Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát mật độ xương ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.79 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NAM
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TRÊN 60 TUỔI
Hồ Thị Lê 1, Trương Đình Cẩm1,
Nguyễn Thị Phi Nga2

Tóm tắt
- Mục tiêu: Khảo sát mật độ xương (MĐX), T-score, tỉ lệ giảm MĐX, loãng xương
(LX) tại cột sống thắt lưng (CSTL) và cổ xương đùi (CXĐ) ở bệnh nhân nam, đái tháo
đường (ĐTĐ) týp 2 trên 60 tuổi.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 103 bệnh
nhân nam ĐTĐ týp 2 và 56 nam giới bình thường.
- Kết quả: Ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2, ≥ 60 tuổi có:
+ MĐX trung bình toàn bộ CSTL thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi và nhóm chứng ≥ 60 tuổi (0,868 ± 0,110 g/cm2 so với 0,963 ± 0,119 g/cm2 và
0,955 ± 0,069 g/cm2, p < 0,05).
+ MĐX trung bình toàn bộ CXĐ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi và nhóm chứng ≥ 60 tuổi (0,826 ± 0,138 g/cm2 so với 0,958 ± 0,137 g/cm2 và
0,893 ± 0,084 g/cm2, p < 0,05)
+ Các chỉ số T-score trung bình ở CSTL và CXĐ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm ĐTĐ < 60 tuổi và nhóm chứng ≥ 60 tuổi.
+ Tỉ lệ bệnh nhân giảm MĐX, LX ở CSTL và CXĐ chưa có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với các nhóm còn lại.
* Từ khóa: Đái tháo đường, mật độ xương, giảm mật độ xương, loãng xương.
BONE MINERAL DENSITY IN MALE PATIENTS WITH TYPE 2
DIABETES OVER 60 YEARS OLD
Bệnh viện Quân Y 175
Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Cẩm (Email: )
Ngày nhận bài: 08/07/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/07/2016


Ngày bài báo được đăng: 30/09/2016
1
2

52


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

Summary
- Objective: To evaluate bone mineral density (BMD, T-score, the ratio of osteopenia
and osteoporosis at lumbar spine and femoral neck male patients with type 2 diabetes
over 60 years old.
- Methods: Prospective, cross-sectional study conducted in 103 male patients with
type 2 diabetes and 56 heathy males.
- Results: In male patients with type 2 diabetes ≥ 60 years old:
+ Lumbar spine BMD was lower than that in male patients with type 2 diabetes <
60 years old and normal males ≥ 60 years old (0,868 ± 0,110 g/cm2 vs 0,963 ± 0,119 g/
cm2 and 0,955 ± 0,069 g/cm2, p < 0,05).
+ Femoral neck BMD was lower than that in male patients with type 2 diabetes <
60 years old and normal males ≥ 60 years old (0,826 ± 0,138 g/cm2 vs 0,958 ± 0,137 g/
cm2 and 0,893 ± 0,084 g/cm2, p < 0,05).
+The everage T-score indexes at lumbar spine and femoral neck were statistically
significantly lower than those in male patients with type 2 diabetes < 60 years old and
normal males ≥ 60 years old.
+ The ratios of osteopenia and osteoporosis at lumbar spine and femoral neck were
not statistically significant higher than those in the remaining groups.
* Key words: Diabetes, bone mineral density, osteopenia, osteoporosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương và đái tháo đường týp

2 là những bệnh lý thường gặp ở người
cao tuổi. Loãng xương thường diễn biến
âm thầm, kín đáo và khó phát hiện. Khi
trọng lượng xương mất khoảng 30-40%
thì mới có dấu hiệu lâm sàng như đau cột
sống, vẹo cột sống hay gãy xương. Ngoài
các nguyên nhân thông thường gây loãng
xương liên quan đến quá trình lão hóa thì
ĐTĐ được cho là một nguyên nhân gây
loãng xương. Cho đến nay đã có nhiều
bằng chứng về mối liên quan chặt chẽ giữa
ĐTĐ và loãng xương do bệnh lý phối hợp

giữa ĐTĐ và loãng xương và các cơ chế
sinh bệnh học trực tiếp của ĐTĐ dẫn đến
loãng xương. Trên thế giới và ở Việt Nam
đã có một số nghiên cứu về loãng xương ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, các công
trình nghiên đề cập đến các biến đổi MĐX,
tỉ lệ LX ở bệnh nhân nam, ĐTĐ týp 2 cao
tuổi (60 tuổi trở lên) còn chưa nhiều. Do
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này với mục tiêu: Khảo sát mật độ xương,
T-score, tỉ lệ giảm mật độ xương, loãng
xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương
đùi ở bệnh nhân nam, đái tháo đường týp
2 ≥ 60 tuổi.

53



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 159 nam, chia hai nhóm:
Nhóm bệnh (gồm 103 bệnh nhân nam
ĐTĐ týp 2 điều trị tại khoa Khớp - Nội
tiết Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 năm
2014 đến tháng 3 năm 2015).
Nhóm chứng (gồm 56 nam giới bình
thường đến khám sức khỏe định kỳ tại
Bệnh viện Quân y 103).
Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh
Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đồng ý tham
gia nghiên cứu. ĐTĐ được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ 1997
và WHO công nhận 1998. Chẩn đoán týp
2 của bệnh ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn của
WHO (1985) có vận dụng cho phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng
Các nam giới bình thường, có độ tuổi
tương đương nhóm bệnh.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Nhóm nghiên cứu:
+ Mắc các bệnh mạn tính: suy thận
mạn (không do ĐTĐ), bệnh đa u tủy
xương, hội chứng kém hấp thu.

+ Dùng thuốc ảnh hưởng đến MĐX
+ Có tiền sử chấn thương cột sống,
gãy cổ xương đùi; dị dạng xương khớp.
+ Không thu thập đủ số liệu hoặc
không đồng ý tham gia nghiên cứu.

54

- Nhóm chứng:
+ Các trường hợp dùng thuốc ảnh
hưởng đến MĐX.
+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.
2.2. Các biến số dùng trong nghiên
cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ
kiểm soát glucose máu:
Đánh giá theo mục tiêu kiểm soát
glucose máu theo WHO (2002), dựa vào
chỉ số glucose máu lúc đói và HbA1c.
2.2.2. Mật độ xương
- Phương pháp đo: Sử dụng đo hấp thụ
tia X năng lượng kép, tiến hành trên máy
HOLOGIC QDR 4500. Đo ở vùng CSTL
và CXĐ bên phải.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán giảm MĐX,
loãng xương theo WHO (1994) dựa vào

T-score:
Bình thường: T-score ≥ -1,0
Giảm MĐX: -2,5 < T-score < -1,0
Loãng xương: T-score ≤ -2,5
Loãng xương nặng: T-score ≤ -2,5
kèm theo tiền sử gãy xương.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý theo
phương pháp thống kê y học bằng phần
mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2010.


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm ĐTĐ
(n = 103 )

Nhóm chứng
(n = 56 )

< 60 [n (%)]

37 (35,9)

21 (37,5)

≥ 60 [n (%)]


66 (64,1)

35 (62,5)

Trung bình

61,9 ± 9,7

60,8 ± 8,6

Chỉ tiêu
Tuổi
(năm)

p
> 0,05
> 0,05

Trong nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân có tuổi trên 60, tuổi trung bình của bệnh
nhân là 61,9 ± 9,7. Kết quả này phù hợp với tuổi hay mắc ĐTĐ týp 2 và cũng tương tự
với tuổi trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của các tác giả Lê Thu Hà (61,1
± 19,9) [1], Nguyễn Thị Phương Thùy (67,8 ± 7,2) [2]. Không thấy sự khác biệt về độ
tuổi giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng.
Bảng 2. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh và mức độ kiểm soát bệnh nhóm ĐTĐ
Chỉ tiêu

Thời gian
phát hiện bệnh (năm)


Số lượng

Tỉ lệ

≤1

34

33

>1-≤5

32

31,1

< 5 - ≤ 10

24

23,3

> 10

13

12,6

Trung bình
Kiếm soát glucose máu

lúc đói (mmol/l)

Kiểm soát HbA1c (%)

4,8 ± 4,3

Tốt/Chấp nhận được (≤ 7)

18

17,5

Kém (> 7)

85

82,5

Trung bình

11,6 ± 5,8

Tốt/Chấp nhận được (≤ 7,5)

31

30,1

Kém (> 7,5)


72

69,9

Trung bình
Đa số các nghiên cứu trong và ngoài
nước đều kết luận việc kiểm soát các chỉ
tiêu này ở đối tượng bệnh nhân nhập viện
còn kém. Tại Hoa Kỳ có 64% BN ĐTĐ có

8,9 ± 2,2

HbA1c > 7,5; còn con số này ở châu Á là
79%. Nghiên cứu của Lê Tiến Vượng cho
thấy tỉ lệ BN có mức glucose máu lúc đói
tốt/chấp nhận được chiếm 20% thấp hơn so
55


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

với nhóm kiểm soát kém (80%), tỉ lệ nhóm
có mức HbA1c kiểm soát kém là 70% [3].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả
tương tự với 17,5 % bệnh nhân kiểm soát
tốt/chấp nhận được chỉ tiêu glucose máu
lúc đói trong khi 82,5% số bệnh nhân kiểm
soát kém. Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhân có mức

HbA1c kiểm soát kém là 69,9%. Như vậy,

các nghiên cứu đều cho thấy việc kiểm
soát bệnh ở phần lớn bệnh nhân còn kém.
Điều này có thể do hiểu biết về bệnh, việc
tuân thủ điều trị và theo dõi của bệnh nhân
còn hạn chế.
3. Mật độ xương, tỉ lệ loãng xương
ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2

Bảng 3. Mật độ xương, tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2
Nhóm ĐTĐ
(n = 103)

Nhóm chứng
(n = 56)

p

MĐX trung bình (g/cm2)

0,901 ± 0,128

0,959 ± 0,093

< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

69 (67,0)

29 (51,7)


> 0.05

T-score trung bình

-1,64 ± 1,15

-1,19 ± 0,86

< 0,05

MĐX trung bình (g/cm2)

0,878 ± 0,126

0,921 ± 0,101

< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

45 (43,7)

17 (30,3)

> 0,05

T-score trung bình

-0,95 ± 0,71


-0,75 ± 0,65

< 0,05

Chỉ tiêu
Toàn bộ
CSTL

Toàn bộ
CXĐ

Ở bệnh nhân ĐTĐ có xảy ra sự bất
thường quá trình chu chuyển xương theo
hướng giảm tân tạo xương, hình thành
khung xương và tăng hủy xương. Hiện
tượng này là kết quả của một loạt các đặc
trưng của ĐTĐ như tăng glucose, kháng
insulin, giảm IGF-1, tăng cytokin viêm
cùng với tuổi cao, rối loạn nội tiết, chế độ
dinh dưỡng không hợp lí, ít vận động thể
lực và bệnh kết hợp. Điều này dẫn đến kết
cục chung là giảm MĐX, tăng tỉ lệ LX ở
bệnh nhân ĐTĐ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, MĐX
CSTL ở bệnh nhân ĐTĐ là 0,901 ± 0,128 g/
cm2, thấp hơn nhóm chứng (0,959 ± 0,093
g/cm2), có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
MĐX tại vị trí CXĐ ở nhóm bệnh nhân
56


nam ĐTĐ là 0,878 ± 0,126 g/cm2, cũng
thấp hơn so với nhóm chứng, có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. T-score trung bình
tại các vị trí của nhóm ĐTĐ cũng thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
cũng kết luận MĐX ở BN ĐTĐ giảm hơn
so với nhóm chứng. WH. Lida Kao và
cộng sự Mỹ (2003) nghiên cứu trên 600
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tuổi từ 30-96 bằng
phương pháp DEXA, kết quả nhận thấy có
hiện tượng giảm MĐX so với người bình
thường [5]. JC.Karkauer và các cộng sự
Mỹ (1995) nghiên cứu trên 109 bệnh nhân
tuổi từ 35-66, trong đó có 46 người ĐTĐ
týp 1 và 46 người ĐTĐ týp 2, thời gian bị
bệnh từ 2,5 năm đến 12,5 năm; đo MĐX


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

tại vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt
lưng bằng phương pháp DXA. Kết quả có
hiện tượng giảm MĐX ở các bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 [6]. Một nghiên cứu tại 95 cơ
sở chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ tại nhà ở Áo
do Dobning H và cộng sự (2006) tiến hành
thấy có giảm MĐX so với nhóm chứng [4].
Ngoài ra, nhóm tác giả Lê Thu Hà (2011)

nghiên cứu MĐX ở bệnh nhân nam ĐTĐ
týp 2 cũng nhận thấy MĐX ở bệnh nhân
ĐTĐ thấp hơn so với nhóm chứng [1].
Tỉ lệ loãng xương CSTL và CXĐ
trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ của chúng tôi
có xu hướng cao hơn so với nhóm chứng,
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả
này cũng phù hợp với kết luận nhóm tác
giả Lê Thu Hà (2011) cho thấy tỉ lệ LX ở
bệnh nhân nam ĐTĐ cao hơn nhóm chứng
[1]. Tác giả Ling Xu và cộng sự nghiên
cứu trên 131 nam, ĐTĐ tại Trung Quốc
kết luận tỉ lệ LX CSTL và CXĐ là 29%
đến 31% [9]. Nghiên cứu của WH.Lida

Kao [8] cũng nhận định tỉ lệ loãng xương
ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn nhóm chứng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương Thùy nhận thấy
không có sự khác biệt về tỷ lệ LX cả ở
CXĐ và CSTL giữa nhóm bệnh nhân nam
ĐTĐ và nhóm không ĐTĐ, p > 0,05 [2].
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu đều
kết luận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có MĐX
CXĐ và CSTL thấp hơn và tỉ lệ loãng
xương cao hơn nhóm chứng. Các nghiên
cứu khác, có thể do không đồng nhất về
đặc điểm đối tượng nghiên cứu của các
tác giả, sự khác nhau về tuổi, chủng tộc,
mức độ kiểm soát bệnh cũng như chưa loại

trừ được hết các ảnh hưởng của các yếu
tố khác lên MĐX ở bệnh nhân ĐTĐ như
chế độ luyện tập, dinh dưỡng hay bệnh kết
hợp.
4. Mật độ xương, tỉ lệ loãng xương
ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp 2
trên 60 tuổi

Bảng 4. MĐX, tỉ lệ LX ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 > 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi
Nhóm ĐTĐ
≥ 60 tuổi
(n = 66)

Nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi
(n = 37)

p

MĐX trung bình (g/cm2)

0,868 ±0,110

0,963 ± 0,119

< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

45 (68,2)


24 (64,9)

> 0,05

T-score trung bình

-1,65 ± 1,07

-1,19 ± 1,06

< 0,05

MĐX trung bình (g/cm2)

0,826 ± 0,138

0,958 ± 0,137

< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

28 (42,4)

15 (40,5)

> 0,05

T-score trung bình


-1,25 ± 0,74

-0,94 ± 0,75

< 0,05

Chỉ tiêu

Toàn bộ
CSTL

Toàn bộ
CXĐ

57


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

Bảng 5. MĐX, tỉ lệ LX ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 > 60 tuổi so với nhóm chứng
Nhóm ĐTĐ
≥ 60 tuổi
(n = 66)

Nhóm chứng
> 60 tuổi
(n = 35)

p


MĐX trung bình (g/cm2)

0,868 ± 0,110

0,955 ± 0,069

< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

45 (68,2)

17 (48,5)

> 0,05

T-score trung bình

-1,65 ± 1,07

-1,23 ± 0,63

< 0,05

MĐX trung bình (g/cm2)

0,826 ± 0,138

0,893 ± 0,084


< 0,05

Giảm MĐX, LX [n (%)]

28 (42,4)

12 (34,3)

> 0,05

T-score trung bình

-1,25 ± 0,74

-0,93 ± 0,54

< 0,05

Chỉ tiêu

Toàn bộ
CSTL

Toàn bộ
CXĐ

Trong nghiên cứu này của chúng tôi,
nhóm bệnh nhân nam ĐTĐ ≥ 60 tuổi có
MĐX trung bình toàn bộ CSTL là 0,868 ±

0,110 g/cm2, thấp hơn so với nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi (0,963 ± 0,119 g/cm2) và nhóm
chứng ≥ 60 tuổi (0,955 ± 0,069 g/cm2), p <
0,05. MĐX trung bình toàn bộ CXĐ nhóm
bệnh nhân nam ĐTĐ ≥ 60 tuổi (0,826 ±
0,138 g/cm2) cũng thấp hơn chỉ số này ở
nhóm ĐTĐ < 60 tuổi (0,958 ± 0,137 g/
cm2) và nhóm chứng ≥ 60 tuổi (0,893
± 0,084 g/cm2) với p < 0,05. Các chỉ số
T-score trung bình ở các vị trí của nhóm
bệnh nhân ĐTĐ ≥ 60 tuổi cũng thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và
nhóm bệnh < 60 tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh
nhân giảm MĐX, LX ở nhóm nghiên cứu
lại chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với các nhóm còn lại.

nhận định 29-31% bị giảm MĐX CXĐ và
CSTL khi nghiên cứu trên 131 bệnh nhân
nam ĐTĐ týp 2 lớn tuổi [9]. Paulus L. A
van Daele và cộng sự (1995) nghiên cứu
trên 5931 người tuổi từ 55 trở lên (với
2481 nam, 3450 nữ), trong đó có 243 nam
và 335 nữ bị ĐTĐ týp 2. Đánh giá MĐX
bằng phương pháp DEXA tại cột sống và
CXĐ cho kết quả thấy MĐX ở bệnh nhân
nam ĐTĐ týp 2 thấp hơn nhóm chứng [7].

Trên thế giới cũng có nhiều tác giả
nghiên cứu MĐX, tỉ lệ loãng xương ở

bệnh nhân nam ĐTĐ cao tuổi. Ling Xu,
Mei Cheng và các cộng sự thuộc trường
Đại học Sandong-Trung Quốc (2006) cũng

Tuy nhiên, nghiên cứu tại Hàn Quốc
năm 2003 của Chen yuhua, Yan Zongxun
thấy MĐX của nam giới trên 50 tuổi MĐX
không có sự khác biệt so với nhóm chứng
[10]. Nghiên cứu trên 46 bệnh nhân nam,

58

Tại Việt Nam, năm 2010, Lê Tiến
Vượng nghiên cứu MĐX ở nam giới
ĐTĐ týp 2 từ 50 trở lên cho thấy MĐX
tại CXĐ và CSTL của bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 thấp hơn so với nhóm chứng [3].
Nghiên cứu này cũng kết luận tỉ lệ LX
CSTL và CXĐ nhóm nam, ĐTĐ cao hơn
nhóm chứng (27,2% so với 20% và 15,7%
so với 10,0%, p < 0,05) [3].


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

ĐTĐ týp 2 cao tuổi năm 2012 của Nguyễn
Thị Phương Thùy kết luận không có sự
khác biệt về MĐX CSTL nhóm bệnh so
với nhóm chứng [2].
Có thể nhận thấy rằng phần lớn

các nghiên cứu đều nhận định ở bệnh
nhân nam, ĐTĐ týp 2 cao tuổi có MĐX
thấp hơn và tỉ lệ LX CXĐ, CSTL cao hơn
nhóm chứng. Điều này cũng phù hợp với
lý thuyết khi cho thấy bên cạnh ảnh hưởng
của bệnh ĐTĐ lên chu chuyển xương,
khối lượng xương, thì tuổi cao cũng góp
phần làm trầm trọng thêm sự giảm MĐX,
LX. Khi tuổi cao, khả năng hấp thụ canxi
giảm, quá trình tái tạo, sửa chữa xương
cũng kém dần, đồng thời tình trạng thay
đổi nội tiết, chế độ ăn thiếu canxi, vitamin
D và lối sống ít vận động vốn hay gặp ở
người cao tuổi là các yếu tố thúc đẩy giảm
MĐX. Nghiên cứu trên cộng đồng khỏe
mạnh cho thấy khi tuổi tăng từ 20 lên 80
tuổi thì khối lượng xương mất 40 % ở nữ
và 30 % ở nam giới.
KẾT LUẬN
Ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2, ≥ 60
tuổi có:
- MĐX trung bình toàn bộ CSTL thấp
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi và nhóm chứng ≥ 60 tuổi (0,868
± 0,110 g/cm2 so với 0,963 ± 0,119 g/cm2
và 0,955 ± 0,069 g/cm2, p < 0,05).
- MĐX trung bình toàn bộ CXĐ thấp
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTĐ
< 60 tuổi và nhóm chứng ≥ 60 tuổi (0,826
± 0,138 g/cm2 so với 0,958 ± 0,137 g/cm2


và 0,893 ± 0,084 g/cm2, p < 0,05)
- Các chỉ số T-score trung bình ở
CSTL và CXĐ thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm ĐTĐ < 60 tuổi và nhóm
chứng ≥ 60 tuổi.
- Tỉ lệ bệnh nhân giảm MĐX, LX
chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với các nhóm còn lại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lê Thu Hà, Hà Khánh Dư, Vũ Thị
Thanh Hoa (2011), “Nghiên cứu mật độ
xương ở bệnh nhân nam đái tháo đường
týp 2”, Y học Việt Nam(Số đặc biệt), tr.
121-126.
2.Nguyễn Thị Phương Thùy (2012),
Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi, Trường
đại học Y Hà Nội.
3.Lê Tiến Vượng (2009), “Nghiên
cứu mật độ xương ở nam giới đái tháo
đường týp 2 từ 50 tuổi trở lên và các yếu
tố liên quan”, Trường đại học Y Hà Nội, tr.
3-59.
4.H. Dobnig, J.C. Piwanger-Solker,
Roth VI et al. (2006), “Type 2 diabetes
mellitus in nursing home patients: effect
on bone turnover, bone mass and fracture
risk”, J Coo Endocrinol Metab. 91(9), pp.
3276-3327.

5.WH Kao, CM Kammerer, JL
Schneider et al. (2003), “Type 2 Diabetes
in associated with increased bone mineral
density in Mexican American women”,
Arch Med. 34, pp. 399-406.
59


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

6.J.C. Krakauer, M.J. McKenna, N.F.
Buderer et al. (1995), “Bone loss and bone
turnover in diabetes”, Diabetes. 44, pp.
775-782.
7.M. J. McKenna (1995), “Bone
mineral density in non-insulin-dependent
diabetes mellitus”, Ann Intern Med.
123(9), pp. 731.
8.Kao WH, Kammerer CM, Schneider
JL et al. (2003), “Type 2 Diabetes in
associated with increased bone mineral

60

density in Mexican American women”,
Arch Med. 34, pp. 399-406.
9.Ling Xu, Mei Cheng, Xiangqun Liu
et al. (2006), “Bone mineral density and its
Related Factors in Elderly Male Chinese
Patients with Type 2 Diabetes”, Archives

of Medical Research. 38, pp. 259-264.
10.
Chen
Yuhua,
Kang
Housheng, Mao Shufang et al. (2003),
“Measurement of bone mineral density in
patients with type 2 diabetes mellitus”.



×