Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Các vấn đề tranh chấp với nhật bản trong hàng rào phi thuế quan của hoa kì đối với hàng hóa nhập khẩu bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242 KB, 18 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I.

HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
Hiện nay, bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, hàng rào phi thuế quan ngày

càng trở nên đa dạng, một phần vì mức độ cần thiết của việc bảo hộ sản xuất nội địa của
từng nước cũng khác nhau, nguyên nhân,đối tượng bảo hộ cũng khác nhau.
Các hàng rào phi thuế quan không nên được xem như một sự đồng nghĩa với các biện
pháp phi thuế quan, mà nên coi là tập hợp một số biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng
rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp
phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế quan.
Định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của WTO:
“Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hƣởng
đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước”. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng
rào phi thuế quan như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan
mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình
đẳng”.
II.

SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ
QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Đối với các nước trên thế giới
- Nâng đỡ các doanh nghiệp khó khăn.
- Duy trì việc làm, giảm bớt sức ép về chính trị của các tổ chức đoàn thể
- Cải thiện các ngành sản xuất nội địa, duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện
nguồn ngân sách.
2. Đối với Việt Nam
- Tránh sự mất cân đối và phụ thuộc nặng vào các yếu tố bên ngoài.
- Cải thiện khả năng cạnh tranh trên phương diện quốc gia cũng như trên phương


diện ngành/doanh nghiệp và sản phẩm.
- Tạo lập một thế vững chắc trên trường quốc tế, bảo hộ phi thuế quan là một công cụ
chúng ta có thể mang ra “mặc cả” để đổi lấy những ưu đãi chính trị nhất định.


CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN TRONG HÀNG RÀO
PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
I.

KHÁI QUÁT CHUNG
1. Hoa Kì và nền kinh tế ngoại thương của Hoa Kì
Hoa Kỳ, còn gọi là Liên bang Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

, là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang.
Năm 2002, Hoa Kỳ đầu tư ra nước ngoài gần 120 tỷ USD, xuất khẩu 1.018,6 tỷ USD
(theo giá FAS, trong đó xuất khẩu hàng hoá là 713,8 tỷ USD, dịch vụ là 304,8 tỷ) và nhập
khẩu từ thế giới 1.507,9 tỷ USD (theo giá FOB, trong đó nhập khẩu hàng hoá là 1.263,2 tỷ
USD và dịch vụ là 244,8 tỷ).
Bảng 1. Tóm tắt Ngoại thương Hoa Kì (2000 – 2005)
Đơn vị: Tỷ USD
2000

2001

2002

2003

2004


2005

Tổng xuất khẩu

1.070,1

1.007,6

974,1

1.018,6

1.151

1.323,6

Hàng hoá

772,0

718,7

681,9

713,8

806,5

927,5


Dịch vụ

298,1

288,9

292,2

304,8

344,4

396,0

Tổng nhập khẩu

1445,4

1365,4

1392,1

1507,9

1.764,2

2.134,7

Hàng hoá


1224,4

1145,9

1164,7

1263,2

1.477,9

1.788,3

Dịch vụ

221,0

219,5

227,4

244,8

286,4

346,5

Tổng cán cân TM

-75,4


-57,8

-418,0

-489,4

-613,2

-811,0

Hàng hoá

-452,4

-427,3

-482,9

-549,4

-671,3

-860,7

Dịch vụ

77,0

69,4


64,8

60,0

58,0

49,5

2. Nhật Bản và nền kinh tế ngoại thương của Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn
đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn
1


Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính
của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa
chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật
Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập
khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng.
Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út
5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những
mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt
là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
của đất nước.
3. Mối quan hệ Hoa Kì - Nhật Bản
Tổng thống Clinton nói rõ quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản là hạt nhân trong chính
sách của Mỹ với cộng đồng Thái Bình Dương và chính phủ Nhật thì luôn coi quan hệ Nhật
- Mỹ là hòn đá tảng trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản.

Sự thâm nhập và nương tựa lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản khăng khít đến
mức không thể tách rời được. Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật
Bản, cũng là nơi cung cấp kỹ thuật mới, sản phẩm kỹ thuật và thông tin cho Nhật Bản.
Sản xuất của hai nước chiếm 40% thế giới, nhiều vấn đề lớn trong nền kinh tế thế giới
phải cần đến sự hợp tác mạnh mẽ của hai nước mới có thể giải quyết được. Do vậy, dù trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hay trên phạm vi toàn cầu, Mỹ và Nhật Bản đều có lợi
ích chung rộng rãi và có nhu cầu hợp tác với nhau, điều này tạo cơ sở thiết lập mối quan hệ
kinh tế lâu dài giữa hai nước.
Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu chung là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc
mối quan hệ Mĩ- Nhật lại càng trở nên gắn bó, đặc biệt là khi cả 2 quốc gia đều tham gia
hiệp định TPP.

2


III.

CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN TRONG HÀNG RÀO PHI
THUẾ QUAN CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1. Giai đoạn 2002 – 2007
Nhật Bản đã đưa ra một bảng kê chi tiết các vấn đề gặp phải với hàng rào thương mại

của Mỹ. Cụ thể trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007 gồm những vấn đề tồn tại từ
lâu. Những vấn đề này đưa ra chủ yếu về quyền đơn phương tăng cường các biện pháp
và quyền thương mại.
a. Các vấn đề liên quan đến quản lý thương mại
- Thuế Bảo trì Cảng : Nhật Bản chỉ ra rằng Hoa Kì vi phạm Điều khoản III của GATT
quy định yêu cầu đối xử công bằng đối với các sản phẩm trong nước và quốc tế, vi phạm
Điều khoản II của GATT quy định hạn chế phí giao dịch thương mại thực tế của một
thương vụ giao dịch . Nhật Bản tham gia vào tham vấn với Hoa Kỳ về loại thuế này với tư

cách là bên thứ ba vào tháng 2 năm 1998.
- Quy định xuất xứ các loại đồng hồ :

Nhật Bản lập luận rằng quy định của Luật

Thuế Mỹ năm 1930 (xuất xứ quốc gia phải được khai báo đối với từng bộ phận của đồng
hồ kể cả đeo tay) không tuân thủ Điều khoản IX:2 của GATT, cho rằng việc xác định xuất
xứ không được phép cản trở thương mại.
b. Các hạn chế về dịch vụ từ nước ngoài
- Rào cản dịch vụ tài chính nước ngoài (Hoa Kỳ phân biệt đối xử với các nhà cung
cấp dịch vụ tài chính nước ngoài): Hoa Kỳ đã áp đặt rất nhiều hạn chế khi nước này ký
kết Cam kết về dịch vụ tài chính. Nhật Bản hy vọng rằng việc tăng cường khởi kiện có thể
giúp gỡ bỏ một số rào cản mang tính phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài
chính nước ngoài đang mong muốn thâm nhập thị trường Mỹ.
- Luật sửa đổi Exon-Florio (Hoa Kỳ, 1968 5 USCapp 2170): Luật sửa đổi bổ sung
Exon-florio 1988 trao cho tổng thống quyền ngưng các vụ sáp nhập, mua lại và thu mua
các công ty của Mỹ bởi các công ty nước ngoài nếu chúng đe dọa an ninh quốc gia. Ủy
ban đầu tư nước ngoài, cơ quan của Bộ tài chính Mỹ chịu trách nhiệm báo cáo cho tổng
thống những ảnh hưởng lớn của những giao dịch như vậy.
Nhật lập luận rằng những thủ tục này đang tạo nên những môi trường đầu tư không
rõ ràng. Nhật Bản công nhận rằng Exon Floriio không vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy
nhiên Nhật yêu cầu Mỹ bớt lệ thuộc vào các vấn đề như vậy và yêu cầu minh bạch đối
với quy trình đầu tư và ra quyết định.
c. Các vấn đề mua sắm chính phủ
3


- Rào cản tham gia thị trường mua sắm công của các DN nước ngoài: Chính quyền
Nhật Bản xem xét các điều khoản đa dạng của Đạo luật Buy American ( chỉ định các cơ
quan liên bang thu mua cho mục đích công chỉ những hàng hóa được ‘sản xuất chế tạo tại

Mỹ’) không nhất quán với tinh thần của GATT. Nhật Bản yêu cầu chính quyền Mỹ xem xét
lại tình trạng của các chương trình Buy American.
d. Các vấn đề liên quan đến phòng vệ
- Sử dụng phương pháp “Quy về 0”: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ áp đặt
giá trị 0 đối với chênh lệch giữa giá quốc tế và giá nhập khẩu của Mỹ bất kỳ khi nào giá
của nước này cao hơn giá quốc tế. Việc sử dụng phương pháp zero này về cơ bản là lờ đi
những chứng cứ quan trọng chống lại việc tìm ra chứng cứ bán phá giá, nó đã bóp méo công
cuộc điều tra.
- Biện pháp trả đũa của Mỹ chống lại sự phân biệt trong mua sắm chính phủ: Theo
luật liên bang Buy America, cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ được hướng dẫn phải
báo cáo với Quốc hội về những sự phân biệt đối xử bởi chính phủ nước ngoài đối với các
sản phẩm và dịch vụ của Mỹ.
Nhật Bản đồng ý rằng những quy trình ban đầu bao gồm xác định các quốc gia phân
biệt đối xử và bước đưa ra tham vấn song phương là hoàn toàn phù hợp với phạm vi và
tinh thần của GATT/WTO. Tuy nhiên việc trao quá nhiều quyền hạn cho các biện pháp đơn
phương lại không phù hợp với Hiệp ước mua sắm chính phủ.
- Luật Carousel về các khoản bổ sung liên quan đến các biện pháp trừng phạt: Luật
thương mại và phát triển năm 2000 đã bao gồm một điều khoản “quay vòng” trong đó yêu
cầu USTR luân phiên các khoản mục mà Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trả đũa trong
các vụ tranh chấp WTO với chu kỳ 180 ngày để đảm bảo mọi hành động trừng phạt được
thực thi. Nhật Bản cho rằng những điều khoản này không tuân theo Quan niệm về giải
quyết tranh chấp của WTO .
- Luật trừng phạt Iran và Libi năm 1996: Luật “Damato” cho phép tổng thống Mỹ
tiến hành một loạt các hành động đơn phương chống lại những công ty có hoạt động phần
lớn tại Iran hoặc/và Libi.
Nhật Bản cho rằng những hành động trừng phạt này là vi phạm quy định
GATT/WTO, đặc biệt là do chúng được tiến hành như là một đặc quyền ngoại giao. Đạo
luật này hết hiệu lực vào tháng 8 năm 2001. Tuy nhiên, Tổng thống Bush đã ký một sắc
lệnh cho phép kéo dài thời hạn của đạo luật này thêm 5 năm nữa.
4



- Quá trình đăng ký các cơ sở chế biến thực phẩm (Yêu cầu thông báo trước về tất cả
các lô hàng chuyên chở thực phẩm đến Mỹ, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, và yêu cầu về các
bước tạm giữ đối với những lô hàng có dấu hiệu khả nghi)
Bên phía Nhật Bản cho rằng những điều khoản này có ảnh hưởng không mong muốn cả
ở ngoài lãnh thổ Mỹ và đã áp đặt một gánh nặng hành chính lớn lên các doanh nghiệp Nhật
Bản có hàng thực phẩm xuất sang Mỹ (vấn đề này được đưa ra lần đầu vào 2007)
4. Các vấn đế tranh chấp trong năm 2002 và đã được giải quyết trước năm 2007.
Một vấn đề thương mại do Nhật Bản kiến nghị vào năm 2002 nếu được bỏ ra khỏi báo
cáo năm 2006 hoặc 2007 thì nghĩa là câu hỏi đó đã có lời giải. Bao gồm 2 vấn đề liên quan
đến nhập khẩu đã được giải quyết:
a.

Hạn chế về cung cấp dịch vụ pháp lý:

Chỉ có 24 tiểu bang và hạt Columbia cho phép luật sư nước ngoài làm việc. Rất nhiều
bang yêu cầu các ứng viên ngoại quốc ứng tuyển gia nhập giới luật sư Mỹ phải có 5 năm
kinh nghiệm, và thời điểm hành nghề gần nhất cách không quá 5 năm trước lúc ứng tuyển.
Nhật đề nghị rút ngắn và nới lỏng điều kiện này.
b. Điều khoản “hoàng hôn” trong điều tra chống bán phá giá :
Vào đầu những năm 2000, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên rất nhiều sản phẩm
thép nhập khẩu. Có một số bằng chứng cho rằng, hành vi đó là nhằm chống đỡ cho ngành
công nghiệp thép èo uột của nước này, bởi nó diễn ra không lâu sau khi Luật sửa đổi Byrd
được thông qua. Nhật Bản yêu cầu tra cứu lại phán quyết sơ bộ của Bộ Thương mại và Ủy
ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho rằng các mặt hàng thép cuộn cán nóng của Nhật đã bị
bán phá giá tại thị trường Mỹ.
Vào ngày 10/12/2003, Tổng thống Mỹ công bố tất cả các biện pháp bảo hộ đối với mặt
hàng thép đã được loại bỏ từ ngày 4/12 theo Mục 204 Bộ Luật Thương mại Hoa Kỳ năm
1974.


5


CHƯƠNG III: BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHI
THUẾ QUAN VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tránh những vấn đề không đáng có như việc tranh chấp giữa Nhật Bản và Hoa Kì đã
nêu ở chương II. Từ những vấn đề đó, ta có thể rút ra được bài học đối với Việt Nam không
chỉ về vấn đề xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì một cách thuận lợi và không bị thiệt mà còn
tránh những vấn đề còn khúc mắc để đề xuất các biện pháp phi thuế quan có thể sử dụng
một cách hiệu quả và hợp lý nhất
I.

QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KÌ
1. Quan điểm của Đảng
Việt Nam coi thị trường Hoa Kì là một trong các thị trường rộng lớn và khá khó tính,

đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kì được kí kết và phê chuẩn năm 2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng
hóa của ta đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất sang Hoa Kì. Hoa Kì
sẽ là khâu đột phá về thị trường xuất khẩu của Việt Nam và sẽ là một trong những thị
trường tăng nhanh nhất trong những nhanh tới đây. Xong để đạt được điều này cần chú ý
một số đặc điểm về thị trường sau:
Thứ nhất, Hoa Kì là một thị trường lớn sức mua cao. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên
đến 1.200 tỷ USD.
Thứ hai, nhu cầu đa dạng và tương đối dễ tính. Vì Mỹ là một thị trường đa chủng tộc,
mức sống rất khác nhau, có nhiều tỉ phú nhất nhưng cũng có người nghèo.
Thứ ba, đây là một thị trường đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa rất cao vì hầu
hết các tiêu chuẩn về hàng hóa đều từ quốc gia này mà ra.

Thứ tư, hệ thống luật pháp của Mĩ vô cùng phức tạp. Mĩ cũng có những quy định khắt
khe đối với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã gặp rất
nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì đối với trường hợp cá basa và tôm.
5. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì
2.1. Cơ sở lí luận
a. Nhân tố bên trong
 Thành tựu kinh tế thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây
- Về tăng trưởng kinh tế
Từ những năm đầu thế kỉ 21 đến nay, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế giới.
6


Quy mô nền kinh tế tăng nhanh và cao, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2014 đã đạt
khoảng 184 tỷ USD. Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để
gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được cải thiện, hệ số gia tăng vốn đầu ra (ICOR) giảm từ
6,96 giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011 - 2015 ước tính khoảng 6.
Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm 2011)
xuống 6,81% (năm 2012), còn 6,04% vào năm 2013 và chỉ còn khoảng 3% năm 2014.
- Về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Cơ cấu
ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và
công nghiệp. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 25%; công nghiệp
tăng từ 22,7% lên 34,5%; dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các
thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.
- Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2010- 2015
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,587 triệu USD,
tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,107 triệu USD, tăng 7,9%

so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,570 triệu USD, tăng 12% so
với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 triệu USD
(tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so
với xu hướng thặng dư 2,37 triệu của năm trước.
Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 6/2016 (đơn vị: Triệu USD)
Cán cân thương mại

Năm

Tổng kim
ngạch XN

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Trị giá

Tỉ lệ %

2010

157.075

72.237

84.839

-12.602


85%

2011

203.656

96.906

106.750

-9.844

91%

2012

228.310

114.529

113.780

0.749

101%

2013

264.066


132.033

132.033

0

100%

2014

298.068

150.217

147.852

2.365

102%

2015

327.587

162.107

165.570

-3.553


98%

Tính đến 6/2016

162.566

82.132

80.434

1.698

102%

7


Biểu đồ 1. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại
giai đoạn 2006-2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu
đã tăng hơn 124 triệu USD (từ 203,7 triệu năm 2011 lên 327,76 triệu USD năm 2015)
nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp hơn
nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015.
 Thành tựu đạt được trong quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

8



Bảng 3. Diễn biến xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
từ năm 2011 đến tháng 04/2016
Xuất khẩu
Năm
Kim ngạch

Nhập khẩu

Xuất nhập kẩu

Tỷ trọng

Kim
ngạch

Tỷ
trọng

Kim
ngạch

Tỷ
trọng

Cán
cân
thương
mại

2011


16,93

17,5%

4,53

4,2%

21,46

10,5%

12,40

2012

19,67

17,2%

4,83

4,2%

24,49

10,7%

14,84


2013

23,84

18,1%

5,23

4,0%

29,07

11,0%

18,61

2014

28,64

19,1%

6,30

4,3%

34,94

11,7%


22,35

2015

33,47

20,7%

7,79

4,7%

41,26

12,6%

25,67

Đến T4 /2016

11,45

21,6%

2,47

4,8%

13,92


13,3%

8,98
Xuất

khẩu

của Việt

Nam vào Hoa Kỳ tăng trưởng liên tục trong suốt 15 năm qua. Từ tỉ lệ khiêm tốn là 1% tổng
giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2015, Việt Nam đạt 22%
tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này, tăng xấp xỉ 36 lần.
Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 2006 đến 04/2016

Kim ngạch thương mại hai chiều luôn được duy trì và phát triển. Tốc độ tăng trưởng

thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng
cao, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD thì đến năm 2015 đạt 41,26
tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 19% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa
song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía Việt Nam,cụ thể từ mức 6,85 tỷ USD năm
2006 và đã lên đến 25,67 tỷ USD năm 2015.
b. Nhân tố bên ngoài
- Những thời cơ:
Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt một số
hàng nông sản chủ lực của Việt Nam góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân
xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh
lệch giữa MFN và không có MFN là 10-50%, nên khi có MFN, doanh nghiệp Việt Nam có
thể xuất khẩu hàng chục triệu USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất

9


lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ. Hiện nay mỗi năm, Việt Nam xuất
khẩu sang Mỹ khoảng 30 triệu USD hạt điều, kim ngạch này có thể tăng lên gấp đôi, nếu
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng đòi hỏi của chất lượng.
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ cho mặt hàng nông
sản xuất khẩu: Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng qui hoạch, hỗ
trợ đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại…Những hỗ trợ này góp phần tăng tiềm lực cho các
doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
-

Những thách thức:

Mỹ tăng cường kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn như: GMP, ISO, HACCP, an toàn
vệ sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng nông sản khi đưa vào thị trường
Mỹ. Muốn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nông sản thì phải quan tâm từ khâu
chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận
chuyển… Trong khi đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam còn rất lạc hậu,
mang tính hàng hoá thấp.
Hiệp định Thương Mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ
được hưởng MFN nhưng chưa ở mức cao và thường xuyên, vẫn phải cạnh tranh quyết liệt
với các hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thị trường
Mỹ, trong cuộc chiến này giá cả và chất lượng mang tính quyết định. Hàng nông sản của
Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng có chất lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó
có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng
hoá của Việt Nam hàng chục năm.
Phải cạnh tranh với các hàng nông sản trong nước và các nước khác
Mỹ có rất nhiều qui định luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các qui định về chất
lượng, kỹ thuật… Vì thế, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa nắm rõ hệ thống qui định về

luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này.
Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán. Nhà sản xuất phải sáng
tạo và thay đổi nhanh chóng đổi mới cải tiến đối với sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng Mỹ
2.2
Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
a. Nhóm hàng có khả năng gia tăng khối lượng xuất khẩu
10


Dệt may: Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam và có mức
tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của xuất khẩu toàn ngành (xuất khẩu toàn
ngành 9 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng 10%). Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới chỉ
tăng 3%, tức là thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ đang được cải thiện tốt.
Giày dép: Xuất khẩu các mặt hàng da giày của Việt Nam sang Mỹ năm 2015 là 1,04 tỉ
đô la Mỹ (tăng 20,4% so với 2014). Kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng
8/2016 đạt kim ngạch hơn 1,1 tỷ USD, giảm 5,1% so với tháng trước. Tính đến hết 8 tháng
năm 2016 xuất khẩu giầy dép các loại đạt hơn 8,53 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
trước. Mục tiêu năm 2020, Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ lớn nhất.
Thủ công mỹ nghệ: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của nước ta,
chiếm 22,9% tổng kim ngạch, đạt 15,5 triệu USD.
b. Nhóm hàng cần nâng cao giá trị để tăng kim ngạch xuất khẩu
Thủy sản: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 22%
thị phần. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 155,631 triệu USD, tăng 87,8% so với cùng kỳ
năm 2013.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính chung 9
tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 534,5 triệu USD, tăng
1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến năm nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường này sẽ đạt khoảng 850 triệu USD.
Cà phê: Tăng trưởng 6% cả giai đoạn 2010 -2014 cho thấy nhiều cơ hội cho xuất khẩu

cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Cổng thông tin thị trường nước
ngoài dẫn số liệu từ ITC cho biết,
năm 2014, Hoa Kỳ là quốc gia đứng
đầu thế giới về nhập khẩu cà phê,
chiếm 19,09% tổng kim ngạch nhập
khẩu cà phê của thế giới. Trong đó,
Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ
3 về kim ngạch, xuất khẩu 225,52
nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăngBiểu
5% so
nămngạch
2013.xuất khẩu cà phê của Việt
đồvới
3. Kim
Nam sang Hoa Kì
11


Hoa quả: Thanh long vẫn là mặt hàng có số lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn sang
Mỹ. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long đã đạt 624.800 USD,
tăng 170,9%. Tiếp đến là dứa với các sản phẩm khoanh đóng lon và nước dứa cô đặc. Gần
đây nhất, là nước lạc tiên, với đạt kim ngạch 107.000 USD, tăng 193,8%. Từ năm 2013 trở
lại đây, nhiều mặt hàng rau tươi và sấy khô của Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào thị
trường Mỹ. Đến thời điểm này, đã có 36 loại rau của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với tổng
kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, trong đó, nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim ngạch
cao nhất.
c. Nhóm hàng xuất khẩu mới
Các mặt hàng trong nhóm này bao gồm: đóng tàu, thép, các sản phẩm từ gang thép,
máy vi tính, điện thoại, các linh kiện điện tử,…

IV.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÀNG RÀO
PHI THUẾ QUAN HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đối với nhóm biện pháp hạn chế định lượng
- Nên thay thế quy định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (như thuốc lá, hàng qua sử
dụng) bằng biện pháp khác. Có thể thay thế bằng các biện pháp có tính chất tương tự
nhưng hợp pháp như hạn ngạch thuế quan, thuế theo mùa,các thủ tục phức tạp cùng thuế
cao tại nội địa.
- Không sử dụng biện pháp “tạm thời không nhập khẩu”: Ta có thể giải quyết vấn đề
này một cách thỏa đáng bằng việc áp dụng biện pháp tự vệ hoặc biện pháp bảo vệ cán cân
thanh toán khác.
- Mở rộng phạm vi mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch thuế quan: Ví dụ như việc Việt
Nam đã áp dụng hạn ngạch thuế quan với mặt hàng tôm từ Hàn quốc, cụ thể nếu vượt
mức hạn ngạch thì mặt hàng này phải chịu mức thuế là 155%. Vừa bảo hộ tích cực cho
nền kinh tế vì có thể hạn chế số lượng hàng nhập mà vẫn đảm bảo cung cầu của thị
trường trong nước.
6. Đối với các biện pháp quản lý giá
Tiếp tục xác định giá trị hải qua theo hiệp định ACV như đã cam kết. Nên bỏ hẳn cách
xác định giá theo số lượng với một số mặt hàng đã áp dụng nhưng thực tế không nhập khẩu
7. Áp dụng biện pháp tự vệ và tự vệ đặc biệt
Biện pháp tự vệ được một quốc gia áp dụng khi số lượng hàng nhập khẩu đang tăng
lên tương đối hoặc tuyệt đối đe dọa tới ngành sản xuất trong nước này hoặc cạnh tranh trực
tiếp với sản phẩm nhập khẩu đó.
Biện pháp tự vệ đặc biệt tương tự như tự vệ nhưng được áp dụng chủ yếu vào các sản
phẩm nông sản.
12



8. Trợ cấp trong khuôn khổ của WTO
Trợ cấp là việc một lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ về giá
hay thu nhập, hay sự đóng góp tài chính của chính phủ hay các tổ chức nhà nước. Đây là
biện pháp rất có lợi cho Việt Nam trong thời điểm này
9. Các biện pháp chống bán phá giá.
Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể
sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu
cực của trợ cấp, hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp
của nước khác gây ra.
10. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật
Các biện pháp này kĩ thuật và kiểm dịch động thực vật này cho phép các nước được sử
dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là
thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật, bảo vệ
môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng.
Nội dung cụ thể: - Các quy định về kĩ thuật và tiêu chuẩn.
- Các thủ tục đánh giá sự phù hợp.
- Các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vât.
11. Các biện pháp liên quan đến môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một chủ đề nổi bật liên quan tới nhiều lĩnh vực của
quan hệ quốc tế, trong đó có thương mại. Mỗi một quốc gia đều có chính sách riêng liên
quan tới bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù riêng.
Các biện pháp quy định chất lượng, kiểm tra sự phù hợp, kiểm dịch động thực vật,
nhãn môi trường sẽ giúp hạn chế những mặt hàng kém chất lượng đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu của nhân dân. Ngăn chặn sự thâm nhập thái quá của hàng hoá nước ngoài, cân bằng
cung cầu trong nước. Các biện pháp này cũng có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật công
nghệ của các ngành, đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại.
12. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Trước năm 1995, do bị cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số quốc gia đã
sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu “tình nguyện”. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một
thoả thuận song phương giữa hai Chính phủ. Khi ngành công nghiệp của nước nhập khẩu

đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu thì nước nhập khẩu sẽ gây áp lực với nước
xuất khẩu để đàm phán về số lượng xuất khẩu. Thông thường kết quả của sự đàm phán là
nước xuất khẩu sẽ giới hạn số lượng xuất khẩu một số sản phẩm nhất định với nước nhập
khẩu, từ đó giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành hàng tương tự của nước nhập khẩu.

13


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phẳng hơn, xu thế hội nhập bùng nổ vô cùng
mạnh mẽ, cũng chính là lúc sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế lại càng nóng hơn bao
giờ hết, nếu không thực sự bản lĩnh và khôn khéo thì thật khó có thể trụ vững trên đấu
trường kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, các quốc gia cần có những chính sách ngoại thương
khôn khéo và linh hoạt thích ứng với từng thời kì, từng trường hợp cụ thể.
Bài tiểu luận của chúng em, thông qua việc phân tích, định nghĩa, nêu dẫn chứng cụ
thể, đã nêu bật lên các vấn đề tranh chấp của Nhật Bản trong hàng rào thuế quan của Hoa
Kỳ đối với hàng hóa xuất khẩu, từ đó học hỏi được những chính sách ngoại thương rất thú
vị từ hai nền kinh tế vững mạnh hàng đầu thế giới, đồng thời cũng nêu ra những bài học vô
cùng quý giá đối với ngoại thương Việt Nam, nêu ra một số đề xuất mà Việt Nam có thể áp
dụng để đảm bảo cũng như phát triển ngoại thương Việt Nam ngày một vững mạnh hơn.
Tuy vậy trong quá trình làm việc, chúng em cũng chưa thể tránh khỏi những thiếu
sót về mặt nội dung cũng như kiến thức chuyên môn, rất mong nhận được sự cảm thông và
góp ý của cô.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Các Rào cản đối với Thương mại Tự do. Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh

Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ (Bản dịch không chính thức từ trungtamwto.vn)
2. Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế - PGS.TS Nguyễn Hữu
Khải (2005) - Hà Nội
3. Giáo trình Kinh tế ngoại thương - GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải
(2006) - NXB Lao động Xã hội, Hà Nội
Tiếng Anh
1. Limits to Free Trade. Non-tariff barries in the European Union, Japan, United States
- David Hanson
Một số trang web tham khảo
1. www.trungtamwto.vn
2. www.customs.gov.vn

15


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ...................................................................................................................................3
I. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN...........................................................................................3
II. SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...........................................................................................3
CHƯƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN TRONG HÀNG RÀO PHI
THUẾ QUAN CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.........................................4
I. KHÁI QUÁT CHUNG...........................................................................................................4
II. CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN TRONG HÀNG RÀO PHI THUẾ
QUAN CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU....................................................6
CHƯƠNG III: BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ
QUAN VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI........................................9

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KÌ........................................................................................................................................9
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÀNG RÀO PHI
THUẾ QUAN HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................15
KẾT LUẬN............................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................18

16


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ASEAN
GATT
MFN
WTO
ICOR

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Association of South-East Asian
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations
General Agreement on Tariff and Hiệp định chung về thuế quan và
Trade
Most Favored Nation
World Trade Organization
Incremental Capital Output Ratio

17


mậu dịch
Chế độ ưu đãi tối hệ quốc
Tổ chức thương mại Thế giới
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư



×