Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo sát, đánh giá hệ thống cây xanh trồng trên các dải phân cách đường phố chính ở hà nội trong thời gian gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 50 trang )

Mục lục

trang

Lời cảm ơn

2

Phần mở đầu

3

1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................3
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài................................4
3. Bố cục của đề tài.....................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cây xanh đô thị và cây xanh trên đường phố
1.1

4

Khái niệm về cây xanh đô thị.............................................................................4

1.1.1

Các khái niệm................................................................................................4

1.1.2

Thành phần của cây xanh đô thị..................................................................6

1.2 Ý nghĩa của cây xanh đô thị...................................................................................8


1.2.1 Đưa thiên nhiên trở lại với con người..............................................................9
1.2.2 Cân bằng hệ sinh thái........................................................................................9
1.2.3 Đáp ứng nhu cầu văn hóa nghỉ ngơi của người dân đô thị...........................10
1.2.4 Hoàn thiện.......................................................................................................10
1.2.5 Hạn chế ô nhiễm không khí............................................................................11
1.2.6 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất..............................................................11
1.2.7 Giảm sự chói sáng và phản chiếu...................................................................11
1.2.8 Các công dụng khác........................................................................................11
1.3 Các nguyên tắc quy hoạch cây xanh đô thị.........................................................12
1.3.1 Nguyên tắc 1....................................................................................................12
1.3.2 Nguyên tắc 2....................................................................................................13
1.3.3 Nguyên tắc 3....................................................................................................13
1.3.4 Nguyên tắc 4....................................................................................................13
1.3.5 Nguyên tắc 5....................................................................................................14
1.3.6 Nguyên tắc 6....................................................................................................14
1.3.7 Nguyên tắc 7....................................................................................................14
1.4 Các loại hình tổ chức cây xanh đô thị..................................................................15
1.4.1 Phân loại cây xanh đô thị................................................................................15
1.4.2 Bố trí các loại cây xanh đô thị.........................................................................15
1


1.5 Kinh nghiệm quy hoạch, tổ chức và quản lý cây xanh đô thị ở một số nước trên
thế giới......................................................................................................................... 18
1.6 . Cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị............................23
1.6.1 Chỉ tiêu cây xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị.......................................23
1.6.2 Các văn bản pháp lý đã được ban hành trong công tác quản lý và phát triển
cây xanh đô thị..........................................................................................................24
1.6.3 Các cơ sở từ động lực mới của hiệp hội công viên cây xanh Việt Nam.........24
Chương 2: Thực trạng cây xanh trên đường phố Hà Nội


26

2.1 Giới thiệu khái quát thành phố Hà Nội...............................................................26
2.2 Thực trạng cây xanh trồng trên dải phân cách Hà Nội.....................................30
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất trồng cây xanh ở giải phân cách trên đường phố
chính ở Hà Nội
41
3.1 Vai trò của cây xanh đường phố............................................................................41
3.2 Đảm bảo kĩ thuật trồng cây xanh đường phố.......................................................43
3.3 Mang tính truyền thống.........................................................................................45
3.4 Giải pháp quy hoạch..............................................................................................46
3.5 Các giải pháp kĩ thuật............................................................................................46
Kết luận và kiến nghị

50

1. Kết quả nghiên cứu của đề tài.............................................................................50
2. Những tồn tại và hướng phát triển của đề tài....................................................51
3. Kiến nghị, đề xuất................................................................................................51
Tài liệu tham khảo

52

2


Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cung diễn ra nhanh chóng .Bộ mặt đô thị được cải thiện
và đổi mới từng ngày. Cây xanh đô thị có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con
người và môi trường đô thị, nó làm đẹp thành phố, làm đẹp các khu ở, là một bộ phận
trong hệ sinh thái tự nhiên, các tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường
sống đô thị, không gian sống đô thị thường được ví như lá phổi cuả đô thị và là một
trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị
Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. mật độ xây dựng ngày càng cao,
vai trò của cây xanh, mặt nước càng cần phải được chú ý trong quá trình lập quy hoạch
một đô thịm một khu dân cư hay công nghiệp, trong quá trình thiết kế kiến trúc một công
trình cụ thể
Xanh hóa đô thị đang là vấn đề rất nóng tại các đô thị lớn tại Việt Nam, tăng diện tích cây
xanh nhằm cải thiện môi trường cũng như tăng giá trị cảnh quan cho đô thị. Mật độ cây
xanh được tăng lên trong các khu đô thị xây mới, hay những tuyến đường chính trong
khu vực, không những trồng cây trên vỉa hè mà diện tích giải phân cách cũng được tận
dụng tối đa để làm xanh hóa đô thị.
Nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc tới hệ thống cây xanh và không gian
xanh đô thị – thường được ví như lá phổi của đô thị. Những hàng cây xanh suốt bốn mùa
trên đường phố đã mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp riêng, tạo ấn tượng cho du khách đến
thăm.
Hệ thống cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ
môi trường sống đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan và là một bộ phận không
thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, cây xanh đô thị của Hà Nội luôn là vấn đề được quan tâm
và phát triển.. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cây xanh Hà Nội đang gặp phải rất
nhiều vấn đề liên quan đến giá trị thẩm mỹ, mức độ an toàn và sức khỏe cây xanh đô thị.
Nguyên nhân chủ yếu từ quá trình đô thị hóa, hiện tượng biến đổi khí hậu và vấn đề lựa
chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng.

2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá tác động của hệ thống cây xanh trồng trên các

giải phân cách đường phố chính ở Hà Nội trong thời gian gần đây
 Nội dung nghiên cứu:
3


 Khảo sát, thống kê hệ thống cây xanh trồng trên các dải phân cách đường phố
chính ở Hà Nội trong thời gian gần đây
 Đánh giá tác động của hệ thống cây xanh này tới môi trường đô thị Hà Nội

 Phương pháp nghiên cứu:
Trước tiên nghiên cứu trên cở sở lý thuyết và dựa vào kết quả điều tra thu thập từ thực
tế…lấy kết quả đó đánh giá và đề ra phương hướng giải quyết.
3. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cây xanh đô thị và cây xanh trên đường phố
Chương 2: Khảo sát đánh giá kiểm tra cây xanh trên đường phố
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất trồng cây xanh ở giải phân cách trên đường phố chính ở
Hà Nội
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cây xanh đô thị và cây xanh trên đường phố
1.1 Khái niệm về cây xanh đô thị
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm đô thị
Là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng
lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4000
người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối
thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trần. Đô thị bao gồm các khu
chức năng đô thị.
1.1.1.2


Khái niệm cây xanh đô thị

Theo nghị định Số: 64/2010/NĐ-CP, khái niệm cây xanh đô thị được hiểu như sau: “Cây
xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh
chuyên dụng trong đô thị”

4


Cây xanh và mặt nước là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong đô thị. Cây
xanh mặt nước (sông, hồ, bồn nước nhân tạo…) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực
kiến trúc công trình đặc biệt là ở một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam.
Cây xanh, mặt nước khi được sử dụng thích đáng trong các khu xây dựng (khu nhà ở, khu
làm việc hoặc các công trình công cộng, khu công nghiệp…) sẽ cải thiện đáng kể cảnh
quan môi trường trong các khu đó. Cây xanh, mặt nước có tác dụng tích cực cải tạo môi
trường, như khả năng làm giảm yếu bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp, giảm nhiệt độ không
khí và nhiệt độ các bề mặt, hút bớt khói bụi, các chất độc hại cũng như tiếng ồn, tăng
cường độ ẩm không khí, cải thiện chế độ gió…trong các khu vực xây dựng.

1.1.2 Thành phần của cây xanh đô thị
1.1.1.1 Cây che bóng
 Là cây thuộc nhóm cây tầm cao, dành cho khuôn viên có không gian lớn, cần
được phủ bóng mát:
+ Cây bóng mát thường như: lộc vừng, me chua,…
+ Cây bóng mát có hoa như: Sứ trắng, kèn hồng, chuông vàng,…
5


Bên cạnh việc tạo bóng mát cây có hoa tạo điểm nhấn, mang màu sắc tươi tắn và
không khí trong lành đến mọi không gian.

+ Cây ăn quả như cây sa kê, cây xoài,…

1.1.1.2 Cây trang trí
6


 Là cây thuộc nhóm cây tầm trung, được chia thành các nhóm nhỏ:
 Cây phân loại theo hình khối, dáng dấp:
 Có xén tỉa như: cây Hồng lộc, cây phi lao…
 Cây tạo rào chắn như: Hoàng nam, trúc quân tử, trúc cần câu,…
 Cây dạng bụi:
 Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi không có hoa hay có hoa
nhiều màu sắc. Có thể trồng đơn lẻ thành nhiều cụm, theo mảng hay trong chậu,
điểm thêm màu sắc cho khuôn viên.
 Cây dây leo: tùy thuộc công trình kiến trúc mà chọn loại cây thích hợp, tạo bóng
râm, che tường, trang trí cổng, cột,…

1.2 Ý nghĩa của cây xanh đô thị
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi
thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, có
7


cây hoa lá, núi non...) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được
chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, Hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ
bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ.
Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất…
Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên
nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn

ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn...) gây ra cho con người những bất
lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp
giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh tạo cảnh quan có vai trò vô cùng
quan trọng. Hệ thống cây xanh đô thị có những tác dụng sau:
1.2.1 Đưa thiên nhiên trở lại với con người
Lịch sử thế giới đã khẳng định rằng: Cái nôi sự sống của mỗi sinh vật, trong đó có
loài người chính là thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ, thiên nhiên ấy chính là sự kết
hợp hài hòa giữa các loài động vật và thực vật. Mọi sinh vật đều có sự tương quan mật
thiết với nhau tạo thành một hệ sinh thái hoàn hảo.
Sự bùng nổ dân số theo cấp số nhân trong nhiều thập kỷ qua đã đặt ra cho nhân
loại hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu của con người:
ăn, mặc, ở... Hệ quả của nó là hàng loạt các đô thị từ nhỏ đến lớn lần lượt xuất hiện.
Cái nôi của sự sống là cảnh vật thiên nhiên ngày càng bị mất đi. Màu xanh của cây cỏ,
lá, hoa xuất hiện rất khiêm tốn trong lòng đô thị. Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị
nhằm đưa thiên nhiên trở lại với môi trường sống của con người, khắc phục dần
nhược điểm của việc bùng nổ đô thị, tô thêm màu xanh sống động của cây xanh lên
các mảng bê tông gạch đá… tạo nên môi trường sống sinh động hài hòa
Một số cây xanh còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm trong lành
môi trường, có lợi cho sức khỏe của cư dân đô thị.
1.2.2 Cân bằng hệ sinh thái
Vấn đề cân bằng hệ sinh thải chưa được đặt ra, khi mà nền công nghiệp còn thô sơ,
lạc hậu, môi trường sống còn đa dạng phong phú, mật độ dân số còn thưa thớt so với
thiên nhiên tương đối nhiều. Nhưng kể từ khi nền công nghiệp phát triển từ quy mô
nhỏ và vừa đến đại công nghiệp, khi mà dân số bùng nổ và nhất là khi hàng loạt các
đô thị bùng nổ xuất hiện dẫn hệ sinh thái và môi trường sống thực sự bị xáo trộn và bị
bẻ gãy. Vấn đề môi trường là bài toán thiết yếu cần phải được giải quyết trong quy

8



hoạch đô thị hiện nay và tương lai. Thực tế đã cho thấy rằng cây xanh đã góp phần rất
lớn trong việc cân bằng hệ sinh thái đang bị xáo trộn ấy qua các tác động sau:





Cải thiện vi khí hậu (về nhiệt độ, độ ẩm và gió)
Chống ô nhiễm tiếng ồn
Làm trong lành môi trường đô thị
Tăng tính thẩm mỹ và cảnh quan đô thị

1.2.3 Đáp ứng nhu cầu văn hóa nghỉ ngơi của người dân đô thị
Yếu tố “thời gian rảnh” đang là vấn đề đặt ra cho các nhà xã hội học, khi mà xã hội
ngày càng văn minh tiến bộ, tự động hóa ngày càng phát huy vai trò tích cực, con
người ngày càng thoát khỏi các công việc nặng nhọc, ngày nghỉ càng nhiều, thời gian
rảnh càng tăng. Các hoạt động thể thao vui chơi giải trí lành mạnh, phù hợp với nét
đẹp văn hóa của người dân đô thị đang là đòi hỏi cấp thiết. Các hình thức giải trí, nghỉ
ngơi và các hoạt động văn hóa, thể thao ngày trở nên quan trọng nhất trong các hoạt
động đô thị. Các hoạt động diễn ra trong nhà và ngoài trời, trong đó khu đất cây xanh
ngoài trời sẽ là mảng sinh hoạt chủ yểu của người dân đô thị trong thời gian rảnh. Cây
xanh đô thị luôn là khu sinh hoạt có sức chứa rất lớn, đảm bảo hoạt động giao tiếp
rộng, mang tính cộng đồng, có tác dụng phục hồi sức khỏe, sảng khoải tâm hồn, phát
triển tư duy và năng khiếu thẩm mỹ. Có thể nói cây xanh đô thị là cầu nối đưa con
người đô thị về với thiên nhiên, về với cội nguồn cuốc sống.
1.2.4 Hoàn thiện
Địa hình, mặt nước, cây xanh, công trình kiến trúc... Là các yếu tố tạo thành cảnh
quan đô thị. Do thị hiếu thẩm mỹ của con người luôn vươn tới cải mới, cái phong phú
đa dạng. Cây xanh đã đáp ứng được nhu cầu ấy thông qua quá trình sinh trưởng của

nó theo từng thời điểm của thời gian trong một không gian biến đổi. Cây xanh là yếu
tố hình khối có nhiều hình thức đa dạng và màu sắc phong phú nhất trong các yếu tố,
tạo cảnh sự tương hợp, hài hòa về màu sắc hình dáng và ngay cả hương thơm của cây
xanh đã góp phần tạo nên bố cục hợp lý của các yếu tố khác nhau, hình thành giá trị
thẩm mỹ của cảnh quan đô thị.

9


1.2.5 Hạn chế ô nhiễm không khí
Đối với bụi, trung bình 1 ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 - 70 tấn/năm. Cây
xanh (cảnh, thân, lá, chồi, hoa ...) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khỏi,..), và sau
đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách rửa
sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài
ra cây xanh cũng làm che lấp các hơi, khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi của lá,
hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.
1.2.6 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong
hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích lũy chất hữu cơ. Thêm vào đó cây xanh
thì hấp dẫn, dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói mòn khác.
1.2.7 Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới tầm nhìn của chủng ta cũng như đối với cảm giác
nhiệt độ. Chúng ta bị bao quanh bởi vô số bề mặt chiếu sáng: gương, thép, nhôm, bê
tông và mặt nước, các bề mặt đó đều phản chiếu ánh sảng. Mọi người đều có cảm giác
bất tiện của việc ánh sáng phản chiếu đến mắt của chúng ta.
Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu ánh sáng sơ cấp và ánh sáng
thứ cấp. Hiệu quả của nó trước hết tùy vào kích thước và mật độ. Nguồn của ánh sáng
phải được biểu thị trước khi thực vật thích hợp có thể được chọn để kiểm soát nó.
Mức độ kiểm soát cũng phải được xem xét để loại trừ ánh sáng hoàn toàn hay tạo ra
một màng lọc hay tạo ra hiệu ứng làm dịu.

1.2.8 Các công dụng khác
Ngoài các công dụng chính đã nói ở trên, cây xanh còn có nhiều công dụng khác
nữa:

10


Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế sẽ cung cấp
các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như sao, dầu...
Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây xanh cung cấp chỗ nô đùa,
vui chơi cho trẻ em. Dưới bóng cây người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí nhiều
ôxi, lặng ngắm thiên nhiên và suy ngẫm những vấn đề riêng tư của mình.
Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Ví dụ lấy
làm tên các địa danh như cây Gáo, cây Da Xà, Hàng Xanh...
Cây hoa kiểng trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường thiên cho cảnh
quan nội thị, vốn nhiều bê tông cốt thép.
Cây xanh trồng ở một nơi khác có thể là một vật gợi nhớ những kỷ niệm quê
hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong đời khi nhìn sự hiện diện của chúng
hay ngửi những hương thơm..., mùi, vị mà cây xanh có được.
Ít ra, chúng ta cũng có thể nói rằng đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoang vắng nếu
chúng ta không có cây xanh.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác
(hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp…) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị còn
có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.
1.3 Các nguyên tắc quy hoạch cây xanh đô thị
Hệ thống cây xanh có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của dân cư đô thị, nó
có giá trị sử dụng rất cao, do đó khi quy hoạch hệ thống cây xanh trong tổng thể đô
thị, cần phải tuân thủ một số nguyễn tắc cơ bản nhằm đảm bảo giá trị sử dụng ấy.

1.3.1 Nguyên tắc 1

Cây xanh phục vụ cho con người: Nguyên tắc đầu tiên để quy hoạch cây xanh
chính là phục vụ theo nhu cầu sử dụng của người dân đô thị.
Trong đô thị sự phân bố mật độ dân số không đồng đều, có nơi tập trung đông
dân, có nơi thưa dân. Vì vậy sự phân bố phân bố cây xanh phải có sự cần bằng với số
lượng người sử dụng
Do đó cây xanh không cần thiết phải phân bổ đồng đều trên mặt bằng đô thị mà
nó cần bố trí ở các vị trí dễ thu hút lượng người nhất. Thường bố trí trong lòng các
điểm dân cư hoặc trung tâm các tổ chức ở trong đô thị.
Đối với mảng cây xanh cấp thành phố nên bố trí trồng ưu tiên ở đầu hướng gió
để phát huy tác dụng cải thiện vi khí hậu đô thị.
11


1.3.2 Nguyên tắc 2
Cây xanh sẽ phát huy rất tốt tác dụng của nó đối với đô thị trong điều kiện tập trung
và liên tục: Vì vậy cần tạo các mảng xanh lớn trên mặt bằng đô thị (≥ 3ha) tạo các cấp
công viên: công viên đơn vị ở 3-5ha, công viên quận huyện hoặc tiểu vùng 5-15ha,
công viên cấp thành phố từ 15-30ha, công viên quốc gia >30ha. Các dải cây xanh
phòng hộ, cây xanh cách ly... Tất cả phải được nối trực tiếp hoặc gián tiếp qua các
mảng xanh đường phố hoặc dòng sông để tạo nên 1 hệ thống cây xanh thống nhất và
liên tục trên toàn địa bàn đô thị.
1.3.3 Nguyên tắc 3
Phải tạo được tính quần thể cây xanh trong và ngoài thành phố: Cơ sở của tính
quần thể được xác lập qua sự thổng nhất về chức năng và bố cục cây xanh cùng với sự
kết nối giữa tuyến cây xanh trong, ngoài qua các dải cây xanh từ ngoại ô chạy sâu vào
đô thị. Do đó phải quy hoạch toàn bộ các phần cây xanh trong và ngoài thành phố
cùng lúc, tạo mối liên hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống thống nhất. Tất cả dựa
trên cơ sở tính chất quy mô của quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi
tiết đô thị.
1.3.4 Nguyên tắc 4

Các yếu tố tạo thành cảnh quan: (địa hình, mặt nước...) phải có sự kết hợp với
nhau.
Hệ thống không gian trống của mặt nước và dải đất ven bờ có thế quyết định hệ
thống chính của cây xanh đô thị. Địa hình có độ dốc lớn ít thuận lợi cho việc xây
dựng nên được cải tạo trồng cây gây rừng tạo thành vườn công viên cho thành phố.
Chính các cấu trúc kết hợp mặt nước với cây xanh hoặc địa hình với cây xanh sẽ là cơ
sở quyết định hệ thống cây xanh cho toàn thành phố. Nó trở thành trung tâm của bố
cục cây xanh trong đô thị
1.3.5 Nguyên tắc 5
Chọn loại giống cây trồng: Cây xanh chỉ có thể xanh tốt và phát huy tác dụng nếu có
giống cây trồng phù hợp với điều kiện môi trường và khí hậu địa phương, nhất là thực tế
đặc điểm khi hậu của khu đất xây dựng ( hướng gió, tốc độ gió, chế độ nhiệt, độ ẩm,
lượng mưa...) Chẳng hạn, thành phố Hà Nội khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng,
mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.: nhiều mua nhiều nắng hệ thống cây xanh cần đủ để
dẫn gió, không nên quá dày hoặc quá rộng để tăng độ ẩm không cần thiet. Biển thường
trống phi lao, cây lá kim để chắn gió, đổi núi thường trồng xú vẹt ( bộ rễ dày), cây thân
mủ (có gai) để bám chặt đất...
1.3.6 Nguyên tắc 6
12


Các danh làm thắng cảnh hoặc các di tích lịch sử: trong bất kì điều kiện nào phải được
đưa vào hệ thống cây xanh đô thị, vì nó cũng là những bộ phận của nghi ngơi giải trí. Nó
trở thành trung tâm cho sự phát triển cho hệ thống cây xanh khu vực. Các công viên di
tích được hình thành trong các điều kiện này.
Các di tích lịch sử thường có những vùng bảo vệ I, I, III, thường vùng II hoặc một phần
vùng III là những nơi được ưu tiên bố trí cây xanh, vừa để tôn tạo di tích vừa tạo mảng
xanh cho đô thị.
Những di tích mang tính chất rừng cần giữ nguyên hiện trạng, cần thiết có thể trồng thêm
cây xanh để tăng quy mô đạt đến mức cần thiết.

1.3.7 Nguyên tắc 7
Quy hoạch cây xanh cần thiết đảm bảo diện tích cây xanh cần thiết cho từng cấp: Do
đó phải căn cứ vào quy mô cũng như tính chất đô thị để có được diện tích phù hợp.
Ngoài diện tích cây xanh cần thiết cho quy mô đô thị, phải tính đến khả năng phát triển
và mở rộng đô thị. Khả năng này căn cứ vào định hướng phát triển đô thị mà có, từ đó dự
trù diện tích cây xanh phù hợp.
Để tiết kiệm đất xảy dựng, đất trồng cây xanh cần tận dụng đất không xây dựng được của
đô thị, hoặc vị trí đất ít giá trị nhất có thể được.
1.4 Các loại hình tổ chức cây xanh đô thị
1.4.1 Phân loại cây xanh đô thị
Thông thường đất cây xanh đô thị được chia làm 3 loại chủ yếu dựa trên chức năng sử
dụng hợp lý:
 Loại 1: Cây xanh công cộng
Là loại hình cây xanh sử dụng có tính chất chung cho mọi người dân đô thị, phục vụ
cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, văn hóa, thể thao, công cộng, cụ thể là cây xanh
trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, quảng trường, đường phố và các công trình
hành chính công cộng.
 Loại 2: Cây xanh hạn chế
Là loại cây xanh sử dụng không rộng rãi, phục vụ lượng người nhất định, nghỉ ngơi
giải trí chốc lát. Đó là các loại hình cây xanh trong trường hoc, bệnh viện, xí nghiệp, kho
tàng, cơ quan nghiên cứu...
 Loại 3: Cây xanh chuyên dụng

13


Là loại cây xanh sử dụng theo yêu cầu chuyên môn riêng, do nhữmg yêu cầu đặc biệt
về điều kiện thiên nhiên, đất đai hoặc dùng vào mục đích kỹ thuật kinh tế như: Khu cây
xanh cách ly độc hại, cây xanh chống gió, cát, cây xanh chắn đất, vườn ươm, cây xanh
nghĩa địa...

1.4.2 Bố trí các loại cây xanh đô thị
 Hệ thống cây xanh trong mặt bằng tổng thể đô thị
1.4.2.1. Theo thuyết tầng bậc

Hệ thống cây xanh đô thị

Cây xanh cách ly

Cây xanh khu
công
nghiệp

Công viên đô
thị

Cây xanh xí
nghiệp

Vườn khu ở

Cây xanh
từng bộ
phận xí
nghiệp

Vườn nhóm
nhà

Vườn nhóm
nhà


14

Công viên đô thị

Cây xanh
Boulevard

Cây xanh
từng khu
vực

Cây xanh
đường nội
bộ

Cây xanh
quảng trường


1.4.2.2 Theo thuyết phi tầng bậc
15


Hệ thống cây xanh đô thị

Cây xanh cách ly

Cây xanh
đường phố,

quảng trường
ly

Công viên đô thị

Công viên đô thị

 Các kiểu thức bố trí cây xanh
Căn cứ vào địa hình, bố cục không gian đô thị, điều kiện phân bố dân cư... Việc bố trí cây
xanh có những hình thức bố cục phù hợp.
 Có 3 hình thức cơ bản để bố cục cây xanh: Điểm, Tuyến, Mảng. Tùy theo cấp độ
bố trí cây xanh (thành phố, quận, khu ở), các hình thức trên sẽ có quy mô khác
nhau. Ví dụ: Bố cục cây xanh trong thành phổ, bố cục cây xanh trong khu ở
(phường, xã), bố cục cây xanh trong đơn vị ở ( tổ, khu phố)

 Bố cục cây xanh thành các điểm: Hệ thống cây xanh được phân bố trên nhiều
mảnh đất phân tán rải rác trong đô thị. Cách bố cục này thường dùng cho những
16










đô thị hay những khu cải tạo tận dụng các khu đất trống để tăng cường diện tích
cây xanh.

Bố cục cây xanh thành tuyến (hoặc thành dải): Kết hợp những khu đất trồng cây
dọc các tuyến sông, tuyến kênh hay tuyến giao thông đường phố hoặc các dải
cây cách ly tạo thành những dải cây lớn xen với những dải đất xây dựng. Cách
bố cục này được sử dụng phố biến trong các đô thị mới xây dựng. Các dải cây có
sự liên kết với nhau tạo thành những hệ thống liên tục, phát huy hiệu quả trong
các ý đồ quy hoạch và cải thiện vi khí hậu.
Bố cục cây xanh thành mảng: Đó là những khu đất cây xanh có bề mặt diện tích
lớn (3ha, 15ha, 30ha) cách bố trí này thường thấy ở các đô thị lớn, các khu ở đầy
đủ chức năng hay các đơn vị ở hoàn chỉnh.
Toàn bộ các hình thức bố cục nêu trên, tùy yêu cầu và đặc điểm từng vùng mà
bố trí.
Cũng có thể kết hợp liên hoàn các hình thức bố cục nêu trên để đạt được tính
thống nhất và liên tục.
Việc bố trí hệ thống cây xanh liên hoàn có nhiểu kiểu, chú yếu cần căn cứ vào cơ
cấu quy hoạch chung. Hình thức cơ cấu quy hoạch chung của thành phố bao gồm
các kiểu: vòng tròn, nan quạt, mạng nhện, ô cờ, hỗn hợp...

1.5 Kinh nghiệm quy hoạch, tổ chức và quản lý cây xanh đô thị ở một số nước
trên thế giới
1.5.1 Kinh nghiệm quy hoạch, tổ chức, quản lý cây xanh tại Singapore Singapore
với dân số khoảng 3 triệu người là một đảo quốc nhỏ bé nằm trong khu vực Đông
Nam Á, bao gồm một đảo chính và 60 đảo nhỏ, cách đường xích đạo 137km về phía
bắc. Tổng diện tích của Singapore chi có 647,5km2, trong đó một nửa diện tích
Singapore là rừng, đầm lấy và các khu vực không đuợc xây dựng. Hơn 49,67% diện
tích được sử dụng để ở, dịch vụ, thương mại và công nghiệp. chỉ có 1,7% diện tích
( khoảng 10.8 km) là dành cho công nghiệp.
Singapore không được ưu đãi về
khí hậu với khí hậu nhiệt đới với mặt trời mọc quanh năm. Tuy nhiên do lượng mưa
dồi dào, mùa mưa kéo dài nhiều tháng trong năm cũng góp phần cho cây cối phát
triển.

Không thuận lợi về khí hậu, diện tích, đất đai... nhưng Singapore đã vươn lên để trở
thành một quốc gia không những phát triển trong khu vực Đông Nam A mà trở thành
một trong những quốc gia “Xanh và Sạch" nhất thế giới với GDP tính cho mỗi người
dân rất cao, nhờ đó trở thành địa điểm du lịch rất hấp dẫn và nổi tiếng. Vườn quốc gia
Singapore có khung cảnh xanh tươi với nhiều chủng loại cây là kết quả 40 năm quyết
tâm và nỗ lực trải qua những công việc đầy khó khăn, vất vả và kiên trì. Sự phát triển
của Singapore để trở thành một “ thành phố vườn" bắt đầu bằng sự thành lập Chương
trình phủ xanh với sự hậu thuẫn là nguyên thủ tướng Lý Quang Diệu, người có nhận
17


định Singapore xanh là nhân tố cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ông phát
động cuộc vận động trồng cây xanh vào năm 1963 và những thập niên sau các nhà
lãnh đạo kế nhiệm vẫn tiếp tục thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, song song với
sự phát triển của giao thông, nhà ở các công trình xây dựng khác một cách nhanh
chóng ở trung tâm thành phố thì tình trạng thiếu cây xanh cũng tăng nhanh. Những
năm đầu 1976 vụ giải trí và công viên thuộc bộ phát triển quốc gia được thành lập để
thực hiện nhiệm vụ phủ xanh Singapore trong thời gian ngắn nhất. Vì thế các cây bàn
địa có đặc tính phát triển nhanh được lựa chọn, đầu bảng là các cây Angsana bởi
chúng cho bóng râm, phát triển nhanh, sẵn có và dễ trồng. Một số loài khác là Rain
Tree, Yellow Flame và Ketapang. Việc trồng tiếp theo các cây hoa tự nhiên và cây bụi
như Bougain villeas sặc sỡ được coi như phần nỗ lực để trang điểm phong cảnh cùng
với các thảm cỏ xanh tươi được cắt tỉa công phu.

Ảnh chụp trên cao "Garden by the Bay" nổi tiếng của Singapore

18


Ảnh một góc nhỏ trong Garden by the Bay


19


Cùng thời điểm đó luật đường bộ được phát triển nhằm bảo vệ khu vực trồng cây
xanh dọc theo các con đường. Cả những khu vực bên hè đường như nơi đỗ xe ô tô
cũng được quy định trồng cây để giảm bớt bức xạ và sức nóng của những mặt đường
nhựa trải rộng. Thêm vào đó là các cấu trúc bê tông như cầu vượt, tường bao cũng
được phủ bởi các loại cây thằn lằn, cây hoa leo như Ficus pumila và được che bởi các
cây bụi và cây di thực để làm giàu mức độ bê tông hóa.
Trong thành phố, các công viên được phát triển, mọi khoảng trống được tận dụng để
trồng cây để cải tạo những " lá phổi xanh" cho cư dân, ở những khu vực thương mại
sầm uất. Bên cạnh đó người ta yêu cầu những nhà đầu tư phải trồng cây ven đường và
các công viên nội khu bên cạnh các khối nhà cao tầng nhằm tao ra không gian mở.
Chương trinh phát triển công viên chính trên các đảo cũng được triển khai nhanh để
phục vụ những nhu cầu giải trí phong phủ của dân chúng. Trong chương trình này, các
công viên cũ đang tồn tại xây dựng phát triển bên cạnh những khu nhà ở mới chỉnh
trang có mật độ thấp và rất nhiều công viên mới được hình thành, đáng kể là Sentosa.
1.5.2 Kinh nghiệm tổ chức cây xanh trung tâm đô thị của các nước trên thế giới
Qua nghiên cứu tìm hiểu các thành phố tác giả nhận thấy rằng, chính quyền đô thị của
mọi thành phố chọn lựa chiến lược phát triển cây xanh phù hợp với điều kiện của mình.
Việc đầu tư phát triển có tính bền bỉ, để các thế hệ sau có thể kế thừa những thành quả
của các thế hệ đã xây dựng. Việc xây dựng, quản lý và phát triển cây xanh tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
 Khu trung tâm đô thị, mật độ dân cư cao và lượng khách vãng lai đông đúc, nên để
đảm bảo chỉ tiêu cây xanh bình quân cao trên đầu người là một bài toán nan giải,
nhất là các đô thị hiện hữu đang được phát triển mở rộng.
Do vậy, cần có tầm nhìn cao bao quát khi quy hoạch phát triển đô thị: Sự phân bố dân cư,
các khoảng không gian trống, các hoạt động thương mại dịch vụ, lượng xe lưu thông trên
thành phố.... Đồng thời bố trí việc phát triển mảng xanh phải đảm bảo yêu cầu cải thiện

môi trường, chú ý đến việc ngăn chặn sự lan tỏa các chất gây ô nhiễm môi trường, tiếng
ồn, giao thông, bụi bám theo gió đến những vùng kế cận. Ngoài ra, việc quy hoạch cây
xanh đô thị không nhất thiết phải phân bố đều mà nên tập trung ưu tiên cho trung tâm
thành phố.
 Cây xanh là một trong các thành phần của cảnh quan thiên nhiên. Do đó, trong quy
hoạch không thể tách rời cây xanh ra khỏi các thành phần còn lại như địa hình,
mặt nước, không gian và động vật mà phải luôn chú ý đến sự gắn bó của chúng
với nhau làm thành hệ thống cây xanh thông nhất, liên tục và lan tỏa từ trung tâm
thành phố ra ngoại thành. Các khoảng không gian trống, mặt nước, với dải đất ven
bờ hồ, sông, kênh, rạch có thể quyết định tính chất của hệ thống chính của cây
xanh đô thị.
20


 Kết hợp đặc điểm khí hậu như hướng gió, tốc độ gió, chế độ nhiệt, lượng mưa, thổ
nhưỡng... khi bố trí trồng cây phát triển mảng xanh cho từng khu vực. Trên cơ sở
đất nào trồng cây đấy, đặc biệt chú ý đến đất đai đã thay đổi cấu trúc bởi các công
trình xây dựng cần cải tạo đất và dùng khoa học kỹ thuật vào để bảo dưỡng cho
đất có nhiều độ ẩm.
 Nước là yếu tố quan trọng cho sự sống cây xanh tươi và ra hoa kết trái của cây cỏ.
Nếu không gần sông ngòi, hồ nước tự nhiên thì cũng cần bố trí nhân tạo để duy trì
sự phát triển của cây xanh.
 Trồng cây kết hợp với các di tích lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh,
không đưa vào công viên cây xanh quá nhiều công trình kinh doanh gây tiếng ồn ô
nhiễm môi trường, vì đó là một bộ phận của hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, giáo dục
văn hóa cho cư dân đô thị.
 Đầu tư cây xanh là một loại dự án lâu dài , hiệu quả kinh tế không thấy ngay lập
tức , nhưng hiệu quả về mặt xã hội, về môi trường sống, về cảnh quan đô thị.
Nhiều đô thị đang thu được những nguồn lợi nhờ vào những nguồn thu to lớn về
đầu tư thương mại dịch vụ và đặc biệt là ngành du lịch nhờ vào sự đầu tư phát

triển cây xanh, mà Singapore là một ví dụ điển hình.
 Quá trình đô thị hóa và sự năng động của kinh tế thị trường đã tác động đáng kể
tới lối sống của người dân đô thị. Sự gia tăng dân số đô thị khiến diện tích ở ngày
càng hẹp, cộng với nhịp sống hiện đại sôi động khiến nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi
công cộng gia tăng về quy mô và độ phức tạp. Trong điều kiện sống như thế, cây
xanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giải trí, thư giãn và tái tạo môi
trường không khí trong lành.
Không phải lúc nào thành quả quản lý tốt của đô thị này là kết quả của đô thị kia, tuy
nhiên từ các thực tế của những nước phát triển trước cho thấy giải quyết vấn đề cây xanh
đô thị hiện nay không những là trách nhiệm của chính quyền, các nhà chuyên môn mà
còn là sự đóng góp to lớn từ sự ý thức người dân.

21


1.6 . Cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị
1.6.1 Chỉ tiêu cây xanh trong quy hoạch xây dựng đô thị
Bộ xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng theo quyết
định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 có quy định cụ thể các chỉ tiêu cây xanh trong
đô thị .
Bảng chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị Việt Nam:
STT

Đô thị trong
nước

Chỉ tiêu cây xanh
(m2/người)
Thực tế
QCXD

01: 2008
�5
2

STT

Đô thị
ngoài nước

Chỉ tiêu
cây xanh
(m2/người)

1

TP. Hà Nội

1

Paris
(Pháp)
Moskva
(Nga)
Washington
(Mỹ)
New York
(Mỹ)
Nam Kinh
(TQ)
Quế Châu

(TQ)
Hàng Châu
( TQ)
London
(Anh)
Berlin
(Đức)

10

2

3,3

�7

2

3

TP.Hồ Chí
Minh
Huế

3,5

�6

3


4

Đà Nẵng

0,9

�6

4

5

Hải Phòng

2,0

�6

5

6

Nam Định

1,5

�6

6


7

Hạ Long

3,1

�6

7

8

Vĩnh Yên

3,2

�5

8

9

Hải Dương

3,7

�5

9


10
11

Bắc Ninh
Hưng Yên

2,7
3,2

�5
�5

26
40
29,3
22
11
7,3
26,9
27,4

Theo đó diện tích cây xanh tại thành phố Hồ Chí Minh được xác định là > 7m2 / người .
Đây là cơ sở pháp lý để tăng cường thêm cây xanh cho khu trung tâm thành phố . Nội
dung công tác QLQHXD trong luật xây dựng ( Luật số 16 / 2003 / QH11 ngày
26/11/2003 , có thể hiểu công tác QLQHXD bao gồm : - Công tác xây dựng khung pháp
lý để QLQHXD : Ban hành các quy chuẩn , tiêu chuẩn quy hoạch , ban hành luật , nghị
định , thông tư và các văn bản pháp lý . - Công tác định hướng phát triển cho QHXD :
Hình thành các quy hoạch định hướng phát triển tổng thể đô thị và tất cả các lĩnh vực
khác của đô thị có ảnh hưởng đến QHXD . - Công tác hình thành quy hoạch : Lập , thẩm
22



định , phê duyệt , QHXD và ban hành các quy định QLQHXD . Công tác quản lý thực
hiện QHXD : Quản lý mốc giới , quản lý việc xây dựng công trình và hạ tầng kỹ thuật
theo quy hoạch , xử lý các trường hợp xây dựng không theo quy hoạch.
1.6.2 Các văn bản pháp lý đã được ban hành trong công tác quản lý và phát triển cây
xanh đô thị.
 Nội dung quy định về quy hoạch chi tiết 1/500, 1/2000 ngày càng cụ thể và nhiều
tính khả thi hơn so với trước đây.
 Bộ xây dựng có các văn bản pháp lý, như thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày
20/12/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị: thông tư liên tịch
số 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07/07/2007 của Bộ xây dựng và Bộ công an về
việc hướng dẫn xử lý quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là xử
lý việc lạm dụng quyền hạn ảnh hưởng gây tác động xấu với quy hoạch cây xanh.
 Chính phủ có nghị định số: 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về việc quản lý
không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.
 Chính phủ có nghị định số: 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quản lý cây
xanh đô thị.
 Bộ xây dựng có thông tư số: 20/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 về việc sửa đổi bổ
sung Thông tư số: 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn
quản lý cây xanh đô thị.
 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số: 199/2004/QĐ-UB ngày
18/8/2004 quyết định về ban hành quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.6.3 Các cơ sở từ động lực mới của hiệp hội công viên cây xanh Việt Nam
Hiệp hội công viên- cây xanh Việt Nam, tên giao dịch quốc tế Vietnam Parks- Greeneri
Associsation ( viết tắt VPGA ) được bộ nội vụ cấp quyết định số 623/QĐ- BNV ngày
3/4/2006 cho phép thành lập và tổ chức đại hội lần đầu tại Hà Nội vào ngày 29/6/2006.
Tôn chỉ của hội là mở ra sân chơi cho những nhà chuyên môn, những người có trách
nhiệm trong lĩnh vực phát triển bảo vệ cây xanh. Hội mở ra những diễn đàn bàn về các

giải pháp kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật để phát triển cây xanh, bảo vệ môi trường
sống và sự phát triển bền vững đô thị. Với sự ra hoạt động của Hiệp hội công viên cây
xanh Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển vững chắc hơn của ngành
công viên cây xanh cho trung tâm đô thị góp phần cho thành phố chúng ta ngày càng
Xanh - Sạch – Đẹp và phát triển bền vững.
Hệ thống cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ
môi trường sống đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan và là một bộ phận không
thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, cây xanh đô thị của Hà Nội luôn là vấn đề được quan tâm
23


và phát triển.. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cây xanh Hà Nội đang gặp phải rất
nhiều vấn đề liên quan đến giá trị thẩm mỹ, mức độ an toàn và sức khỏe cây xanh đô thị.
Nguyên nhân chủ yếu từ quá trình đô thị hóa, hiện tượng biến đổi khí hậu và vấn đề lựa
chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng.

24


Chương 2: Thực trạng cây xanh đường phố Hà Nội
2.1 Giới thiệu khái quát thành phố hà nội
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội
có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội
cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng
8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng
tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:


Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.



Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.



Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.


Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hà Nội là một đầu mối giao
thông quan trọng cả về đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong vùng và
còn là của ngõ quốc tế

25


×