Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp sư đoàn bộ binh X - Quân đoàn Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.82 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

KHẢO SÁT TỶ LỆ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở SĨ QUAN QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP SƯ ĐOÀN BỘ BINH X - QUÂN ĐOÀN Y
Vũ Đức Trung1, Trương Đình Cẩm2

Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp
Sư đoàn bộ binh X thuộc Quân đoàn Y.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang theo chương trình khám
sức khỏe định kỳ. Đối tượng nghiên cứu gồm 523 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp đang công tác tại Sư đoàn X, không phân biệt cấp bậc, chức vụ, ngành nghề,
tuổi từ 20 - 50.
Kết quả và kết luận: Tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF-2005 là 12%,
NCEP-ATPIII là 11,9%, Nhật Bản là 15,7%. Tần suất mắc Hội chứng chuyển hóa ở
nhóm cán bộ cấp tá cao hơn có ý nghĩa so với nhóm cán bộ cấp úy (24% so với 7,4%,
p< 0,001).
Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa
INVESTIGATE RATE OF METABOLIC SYNDROME IN OFFICERS PROFESSIONAL SOLDIERS OF X INFANTRY DIVISION BELONG TO Y LEGION
Summary
Object: Investigate rate of metabolic syndrome in officers - professional soldiers of
X Infantry Division belong to Y Legion.
Subjects and Method: A cross sectional study follow on program periodic health
examination annually. Subjects included 523 officers - professional soldiers that are
working at the Division X, regardless of rank, position, profession, aged 20 to 50.
Sư đoàn 9, Quân đoàn 4; (2) Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Đức Trung (Email: )
Ngày nhận bài: 24/4/2016. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/5/2016.
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2016
(1)

34




TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

Results and Conclusions: Proportion of metabolic syndrome according to IDF2005 standard was 12%, NCEP-ATPIII was 11.9%, Japan was 15.7%.
The incidence of metabolic syndrome of colonel officials is higher significantly than
captain officials (24% vs 7,4%, p< 0,001).
Key word: Metabolic syndrome
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) đang
càng ngày gia tăng ở nhiều lứa tuổi, cả nam
và nữ ở cả các nước phát triển, đang phát
triển làm cho nguy cơ mắc các bệnh nguy
hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường
týp 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ,
gout …càng nhiều. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, có khoảng 20-25% người trưởng
thành trên thế giới bị HCCH. Ở Châu Âu,
tỉ lệ HCCH trong cộng đồng nói chung
là 23,6% dân số. Ở Việt Nam tỉ lệ người
trưởng thành bị HCCH là 12% - 25%. Bởi
vậy, phát hiện sớm HCCH ở những đối
tượng chưa biểu hiện thành bệnh là cơ sở
cho các biện pháp dự phòng, điều trị ngăn
ngừa kịp thời và hiệu quả. Cán bộ sĩ quan
- Quân nhân chuyên nghiệp (SQ-QNCN)
thuộc Sư đoàn bộ binh X (fBB9) Quân
đoàn Y (QĐY), đóng quân trên địa bàn
khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, cũng
chịu ảnh hưởng chung đối với các bệnh

trong cộng đồng trong đó có HCCH, song
vẫn có những nét đặc thù riêng về công
việc, sinh hoạt, chế độ ăn uống. Cho đến
nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào
về HCCH ở đối tượng này. Vì thế, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
tiêu:

Khảo sát tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở
SQ-QNCN sư đoàn bộ binh X quân đoàn
Y”
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Cán bộ sĩ quan QNCN từ Thiếu úy
đến Đại tá đang công tác tại fBBX - QĐY,
không phân biệt cấp bậc, chức vụ, ngành
nghề, tuổi từ 20 - 50, được kiểm tra theo
dõi, quản lý sức khỏe tại quân y sư đoàn.
Bao gồm cả đối tượng đã được chẩn
đoán, điều trị một số bệnh mạn tính như:
đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp
(THA), rối loạn lipid máu (RLLM), gout,
bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB)…
Tiêu chuẩn loại trừ
SQ - QNCN đang mắc bệnh hiểm
nghèo hoặc đang nằm điều trị tại bệnh
viện.
Các đối tượng còn trong biên chế

nhưng không tham gia công tác tại Sư
đoàn vì lý do sức khỏe nhưng chưa được
giải quyết chính sách theo qui định.
Các đối tượng không được xác định
đủ các tiêu chí, xét nghiệm nghiên cứu.

35


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

2. Phương pháp nghiên cứu

- Xét nghiệm sinh hóa máu.

Thiết kế nghiên cứu:
Điều tra cắt ngang dựa trên mẫu phiếu
điều tra.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trong đợt khám
sức khỏe định kỳ năm 2013 theo kế hoạch
của quân y Sư đoàn.
* Bao gồm các bước:
- Phỏng vấn, xác định các thói quen về
ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể lực, đặc
điểm công việc…
- Khám lâm sàng xác định các chỉ số
nhân trắc, khám một số cơ quan xác định
các triệu chứng thực thể như tần số tim,
huyết áp.


- Ghi đầy đủ thông tin trong phiếu
điều tra.
- Tổng hợp các số liệu trên máy vi
tính.
- Xử lý số liệu bằng các thuật toán
thống kê.
- Rút ra các nhận định về tỉ lệ mắc hội
chứng chuyển hóa dựa theo các tiêu chuẩn
IDF – 2005, NCEP-ATPIII 2001 và tiêu
chuẩn Nhật Bản đặc điểm các triệu chứng,
phân tích mối liên quan.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu

Bảng 2.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

N = 523

Tỷ lệ %

20 - 40

430

82,2

> 40


93

17,8

Nghiên cứu được thực hiện trên 523
người thuộc biên chế của fBBX quản lý.
Tuổi nhỏ nhất là 20, cao nhất là 50 tuổi.
Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 20 - 40
(82,2%), nhóm tuổi thấp nhất là trên 40
(chiếm 17,8 %).

Do đặc thù của đơn vị là sư đoàn chủ
lực của Bộ Quốc Phòng, là sư đoàn cơ
động nên đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi 100% là nam giới. Điều này phù hợp
với đặc điểm cơ cấu cán bộ chỉ huy của sư
đoàn chủ lực.

Bảng 2.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo cấp bậc
N
523

n
377

Cấp úy

Tỷ lệ SQ cấp úy chiếm 72,08%, phần
lớn là cán bộ sĩ quan tại các đơn vị và các

lực lượng trực tiếp huấn luyện chiến sĩ và
36

%
72,1

n
146

Cấp tá

%
27,9

đảm nhiệm công tác bảo đảm hậu cần, kĩ
thuật...nên cường độ hoạt động thể lực cao.
Hơn nữa ở nhóm tuổi này thường ít có các


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch
và chuyển hóa nên cũng ảnh hưởng tới tỉ
lệ HCCH. Tuy nhiên, các nguy cơ về thay
đổi các chỉ số nhân trắc như: Dư cân, béo
phì, tăng chu vi vòng bụng, nhất là các đối

tượng trợ lý cơ quan do công việc có đặc
thù tĩnh tại, cộng với sự chưa quan tâm
đến chế độ ăn uống, làm việc và rèn luyện

thể lực nên các biểu hiện bất thường về rối
loạn chuyển hóa cũng xuất hiện.

Bảng 2.3. Tỷ lệ một số bệnh đã được chẩn đoán
Bệnh

N = 523

Tỷ lệ %

Tăng huyết áp

133

25,4

Đái tháo đường

51

9,8

Gout

24

4,6

Rối loạn lipid máu


52

9,9

Trong nghiên cứu này, THA là bệnh có
tỷ lệ cao nhất (25,4%), điều này phù hợp
với quá trình THA theo tích tuổi con người.
Tỷ lệ đối tượng có bệnh ĐTĐ và RLLM
thấp hơn rất nhiều so với kết quả của các
nghiên cứu khác (9,9% và 9,8%). Nghiên
cứu của Đinh Vạn Trung (2009) về HCCH
ở đối tượng > 18 tuổi thuộc quân chủng
Z Bộ Quốc Phòng, phát hiện THA 53,2%,
ĐTĐ 16,8%, RLLM 55,8%; Nghiên cứu

về HCCH của Ngô Hữu Phước (2013) ở
đối tượng cán bộ tỉnh ủy Cà Mau phát hiện
tỷ lệ THA lên đến 61,8%, ĐTĐ 53,9% và
RLLM 35,1%. Sự khác biệt này có thể do
sự khác nhau của quần thể nghiên cứu, độ
tuổi, môi trường làm việc, chế độ ăn uống
và luyện tập cũng khác nhau. Đồng thời
cũng phản ảnh đặc thù của công tác quản
lý sức khỏe trong hoạt động quân sự.
2. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa

Bảng 2.4. Tỷ lệ HCCH theo các tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn

N = 523


Tỷ lệ %

IDF

63

12,0

NCEP-ATP III

62

11,9

Nhật Bản

82

15,7

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu theo
tiêu chuẩn IDF-2005 thì tỷ lệ HCCH của
cán bộ SQ - QNCN tại sư đoàn là 12%,
so với tỷ lệ theo tiêu chuẩn của NCEPATPIII là 11,9% thấy tương đương nhau.
Tuy nhiên so với tiêu chuẩn của các nhà

nội tiết Nhật Bản thì tỷ lệ phát hiện HCCH
lên đến 15,7%. Sự khác biệt về tiêu chuẩn
chẩn đoán đã dẫn đến khác biệt về tỷ lệ

HCCH trên cùng một đối tượng nghiên
cứu. Ngoài việc sử dụng các tiêu chuẩn
khác nhay thì tỷ lệ HCCH cũng khác nhau
37


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả HCCH trong các nghiên cứu, đó là đối
tượng điều tra trong cộng đồng hay trên
một đối tượng cụ thể. Trong cộng đồng
lại phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng
nghiên cứu có sự tương đồng về một số
yếu tố trong cộng đồng như tuổi, giới, tập
quán sinh hoạt, thói quen ăn uống, chế độ
luyện tập thể lực. Nghiên cứu của M.Alal.
Elasmi tại Jamaica cho thấy tỉ lệ HCCH
tăng cao ở số phụ nữ có nghề nghiệp ít
hoạt động thể lực hơn ở đối tượng có nghề

nghiệp hoạt động thể lực nhiều. Nghiên
cứu của Lưu Cảnh Toàn (2013) trên đối
tượng là phi công quân sự tuổi trên 35 có tỉ
lệ HCCH là 27,21%. Nghiên cứu của Trần
Kim Phụng (2011) với đối tượng là người
dân lao động Đông Hà có tỉ lệ HCCH là
17,5%. Trong khi đó, nghiên cứu của Võ
Thị Hà Hoa và Đặng Văn Trí (2010) ở đối
tượng có THA tại Đà Nẵng có tỉ lệ HCCH

là 48,7%. Nghiên cứu Võ Tam, Trần Đặng
Đăng Khoa (2011) ở người có bệnh thận
mạn tỷ lệ HCCH lên đến 65,9%.

Bảng 2.5 So sánh tỉ lệ đối tượng có HCCH theo IDF giữa cấp úy và cấp tá
HCCH

N = 523

Không


460
63

n
349
28

Cấp úy

Tỷ lệ có HCCH ở cán bộ cấp tá là 24%
cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ HCCH (+)
ở cán bộ cấp úy. Sự khác biệt là hợp lý,
phụ thuộc vào tỷ lệ cán bộ cấp tá chỉ chiếm
gần một phần ba tổng số đối tượng SQ QNCN của fBBX. Nhóm đối tượng cán bộ
cấp tá đa phần là tuổi cao > 40, chủ yếu là
các cán bộ quản lý, chỉ huy tại các phòng
ban tham mưu, hậu cần, kỹ thuật. Nhóm
đối tượng này có cường độ hoạt động thể

lực ít hơn, nguy cơ tăng BMI và các bệnh
lý liên quan đến tuổi tác như THA, ĐTĐ
và RLLM cũng sẽ cao hơn so với nhóm
đối tượng cấp úy, có tuổi đời trẻ hơn, phần
lớn là cán bộ cấp trung đội, đại đội, trực
tiếp tham gia huấn luyện chiến sĩ. Điều
này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc
kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các đơn vị
quân đội. Đồng thời quân y các cấp cần có
38

%
92,6
7,4

n
111
35

Cấp tá

%
76,0
24,0

p
< 0,001

kế hoạch cụ thể chi tiết đến từng đối tượng
quan nhân thuộc diện quản lý sực khỏe của

đơn vị mình nhằm phát hiện, theo dõi và
điều trị kịp thời các những trường hợp có
rối loạn chuyển hóa làm cơ sở cho các biện
pháp dự phòng tiến triển thành bệnh, ngăn
chặn nguy cơ bệnh tim mạch, nâng cao sức
khỏe cho cán bộ SQ - QNCN của sư đoàn
nói riêng và quan đội nói chung.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 523 cán bộ SQ - QNCN
thuộc sư đoàn fBBX - QĐY chúng tôi rút
ra các kết luận sau:
- Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn IDF2005 là 12%, NCEP-ATPIII là 11,9%,
Nhật Bản là 15,7%.
- Cán bộ cấp tá có tần suất mắc HCCH
cao hơn có ý nghĩa so với cán bộ cấp úy (p


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 7 - 9/2016

<0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Hùng, Đinh Vạn Trung
(2011), “ Nghiên cứu về HCCH và các yếu
tối liên quan ở cán bộ đơn vị P”, Tạp chí y
học quân sự số 272 tháng 5-6/2011,tr 2832.
2. Ngô Hữu Phước (2013), “Nghiên
cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo tiêu
chuẩn IDF-2005 ở cán bộ thuộc diện tỉnh
ủy Cà Mau quản lý “, Luận văn chuyên
khoa cấp 2, Học viện Quân Y.

3. Võ Tam, Trần Đặng Đăng Khoa
(2010), “Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn tại
bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ”,
Tạp chí y học – Đại học y dược Huế, tr.50
– 56.
4. Võ Thị Hà Hoa, Đặng Văn Trí
(2010) , “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh
nhân nữ trên 45 tuổi tăng huyết áp tại bệnh
viện C Đà Nẵng”, Thông Tin Khoa Học,số

2, tháng 12/2010, tr.61- 69.
5. Trần Kim Phụng (2011), “ Nghiên
cứu tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa
tại thành phố Đông Hà “, Tạp chí Y học
Việt Nam tập 377 số 2 tháng 1/2011, tr.2632
6. Lưu Cảnh Toàn, Nguyên Tùng Linh,
Nguyễn Minh Phương (2013), “Nghiên
cứu hội chứng chuyển hóa ở phi công quân
sự trên 35 tuổi”, Tạp chí Y dược học quân
sự, số 3, tháng 4/2013, tr 24.
7. Athyros VG, et al (2005), The
prevalence of the metabolic syndrome
using the National Cholesterol Educational
Program and International Diabetes
Federation definitions, Curr Med Res Opin
21 (8), pp. 1157-1160.
8. Ford ES (2005), “Prevalence of
the metabolic syndrome difined by the
International Diabetes Federation among

adults in the US”, DiabetesCare, 28,
pp.2745.

39



×