Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiếu hụt vitamin D ở trẻ 6-11 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.09 KB, 7 trang )

tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3

THIẾU HỤT VITAMIN D Ở TRẺ 6 - 11 TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lưu Thị Mỹ Thục*, Nguyễn Thái Hà**, Bùi Thị Ngọc Ánh*
*Bệnh viện Nhi Trung ương, **Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thiếu vitamin D và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu vitamin
D của 155 trẻ từ 6 - 11 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ thiếu vitamin D (23,9%), thiếu vitamin D ở nông thôn thấp hơn thành thị (17% so
với 36,4%). Có mối liên quan tuyến tính giữa cân nặng, chiều cao, thời gian hoạt động ngoài trời và
mức độ tiêu thụ sữa của trẻ với nồng độ vitamin D huyết thanh.
Kết luận: thiếu vitamin D cao ở lứa tuổi tiểu học. Cần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ
bằng chế độ ăn cân đối đặc biệt là sữa và tăng cường hoạt động thể lực ngoài trời để đảm bảo nồng
độ vitamin D, Ca tối ưu trong cơ thể.
Từ khóa: Thiếu vitamin D, yếu tố liên quan, trẻ 6 - 11 tuổi, Bệnh viện Nhi Trung ương.

abstract
VITAMIN D DEFICIENCY AND SOME RELATED FACTORS
IN CHILDREN FROM 6 - 11 YEARS OLD AT NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS

Objectives: To describe the prevalence of Vitamin D deficiency and some related factors among 155
children from 6 to 11 years old at National Hospital of Pediatrics.
Study methods: Cross sectional study.
Results: Vitamin D deficiency (23.9%) and prevalence of vitamin D deficiency in city was higher than
countryside (36.4% compared 17%). There was a linear relationship between the body weight, height,
outdoor activity time and milk consumption of children with serum vitamin D concentrations.
Conclusion: prevalence of vitamin D deficiency have been high in primary school children ages,
therefor, should improve the nutritional status of children with a balanced diet, especially milk, and


enhance outdoor physical activity to ensure optimum vitamin D and Ca levels in the body.
Key words: vitamin D deficiency and related factors, children from 6 - 11 years old, National Hospital
of Pediatrics.

Nhận bài: 25-5-2019; Thẩm định: 5-6-2019; Chấp nhận:15-6-2019
Người chịu trách nhiệm chính: Lưu Thị Mỹ Thục
Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Trung ương
Email:

58


phần nghiên cứu
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với sức
khoẻ của hệ xương, do đó, thiếu hụt vitamin D dẫn
đến còi xương tuy nhiên, còi xương có thể được coi
chỉ là đỉnh của tảng băng trôi thiếu vitamin D do
các thụ thể của vitamin D có mặt trong ruột non,
đại tràng, các tế bào xương, các tế bào lympho T và
B hoạt hóa, các tế bào đơn nhân và hầu hết các cơ

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trẻ từ
6-11 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương
từ Từ 1/9/2017-30/8/2018 có các tiêu chuẩn: khỏe
mạnh, không bị các bệnh cấp - mạn tính hay bệnh
liên quan đến rối loạn chuyển hóa xương và vitamin
D, trẻ không được bổ sung chế phẩm dinh dưỡng
trong vòng 2 tháng tính đến thời điểm điều tra.


quan trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy vai

2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

trò quan trọng của vitamin D trong việc giảm nguy

2.3. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho

cơ bị bệnh mạn tính, bệnh tự miễn, các bệnh truyền

một tỷ lệ: n =

nhiễm và bệnh tim mạch [1]. Ở trẻ em, vitamin D đã
được chứng minh có vai trò rất quan trọng đối với sự

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu

trưởng thành của hệ miễn dịch, và có mối liên quan

: với độ tin cậy là 95% thì

giữa nồng độ cao hơn của vitamin D và tỷ lệ thấp
hơn của hen phế quản và giảm nguy cơ nhiễm trùng
đường hô hấp [2].

=1,96

p: tỷ lệ mắc của thiếu vitamin D theo một nghiên
cứu trước là 48,1% [3].


Thiếu vitamin D được xem như là thiếu hụt

ε: là độ sai lệch tương đối theo p, lấy ε=0,2. Thay

vitamin hay gặp nhất trong số các vitamin nhưng

vào công thức, tính ra n= 103.Trong nghiên cứu

cũng là loại thiếu hụt vitamin dễ bỏ sót nhất trong y

này thu thập được 155 trẻ đủ tiêu chuẩn tham gia

học. Trên thế giới có khoảng 1 tỷ người thiếu vitamin

nghiên cứu.

D và thiếu vitamin D thấy hầu hết ở các nhóm tuổi.
Lứa tuổi 6 - 11 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự

2.4. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên là trẻ
6-11 tuổi.

phát triển của trẻ, tích lũy các chất chuẩn bị cho quá

2.5. Thu thập số liệu và đánh giá: Tình trạng

trình dậy thì, đặc biệt là tăng trưởng về chiều cao và

vitamin D trong cơ thể xác định qua định lượng


sự khoáng hóa xương. Vì vậy dinh dưỡng giai đoạn

25(OH)D trong huyết thanh bằng phương pháp

này rất quan trọng, đặc biệt vitamin D, calci [1]. Bởi

miễn dịch điện hóa phát quang tại labo Bệnh viện

vậy một số quốc gia như Mỹ và Việt Nam đã rất coi

Nhi Trung ương. Nồng độ 25(OH)D và ý nghĩa

trọng vấn đề dinh dưỡng học đường, coi giáo dục

được xác định như sau: khi 25(OH)D <20 nmmol/l

dinh dưỡng là một phần học trong nhà trường và là

(thiếu vitamin D nặng), 20-50 nmol/l (thiếu Vit D),

một trong các chương trình can thiệp dinh dưỡng

50-75nmol/l (hàm lượng vitamin D thấp), 75-250

của quốc gia. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện

(bình thường), >250nmol/l (thừa vitamin D) [4]. Tìm

nhằm: mô tả thực trạng thiếu và các yếu tố liên quan


hiểu các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi thiết kế

đến thiếu vitamin D trẻ tuổi tiểu học đến khám tại
Bệnh viện Nhi Trung ương để có cơ sở đề xuất các can
thiệp thích hợp cho trẻ em tại bệnh viện và hỗ trợ cho
các can thiệp cộng đồng.

sẵn về yếu tố gia đình, môi trường, hoạt động thể
lực, giấc ngủ, tần suất tiêu thụ thực phẩm.

2.6. Xử lý số liệu: Các số liệu xử lý bằng phần
mềm thống kê SPSS 16.0.

59


tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số
Tuổi
Giới
Địa dư

Số trẻ

Tỷ lệ %


Nhóm 6-9 tuổi

135

87,1

Nhóm 10-11 tuổi

20

12,9

Nam

84

54,2

Nữ

71

45,8

Thành thị

55

35,5


Nông thôn

100

64,5

155

100

Tổng số

Trung bình
7,56 ± 1,41

Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7,56 ± 1,41, trẻ 6-9 tuổi (87,1%) và trẻ 10-11 tuổi
(12,9%). Không có sự chênh lệch nhiều về giới tính. Trẻ nông thôn nhiều hơn so với thành thị (64,5% so với
35,5%).

3.2. Tình trạng thiếu vitamin D
Bảng 2. Tình trạng thiếu vitamin D theo địa dư
Thành thị

Tình trạng vitamin D

Nông thôn

Chung

p


Số trẻ

%

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Thiếu vitamin D

20

36,4

17

17

37

23,9

Nồng độ vitamin D
thấp


22

40

47

47

69

44,5

<0,05

Bình thường

13

23,6

36

36

49

31,6

test χ2


Tổng số

55

100

100

100

155

100

Nhận xét: Cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D chung là 23,9%, ở thành thị cao hơn nông thôn rõ rệt (36,4% so
với 17,0%), với p<0,05.
50,0%

45,2

45,0%

43,7

40,0%
32,2

35,0%
30,0%
25,0%


30,9
Thiếu vitamin D

25,4

22,6

Vitamin D thấp

20,0%

Bình thường

15,0%
10,0%
5,0%
0,0%

Trai

Gái

Biếu đồ 1. Tình trạng thiếu vitamin D theo giới
Nhận xét: Thấy tỷ lệ thiếu vitamin D và nồng độ vitamin thấp tương ứng ở trẻ trai (23,9% và 45,2%) và
trẻ gái tương ứng là (25,4% và 43,7%) không có sự khác biệt với p>0,05.

60



phần nghiên cứu

32,4%

Đau xương cẳng chân
8,1%

Đau cơ, chuột rút
2,7%

Đau lưng
0%

Gãy xương bệnh lý

0%

Co giật/Tetani
0%

5%

10%

15%

20%

25%


30%

35%

Biểu đồ 2. Biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin D
Nhận xét: biểu hiện thiếu vitamin D trên lâm sàng chủ yếu là đau xương dài (xương cẳng chân) 32,4%.
Đau cơ và chuột rút ít gặp ở lứa tuổi này.
3.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu vitamin D
Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ vitamin D và tình trạng dinh dưỡng
Chỉ số

Hệ số tương quan r

p

Cân nặng/tuổi (CN/T)

-0,266

0,002

Chiều cao/tuổi (CC/T)

0,257

0,001

BMI/tuổi (BMI/T)

-0,241


0,003

Nhận xét: Vitamin D có mối tương quan tuyến tính thuận với CC/T (r=0,257) và tương quan nghịch với
CN/T (r= -0,266) và BMI/T (r= -0,241) với p<0,01.
Bảng 4. Liên quan giữa thiếu vitamin D với hoạt động của trẻ
Thiếu
(<50nmol/l)
(n=37)

Bình thường
(≥50nmol/l)
(n=118)

Chung
(n=155)

Hoạt động ngoài trời

0,39 ± 0,52

0,94 ± 0,71

0,81 ± 0,71

Xem tivi/máy tính/điện thoại

1,32 ± 0,88

1,12 ± 0,80


1,17 ± 0,82

Thời gian
(giờ/ngày)

Vitamin D

p

<0,001
(T-test)
>0,05
(T-test)

Nhận xét: Thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ thiếu vitamin D là 0,39 ± 0,52giờ/ngày thấp hơn rõ rệt
so với trẻ bình thường (0,94 ± 0,71giờ/ngày) với p<0,001.
Thời gian xem ti vi/máy tính/điện thoại của trẻ thiếu vitamin D và trẻ bình thường không có sự khác biệt
với p>0,05.

61


tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3
Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng vitamin D và tần suất tiêu thụ thực phẩm
Vitamin D
Thực phẩm

Sữa hàng ngày


Dầu, mỡ, bơ hàng ngày
Rau, củ, quả hàng ngày
Thịt hàng ngày
Trứng ≥4 lần/tuần
Tôm, cua, cá ≥4 lần/tuần
Đậu, lạc, vừng ≥4 lần/tuần

Thiếu
(<50nmol/l)

Bình thường
(≥50nmol/l)

p

OR
(KTC 95%)

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Sữa bột

2


9,1

20

90,9

<0,01*

0,17
(0,04-0,79)

Sữa tiệt
trùng

7

12,3

50

87,7

<0,01*

0,24
(0,09-0,6)

Không

28


36,8

48

63,2

Không

12

25,5

35

74,5



25

23,1

83

76,9

Không

16


22,2

56

77,8



21

25,6

62

74,4

Không

12

20,0

48

80,0



25


26,3

70

73,7

Không

31

25,4

91

74,6



6

18,2

27

81,8

Không

29


27,1

78

72,9



8

16,7

40

83,3

Không

34

24,3

106

75,7



3


20,0

12

80,0

1
>0,05*

1,1
(0,5-2,5)

>0,05*

0,8
(0,4-1,7)

>0,05*

0,7
(0,3-1,5)

>0,05*

1,5
(0,6-4,1)

>0,05*


1,8
(0,8-4,4)

<0,05†

1,3
(0,3-4,8)

(*: test χ2, †: test Fisher’s Exact Test)

Nhận xét: Trong các nhóm thực phẩm, chỉ có tiêu thụ sữa hàng ngày liên quan đến thiếu vitamin D,
không tìm thấy mối liên quan của các nhóm thực phẩm khác với thiếu vitamin D. Trẻ uống sữa hàng ngày
có nguy cơ bị thiếu vitamin D chỉ bằng 0,17 lần (đối với sữa bột) và 0,24 lần (đối với sữa tiệt trùng) so với
trẻ không uống sữa hàng ngày.

4. BÀN LUẬN
Vitamin D và Ca là những chất dinh dưỡng thiết
yếu cần cho sự vững chắc của hệ xương, đặc biệt sự
hấp thu và chuyển hóa của Ca phụ thuộc rất nhiều
vào nồng độ vitamin D trong cơ thể. Kết quả nghiên
cứu (bảng 2) thiếu vitamin D (23,9%), kết quả này
thấp hơn so với số liệu công bố năm 2011 của Viện
Dinh dưỡng [3] nhưng cao hơn tỉnh Bắc Ninh (2013)
[5] có lẽ do đối tượng của chúng tôi là cha mẹ trẻ
nhận thấy trẻ có vấn đề về dinh dưỡng nên đã đưa
trẻ đi khám. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở thành thị cao
hơn ở nông thôn rõ rệt với p<0,05 (bảng 2), có lẽ
do trẻ em ở nông thôn được tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời nhiều hơn cũng như trong điều tra chúng


62

tôi thấy trẻ em ở thành thị hầu như không được tiếp
xúc với ánh sáng mặt trời bởi các hoạt động ngoài
trời thấp, chủ yếu sau giờ tan học trẻ lại bắt đầu đi
học thêm hoặc ở nhà làm các bài tập. Ngoài ra, tỷ lệ
trẻ có nồng độ vitamin D thấp cũng rất cao (bảng 2)
với mức 44,5%, như vậy cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ có nồng
độ vitamin D thấp, hay 3 trẻ thì có 2 trẻ có thiếu hụt
vitamin D. Thiếu vitamin D ảnh hưởng rất lớn đến
sự tăng trưởng, sự khoáng hóa và vững chắc của hệ
xương cũng như hệ miễn dịch nhất là giai đoạn cần
chuẩn bị tốt sức khỏe cho hệ xương để có thể tăng
trưởng chiều cao và phát triển hệ sinh dục tối ưu
của tuổi dậy thì. Làm sao để có thể phát hiện được
thiếu hụt vitamin D khi mà tỷ lệ thiếu vitamin D cao.
Kết quả (biểu đồ 2) thấy trẻ lớn không có biểu hiện


phần nghiên cứu
rõ rệt của thiếu vitamin D như trẻ nhỏ, tuy nhiên

trong các loại thực phẩm, chỉ có sữa có liên quan đến

có 32,4% biểu hiện đau cẳng chân và 2,7% là đau

vitamin D. Trẻ uống sữa bột hàng ngày có nguy cơ bị

lưng. Torun (2013) [4], cũng kết luận đây là hai triệu


thiếu vitamin D chỉ là 0,17 lần so với trẻ không uống

chứng chính của trẻ 7-11 tuổi khi bị thiếu vitamin

sữa hàng ngày, còn ở trẻ dùng sữa tiệt trùng là 0,24

D, còn các biểu hiện như chuột rút hay cơn tetani

lần so với trẻ không uống sữa hàng ngày. Tuy hạn

thấp tương tự như Soliman (2012) [6]. Thiếu vitamin

chế của nghiên cứu là số lượng bệnh nhân trong

D ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu Ca, nên (bảng 3)

mỗi nhóm còn thấp đặc biệt là nhóm sử dụng sữa

có 88,6% trẻ bị thiếu Ca.
Trẻ lứa tuổi tiểu học là nhóm nguy cơ cao của
tình trạng thiếu vitamin D nhưng tỷ lệ bỏ sót lại
cao do triệu chứng nghèo nàn khó nhận biết. Do
vậy, việc tìm hiểu mối liên quan và yếu tố nguy cơ
của thiếu hụt vitamin D rất quan trọng. Kết quả
của chúng tôi (bảng 3) cho thấy có mối liên quan
nghịch giữa vitamin D với chỉ số CN/T và BMI/T với
hệ số tương quan lần lượt là r= – 0,266 và r= – 0,241
(p<0,01). Những người thừa cân, béo phì được biết
là có hàm lượng vitamin D thấp hơn, so với những
người có cân nặng bình thường. Một trong những

lý do là phong cách sống tĩnh tại, ít vận động, ít
tham gia các hoạt động thể dục cũng như ngoài
trời nên ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D. Lý do
quan trọng nữa là khả năng hòa tan trong lipid của
vitamin D nên vitamin D bị lưu trong các tế bào mỡ
và hoạt tính sinh học bị giảm đi. Ngược lại, vitamin
D tương quan thuận với CC/T (r=0,257). Nghiên cứu
của Kremer R [7] năm 2009 tại California, Mỹ cũng
có kết luận tương tự chúng tôi. Điều này cho thấy
vai trò quan trọng của vitamin D trong phát triển
chiều cao của trẻ ở giai đoạn này.
Nguồn cung cấp vitamin D chính cho mọi người
đến từ sự tiếp xúc của da với ánh sáng mặt trời. Kết
quả của chúng tôi (bảng 4), trẻ thiếu vitamin D có
thời gian hoạt động ngoài trời (0,39 ± 0,52 giờ/
ngày) ít hơn trẻ bình thường (0,94 ± 0,71 giờ/ngày),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết
quả tương tự cũng được báo cáo bởi Lee và cs [8].
Về thời gian xem ti vi, chúng tôi không nhận thấy sự
khác biệt của 2 nhóm. Ngoài hoạt động ngoài trời
thì chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D đặc biệt cần
thiết cho lứa tuổi tiểu học. Kết quả (bảng 5) cho thấy

và hải sản nhưng nghiên cứu cũng thấy được vai trò
của chế phẩm sữa là nguồn cung cấp dồi dào calci
và vitamin D cho trẻ. Nghiên cứu SEANUTS [3] tại 4
quốc gia Đông Nam Á cũng nhận định rằng uống
sữa hàng ngày giảm nguy cơ thiếu vitamin D xuống
0,5 lần so với trẻ không uống sữa.


5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ 6 - 11 tuổi cao, nhưng
triệu chứng nghèo nàn do vậy lứa tuổi này cần được
quan tâm, tăng cường hoạt động ngoài trời cũng
như các thực phẩm giàu vitamin D đặc biệt là sữa
nhằm tạo cơ sở vững chắc cho trẻ bước vào giai
đoạn dậy thì, là giai đoạn quyết định tầm vóc cũng
như trí tuệ của trẻ trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ritu Gupta, Ravinder K Gupta, Asma Saheen
(2014). Role of Vitamin D in Children. JIMSA; 27
(4): 229-231.
2. Bozzetto S, Carraro S, Giordano G, et al
(2012). Asthma, allergy and respiratory infections:
the vitamin D hypothesis. Allergy, 67:10-7.
3. Khanh LN, Hop LT, Anh ND, et al. (2013).
Double burden of undernutrition and
overnutrition in Vietnam in 2011: results of the
SEANUTS study in 0.5-11 year old children. Br J
Nutr, 110(3): 45-56.
4. Torun E, Genç H, Gönüllü E et al (2013). The
clinical and biochemical presentation of vitamin
D deficiency and insufficiency in children and
adolescents. J Pediatr Endocrinol Metab, 26 (5-6):
469-75.

63



tạp chí nhi khoa 2019, 12, 3
5. Hoàng Thị Lam Huyền (2013). Thực trạng
dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin D ở học
sinh 9 tuổi, tại hai trường tiểu học Quỳnh Phú,
Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, Bắc Ninh năm 2012.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại
học Y Hà Nội, 25-55.

Georgian Med News.Sep;(210):58-64.

6. Soliman AT, De Sanctis V, Adel A, et al
(2012). Clinical, biochemical and radiological
manifestations of severe vitamin d deficiency in
adolescents versus children: response to therapy.

8. Lee YA, Kim JY, Kang MJ, et al (2013). Adequate
vitamin D status and adiposity contribute to bone
health in peripubertal nonobese children.  J Bone
Miner Metab, 31, 337-345.

64

7. Kremer R et al (2009). Vitamin D status and
its relationship to body fat, final height, and peak
bone mass in young women. J Vlin Endocrinol
Metal, 94(1), 67-73.




×