Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số thách thức trong quan hệ việt nam – lào từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.71 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ MẠNH DŨNG

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM - LÀO TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================

ĐỐ MẠNH DŨNG

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM - LÀO TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG KHẮC NAM

Hà Nội – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ “Một số thách thức trong quan hệ
Việt Nam – Lào từ năm 1991 đến nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích
dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào từ trước đến nay
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên thực hiện

Đỗ Mạnh Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học – Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Hoàng Khắc Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn, sự tạo điều kiện giúp đỡ của thư viện Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên thực hiện

Đỗ Mạnh Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài....................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
5. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT - LÀO ......... 7
1.1. Bối cảnh quan hệ Việt - Lào từ năm 1991 đến nay ............................... 7
1.1.1. Bối cảnh thế giới .................................................................................... 7
1.1.2. Bối cảnh khu vực ................................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm, tình hình của Việt Nam và Lào............................................ 9
1.2. Nền tảng của quan hệ Việt - Lào .......................................................... 10
1.2.1. Lịch sử, truyền thống ........................................................................... 10
1.2.2. Quan hệ chính trị ................................................................................. 11
1.2.3. An ninh, quốc phòng, đối ngoại .......................................................... 15
1.2.4. Hợp tác phát triển................................................................................. 16
1.2.5. Lợi ích chiến lược chung ..................................................................... 18
1.2.6. Tình cảm giữa nhân dân hai nước ..................................................... 19
1.3. Những chuyển biến về quan điểm, chính sách đối ngoại của Lào và
Việt Nam có tác động tới quan hệ Việt - Lào ............................................. 21
Chƣơng 2. NHÂN TỐ VÀ NỘI DUNG CỦA NHỮNG THÁCH THỨC
TRONG QUAN HỆ VIỆT - LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................... 25
2.1. Nhân tố tác động tạo ra thách thức đối với quan hệ Việt - Lào ........ 25
2.1.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................ 25
2.1.2. Nhân tố nội tại từ phía Lào ................................................................. 36
2.2. Một số nguy cơ chủ yếu trong quan hệ Việt - Lào .............................. 46
2.2.1. Mức độ khăng khít song phương giảm sút ......................................... 46
2.2.2. Phân tán trong theo đuổi lợi ích quốc gia .......................................... 47


2.2.3. Rào cản trong vấn đề hiện thực hóa xây dựng chế độ và ý thức hệ
chính trị chung ............................................................................................... 48
2.2.4. Xuất hiện nguy cơ chia rẽ và mâu thuẫn ............................................ 51
2.2.5. Giảm cơ hội hiện thực những tương quan lợi ích, chiến lược phát

triển Việt - Lào................................................................................................ 52
2.2.6. Mối quan hệ song phương dựa theo nền tảng cũ, thiếu động lực thực
chất .................................................................................................................. 54
2.2.7. Khó khăn trong tận dụng các tiềm năng, thế mạnh hợp tác ............. 56
Tiểu kết Chương 2: .......................................................................................... 58
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ............................. 60
3.1. Đánh giá chung ....................................................................................... 60
3.1.1. Lào có nguy cơ bị chi phối bởi Trung Quốc, thực hiện ý đồ lâu dài
đối với Việt Nam. ............................................................................................ 60
3.1.2. Làm căng tuyến phòng thủ an ninh - quốc phòng của Việt Nam ..... 61
3.1.3. Tạo ra những khó khăn cho đối ngoại, ngân sách Việt Nam............ 62
3.1.4. Tác động đối với vấn đề môi trường sinh thái của Việt Nam ............ 62
3.1.5. Tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ đối với hợp tác kinh tế của Việt Nam .. 63
3.2. Giải pháp và kiến nghị ........................................................................... 64
3.2.1. Định hướng giải pháp giảm thiểu tác động, thách thức trong quan hệ
Việt - Lào ........................................................................................................ 64
3.2.2. Giải pháp tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước .................. 65
3.3. Kiến nghị.................................................................................................. 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Mục đích: Đề tài luận văn cố gắng đánh giá bản chất quan hệ Việt Lào, chỉ ra nguyên nhân để từ đó định hình được khuyến nghị giải pháp nhằm
giải quyết những vấn đề trong quan hệ Việt- Lào hiện nay.
Ý nghĩa: Quan hệ Việt - Lào có bề dày phát triển hữu nghị truyền thống,
đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trong lịch sử cận đại và hiện nay. Quan
hệ song phương được Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào cũng như chính phủ hai nước dày công xây dựng vun đắp và thống

nhất coi là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, đồng minh chiến lược của nhau...
Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình thực tiễn đã có những chuyển biến
lớn lao, quan hệ Việt Nam - Lào với tính chất đặc biệt khăng khít, vốn có dựa
trên các trụ cột đang thay đổi. Trong những thay đổi đó, có những vấn đề nổi
lên đang thách thức đối với quan hệ song phương, tác động tới lợi ích quốc
gia hai nước. Nhưng chính trong bối cảnh mới cũng tạo ra những điều kiện,
cơ hội quan trọng tăng cường quan hệ song phương, nhưng bị coi nhẹ hoặc
chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thời đại mới làm suy yếu một số trụ cột vốn có
của quan hệ Việt - Lào, cũng đồng thời mở ra những yếu tố, điều kiện thắt
chặt hợp tác. Trong quá trình xây dựng quan hệ Việt - Lào hiện nay, chúng ta
còn có xu hướng dựa vào quá khứ hào hùng, tốt đẹp, tinh thần của hai bên nên
còn thiếu vắng nền tảng vật chất thực tiễn. Do chuyển biến của nhận thức
chưa theo kịp tình hình nên có lúc chúng ta chưa nắm bắt, tận dụng, phát huy
đúng mức những cơ hội, tiềm năng mới. Thay vì đó, biện pháp xử lý quan hệ
Việt - Lào hiện nay vẫn theo lối tư duy, áp dụng biện pháp cũ; còn trông chờ,
níu kéo vào quá khứ của quan hệ hai nước. Như vậy, đề tài luận văn tổng kết,
phân tích, đánh giá những khó khăn thách thức làm thay đổi trụ cột quan hệ
Việt Nam - Lào (gọi tắt là quan hệ Việt - Lào) trong bối cảnh hiện nay. Trên
cơ sở đó, đề tài tìm ra nguyên nhân tác động nhằm khắc phục hạn chế; phát

1


hiện, làm rõ những điều kiện, cơ hội mới trong quan hệ song phương; kiến
nghị các giải pháp có tính hiện thực cao trong quan hệ Việt - Lào, sự phát
triển bền vững, vì lợi ích chung của hai quốc gia.
Ý nghĩa thực tiễn: Lào là một trong 3 quốc gia có đường biên giới
chung với Việt Nam (2.340 km biên giới phía Tây). Được mệnh danh là
“phên dậu”, Lào có vị trí tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với lợi ích và
an ninh quốc gia của Việt Nam. Việc nghiên cứu, đề ra giải pháp nâng cao

quan hệ Việt - Lào có tác dụng thiết thực để đảm bảo, nâng cao lợi ích và an
ninh của Việt Nam.
Do vậy, đề tài “Một số thách thức trong quan hệ Việt Nam - Lào từ năm
1991 đến nay” đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu đặt ra và có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước giải quyết các vấn đề khác nhau trong quan hệ Việt Nam - Lào. Có công
trình tập trung tổng kết thành tựu quan hệ Việt - Lào, có công trình tập trung
đánh giá mối quan hệ khăng khít, bền chặt trong quan hệ Việt - Lào qua các
giai đoạn thử thách của lịch sử… Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều
giải quyết được những mức độ khác nhau về quá trình quan hệ hai nước Việt Lào cùng đấu tranh giải phóng đất nước, thành tựu của quan hệ hai nước kể từ
khi thiết lập quan hệ ngoại giao, chiều hướng phát triểnvà đề xuất những giải
pháp để củng cố, phát triển quan hệ Việt - Lào, có thể kể đến như:
+ “Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay”, Đề tài cấp
Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999 - 2000;
+ “Quan hệ Việt Nam - Lào trước khi bước vào thập niên đầu thế kỷ
21”. Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao, năm 2001;
+ “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào từ năm 1975 đến nay”, Đề tài cấp
Bộ, Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao, năm 2007;

2


+ Quan hệ chính trị và kinh tế Lào - Việt Nam (Laos- Vietnam Political
and Economic Relations Handbook). Nhà xuất bản: Int‟l Business
Publications USA-Publication 2009
+ “Triển vọng tình hình Lào và Campuchia đến 2020 và tác động đến
Việt Nam”, Đề tài, Vụ Đông Nam Á- Nam Á- Nam Thái Bình Dương, Bộ
Ngoại giao, năm 2010;

+ “Khuynh hướng phát triển của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và
Vương quốc Campuchia tới năm 2020; khuyến nghị chính sách của Việt
Nam”(PGS. TS. Lê Văn Cương- Đề tài Độc lập cấp nhà nước);
+ “Hợp tác, hữu nghị và phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, sách,
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2012.
+ “Quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới: cơ hội, thách thức và
những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quan hệ với Lào” (Nguyễn
Thị Hà (2017): Đề tài cấp bộ - Bộ Ngoại giao)
Những công trình nêu trên có giá trị khoa học và thực tiễn cao, được
hoàn thành công phu bởi những cơ quan, tác giả nghiên cứu chuyên sâu. Mỗi
công trình tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển của Lào cũng như quan
hệ Việt Nam - Lào ở những góc độ khác nhau. Đề tài “Quan hệ giữa Việt
Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay” (1999 - 2000) nghiên cứu khái quát
quá trình hình thành và phát triển quan hệ Việt - Lào từ năm 1930 đến năm
1991, đồng thời phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Lào trong giai đoạn 1999 - 2000, bước đầu tổng kết, rút ra bài học kinh
nghiệm, đề xuất kiến nghị phục vụ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong việc phát triển quan hệ với Lào. Đề tài “Quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào từ năm 1975 đến nay” (2007) tập trung đánh giá về quá trình duy
trì và phát triển mối quan hệ đặc biệt trong phạm vi khung thời gian kể từ khi
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời 1975 đến nay, phân tích sự khác
nhau giữa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào so với các mối quan hệ song
phương khác của hai nước; làm rõ quan hệ đặc biệt có tính chất gắn kết sâu

3


sắc và tầm quan trọng sống còn đối với an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển
của cả hai nước. Đề tài: “Khuynh hướng phát triển của Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia tới năm 2020; khuyến nghị chính
sách của Việt Nam” đã đánh giá sâu sắc mối quan hệ Việt - Lào nhưng những

giải pháp đưa ra còn thiếu tổng thể. Sách:“Laos- Vietnam Political and
Economic Relations Handbook” (Nhà xuất bản: Int‟l Business Publications Mỹ) nội dung còn khá sơ sài. Sách “Hợp tác, hữu nghị và phát triển Việt Nam
- Lào - Campuchia” (2012) nhân 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt - Lào (2012) và 45 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia (2012) chỉ tập
trung những thành tựu hợp tác ba nước trong những thập kỷ qua và đề ra
những định hướng,giải pháp cho Tam giác phát triển Việt Nam-LàoCampuchia. Gần đây là đề tài cấp bộ: “Quan hệ Việt Nam - Lào trong bối
cảnh mới: cơ hội, thách thức và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu
quả quan hệ với Lào” (tác giả Nguyễn Thị Hà- Bộ Ngoại giao) thực hiện khá
công phu, nhiều dữ kiện cập nhật tình hình và bối cảnh mới. Tuy vậy, nội
dung còn dàn trải và chưa đi sâu được vào một số vấn đề bản chất của quan hệ
Việt- Lào trong bối cảnh mới để đề ra giải pháp có tính khả thi chiến lược.
Nhìn chung, các công trình, bài viết khoa học đã giải quyết được nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn nhưng chủ yếu đề cập tới tình hình quan hệ vốn có,
tốt đẹp của hai nước. Đặc biệt, những công trình trên thường nêu đậm nét về
giai đoạn cùng hợp tác đấu tranh chống đế quốc- thực dân và thành tựu quan
hệ hợp tác hai nước mới gặt hái được trong đạt được giai đoạn vừa qua; có đề
tài đã nêu được bản chất thay đổi và hạn chế trong quan hệ song phương song
chưa kiến giải một số vấn đề cốt lõi mang tính thách thức trong tình hình mới,
từ đó đưa ra cách giải quyết toàn diện, nhất là tác động trong quan hệ Trung
Quốc - Lào. Nhiều quan điểm đưa ra ở các đề tài còn chịu ảnh hưởng bởi
thiên kiến, lối mòn tư duy, ngại vấn đề nhạy cảm nên chưa thực sự mô tả
được sự vận động khách quan của quan hệ Việt - Lào.

4


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Thách thức trong quan hệ Việt Nam - Lào;
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ở không gian địa bàn hai nước
Việt Nam, Lào. Thời gian nghiên cứu từ 1991 tới nay, khi cục diện thế giới có

chuyển biến sâu sắc: Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, Trung Quốc
lần lượt tiến hành bình thường hóa quan hệ với cả Lào (1989),Việt Nam
(1991); tình hình khu vực Đông Nam Á đã chuyển biến sâu sắc bằng việc giải
quyết các xung đột, “biến chiến trường thành thị trường” (Phát biểu của Thủ
tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan trong chuyến thăm Việt Nam 1988);
cả Việt Nam và Lào bước vào thời kỳ đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế và hội nhập. Mốc kết thúc tính tới năm 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu thường được dùng trong các công
trình khoa học xã hội nhân văn, đề tài áp dụng phương pháp dùng cho chuyên
ngành quan hệ quốc tế như: Phương pháp lịch sử; Phương pháp hệ thống- cấu
trúc; Phương pháp các cấp độ phân tích; Phương pháp chuyên gia;Phương
pháp phân tích hợp tác và xung đột quốc tế.
5. Cấu trúc của luận văn:
Đề tài luận văn: “Một số thách thức trong quan hệ Việt Nam - Lào từ
năm 1991 đến nay” ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 phần chính:
+ Chƣơng 1: “Cơ sở của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào” khái quát
bối cảnh, nền tảng trụ cột của quan hệ Việt - Lào từ trước tới nay và những
đường lối, quan điểm chính sách đối nội và đối ngoại của cả hai nước có tác
động tới tính chất mối quan hệ song phương đó;
+ Chƣơng 2: “Nhân tố và nội dung của thách thức trong quan hệ
Việt - Lào” đã phân tích, lập luận làm rõ về những nhân tố tác động, nguyên

5


nhân hình thành những thách thức đối với quan hệ Việt - Lào, nội dung của
những thách thức chủ yếu hiện nay đối với quan hệ Việt - Lào;
+ Chƣơng 3: “Đánh giá và kiến nghị” tập trung rút ra những nhận
định về bản chất quan hệ Việt - Lào và xu hướng có thể diễn ra, làm cơ sở để

đưa ra những kiến nghị, phương hướng giải quyết quan hệ Việt - Lào trong
thời gian tới.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT - LÀO
1.1. Bối cảnh quan hệ Việt - Lào từ năm 1991 đến nay
Từ năm 1991, tình hình quốc tế có bước chuyển biến quan trọng, đó là
sự kiện mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, chiến tranh Lạnh kết
thúc. Siêu cường Mỹ tạm thời trong một thời gian ngắn chiếm thế thượng
phong trước khi cục diện thế giới đa cực hình thành khi bước sang thế kỷ 21.
Cùng thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc, năm 1991 là lúc xảy ra bước ngoặt
trong quan hệ Việt - Trung đánh dấu bằng việc hai nước bình thường hóa
quan hệ, mở ra thời kỳ hợp tác, cùng phát triển. Đó là những nét chuyển biến
cơ bản nhất của tình hình thế giới, khu vực có tác dụng định hình quan hệ
Việt Nam - Lào tới nay, cụ thể như sau:
Từ thập niên cuối của thế kỷ 20, cục diện quan hệ chính trị ở bán đảo
Đông Dương có bước thay đổi căn bản. Điều này xuất phát từ những chuyển
biến quan trọng cả ở phạm vi thế giới và trong khu vực.
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Vào năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ, đánh dấu thời kỳ trật tự thế giới chia làm hai cực (trật tự Yalta) bị phá vỡ,
mở ra kỷ nguyên hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trên toàn thế giới. Xu thế
gạt bỏ ý thức hệ chính trị để tiến hành đa phương hóa, đa dạng hóa các mối
quan hệ hợp tác diễn ra rộng khắp. Trong bối cảnh đó, trật tự thế giới đơn cực
khá ngắn ngủi trong vòng khoảng một thập kỷ dần được thay bằng một trật tự
thế giới mới đa trung tâm quyền lực ngày càng vững chắc, với các yếu tố mới
nổi lên như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, EU... Đây là yếu tố quan trọng thúc

đẩy quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại. Từ khoảng những năm 2000
tới nay (2018), bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi. Điển hình là sự nổi lên của
những nước trong khối BRIC đặc biệt là Trung Quốc khiến cho cuộc cạnh
tranh chiến lược mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng kinh tế, thương mại và đặc

7


biệt là cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vô cùng nhanh chóng, internet và
công nghệ thông tin khiến cho ranh giới và chủ quyền quốc gia mang những
khái niệm mới. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, ở mọi cấp
độ: song phương, khối, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu… Tất cả các nước,
trong đó có Lào và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng và chủ động hòa vào sự vận
động của thế giới trong thời kỳ mới.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Từ cuối những năm 1980 và đầu 1990, tại khu vực cũng diễn ra những
chuyển biến quan trọng bởi xu hướng giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn,
chia rẽ. Những vấn đề gây xung đột còn sót lại sau chiến tranh ở Đông Dương
dần được giải quyết, điển hình là việc Việt Nam hoàn thành rút quân khỏi
Căm-pu-chia (1989) mở đường cho cuộc tổng tuyển cử ở nước này. Năm
1988,trong chuyến thăm Việt Nam, thủ tướng Thái Lan Chatichai
Choonhavan có câu nói nổi tiếng:“biến Đông Dương từ chiến trường thành
thị trường”. Đó là dấu mốc các nước trong khu vực xóa bỏ những kỳ thị, mâu
thuẫn để tiến tới hợp tác rộng khắp và toàn diện.
Trong cùng giai đoạn đó, vào năm 1989 tại Trung Quốc xảy ra sự kiện
Thiên An Môn gây chấn động. Từ hiệu ứng của sự kiện Thiên An Môn, Trung
Quốc lâm vào cảnh bị thế giới phương Tây kỳ thị, cô lập. Để tiến trình cải
cách, mở cửa phát triển kinh tế không bị ngưng trệ trên thế bất lợi, Trung
Quốc tìm cách phá thế cô lập, đột phá bởi mắt xích bình thường hóa thiết lập
quan hệ ngoại giao hữu nghị với tất cả các nước xung quanh. Khu vực láng

giềng cũng là nơi mà các quốc gia ít bày tỏ lập trường về tình hình nội bộ
Trung Quốc diễn ra ở thời kỳ đó. Do hướng đối ngoại thời kỳ này của Trung
Quốc tập trung vào các nước láng giềng cũng đã tạo ra xu hướng tăng cường
hợp tác tại khu vực, bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả
các nước Đông Nam Á. Cũng trong giai đoạn đó, Việt Nam và Lào gia nhập
vào khối ASEAN vốn trước đây được mệnh danh là “NATO” ở Đông Nam Á
để chống lại sự hình thành các quốc gia cộng sản ở Đông Dương. Tất cả đã

8


cho thấy sự hàn gắn vết thương chia rẽ, kì thị giữa các nước trong khu vực
được thực hiện trong một tiến trình rộng khắp và nhanh chóng.
Từ cục diện hòa hoãn của thế giới, cho tới sự tích cực chủ động nối lại
quan hệ ngoại giao, hòa giải trong khu vực là những diễn biến song trùng
quan trọng, liên tục vào cuối những năm 1980 tới những năm 1990; cả Việt
Nam và Lào trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng tiến hành bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc (Lào 1989, Việt Nam 1991). Từ năm 2000 tới
nay, sự tăng tốc của toàn cầu hóa, hợp tác trên bình diện toàn cầu, hợp tác và
cạnh tranh chiến lược gay gắt trong khu vực, vai trò của ASEAN (mà cả Lào
và Việt Nam cùng là thành viên) ngày càng cao trên trường quốc tế. An ninh
khu vực lại có nhiều thách thức hơn, đặc biệt là nổi lên của tranh chấp ở Biển
Đông trước tham vọng của Trung Quốc càng đẩy mâu thuẫn và chia rẽ giữa
các nước trong khu vực lên mức cao hơn. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng,
bước ngoặt làm thay đổi tính chất, cục diện quan hệ quốc tế, trong đó có quan
hệ Việt - Lào. Tình hình nói trên vừa là điều kiện, vừa là lý do tạo nên môi
trường quan hệ Việt - Lào cho tới nay.
1.1.3. Đặc điểm, tình hình của Việt Nam và Lào
Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng quan trọng của nhau với
2.430 km đường biên giới chung (chiếm hơn nửa tổng chiều dài biên giới đất

liền của Việt Nam). Lịch sử bang giao Việt - Lào ít có ghi chép nhưng đã hình
thành từ lâu đời. Tuy vậy, quan hệ song phương chỉ hình thành rõ nhất là từ
khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930 tiến hành cuộc đấu tranh
cách mạng trước kẻ thù chung của hai dân tộc. Quan hệ đối ngoại giữa hai
quốc gia được chính thức hóa trong vòng 56 năm trở lại đây, khi Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập quan
hệ ngoại giao trên cơ sở mối quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương
quốc Lào ngày 5/9/1962. Thời kỳ diễn ra các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc đã tạo điều kiện để hai nước cùng xây dựng một hệ thống chính trị gần gũi
tương đồng và hợp tác hiệu quả, trong đó ý thức hệ chính trị luôn đóng vai trò

9


quan trọng hàng đầu. Từ sau năm 1975, Lào tiếp tục gắn bó đoàn kết với Việt
Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Hai bên đã ký Hiệp ước hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện
Việt - Lào (1977) và đến nay là “quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc
biệt hợp tác toàn diện”. Xét tổng thể, quan hệ Việt - Lào tiếp tục được củng
cố, phát triển tích cực, đi vào chiều sâu hợp tác hiệu quả, thực chất trên tất cả
các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước. Về chính trị, lãnh đạo
nhà nước Lào tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán là đặc biệt coi trọng,
giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, coi đó là mối
quan hệ chặt chẽ, nhất quán, sinh động “không giống ai và không ai giống”.
Mối quan hệ “tương quan, tương mệnh” qua quá trình lịch sử hào hùng đã tạo
nên chất kết dính khăng khít đặc biệt hiếm có giữa hai quốc gia. Nhân dân hai
nước và đội ngũ lãnh đạo qua các thời kỳ đều cơ bản nhất quán quan điểm coi
quan hệ với Việt Nam là “đặc biệt, có một không hai” trong đó ưu tiên cho
việc tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hệ thống chính trị của hai nhà nước
và tình cảm gắn bó của nhân dân hai bên dành cho nhau.

Bối cảnh, điều kiện và đặc điểm tình hình thế giới, khu vực và của Lào
và Việt Nam nêu trên là cơ sở, nền tảng trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Lào cho tới thời điểm hiện nay.
1.2. Nền tảng của quan hệ Việt - Lào
Nền tảng của của quan hệ Việt - Lào hiện nay (từ 1991 tới nay) bao
gồm nhân tố bắt nguồn từ giai đoạn trước vẫn tiếp tục tồn tại ảnh hưởng và
những yếu tố mới nảy sinh, phát triển hiện nay.
1.2.1. Lịch sử, truyền thống
Việt Nam và Lào có lịch sử tương giao tốt đẹp. Giữa hai nước không có
vấn đề lịch sử phức tạp từ xưa cho tới cận đại: không có hiềm khích, hận thù
dân tộc; không thôn tính lẫn nhau hoặc tranh chấp lãnh thổ; không có tâm lý
nghi ngờ, kỳ thị dân tộc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Từ nửa đầu thế kỷ 20 khi

10


hai nước hợp tác khăng khít cùng tiến hành cuộc cách mạng đấu tranh giải
phóng dân tộc chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, đó là thời kỳ đặc biệt
quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia, tuy khó khăn gian khổ nhưng
đơm hoa kết trái. Trên cơ sở vận mệnh tương đồng, chống áp bức đô hộ và
chiến tranh xâm lược, hai nước cùng xác định cơ sở vững chắc của mối quan
hệ quốc tế song phương đặc biệt khăng khít và tin cậy lẫn nhau. Tinh thần
quốc tế chân thành, hữu nghị thủy chung đã được kiểm chứng qua giai đoạn
lịch sử cùng vai sát cánh đấu tranh. Lịch sử giữa hai quốc gia là quá trình tôi
luyện, quan hệ quốc tế song phương Việt - Lào trở thành “mối quan hệ quốc
tế đặc biệt trong sáng vô tư “có một không hai”. Lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc đã khiến cho hai nước cùng xây dựng hệ thống chính trị gần gũi và
hợp tác hiệu quả, tương đồng về ý thức hệ chính trị. Lãnh đạo nhà nước Lào
nêu rõ: “Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào rất tự hào nhận thấy
rằng trong sự nghiệp cách mạng của mình từ trước tới nay, Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam anh em luôn kề vai sát cánh, là người bạn thân thiết,

thủy chung, đồng cam cộng khổ. Nhân dân các bộ tộc Lào đều khắc sâu trong
trái tim mình về hình ảnh của liên minh chiến đấu giữa nhân dân hai nước đã
diễn ra trên toàn mảnh đất vô vàn thân yêu của nhân dân Lào, những giọt mồ
hôi, giọt máu của các chiến sĩ tình nguyện quân Việt Nam đã chan hòa với
xương máu của các chiến sĩ và nhân dân các bộ tộc Lào vì độc lập dân tộc.
Ngày nay, những thành tựu trong xây dựng đất nước của nhân dân Lào không
tách khỏi sự giúp đỡ quý giá và sự ủng hộ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam anh em đã dành cho nhân dân Lào trong mấy chục năm qua”1.
Lịch sử, truyền thống quan hệ tốt đẹp, vững chắc giữa hai nước nêu trên
đã là nền tảng cơ sở ý thức tư tưởng, tạo nên tinh thần tin cậy lẫn nhau trong
mọi thế hệ lãnh đạo và nhân dân của cả hai quốc gia ở mọi hoàn cảnh lịch sử
tiếp nối phát triển quan hệ hai nước.
1.2.2. Quan hệ chính trị
1

Phát biểu của Choumaly Sayasone - Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Lào ngày 13/4/2010.

11


Tin cậy đặc biệt về mặt chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Như
trên đã phân tích, yếu tố hệ thống chính trị tương giao và ý thức hệ đang đóng
một vai trò quan trọng, tạo nên chất kết dính và quan hệ khăng khít đặc biệt
hiếm có giữa hai quốc gia. Lãnh đạo Lào hiện cơ bản nhất quán quan điểm coi
quan hệ với Việt Nam là “sống còn, có một không hai”. Quan hệ Việt - Lào
khăng khít trước hết trên cơ sở tin cậy về mặt chính trị và được xây dựng trên
cơ sở tâm huyết của Lãnh đạo cả hai bên, duy trì và phát triển tình hữu nghị
lâu dài, sâu sắc và trong sáng. Ngoài hoàn cảnh lịch sử giữ nước và dựng
nước, hiện nay cả Lào và Việt Nam luôn có định hướng xây dựng mô hình
nhà nước, hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy có nhiều tương đồng. Đó là điều

kiện tiên quyết và quan trọng để hình thành đặc thù gần gũi trong quan hệ
song phương. Giữa lãnh đạo hai Đảng hai nhà nước không chỉ đặt quan hệ
trên cơ sở quốc gia mà luôn có mối quan hệ cá nhân trực tiếp, luôn trao đổi và
học hỏi kinh nghiệm của nhau, coi nhau là bạn bè đồng chí thân thiết. Là hai
nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ “anh em” gắn kết giữa hai dân
tộc đã được hình thành và củng cố trở thành tình cảm qua nhiều thế hệ.
Tương đồng về vận mệnh và ý thức hệ chính trị bắt nguồn trong lịch sử
đấu tranh đã tạo nền tảng vững chắc, vun đắp cho quan hệ song phương Việt Lào. Trên cơ sở hai bên có sự tin cậy chính trị sâu sắc, lãnh đạo hai nước hầu
hết thăm chính thức nhau sau khi được bầu và nhận trọng trách 2. Tại chuyến
thăm cấp cao, hai bên đã ra Tuyên bố chung, theo đó khẳng định quyết tâm
gìn giữ và phát huy quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, coi đây là tài sản vô
giá của hai dân tộc, là quy luật sống còn, là động lực phát triển của cách mạng
mỗi nước. Lào sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho phía Việt Nam giao lưu hợp tác
về chính trị; tương tự Việt Nam cũng luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất
để xây dựng mối hợp tác song phương, trong đó ưu tiên cho việc tăng cường
quan hệ giữa hai Đảng, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ
cán bộ lãnh đạo cấp cao có quan điểm hữu nghị với Việt Nam. Từ điều kiện
2

Nguyễn Thị Hà (2017): Đề tài cấp Bộ “Quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới: cơ hội, thách thức và
những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quan hệ với Lào” - Bộ Ngoại giao.

12


hiện nay cho thấy, Lào tiếp tục phát triển, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào và quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Nền tảng vững chắc của quan hệ Việt - Lào không chỉ là bề dày lịch sử
quan hệ được lãnh đạo và nhân dân hai bên dày công vun đắp trong 56 năm

qua mà còn được dựa trên cơ sở pháp lý là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác
Việt Nam - Lào ra đời từ năm 1977. Trên cơ sở đó, toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân hai nước xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam - Lào lên tầm cao
mới vì lợi ích chiến lược của mỗi nước cũng như được thể chế hóa bằng cơ
chế hợp tác Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản
cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương
sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có
sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy… Đó là
thực tế khách quan, quy luật phát triển của cách mạng hai nước chúng ta”.
Những quan điểm của nhà lãnh đạo hai nước cho đến nay tạo nên sức mạnh
cộng hưởng, lan tỏa, là phương châm cho quan hệ giữa hai nước cho mục
tiêu, lý tưởng chung trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hai bên mở ra các cơ chế hợp tác liên tục và hiệu quả như: thường
xuyên trao đổi, bày tỏ sự thống nhất quan điểm ở vấn đề quốc tế và khu vực;
thực hiện cơ chế tiến hành cuộc gặp thường niên hai Bộ Chính trị, họp Ủy ban
Liên Chính phủ về hợp tác song phương; duy trì chuyến thăm của Lãnh đạo
cấp cao hai Đảng, hai nước dưới nhiều hình thức, kể cả cử Đặc phái viên khi
cần thiết, kịp thời thông báo cho nhau tình hình và phối hợp trong vấn đề có
tính chiến lược, vấn đề phát sinh liên quan đến lợi ích, ổn định và phát triển
của mỗi nước; đi sâu trao đổi lý luận - thực tiễn và chia sẻ kinh nghiệm về
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế xã hội
và hội nhập quốc tế; tiếp tục mở lớp nghiên cứu, trao đổi chuyên đề với lãnh
đạo cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; thường xuyên giao lưu, hội

13


thảo, tọa đàm, trao đổi giữa hai Quốc hội, giữa ban Đảng, bộ, ngành, mặt trận,
đoàn thể và địa phương hai nước; giao lưu tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ
trẻ hai nước; cùng xây dựng công trình và tôn tạo di tích lịch sử về quan hệ

đặc biệt Việt - Lào ở mỗi nước; khuyến khích công tác khen thưởng cho tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc củng cố và tăng cường quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào. Năm 2017, hai bên đã trao đổi 274 đoàn, trong đó có
12 đoàn Cấp cao,60 đoàn cấp Thứ trưởng trở lên3. Đây là những con số kỷ
lục, giúp hai nước hiểu biết nhau ngày càng sâu sắc, kịp thời giải quyết vấn đề
phát sinh, tạo cơ sở để hai nước ngày càng mở rộng và làm sâu sắc quan hệ4.
Sự quyết tâm chính trị của Lãnh đạo trong việc xây dựng quan hệ giữa
hai quốc gia. Nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, khăng khít giữa hai bên, chủ
trương của cả Việt Nam và Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cho quan hệ
song phương, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, mối quan tâm hàng đầu trong
chính sách đối ngoại; tích cực quán triệt ý nghĩa quan trọng chiến lược quan
trọng của mối quan hệ Việt - Lào. Tuy bối cảnh mới có nhiều thay đổi và coi
việc mỗi bên tiến hành đa dạng hoá, đa phương hoá, phát triển cân bằng quan
hệ với đối tác lớn là tất yếu khách quan; nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Lào
tiếp tục được xây dựng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của nhau, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, thế mạnh và khả năng của
mỗi nước, bình đẳng cùng có lợi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển vì
lợi ích của nhân dân mỗi nước. Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhất
quán quan điểm tiếp tục phát triển quan hệ gắn bó, tin cậy và phù hợp với tình
hình mới theo hướng ưu tiên giúp đỡ Lào, nhưng chuyển dần sang bình đẳng,
cùng có lợi: “Lào độc lập, ổn định, tự chủ, không phụ thuộc vào nước nào,
phát triển toàn diện về kinh tế xã hội, có quan hệ hữu nghị láng giềng, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam là lợi ích chiến lược lâu dài
của Việt Nam”. Chính phủ Việt Nam hoạch định cụ thể và phân công triển
3

Nguyễn Thị Hà- 2017: Đề tài cấp Bộ “Quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới: cơ hội, thách
thức và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quan hệ với Lào” - Bộ Ngoại giao
4


Tài liệu nội bộ của Vụ Đông Nam Á- Nam Á- Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao 2017

14


khai quan hệ hợp tác mạnh mẽ ở tất cả các cấp, ngành, phấn đấu không ngừng
củng cố và tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào. Cũng như vậy, quan
điểm của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Lào xác định rõ “giúp bạn
là tự giúp mình”. Nhờ quyết tâm chính trị, quan hệ song phương Việt - Lào
duy trì và phát huy được nhiều mặt tích cực, gắn bó khăng khít tin cậy nhau
về mặt chiến lược.
Quan hệ chính trị tốt đẹp tạo nên trong quá trình đấu tranh là chất kết
dính gắn bó keo sơn về tình đồng chí, đồng đội có thể hy sinh vì lợi ích của
nhau của hai nước đấu tranh vì kẻ thù và bảo vệ lợi ích chiến lược chung.
Điều đó đã bảo đảm sự bền vững của quan hệ chính trị song phương.
1.2.3. An ninh, quốc phòng, đối ngoại
Nhờ niềm tin chính trị và tương trợ hợp tác ở nhiều lĩnh vực mà an
ninh, quốc phòng giữa hai nước có được mức độ hợp tác hết sức khăng khít
và hiệu quả. Lào là “phên dậu” của Việt Nam theo đúng nghĩa vì, kẻ thù trong
quá khứ đã luôn lấy địa hình hiểm trở của Lào làm tuyến đường thâm nhập
tấn công Việt Nam. Thời kỳ chiến tranh Đông Dương, các nước Pháp và Mỹ
lấy địa bàn hiểm trở của Lào làm địa bàn thiết lập căn cứ, vận chuyển, hậu
cần tấn công Việt Nam. Sau giải phóng, thế lực phản động, tàn quân đã thâm
nhập Việt Nam qua tuyến đường rừng núi của Lào. Ngày nay, đối tượng và
hoạt động ly khai, chia rẽ (người Mông) cũng lấy địa bàn Lào liên kết với
vùng Tây Bắc Việt Nam để hoạt động...
Về phía Lào, Việt Nam cũng là bức tường thành che chắn vững chắc ở
phía Đông. Việt Nam và Lào đều coi trọng và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng
an ninh đi vào chiều sâu, hiệu quả, coi đây là lĩnh vực hợp tác then chốt để
duy trì và phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai nhà nước. Việt Nam

chủ trương phối hợp, hợp tác với Lào bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an
ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước; cùng với Lào thực hiện thỏa thuận
hợp tác về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phối hợp hiệu quả trong việc

15


quản lý đường biên giới Việt Nam- Lào; hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống
âm mưu và hoạt động của đối tượng thù địch, nâng cao cảnh giác trước âm
mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước; ngăn chặn và
đấu tranh có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội buôn lậu và vận
chuyển ma túy.
Việt Nam cũng dành ưu tiên cao cho việc phối hợp triển khai hiệp định,
thỏa thuận đã ký kết như Hiệp định về “Quy chế quản lý biên giới và cửa
khẩu”, Nghị định thư về “Đường biên giới và mốc giới”; tích cực triển khai để
hoàn thành việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú
trong vùng biên giới hai nước… Đa số Lãnh đạo và nhân dân Lào tin tưởng
vào sự chân thành, giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa của Việt Nam. Về phía
mình, Việt Nam tiếp tục khẳng định hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc
phòng giữa Việt Nam và Lào là một trong những trụ cột quan trọng trong
quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Viện trợ của Việt Nam dành cho Lào trong
lĩnh vực an ninh quốc phòng được ưu tiên trong tổng số viện trợ của Việt
Nam nói chung dành cho Lào. Trong tổng kinh phí viện trợ, hợp tác với Lào
giai đoạn 2011 - 2015, ngân sách Nhà nước là 793,707 tỷ Đồng, bao gồm xây
dựng công trình, trang bị quân sự 342 tỷ Đồng; chi đào tạo học sinh quân sự
147,323 tỷ Đồng5.
Quan hệ song phương trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại đã
góp phần to lớn để làm phong phú, sâu sắc thêm quan hệ hợp tác hiệu quả,
thực chất của quan hệ Việt - Lào.
1.2.4. Hợp tác phát triển

Việt Nam và Lào coi trọng hợp tác kinh tế và cùng phát triển. Trong
những năm qua hai nước đã phát huy hiệu quả hợp tác về kinh tế. Nhờ sự hợp
tác có phần ưu tiên lẫn nhau đã góp phần thúc đẩy đáng kể tăng trưởng, xây
5

Bộ Tài chính (2017): Tờ trình số 1086-Ttr/BCSĐ trình Bộ Chính trị về kế hoạch triển khai Dự án
xây dựng Nhà Quốc hội Lào và Nhà làm việc của Quốc hội Campuchia.

16


dựng cơ sở hạ tầng... hợp tác hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước và
phát triển kinh tế mỗi bên. Quan điểm hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam và
Lào cũng có xuất phát điểm về xây dựng quan hệ về chính trị. Hai nước làm
hết sức mình để bên kia xây dựng được nền kinh tế vững mạnh, tự chủ.
Về phía Việt Nam, lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo các bộ, ngành địa
phương, doanh nghiệp luôn quan tâm thúc đẩy hiệu quả hợp tác kinh tế với
Lào, coi đây là điều kiện quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác, phục vụ lợi
ích thiết thực của nhân dân hai nước. Chương trình cấp quốc gia có Chiến
lược hợp tác 10 năm (2011-2020), Hiệp định hợp tác 5 năm (2016-2020), thực
hiện thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước, duy trì và phát huy hiệu quả
kỳ họp thường niên của Ủy ban hợp tác song phương, kiểm tra, đánh giá việc
hợp tác hàng năm và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong những
năm tiếp theo. Về phía doanh nghiệp, trước tình cảm nhân dân và thúc đẩy
niềm tin chính trị, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận được nhiều điều kiện ưu
đãi của chính phủ và nhân dân Lào; từ đó thực hiện những dự án lớn, xây
dựng tích cực trong thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng chục
nghìn người (Ví dụ, dự án nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai...). Do vậy,
dự án của doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên việc kết nối hai nền kinh tế, nhất là
về giao thông vận tải, năng lượng; chú trọng dự án lớn, trọng điểm; tăng

cường hỗ trợ Lào trong lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp,
trồng cây công nghiệp… tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ,
khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh hiệu quả ở Lào.
Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tiến hành viện trợ cho Lào
phát triển kinh tế. Lào là nước có vị trí kề cận, với nguồn tài nguyên thiên
nhiên khá phong phú, chất lượng tương tốt, dân cư thưa thớt, tài nguyên thiên
nhiên chưa được khai thác thành hàng hóa như quặng, lâm sản quý hiếm còn
nhiều. Hai nước tích cực triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể về phát triển
kinh tế - xã hội Khu vực Việt Nam giác phát triển CLV (Campuchia - Lào Việt Nam), cũng như đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ Đề án
kết nối 3 nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam. Việt Nam hiện có 400 dự

17


án đầu tư tại Lào với vốn đăng ký đạt trên 4,1 tỷ USD. Lào đứng vị trí đầu
tiên trong tổng số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có hoạt động đầu
tư. Về phía Lào, tuy quy mô kinh tế còn thấp nhưng Lào cũng hết sức coi
trọng hợp tác kinh tế với Việt Nam. Tính đến nay, Lào có 12 dự án đầu tư tại
Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 80 triệu USD (con số cập nhật mới
nhất tính thêm dự án điện mặt trời tháng 9/2018 là đạt gần 200 triệu USD).
Lào hiện đứng vị trí thứ 43 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có
hoạt động đầu tư tại Việt Nam6.
Hoạt động về hợp tác phát triển đã làm gia tăng lợi ích thiết thực giữa
hai nước trong điều kiện nhu cầu phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật ngày
càng cao đáp ứng sự phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân hai nước, là lực lượng vật chất to lớn củng cố chặt chẽ cho quan hệ hai
nước.
1.2.5. Lợi ích chiến lược chung
Từ khi cùng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Việt Nam và Lào
tiếp tục có chung vận mệnh đấu tranh trước tham vọng lâu dài của nước lớn.

Trước đây, cả hai quốc gia đều chịu ách áp bức, xâm lược của thực dân, đế
quốc và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầy khó khăn. Ngày
nay cả hai nước đều thuộc khối những nước nhỏ, đang phát triển trên thế giới,
nằm trong chiến lược, tác động gây ảnh hưởng, tập hợp lực lượng, thậm chí là
âm mưu thôn tính lâu dài của những nước lớn. Không những thế, cả hai nước
đều nằm trong ý đồ tham vọng về lãnh thổ, cư dân và khai thác tài nguyên
thiên nhiên, biến thành vùng đệm của Trung Quốc. Trung Quốc là một nước
lớn, cường quốc thế giới đang có nhiều toan tính, tham vọng bá quyền đối với
nước nhỏ xung quanh. Cả Việt Nam và Lào đều cùng sát biên giới với Trung
Quốc, chịu tác động ảnh hưởng với tính chất giống nhau từ Trung Quốc.
Chính vì vậy, cả Lào và Việt Nam đều có mục đích, bổn phận chung ở cấp độ
chiến lược trong quan hệ với bên ngoài. Về lâu dài, Lào và Việt Nam có lợi
6

Bộ kế hoạch và đầu tư, tháng 10/2017: Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài

18


ích chung trong bảo vệ an ninh quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ trước
những sức ép, nguy cơ lâu dài đến từ nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Điều
đó tạo nên đồng cảm, động lực trong công cuộc đấu tranh với “một cảnh ngộ”
chịu sức ép từ nước lớn. Sau một quá trình chưa dài trong lịch sử quan hệ
nhưng đã có nhiều rắc rối, nguy cơ tiềm ẩn trong hợp tác với Trung Quốc,
Lãnh đạo và nhân dân Lào đang cảnh giác và cảm nhận được mưu đồ sâu sắc,
lợi dụng quan hệ hợp tác với Lào. Trung Quốc đã phát triển 02 đặc khu kinh
tế tô nhượng tại tỉnh Luông-nậm-thà và Bò-kẹo để nhen nhóm lực lượng thân
Trung Quốc tại đây, gây phức tạp cho tình hình của Lào. Ngoài ra, dự án FDI
của Trung Quốc qua quá trình thực hiện đã bộc lộ rõ chính sách di dân, gây ra
nguy cơ an ninh lâu dài đối với Lào. Dự án của Trung Quốc tại Lào có một

đặc điểm chung là diện tích rất rộng (“chiếm đất”), thời gian rất dài và công
nhân người lao động Trung Quốc tranh thủ sang định cư luôn. Dư luận Lào
ngày càng nghi ngại trước mặt trái của FDI của Trung Quốc vì không đảm
bảo tiêu chí “win-win” đôi bên cùng có lợi mà có xu hướng đơn thuần vì lợi
ích của phía Trung Quốc7 (không ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ địa
phương mà chỉ sử dụng vật tư, hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc; làm băng
hoại văn hóa- xã hội Lào bởi nạn hối lộ, tha hóa, trụy lạc,lạm dụng đất đai- tài
nguyên thiên nhiên…). Hiện tại Lào, rải đều ở mọi tỉnh- thành đều có ít nhất
01 khu chợ (trung tâm thương mại tự phát) do người Trung Quốc lập ra chủ
yếu buôn bán hàng hóa Trung Quốc. Do vậy, quá trình hợp tác đã phần nào
bộc lộ sự “không thực lòng”, đằng sau là âm mưu lâu dài của Trung Quốc.
Điều này chính là sự “đồng cảm chiến lược” của cả Việt Nam và Lào.
1.2.6. Tình cảm giữa nhân dân hai nước
Tình cảm tốt đẹp, chân thành giữa nhân dân hai nước được ghi nhận là
một biểu hiện sâu sắc trong quan hệ hai nước Việt - Lào. Trong đời sống hoặc
ở hoàn cảnh đi xa bất cứ đâu trên thế giới, công dân Lào và công dân Việt
Nam luôn dành cho nhau tình cảm đặc biệt chân thành, coi nhau như bạn,
7

Tài liệu của Vụ Đông Nam Á- Nam Á- Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao 2017

19


×