Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.79 KB, 37 trang )

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
I.

Bán phá giá
1. Khái niệm Bán phá giá

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một sản phẩm có giá xuất khẩu từ
một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
Trong đó: Sản phẩm tương tự là sản phẩm giống hệt, có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm
đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác
mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được
xem xét.
Trong trường hợp không có sản phẩm tương tự được bán trong nước thì giá trị bình thường được
coi là tổng các chi phí sản xuất, tiêu thị hàng hóa cộng với một phần lợi nhuận nào đó, hoặc theo
cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứ ba. Trong trường hợp,
khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường thì giá trị bình thường được
xác định trên cơ sở giá hàng hóa tương tự của một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường.
Theo khái niệm này, có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của
một nước đến một quốc gia khác nếu xét thấy:
+ Giá xuất khẩu thấp hơn giá hàng hoá tương tự ở thị trường nước xuất khẩu
+ Giá xuất khẩu thấp hơn giá trị sản xuất.
+ Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá
đó sang thị trường nước khác.
2. Phân loại Bán phá giá
Căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
-

Bán phá giá bền vững (Persistent dumping): là việc hàng hóa liên tục được bán với một giá
thấp hơn so với giá cả trong nước nhập khẩu. Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa
đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Bất kỳ


hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng trong nước

-

nhập khẩu.
Bán phá giá chớp nhoáng (Predatory dumping): là hình thức bán tạm thời một sản phẩm nào
đó ra nước ngoài thấp hơn giá thành sản xuất để loại các nhà sản xuất nước ngoài ra khỏi thị
trường. Sau đó lại tăng giá lên bởi sự độc quyền xuất hiện.
1


Bán phá giá thường xuyên hoàn toàn mang một động cơ xấu. Do đó, những hạn chế mậu dịch
chống lại kiểu bán phá giá này được coi là hợp pháp và được cho phép áp dụng để bảo hộ các
-

ngành công nghiệp trong nước chống lại sự cạnh tranh quá mức bất công từ nước ngoài.
Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic dumping): là bán hàng theo cơ hội ở mức giá thấp
hơn chi phí hoặc bán ra nước ngoài với mức ra thấp hơn so với giá nội địa nhằm mục đích giải
quyết một số hàng hóa tạm thời dư thừa mà không lường trước được để không phải hạ giá bán
trong nước xuống.
3. Nguyên nhân của việc Bán phá giá
Mỗi hành động bán phá giá đều nhằm đạt được mục tiêu cụ thể và có nguyên nhân để dẫn đến
hành động đó.
3.1.

Nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác

Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo vì cạnh tranh giá gạo bây giờ ảnh hưởng lớn
đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Mỹ sẵn sàng bỏ ngân sách mua phần lớn số gạo trên
thị trường thế giới rồi bán phá giá. Điều này làm cho nhiều nước xuất khẩu gạo phải lao đao và sẽ

phải chịu vòng phong toả của Mỹ. Chẳng hạn, giá xuất khẩu gạo của Mỹ khoảng 400USD/ tấn,
nhưng các nhà xuất khẩu gạo Mỹ sẵn sàng mua với giá 500USD/ tấn và họ cũng sẵn sàng bán ra
thị trường thế giới chỉ bằng 60 - 70%. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành của chính
nông dân Mỹ sản xuất ra. Như vậy, Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra vài triệu USD/ năm để tài trợ giá
xuất khẩu gạo nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Chính vì điều này mà mặc dù sản lượng gạo
của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thị trường thế giới.
3.2.

Do có các khoản tài trợ của Chính phủ

Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt đuợc sự cân bằng kinh
tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách tối ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai
mục đích sau:
-

Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu.
Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất: lao động và vốn.
Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia của
Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu.
3.3.

Do có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường

Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ doanh nghiệp thường
chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc đổ xuống biển để giữ giá, nhất định không bán
phá giá. Còn hiện nay, ở các nước kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn
một trong hai giải pháp thường dùng. Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên. Nhưng lưu kho đòi
2



hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hành không bị hư hỏng. Giải pháp thứ
hai là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất đối với một số mặt hàng: thực phẩm sắp hết
thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ, một số kiểu giày, quần áo hết mốt.
4. Cách tính Biên độ phá giá
Biên độ phá giá là chênh lệch giữa giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu với giá trị thông
thường của hàng hóa tương tự với sản phẩm nhập khẩu đuộc tiêu thụ tại thị trường thành viên
xuất khẩu (Điều VI.1 GATT)
Biên độ phá giá =
Trong đó:
-

Giá xuất khẩu: giá quy định trong hợp đồng xuất khẩu
Giá thông thường:
+ Giá thị trường của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu
+ Giá bán của sản phẩm theo nước thứ 3
+ Giá thông thường = Giá thành sản xuất + Các chi phí + Lợi nhuận hợp lý
Hàng xuất khẩu sẽ bị kiện khi:

-

Biên độ phá giá quá 2% trở lên
Khối lượng hoặc giá trị hàng hóa bị kiện vượt quá 3% lượng hàng nhập khẩu
Người khởi kiện chứng minh được có hiện tượng bán phá giá
II.

Chống bán phá giá
1. Khái niệm Chống bán phá giá

Chống bán phá giá là việc các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc
bán phá giá của một mặt hàng nào đó của nước xuất khẩu.

Với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các bên đã ký hết Hiệp định về thực thi
Điều VI GATT 1944, thường được gọi tên với “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO”. Là
một trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá có hiệu
lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO.
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo họ quyền lợi chính đáng của
các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá. Năm 1995, WTO đã thành lập
Ủy ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với
các nước thành viên.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Điều VI GATT quy định các biện pháp chống bán phá
giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và đáp ứng được 4 điều kiện sau:

3


-

Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị trường của
nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm đó ở thị trường nước

-

xuất khẩu.
Có sự thiệt hại về vật chất: do hành động bán phá giá gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa

-

đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán phá giá.
Phải có mối quan hệ giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất: do hành động bán phá giá đó gây
ra. Cơ quan điều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra.
2. Biện pháp chống bán phá giá

Thông thường các biện pháp chốn bán phá giá bao gồm:

-

Thuế chống bán phá giá tạm thời: Nếu kết quả điều tra cho thấy, việc bán phá giá gây ra thiệt
hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong nước và có quan hệ nhân quả giữa
chúng thì có thể áp dụng biệp pháp chống bán phá giá tạm thời.
+ Thu một mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không
được đặt ra cao hơn biên độ phá giá ban đầu.
+ Hoặc tối ưu là áp dụng dưới hình thức đảm bảo – bằng tiền mặt đặt cọc hoặc tiền đảm bảo: yêu
cầu nộp một khoản tiền ký quỹ nhằm đảm bảo cho việc thu thuế chống bán phá giá có thể được
áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu đó. Tiền ký quỹ bảo đảm sẽ được hoàn lại nếu quyết định cuối

-

cùng đưa ra mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế tạm thời.
Áp dụng các biện pháp cam kết về giá đối với nước xuất khẩu: có nghĩa là cam kết điều chỉnh
mức giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức gia tăng giá thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức
đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước. Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho
phép một nhà xuất khẩu sau khi kết quả điều tra là bán phá giá cí thể đưa ra cam kết sẽ sửa lại giá
sao không gây tổn hại cho doanh nghiệp nội địa.
Nếu cam kết được nước nhập khẩu chấp nhận thì không cần thiết đưa ra mức thuế chống bán phá
giá đánh vào hàng hóa nhập khẩu đó, và do đó không cần thiết tìm các tổn hại và điều tra chống
bán phá giá sẽ ngưng tại đó. Nếu cam kết không được thực hiện, hoặc bị vi phạm thì cam kết đó

-

sẽ hủy bỏ và cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ được tiến hành như ban đầu.
Thuế chống bán phá giá chính thức: nếu kết quả điều tra chính thức đi đến kết luận k=cuối cho
thấy có bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa

chúng thì thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng. Thuế chống bán phá giá có thể tính
theo giá hàng hoặc theo số lượng.
Mức thuế chống bán phá giá chính thức không vượt quá mức bán phá giá đã xác định trong quyết

-

định cuối cùng.
Thuế đối kháng: khi một chính phủ hay một cơ quan công cộng nước ngoài trợ cấp tài chính
hoặc tiền thưởng đối với ngành sản xuất vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa mà gây ra hoặc đe
4


dọa gây tổn thương vật chất đối với ngành sản xuất nội địa thì được phép tiến hành hành động đối
kháng chống lại các nước nhập khẩu có liên quan dưới dạng áp đặt một loại thuế đặc biệt gọi là
“thuế đối kháng”.
Tóm lại, các biện pháp chống bán phá giá nhằm tái lập trật tự trong cạnh tranh theo đúng tinh
thần tự do thương mại, đồng thời là công cụ bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sự xâm
chiếm của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc hạn chế hàng hóa nhập khẩu
bằng biện pháp chống bán phá giá là không hợp lý.
3.

Mục tiêu và bản chất của chống bán phá giá

Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng.
Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập
khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh, các
quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó mục tiêu của các biện pháp
chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu cho
hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù, mục tiêu của các biệp pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo sự công

bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy. Theo thống kê và
đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, trong số những biện pháp chống bán phá
giá mà nhiều nước áp dụng chỉ có khoảng 5% là mang ý nghĩa đích thực chống lại cạnh tranh
không lành mạnh, thiếu trung thực. Khoảng 95% còn lại là lạm dụng những quy chế chống bán
phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina…sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối với các quốc gia phát
triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn chế sự
thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát triển, vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính
họ.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc sự dụng phương pháp bảo hộ này lại có tác
động ngược lại. Ví dụ như trường hợp sản phẩm bị áp thuế giá giá lại là nguyên liệu đầu vào
quan trọng của ngành công nghiệp khác. Vì vậy, nó có thể làm tổn hại đến nền kinh tế của chính
nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá.

5


4.

Tác động của Biện pháp chống bán phá giá đối với hoạt động thương
mại

-

Ảnh hưởng tới mặt hàng xuất khẩu của nước bị kiện: khi một cuộc điều tra bán phá giá được tiến
hành thì ngay lập tức nó sẽ gây ra sự bất ổn đối với các hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá

-


của những nước nằm trong danh sách điều tra.
Ảnh hưởng đến dòng thương mại của nước bị kiện: Để tránh rủi ro về mức giá nhập khẩu có thể
tăng cao do bị áp thuế chống bán phá giá, yêu cầu về ký quỹ, nguồn cung cấp không ổn định, các
nhà nhập khẩu có thể chuyến sang các nguồn cung cấp khác từ các nước khác. Do vậy, kim ngạch
xuất khẩu của mặt hàng đang bị kiện có thể sẽ bị sụt giảm, dòng thương mại sẽ chuyển dịch sang

-

các thị trường khác.
Ảnh hưởng đến mở rộng thương mại: trong trường hợp khi kết thúc điều tra vụ việc và đi đến kết
luận là không cần thiết phải áp dụng thuế chống bán phá giá thì thị phần của hàng xuất khẩu bị
điều tra chống bán phá giá chắc chắn sẽ giảm (theo Nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác
Kinh tế Quốc tế về ảnh hưởng của các biện pháp chống bán phá giá đối với các nước xuất khẩu
cho thấy thị phần đã giảm khoảng từ 15% - 20%). Với những tác động tiêu cực cơ bản trên, các
nước đang phát triển có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bất ổn về triển vọng xuất khẩu của mình
hoặc bị gạt bỏ khỏi thị trường tiềm năng.

6


CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
Các biện pháp chống bán phá giá được chính phủ nước nhập khẩu sử dụng như một công
cụ bảo hộ nhằm chặn dòng thương mại của nước xuất khẩu, mang tính phân biệt đối xử và có tính
bắt buộc cao đối với các doanh nghiệp bị áp dụng. Lựa chọn duy nhất đối với các doanh nghiệp là
tuân thủ và kháng cáo. Luật chống bán phá giá/ chống trợ cấp của Hoa Kỳ ban đầu tìm cách ngăn
chặn các nhà xuất khẩu nước ngoài sử dụng giá thấp/trợ giá để làm suy yếu các doanh nghiệp của
nước này. Tuy nhiên, bộ luật này đã được các công ty Hoa Kỳ sử dụng như công cụ bảo hộ để
loại trừ các đối thủ cạnh tranh, cho dù họ có tham gia vào các hoạt động thương mại không công
bằng hay không.
I.


Phương pháp tính toán biên độ phá giá “Quy về 0” (Zeroing) của Hoa Kỳ trong các

vụ điều tra chống bán phá giá
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ
mậu dịch của Hoa Kỳ và một trong các biện pháp thường được sử dụng là áp thuế chống bán phá
giá. Một loạt các vụ kiện chống bán phá giá mà Hoa Kỳ tiến hành trong thời gian qua đối với các
sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam như vụ kiện đối với cá phi lê đông lạnh (cá tra-ba sa), tôm đông
lạnh… đều được tiến hành theo một cách thức bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam. Một trong cách thức đó là việc Hoa Kỳ tính toán biên độ phá giá bằng phương pháp


“Zeroing” trong các vụ điều tra chống bán phá giá .
Zeroing là gì?
Phương pháp này là tách riêng từng giao dịch và chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để
tính khối lượng bán phá giá. Còn các giao dịch có biên độ bán phá giá là âm thì coi như không có
bán phá giá và không tính vào khối lượng bán phá giá chung.
Ví dụ:
Một công ty bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm S của mình ở Mỹ. Mỹ mở cuộc điều tra vụ kiện
này. Trong giai đoạn điều tra, có 9 giao dịch của mặt hàng này tại thị trường nước xuất khẩu. Qua
đó, giá trị bình quân gia quyền thông thường của S tại thị trường nội địa được xác định là 34,5
USD (sau khi đã quy đổi từ đồng tiền nội địa). Cũng trong giai đoạn điều tra, có 9 giao dịch bán
sản phẩm S vào Mỹ với số lượng và giá xuất khẩu đã được xác định. Việc tính toán khối lượng
bán phá giá và biên độ bán phá giá tại Mỹ được thực hiện như sau:

7


Giao dịch/Tổng số


1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng số
=> Theo phương pháp bình quân: Tất cả các mức biên độ của các chênh lệch được cộng hết với
nhau. Các giá trị biên độ âm bù trừ cho các giá trị biên độ dương để ra một khối lượng bán phá
giá cuối cùng. Sau khi tính toán như trên, giá xuất khẩu bình quân gia quyền sẽ là 34 USD. Khối
lượng bán phá giá được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền là 304,125 USD. Giả sử
giá bán CIF của sản phẩm S tại Mỹ là 42 USD, việc tính toán biên độ bán phá giá sẽ được tiếp tục
tiến hành theo công thức như sau:
Biên độ bán phá giá = (giá trị thông thường bình quân gia quyền - giá xuất khẩu bình quân gia
quyền)/Giá CIF = (34,5-34)/42 = 1,19%.
Theo ZEROING: chỉ có giao dịch số 1, 2, 4, 5, 6 được xem xét và kết quả là:
Tổng khối lượng bán phá giá = 576.375 USD
Tổng giá trị sản phẩm bán phá giá tính theo giá CIF:
42x642.250 = 26.974.500 USD
Biên độ bán phá giá = 576.357/26.974.500 = 2,13%
8


Rõ ràng cách tính này bất lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong cùng một ví dụ
trên đây, nếu tính theo cách thông thường thì biên độ bán phá giá là 1,19%; doanh nghiệp xuất
khẩu sẽ được coi là không bán phá giá vì biên độ này được coi là không đáng kể (nhỏ hơn 2%).
Trong khi đó, nếu áp dụng cách thức “Quy về 0” thì biên độ sẽ là 2,13% và doanh nghiệp xuất

khẩu gần như chắc chắn bị áp thuế chống bán phá giá.
Không chỉ gây ra sự thiệt thòi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, phương pháp “Quy về 0” còn
không thuyết phục được doanh nghiệp xuất khẩu về tính công bằng. Mục đích cuối cùng của
chống bán phá giá vẫn được coi là ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài để tránh
ảnh hưởng tới toàn bộ nền công nghiệp trong nước của nước nhập khẩu. Vì vậy, không có lý do
chính đáng nào biện hộ cho việc loại bớt một số giao dịch và không xem xét một cách toàn diện
sự tác động của tất cả các đơn hàng bị kiện đối với ngành công nghiệp của nước nhập khẩu.
Trong các lần xem xét lại thuế chống bán phá giá đã áp dụng đối với mỗi loại sản phẩm
(administrative review), Mỹ cũng áp dụng “Quy về 0” gần như cho mọi giao dịch. Lập luận của
Mỹ trong trường hợp này là khi xem xét lại mức thuế chống bán phá giá đối với từng giao dịch
thì cũng giống như là việc tính lại thuế cho từng lô hàng khi được chuyển tới Mỹ. Nếu công nhận
bù trừ các biên độ bán phá giá âm thì cũng giống như chính quyền Mỹ sẽ phải trả tiền ngược lại
cho những lô hàng có biên độ âm; và điều này là vô lý.
Việc áp dụng phương pháp “Quy về 0” một cách tùy tiện đã làm cho chính sách chống bán phá
giá của Mỹ bị lên án gay gắt trong thương mại quốc tế và trực tiếp làm cho Mỹ dính vào vòng


kiện tụng nhiều lần với các nước đang phát triển.
Ảnh hưởng của việc áp dụng phương pháp này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Việc áp dụng phương pháp zeroing gây ra rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
nước xuất khẩu. Thứ nhất, khi áp dụng phương pháp zeroing, hầu hết các kết quả điều tra đều đưa
đến kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá cao. Điều đó gây bất công và tạo
ra nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu, từ đó hạn chế sự tự do hóa thương mại.
Thứ hai, biên độ phá giá bị đẩy lên cao không phản ánh đúng thực tế. Bởi lẽ, trong nhiều giao
dịch xuất khẩu mà doanh nghiệp tiến hành, những giao dịch có biên độ phá giá âm đã không
được xem xét để bù trừ cho các giao dịch có biên độ phá giá dương. Điều này có nghĩa là chỉ một
phần các giao dịch của doanh nghiệp bị coi là có bán phá giá, còn các giao dịch khác là không
phá giá nhưng nước nhập khẩu chỉ xem xét đến phần có bán phá giá đó và tuyên bố là doanh
nghiệp xuất khẩu có bán phá giá, rồi tiến hành áp thuế chống bán phá giá cho toàn bộ các giao
dịch. Rõ ràng điều này rất không công bằng khi các giao dịch không bán phá giá cũng bị áp thuế

bán phá giá. Và số tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho thuế chống bán phá giá cũng là một gánh
nặng tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
9


Thứ ba, ngoài thiệt hại về việc phải đóng thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu
còn phải chịu những hệ lụy khác từ việc áp thuế như phải ký quỹ một khoản tiền rất lớn. Điều
này một lần nữa gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi vốn - luôn là một vấn đề của
doanh nghiệp - phải dùng để ký quỹ. Điều này lại làm tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp không bị áp thuế chống bán phá giá.
II.

Nền kinh tế phi thị trường ( Non - market Economy NME)

Nền kinh tế phi thị trường (non-market economy – “NME”) là tên gọi được sử dụng cho các nền
kinh tế của các nước thuộc Trung và Đông Âu, Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Việt Nam và
một số nước vào những năm cuối 1980 đầu 1990.[1] Ở các nền kinh tế đó, nhà nước kiểm soát
toàn bộ các yếu tố sản xuất, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm do một cơ
quan chuyên trách của Nhà nước soạn thảo và được coi là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Các nền kinh tế này hầu hết đã hoặc đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
hay còn gọi là đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường.


Thế nào là một nền kinh tế phi thị trường?
Cho đến thời điểm này, WTO vẫn chưa hề có quy định gì về việc xác định thế nào là một nền
kinh tế phi thị trường, mà vấn đề này sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia thành viên tự xác định. Ví
dụ, theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ thì Cục Nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại (DOC) là cơ
quan có thẩm quyền xác định các nước có nền kinh tế phi thị trường. Theo Đạo luật Thuế quan
năm 1930 của Hoa Kỳ, việc một nước có bị coi là có nền kinh tế phi thị trường hay không sẽ

được DOC quyết định dựa trên các tiêu chí sau:
-Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ;
-Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và



đơn vị sử dụng lao động;
– Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện;
– Mức độ kiểm soát các phương tiện sản xuất của Chính phủ;
– Mức độ kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực, quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ;
– Các tiêu chí khác do DOC đưa ra
Ảnh hưởng và bất lợi của Việt Nam khi là nền kinh tế phi thị trường
Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Trong tất cả các điều khoản gia nhập WTO, có một cam kết ít được bàn luận
nhưng lại có vị trí rất quan trọng, đó là việc Việt Nam chấp nhận bị coi là một nền kinh tế phi thị
trường trong vòng 12 năm, kể từ khi gia nhập (không muộn hơn 2019). Vấn đề đặt ra ở đây là
trong 12 năm đó, nước ta sẽ chịu những ảnh hưởng bất lợi gì và nỗ lực như thế nào để nhanh
chóng ra khỏi nền kinh tế phi thị trường.
10


Trong Báo cáo về việc gia nhập WTO của Việt Nam, Ban Công tác đánh giá: Việt Nam đã liên
tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhưng một số thành viên WTO
còn cho rằng sẽ gặp khó khăn đặc thù trong việc xác định chi phí và giá cả hàng hoá xuất xứ từ
Việt Nam đối với các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện pháp đối kháng.
Trong trường hợp đó nước nhập khẩu có thể cho rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam
là không hợp lý. Như vậy, Việt Nam phải chấp nhận các quy chế cho một nền kinh tế phi thị
trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá cùng Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp
đối kháng của WTO.
Tuy nhiên, trong 12 năm này, nếu chúng ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam

đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị
trường” đối với nước ta.
Nguyên tắc của WTO là mọi đối tác khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế phải là
những thực thể kinh tế độc lập và các quyết định đưa ra cũng phải độc lập với ý muốn của nhà
nước và chỉ dựa trên những lợi ích về kinh tế (có thể hiểu đó là nền kinh tế thị trường). Còn nếu
bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì WTO sẽ có những quy chế giám sát đặc biệt và rất phức tạp
cho các thành viên đó. Ví dụ như Trung Quốc đã gia nhập WTO từ năm 2001 cũng “bị coi là nền
kinh tế phi thị trường” trong 15 năm. Như vậy, theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá
của WTO, quốc gia nhập khẩu có thể sử dụng giá tại Trung Quốc hoặc chi phí sản xuất được điều
tra có thể áp dụng phương pháp tính mà không dựa trên sự so sánh với mức giá hay chi phí tại
Trung Quốc. Nếu các nhà sản xuất đang bị điều tra chứng minh được rằng cơ chế thị trường đang
được áp dụng trong ngành mình thì giá cả và chi phí tại Trung Quốc sẽ được áp dụng. Nhưng,
ngược lại cơ quan điều tra sẽ sử dụng cách tính không dựa trên các mức giá và chi phí trong
nước, thì sẽ bất lợi cho Trung Quốc và làm hạn chế tốc độ xuất khẩu của nước này.
Tương tự như vậy, những quy tắc của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng cũng sẽ
được áp dụng, khi xác định mức trợ cấp cho một doanh nghiệp cụ thể không được coi là những
điều kiện phù hợp. Những điều khoản này sẽ hết hiệu lực sau 15 năm kể từ khi Trung Quốc gia
nhập WTO và đối với Việt Nam là sau 12 năm.
Thủ tục giải quyết những trường hợp xác định việc bán phá giá và các biện pháp đối kháng là rất
phức tạp mà các quốc gia nhập khẩu có thể so sánh giá xuất khẩu của nước xuất khẩu có nền kinh
tế phi thị trường với giá của một nước thứ 3 hoặc tự xác định mức giá khi đưa ra quyết định về
mức độ của việc bán phá giá. Trong trường hợp này nước xuất khẩu sẽ phải chịu thiệt thòi vì
nhiều lợi thế so sánh của mình sẽ không được xem xét khi điều tra và sẽ bị áp dụng các mức thuế
chống bán phá giá mà lẽ ra có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền kinh tế thị trường.
11


Để được công nhận là một nền kinh tế thị trường thì Nhà nước ta còn rất nhiều công việc phải
làm, nhất là việc cải cách môi trường, thể chế tương thích với các tiêu chí của nền kinh tế thị
trường như: Nâng cao chất lượng của các đạo luật; vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và

quan hệ với Chính phủ; sự chuyển đổi của đồng tiền…
Thực tế cho thấy, nước ta đã từng phải chịu nhiều thiệt hại về xuất khẩu do các sản phẩm là cá da
trơn, xe đạp và da giầy khi bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, làm cho kim ngạch xuất
khẩu của các sản phẩm này giảm đáng kể.
Thời hạn 12 năm đối với nước ta sẽ được rút ngắn hơn và các điều khoản đặc biệt nêu trên sẽ
chấm dứt khi Việt Nam xây dựng được nền kinh tế thị trường theo những tiêu chí của nước nhập
khẩu.
III.

Điều khoản hoàng hôn
1. Định nghĩa

- Điều khoản hoàng hôn: một điều khoản quy định các cơ quan hoặc chương trình sẽ bị giải thể
hoặt ngừng hoạt động sau một giai đoạn xác định, trừ khi điều khoản này được chính thức làm
mới
- Rà soát hoàng hôn: là rà soát được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có
quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát (nếu rà soát
được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).
Rà soát được thực hiện theo yêu cầu của bên liên quan hoặc theo sáng kiến của chính cơ quan
điều tra. Nếu kết quả rà soát cho thấy việc ngừng áp thuế chống bán phá giá có thể làm tiếp diễn
hoặc tái xuất hiện hiện tượng bán phá giá và thiệt hại thì thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục được
áp dụng thêm 5 năm nữa.
- Điều kiện phát sinh điều khoản hoàng hôn


Có hành vi bán phá giá



Có sự thiệt hại các ngành trong nước




Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại
2. Điều khoản hoàng hôn đính kèm trong Hiệp định WTO
Sai sót trong các hiệp ước thương mại, bất kể bắt nguồn từ thiếu sót trong đàm phán hay do sự
thay đổi các điều kiện của thị trường, đều có thể được khắc phục thông qua các thủ tục sửa đổi
điều khoản hoặc chấm dứt điều khoản của NAFTA. Bởi vì thủ tục sửa đổi đôi khi khó khăn và
mất thời gian, còn việc chấm dứt thì tác động mạnh và gây gián đoạn đến sản lượng cũng như
việc làm ở các nước thành viên, nên NAFTA đã ủy quyền cho các bộ trưởng thương mại các nước
12


nhóm họp theo hình thức Ủy ban Thương mại tự do NAFTA, cùng nhau làm rõ hoặc sửa đổi
những quy tắc hoặc nghĩa vụ cụ thể trong hiệp ước. Hơn 23 năm qua, các bộ trưởng thương mại
NAFTA đã thực hiện công tác này, nhằm giảm bớt việc áp dụng các điều khoản giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia, hay nhằm thay đổi quy tắc xuất xứ đối với một ngành cụ thể,
để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và thương mại ở khu vực Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, điều khoản hoàng hôn vẫn có giá trị khi được áp dụng trong những hoàn cảnh thích
hợp. Các hiệp định thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đính
kèm các điều khoản hoàng hôn trong những lĩnh vực cụ thể:
Thứ nhất, WTO cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp khi nước ngoài
áp dụng chính sách thương mại không công bằng, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nội địa. Tuy
nhiên, WTO yêu cầu các loại thuế này phải được dỡ bỏ ngay khi tình trạng trên đã kết thúc; và
các quy định thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp hiện hành cũng được rà soát lại sau
mỗi 5 năm, để xem xét liệu rào cản thuế đó có nên được mở rộng, điều chỉnh hay loại bỏ.
Thứ hai, Các quy tắc của WTO cũng quy định các biện pháp tự vệ (những biện pháp bảo vệ tạm
thời, giúp ngành sản xuất nội địa có thời gian để thích nghi với tác động cạnh tranh từ hàng
nhập khẩu, bất kể sản phẩm đó có thu lợi từ chính sách thương mại không công bằng) phải bị
giới hạn về thời gian, và mức độ bảo vệ cũng phải giảm dần. Đối với các sản phẩm nông nghiệp,

tùy thuộc vào nội dung của biện pháp tự vệ theo mùa mà quy định về mức độ bảo vệ cũng có thể
được miễn trừ.
Thứ ba, hiệp định WTO về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng cho phép chính phủ được miễn
thực hiện quy định cấm trợ cấp xuất khẩu trong thời hạn 5 năm đối với một số ngành cụ thể như
hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (còn được gọi là trợ cấp “đèn xanh”). Điều 31 của Hiệp ước đó
giới hạn việc áp dụng Điều khoản 8 (các dạng trợ cấp không bị khiếu kiện) không được quá 5
năm, nhưng cho phép cân nhắc các đề nghị gia hạn. Ngoại lệ trong cơ chế trợ cấp đèn xanh đã
không còn hiệu lực từ năm 1999.
3. Điều khoản hoàng hôn trong Chính sách Chống bán phá giá của Hoa

Trong trường hợp thuế AD không cao quá, không làm cho các bạn hàng là các công ty nhập khẩu
Mỹ bỏ chạy cả, thì các công ty mang tội bán phá giá cũng chưa hết mệt. Không phải cứ cắn răng
chịu thuế hết 5 năm là thoát nợ, vì việc xem xét lại vấn đề cũng rất gay go. Hoàng hôn này lắm
khi chẳng bao giờ chịu tắt! Có những thuế AD dây dưa cả mấy chục năm vì cứ mỗi lần xét lại,
các công ty Mỹ lại lên tiếng phản đối và DOC lại phán quyết là nguy cơ bán phá giá vẫn còn đấy.
13


- Năm 1983:
DOC ra pháp lệnh AD về ba-ri clo-rua (baryum chloride) nhập từ Trung Quốc, và từ đó chỉ còn
rất ít số lượng hàng nhập này từ Trung Quốc vào Mỹ . Tuy thế, năm 1999, Ủy Ban ITC quyết
định giữ pháp lệnh này thêm 5 năm kể từ năm 2000, tức là cho đến 2005, kéo dài hơn 20 năm sau
ngày ban hành. Nói cách khác, trong nhiều trường hợp, DOC và ITC sẽ duy trì các pháp lệnh và
thuế AD bao lâu mà các công ty Mỹ còn muốn chặn món hàng nhập ấy.
Nói tóm lại, vì mục đích các bộ luật AD trong các nước nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa nên
không ngạc nhiên nếu, khi áp dụng chúng, các cơ quan hũu trách khai thác triệt để các yếu tố bất
lợi cho các công ty nước ngoài. Và Mỹ là nước làm chuyện này một cách hiệu quả nhất.
- Năm 2017:
Chính quyền Trump yêu cầu Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phải đính kèm các
điều khoản hoàng hôn, cho phép chấm dứt hiệp ước sau 5 năm thực hiện, trừ khi cả ba quốc gia

cùng chấp nhận làm mới lại hiệp ước đó. Những điều khoản như thế sẽ áp đặt một thời hạn sử
dụng nhất định cho NAFTA và đòi hỏi phải có sự bảo đảm cũng như nhiều đồng thuận chính trị
mới có thể duy trì được các cửa ngõ phi thuế quan đến thị trường của ba quốc gia thành viên.
Những điều khoản hoàng hôn chưa bao giờ tồn tại trong các hiệp định thương mại của Mỹ vì một
lý do đơn giản, chúng làm giảm giá trị các lợi ích cơ bản của thỏa thuận. Điều khoản này chỉ càng
gia tăng sự không chắn chắn về triển vọng tương lai trong các chính sách ở khu vực Bắc Mỹ.
Cộng với việc Mỹ đe dọa hồi sinh các chính sách hạn chế nhập khẩu cũng như đánh thuế cao hơn
đối với các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy nản lòng và triển vọng tăng trưởng ở cả ba
quốc gia cũng bị lu mờ đi. Rõ ràng, đề nghị của chính quyền Trump về điều khoản hoàng hôn là
vô nghĩa và không cần thiết.
Theo đề nghị của chính quyền Trump, việc đính kèm một điều khoản hoàng hôn cho phép chấm
dứt hiệp định sau 5 năm (trừ khi đó là một hiệp định không còn giá trị sử dụng) sẽ có tác động
không tốt đến nền kinh tế. Những lo ngại về việc chấm dứt hiệp định sau 5 năm sẽ làm kiềm hãm
các quyết định đầu tư ở cả ba quốc gia NAFTA, và làm suy yếu những nỗ lực nâng cấp chuỗi
cung ứng ở thị trường Bắc Mỹ. Chúng ta đã có thể nhìn thấy những dấu hiệu mất phương hướng
của các doanh nghiệp Mexico, khi phải đối diện với những lời đe dọa thiếu suy nghĩ của Tổng
thống Trump về việc rút khỏi hiệp định NAFTA. Các công ty Mexico đang tìm đến các nhà cung
cấp ở khu vực Châu Á và Mỹ Latin để đa dạng hóa nguồn cung và giảm bớt sự phụ thuộc vào các
nhà xuất khẩu Mỹ.

14


Hiệp định về Trợ cấp là tiền lệ duy nhất của việc sử dụng điều khoản hoàng hôn. Và mục đích
của điều khoản đó cũng không hề giống với những gì mà chính quyền Trump muốn áp dụng
trong Hiệp định NAFTA. Theo nhận xét từ ông Chad Brown, cả ba tiền lệ về điều khoản hoàng
hôn trong các hiệp định WTO đều nhằm mục đích kiềm chế các quốc gia áp dụng quá nhiều biện
pháp hạn chế nhập khẩu, còn trong trường hợp NAFTA, điều khoản hoàng hôn có tác động ngược
lại, làm kiềm chế hoạt động nhập khẩu.
=> không mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế Mỹ.

Tác giả: Jeffey J.Schott
Nguồn: Peterson Institute for International Economics - HN
- Tháng 8/2018:
Ông Jesús Seade, người được chỉ định làm Trưởng đoàn đàm phán của Mexico trong nội các của
Tổng thống đắc cử López Obrador, cho biết Mỹ đã "mềm mỏng” về lập trường đối với điều
khoản “hoàng hôn” trong khuôn khổ tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ. Nhiều
khả năng các bên liên quan sẽ đạt được một thỏa thuận sơ bộ về NAFTA trước ngày 31/8/2018.
Mexico và Mỹ đã nối lại đàm phán tại Washington mà không có sự tham dự của Canada, trong đó
tập trung thảo luận về các vấn đề gai góc trong NAFTA như quy định xuất xứ ô tô, điều khoản tự
động hết hạn sau 5 năm theo đề xuất của Mỹ, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, tiếp cận
thị trường và đầu tư.

15


CHƯƠNG III.

MỘT SỐ CASE STUDY LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHỐNG

BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
I.

Thực trạng việc bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mĩ của
Việt Nam

Biện pháp chống bán phá giá được xem như là một trong những biện pháp phòng chống
thương mại của Mỹ nhằm mục tiêu bảo vệ sản xuất nội địa trước những hàng hóa nhập khẩu từ
thị trường nước ngoài. Biện pháp chống bán phá giá áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa
nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất
khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa

Kỳ.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy tính đến giữa tháng 10 năm 2018, có 141 vụ việc
phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong số đó, Mỹ hiện là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất đối
với các sản phẩm của Việt Nam lên tới 27 vụ, chiếm khoảng 20%.
Dưới đây là một vài dữ liệu thống kê về một số mặt hàng của Việt Nam đối mặt với các
đơn kiện về bán phá giá:

16


II. Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam tại thị
trường Mĩ
1.

Nguyên nhân Mĩ kiện Việt Nam bán phá giá tôm

Nguyên nhân chủ yếu mà Mĩ kiện các doanh nghiệp Việt Nam (còn có các doanh nghiệp
của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, …) là mặt hàng này bán thấp hơn hàng nội địa.
Điều này làm cho hàng nội địa không cạnh tranh lại và số lượng tiêu thụ giảm xuống, đây cũng là
một trong những biện pháp Mĩ thực hiện nhằm cứu vãn ngành công nghiệp khai thác và chế biến
tôm nội địa đang đi dần đên bờ vực phá sản do công nghệ thấp, chi phí cao và canh tranh kém.
Nguyên nhân Mĩ tiến hành vụ kiện:
Thu nhập đầu người của Mĩ thuộc top cao nhất thế giới vì thế mức sống của người dân
cũng vào top cao nên có nhu cầu rất lớn về mặt thực phẩm cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt
là đối với mặt hàng thủy sản. Sức mua của người dân lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng
cao vì thế Mí là thị trường béo bở đối với các nước muốn xuất khẩu.
Năm 2015 chứng kiến một sự sụt giảm nhỏ về sản lượng (khoảng 227 tấn). Trung bình giá
tôm Texas là 6,17 USD/kg, ước đạt mức giá của năm 2015. Sản lượng trung bình/ha là 3.354 kg,
tương đương doanh thu 20.660 USD/ha. Tổng doanh thu đạt 8,28 triệu USD.

Năm 2016, sản lượng tôm của Mỹ đạt 1.656 tấn. Sản lượng ở Texas, khu vực sản xuất lớn
nhất ở Mỹ và là nơi tập trung của 10 trại nuôi với diện tích 400 ha, đã đạt 1.343 tấn.
Phần lớn các trại đều gặp hiện tượng chết tôm liên tiếp vào giai đoạn sinh trưởng. Kết quả
là tỷ lệ tôm sống sót vào năm ngoái tại các trại ở Mỹ vẫn "khá thấp", ở mức 43%, mặc dù cao
hơn năm 2015, khi tỉ lệ sống chỉ là 39%.
Tác động của hàng xuất khẩu:
Giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 6/2019 đạt 8,17 USD/kg, giảm 1% so
với tháng trước đó và giảm 7% so với cùng kỳ năm 2018.
USDA cho rằng giá tôm nhập khẩu giảm thấp là nguyên nhân chính khiến sản lượng sụt
giảm.
Các vấn đề khác bao gồm: chi phí thức ăn và giá bột cá cao hơn. Thức ăn chăn nuôi và
con giống là hai chi phí hoạt động đắt đỏ nhất đối với các trại nuôi tôm tại Texas. Giá thành phần
17


nguyên liệu trong thức ăn nuôi tôm đã tăng lên và người nông dân phải chịu chi phí. Việc nuôi
trồng tôm ở Mĩ sử dụng công nghệ tiên tiến hiện dại chính vì thế đẩy việc giá thành của tôm nội
địa lên cao hơn tôm nhập khẩu từ nước ngoài.
Bộ Thương mại Mĩ cáo buộc 6 nước bao gồm Việt Nam, Braxin, Ecuador, Ấn Độ,
Inđônêxia và Thái Lan là nguyên nhân chính gây nên sự giảm sút này.
2.

Diễn biến vụ kiện:

Đêm 31/ 12/ 2003 (theo giờ Việt Nam), liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ đã chính thức
nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) và uỷ ban thương
mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Đơn khởi kiện được tách riêng cho từng nước và gồm 6 nước: Thái
Lan, Trung Quốc, Ên Độ, Ecuador, Brazil, và cuối cùng là Việt Nam. Mặt hàng khởi kiện bao
gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và sản phẩm tôm đóng hộp.
- Ngày khới xướng vụ kiện: 20/01/2004

- Sản phẩm bị điều tra: Tôm nước ấm
- Nguyên đơn: Hiệp hội Tôm Lousiana
- Bị đơn: Các công ty xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ từ 6 nước (Việt Nam, Braxin, Trung
Quốc, Việt Nam, Êcuađo, Ấn Độ)

Thời gian
20/01/2004
17/02/2004
16/07/2004

Sự kiện
DOC bắt đầu điều tra vụ kiện
ITC đưa ra kết luận sơ bộ
DOC đưa ra quyết định sơ bộ

24/08/2004

DOC áp dụng biên độ phá giá sơ bộ cho các công ty của Việt Nam

01/12/2004

DOC đưa ra quyết định cuối cùng
ITC đưa ra quyết định cuối cùng: Việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị

31/01/2005

trường Hoa Kỳ gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa
của Hoa Kỳ
3.


Tiến trình thực hiện vụ kiện

Công việc
Thời gian
DOC chọn một số công ty để bắt đầu tiến hành điều tra. DOC đã yêu cầu 25/05/2004
bốn Bị Đơn Bắt Buộc - 4 công ty chiếm thị phần cao nhất trong mặt hàng
18


tôm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì của Việt Nam

(Minh Phú, Kim

Anh, Minh Hải và Camimex) trả lời bảng câu hỏi điều tra liên quan đến
vụ kiện bán phá giá tôm về các vấn đề tài chính và chi phí của công ty có
liên quan đến hoạt động xuất khẩu tôm sang Mỹ.
Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn yêu cầu áp dụng

25/05/2004

tình trạng khẩn cấp với VN
Bộ thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra bán phá giá trên khoảng 30 06/07/2004
công ty Việt Nam bao gồm 4 Bị Đơn Bắt Buộc và 29 Bị Đơn Tự Nguyện.
Thuế chống phá giá được dự định ở 3 mức:
- Bị Đơn Bắt Buộc: từ 12% đến gần 20% (4 công ty).
- Bị Đơn Tự Nguyện: thuế suất khoảng 16%.
- Bị Đơn khác: mức thuế 93%
DOC gửi bản câu hỏi điều tra bổ sung đến 4 công ty bị đơn bắt buộc.
DOC áp dụng biên độ phá giá sơ bộ cho các công ty của Việt Nam
DOC bắt đầu thẩm tra các doanh nghiệp tôm Việt Nam.

Đại diện của 6 nước bị kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ tham gia

26/07- 27/07/2004
24/08/2004
25/08/2004
23/11/2004

buổi điều trần công khai bàn về giới hạn của quá trình thẩm tra do DOC
tổ chức
ITC kết thúc quá trình thẩm tra tại chỗ.

30/11/2004

DOC ra mức thuế mới đối với tôm Việt Nam. Mức thuế này giảm đáng kể
so với Quyết Định Sơ Bộ của DOC đưa ra tháng 7/2004.
Các Bị Đơn trả lời câu hỏi điều tra và phản ánh một số sai sót trong việc 07/12/2004tính thuế chống bán phá giá của DOC
13/12/2004
i
Do đó, DOC đã quyết định sửa đổi lại mức thuế trong Quyết Định Cuối 26/01/2005
Cùng
ITC công bố phán quyết cuối cùng: việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào 31/01/2005
thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội
địa của Hoa Kỳ.

Tên công ty
Mức thuế trước đây
Seaprodex Minh Hải (Bạc 18,68%

Mức thuế cuối cùng
4,30%


Liêu)
Minh Phú (Cà Mau)

14,89%

4,38%

Kim Anh

12,11%

25,76%

Camimex (Cà Mau)

19,60%

5,24%
19


Các công ty khác có tham gia 16,01%

4,57%

vụ kiện
Các công ty không tham gia 93,13%

25,76%


vụ kiện

Từ đó tính tới nay, DOC đã tiến hành 13 lần xem xét hành chính đối với mặt hàng tôm
nhập khẩu từ Việt Nam:

Ngày
quyết

phán

Mức thuế chống

cuối Bị đơn bắt Bị

đơn

tự bán

phá

giá

STT cùng
bắt buộc
nguyên
chung
Thời gian áp dụng
POR 1
4,3 - 5,24 4,57

25,76
16/7/2004 - 31/1/2006
POR 2 02/09/2008
0
4,57%
25,76
POR 3 8/9/2009
0,08-0,21 4,57
25,76
1/2/2007 - 31/1/2008
POR 4 29/9/2010
2,95-4,89 3,92
25,76
1/2/2008 - 31/1/2009
POR 5 31/8/2011
0,0-1,15
1,04
25,76
1/2/2009 - 31/1/2010
POR 6 4/9/2012
1,23-1,27 1,25
25,76
1/2/2010 - 31/1/2011
POR7 10/09/2013
0,0
0,0
25,76
1/2/2011 - 31/1/2012
POR8 24/09/2014
4,98 - 9,75 6,37

25,76
1/2/2012 - 31/1/2013
POR9 7/9/2015
0 - 1,39
0,91
25,4
1/2/2013 - 31/1/2014
POR10 7/9/2016
0,91%
4,78%
25,76
1/2/2014 - 31/1/2015
POR11 11/2016
0,91%
4,78%
25,75%
1/2/2015 - 31/1/2016
POR12 8/3/2018
25,39%
25,39%
25,39%
1/2/2016- 31/1/2017
POR13 21/8/2019
0
0
25,76%
1/2/2017 – 31/1/2018
Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm Việt Nam – đơn
vị: %
(Nguồn: VASEP, Tổng cục thủy sản, Tổng cục hải quan và các trang web khác)


4.

Lập luận của hai bên

Lập luận của bên nguyên đơn: Mĩ
- Về phía Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thuỷ hải sản cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã
bán phá giá tôm tại thị trường Hoa Kỳ tức là bán với mức giá thấp hơn mức giá “chuẩn” tại thị
20


trường này, gây ảnh hưởng và có thiệt hại về kinh tế về việc cung ứng mặt hàng này của họ tại thị
trường nội địa.
- Qua quá trình xem xét và đánh giá của Bộ thương mại Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp Việt
Nam đã nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản có dấu hiệu bán phá giá, và có sự trợ giá từ phía
chính phủ Việt Nam khiến các mặt hàng này có khả năng cạnh tranh về giá tại thị trường Hoa Kỳ.
(Bên cạnh đó phía Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường).
Lập luận của bên Bị Đơn: Việt Nam
Phía Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm khẳng định không có chuyện họ bán phá
giá sản phẩm tôm đông lạnh sang thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác.
- Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam xuất phát từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ sinh thái
phong phú dồi dào nguồn thức ăn, môi trường thích hợp và đội ngũ nhân công với chi phí thấp,
đông đảo cần cù đủ năng lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các công đoạn nuôi và
chế biến tôm để tăng năng suất và giảm giá thành.
- Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam khẳng định không hề nhận bất cứ sự
tài trợ nào của chính phủ Việt Nam; hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và
theo thông lệ của luật pháp quốc tế, tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của chính
phủ, không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở các nước khác và ở Hoa Kỳ.
- Ở mặt nào đó doanh nghiệp Việt nam còn chịu thiệt thòi hơn, gặp khó khăn nhiều hơn
do Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng chưa đầy đủ như các

nước phát triển.
- Sự phát triển của Hiệp hội VASEP cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại, kênh đối
thoại trực tiếp của các doanh nghiệp thủy sản
- Việt Nam mong muốn có được cách tính thuế hợp lý và đúng thực tế. Nếu đạt được đồng
thuận, phía người tiêu dùng Mỹ có cơ hội thưởng thức tôm của Việt Nam nhiều hơn. Ngược lại,
doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng có cơ hội cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với
các doanh nghiệp khác tại thị trường này. Việc Việt Nam đưa vụ kiện tôm ra WTO được thực hiện
thận trọng, đúng nguyên tắc, bảo đảm quyền của một thành viên WTO.

21


5.

Tác động
5.1.

Đối với Việt Nam

Việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá cao trong khi nguyên liệu đầu vào ở trong nước
đắt đỏ khiến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn và khó cạnh
tranh về giá ở thị trường này:
- Giá thành tôm Việt Nam trong điều kiện chưa áp thuế bán phá giá, đã cao hơn so với các
đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador. Đáng chú ý, giá tôm nội địa cao hơn giá tôm
xuất khẩu của doanh nghiệp chào bán trên thị trường. Giá tôm nguyên liệu tăng cao hơn so với
giá xuất khẩu là do chi phí sản xuất của Việt Nam còn quá cao. Thức ăn chăn nuôi, con giống,
thuốc thú y… chiếm tới hơn 70% tổng chi phí cho mỗi chu kỳ nuôi tôm.
- Về giá bán, tôm Việt Nam lại phải chịu thêm mức thuế chống bán phá giá cao hơn. Đối
thủ chính của tôm Việt ở thị trường Hoa Kỳ là Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, tuy nhiên Indonesia
không bị kiện bán phá giá, còn Ấn Độ và Thái Lan dù cũng bị áp thuế chống bán phá giá nhưng

có mức thuế thấp hơn so với Việt Nam. Không những vậy, giá thành sản xuất tôm ở các nước này
cũng thấp hơn Việt Nam rất nhiều nên các doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh về giá bán.
- Đó là cạnh tranh với nước ngoài, còn trong nước mức thuế này tác động không đồng đều
lên các doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp lớn, nhờ nhận được những đơn đặt hàng lớn, có
thương hiệu, lợi nhuận cao nên họ hoàn toàn đủ sức bù lấp phần thuế chống bán phá giá. Đối với
các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu với số lượng ít, lãi ít sẽ không đủ sức để cạnh tranh nếu phải
gánh cả thuế và khả năng đàm phán thuế không cao. Mặt khác, muốn giữ được thị phần ở thị
trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp lại tiếp tục phải giảm giá và cuối cùng phải chịu thiệt hại, thua
lỗ.
5.2.

Đối với Hoa Kì

- Phán quyết cuối cùng của toà án không những không làm cho người tiêu dùng Hoa Kỳ
được hưởng lợi mà họ còn phải mua tôm với giá cao hơn trước khi có vụ kiện, nguyên do chính
từ việc đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm tôm nhập khẩu đã làm giảm các nhà xuất
khẩu tôm vào thị trường này, mà theo các số liêu cho biết vốn dĩ lượng tôm nội địa không đủ đáp
ứng cho người tiêu dùng, đã dẫn tới tình trạng này.
- Cái mà chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được khi mà kết luận và đánh thuế chống bán phá tôm
đối với 6 nước xuất khẩu tôm chính vào Hoa Kỳ chính là bảo hé cho ngành khai thác tôm nội địa

22


và nhằm cứu vãn ngành này khái bê vực phá sản do công nghệ thấp, chi phí cao và ko thể cạnh
tranh được với tôm xuất khẩu.
III. Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá tra, cá ba sa của Việt Nam tại thị
trường Mĩ
1. Nguyên nhân Mĩ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá ba sa
Nguyên nhân chủ yếu mà Mĩ kiện các doanh nghiệp Việt Nam (còn có các doanh nghiệp

của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, …) là mặt hàng này bán thấp hơn hàng nội địa.
Điều này làm cho hàng nội địa không cạnh tranh lại và số lượng tiêu thụ giảm xuống ảnh hưởng
tới ngành nuôi cá catfish, nuôi trồng ở Mĩ. Do đó Mĩ tiến hành kiện các doanh nghiệp Việt Nam
bán phá giá nhằm trừng phạt Việt Nam bằng cách đánh thuế cao nhằm hạn chế hàng nhập khẩu
vào trong nước.
Nguyên nhân Mĩ tiến hành vụ kiện:
Cho tới năm 1970, cá da trơn hay catfish theo tiếng Anh vẫn chỉ là một thứ đặc sản của một số
vùng ở Mĩ và nhu cầu về sản phẩm này rất hạn chế.
Thực phẩm chế biến từ catfish thì ngày càng trở nên phổ biến hơn sau chiến dịch tiếp thị của các
trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến.
Sản lượng cá nuôi ở Mĩ tăng từ 2580 tấn năm 1970 lên 217.000 tấn vào năm 2001 với doanh số
trên nửa tỉ đô-la.
Các trại nuôi tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Mississippi tại các bang Mississippi, Alabana,
Arkansas và Louisiana.
Mức tiêu dùng catfish bình quân đầu người ở Mĩ tăng từ 0.41 pound vào năm 1985 lên 1 pound
vào năm 2001.
Tác động của hàng nhập khẩu:
Giá bình quân 1 pound mà các nhà nuôi catfish nhận được giảm từ 75 xen vào năm 2000 xuống
còn 66 xen vào năm 2002. Do đó hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mĩ (CFA) kết luận rằng giá bán
hiện thấp hơn chi phí sản xuất tới 15 xen.

23


Tổng doanh số cá catfish nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20% từ 446 triệu USD năm
2000 xuống còn 385 triệu USD vào năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ
0,008 đến 1 USD/pound (1 pound tương đương khoảng 0,454 kg).
Các chủ trại nuôi catfish “cáo buộc” các sản phẩm cá tra và ba sa từ Việt Nam là nguyên nhân
gây ra sự giảm sút này.
Hơn nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất

lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
2.

Diễn biến vụ kiện

Cuối năm 2000, CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy
cơ đe dọa ngành catfish Mỹ.
5/10/2001: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên catfish cho
riêng các loài cá nheo Mỹ.
Cuối năm 2001, CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường
Mỹ.
13/5/2002, Mỹ ban hành đạo luật trang trại, trong đó có điều khoản cấm các loại cá da
trơn nhập khẩu mang tên catfish.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp Hội chủ trại nuôi cá da trơn (CFA Mỹ đã đệ đơn kiện
một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy Ban
Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm cá tra và basa phile đông lạnh được bán thấp hơn
giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại về vật chất cho sản xuất nội địa.
Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOC xem xét.
Nếu Việt Nam xác định không theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế chống bán phá giá sẽ
là190%. Còn nếu Việt Nam xác định là có theo nền kinh tế thị trường thì, thì mức thuế suất chống
bán phá giá giá là 144%.
3/7/2002 Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ (USITC) gởi bản câu hỏi điều tra
cho các doanh nghiệp VN.
19/7/2002, Vasep và CFA tham dự điều trần trước USITC.
24


Lập luận của Mĩ:
Cá tra và ba sa của Việt Nam không phải là catfish.
Những đợt nhập cá đầu tiên từ Việt Nam vào Mĩ được mang thương hiệu dựa vào chữ “ba

sa” hay “tra”. Việc tiêu thụ không đạt hiệu quả do đó các nhà nhập khẩu Mĩ chuyển qua dùng
nhãn hiệu catfish.
Bao bì đóng gói của sản phẩm nhập từ Việt Nam cũng giống với các nhà sản xuất tại Mĩ.
3.

Cách tiến hành vụ kiện:

- Ngày 09/08/2002, USITC(Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ) mở ra một cuộc họp, cả năm
thành viên tham dự bỏ phiếu điều thống nhất kết luận: “ Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ,
USITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá da
trơn phile đông lạnh của Việt Nam”. Kết quả này sẽ được USITC công bố vào ngày 12/08.
Sau đó vụ kiện sẽ được chuyển sang Bộ Thương mại Mỹ tiến hành điều tra xem các doanh
nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ có bán phá giá hay không.
Kết luận cuối cùng sẽ được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra sớm nhất vào ngày 5/12/2002.

- Lịch trình tiến hành vụ kiện của Mỹ:
Công việc

Thời gian

CFA đệ đơn kiện

28/06/2002

USITC đưa ra kết luận sơ bộ và Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu điều tra

12/08/2002

xem Việt Nam có bán phá giá cá da trơn phile đông lạnh vào thị trường
Mỹ hay không*

Bộ Thương mại Mỹ kết thúc cuộc điều tra**

05/12/2002

Kết luận về cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ**

18/02/2003

Kết luận cuối cùng về vụ kiện**

04/04/2003

Ra bản án***

15/04/2003

* Nếu USITC đưa ra kết luận sơ bộ là không đe dọa và không gây hại đến ngành nuôi
catfish trong nước thì vụ kiện sẽ dừng ở đây.
** Thời hạn có thể kéo dài theo yêu cầu quá trình điều tra.

25


×