Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.43 KB, 5 trang )

phần nghiên cứu

CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
CỦA VIÊM NÃO Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI
Trần Thị Thu Hương*, Trương Thị Mai Hồng*,Phạm Nhật An*,**
* Bệnh viện Nhi Trung ương, ** Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt
Viêm não thường ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và đặc điểm lâm sàng thường rất đa dạng vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định căn nguyên gây viêm não và mô tả một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ dưới 1 tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu ở 186 bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán viêm não tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2014 đến
tháng 12/2015.
Kết quả: Có 88 trường hợp xác định được căn nguyên gây viêm não chiếm 47,3%, trong đó
căn nguyên gây viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp nhất: HSV: 11,3%, phế cầu: 10,2%, viêm
não Nhật Bản: 9,6%, lao: 8,6%. Nhóm tuổi hay gặp từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi. Triệu chứng lâm
sàng thường gặp là: sốt cao (98,6%), co giật toàn thân (98,2%), nôn (53,4%) và co giật khư trú
(52,9%). Dịch não tủy ở bệnh nhân viêm não do VNNB và HSV có 16,7% và 28,6% không có biến
đổi và ở nhóm không rõ căn nguyên có đến 61,6% bệnh nhân không có biến đổi dịch não tủy.
Tỷ lệ có bất thường trên phim chụp sọ não cao nhất do HSV: 95,2% và thấp nhất ở bệnh nhân
VNNB: 27,8%.
Từ khóa: Viêm não.

ABSTRACT
ETIOLOGY, CLINICAL CHARACTERISTICS AND INVESTIGATION OF ENCEPHALITIS
IN CHILDREN UNDER 1 YEAR
Encephalitis is less common disease in children under 1 year of age and clinical characteristics are
very varied. This study to determine causes and characterizes clinical epidemiology of encephalitis
in children under 1 year. Subjects and Methods study: Prospective descriptive study on 186 patients
under 1 year that have enough diagnostic criteria for encephalitis from 1/2014 to 12/2015.
Results: There were 88 cases identified causes accounted for 47.3% of encephalitis, The common


causes: HSV: 11.3%, Pneumococcus: 10.2%, Japanese encephalitis: 9.6%, TB: 8.6%. The Common age
of patients is from 6 months to less than 1 year old. The clinical characteristics are: high fever (98.6%),
full body seizures (98.2%), vomiting (53.4%) and localized seizures (52.9% ). CSF in patients with
HSV encephalitis, JE had no change in 16.7% and 28.6%, and the group of unknown etiology had no
change in 61.6%. The rate of abnormalities images on brain CT/MRI by HSV: 95.2% and JE: 27.8%.
Keyword: Encephalitis.

57


tạp chí nhi khoa 2016, 9, 5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là một trong những bệnh nhiễm
trùng hệ thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em là
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng
vì tỷ lệ mắc và tử vong còn cao. Trên thế giới tỷ
lệ mắc viêm não dao động từ 3,5 đến 7,4 trường
hợp trên 100.000 dân mỗi năm [1].
Nguyên nhân gây viêm não phần lớn là do virus,
một số loại virus gây viêm não có thể tản phát
ở khắp nơi trên thế giới như viêm não do HSV12, EBV, CMV, HIV… tuy nhiên, có loại virus gây
viêm não khác nhau trên thế giới theo vùng địa
lý và khí hậu. Ở châu Á và khu vực Đông Nam Á
thường gặp viêm não Nhật Bản; tại Mỹ hay gặp
viêm não do West Nile virus, St.Louis virus; trong khi
ở các nước châu Âu hay gặp viêm não do tick-born
viruses [2]. Ngoài ra còn gặp căn nguyên viêm não
do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm và một số
căn nguyên không nhiễm trùng như do thuốc, do
các bệnh miễn dịch – dị ứng, bệnh ung thư, ngộ

độc… Tỷ lệ viêm não xác định được căn nguyên
trên thế giới còn thấp với số viêm não không rõ
căn nguyên có nơi lên tới 85% [3], Theo Davison
(2003), qua 700 trường hợp viêm não tại Anh từ
năm 1989 đến năm 1998 cho thấy tỷ lệ không
tìm được căn nguyên là 60% [4]; còn theo Glaser
năm (2003), trong số 334 trường hợp viêm não
tại California từ năm 1998 đến năm 2000 có tới
62% trường hợp viêm não là không tìm được căn
nguyên [5].
Tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung
ương, từ năm 2007 đến nay hàng năm có khoảng
400 đến 500 ca viêm não nhập viện và điều trị.
Một số căn nguyên đã được xác định như virus
viêm não Nhật Bản, HSV1-2, EV, Rubella, CMV,
EBV, thủy đậu, quai bị, vi khuẩn, một vài loại ký
sinh trùng.... Căn nguyên gây viêm não phụ thuộc
vào mùa, vị trí địa lý và tuổi. Viêm não thường ít
gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và đặc điểm lâm sàng thường
rất đa dạng vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với 2 mục tiêu:
1. Xác định các căn nguyên gây viêm não ở trẻ
dưới 1 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời
gian từ 01/ 2014 đến tháng 12/2015.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi.

58

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân
dưới 1 tuổi có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm
não theo tiêu chuẩn chẩn đoán của thỏa thuận
viêm não quốc tế năm 2013 [6] trong thời gian từ
tháng 01/2014 đến 12/2015.
2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não [6]
* Tiêu chuẩn chính: Bệnh nhân có rối loạn tri
giác từ nhẹ đến nặng, kéo dài >24 giờ bao gồm:
ngủ gà, li bì, kích thích, lú lẩn, hôn mê hoặc thay đổi
hành vi không xác định do các căn nguyên khác.
* Tiêu chuẩn phụ: Chúng tôi sử dụng 5/6 tiêu
chuẩn phụ theo tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế
(tiêu chuẩn biến loạn về điện não chưa được áp
dụng thường quy).
- Sốt hoặc tiền sử có sốt ≥ 380C trong trong
vòng 72 giờ bị bệnh.
- Co giật (cơn toàn thể hay khư trú) không do
các bệnh lý đã được xác định (như động kinh).
- Có triệu chứng thần kinh khu trú mới xuất
hiện trước đó.
- Có tăng bạch cầu trong dịch não tủy
- Chụp CT hoặc MRI: nghi ngờ viêm não
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm não trên
lâm sàng khi có 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn
phụ; được khẳng định chẩn đoán khi có thêm xét
nghiệm xác định căn nguyên.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhi dưới 1 tháng tuổi
2.4. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê
sinh học sử dụng các thuật toán dựa theo phần

mềm thống kê SPSS 16.0.
2.5. Đạo đức nghiên cứu: Các đối tượng tham
gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền
rút ra khỏi nghiên cứu khi không muốn tham gia.
Các thông tin liên quan đến bệnh nhân được bảo
đảm bí mật.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ năm 1/2014 đến hết tháng
12/2015, có 186 trẻ đủ tiêu chuẩn được đưa vào
nghiên cứu trong đó có 88 trường hợp viêm não
xác định được căn nguyên gây bệnh chiếm 47,3%.
3.1. Căn nguyên viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi


phần nghiên cứu

Biểu đồ 1. Các căn nguyên gây viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi
Nhận xét: Căn nguyên gây viêm não ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp nhất: HSV: 11,3%, phế cầu: 10,2%,
viêm não Nhật Bản: 9,6%, lao: 8,6%.
3.2. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 1. Phân bố căn nguyên theo tháng tuổi
HSV

Nhóm tuổi

Phế cầu

VNNB

Lao


n

%

n

%

n

%

n

1 tháng - 3 tháng

0

0

0

0

0

0

0


%
0

>3 tháng - 6 tháng

5

23,8

9

47,4

0

0

1

6,3

>6 tháng - < =1 tuổi

16

76,2

10


52,6

18

100

15

93,7

Tổng

21

100

19

100

18

100

16

100

Nhận xét: Tháng tuổi hay gặp nhiều nhất là từ 6 tháng đến < 1 tuổi
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng

n

%

Sốt

216

98,6

Co giật toàn thân

215

98,2

Nôn

205

53,4

Co giật khư trú

116

52,9


Hội chứng màng não

104

47,5

Dấu hiệu thần kinh khư trú

92

42,3

Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên

59

27,1

Rối loạn tiêu hóa

24

11,0

Liệt thần kinh sọ

21

9,7


Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng hay gặp của bệnh nhân: sốt cao >390C, co giật toàn thân, nôn và
co giật khư trú.

59


tạp chí nhi khoa 2016, 9, 5
Bảng 3. Biến đổi dịch não tủy
HSV

Phế cầu

VNNB

Lao

Không rõ NN

n

%

n

%

n

%


n

%

n

%

DNT có
biến đổi

15

71,4

19

100

15

83,3

16

100

43

38,4


DNT ko
biến đổi

6

28,6

0

0

3

16,7

0

0

69

61,6

Tổng

21

100


19

100

18

100

16

100

112

100

Nhận xét: Dịch não tủy ở bệnh nhân viêm não do VNNB và HSV có 16,7% và 28,6% không có biến
đổi, ở nhóm không rõ căn nguyên có đến 61,6% bệnh nhân không có biến đổi dịch não tủy.
Bảng 4. Hình ảnh bất thường trên phim CT/MRI sọ não
HSV

Phế cầu

Lao

VNNB

Không rõ NN

n


%

n

%

n

%

n

%

n

%

Bình
thường

1

4,8

5

26,3


0

0

13

72,2

56

42,1

Bất
thường

20

95,2

14

73,7

16

100

5

27,8


77

57,9

Tổng

21

100

19

100

16

100

18

100

133

100

Nhận xét: Tỷ lệ có bất thường trên phim chụp sọ não cao nhất do HSV: 95,2% và thấp nhất ở bệnh
nhân VNNB: 27,8%.
4. BÀN LUẬN

Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
chúng tôi đã xác định được có 186 bệnh nhi dưới
1 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não với tỷ
lệ xác định được căn nguyên chiếm 47,3%, căn
nguyên thường gặp nhất ở lứa tuổi này là HSV:
11,3%, phế cầu: 10,2%, VNNB: 9,6%, lao: 8,6%.
Theo Granerod nghiên cứu 203 bệnh nhân viêm
não ở các lứa tuổi thấy viêm não do HSV chiếm
19%; lao 5%, phế cầu 3% [3], Theo Lê Trọng Dụng
lứa tuổi dưới 1 tuổi; chiếm 48,7% tổng số bệnh
nhân viêm não HSV Tuổi hay gặp nhất là từ 6
tháng đến dưới 12 tháng; chúng tôi không ghi
nhận trường hợp nào trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hồ
Anh Tuấn và cs (2006) không gặp viêm não dưới
3 tháng [8]. Đối với bệnh nhi viêm não Nhật Bản
chúng tôi không ghi nhận trường hợp trẻ dưới 6
tháng. Cambell GL có ghi nhận viêm não Nhật
Bản dưới 1 tuổi tuy nhiên cũng không ghi nhận
trường hợp nào bị VNNB khi dưới 6 tháng tuổi [9].
Triệu chứng lâm sàng thường gặp của viêm

60

não là sốt cao, nôn nhiều, co giật toàn thân và co
giật khư trú. Theo nghiên cứu của Phạm Nhật An
và cs triệu chứng lâm sàng thường gặp của viêm
não các lứa tuổi cũng tương tự nghiên cứu này
với các triệu chứng thường gặp là sốt cao, rối loạn
tri giác co giật toàn thân và co giật khư trú [10].
Biến đổi dịch não tủy trong nghiên cứu của

chúng tôi gặp trong 71,4% trường hợp viêm não
do HSV, 83,3% viêm não Nhật Bản và trong 100%
viêm não do phế cầu và lao. Theo Lê Trọng Dụng
dịch não tủy có biến đổi trong viêm não HSV là
87,6%[7].
Hình ảnh bất thường trên phim CT/MRI gặp
nhiều nhất ở bệnh nhân viêm não do Lao, viêm
não do HSV. Tỷ lệ có tổn thương trên phim CT/MRI
của VNNB ở lứa tuổi này chỉ gặp 27,8% - điều này
phù hợp với lâm sàng vì bệnh cảnh VNNB dưới 1
tuổi thường nhẹ tỷ lệ tử vong thấp, Bất thường
trên CT/MRI ở bệnh nhân viêm não do lao và
phế cầu cũng thường gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi do bệnh nhi đến trong tình trạng giãn


phần nghiên cứu
não thất gây tổn thương chất trắng xung quanh.
So sánh với các viêm não virus khác theo nghiên
cứu của Phạm Nhật An viêm não nhật bản hay
gặp tổn thương đồi thị 55,6%, viêm não do HSV
gặp tổn thương ở thùy trán và/hoặc thùy thái
dương: 77,7% [10]
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 186 bệnh nhân viêm não dưới
1 tuổi trong thời gian tháng 1/2014 đến hết tháng
12/2015 tại Bệnh viện Nhi Trung ương chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
- Căn nguyên gây viêm não ở lứa tuổi dưới 1
tuổi thường gặp là HSV, phế cầu, VNNB và lao.

- Tháng tuổi thường gặp từ 6 tháng đến < 12
tháng tuổi; không ghi nhận trường hợp nào dưới
3 tháng tuổi.
- Sốt, nôn, co giật toàn thân, co giật khư trú là
triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân viêm não dưới
1 tuổi.
- Tỷ lệ dịch não tủy có biến đổi nhiều nhất gặp
ở nhóm viêm não do lao và phế cầu, viêm não do
HSV. Có 28,6% bệnh nhi không có biến đổi dịch
não tủy.
- Hình ảnh bất thường trên phim chụp MRI
gặp nhiều nhất ở trẻ viêm não HSV và ít nhất ở
nhóm VNNB.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành
cảm ơn khoa Truyền nhiễm, các khoa xét nghiệm,
chẩn đoán hình ảnh… Bệnh viện Nhi Trung ương
đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Johnson, R.T (1996). Acute encephalitis.
Clinical Infectious Diseases, 23, 219-226.
2. Booss, J. Esiri, M. M. (2003). Viral encephalitis

in humans. Washington, DC: American Society for
Microbiology Press.
3. Granerod J, et al (2010). Causes of encephalitis
and differences in their clinical presentations
in England: a multicentre, population-based
prospective study. Lancet, 10(12), 835-44.
4. Davison, K.L., Crowcroft, N. S., Ramsay, M.

E., Brown, D. W. G., Andrews, N. J. (2003). Viral
encephalitis in England, 1989-1998: What did we
miss? Emerging Infectious Diseases, 9, 234-240.
5. Glaser, C. A., Gilliam, S., Schnurr, D.,
Forghani, B., Honarmand, S., Khetsuriani, N.,
Fisher, N., Cossen, C.K., Anderson, L.J. (2003). In
search of encephalitis etiologies-diagno 19882000. Clinical Infectious Diseases 36(6), 731-742.
6. Venkatesan, A., et al (2013) Case definitions,
diagnostic algorithms, and priorities in encephalitis:
consensus statement of the International
Encephalitis Consortium. Clinical Infectious Diseases,
57 (8). pp. 1114-1128.
7. Lê Trọng Dụng, Phạm Nhật An và cs (2011).
Viêm não do virus Herpes simplex type 1: Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị.
Tạp chí nghiên cứu Y học 75 (4): 6-10.
8. Hồ Anh Tuấn, Phạm Nhật An, Phạm Hoài Thu.
(2006). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng,
diễn biến của viêm não màng não do Enterovirus
ở trẻ em tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi
Trung ương.Tạp chí Y học Việt Nam 385.
9. Campbell GL1, Hills SL, Fischer M, Jacobson
JA, Hoke CH, et al. (2011) Estimated global
incidence of Japanese encephalitis: a systematic
review. Bull World Health Organ 89: 766-774,
774A-774E
10. Phạm Nhật An, Nguyễn Ngọc Khánh
(2001), Căn nguyên và một số đặc điểm lâm sàng
viêm màng não mủ ở trẻ em tại Viện Nhi Trung
ương 1999. Y học thực hành số 10/2001, 40-44.


61



×