bình.
nước.
-Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân
tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống
nhất đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến tình hình nước
Mỹ và thế giới, là nguồn cổ vũ, khích lệ
to lớn đến phong trào cách mạng thế
giới.

11


IV/ Củng cố :- Giáo viên khái quát những nội dung chính của bài học .
Cho Hs trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

V/. Bài tập:

Tìm hiểu thêm một số nguồn tư liệu chính thống về cuộc kháng

chiến chống Mỹ qua sách, báo…
VI/ Kiến nghị, đề xuất : Những trường có điều kiện có thể tổ chức cho những HS
ưu tú, tiêu biểu đến thăm quan Dinh Độc Lập và một số địa danh trong kháng chiến
chống Mỹ.

12



×