Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

TL KINH tế báo CHÍ, nhận diện phân tích thực trạng, nguyên tắc và giải pháp kinh tế báo chí truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.61 KB, 43 trang )

Tên đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KÊNH
TRUYỀN HÌNH QUỐC PHÒNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2025

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN……………… 6
1.1

Cơ sở lý luận................................................................................................6

1.1.1

Về kinh tế báo chí - truyền thông........................................................6

1.1.2

Về kinh tế báo chí- truyền thông ở Việt Nam........................................7

1.2

Cơ sở thực tiễn............................................................................................8

1.2.1

Sơ lược về kênh QPVN.........................................................................8

1.2.2


Sơ lược về các chương trình của kênh QPVN..................................10

1.2.3

Về hoạt động kinh tế báo chí - truyền thông với kênh truyền hình

đặc thù như QPVN..........................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC PHÒNG VN...................................14
2.1

Định vị kênh QPVN trong thị trường truyền hình hiện nay.................14

2.1.1

Công chúng của kênh QPVN.............................................................15

2.1.2

Phân tích thị trường truyền hình của kênh QPVN.........................18

2.1.3

Nguyên tắc hoạt động kinh tế của kênh QPVN...............................20

2.2. Thực trang hoạt động kinh tế và phương thức thực hiện kinh tế báo chí
của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.................................................22
2.2.1. Nguồn thu...............................................................................................22
2.2.2. Các chi phí.............................................................................................26
2



2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế của kênh QPVN (vấn đề đặt ra)
giai đoạn 2015 – 2016.........................................................................................30
2.3.1 Cơ hội......................................................................................................30
2.3.2 Thách thức..............................................................................................32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA KÊNH QPVN GIAI ĐOẠN 2015-2025......................................................35
3.1

Đối với cơ quan chủ quản.........................................................................35

3.1.1 Về chính sách..........................................................................................35
3.1.2 Về đào tạo con người..............................................................................37
3.1.3 Về cơ sở vật chất.....................................................................................38
3.1.4 Các nhân tố khác....................................................................................38
3.2

Đối với chủ thể kênh QPVN.....................................................................39

3.2.1. Về chính sách.........................................................................................39
.3.2.2 Về những người thực hiện chương trình:...........................................40
3.2.3. Về cơ sở vật chất....................................................................................42
3.3.4. Các nhân tố khác...................................................................................42
KẾT LUẬN............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................45

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Về kinh tếbáo chí - truyền thông
Ở các nước phát triển, báo chí truyền thông đã trở thành một ngành kinh tế vô
cùng quan trọng, phát triển mạnh mẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Cụm từ “kinh
tế báo chí truyền thông” đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng hiện chưa có
một khái niệm nào được coi là chính xác và bao quát toàn bộ nội hàm của hoạt
động này.
Theo PGS.TS Đinh Văn Hường – Bùi Chí Trung trong “Một số vấn đề về kinh
tế báo in”: “Kinh tế báo chí truyền thông là hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí
truyền thông trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài
chính… để đi đến hiệu quả tối đa mà các doanh nghiệp báo chí nói riêng và công
nghiệp truyền thông nói chung có thể đạt được”.
PGS.TS Vũ Văn Hà lại cho rằng: “Kinh tế báo chí truyền thông phản ánh hoạt
động hay là quan hệ con người với con người trong quá trình triển khai các hoạt
động báo chí truyền thông và nó vận động theo cơ chế thị trường, đấy mới là hoạt
động kinh tế báo chí truyền thông”.
Từ hiểu biết về kinh tế báo chí truyền thông, chúng ta cũng nên nắm được về “
thị trường kinh tế báo chí truyền thông” -“không gian công cộng, nơi các cơ quan
báo chí truyền thông thể hiện ý tưởng chính trị xã hội khác nhau, đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của công chúng” với hàng hóa, dịch vụ là nội dung thông tin, tư liệu, hình
thức thông tin giải trí… có thể được sản xuất sơ bộ hoặc hoàn thiện để phân phối
qua các kênh truyền thông như báo chí, sách, tạp chí, các chương trình phát thanh
truyền hình… đến người tiêu dùng.(công chúng).
4


Đây là loại hàng hóa đa dạng về thể loại, cách thức thể hiện, dung lượng, thay
đổi từng ngày từng giờ, vô cùng phong phú về cách thức thể hiện. Bên cạnh đó các

dịch vụ quảng cáo cũng được coi là hàng hóa trong hoạt động này.
1.1.2 Về kinh tế báo chí- truyền thông ở Việt Nam
Từ khi mới thành lập Đảng đến nay, đặc biệt từ những năm 1986 khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có một hệ
thống quan điểm và chính sách đối với kinh tế báo chí. Đó là một hệ thống quan
điểm, chính sách nhất quán, cách mạng, khoa học với tư duy đổi mới nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, đồng thời vẫn mang lại hiệu quả
kinh tế.
Đảng ta cho rằng, cần tập trung vào việc đổi mới nhận thức về hoạt động báo
chí, tạo điều kiện cho các báo mở rộng và tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết
nước ngoài, nâng cao tính độc lập, tự chủ đối với hoạt động của báo chí, cung cấp
đầy đủ, trung thực thông tin cho báo chí…cụ thể hóa các chính sách pháp luật của
Nhà nước về kinh tế báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xây dựng nhiều
chiến lược, quy hoạch, chương trình lớn:
+ Xây dựng, phê duyệt và ban hành chiến lược phát triển thông tin Việt Nam, trong
đó có định hướng phát triển cho báo chí, phát thanh, truyền hình, internet, xuất bản
sách.
+ Xây dựng và ban hành các quy hoạch về xuất bản, báo chí. Đồng thời từng bước
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về báo chí – xuất bản và chỉ đạo thự chiện
nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật như:

5


+ Xây dựng ban hành luật báo chí (1990), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật báo chí (1999), Luật xuất bản (1993), Luật Xuất bản sửa đổi (2004), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản (2008).
+ Xây dựng và ban hành các nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiện
các quy định của Luật, tạo hành lang pháp lí cho hoạt động báo chí xuất bản.
Đặc biệt, liên quan đến lĩnh vực kinh tế báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

cùng các bộ ngành, Hội Nhà báo Việt Nam và các tổ chức xã hội khác xây dựng và
ban hành một số chính sách hỗ trợ hoạt động báo chí – xuất bản.
Ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, tuy vậy cũng có nhiều cơ quan báo chí
biết cách thực hiện hiệu quả hoạt động kinh tế dựa trên những sản phẩm và cơ sở
hiện có của mình bên cạnh những cơ quan báo chí còn phụ thuộc nhiều vào nguồn
ngân sách từ Nhà nước.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Sơ lược về kênh QPVN
1.2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của kênh truyền hình QPVN

Được thành lập theo Quyết định số 682/QĐ-BQP ngày 07/3/2011 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội nhân dân
trực thuộc Tổng cục Chính trị là cơ quan báo chí của QUTW, Bộ Quốc phòng đủ tư
cách pháp lý để quản lý và điều hành hoạt động của một kênh truyền hình độc lập.
Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam được thiết lập và phát sóng chính thức từ
ngày 19/5/2013, là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, là
tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Đây là một kênh truyền
hình chuyên biệt của lực lượng quân sự, quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên
truyền, quảng bá sâu rộng về xây dựng Quân đội nhân dân, xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
6


Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam được xây dựng, hoạt động phù hợp
với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, đặc biệt là Luật báo chí và đảm bảo sự lãnh đạo của QUTW, Bộ Quốc phòng
mà trực tiếp là Tổng cục Chính trị.
Kênh truyền hình QPVN thực hiện với tiêu chí thông tin kịp thời tin tức thời

sự; phản ánh, bình luận hoạt động Quốc phòng. Ngoài ra, kênh truyền hình Quốc
phòng còn chuyển tải các tin tức về kinh tế quốc phòng, hoạt động sản xuất, kinh
doanh ở các khu kinh tế - quốc phòng và các doanh nghiệp quân đội. Bên cạnh đó
là các chuyên đề, phim tài liệu chính luận về lịch sử, quân sự trong nước và thế
giới theo góc nhìn quốc phòng của Việt Nam.
Tuy mới chính thức phát sóng được gần ba năm nhưng Kênh truyền hình
Quốc phòng (QPVN) đã dành được sự yêu mến, tin tưởng và đánh giá cao của lãnh
đạo ngành, cán bộ chiến sỹ và nhân dân cả nước. Các chương trình trên Kênh đã
bám sát và phản ánh tương đối đầy đủ các mặt hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội
của đất nước và Quân đội. Đối với mảng thông tinh chính luận đã đảm bảo được
tính định hướng, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước và Quân đội về công tác
quân sự - quốc phòng, an sinh xã hội, góp phần đấu tranh, phòng chống diễn biến
hòa bình, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, khích lệ động viên và nhân
rộng điển hình người tốt việc tốt, phát huy các phong trào thi đua yêu nước,cùng
toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.1.2 Phương thức tổ chức của kênh Truyền hình Quốc phòng (QPVN)
- Tên gọi: Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam - thể hiện rõ tôn chỉ, mục
đích và nội dung của một kênh truyền hình chuyên biệt của Bộ Quốc phòng
7


đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự, bảo vệ tổ quốc,
xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới.
- Tên tiếng Anh: Viet Nam national defence television
- Trụ sở làm việc: Trung tâm PT-TH Quân đội tại số 2 - Lý Nam Đế - Hà Nội.
-Tổ chức bộ máy:
+ Ban Biên tập Kênh gồm 1 Tổng biên tập và một số Phó Tổng biên
tập (do BQP bổ nhiệm).

+Đơn vị kiểm duyệt, phát hình và tổng khống chế Kênh là Trung
tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội; chịu trách nhiệm trực tiếp về xây dựng
khung chương trình, kiểm duyệt nội dung, phát hình và tổng khống chế Kênh
Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.
+Lực lượng sản xuất chương trình là Trung tâm PT-TH Quân đội
(đảm bảo sản xuất các chương trình thời sự, chính luận; kiến thức, nghệ thuật,
truyền thống quân sự; văn hóa thể thao trong Quân đội) và Tập đoàn viễn
thông Quân đội (sản xuất các chương trình về thông tin tổng hợp về kinh tế,
văn hóa, xã hội, giải trí, trò chơi truyền hình và mua bản quyền các chương
trình truyền hình, phim truyện phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của cán
bộ, chiến sỹ quân đội và đông đảo quần chúng nhân dân)
1.2.2 Sơ lược về các chương trình của kênh QPVN
Với thời lượng phát sóng 24 tiếng/ngày, Kênh QPVN có kết cấu nội dung
chương trình phát sóng đảm bảo đúng quy định về tỷ lệ các chương trình chính
luận, giải trí và phim truyện với thời lượng sản xuất mới trung bình 10,5
tiếng/ngày, trong đó các chương trình tự sản xuất chiếm 72,6% (mục tiêu của Đề
8


án là trên 50%), các chương trình khai thác nước ngoài chiếm 13,5% (mục tiêu của
Đề án là dưới 30%). Việc sắp xếp khung chương trình phát sóng đảm bảo thể hiện
rõ yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, có tính hệ thống, thống nhất giữa các chuyên
mục theo từng khung giờ và theo nhu cầu của các đối tượng khán giả (xin gửi kèm
theo khung chương trình phát sóng năm 2016).
Hiện nay, Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đang thực hiện phát
sóng với gần 60 format chương trình, trong đó có 10 bản tin Thời sự phát hàng
ngày, bao gồm: Bản tin Ngày mới (7h30); Bản tin Trưa (11h30), Bản tin Thời sự
Quốc phòng (20h00), Bản tin Cuối ngày (22h30), Bản tin Tiếng Trung, 02 Bản tin
Tiếng Anh; Bản tin Quốc tế (18h), Vấn đề hôm nay (21h), Bản tin Đối ngoại Quốc
phòng. Phần lớn trong số đó được sản xuất phát sóng trực tiếp. Ngoài ra, kênh còn

phát sóng các chương trình chuyên biệt về Quốc phòng, các chương trình Văn
hóa,Văn nghệ, Phim truyện, Thể thao, các chương trình Khoa học, giáo dục và giáo
dục quốc phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả xem truyền hình.
Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam hiện đang được tích hợp trên hầu
hết các hạ tầng truyền dẫn phát sóng theo quy hoạch của Chính phủ (có danh mục
hạ tầng truyền dẫn kèm theo). Đặc biệt, Kênh được tích hợp phát sóng quảng bá
(không khóa mã) trên hạ tầng số mặt đất và số vệ tinh của VTC, phát trực tuyến
trên Internet tại địa chỉ , giúp cho đông đảo khán giả trong và ngoài
nước dễ dàng tiếp cận theo dõi, nhất là cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo.
Hiện Trung tâm PT - TH Quân đội đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và
Thông tin điện tử nghiên cứu, xem xét, có đề xuất bổ sung Kênh Truyền hình Quốc
phòng Việt Nam vào danh mục các Kênh chương trình truyền hình trong nước
phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia.
9



















×