Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.58 KB, 5 trang )

phần nghiên cứu

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM SAU PHẪU THUẬT
THÔNG SÀN NHĨ THẤT TOÀN BỘ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Vũ Thị Bích Diệp*, Đặng Thị Hải Vân**
*Bệnh viện Nhi Trung ương; **Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các loại rối loạn nhịp tim trước và sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất (TSNT)
toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, gồm 70
bệnh nhân TSNT toàn bộ theo dõi trước và sau khi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung
ương trong 5 năm từ 31/05/2013 đến 01/06/2018. Kết quả nghiên cứu: Trước phẫu thuật có 5
trường hợp có rối loạn nhịp (chiếm 7,1%). Trong đó, thường gặp nhất là block nhĩ thất cấp 1
(chiếm 4,3 % ). Sau phẫu thuật, có 15 trường hợp có rối loạn nhịp (chiếm 21,4%). Trong đó,
thường gặp nhất là block nhĩ thất cấp 3 (10% ), tiếp đó là block nhĩ thất cấp 2, nhịp bộ nối, nhịp
nhanh kịch phát trên thất. Loạn nhịp đa số xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu trong phòng hồi sức.
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn nhịp trước phẫu thuật 7,1%. Sau phẫu thuật tỷ lệ rối loạn nhịp khá cao
(21,4%) và là biến chứng quan trọng sau phẫu thuật. Thời điểm xuất hiện loạn nhịp đa số trong
vòng 48 giờ đầu trong phòng hồi sức và loại loạn nhịp hay gặp theo thứ tự là block nhĩ thất cấp
3. Phương pháp điều trị sử dụng nhiều nhất là đặt máy tạo nhịp tạm thời và dùng thuốc.

ABSTRACT
POSTOPERATIVE ARRHYTHMIAS AFTER COMPLETE ATRIOVENTRICULAR SEPTAL
DEFECTS SURGERY AT NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL
Objectives: To describe the types of preoperative and postoperative arrhythmias in complete
atrioventricular septal defects (cAVSD). Study method: Descriptive study, including 70 cAVSD
patients who consecutively underwent surgery within 31st May 2013 to 01stJune 2018 at National
Children’s Hospital. Results: Before the surgery, there were 5 cases of arrhythmias (7.1%). In particular,
the most common is First-degree AV block (4.3%). After surgery, there were 15 cases of arrhythmias
(21.4%). In particular, the most common is Third-degree AV block(10%), followed by Second-degree
AV block, junctional rhythm, SVT. Cardiac arrhythmia occurred mostly within 48 in the recovery room.
The most common treatments are temporary pacemaker and medication. Conclusion: The rate


of preoperative arrhythmia is 7.1%. After surgery, the rate of arrhythmias was higher (21.4%)
and important complications of cAVSD surgery. Cardiac arrhythmias occurred mostly within 48 hours
in the recovery room.The most common type of cardiac arrhythmias is Third-degree AV block. The
most common treatments are temporary pacemake and medication.

Nhận bài: 20-7-2018; Thẩm định: 20-8-2018
Người chịu trách nhiệm chính: Vũ Thị Bích Diệp
Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Trung ương

47


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 4
1. Đặt vấn đề
Thông sàn nhĩ thất (TSNT) là bệnh tim bẩm
sinh đứng thứ 4 trong số các bệnh tim bẩm sinh
không tím có luồng thông trái phải.
Phẫu thuật là phương pháp đem lại cơ hội
sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh này. Tuy
nhiên hồi sức sau phẫu thuật còn nhiều khó khăn
với nguy cơ rối loạn nhịp cao, làm tăng thời gian,
chi phí điều trị, thậm chí có thể gây tử vong cho
trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp
thời. Đồng thời do bất thường về cấu trúc nên tỷ
lệ rối loạn nhịp trước phẫu thuật ở trẻ mắc TSNT
toàn bộ là không nhỏ, làm tăng nguy cơ rối loạn
nhịp sau phẫu thuật của bệnh nhân. Do đó việc
phát hiện và điều trị sớm rối loạn nhịp trước và
sau phẫu thuật TSNT toàn bộ là rất quan trọng.
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về

tình hình, diễn biến rối loạn nhịp tim trước và sau
phẫu thuật TSNT toàn bộ ở trẻ em.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm

mục tiêu: Mô tả các loại rối loạn nhịp tim trước và
sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh
viện Nhi Trung ương.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân thông sàn nhĩ thất toàn
bộ được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương
trong 5 năm từ 31/05/2013 đến 1/6/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết
hợp tiến cứu.
3. Kết quả
3.1. Giới tính
Trong số 70 bệnh nhân phẫu thuật, có 36 bệnh
nhân nữ, chiếm 51,4%. Trong khi số bệnh nhân
nam là 34 bệnh nhân, chiếm 48,6%.
3.2. Tuổi phẫu thuật

Số lượng bệnh nhân

31,1%
27,1%
22,9%

8,6 %
4,3 %

< 6 tháng

6-12 tháng 12-24 tháng 24-48 tháng
Tuổi bệnh nhân

≥48 tháng

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi phẫu thuật
Nhận xét: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 13,2 ± 13,0 tháng tuổi. Lứa tuổi phẫu thuật hay gặp
nhất là 6 - 12 tháng (chiếm 37,1 % ).

48


phần nghiên cứu
3.3. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trước phẫu thuật TSNT toàn bộ
Bảng 1. Tỷ lệ từng loại rối loạn nhịp tim trước phẫu thuật TSNT toàn bộ
Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tổng số bệnh nhân

70

100 %

Không rối loạn nhịp tim

65


92,9 %

Có rối loạn nhịp tim

5

7,1 %

Block nhĩ thất cấp 1
Block nhĩ thất cấp 2
Nhịp nhanh nhĩ

3
1
1

4,3 %
1,4 %
1,4 %

Nhận xét: Trong 70 bệnh nhân mắc thông sàn nhĩ thất toàn bộ, có 5 bệnh nhân rối loạn nhịp tim
trước phẫu thuật, chiếm 7,1%.
3.4. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật TSNT toàn bộ
Bảng 2. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật TSNT toàn bộ

Có rối loạn nhịp
Block nhĩ thất cấp 3
Block nhĩ thất cấp 2
Block nhĩ thất cấp 1

Block nhánh P hoàn toàn
Nhịp bộ nối
Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Số bệnh nhân

Tỷ lệ % trên tổng số bệnh
nhân (N=70)

Tỷ lệ % trên số bệnh nhân
rối loạn nhịp (n=15)

15
7

21,4 %
10 %

100 %
46,7 %

2

2,9 %

13,3 %

1

1,4 %


6,7 %

1

1,4 %

6,7 %

2

2,9 %

13,3 %

2

2,9 %

13,3 %

Nhận xét: Sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ, có 15 trường hợp rối loạn nhịp tim (chiếm
21,4 % ). Các loại rối loạn nhịp gặp sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ khá đa dạng. Tuy nhiên
gặp nhiều nhất là block nhĩ thất cấp 3 (10 %).
Trong số bệnh nhân rối loạn nhịp trước phẫu thuật, có 4/5 bệnh nhân bị rối loạn nhịp sau phẫu
thuật với mức độ tương đương hoặc nặng hơn.
3.5. Thời gian xuất hiện rối loạn nhịp tim
Sau phẫu thuật, tỷ lệ rối loạn nhịp tim xuất
hiện trước 6 giờ là cao nhất, chiếm 46,7%. Có


93,4% các rối loạn nhịp tim xuất hiện trong vòng
48 giờ sau phẫu thuật.
3.6. Xử trí rối loạn nhịp tim

Bảng 3. Tỷ lệ các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở
Số bệnh nhân

Tỷ lệ % (n=15)

Theo dõi

Phương pháp điều trị

2

13,3

Dùng thuốc

3

20,0

Đặt máy tạo nhịp tạm thời

8

53,3

Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn


1

6,7

Điều trị khác

1

6,7

Tổng

15

100,0

Nhận xét: Trong số các phương pháp điều trị, đặt máy tạo nhịp tạm thời là phương pháp chiếm tỷ lệ
cao nhất (53,3%), sau đó đến dùng thuốc. Có một trường hợp cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn (6,7%).

49


tạp chí nhi khoa 2018, 11, 4
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm về tuổi, giới
Trong số 70 bệnh nhân, nữ chiếm tỷ lệ 51,4%;
nam chiếm tỷ lệ 48,6 %. Tỷ lệ giữa nam và nữ khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng
tương tự như nghiên cứu của Chaiyarak K (nam/

nữ= 100/91)[2], Rekawek K (nam/nữ = 202/200) [3].
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
là 13,2 ± 13,0 tháng tuổi, thấp hơn so với nghiên
cứu của Kamel YH là 31,2 ± 18,0 tháng tuổi [4],
Rekawek J là 29,5 ± 46,8 tháng[3]. Lứa tuổi bệnh
nhân thường được phẫu thuật là 6 - 12 tháng.
Điều này, thể hiện sự tiến bộ trong phẫu thuật và
hồi sức tim mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương
trong những năm gần đây, khi độ tuổi của trẻ
được phẫu thuật ngày càng nhỏ hơn.
4.2. Rối loạn nhịp tim trước phẫu thuật
Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trước phẫu thuật là
7,1%. Trong đó, rối loạn nhịp trước mổ thường
gặp nhất là block nhĩ thất cấp 1 (chiếm 4,3 %),
tiếp theo là block nhĩ thất cấp 2 và nhịp nhanh
nhĩ (chiếm 1,4 % ). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Fournier A cho thấy block nhĩ thất cấp
1 thường gặp ở bệnh nhân thông sàn nhĩ thất
trước phẫu thuật [5].
Do trong thông sàn nhĩ thất toàn bộ, nút
nhĩ thất thường bị rời xuống phía dưới và nằm
ở thành sau nhĩ thất; đường đi của bó His bất
thường, nên rối loạn nhịp ở bệnh nhân thông
sàn nhĩ thất toàn bộ trước phẫu thuật chiếm tỷ
lệ đáng kể.
4.3. Rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật
4.3.1. Tỷ lệ loạn nhịp
Trong tổng số 70 trường hợp của mẫu nghiên
cứu của chúng tôi có 15 trường hợp loạn nhịp
chiếm tỷ lệ 21,4%. Kết quả này gần tương đương

so với các nghiên cứu của Chaiyarak là 24%[1],
và thấp hơn so với nghiên cứu của Kamel YH[3]
27,2% [4].
4.3.2. Thời điểm xuất hiện loạn nhịp
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các
trường hợp loạn nhịp đều xuất hiện trong vòng

50

48 giờ đầu sau phẫu thuật (tỷ lệ 93,4%). Nghiên
cứu của Kamel YH cũng tương tự, 90% các trường
hợp loạn nhịp xuất hiện trong 48 giờ đầu.
Trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật, tình
trạng huyết động không ổn định, sử dụng liều
cao các thuốc vận mạch, các yếu tố trong phẫu
thuật, những tổn thương cơ tim và hệ thống dẫn
truyền chưa hồi phục góp phần gây xuất hiện
loạn nhịp trong thời gian vài ngày đầu.
4.3.3. Phân bố các loại loạn nhịp
Thứ tự các loại loạn nhịp hay gặp ở giai đoạn
sớm sau phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng
tôi là: là block nhĩ thất cấp 3 (10% ). Ở Việt Nam,
theo nghiên cứu của Lê Mỹ Hạnh, các loại rối loạn
nhịp thường gặp sau phẫu thuật thông sàn nhĩ
thất là nhịp JET, nhịp chậm xoang và block nhĩ
thất[1].
Do tổn thương trong thông sàn nhĩ thất toàn
bộ thường phức tạp, bao gồm: thông liên thất
phần buồng nhận, thông liên nhĩ lỗ tiên phát,
hở van nhĩ thất thường nặng do đó bệnh nhân

rất dễ xuất hiện rối loạn nhịp sau phẫu thuật.
Ngoài ra, nút nhĩ thất và bó His hình thành ở vị trí
bất thường, nên khi phẫu thuật dễ dẫn đến tổn
thương đường dẫn truyền và rối loạn dẫn truyền
nhĩ thất.
4.3.4. Diễn biến rối loạn nhịp tim trước và sau
phẫu thuật
Đa số các rối loạn nhịp tim xuất hiện trước
phẫu thuật không biến mất, mà tiến triển thành
các rối loạn nhịp khác, yêu cầu cần can thiệp xử lý.
Nguyên do, trước phẫu thuật vị trí bất thường
của nút nhĩ thất và bó His. Sau quá trình phẫu
thuật làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng tới hệ
thống dẫn truyền, tạo điều kiện xuất hiện các rối
loạn nhịp tim khác.
4.4. Xử trí rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật
Các trường hợp nhịp tim chậm như block nhĩ
thất cấp 3, block nhĩ thất cấp 2 có rối loạn huyết
động đều được điều trị bằng tạo nhịp tạm thời.
Có 1 trường hợp block nhĩ thất cấp 3 yêu cầu
cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Các bệnh nhân
nhịp nhanh trên thất được điều trị bằng thuốc


phần nghiên cứu
amiodarone. Tại khoa Hồi sức ngoại điều trị nhịp
bộ nối thường bắt đầu bằng các biện pháp không
đặc hiệu như thuốc an thần, hạ nhiệt độ, điều
chỉnh các rối loạn điện giải, toan kiềm.
5. Kết luận

Nghiên cứu trên 70 bệnh nhân thông sàn nhĩ
thất toàn bộ được phẫu thuật sửa chữa tại Bệnh
viện Nhi Trung ương từ tháng 5/2013 đến tháng
5/2018, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trước phẫu thuật là
7,1%. Trong đó, rối loạn nhịp trước mổ thường
gặp nhất là block nhĩ thất cấp 1 (chiếm 4,3%),
tiếp theo là block nhĩ thất cấp 2 và nhịp nhanh
nhĩ (chiếm 1,4%).
- Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trong giai đoạn sớm
sau phẫu thuật thông sàn nhĩ thất toàn bộ chiếm
tỷ lệ 21,4%. Trong đó, rối loạn nhịp tim thường
gặp nhất là block nhĩ thất cấp 3 (10%), tiếp đó
là block nhĩ thất cấp 2, nhịp bộ nối, nhịp nhanh
kịch phát trên thất (chiếm 2,9%). Thời điểm xuất
hiện loạn nhịp đa số trong vòng 48 giờ đầu trong
phòng hồi sức. Phương pháp điều trị sử dụng
nhiều nhất là dùng thuốc và đặt máy tạo nhịp
tạm thời và dùng thuốc.

Tài liệu tham khảo
1. Lê Mỹ Hạnh, Đặng Thị Hải Vân, Đào Thúy
Quỳnh (2016). Nghiên cứu rối loạn nhịp tim sau
phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tạp chí nhi khoa, 9(4), 48-53.
2. Chaiyarak K, Soongswang J & Durongpisitkul
K. (2008 Apr). “Arrhythmia in early post cardiac
surgery in pediatrics: Siriraj experience”. J Med
Assoc Thai, 91 (4), pp.507-514.
3. Rekawek Joanna & et al. (2007). “Risk factors

for cardiac arrhythmias in children with congenital
heart disease after surgical intervention in the
early postoperative period”. J Thorac Cardiovasc
Surg, 133, pp.900-904.
4. Kamel YH & et al. (2009). “Arrhythmias as
Early Post-Operative Complication of Cardiac
Surgery in Children at Cairo University“. J. Med.
Sci, pp.1682-4474.
5. Fournier A, et al. Electrophysiologic
cardiac function before and after surgery in
children with atrioventricular canal. Am J Cardiol.
1986; 57:1137.

51



×