Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lupus ban đỏ sơ sinh ở Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.7 KB, 5 trang )

PHẦN NGHIÊN CỨU

LUPUS BAN ĐỎ SƠ SINH Ở BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Thái Thiên Nam
Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nhi TW
TÓM TẮT
Lupus ban đỏ sơ sinh (NLE) là một bệnh tự miễn gây ra bởi sự vận chuyển kháng thể antiSSA/Ro, anti-SSB/La và hiếm hơn anti-U1-ribonucleoprotein từ mẹ và biểu hiện lâm sàng đặc
trưng bởi ban đỏ da, block tim bẩm sinh (CHB), rối loạn chức năng gan, và bất thường về huyết
học. Đây là một bệnh hiếm gặp khó chẩn đoán, tiên lượng tốt nếu không có block tim nặng.
Chúng tôi thông báo ca bệnh NLE đầu tiên phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ gái của
bà mẹ không có biểu hiện lâm sàng bệnh tự miễn nhưng mang kháng thể tự miễn anti-Ro, antiLa và kháng thể kháng nhân (ANA) với hiệu. Biểu hiện lâm sàng điển hình với ban xuất huyết đa
dạng dát đỏ hình khuyên, gan lách to, rối loạn huyết học với thiếu máu huyết tán và giảm tiểu
cầu, tăng men gan, không có tổn thương tim và hiệu giá kháng thể cao với kháng thể tự miễn
anti-Ro, anti-La và ANA. Bệnh tiến triển tốt với điều trị, tổn thương gan và huyết học hồi phục
sau 2 tháng, tổn thương da sau giải quyết sau 3 tháng không để lại sẹo.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ sơ sinh (NLE) là một rối loạn tự
miễn đặc trưng bởi sự hiện diện của các thương
tổn da và/hoặc các biến chứng tim mạch ở trẻ sơ
sinh của các bà mẹ có kháng thể chống lại Ro, La
và, ít gặp hơn, U1-Ribonucleoprotein (U1-RNP).
Da và các biểu hiện tim cùng tồn tại trong 10%
bệnh nhân. Gan, huyết học, và ít phổ biến, bất
thường về thần kinh, phổi, thận và tiêu hóa cũng
có thể hiện diện. Đây là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ
1/20000 trẻ sinh sống, khó chẩn đoán vì rất dễ
nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng, bệnh huyết
học, bệnh tim và phát hiện sớm trong quá trình
mang thai hoặc sau khi sinh rất quan trọng để
giảm thiểu các biến chứng. Vì vậy, chúng tôi báo
cáo ca bệnh lupus ban đỏ sơ sinh đầu tiên phát


hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. BÁO CÁO CA BỆNH
Bé gái Vũ M.A 39 ngày tuổi, con thứ 3 đẻ thường
nặng 2300 gram. Sau đẻ khóc ngay, tại khoa Sơ
sinh bệnh viện tỉnh phát hiện gan lách to và thiếu

máu, kết hợp với tổn thương ban xuất huyết, hình
khuyên với biên giới được xác định và các trung
tâm nhạt màu ở gò má và thái dương. Trẻ được
chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết với cấy máu âm
tính và được điều trị tại khoa sơ sinh - Bệnh viện
Nhi Trung ương 15 ngày, các triệu chứng thiếu
máu, ban có thuyên giảm ít trẻ được xuất viện.
Tuy nhiên sau 5 ngày xuất viện trẻ xuất hiện ban
xuất huyết với tính chất như trên lan rộng mặt,
vai, ngực, bụng và cánh tay, kèm theo da xanh trẻ
được vào khoa huyết học lâm sàng với biểu hiện
tỉnh táo, không sốt, không đau khớp, da xanh
niêm mạc nhạt màu, tổn thương ban xuất huyết
đa dạng dát đỏ hình khuyên với biên giới được
xác định và các trung tâm nhạt màu đường kính
0,5-1cm ở mặt, gò má, vai ngực bụng và cánh tay,
kèm theo trẻ có gan lách to, nhịp tim đều không
có tiếng ngựa phi, không vàng da vàng mắt,
không khó thở, không co giật hoặc liệt khu trú. Về
tiền sử: mẹ không bị bệnh trong lúc mang thai và
hiện tại sức khỏe bình thường, tuy nhiên con trai
đầu được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu lúc

51



TẠP CHÍ NHI KHOA 2016, 9, 3
2 tháng tuổi, được điều trị corticoids đến 6 tháng
tuổi bệnh thuyên giảm, hiện trẻ 3 tuổi sức khỏe
bình thường không có triệu chứng xuất huyết
giảm tiểu cầu và các bệnh tự miễn. Con thứ 2 bị
tràn dịch màng ngoài tim lúc 26 tuần thai và được
tư vấn đình chỉ thai kỳ.
Trẻ được làm các xét nghiệm kiểm tra đánh
giá các khả năng nhiễm trùng, bệnh huyết
học và bệnh tự miễn cho kết quả như sau:
hemoglobin 6,7g/dl; hematocrit 23%; bạch cầu
5,95 x 109/L (BC trung tính 14%, lympho 63,2%),
tiểu cầu 40x109/L, test Coombs TT và GT âm tính,
SGPT 108 IU /L, SGOT 254 U/L, ure 2,7 mmol/l,
creatinine 27 μmol/l, protein/creatinine nước
tiểu 239 mg/mmol, C3 84 mg/dl và C4 19 mg/dl;
ANA ​​+ (4,4 OD); anti-Ro (anti-SS-A) + (110,67 UI/
mL), anti-La + (85,7 UI/mL), PCR HSV1, CMV, EBV
âm tính, ELISA Rubella, sởi IgG và IgM âm tính.
Các xét nghiệm thăm dò cho thấy điện tâm đồ
nhịp nhanh xoang, không rối loạn nhịp, siêu âm
tim bình thường, Xquang tim phổi bình thường.
Đặc biệt khi thăm dò sàng lọc các yếu tố tự miễn
cho bà mẹ phát hiện ANA + (4,34 OD), anti-Ro +
(170,9 UI/mL) và anti-La + (121,6 UI/mL). Chúng
tôi đưa ra chẩn đoán xác định trẻ bị lupus ban
đỏ sơ sinh từ bà mẹ mang kháng thể kháng Ro
và La không triệu chứng. Trẻ được điều trị:

kem clobetasone 1%, prednisone toàn thân
1mg/kg/ngày và hydroxychloroquin (Flaquenil).
Các tổn thương da hồi phục dần không để lại sẹo,
không xuất hiện các tổn thương tim (block tim,
suy tim, tràn dịch màng tim), xét nghiệm chức
năng gan đã trở lại bình thường và ANA trở nên
âm tính vào thời điểm trẻ sơ sinh được 4 tháng.
3. BÀN LUẬN
Lupus ban đỏ sơ sinh (NLE) được đặc trưng bởi
sự hiện diện của các thương tổn da, chức năng tim
bất thường hoặc cả hai ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ
có tự kháng thể chống lại Ro, La và/hoặc, ít gặp
hơn, U1RNP. Nó là một bệnh hiếm gặp ảnh hưởng
đến khoảng1/20.000 trẻ sinh sống, chủ yếu là các

52

em gái (65%) [1,4], xu hướng này được nhìn thấy
trong báo cáo chúng tôi là trẻ gái. Nó thường
xuất hiện ở con của những phụ nữ đã được chẩn
đoán lupus đỏ hệ thống (SLE), hội chứng Sjogren
và các loại khác của bệnh collagen mạch. Khoảng
50% các bà mẹ không có triệu chứng ở thời điểm
chẩn đoán, xét nghiệm dương tính duy nhất là tự
kháng thể anti-Ro [1,4,5]. Ở bệnh nhân của chúng
tôi, bà mẹ không có triệu chứng nhưng xuất hiện
các tự kháng thể anti-Ro, anti-La và ANA với hiệu
giá kháng thể cao, trường hợp của chúng tôi
cũng phù hợp với một số báo cáo của các tác giả
Lee, Maha, Maria, và Li khoảng 50-60% các bà mẹ

không có triệu chứng bệnh tự miễn nhưng mang
kháng thể tự miễn với hiệu giá cao [5,6,7,11].
Chính ở các bà mẹ không có biểu hiện lâm sàng
của các bệnh tự miễn làm cho việc chẩn đoán xác
định rất khó khăn, bệnh nhân chúng tôi phải mất
30 ngày, chuyển 3 khoa và hội chẩn liên khoa mới
xác định chính xác chẩn đoán. Bệnh nhân NLE
của chúng tôi có ban ở da xuất hiện rất sớm và hồi
phục không để lại sẹo, phù hợp với các nghiên
cứu Lee, Maria, Wisuthsarewong, Li với tỷ lệ tổn
thương da khoảng 56% đến 96% [5,7,9,11]. Tổn
thương tim ít gặp hơn chiếm tỷ lệ 12% đến 25%,
đặc biệt ở trẻ có bà mẹ từng có con bị NLE tổn
thương tim, chiếm khoảng 65% trong các báo
cáo, tuy nhiên ở bệnh nhân chúng tôi mặc dù mẹ
có hiệu giá kháng thể anti-Ro và anti-La cao, có
tiền sử sinh con khả năng bị NLE tổn thương tim
(con thứ 2 bị tràn dịch màng tim) nhưng trẻ không
có triệu chứng ở tim. Vấn đề này được giải thích
chỉ có một số trẻ sơ sinh 1-2% khi tiếp xúc với các
kháng thể tự miễn thì phát triển các biến chứng;
vì vậy phải có sự tham gia của các yếu tố khác như
các yếu tố thai nhi, di truyền, nhiễm virus, và các
yếu tố khác còn chưa rõ [1,2,4]. Tổn thương gan
và huyết học cũng gặp trong ca bệnh của chúng
tôi và hồi phục sau 2 tháng, kết quả này phù hợp
với thông báo của các tác giả khác, triệu chứng
gan và huyết học thường gặp chiếm tỷ lệ tương
ứng 35-45% và 25-35% [1,4,11]. Ngoài ra, trong



PHẦN NGHIÊN CỨU
ca bệnh chúng tôi còn gặp tổn thương thận, rất ít
gặp trong các báo cáo khác.
Các triệu chứng tổn thương gan, huyết học
được hồi phục trong 2 tháng, tổn thương da,
thận trong vòng 3 tháng điều trị, các kháng thể tự
miễn trở nên âm tính trong vòng 3 tháng. Kết quả
này phù hợp với hầu hết các báo cáo và tổng kết
của Alison, Lee, Li vàMaria, các tổn thương này và
tự kháng thể lưu hành từ mẹ sẽ giải quyết trong
vòng 6 tháng dù có hay không điều trị [1,5,7,11].
Sinh bệnh học của NLE còn chưa rõ hoàn toàn;
tuy nhiên, bệnh được cho là do sự vận chuyển
qua rau thai các kháng thể tự miễn từ mẹ, chủ
yếu là các kháng thể anti-Ro (hiện diện trong 95%
các trường hợp trẻ em bị NLE và bà mẹ) [1,4]. Tính
chất tạm thời của những biểu hiện đó trùng hợp
với sự biến mất của các kháng thể lưu hành trong
máu của trẻ sơ sinh giúp xác nhận giả thuyết này.
Các kháng nguyên Ro được tìm thấy trong da,
tim, gan, ruột, phổi, não và các tế bào máu, là các
mô chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi NLE. Ánh sáng
cực tím và estrogen làm tăng tính kháng nguyên
Ro trên bề mặt của các tế bào keratin. Tuy nhiên,
sự hiện diện của kháng thể là cần thiết nhưng
chưa đủ để gây ra bệnh NLE, bệnh chỉ xãy ra
trong khoảng 1-2% các bà mẹ mang kháng thể tự
miễn. Do đó, người ta tin rằng nhiều yếu tố chưa
biết tồn tại khiến một số trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn

với sự hiện diện của tự kháng thể mẹ như yếu tố
thai nhi, tử cung, môi trường, nhiễm virus và di
truyền... [1,4,7].
Các tổn thương da gây bởi NLE có thể là bẩm
sinh (20%) hoặc xuất hiện trong ba tháng đầu
tiên của cuộc đời (85-90%) [5,9,11]. Chúng bao
gồm ban đỏ, các mảng vảy với bờ gồ lên và trung
tâm sáng hơn. Có thể có dạng hình khuyên hay
đa vòng và biến mất trước khi trẻ sơ sinh khoảng
6 thángtuổi. Trong phần lớn các bệnh nhân, tổn
thương xuất hiện ở vùng cơ thể tiếp xúc với ánh
sáng (mặt và da đầu), mặc dù da của các vùng
khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Ban đỏ quanh
mắt, được gọi là “đôi mắt gấu trúc” là một đặc

điểm rất phổ biến. Giãn mao mạch tím, loạn sản
và tổn thương ban đỏ đa dạng ít phổ biến hơn
[1,4,9] Điều trị các tổn thương da gồm bảo vệ
tránh tiếp xúc ánh sáng và corticosteroid liều
thấp hoặc bôi tại chỗ. Điều trị chiếu tia laser có
thể cần thiết cho giãn mao mạch kéo dài [1,4].
Các bất thường tim mạch đặc trưng cho NLE là
block nhĩ thất độ ba, phát triển trong thai kỳ thứ
hai và không hồi phục [1,2,4,6]. Nhịp chậm thai
là triệu chứng nghi ngờ NLE tim trong khi mang
thai và có thể được xác định bằng siêu âm tim thai
[1,2,10]. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh với block tim
bẩm sinh (CHB) khoảng 20%, ​​thậm chí ngay cả
khi cấy của máy tạo nhịp, một chỉ định được yêu
cầu trong 50-100% các trường hợp [1,4]. Nguy

cơ tổn thương tim trong con đầu lòng của một
người mẹ có anti-Rodương tính là 1-2% và những
đứa con sautăng lên 18-25% [1,2,4]. Trong một
số nghiên cứu cho thấy globulin miễn dịch tĩnh
mạch kết hợp với corticoids có hiệu quả trong
điều trị dự phòng CHB trong thai kỳ nguy cơ cao
(các bà mẹ đã có con bị NLE) và nghiên cứu cũng
khuyến cáo khám thai định kỳ, đo nhịp tim thai và
siêu âm tim thai nên thực hiện định kỳ từ tuần thứ
16 thai kỳ trở đi trong tất cả các bà mẹ có anti-Ro,
anti-La dương tính [2,4,10].
Tổn thương gan trong NLE, xảy ra khoảng 1825% trường hợp, thường biểu hiện bằng như tăng
nồng độ transaminase, suy gan, ứ mật [1,5,11].
Bệnh nhân trong báo cáo này có tăng men gan,
và hồi phục hoàn toàn trong 2 tháng.
Các biểu hiện huyết học thường gặp chiếm
35-45% các trường hợp bao gồm giảm tiểu cầu,
thiếu máu, giảm bạch cầu hoặcgiảm cả ba dòng
[5,11]. Những thay đổi này thường tạm thời và
nhẹ, hồi phục hoàn toàn. Các tổn thương cơ quan
khác như phổi, đường tiêu hóa và thận hiếm gặp.
Tổn thương thần kinh liên quan đến NLE cũng có
thể gặp nhưng tỷ lệ thấp.
Chẩn đoán phân biệt các tổn thương da với
viêm da tiết bã, nấm da Corporis, bệnh vẩy nến,
viêm da dị ứng, u hạt annulare, mụn trứng cá ở

53



TẠP CHÍ NHI KHOA 2016, 9, 3
trẻ sơ sinh, hồng ban đa dạng, hội chứng thực
bào tế bào Langerhans (LCH) và nhiễm trùng
bẩm sinh [3].
Chẩn đoán NLE được gợi ý từ những biểu hiện
lâm sàng đặc hiệu và xác định chẩn đoán dựa
trên phát hiện các kháng thể tự miễn nêu trên ở
người mẹ và đứa trẻ. Mô bệnh học da phù hợp
với lupus da bán cấp [11] mặc dù đây không phải
tiêu chuẩn cần thiết để xác nhận chẩn đoán.
Tiên lượng của bệnh được xác định bởi tổn
thương tim, vì hầu hết các biểu hiện khác chỉ
là tạm thời và tự giải quyết. Theo dõi lâu dài rất
quan trọng ở những bệnh nhân sống sót để tiếp
tục phát hiện tổn thương tim và chính những trẻ
này có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn ở tuổi
vị thành niên hay tuổi trưởng thành [1,4,5,9,11].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alisa N.F., Lawrence K.J., et al “Neonatal
and Pediatric Lupus Erythematosus”, Mar
2014, />/1006582-overview.
2. Buyon JP, Clancy RM, Friedman DM. Cardiac
manifestations of neonatal lupus erythematosus:
guidelines to management, integrating clues
from the bench and bedside. Nat Clin Pract
Rheumatol. Mar 2009. 5(3):139-48. [Medline]. 33
3. Izmirly PM, Costedoat - Chalumeau N,
Pisoni C, Khamashta MA, Kim MY, Saxena A,
et al. Maternal Use of Hydroxychloroquine is
Associated with a Reduced Risk of Recurrent

Anti-SSA/Ro Associated Cardiac Manifestations
of Neonatal Lupus. Circulation. 2012 May 24.
[Medline].

54

4. Kam L.H. and Alexander K.C.L. “Neonatal
Lupus erythematosus” Autoimmune Diseases,
Volume 2012 (2012), Article ID 301274, 6 pages.
/>5. Lee SY, Sim JH, Park YL, Whang KU (2011)
Neonatal Lupus Erythematosus in South
Korea: Clinical and Serologic Features. J Clin
Exp Dermatol Res 2:121. doi: 10.4172/21559554.1000121.
6. Maha K., and Mammen P. Neonatal Lupus. N
Engl J Med. March 6, 2014; 370:958 DOI: 10.1056/
NEJMicm1307809.
7. Maria F.P., Maria E.T. María M.B, et al.
“Neonatal lupus erythematosus: a report of four
cases”, An Bras Dermatol. 2011;86(2):347-51.
8. Silverman E, Jaeggi E. Non-cardiac
manifestations of neonatal lupus erythematosus.
Scand J Immunol. 2010 Sep. 72(3):223-5.
[Medline]. 28
9. Wisuthsarewong W, Soongswang J,
Chantorn R. Neonatal lupus erythematosus:
clinical character, investigation, and outcome.
Pediatr Dermatol. 2011 Mar-Apr. 28(2):115-21.
[Medline]. 12
10. Yang CH, Chen JY, Lee SC, Luo SF.
Successful preventive treatment of congenital

heart block during pregnancy in a woman with
systemic lupus erythematosus and anti-Sjögren’s
syndrome A/Ro antibody. J Microbiol Immunol
Infect. 2005 Oct. 38(5):365-9. [Medline]. 32
11. Yi-qun Li, Qian Wang, Yan Luo and Yan
Zhao, “Neonatal lupus erythematosus: a review
o f 123 cases in China”, International Journal of
Rheumatic Diseases. September 2015. Volume
18, Issue 7, p.761–767.


PHẦN NGHIÊN CỨU
SUMMARY
NEONATAL LUPUS ERYTHEMATOSUS A CASE STUDY

Neonatal lupus erythematosus (NLE) is an autoimmune disease caused by the transplacnetal
passage of maternal antibodies anti-SSA/Ro, anti-SSB/La and anti-U1-ribonucleoprotein and the
clinical manifestations characterized by skin rash, congenital heart block (CHB), liver dysfunction, and
hematological abnormalities. This is a rare disease with poor prognosis, but good prognosis if there are
not severe congenital heart block. The first NLE case was reported at the National Hospital of Pediatrics,
Vietnam. The 39 days old daughter of the mother has no clinical manifestations of autoimmune
disease but carries high level of autoantibodies anti-Ro, anti-La and anti-nuclear antibodies (ANA).
The child typically presents the clinical manifestations with diverse red inlaid annular purpura,
splenohepatomegaly, hematological disorders with hemolytic anemia and thrombocytopenia,
elevated liver enzymes, no heart damage and high antibody titres of antibodies anti-Ro, anti-La and
ANA. Her disease responds well to treatment with liver damage and hematological recovery after two
months, the skin lesions resolved after 3 months without scarring.

55




×