Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.5 KB, 36 trang )

Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN
Mã lớp HP: 1659FECO1711
Nhóm: 7

STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SV

LỚP
HC

1

Nguyễn Thị Yên (Nhóm
trưởng)

14D130336

K50E5

2

Nguyễn Thu Trang

14D130331



K50E5

3

Nguyễn Hải Tiên

14D130400

K50E6

4

Hoàng Phương Thủy

14D130049

K50E1

5

Trần Đình Huy

11C110158

CD15B1

6

Nguyễn Minh Tuấn


14D130403

K50E6

7

Nguyễn Thị Kim Cúc

15D130077

K51E2

8

Dương Thị Kim Phụng

14D160204

K50F3

9

Lương Thị Thúy

10

Nguyễn Thị Hoa Mai

ĐÁNH

GIÁ


TÊN

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa đã bao
trùm tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh thì sự gia tăng hợp tác quốc tế nhằm phát
huy có hiệu quả những lợi thế so sánh của mình đã làm cho các quan hệ kinh tế quốc tế
Nhóm 7

1


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

giữa các quốc gia ngày càng phát triển và được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong đó, xuất khẩu
với tư cách là cầu nối giữa các quốc gia cố nhiên đã thực sự có đất để phát huy tối đa vai
trò của mình và trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy các mối quan hệ ấy phát triển, đồng
thời mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia trong việc trao đổi quốc tế. Là một quốc gia
đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, sau hơn 16 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, hoạt động
xuất khẩu ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần đẩy
nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng, thu ngoại tệ nhằm
phát triển nền kinh tế trong nước, kiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên do kinh
tế còn lạc hậu, trình độ kĩ thuật còn non kém nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
chủ yếu chỉ là các mặt hàng nông sản, có giá trị kinh tế thấp. Với ưu thế là một quốc gia

ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu đem
lại giá trị kinh tế lớn. Những năm gần đây, thuỷ sản luôn là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu. Nhận thức được điều này, nhà nước ta đã có những điều chỉnh và đầu tư thích hợp
nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản, thị trường xuất khẩu
từng bước được đa dạng hoá và mở rộng hơn. Sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữ một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, là cơ sở
để mở rộng thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Cho đến nay sau khi trải qua nhiều thăng trầm, ngành thủy sản nước ta đã thu
được những thành tựu đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên thục theo từng năm, và
luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Có thể nói ngành thủy sản đã trở thành
một ngành kinh tế then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Đối với nước ta, xuất khẩu là
trung tâm của hoạt động ngoại thương, trở thành yếu tố đòn bẩy chủ yếu thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có thể nói rằng xuất khẩu là mặt trận kinh tế hàng đầu có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đóng góp
Nhóm 7

2


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

tích cực cho chiến lược hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam đã và đang
khẳng định quyết tâm hội nhập của mình với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng, hợp tác hai bên cùng
có lợi. Lấy nhu cầu của thị trường quốc tế làm mục tiêu cho sản xuất trong nước…”

Trong đó, ngành thủy sản được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ đạo, phát huy
tối đa lợi thế so sánh của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế và thực tế cũng đã khẳng
định được vị thế của mình trên những thị trường quan trọng trong khu vực và thế giới, đặc
biệt đã tạo được một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản chủ yếu của nước ta, tuy nhiên, đây
cũng là một trong những thị trường lớn và khắt khe về mọi khía cạnh tiêu chuẩn trong
mọi mặt hàng, nhất là đối với mặt hang thủy sản nhập khẩu. Và một thực tế luôn đúng đó
là, tạo lập được thị trường đã khó mà duy trì được nó lại là điều càng khó. Hơn nữa, trên
thực tế mặt hàng thủy sản của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường
Nhật Bản, vẫn còn đơn điệu về chủng loại, hạn chế về mẫu mã và thua kém về chất lượng,
đồng thời chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực cạnh tranh khắt khe. Nhất
là trong giai đoạn cạnh tranh trên thế giới nói chung và ở Nhật Bản nói riêng đang trở nên
ngày càng gay gắt. Đây là vấn đề đã và đang là mối quan tâm đặc biệt, mang tính thực
tiễn sâu sắc có ý nghĩa chiến lược lâu dài của cơ quan ban ngành, Chính Phủ,… và các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Thực trạng xuất khẩu thủy - hải sản Việt Nam
sang Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2016” thực sự là một chủ đề nóng mang ý nghĩa
quan trọng trong thời buổi kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, trên cơ sở phân tích, ghi
nhận và đánh giá đồng thời tìm ra những mặt hạn chế để từ đó đề xuất những kiến giải
góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị
trường Nhật Bản.

Chương 1:

TỔNG QUAN CHUNG
1.1.

Giới thiệu chung về ngành sản xuất và xuất khẩu thủy-hải sản ở VN

Nhóm 7


3


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

1.1.1. Năng lực và tiềm lực của ngành

* Vị trí và vai trò của ngành xuất khẩu thủy hải sản trong nền kinh tế Việt Nam:
Ngành sản xuất thủy hải sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế



Trong năm 2015 với mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác
và giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là một trong
những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Ngành thủy
sản thật sự là một nghành kinh tế mũi nhọn đóng góp 4 – 5% vào GDP. Ngành thủy sản
đóng góp khá mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung ở Việt Nam.
Ngành xuất khẩu thủy sản với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế:



Ngành thủy sản từ một ngành tự cung tự cấp trở thành một ngành có khả năng phát
triển kinh tế hàng hóa. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân.


Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề xã hội:

Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống của cộng đồng đánh bắt

và nuôi trồng thủy hải sản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ổn định xã hội và an ninh quốc
gia. Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của người dân bằng cách cung cấp cá và hải sản cho
tiêu dùng nội địa. Tăng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
* Tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy hải sản
Tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) thủy sản đã tăng nhẹ (4,4%) so với cùng kỳ
năm 2014 và đạt 3,686 tỷ USD. Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng từ quý 2 trở đi,
XK thuỷ sản đã có những dấu hiệu thuận lợi hơn đối với những mặt hàng chủ lực, nhất là
tôm và cá tra.
Ở thị trường Mỹ, từ cuối tháng 4, nhu cầu NK đã tăng trở lại giúp cho giá tôm từ
các nguồn cung chính tăng lên. Tôm Việt Nam XK sang Mỹ vốn tương đối thuận lợi trong
những tháng đầu năm, với nhu cầu NK của thị trường này tăng lên, hy vọng sẽ còn thuận
Nhóm 7

4


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

lợi hơn nữa. Mặt khác, những khó khăn của một số nguồn cung chủ lực, cũng góp phần
không nhỏ cho việc XK tôm vào Mỹ trong những tháng cuối năm.
Do động đất, dịch bệnh nên sản lượng tôm của Ecuador bị giảm mạnh, ảnh hưởng
lớn tới nguồn cung tôm của nước này cho thị trường Mỹ. Ấn Độ vừa bị Bộ Thương mại
Mỹ (DOC) tăng thuế NK trung bình từ 2,96% lên 4,98%. Thái Lan đang bị giảm uy tín
trên thị trường tôm thế giới… Dự báo sản lượng tôm thế giới năm nay sẽ giảm, khiến cho
giá tôm tăng 10-15%, là cơ hội tốt để Việt Nam tăng giá trị XK tôm.
Trong khi đó, trong tháng 7/2016, Việt Nam và Mỹ đã đạt được giải pháp song

phương để giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện của Việt Nam về thuế chống bán phá
giá (CBPG) mà Mỹ áp dụng đối với sản phẩm tôm của Việt Nam. Đây là 1 tin vui đối với
các doanh nghiệp XK tôm của Việt Nam.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ
20/12/2015, cũng có tác động tích cực đến XK tôm. Vì theo Hiệp định này, hạn ngạch
thuế quan (thuế suất 0%) cho tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc là 10.000 tấn trong năm
đầu tiên (tăng đều 10% sau mỗi năm và từ năm thứ 6 trở đi duy trì ở mức 15.000 tấn).
Hạn ngạch này rõ ràng mang lại lợi thế cho tôm Việt Nam hơn rất nhiều so với hạn ngạch
thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (5.000 tấn cho 10 nước
ASEAN).
Theo VASEP, với phần lớn các mặt hàng thủy sản chủ lực khác, thị trường XK
trong những tháng cuối năm 2016 cũng hứa hẹn nhiều khởi sắc. Vì vậy, VASEP đã đưa ra
dự báo như sau: XK tôm cả năm sẽ đạt 3 tỷ USD, tăng 10% so năm 2015; cá ngừ đạt 500
triệu USD, tăng 10%; mực, bạch tuộc đạt 450 triệu USD, tăng 5%… Riêng cá tra, có thể
giảm 4%, chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Với nhiều mặt hàng có khả năng tăng trưởng giá trị
XK như trên, dự kiến cả năm 2016, XK thủy sản sẽ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm
2015. Cái khó của Việt Nam trong XK thủy sản cuối năm 2016 là thiếu hụt nguồn nguyên
liệu tôm, cá tra do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn hồi đầu năm. Nguyên liệu hải
sản cũng bị ảnh hưởng do khai thác biển gặp khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản
chưa được cải thiện nhiều, giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân.
Nhóm 7

5


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Chính vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn hàng hóa cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các

nhà NK, chắc chắn các DN thủy sản Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh NK thủy sản
nguyên liệu. Dự kiến trong cả năm nay, các DN sẽ NK khoảng 1 tỷ USD thủy sản nguyên
liệu, tập trung vào các mặt hàng cá ngừ, tôm thẻ chân trắng, mực, bạch tuộc và cá biển.
1.1.2. Sản lượng qua các năm

Bảng 1: Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 2005-2015 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Khai thác

1995 2001 2060 2130 2280 2420 2200 2633 2710 2918 3026

Nuôi trồng

1437 1694 2100 2450 2570 2706 3000 3112 3340 3393 3533

Biểu đồ 1.1: Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 2005-2015 (Đơn vị: nghìn tấn)

1.1.3. Tình trạng xuất khẩu thủy – hải sản của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói

chung
Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn
2015-2016(Quý 1+2) (đơn vị: triệu tấn)
Năm

2015


2016 (Quý 1+2)

Đánh bắt

3.03

1.5

Nuôi trồng

3.53

1.6

Sản lượng

Giá thành (đơn vị:VN đồng)
Năm
Tôm

Nhóm 7

2015

2016

Tôm sú (20c/kg)

260.000


285.000

Tôm thẻ chân trắng
(60c/kg)

110.000

165.000

Tôm càng xanh

235.000

245.000-270.000
6


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

(20c/kg)
Tôm hùm (>1kg)

1.500.000

1.350.000

Cua gạch


180.000

240.000

Cua thịt

160.000

210.000

Cá tra

25.000

40.000

Cá basa

35.000

38.000

Cá diêu hồng

40.000

40.000

Cá ngừ đại dương


110.000

120.000

Mực ống (17-24c/kg)

180.000

180.000

Cua

Nhận xét:
- Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

(Vasep), sáu tháng đầu năm tình hình thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác
thuỷ sản, lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển khoảng
90%. Hầu hết các nghề khai thác đều đạt hiệu quả, cao nhất là các nghề pha xúc,
lưới vây và lưới rê cước, nghề lưới rê.
- So với cùng kỳ năm 2015, tổng sản lượng tăng 1,7%, sản lượng khai thác
tăng 2,9%, sản lượng nuôi trồng tương đương cùng kỳ.
- Giá các loại tôm (trừ hùm), cua, cá tra tăng mạnh so với năm 2015. Giá cá
basa, cá diêu hồng, mực ống vẫn giữ ở mức ổn định. Giá cá ngừ đại dương tăng
nhẹ so với mức giá năm 2015.
1.2.

Phân tích thị trường thủy- hải sản Nhật Bản

1.2.1. Qui mô thị trường thủy – hải sản tại Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc đảo nên thủy sản cùng với các loại sản phẩm thủy sản chế

biến từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong lối sống của người Nhật Bản. Tuy nhiên,
với tác động của tỷ lệ sinh giảm và một xã hội cao tuổi, tiêu dùng nội địa cũng như nhập
khẩu thủy sản của Nhật Bản đều có xu hướng giảm.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản về thu
nhập và mức chi tiêu gia đình, sức mua hàng năm đối với hàng thủy sản đã giảm và tỷ
trọng của hàng thủy sản trong tổng số các chi phí cho thực phẩm đã giảm từ 9,5% năm
Nhóm 7

7


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

2010 xuống còn 8,6% năm 2014. Các yếu tố đóng góp vào sự sụt giảm bao gồm: Chế độ
ăn uống theo xu hướng phương Tây hóa, thời gian ít hơn dành cho việc nấu ăn và giá
hàng thủy sản tương đối cao hơn so với giá các loại thịt. Đối với các loại thủy sản mà
người tiêu dùng mua, thủy sản tươi sống có thị phần lớn nhất, chiếm khoảng 60%.
Bảng 1.2: Sức mua thủy sản hàng năm đối với hộ gia đình Nhật Bản phân
theo chủng loại sản phẩm (2010- 2014)
Đvt: yên Nhật

Các loại
Thủy sản Ướp
Xay, cắt
thủy sản chế
tươi sống muối, khô miếng
biến khác


Tỷ trọng
% trên
tổng chi
tiêu về
thực phẩm

Năm

Thủy
sản

2010

74.652

44.493

13.901

7.267

8.991

9,5%

2011

74.645

44.284


13.915

7.384

9.062

9,5%

2012

72.752

42.201

13.804

7.845

8.903

9,3%

2013

70.272

40.751

13.093


7.700

8.728

9,0%

2014

67.055

38.645

12.564

7.370

8.476

8,6%

(Nguồn: Tổng điều tra dân số hàng năm của Bộ Ngoại thương và Truyền thông
Nhật Bản)
*Đối tượng là các hộ gia đình với 2 hoặc trên 2 thành viên
Bảng 1.3: Sức mua thủy sản hàng năm đối với hộ gia đình Nhật Bản xếp
hạng theo sản phẩm
Đvt: yên Nhật

Xếp
hạng


Nhóm 7

Sản phẩm

Lượng
mua

Tỷ trọng so
với tổng chi Xếp
tiêu cho
hạng
thực phẩm

Sản phẩm

Lượng
mua

Tỷ trọng
so với
tổng chi
tiêu cho
thực
phẩm(%)
8


Khoa Thương mại quốc tế


Cá ngừ
(tươi)

1

2

1659FECO1711

4.507

6,7%

Cá hồi (tươi) 3.109

Cá đã ngâm
2.486
dầm

6

4,6%

3,7%

7

Trứng cá
tuyết ướp
muối


2.429

3,6%

3,2%

3

Cá đã được
cắt và hấp

2.594

3,9%

8

Cá đã được
cắt và hấp, 2.124
rán

4

Tôm (tươi)

2.569

3,8%


9

Mực (tươi) 1.986

3,0%

Cá đuôi vàng
2.526
(tươi)

3,8%

10

Cá đóng hộp 1.896

2,8%

5

Nguồn: Tổng điều tra dân số hàng năm của Bộ Ngoại thương và Truyền thông Nhật Bản
Bảng 1.4: Nhập khẩu bạch tuộc vào Nhật Bản phân theo sản phẩm
Đvt: số lượng = tấn; Trị giá = triệu yên Nhật
Mặt hàng

Số lượng
2010

Bạch tuộc tươi
sống hoặc ướp 12

lạnh
Bạch tuộc
đông lạnh
Bạch tuộc đã
chế biến
Tổng

2011
7

Trị tấn
2012 2013
4

3

2014

2010

2011

2012

2013

2014

4


15

11

5

4

3

48.360 46.784 44.70756.192 44.677 30.313 34.352 34.119 27.818 25.602

1

0

1

*

1

2

0

1

1


2

48.373 46.791 44.71256.196 44.682 30.329 34.363 34.124 27.822 25.607

Ghi chú: “*” con số dưới 1.000 tấn
Nguồn: MOF, JETRO
Nhóm 7

9


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Mauritania là nước cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho thị trường Nhật Bản, tiếp theo là
Ma-rốc, Trung Quốc. Việt Nam là đối tác thứ 4, chiếm 4,7% tổng trị giá nhập khẩu
bạch tuộc của Nhật Bản trong năm 2010.
Biểu đồ 2.1: Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho Nhật Bản
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0

Mauritania
Ma rốc Trung Quốc Việt Nam
Canary Islands


2010 2011 2012 2013 2014

Đvt: Tấn

Nguồn: MOF, JETRO

Bảng 1.5: Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu cho Nhật Bản
Đvt: số lượng = tấn; trị giá = triệu Yên Nhật

Số lượng
Nhà cung
cấp

2010

2011 2012

2013

Trị giá
2014

Mauritania 16.588 13.960 12.627 26.505 16.224

2010

2011

2012


2013

2014

11.347 11.913 11.380 13.269 10.202

Ma rốc

8.688

10.311 10.876 13.767 10.775 5.968

8.348

9.330

6.866

6.528

Trung
Quốc

8.196

7.179

6.667


5.535

9.425

5.980

5.766

5.025

3.413

5.392

Việt Nam 5.510

4.800

5.485

3.742

3.416

1.865

1.755

2.196


1.448

1.216

Canary
Islands

395

187

48

75

1.621

285

186

21

35

Nhóm 7

2.605

10



Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Các nước 6.786
khác

10.146 8.870

6.599

4.766

3.548

6.296

6.008

2.805

2.234

Tổng cộng .373

46.791 44.712 56.196 44.682 30.329 34.363 34.124 27.822 25.607

Nguồn: MOF, JETRO


Giá và xu hướng giá:
Năm 2015, Nhật Bản NK 2,1 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 13 tỷ USD, tăng 2% về
khối lượng, nhưng giảm 10% về giá trị so với năm 2014. Giá trung bình NK thủy sản vào
thị trường Nhật Bản đạt 6.111 USD/tấn, giảm 11%. Top 5 nước cung cấp lớn nhất gồm
Trung Quốc, Mỹ, Chile, Thái Lan và Nga. Tiếp đến là Việt Nam với 6,8% thị phần.

Sản phẩm thủy sản NK của Nhật Bản năm 2015
Sản phẩm

Giá TB
(USD/tấn
)

GT
(nghìn
USD)

KL (tấn)

Tổng thủy sản

6.111

13.023.82
1

2.131.34
1


0303

Cá nguyên con đông lạnh

4.095

2.953.554

721.198

0304

Cá phi lê cắt khúc tươi/ướp lạnh/đông
lạnh

5.422

2.831.133

522.169

0306

Giáp xác đông lạnh

11.444

2.230.530

194.909


1604

Cá chế biến và trứng cá

6.741

1.438.906

213.453

1605

Giáp xác và nhuyễn thể chế biến

7.943

1.334.376

167.999

0307

Nhuyễn thể

5.064

1.087.730

214.789


0302

Cá nguyên con tươi

8.657

436.834

50.459

0301

Cá sông

22.104

328.605

14.866

0308

Thủy sinh khác

12.504

208.812

16.700



HS

Nhóm 7

11


Khoa Thương mại quốc tế

0305

1659FECO1711

Cá nướng, hun khói

11.713

173.341

14.799

Nguồn cung cấp chính thủy sản cho Nhật Bản năm 2015

Nhóm 7

Nguồn cung

Giá TB

(USD/tấn)

GT (nghìn USD)

KL (tấn)

TG

6.111

13.023.821

2.131.341

Trung Quốc

5.928

2.362.741

398.562

Mỹ

4.222

1.289.908

305.542


Chile

6.186

1.046.992

169.241

Thái Lan

6.478

928.951

143.391

Nga

7.178

873.075

121.639

Việt Nam

8.108

853.031


105.212

Na Uy

4.412

832.259

188.654

Indonesia

7.258

636.941

87.759

Hàn Quốc

7.097

569.163

80.196

Đài Loan

5.470


475.393

86.913

Canada

10.807

398.260

36.852

Ấn Độ

5.410

394.911

73.001

Argentina

5.969

165.526

27.733

Australia


12.615

164.722

13.058

Morocco

7.193

154.601

21.493

12


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Năm 2015, do đồng Yên Nhật Bản và đồng Euro mất giá quá nhanh so với đồng
USD (trên 10%) kéo theo đó làm cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và
thủy sản nói riêng sẽ có giá bán đắt hơn khoảng trên dưới 10% ở các thị trường này. Đây
là một trong những nguyên nhân chính nhà nhập khẩu đã hạn chế nhập khẩu hoặc ép giảm
giá thu mua khiến giá cá tra và tôm của Việt Nam giảm mạnh tại thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản do tác động của tăng trưởng kinh tế chậm, đồng USD dự báo tiếp tục
tăng giá khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước này ít đi.
Việc giảm nhu cầu tại Nhật Bản sẽ tác động mạnh tới doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản do đây là những thị trường có giá trị gia tăng cao, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trong khi đó, IMF dự báo giá tôm năm 2016 sẽ giảm 4%, năm 2017 giảm 7%, năm
2020 giảm 13% so với năm 2015 do nhu cầu tiêu dùng yếu tại các thị trường Nhật Bản và
dư cung tại các nước sản xuất lớn.

1.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy hải sản của NB
Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các loại hải sản. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp
phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa
bờ.
Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt
và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư
nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật
Bản phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản
nhập khẩu hàng năm. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40%
lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật, con số này cao hơn nhiều so với hầu
hết các nước phương Tây.
Nhóm 7

13


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Đảm bảo an toàn cho hàng thực phẩm nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân. Xu hướng nhập khẩu hàng thực phẩm ở Nhật
Bản ngày càng tăng, một mặt do tỷ lệ tự cung cấp ngày càng giảm đi.

Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản trong tháng 7- 2015 tăng 9% so với cùng kỳ
năm ngoái, đạt mức giá trị 170 triệu Yên, gần đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng
kỳ năm trước trong 2 tháng liên tiếp nhờ đồng Yên mất giá. Tuy nhiên, khối lượng nhập
khẩu vẫn được duy trì ở con số 194.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Đối với các loài nhập khẩu chính, tôm tươi sống và tôm đông lạnh có mức tăng
trưởng cao nhất so với tháng trước (tăng 18% cả về khối lượng và giá trị). Nhập khẩu tôm
từ Ấn Độ tăng 31% lên mức 3.200 tấn, từ Việt Nam tăng 8% lên 2.900 tấn và từ Thái Lan
tăng 16% lên mức 1.200 tấn. Đặc biệt, nhập khẩu tôm từ Ac-hen-ti-na và Ecuador
tăng gấp 3 lần.
Nhập khẩu cá hồi tươi và đông lạnh tăng 23% về khối lượng và 14% về giá trị.
Nhập khẩu cá hồi đỏ đông lạnh từ Hoa Kỳ tăng gần 10 lần, đạt 1.119 tấn nhờ sản lượng
thu hoạch lớn ở Vịnh Bristol. Trong khi đó, nhập khẩu cá hồi đỏ từ Nga giảm 32% xuống
còn 2.600 tấn, cá hồi Coho Chile đông lạnh đạt 4.620 tấn, cá hồi Đại Tây Dương tươi từ
Na Uy tăng 5% lên mức 1.600 tấn.
Nhập khẩu surimi cá minh thái tăng 4% về khối lượng và 25% về giá trị nhờ sản
lượng và giá cá minh thái Alaska tăng. Nhập khẩu surimi Itoyori giảm 19% về khối lượng
nhưng chỉ giảm 2% về giá trị. Nhập khẩu cua tuyết đông lạnh từ Canada giảm ở mức 2
con số trong khi nhập khẩu cá trứng đông lạnh tăng 27% nhờ giá tăng. Nhập khẩu lươn
cũng tăng cả về khối lượng (52%) và giá trị (28%).
Nhập khẩu thủy hải sản của Nhật Bản từ Việt Nam
Sản lượng thủy hải sản được nhập khẩu từ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản tăng
dần theo các năm. Bởi tính truyền thống trong NKTS của Nhật Bản từ Việt Nam: Nhật
Bản được xem là TT truyền thống NKTS với một quá trình mua bán lâu đời. Do vậy, Nhật
Bản đã quen với việc chế biến và tiêu thụ hàng thủy sản từ Việt Nam. Kể từ khi Nhật Bản
dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc vào năm 1999, thuế suất NK hàng thủy sản của
Việt Nam vào Nhật Bản đã giảm rõ rệt. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của thủy
Nhóm 7

14



Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

sản Việt Nam trên TT Nhật Bản so với các nước XKTS khác. Chính sách hỗ trợ và
khuyến khích của Chính phủ đối với XKTS sang TT Nhật Bản: TT Nhật Bản hiện đứng vị
trí số một trong việc NKTS Việt Nam và là TT truyền thống lâu đời và rất tiềm năng trong
tương lai. Vì vậy, Bộ Thủy sản cùng các doanh nghiệp XKTS rất coi trọng TT chiến lược
này. Ngoài ra, Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách khuyến khích cho công
tác khai thác, nuôi trồng, chế biến và XKTS. Hiệp hội các nhà chế biến và XKTS
(VASEP), trực thuộc Bộ Thủy Sản hàng năm vẫn tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia
hội chợ thủy sản tại Nhật Bản để nâng cao và tăng cường khả năng tiếp xúc, giới thiệu
thủy sản Việt Nam tại TT Nhật Bản. Nguyên liệu thủy sản của Việt Nam tương đối phù
hợp với nhu cầu sử dụng của người dân Nhật Bản. Ngoài ra, chủng loại thủy sản của Việt
Nam tương đối phong phú, dễ dàng thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ của
Nhật Bản.

Nhóm 7

15


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Chương 2:
HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY-HẢI SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG NHẬT BẢN

2.1. Số liệu thực tế gần nhất (Cuối 2015- đầu 2016)
Nhật Bản là nước có tỷ lệ nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, thủy sản nhập khẩu
chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ trong nước. Các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu
cho Nhật Bản là Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chi Lê, Việt Nam, Inđônêxia, Na
Uy, Hàn Quốc, Đài Loan, … Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cá ngừ và tôm, ngoài ra còn
nhiều loại cá tươi/đông lạnh, nhuyễn thể, giáp xác và các sản phẩm thủy sản chế biến,
trứng cá…
Sau khi VJEFA có hiệu lực từ 1/10/2009, mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với
thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: Nhóm 1: là nhóm mặt hàng được hưởng
thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có
thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định; Nhóm 2: là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm
thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; Nhóm 3: sẽ có lộ trình
giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.


Trong khoảng cuối 2015.
Nhìn chung thì giá trị xuất khẩu của ngành thủy hải sản Việt Nam có xu hướng
tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng cuối năm 2015, cụ thể là tăng từ 776 triệu USD lên tới
tận 5.8 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản đã đang và hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì là thị trường
xuất khẩu rộng lớn nhất của Việt Nam.

Nhóm 7

16


Khoa Thương mại quốc tế


1659FECO1711

Theo số liệu thu thập được từ bảng trên, có thể thấy Việt Nam đang đứng tại vị trí
số 5 trong TOP 10 Nhà cung cấp thủy hải sản chính cho Nhật Bản. Trong khoảng năm
2015 vừa qua, chỉ riêng phần hàng xuất khẩu của Việt Nam là tôm đông lạnh và tôm đã
qua sơ chế, Nhật Bản đã chi ra gần 463 triệu CAD. Tổng giá trị xuất khẩu của hàng thủy
sản tại Nhật Bản rơi vào hơn 1 tỷ 140 triệu CAD.
Cụ thể hóa hơn cho năm 2015, Nhật Bản đã chi trả cho hàng thủy hải sản nhập
khẩu từ Việt Nam như sau:
 Giá trị một số mặt hàng thủy hải sản nhập khẩu từ Việt Nam

• Tôm đông lạnh $462.9M
• Tôm đã qua sơ chế $266.6M
• Thịt cá đông lạnh $57.7M
• Bột cá, phi lê và các loại giáp xác $43.7M
• Cá khô, cá đã chế biến nguyên con/ một phần $37.7M
Nhóm 7

17


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Thị trường

Năm 2015

Năm 2014


+/- (%) năm 2015 so
với năm 2014

Tổng kim
ngạch

6.572.600.346

7.836.037.095

-16,12

Hoa Kỳ

1.308.679.448

1.709.563.904

-23,45

Nhật Bản

1.035.030.665

1.195.229.254

-13,40

Hàn Quốc


571.933.896

651.936.480

-12,27

Trung Quốc

450.775.973

466.860.910

-3,45

Thái Lan

216.171.598

182.830.641

+18,24

Anh

200.497.512

183.732.647

+9,12


Canada

190.552.170

263.250.199

-27,62

Đức

188.820.139

237.710.293

-20,57

Australia

171.258.272

228.812.361

-25,15

Hà Lan

167.373.159

211.497.067


-20,86

Hồng Kông

150.388.116

147.828.350

+1,73

Đài Loan

117.842.345

143.660.555

-17.97
Nguồn: Nhanhieuviet

Bên cạnh những tin vui từ thị trường Nhật Bản thì mục tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ
USD năm 2015 đã không đạt được. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu
thủy sản năm 2015 giảm 16,12% so với năm 2014. Trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản
giảm 13,4%, so với cùng kì năm trước đó.
Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản sụt giảm là do thị trường tiêu thụ kém, giá xuất
khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên
tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (tăng 5%), xuất khẩu tất cả các
sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm
(3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm 7

18


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

7 tháng đầu năm 2016.



Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản, T1-T7/2016
KL (tấn)
Nguồn
cung

GT (nghìn USD)

T1T7/2015

T1T7/2016

Tăng,
giảm
(%)

T1T7/2015


T1T7/2016

Tăng,
giảm (%)

TG

1.197.06
0

1.165.65
9

-2,6

7.284.26
2

7.410.420

1,7

Trung
Quốc

233.838

231.955

-0,8


1.425.49
7

1.426.385

0,1

Thái Lan

83.117

79.707

-4,1

530.714

515.640

-2,8

Việt Nam

55.671

55.258

-0,7


456.018

429.377

-5,8

Indonesi
a

47.414

49.007

3,4

359.873

357.604

-0,6

Hàn
Quốc

47.918

45.065

-6,0


337.703

324.591

-3,9

Đài Bắc,
Trung
Quốc

44.967

50.394

12,1

280.104

323.242

15,4

Nguồn: VASEP
Từ số liệu thu thập được có thể thấy, trừ mặt hàng xuất khẩu của Đài Bắc Trung
Quốc và Indonesia, hầu hết khối lượng hàng thủy hải sản xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản của các nhà cung cấp thủy hải sản đều có xu hướng sụt giảm so với cùng kì năm
2015. Cụ thể Thái Lan giảm 4,1%, Hàn Quốc giảm 6%, Việt Nam cũng có mức giảm nhẹ
0,7%. Giá trị lợi nhuận thu về cũng theo đó mà sụt giảm từ 456.018 năm 2025 xuống
429.377 ở năm 2016 tức là vào khoảng 5.8%.


Nhóm 7

19


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Nguyên nhân khiến cho ngành thủy sản gặp không ít bất lợi trong năm 2016, nhất
là đối với các thị trường EU, Nhật Bản do tác động của tăng trưởng kinh tế chậm, đồng
USD dự báo tiếp tục tăng giá trong khi đồng Nhân Dân Tệ lại giảm giá khiến nhu cầu tiêu
thụ thủy sản của các nước này ít đi.

2.2. Các mặt hàng thủy – hải sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn được
xuất khẩu sang Nhật Bản.
2.2.1

Hải sản thân mềm (mực, bạch tuộc, …)

Đây vốn là nhóm mặt hàng mới được Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu từ Việt Nam,
do trữ lượng không lớn, đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn nên giá thành của nhóm mặt
hàng này khá thấp và bấp bênh. Do vậy nên giá trị thu về so với tôm hay cá các loại đều
không cao. Thay vì đòi hỏi ở thị trường còn yếu kém về mực và bạch tuộc như Việt Nam,
Nhật Bản lựa chọn nhập khẩu từ các thị trường tiềm năng hơn như Trung Quốc, Marocco
hay Mauritania.
Imports of cephalopod into Japan, Jan-Jul 2016 (kg)

Nhóm 7


Jun

Jul

Jan-Jul,
2016

Suppliers

May

Total

7,254,66
7

7,431,329 6,613,863

49,683,119

China

2,425,61
3

2,439,511 2,093,410

15,027,929

Morocco


1,796,41
4

1,794,880 1,434,067

15,001,326

Mauritania

1,211,965

893,574

924,894

6,271,160

Vietnam

826,519

755,293

823,459

5,356,672

Thailand


424,706

644,954

499,139

3,603,767

The U.S

187,768

186,985

171,387

1,149,876

India

27,951

17,678

53,239

619,088

Philippines


46,959

104,400

8,592

523,614
20


Khoa Thương mại quốc tế

Mexico

1659FECO1711

78,873

70,260

93,479

468,836

Giá của mặt hàng thủy hải sản thân mềm dao động vào khoảng 6-7 USD/1 kg, mức
giá này đạt cao nhất vào tháng 1/2016 rồi hạ xuống mức thấp nhất 6 USD vào tháng
3/2016. Hiện tại thì Việt nam là nhà cung cấp lớn thứ 4 đối với mặt hàng này sang thị
trường Nhật Bản. Top 5 nước cung cấp bạch tuộc cho Nhật Bản gồm Trung Quốc (thị
phần 37%), Ma Rốc 27,5%, Mauritania18,4%, Việt Nam 11,2% và Thái Lan với 2%.
Theo số liệu từ Tổng cục hải quan Việt Nam (General Department of Vietnam

Customs), trong 7 tháng đầu năm 2016. Giá trị xuất khẩu hải sản thân mềm của Việt Nam
sang Nhật Bản đạt mức 55.06 triệu USD, sụt giảm 5.5% so với cùng kì năm 2015. Nhật
Bản đứng thứ hai trong top thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng này, chiếm khoảng
25.2% giá trị xuất khẩu mặt hàng này.
Sự sụt giảm đáng tiếc này tại thị trường Nhật Bản có nguyên nhân chính là do sự
chênh lệch tỷ giá ngoại hối. Không chỉ Việt Nam mà các nhà cung cấp khác cho thị
trường này đều bị giảm doanh số. Thêm vào đó là tác động của chỉ số lạm phát trên thị
trường toàn cầu, hiệu ứng của vấn đề Brexit cũng khiến ngành nhập khẩu của Nhật Bản
chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Cá ngừ đại dương.
Năm 2014, lần đầu tiên, những con cá ngừ đại dương đánh bắt theo công nghệ
Nhật Bản được ngư dân tỉnh Bình Định đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Kết quả thật
bất ngờ, phần lớn cá ngừ được người Nhật mua với giá 1.200 Yên, tương đương 220.000
đồng/kg. Có con bán với giá 420.000 đồng/kg và duy nhất một con cá bán với giá thấp
khoảng 250 Yên, tức chỉ 50.000 đồng/kg. Đây là tin vừa mừng, vừa lo đối với các ngư
dân chuyên khai thác cá ngừ đại dương ở các tỉnh miền Trung nước ta. Từ nay, cánh cửa
xuất khẩu loại thủy sản đặc biệt này đã chính thức rộng mở tại thị trường Nhật Bản - nơi
tiêu thụ lượng cá ngừ sống khổng lồ và thường xuyên để làm món sushi truyền thống của
người Nhật.

Nhóm 7

21


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Năm 2015:

+ Xuất khẩu cá ngừ có xu hướng giảm so với năm 2014, trong đó, sản lượng xuất
khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản giảm sâu 10%
+ Đến cuối năm 2015, sản lượng xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi. Tuy
nhiên, lượng tăng này không đủ bù đắp cho những tháng đầu năm, nên tổng giá trị xuất
khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản cả năm 2015 ước đạt hơn 20,4 triệu USD, giảm
9,5% so với năm 2014.
+ Sản lượng xuất khẩu cá ngừ đã chế biến của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2014, tăng gần 16%. Trong khi đó, xuất khẩu
các mặt hàng tươi, sống và đông lạnh giảm. Cuối năm 2015, giá cá ngừ đại dương Bình
Định được đủ tiêu chuẩn xuất khẩu bán đạt trung bình 1.380 yên mỗi ký (tương đương
270.000 đồng/kg), giá cao nhất là 1.600 yên mỗi ký (khoảng 305.000 đồng/kg).
Trong khi đó, giá cá ngừ Indonesia ở phiên đấu giá này chỉ đạt 1.350 yên/kg, cá
ngừ của Thái Lan có giá thấp hơn, giá rẻ nhất là 450 yên/kg.
+ Theo VASEP, năm 2015, Nhật Bản nhập khẩu 292 nghìn tấn cá ngừ, trị giá 1,86
tỷ USD, tăng 5% về khối lượng, nhưng giảm 6% về giá trị. Giá trung bình giảm 10% đạt
6.366 USD/tấn. Đài Loan là nguồn cung cấp lớn nhất chiếm 18% thị phần, Trung Quốc
chiếm 10%, Thái Lan chiếm 9,7% và Hàn Quốc chiếm 10,7%.
Nguồn cung cấp chính cá ngừ cho Nhật Bản năm 2015

Nhóm 7

Nguồn cung

GT (nghìn USD)

TG

1.859.615

Đài Loan


330.453

Trung Quốc

205.373

Thái Lan

169.563

Hàn Quốc

165.766

Việt Nam

20.400
22


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Năm 2016
+ Trong tháng 1/2016, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tiếp tục
giảm. Lô hàng 8 con cá ngừ đại dương do ngư dân địa phương đánh bắt được đưa sang
bán đấu giá ở Nhật Bản được bán đấu giá với mức trung bình là 1.240 yên (khoảng
236.000 đồng/kg).

Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng chỉ đạt gần
2 triệu USD, giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Mặc dù xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tháng 2
cũng đã có dấu hiệu phục hồi giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 triệu USD, tăng gần 28% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tổng giá trị xuât khẩu cá ngừ trong cả 2 tháng đầu năm
vẫn giảm hơn 20%.
+ Theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 225 triệu
USD, tại thị trường Nhật Bản, xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt kim ngạch 8,7 triệu USD, giảm
10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp và chế biến của
Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất
khẩu khẩu cá ngừ chế biến khác tăng trưởng 37,6%. Xuất khẩu cá ngừ tươi/sống/đông
lạnh tiếp tục giảm 30,1%.
Nếu chỉ tính riêng quý 2/2016, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã giảm gần
34% so với cùng kỳ 2015 và hiện chỉ chiếm 4% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đứng
thứ 4 sau Mỹ, EU và ASEAN.
+ Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 6 trong các thị trường nhập khẩu chính cá ngừ
của Việt Nam tính đến hết tháng 7. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong
tháng 7 đạt 1,7 triệu USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị xuất khẩu
trong 7 tháng đầu năm thấp hơn 10,6% so với cùng kỳ, đạt 10,3 triệu USD.
Nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản từ một số quốc gia, T1-8/2016 (Nghìn USD)
Nhóm 7

23


Khoa Thương mại quốc tế

ST

Nguồn


T

cung

1

Đài Loan

T1

Trung

2

1659FECO1711

T2

23.557 26.573

21.576 24.665

Quốc

T3
32.86
4
20.59
0

15.40

T4

T5

T6

T7

T8

T18/2016

47.668 34.464 19.456 32.654 26.165 243.401

15.974 16.109 25.637 15.378 19.828 159.757

3

Thái Lan

15.418 14.616

4

Hàn Quốc

8.425


5

Indonesia

12.977 9.510

11.837 10.911 13.144 15.182 14.140 11.802 99.503

6

Philippines

6.369

5.582

7.351

6.306

9.003

5.666

6.413

6.972

53.662


6.629

2.660

2.142

4.397

26.241 1.324

6.924

422

50.739

781

941

1.071

1.439

1.197

1.450

1.337


9.438

Tây

7

Ban

Nha

8

Việt Nam

2.2.2

14.792

1
13.86
1

14.403 12.125 14.138 16.732 13.802 116.635

17.139 13.770 13.629 19.166 14.053 114.835

1.222

Tôm đông lạnh, tôm đã qua sơ chế.


• Tình hình năm 2015

Tôm Việt Nam tự hào là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất ở thị trường Nhật
Bản. Từ tháng 6/2015 tới tháng 10/2015, do dịp này có nhiều lễ hội diễn ra nên nhu cầu
về tôm nhập khẩu tăng vọt so với 2014, giá trị xuất khẩu đã có lúc đạt tới 61.4 triệu USD.
Mức tăng trưởng của xuất khẩu tôm 6 tháng cuối 2015 cũng khả quan hơn so với cùng kì
2014 rất nhiều.
Theo như dự đoán của World Trade Centre (ITC), trong năm 2015, trữ lượng tôm
mà Nhật Bần nhập khẩu là 213.7 nghìn tấn, trị giá 2.3 tỷ USD, giảm 4% khối lượng và
18% giá trị so với 2014. Sự sụt giảm này bắt nguồn từ biến động kinh tế mà Nhật Bản
đang phải đối mặt kéo theo đó là tình trạng bất ổn của đồng Yên Nhật khiến giá các mặt
hàng nhập khẩu bị tăng. Người Nhật buộc phải cắt giảm chi tiêu của mình.
Nhóm 7

24


Khoa Thương mại quốc tế

1659FECO1711

Top 5 suppliers of shrimp for the Japanese market
Volume (tons)
Origins

World

2014

2015


223,123 213,736

Value (thousand USD)

Variation
(%)
-4.2

2014

2015

2,773,842 2,273,051

Variation
(%)
-18.1

Vietnam

50835

50036

-1.6

696,513

568,989


-18.3

Thailand

36989

35678

-3.5

450,248

378,131

-16.0

Indonesi
a

31913

32341

1.3

422,175

366,494


-13.2

India

30907

31170

0.9

367,488

302,459

-17.7

China

19355

14874

-23.2

200,423

134,186

-33.0
(Source: ITC)


Từ bảng số liệu trên có thể thấy Việt Nam là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường
Nhật Bản vào năm 2015, bao phủ tới 25% trữ lượng tôm tại thị trường này. Thái Lan xếp
vị trí thứ 2 với 16.6%. Indonesia và Ấn Độ giữ vị trí 3 và 4 với 16% và 13.3% thị thường.
Sự sụt giảm về khối lượng tôm được nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Trung
Quốc là do biến động kinh tế đã nhắc ở trên. Nhật Bản đã chuyển sang dùng tôm của Ấn
Độ và Indonesia để có mức giá rẻ hơn.
• Tình hình đầu năm 2016.

Tính tới tháng 7 năm nay, tôm Việt Nam được XK sang 76 thị trường trong đó top
10 thị trường chính bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada,
Australia, ASEAN, Đài Loan, Thụy Sỹ. XK sang các thị trường chính đều tăng trưởng
dương như Mỹ tăng 16,3%; EU tăng 6%; Trung Quốc tăng 38%; Hàn Quốc tăng 9,3% trừ
Nhật Bản giảm 8,2%. XK sang các thị trường nhỏ hơn giảm từ 2,5%-28,6%.
XK tôm sang Nhật Bản tính tới tháng 7 năm nay đạt 283,8 triệu USD; giảm 8,2%
so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang thị trường này đi xuống do nhu cầu giảm trong bối
cảnh giá NK tôm vào Nhật Bản tăng mặc dù đồng yên lên giá. Nhu cầu NK tôm của Mỹ,
Nhóm 7

25


×