Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 77 trang )

1
v

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm màng não là một trong những bệnh nhiễm trùng thần kinh
nặng ở trẻ em, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị cao và trong nhiều
trường hợp còn có thể tử vong hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Cho đến nay,
VMN vẫn còn khá phổ biến trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam [1].
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningitis) là tình
trạng viêm màng não có sự tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy. Bệnh do
nhiều căn nguyên gây nên: nhiễm ký sinh trùng, ung thư hạch Hodgkin, ung
thư máu, điều trị kéo dài thuốc ibuprofen, vaccine phòng dại, phản ứng dị
ứng…[2]. Trong số đó, nguyên nhân phổ biến nhất là các loại ký sinh trùng.
Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguỗn
nước ngày càng nghiêm trọng và ý thức vệ sinh của người dân còn chưa tốt.
Thói quen nuôi cá bằng nước thải, bằng phân; sử dụng phân tươi bón rau, tưới
rau bằng nước thải; ăn gỏi cá, tôm cua…, ăn ốc chưa chế biến kỹ, ăn rau sống
đều là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng phát triển phân bố rộng
khắp cả nước.
Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan đã gặp và được thông báo
trên cả hai miền Nam, Bắc từ những năm 60 cho đến nay. Có nhiều trường
hợp do nhiễm Angiostrongylus Cantonensis, Toxocara được ghi nhận tại
Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; trong đó,
Angiostrongylus Cantonensis là căn nguyên gây bệnh hàng đầu [3]. Viêm
màng não do ký sinh trùng ngày càng được lưu ý hơn trong những năm gần
đây ở Việt Nam nhờ sự phát triển kỹ thuật chẩn đoán miễn dịch học. Tuy
nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, khảo sát về bệnh này trong cả nước,
việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh vẫn còn hạn chế.
Vì lý do đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:



2

‘‘Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm màng não tăng
bạch cầu ái toan ở trẻ em” với 2 mục tiêu sau:
1- Xác định các căn nguyên gây bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái
toan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2- Mô tả các đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và diễn biến của viêm màng
não tăng bạch cầu ái toan do Angiostrongylus Cantonensis.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN:
Viêm màng não là tình trạng viêm của các màng bảo vệ bao quanh não
bộ và tủy sống - gọi chung là màng não. Nguyên nhân gây viêm màng não
thường gặp gồm có các vi trùng, virus, vi nấm và ký sinh trùng. Bên cạnh đó,
một số tác nhân vật lý, hóa học, thuốc và các tế bào ung thư cũng có thể gây
ra bệnh viêm màng não.

Hình 1.1: Các lớp màng não
(Nguồn: )

Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan là tình trạng viêm màng não đặc
trưng bởi sự gia tăng tế bào lympho và đặc biệt là có một tỷ lệ phần trăm cao
bạch cầu ái toan trong dịch não tủy. Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái
toan được chẩn đoán xác định trên một bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng viêm
não màng não khi: xét nghiệm thấy có trên 10 bạch cầu ái toan/mm3 dịch não

tủy hoặc thành phần bạch cầu ái toan chiếm trên 10% các tế bào trong dịch
não tủy [4].
Viêm màng não do ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây
viêm màng não tăng bạch cầu ái toan thường gặp nhất. Ba ký sinh trùng phổ


4

biến gây ra bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở nước ta bao gồm:
giun mạch (Angiostrongylus cantonensis), giun đầu gai (Gnathostoma
spinigerum) và giun đũa chó / mèo (Toxocara canis / Toxocara catis). Các
loại ký sinh trùng khác có liên quan với viêm màng não gồm: sán dây lợn
(Taenia solium), sán máng (Schistosoma haematobium), nang sán heo
(Cysticercus cellulosae), và sán lá phổi (Paragonimus westermani) – trong
đó, nhiễm trùng do Angiostrongylus cantonensis chiếm đại đa số.
1.2. BẠCH CẦU ÁI TOAN VÀ BIẾN ĐỔI BẠCH CẦU ÁI TOAN:
1.2.1. Sinh lý, chức năng bạch cầu ái toan trong cơ thể:
Bạch cầu ái toan là các bạch cầu xuất phát từ tủy xương. Bạch cầu ái
toan xuất hiện khi các cytokine đặc hiệu, GM-CSF, IL-3 và IL-5 kích thích
tủy sinh bạch cầu ái toan. Trong các yếu tố đó, IL-5 đóng vai trò chính làm
tăng sinh bạch cầu ái toan tại tủy, ở vùng ngoại vi của tủy và dẫn tới tăng số
lượng bạch cầu ái toan máu ngoại vi [5].
Ở người, hiện tượng tăng sinh bạch cầu ái toan ở tủy xảy ra trước hiện
tượng tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi khoảng 1 tuần. IL-5 được tạo
ra bởi tế bào CD4 giống Th2 (và một số tế bào khác trong đó có bạch cầu ái
toan). Hiện tượng này rất thường gặp khi có đáp ứng miễn dịch gây ra do
nhiễm giun sán và các phản ứng dị ứng; và trong các trường hợp này, IgE
huyết thanh luôn tăng. Đối với các bệnh khác gây tăng bạch cầu ái toan, cơ
chế gây tăng ái toan còn chưa rõ. GM-CSF, IL-3 và IL-5 còn tác động lên
bạch cầu ái toan trưởng thành để kéo dài thời gian sống và tăng cường các

hoạt động chức năng của chúng [5].
Mặc dù đáp ứng tế bào T giống Th2 gây tăng bạch cầu ái toan, người ta
còn chưa rõ làm thế nào ký sinh trùng hoặc bệnh lý dị ứng lại tạo ra được đáp
ứng đó. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy có lẽ tăng bạch cầu ái toan không
phải là phản ứng với một kháng nguyên cụ thể mà là đáp ứng miễn dịch với


5

một vật thể lớn dạng hạt (particulate object). Tuy nhiên vẫn có thể (mặc dù
chưa được khẳng định) là một số đặc điểm của kháng nguyên giun sán, cũng
như cấu trúc hạt của chúng ảnh hưởng tới quá trình trình diện kháng nguyên,
từ đó gây ra đáp ứng tế bào T giống Th2 và tăng bạch cầu ái toan. Như ở phần
sau sẽ trình bày, bạch cầu ái toan tăng rõ nhất ở các trường hợp nhiễm giun
sán khi chúng di cư qua tổ chức hoặc bắt đầu định cư ở tổ chức [6].
Bạch cầu ái toan vốn là các bạch cầu cư trú ở tổ chức và thường chỉ
nằm ở 1 số tổ chức nhất định. Lượng bạch cầu ái toan trong tổ chức thường
cao gấp vài trăm lần trong máu, và cao nhất ở các mô có lớp niêm mạc tiếp
xúc với bên ngoài, bao gồm cả đường tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu. Thời gian
sống của bạch cầu ái toan thường dài hơn so với trung tính, trung bình bạch
cầu ái toan sống vài tuần trong các mô [7].
Ở các bệnh nhân tăng bạch cầu ái toan do bệnh ký sinh trùng hay các
căn nguyên khác, bạch cầu ái toan thường có biểu hiện đa hình và thay đổi
chức năng để thành dạng “hoạt động”. Các thay đổi đó bao gồm tăng hoạt
động chuyển hóa, giảm mật độ, tăng tính gây độc tế bào thông qua kháng thể,
tăng tạo leukotriene C4. Các thay đổi về hình thái gồm tạo các hốc nhỏ nội
bào, thay đổi số lượng và kích thước các hạt, tăng tạo thể mỡ và hiện tượng
mất hạt đặc hiệu của lưới nội bào hoặc các thể chứa protein cơ bản chính của
bạch cầu ái toan (MBP). Các thay đổi kiểu hình này có thể tái tạo được trên
thực nghiệm bằng cách cho bạch cầu ái toan tiếp xúc với các cytokine kích

thích tăng trưởng bạch cầu ái toan như GM-CSF, IL-3, IL-5. Tuy các cytokine
này gây thay đổi bạch cầu ái toan (hoạt hóa), chỉ riêng chúng thì không thể
tạo ra sự hoạt hóa hoàn toàn bạch cầu ái toan. Các cytokine khác và các kích
thích tố từ mô hoặc lưới ngoại bào có chức năng tăng cường khả năng hoạt
động của bạch cầu ái toan [5].


6

Các chức năng miễn dịch của bạch cầu ái toan vẫn còn đang được
nghiên cứu. Ngoài việc hoạt động như một bạch cầu “chức năng” (effector
leukocyte), bạch cầu ái toan còn có vai trò tương tác với tế bào lympho và các
tế bào khác. Với tư cách là bạch cầu chức năng, bạch cầu ái toan tiết ra các
chất điều hòa lipid đặc hiệu , ví dụ leukotriene C4 và các cytokine khác.
Ngoài ra, bạch cầu ái toan còn chứa các protein mang điện tích dương cao
trong các hạt nguyên sinh chất của nó. Sự giải phóng các protein này có thể
phá hủy tổ chức. Một tác dụng của các protein này chính là diệt giun sán.
Mức độ tham gia của bạch cầu ái toan trong đáp ứng miễn dịch với giun sán,
đặc biệt giai đoạn ấu trùng sớm, để diệt các ký sinh trùng đó hiện còn chưa rõ
[8].
Một số nghiên cứu xác định ngưỡng trên của giá trị bạch cầu ái toan
bình thường trong máu ngoại vi đã được tiến hành, và theo đó, tăng bạch cầu
ái toan trong máu được định nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trên 450 tế
bào/ml máu. Các nghiên cứu đã xuất bản đều dùng ngưỡng từ 350-500 tế bào.
Tăng tỷ lệ % bạch cầu ái toan nhưng không tăng số lượng tuyệt đối do giảm
bạch cầu các dòng khác có thể khiến định hướng nhầm [8].
Nhiều yếu tố vật chủ và các kích thích khác ảnh hưởng tới lượng bạch
cầu ái toan máu ngoại vi. Số lượng bạch cầu ái toan thay đổi trong ngày, cao
nhất vào buổi sáng sớm và thấp nhất vào buổi trưa. Bạch cầu ái toan cũng cao
hơn ở trẻ chu sinh và giảm đi khi trẻ lớn dần. Adrenaline làm giảm nhanh

bạch cầu ái toan ngoại vi sau 1 giai đoạn tăng thoáng qua. Propranolol tăng
bạch cầu ái toan 30%. Tiêm 100mg hydrocortisone làm giảm bạch cầu ái toan
ngoại vi 35% trong vòng 1h, và bạch cầu ái toan ngoại vi biến mất sau 4h
tiêm steroid. Các nhiễm trùng sinh mủ cấp, bao gồm cả vi khuẩn và virus, và
các quá trình gây viêm cấp đều gây giảm bạch cầu ái toan. Thậm chí chúng
còn tạm thời loại bỏ toàn bộ bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi [7].


7

1.2.2. Các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan trong cơ thể:
Bảng 1.2.2: Một số nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan
(Nguồn: )
Nguyên nhân

Nguyên nhân

bệnh nhiễm trùng

không phải nhiễm trùng

Thường gặp

Hiếm gặp

Angiostrongylus cantonensis

Bệnh ung thư hạch (Hodgkin's

Giun đầu gai (Gnathostoma


disease)

spinigerum)

Hội chứng tăng nhiễm bạch cầu ái

Giun đũa chó (Toxocara canis)

toan (Hypereosinophilic syndrome)

Giun đũa mèo (Toxocara cati)

Do điều trị kéo dài thuốc Ibuprofen

Bệnh ấu trùng sán lợn

(Ibuprofen therapy)

(Cysticercosis)

Ung thư máu thể nguyên bào

Bệnh Bayliscaris procyonis

lympho cấp (Acute lymphoblastic

Nhiễm nấm dạng Coccidiodes

leukemia)


immitis

Thuốc nhiễm vào trong khoảng

Hiếm hặp

nhện (Intrathecal drugs)

Bệnh sán máng (Schistosoma spp)

Do quy trình phẩu thuật thần kinh

Bệnh sán lá phổi (Paragonimus

(Neurosurgical procedures tubing)

westermanii)

Tiêm vaccine phòng dại

Bệnh do sán dải (Echinococcus)

(Rabies vaccination)

Bệnh do giun xoắn (Trichinella
spiralis)
Bệnh thần kinh do giang mai
(Neurosyphilis)



8

Bệnh lao (Tuberculosis)
Bệnh sốt núi đá (Rocky Mountain
Spotted Fever)
Viêm màng não-màng nhện tăng
lympho bào (Lymphocytic
choriomeningitis)
Các hình thái tăng bạch cầu ái toan: Các đặc điểm của đáp ứng tăng
bạch cầu ái toan có thể hữu ích cho quá trình chẩn đoán là: mức tăng, thời
gian, hình thái (liên tục hay ngắt quãng), và các triệu chứng kèm theo; thời
gian từ lúc phơi nhiễm đến lúc xuất hiện tăng bạch cầu ái toan cũng có ý
nghĩa. Tăng bạch cầu ái toan nên được đánh giá bằng mức tăng chứ không chỉ
là có tăng hay không. Số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối trên 3000/ml được
coi là tăng ở mức cao. Một số hình thái khác nhau của tăng bạch cầu ái toan
có thể gặp ở các bệnh ký sinh trùng. Các yếu tố ảnh hưởng đến những hình
thái đó là loại ký sinh trùng, giai đoạn phát triển của ký sinh trùng, vị trí cư
trú trong cơ thể, sự toàn vẹn của hàng rào giữa ký sinh trùng và vật chủ, khả
năng sinh tồn của ký sinh trùng cũng như nhiều yếu tố vật chủ khác. Trong
một số bệnh ký sinh trùng, tăng bạch cầu ái toan chỉ rõ trong một giai đoạn
phát triển của ký sinh trùng. Một ví dụ là giun đũa, ký sinh trùng này chỉ gây
tăng bạch cầu ái toan trong giai đoạn ấu trùng qua phổi. Giun trưởng thành
sống trong ruột không gây tăng bạch cầu ái toan. Một số ký sinh trùng khác,
ví dụ sán dây Diphyllobothrium latum và Taenia saginata mà chu kỳ chỉ trong
ruột thì không gây tăng bạch cầu ái toan hoặc tăng rất ít cho dù chúng có thể
sống rất lâu và phát triển chiều dài [9].
1.2.3. Tăng bạch cầu ái toan trong nhiễm ký sinh trùng:



9

Tăng bạch cầu ái toan là một đáp ứng điều hòa miễn dịch xảy ra ở
nhiều quá trình bệnh lý, bao gồm dị ứng, ung thư và nhiễm trùng. Đây là là
một dấu hiệu về huyết học cần được tìm hiểu và chẩn đoán. Mặc dù rất nhiều
căn nguyên có thể gây tăng bạch cầu ái toan, sự xuất hiện của hiện tượng này
ở một người sống ở vùng nhiệt đới gợi ý nhiều đến nhiễm ký sinh trùng. Đa
số các mầm bệnh đơn bào không gây tăng bạch cầu ái toan. Ngược lại, các
kháng nguyên từ các ký sinh trùng đa bào, đặc biệt là giun sán, có tác dụng
kích ứng gây tăng bạch cầu ái toan rất mạnh. Tuy nhiên trước khi tìm căn
nguyên ký sinh trùng, nên loại trừ các căn nguyên không nhiễm khuẩn gây
tăng bạch cầu ái toan, ví dụ dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thuốc [6].
Tăng bạch cầu ái toan ở các bệnh nhiễm ký sinh trùng phụ thuộc vào
yếu tố cơ địa, giai đoạn phát triển của ký sinh trùng, vị trí ký sinh của ký sinh
trùng trong cơ thể, số lượng ký sinh trùng và một số yếu tố khác. Hiện tượng
tăng bạch cầu ái toan cũng thất thường, những ký sinh trùng thường gây tăng
bạch cầu ái toan có thể không gây hiện tượng này ở mọi bệnh nhân hoặc mọi
thời điểm. Bạch cầu ái toan có thể chỉ tăng rõ trong 1 giai đoạn phát triển của
ký sinh trùng. Quá trình di cư của ký sinh trùng trong tổ chức thường gây tăng
bạch cầu ái toan ở mức cao. Nhiễm ký sinh trùng mạn tính ở các vị trí cô lập
về kháng nguyên (ví dụ: kén sán chó) hoặc chỉ trong lòng ruột (ví dụ giun đũa
trưởng thành, sán dây) cũng không gây đáp ứng tăng bạch cầu ái toan. Sự giải
phóng kháng nguyên khi ký sinh trùng chết hoặc cấu trúc bao bọc bị phá vỡ
sẽ làm tăng bạch cầu ái toan. Ký sinh trùng cũng có thể chỉ gây một phản ứng
tăng bạch cầu ái toan tại chỗ mà không gây tăng bạch cầu ái toan toàn thân
[10].
Không thấy tăng bạch cầu ái toan không có nghĩa là không phải ký sinh
trùng. Tỷ lệ mắc các loại giun sán gây tăng bạch cầu ái toan là khác nhau tùy
từng quần thể và phụ thuộc vào nguồn gốc địa lý (vùng nhiệt đới có nguy cơ



10

cao), tiền sử phơi nhiễm và các hoạt động của họ liên quan đến phơi nhiễm.
Mức độ tăng bạch cầu ái toan và các biểu hiện lâm sàng khác do giun sán sẽ
khác nhau giữa bệnh nhân sống lâu ngày trong vùng lưu hành với bệnh nhân
tiếp xúc ngắn hạn. Khi một bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm với 1 loại ký
sinh trùng, rất cần tìm ký sinh trùng đó cho dù bạch cầu ái toan không tăng.
Các bội nhiễm vi khuẩn, virus và đơn bào cấp tính ở bệnh nhân nhiễm ký sinh
trùng với số lượng lớn cũng vẫn ức chế hiện tượng tăng bạch cầu ái toan [11].
Rất nhiều nhiễm ký sinh trùng có tăng bạch cầu ái toan được gặp ở
những người phơi nhiễm kéo dài hoặc lặp lại. Phơi nhiễm nhiều lần đôi khi là
điều kiện cần để tạo ra số ký sinh trùng đủ lớn gây triệu chứng. Đối với các
loại nhiễm ký sinh trùng mà chỉ cần phơi nhiễm 1 lần đã gây bệnh thì khả
năng mắc bệnh phụ thuộc vào vùng có nguy cơ rộng đến mức nào và người
đó có tiếp xúc không. Do sự khác biệt về đáp ứng miễn dịch đối với ký sinh
trùng, một người chưa có miễn dịch khi vào vùng lưu hành bệnh có thể mắc
triệu chứng nặng hơn và bạch cầu ái toan tăng cao hơn với chỉ 1 lượng ký
sinh trùng nhỏ khi so với người dân bản địa [11].
Một số ký sinh trùng gây tăng bạch cầu ái toan mức cao trong một giai
đoạn phát triển, sau đó là tăng bạch cầu ái toan mức trung bình hoặc thấp kéo
dài. Nhiễm sán máng cấp, giai đoạn ấu trùng di chuyển của giun đũa và giun
móc đều gây tăng bạch cầu ái toan mức cao, sau đó giảm xuống trong giai
đoạn nhiễm ký sinh trùng mạn tính. Trong các thực nghiệm về nhiễm giun
móc, bạch cầu ái toan tăng mạnh sau nhiễm giun 2-3 tuần, đỉnh điểm giữa
tuần 5 và 9, sau đó giảm dần. Ở những người bị nhiễm từ 45-50 ấu trùng, mức
bạch cầu ái toan cao nhất từ 1350 đến 3828 tế bào/ml. Khi giun móc không
được điều trị, tăng bạch cầu ái toan vẫn sẽ mất dần tuy rằng có thể tồn tại
trong vài năm. Tăng bạch cầu ái toan kéo dài có lẽ là do hiện tượng gắn của
giun trưởng thành vào niêm mạc ruột, gây tổn thương mô nhẹ và liên tục kích



11

thích bạch cầu ái toan, đặc biệt trong những ca nhiễm giun nặng. Hiện tượng
tăng bạch cầu ái toan trong máu và phổi, thường là thoáng qua, do quá trình di
cư qua phổi của giun thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Tăng bạch cầu
ái toan ở giun lươn thường lên xuống thất thường theo thời gian, cao trong
thời kỳ di cư qua phổi và thấp/trung bình trong thời kỳ nhiễm mạn tính. Khi
có hội chứng nhiễm giun quá mức (hyperinfection), bạch cầu ái toan có thể rất
cao hoặc không có, tùy thuộc đặc điểm của vật chủ và tác dụng ức chế của
corticoid hay bội nhiễm vi khuẩn. Các ký sinh trùng nằm trong kén tại các tổ
chức, ví dụ kén sán chó (echinococcus) hoặc sán lợn, và được ngăn cách với
vật chủ bằng vỏ kén thường không gây tăng bạch cầu ái toan trừ khi kén bị
vỡ/rò gây thoát kháng nguyên ký sinh trùng. Sự rò dịch từ kén sán chó có thể
kích thích tăng bạch cầu ái toan và gây các phản ứng dị ứng (mày đay, co thắt
phế quản) hoặc phản vệ. Hiện tượng phá vỡ các hàng rào ngăn cách hoặc sự
phân hủy khi ký sinh trùng chết có thể tạo ra phản ứng tổ chức mạnh, tăng bạch
cầu ái toan và các triệu chứng cấp tính [12].
1.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH
CẦU ÁI TOAN HAY GẶP:
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan có thể do một số căn nguyên như
viêm màng não do giang mai, do lao, do liên cầu nhóm B, do di căn ung
thư…, nhưng đó đều là các căn nguyên rất hiếm gặp. Một vài căn nguyên
khác gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan có thể gặp như nấm
Aspergillus, Toxoplasmosis nhưng cũng rất ít gặp [3]. Đối với bệnh viêm
màng não tăng bạch cầu ái toan, hầu hết do căn nguyên ký sinh trùng [13];
trong số đó, một số ký sinh trùng hay gặp là:
Giun lươn mạch (A. cantonensis):
A. cantonensis là một trong những ký sinh trùng điển hình gây nên hội

chứng Larva migrans – hội chứng gây ra khi ấu trùng gặp vật chủ không phù


12

hợp nhưng lại tình cờ xâm nhập nên không thể trưởng thành trong cơ thể vật
chủ đó, mà chỉ tìm nơi trú ẩn thích hợp nhất để lột xác. Thông thường, mỗi
loại ấu trùng chỉ có một vị trí ưa thích để di cư đến, từ đó gây ra 1 loại Larva
migrans (nội tạng hay ngoài da). Ấu trùng giun lươn mạch có vị trí di cư ưa
thích là hệ thần kinh - do đó mà một số tác giả còn đề xuất thuật ngữ
‘Neuroangiostrongyliasis’ (tức là Giun lươn não) cho loại giun này [14] - qua
đó, có thể giải thích tại sao A. cantonensis là căn nguyên gây viêm màng não
ký sinh trùng hay gặp nhất [15].
Chuột là ký chủ cuối cùng của A. cantonensis. Giun lươn mạch ký sinh
ở động mạch phổi của chuột - nên còn được gọi là ‘giun phổi chuột’ – rồi đẻ
trứng trong các động mạch đó, nở thành các ấu trùng giai đoạn 1. Các ấu
trùng này xuyên qua thành động mạch đi vào các phổi và di cư lên các phế
quản rồi xuống ruột, thải ra ngoài theo phân. Con người là ký chủ tình cờ, bị
nhiễm do ăn phải đồ ăn mang ấu trùng giai đoạn 3 không được nấu chín
(chẳng hạn: cua, ốc chưa chín kĩ, rau sống có dính chất nhờn của ốc sên hay
các loài nhuyễn thể khác).
Ở ruột, ấu trùng xuyên thành ruột rồi di cư lên não và tủy sống, gây
viêm màng não (nhưng rất ít khi thực sự gây tổn thương cấu trúc nhu mô não
và tủy sống). Các triệu chứng của viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
thường khởi phát sau nhiễm 2 tuần. Trên bề mặt não và tủy sống, ký sinh
trùng vẫn tồn tại là ấu trùng giai đoạn cuối mà không thể phát triển thành giun
trưởng thành như ở chuột.
Viêm màng não do giun lươn mạch thường gặp chủ yếu ờ vùng Đông
Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, châu Phi và vùng Caribê; hiếm gặp ở các
nước phương Tây [16].

Bệnh do giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum):


13

Vùng dịch tễ chủ yếu là ở Đông Nam Á, nơi người dân có tập quán ăn
thủy hải sản sống. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam vào năm
1963; ngoài ra, bệnh còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản... [17].
Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh lây truyền từ động vật sang người
qua đường tiêu hóa. Giun trưởng thành sống bám lên thành ruột của các động
vật như lợn, mèo, chó, sau đó được thải ra phân, phát triển thành phôi bào
trong môi trường nước và trong các ký chủ trung gian (các loại cá, ếch, rắn
nước). Con người nhiễm bệnh khi ăn các loại thức ăn chế biến từ cá, gia cầm,
rắn mang ấu trùng hay uống nước có ấu trùng không được nấu chín [17].

Hình 1.3 a: Giun đầu gai
(Nguồn: )
Trong cơ thể người, chúng không phát triển đến giai đoạn trưởng thành
mà vẫn ở dạng ấu trùng, có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ
da đến các cơ quan nội tạng. Triệu chứng phụ thuộc vị trí ấu trùng di chuyển.
Da và mô mềm: một hay nhiều vùng như mề đay, đau, ngứa, ban đỏ, nốt dưới
da hoặc dạng đinh nhọt. Phổi: ho, ho ra máu, ho ra giun, khó thở, đau ngực.
Hệ tiêu hóa: đau hạ sườn phải, triệu chứng giống như viêm ruột thừa, viêm túi
mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột. Hệ tiết niệu: có thể tiểu ra máu. Mắt:
giảm thị lực, mù, đau mắt hoặc sợ ánh sáng. Tai: giảm thính lực hoặc ù tai. Hệ
thần kinh trung ương: viêm tủy rễ dây thần kinh (hay gặp nhất), viêm não -


14


tủy - rễ dây thần kinh, viêm não - màng não, đau liên quan đến thần kinh,
triệu chứng thần kinh khu trú.
Chẩn đoán xác định dựa vào soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai ở các
vết loét, Elisa máu hoặc DNT chẩn đoán Gnathostoma.
Bệnh nhiễm giun đũa chó (Toxocara canis) và giun đũa mèo (Toxocara
cati):
Toxocara spp. là giun tròn ký sinh trong ruột non của chó và mèo, bệnh
gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Ở miền Bắc nước ta, tỉ lệ chó bị nhiễm
Toxocara canis là 16,71 % và tỉ lệ mèo bị nhiễm Toxocara cati là 22,38 %
[15].
Giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân của chó hoặc mèo ra
ngoài ngoại cảnh và phát triển thành ấu trùng. Sau đó lây nhiễm cho con
người chủ yếu qua đường tiêu hóa (do ruồi mang đến, hay do nhiễm trứng
giun từ bàn tay khi tiếp xúc với đất, ôm chó mèo nhiễm giun mà không rửa
trước khi ăn). Trong tất cả các trường hợp nhiễm toxocara spp., trứng đều nở
trong ruột rồi ấu trùng chui qua thành ruột non theo đường máu và di chuyển
đến các cơ quan nội tạng.

Hình 1.3 b: Toxocara canis
(Nguồn: )


15

Ở người, chủ yếu là nhiễn giun đũa chó, tỉ lệ nhiễm giun đũa mèo ít hơn.
Người không phải là vật chủ chính nên trong cơ thể người, chúng chỉ tồn tại
dưới dạng ấu trùng chứ không phát triển thành giun trưởng thành. Ấu trùng có
thể tồn tại trong cơ thể người hàng năm hay lâu hơn [18].
Ấu trùng của giun đũa chó/mèo có thể di cư đến nhiều vùng khác nhau,
đến vùng nào thì cho triệu chứng ở vùng đó và gây ra: ngứa trên da, mù mắt,

gan to, tràn dịch màng tim hay màng phổi, viêm màng não. Trong nghiên cứu
được thực hiện vào năm 2001, tác giả Trần Vinh Hiển và cộng sự thực hiện
nghiên cứu trên 73 trường hợp Toxocara nội tạng đã xác định được 7 bệnh
nhân không biểu hiện triệu chứng, 49 bệnh nhân biểu hiện triệu chứng lâm
sàng nhẹ (thiếu máu, gan to, rối loạn tiêu hóa…) và 17 bệnh nhân biểu hiện
triệu chứng não màng não. Qua nghiên cứu này phần nào thấy được các thể đa
dạng của bệnh nhiễm Toxocara nội tạng [19].
Chẩn đoán: chưa có “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán Toxocara, triệu
chứng lâm sàng của bệnh do Toxocara không đặc hiệu, test ELISA thực hiện
một lần không cho biết là đã mắc hay đang mắc vì test ELISA sử dụng là
phương pháp gián tiếp xác định kháng nguyên mà cơ thể bị nhiễm thông qua
kháng thể IgG. Do vậy, cần kết hợp nhiều yếu tố (lâm sàng, dịch tễ, xét
nghiệm máu và DNT) để chẩn đoán viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do
Toxocara [20].
Bệnh nang sán lợn (Cysticercus cellulosae):
Chu kỳ sống của ký sinh trùng sán lợn: ấu trùng sán lợn trưởng thành ở
trong ruột non của người (người là ký chủ cuối cùng), đẻ ra trứng mang phôi
bào, theo phân ra ngoài, khi lợn ăn vào (lợn là ký chủ trung gian) thì đến ruột,
trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên thành ruột đi đến khắp nơi trong cơ thể
lợn dưới dạng các nang sán lợn (dân gian gọi là “thịt lợn gạo”).


16

Con người ăn phải “thịt lợn gạo” sống (nem chua) hay chỉ nấu tái thì ấu
trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở trong ruột non. Nhưng nếu ăn
phải các thực phẩm chưa được nấu chín mà bị nhiễm trứng sán (mang phôi
bào) thì sẽ dẫn đến bệnh nang sán lợn: từ trong ruột, các ấu trùng sán sẽ xâm
nhập vào mạch máu và di cư đến khắp nơi gây ra những nốt cứng ở bắp thịt,
nhiều nhất là ở mô dưới da, não và mắt. Trong trường hợp này, người là ký

chủ trung gian [7].
Triệu chứng tùy vị trí di cư của sán: tổn thương não có động kinh, giảm
thị lực hay mù mắt…
Giun lươn (Strongyloides stercoralis):
Trong số các giun sán, giun lươn gây tăng bạch cầu ái toan ở nhiều mức
độ khác nhau. Loại này có thể tồn tại hàng thập kỷ, có thể gây nên thể bệnh
lan tỏa ác tính, dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân dùng corticoid. Một
nghiên cứu ở bệnh viện đa khoa Toronto cho thấy trong số 51 bệnh nhân có
ấu trùng giun lươn trong phân (và không có bất cứ loại ký sinh trùng nào
khác), 83% có tăng bạch cầu ái toan với số lượng bạch cầu ái toan trung bình
là 890/ml. Một nghiên cứu khác ở Anh cho thấy tăng bạch cầu ái toan gặp ở
88% (36/41) khách lữ hành và 76% (44/58) người di cư có ấu trùng trong
phân. Đôi khi tăng bạch cầu ái toan mức độ thấp hoặc biến thiên là chỉ điểm
duy nhất của nhiễm giun lươn.
Về biểu hiện bệnh, trên 90% có các triệu chứng phát ban ngắt quãng
từng đợt, triệu chứng tiêu hóa, mày đay; tuy nhiên, ở những bệnh nhân nhiễm
giun lươn mạn tính, tăng bạch cầu ái toan là triệu chứng duy nhất. Ký sinh
trùng này còn có thể gây nên thể bệnh lan tỏa, bao gồm cả viêm não - màng
não (thường do ấu trùng), có khả năng cao gây tử vong trên bệnh nhân dùng
corticoid hoặc suy giảm miễn dịch.


17

Xét nghiệm phân không nhạy , chỉ có ELISA là hữu ích trong việc chẩn
đoán giun lươn khi xét nghiệm phân không tìm thấy giun [21].
1.4. VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN DO
ANGIOSTRONGYLUS CANTONENSIS:

1.4.1. Vài nét về lịch sử bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do

Angiostrongylus cantonensis:
Angiostrongylus cantonensis lần đầu tiên được phát hiện ở chuột vào
năm 1935, tại Quảng Châu, Trung Quốc. Những trường hợp bệnh nhân nhiễm
Angiostrongylus cantonensis lần đầu tiên đã được báo cáo tại Đài loan năm
1945; nhưng mãi đến năm 1960, viêm màng não do Angiostrongylus
cantonensis mới được công nhận là một vấn đề y tế quan trọng trong cộng
đồng [22].
Trên thế giới, Angiostrongylus cantonensis được tìm thấy chủ yếu ở
châu Á, các quần đảo thuộc Thái Bình Dương và châu Úc; nhưng cũng đồng
thời ghi nhận ở Bắc, Trung, Nam Mỹ và các đảo thuộc Ấn Độ Dương (ví dụ:
đảo Reunion). Mặc dù ký sinh trùng đã được xác định gây bệnh ở Trung Quốc
từ những năm 1960, nhưng tới năm 1984 mới gây nên một số ổ dịch rõ rệt
được phát hiện. Cùng với tỷ lệ người nhập cư càng ngày càng gia tăng, nhiễm
Angiostrongylus cantonensis đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng
của nhiều nước trên thế giới [23].
Vào tháng 4 năm 2000, tác giả Slom T.J. và cộng sự đã ghi nhận 1 vụ
bùng phát bệnh do Angiostrongylus cantonensis ở đoàn khách du lịch gồm 23
người đến thăm Jamaica từ 3 đất nước khác nhau. Ban đầu có 2 người được
đưa đến viện với biểu hiện nặng dần lên trong vòng 10 ngày các triệu chứng
viêm não màng não (đau đầu dữ dội, cứng cổ và dị cảm). Sau đó 10 ngày, 7
người trong đoàn cũng phải nhập viện với các biểu hiện tương tự. Khai thác
yếu tố dịch tễ, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân là cả đoàn du lịch


18

đã ăn món rau salad Caesar tại 1 nhà hàng ở Jamaica có nhiễm ấu trùng
Angiostrongylus cantonensis [24].
Tại Ấn Độ, nhiều nghiên cứu lại ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sau
khi ăn thằn lằn nhiễm ấu trùng Angiostrongylus cantonensis [25],[26].

Tại Việt Nam, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan đã được báo cáo
trên cả hai miền Nam, Bắc từ những năm 60 cho đến nay. Gần đây, cũng có
nhiều trường hợp nhiễm Angiostrongylus cantonensis được ghi nhận tại Viện
lâm sàng các Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương…
Năm 1976, tại bệnh viện Nhi Trung ương, Trịnh Ngọc Phan giới thiệu
hai bệnh án nhi khoa 3 tuổi và 7 tuổi bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
do giun lươn mạch với triệu chứng sốt, co giật chân, liệt chi dưới, rối loạn
phản xạ gân xương, đau cẳng chân, dịch não tủy trong, bạch cầu ái toan trong
dịch não tủy 60%, bạch cầu ái toan trong máu 29 - 59%. Từ đó đến nay số ca
phát hiện ngày một tăng lên, mỗi năm có khoảng gần 70 - 100 trường hợp
được phát hiện trên phạm vi toàn quốc. Số ca được phát hiện thực tế quá thấp
so với số ca có xét nghiệm dương tính với ký sinh trùng (có làm xét nghiệm
theo dõi lại nhiều lần để khắc phục tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm), song
điều đó có nghĩa là bệnh nhiễm ký sinh trùng này mới chỉ được các thầy thuốc
lưu tâm trong 10 năm qua cùng với sự tiến bộ của y học chẩn đoán, đặc biệt
lĩnh vực huyết thanh chẩn đoán.
Từ năm 1995 - 2000, có 15 bệnh nhân viêm màng não tăng bạch cầu ái
toan do A.cantonensis được điều trị. Năm 2001 có một trường hợp giun A.
cantonensis ký sinh ở mắt (trong dịch kính) [3].
Cũng tại bệnh viện Nhi Trung ương vào năm 2004, phát hiện 5 bệnh
nhân (từ 19 tháng đến 10 tuổi) với các triệu chứng sốt, đau đầu, nôn; giật
chân, rối loạn phản xạ đầu gối (1 tăng, 4 giảm), liệt chân, hội chứng màng não
(+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (19-30%) và dịch não tủy (62-71%),


19

3/5 trường hợp có dịch não tủy đục; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên
A.cantonensis đều dương tính (hiệu giá 1/400 đến 1/3.200).
Năm 2007, tại TP. Hồ Chí Minh thông báo 1 trẻ trai 5 tuổi với chẩn đoán

viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, dịch não tủy trong và hút bắt được một
con giun dài 15 mm; xét nghiệm Elisa với kháng nguyên Angiostrongylus
cantonensis dương tính.
Đặc biệt, năm 2008, ghi nhận 4 bệnh nhân (5-9 tuổi) cùng vào Bệnh
viện Nhi Trung ương trong cùng một thời gian từ 26-28 tháng 7, đặc biệt có 3
cháu ở cùng một thôn (xã Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cùng
chơi với nhau hàng ngày và cùng xuất hiện triệu chứng viêm não màng não
cùng một thời điểm. Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, nôn có (3/4
cháu); hội chứng màng não (+), bạch cầu ái toan tăng cao trong máu (17,373%) và tăng cao trong dịch não tủy (64-70%), dịch não tủy trong; xét
nghiệm ELISA với kháng nguyên A.cantonensis đều dương tính. Tại địa
phương này đã xét nghiệm trên ốc sên phát hiện rất nhiều ấu trùng, về hình
thái học nghĩ đến ấu trùng A.cantonensis và đã thẩm định loài bằng sinh học
phân tử.
1.4.2. Một số đặc điểm sinh học của Angiostrongylus cantonensis:
Angiostrongylus cantonensis thuộc:
Ngành: Nematoda
Lớp: Rhabditea
Bộ: Strongylida
Liên họ: Metastrongyloidea
Họ: Angiostrongylidae
Có khoảng 20 loài phổ biến thuộc họ Angiostrongylidae, trong đó, có 2
loài gây bệnh hay gặp nhất ở người là: Angiostrongylus cantonensis và một
loại giun mạch khác là A. costaricensis, sống trong các động mạch nhỏ mạc


20

treo ruột ở vùng hồi-manh tràng, gây viêm ruột vùng hồi-manh tràng cho
những ký chủ cuối là chuột và người. A. costaricensis không gây ra bệnh
viêm màng não ở người [27],[21].

1.4.2.1. Đặc điểm hình thái:
Angiostrongylus cantonensis là loài giun tròn có cơ thể hình trụ mỏng.
Ấu trùng giai đoạn một (L1) có chiều dài khoảng 0,3 mm, đường kính khoảng
0,015 mm. Ấu trùng giai đoạn hai (L2) dài 0,45 mm, đường kính 0,03mm. Ấu
trùng giai đoạn ba (L3) kích thước tương tự nhưng mỏng hơn một chút. Ấu
trùng giai đoạn bốn (L4) dài khoảng 1mm, đường kính 0,4 mm. Giun chưa
trưởng thành (L5) dài 2mm, đường kính 0.6mm, sau đó kích thước tăng dần
lên đến 12 mm (con cái) và 11 mm (con đực) trước khi rời khỏi não chuột và
di chuyển đến các động mạch phổi. Giun trưởng thành con cái dài khoảng
35mm, đường kính 0,6 mm, con đực dài khoảng 25mm, đường kính 0,4 mm
[27].

Hình 1.4.2.1 a: Ấu trùng giai đoạn 3 của A.cantonensis
(Nguồn: )


21

(con cái)

(con đực)
Hình 1.4.2.1 b: Angiostrongylus cantonensis trưởng thành
(Nguồn: )


22

1.4.2.2. Vòng đời của Angiostrongylus cantonensis:

Hình 1.4.2.2: Vòng đời Angiostrongylus cantonensis

(Nguồn: )
A. cantonensis là loài giun tròn, sống ký sinh trên chuột (bao gồm
chuột nhà và chuột đồng) rồi truyền qua ký chủ trung gian là ốc (thường
gặp ở ốc sên) và các động vật thân mềm. Người có thể bị nhiễm A.
cantonensis khi ăn phải các sinh vật này chưa nấu chín hay rau sống có dính
chất nhớt của chúng. Y văn đã ghi nhận có những khách du lịch đến các nước
vùng nhiệt đới đã bị nhiễm Angiostrongylus cantonensis sau khi ăn món xà
lách trộn kiểu Ý (cesar salad) [28].


23

Giun trưởng thành sống tại động mạch phổi của chuột và đẻ trứng, do
đó có tên là “giun phổi chuột”. Trứng giun theo máu đến các phế nang và nở
thành ấu trùng giai đoạn một. Ấu trùng di chuyển lên cuống phổi, hầu, thực
quản, vào ống tiêu hóa và theo phân chuột thải ra môi trường bên ngoài. Theo
một nghiên cứu thực nghiệm trên chuột của tác giả Lê Thị Xuân và cộng sự
(2011), giun có thể phát hiện được ở tim, phổi sớm nhất từ tuần thứ 4 sau
nhiễm. Thời điểm AT-1 xuất hiện trong phân muộn hơn trong phổi và tim,
sớm nhất vào tuần thứ 6. Số lượng giun thu hồi ở tim và phổi chuột sau nhiễm
4 và 5 tuần còn thấp, sau đó tăng lên và ổn định. Số lượng giun cái nhiều hơn
giun đực [29].
Sau đó, ấu trùng giai đoạn một sẽ xâm nhập và ký sinh vào các vật chủ
trung gian là những loài ốc sống trong nước ngọt hoặc ốc sên trên cạn. Một
nghiên cứu của Tsai H.C. và cộng sự (2013) đã đề cập đến tỉ lệ nhiễm ấu
trùng Angiostrongylus cantonensis của các loài ốc tại Đài Loan có thể làm lây
bệnh cho người lên tới 31% [30]. Nghiên cứu của tác giả Kim, J.R. (2013)
trên 37 loài ốc trên cạn và nước ngọt tại Hawaii cũng đưa ra con số rất cao tỉ
lệ ốc nhiễm ấu trùng Angiostrongylus cantonensis [31]. Ngoài ốc, một số loài
thủy sản khác như tôm, cua, cá cũng có thể là vật chủ trung gian của

Angiostrongylus cantonensis.
Trong các vật chủ trung gian này, trải qua hai lần lột xác, giun trở thành
ấu trùng giai đoạn ba có khả năng lây nhiễm cho vật chủ là động vật có vú.
Cũng theo nghiên cứu nói trên của Lê Thị Xuân và cộng sự (2011) trên vật thí
nghiệm là ốc, các tác giả thấy ấu trùng lột xác lần đầu vào ngày thứ 7, lột xác
lần 2 vào ngày thứ 11. Ngày thứ 16, ấu trùng đều có 2 thể hình que ở đầu. Từ
ngày 20 đến 30, đa số ấu trùng lột hết vỏ trở thành AT-3 [29].
Khi chuột ăn phải các động vật thân mềm, cua, cá, rau… có chứa ấu
trùng giai đoạn ba, ấu trùng sẽ xâm nhập qua thành ruột, theo hệ thống tuần


24

hoàn di chuyển lên não, phát triển thành giun chưa trưởng thành (giun non)
bên trong mạch màng não. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Giun
chưa trưởng thành từ mạch màng não lại quay trở lại hệ thống tĩnh mạch, tới
động mạch phổi, ở đây chúng sẽ trưởng thành và đẻ trứng. Giai đoạn này kéo
dài khoảng 4 tuần kể từ khi ấu trùng xâm nhập qua thành ruột [32].
Một số vật chủ như ếch, tôm, cua ăn phải ốc hoặc rau có ấu trùng, các ấu
trùng này cư trú trong cơ và tổ chức của chúng mà không phát triển thành
giun trưởng thành (chúng trở thành vật chủ chứa - paratenic host), cũng có khả
năng gây nhiễm cho vật chủ khác (chuột hoặc người). Người nhiễm
Angiostrongylus cantonensis không chỉ do ăn phải ấu trùng trong ốc, trên rau
mà còn có thể do ấu trùng chứa trong các vật chủ trung này.
Người là vật chủ tình cờ khi ăn phải các vật chủ trung gian nói trên. Ấu
trùng giai đoạn ba ăn phải sẽ xuyên qua thành ruột, lột xác hai lần và theo
đường máu đến cơ quan chọn lọc là thần kinh trung ương. Trong cơ thể
người, ký sinh trùng không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành mà chỉ
dừng lại ở giai đoạn giun non ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, không thể đi
đến phổi để hoàn tất vòng đời sinh học. Giun chưa trưởng thành chết tại hệ

thần kinh trung ương và dẫn tới phản ứng viêm với cường độ cao. Ngoài ra,
trong quá trình di chuyển, ấu trùng có thể đi lạc chỗ sang những cơ quan khác
như mắt và gây ra biểu hiện bệnh lý tại đây [33].
1.4.3. Cơ chế gây bệnh của Angiostrongylus cantonensis:
Ấu trùng của A.cantonensis di cư đến não, tủy sống và mắt, tại đó, gây
ra đáp ứng viêm mạnh dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng viêm não màng não và
tăng bạch cầu ái toan trong máu, dịch não tủy [34].
Sự hiện diện của Angiostrongylus cantonensis trong màng não, trong
nhu mô não sẽ tạo ra phản ứng viêm, và dẫn đến các triệu chứng của viêm
màng não tăng bạch cầu ái toan. Nghiên cứu các vị trí xảy ra phản ứng viêm


25

đã cho thấy có sự xâm nhập của bạch cầu ái toan, hoại tử khu trú và phản ứng
u hạt [30]. Biểu hiện chính, ban đầu của bệnh là đau đầu nặng và cấp tính mà
nguyên nhân là do phản ứng viêm lan rộng trong màng não – não, dẫn đến
tăng áp lực nội sọ. Những tổn thương não - màng não trong bệnh này là do sự
di chuyển của ký sinh trùng, do phản ứng viêm và sự tạo thành u hạt bao
quanh ký sinh trùng chết [32].
Các biểu hiện bệnh lý ở thần kinh trung ương bao gồm [35]:
 Viêm màng não với sự xâm nhập của bạch cầu ái toan và tương bào.
 Các tổn thương khác nhau của hệ thần kinh trung ương do phản ứng
viêm, hoại tử, thoái hóa các tế bào thần kinh.
 Phản ứng tạo thành u hạt để đáp ứng với ký sinh trùng chết.
 Phản ứng mạch máu không đặc hiệu bao gồm huyết khối, vỡ mạch,
phình mạch não… [32].
1.4.4. Lâm sàng bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do
Angiostrongylus cantonensis:
1.4.4.1. Tiền sử phơi nhiễm:

Các yếu tố nguy cơ mắc của bệnh bao gồm: ăn ốc, cá chưa nấu kĩ, ăn rau
sống nhiễm ấu trùng, khu vực sinh sống có nhiều ốc sên, đôi khi chỉ tiếp xúc
với ốc trong quá trình chuẩn bị thức ăn mà sau đó không rửa tay kĩ cũng có
thể khiến mắc bệnh [14].
So với vi khuẩn và virus, các giun sán thường to hơn và có tuổi đời dài
hơn, có thể vài năm hoặc vài chục năm. Khác với vi khuẩn và virus vốn chỉ
nhân bản trong cơ thể người, hầu hết giun sán không thể hoàn chỉnh vòng đời
của mình và sinh sản trong cơ thể người nên có thể phải cần phơi nhiễm kéo
dài và lặp lại mới đủ lượng ký sinh trùng gây ra triệu chứng. Ngoài ra, do thời
gian phát triển và tuổi thọ của giun sán thường dài nên triệu chứng có thể chỉ


×