Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận tín dụng ngân hàng tổng quan về quy trình và sản phẩm tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần an bình (ABBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.46 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN
BÌNH (ABBANK).........................................................................................................2
1.1. Thông tin khái quát............................................................................................2
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi..................................................................2
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................3
1.4. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng...........................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH
TÍN DỤNG CỦA ABBANK.........................................................................................6
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng của ngân hàng ABBANK............................6
2.2. Quy trình tín dụng của ngân hàng....................................................................7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG ABBANK..........................................................................................................9
3.1. Bảng lãi suất của ABBANK...............................................................................9
3.1.1. Đối với khoản vay cơ sở..................................................................................9
3.1.2. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ (USD/EUR)............................................... 10
3.2. Tổng quan về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng..................................... 10
3.2.1. Sản phẩm tín dụng tiêu dùng......................................................................... 10
3.2.2. Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp.................................................................. 14
3.3. Sản phẩm dành cho khách hàng vừa và nhỏ (SME)...................................... 20
3.3.1. Giới thiệu về sản phẩm SME Top Up............................................................ 21
3.3.2. So sánh sản phẩm SME Top Up với các sản phẩm tương tự của ngân hàng
khác.............................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ABBANK
THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2014 – 2018............................................................ 31
4.1. Nhận xét về hoạt động tín dụng của ABBANK 2014 – 2018..........................31
4.2. So sánh hoạt động tín dụng của ABBANK với các ngân hàng khác.............32
KẾT LUẬN................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 37




DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Ký tự viết tắt

ABBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

BĐS

Bất động sản

ROS

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu


ROA

Tỷ lệ lợi nhuận ròng hữu trên tài sản

ROE

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

L/C

Letter of credit: thanh toán bằng thư tín dụng

D/A

Documents against acceptance: phương thức thanh toán trong giao dịch
thương mại quốc tế. Theo phương thức thanh toán này, nhà nhập khẩu
được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền
hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu

TT

Telegraphic Transfer: chuyển tiền bằng điện

IFC

Tổ chức tài chính quốc tế

CIC


Credit Infomation Center là tổ chức trung tâm thông tin tín dụng trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước. CIC có các hoạt động như thu nhận, phân
tích, xử lý, lưu trú, dự báo thông tin tín dụng nhằm phục vụ các công
việc trong các ngân hàng.


LỜI MỞ ĐẦU
Với tình hình hiện nay tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò
rất quan trọng trong phần nhiều những hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ cho đến siêu nhỏ. Nhiều ngân hàng tại
Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ chỉ trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, cung
cấp các dịch vụ ngân hàng nói chung và các hoạt động tín dụng nói riêng có chất lượng
tốt, không chỉ được đánh giá cao bởi các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước mà còn
đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận hằng năm của ngân hàng.
Một trong số những ngân hàng tiêu biểu đó là Ngân hàng TMCP An Bình
(ABBANK). Chính bởi lí do này, nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Tổng quan về quy
trình và sản phẩm tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK)”
để giới thiệu, phân tích, qua đó có thể so sánh với một số ngân hàng Thương mại cổ
phần nổi bật hiện nay tại Việt Nam.
Bài viết của nhóm em gồm 4 chương:
Chương I: Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK)
Chương II: Cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng và Quy trình tín dụng ngân hàng
ABBANK
Chương III: Tổng quan về các sản phẩm tín dụng của ABBANK
Chương IV: Nhận xét về hoạt động tín dụng của ABBANK theo báo cáo tài chính
2014 – 2018
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên bài làm không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất hy vọng sẽ được cô góp ý để bài tiểu luận của nhóm sẽ
được thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN
BÌNH (ABBANK)
1.1. Thông tin khái quát
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần đăng ký lần đầu
vào 17/05/1993 và thay đổi lần mới nhất: lần thứ 25 vào 22/07/2019:
Tên hiện nay: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, viết tắt: Ngân hàng
An Bình
Tên cũ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn An Bình
Tên tiếng Anh: An Binh Commercial Joint Stock Bank
Mã doanh nghiệp : 0301412222
Trụ sở chính: 170 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Vốn điều lệ: 5,713,113,550,000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10,000 đồng
Tổng số cố phần: 571, 311, 355.
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi:

2


Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng
đầu Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ.
Sứ mệnh: Cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với
nhu cầu của khách hàng.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) An Bình (ABBANK) được
thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do Ủy ban nhân dân thành phố HCM cấp vào
ngày 13/05/1993.
Năm 2004, ABBANK được nâng cấp từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng quy
mô đô thị; vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng vào năm 2002 đã tăng thành 70,04 tỷ đồng.
Năm 2005, cổ đông chiến lược tham gia: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), nâng vốn điều lệ đạt
165 tỷ đồng.
Năm 2006, ABBANK nâng vốn điều lệ lên 1131 tỷ đồng.
Năm 2007, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng. Tổng tài sản vượt
ngưỡng 16000 tỷ đồng.
Năm 2008, ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (Core
Banking), đưa vào hoạt động trên toàn hệ thống. Maybank chính thức trở thành Cổ
đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu cổ phần 15%. ABBANK
tăng vốn điều lệ lên 2705 tỷ đồng.
Năm 2009, Vốn điều lệ tăng lên 2.850 tỷ đồng vào tháng 7/2009 và đạt 3.482 tỷ
đồng vào cuối năm 2009. Maybank nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% lên 20% vào cuối
năm 2009.
Năm 2010, ABBANK phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh
giá 600 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Maybank.
ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.
Năm 2011, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 4200 tỷ đồng.

3


Năm 2012, ABBANK đạt hơn 140 điểm giao dịch tại 29 tỉnh/thành trên toàn
quốc.
Năm 2013, ABBANK tăng vốn điều lệ lên gần 4800 tỷ đồng.

Năm 2014, ABBANK công bố Tầm nhìn, Sứ mệnh, Mục tiêu và các Sáng kiến
chiến lược giai đoạn 2014 - 2018. Tháng 12/2014, ABBANK là một trong 4 Ngân hàng
đầu tiên của Việt Nam triển khai dịch vụ Chuyển khoản liên quốc gia.
Ngày 15/10/2015, ABBANK được Moody’s Xếp hạng Tín nhiệm trong nhóm
tín nhiệm cao nhất hệ thống NH TMCP Việt Nam, tính trên 03 chỉ số quan trọng: Sức
mạnh tài chính cơ sở (b3), tín nhiệm tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (b2), tín nhiệm tổ chức
phát hành nội tệ và ngoại tệ (b2). ABBANK là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển
khai dịch vụ thanh toán tiền điện trên hệ thống ATM/POS của ABBANK dành cho chủ
sở hữu thẻ mang thương hiệu VISA.
Năm 2016, vốn điều lệ đạt 5319 tỷ đồng. Tháng 05/2016, ABBANK nhận giải
thưởng Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2016 do Global Banking
and Finance Review bình chọn. Moody’s nâng Xếp hạng Tín nhiệm cho ABBANK.
Mạng lưới giao dịch đạt 159 điểm giao dịch trên 33 tỉnh/thành phố.
Năm 2017, ABBANK tiếp tục nằm trong Top 5 Ngân hàng Thương mại Cổ phần
tư doanh Xếp hạng Tín nhiệm cao nhất tại Việt Nam, nhận giải thưởng Best SME
Product Việt Nam do IMF trao tặng. Mạng lưới ABBANK đạt 165 điểm giao dịch trên
34 tỉnh/thành phố.
Năm 2018, ABBANK là “Đại lá lành” trong chương trình “Cặp lá yêu thương” do
Trung tâm tin tức VTV 24 - Đài truyền hình Việt Nam tổ chức; triển khai thành công
Dự án “Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của ABBANK”; được Moody’s tiếp
tục đánh giá tích cực và nâng hạng ở các chỉ số: xếp hạng Tín nhiệm cơ sở (b1); xếp
hạng rủi ro Đối tác nội - ngoại tệ dài hạn (Ba3); xếp hạng tiền gửi ngoại tệ, tiền gửi nội
tệ và đối tác phát hành (b1); nhận giải thưởng Best SME Product Việt Nam 2018; giải
thưởng Ngân hàng phát triển Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018, giải thưởng Ngân hàng
Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2018 do Tạp chí Global Banking and Finance
Review trao tặng.
4


1.4. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Hội đồng quản trị bao gồm các ủy ban trực thuộc: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản
lý rủi ro, Ủy ban Quản lý chiến lược, Ủy ban Xử lý nợ, Ủy ban xử lý rủi ro. Ngoài ra
còn có văn phòng Hội đồng quản trị.
Ban Kiểm soát có bộ phận Kiểm toán nội bộ.
Ban Điều hành phụ trách các khối, các trung tâm, các đơn vị kinh doanh và hội
đồng/đơn vị trực thuộc Ban điều hành:
Hội đồng/ đơn vị trực thuộc Ban điều hành gồm: hội đồng quản lý tài sản nợ - tài
sản có, hội đồng giám sát rủi ro, các công ty con, hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư.
Các khối trực thuộc ban điều hành:
Khối khách hàng cá nhân: phòng bán hàng và quản lý bán hàng, phòng phát
triển sản phẩm, phòng phát triển đối tác.
Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): phòng bán hàng và quản lý
bán hàng, phòng phát triển sản phẩm, phòng phát triển đối tác.
Khối khách hàng doanh nghiệp: phòng bán hàng và quản lý bán hàng, phòng
phát triển sản phẩm, phòng phát triển đối tác.
Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: phòng kinh doanh có thu nhập cố
định, phòng kinh doanh ngoại hối và phát sinh, phòng quản lý hoạt động nguồn vốn,
phòng FI.
Khối vận hành và dịch vụ khách hàng: trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm
thanh toán quốc tế, trung tâm thanh toán nội địa, trung tâm vận hành tín dụng, phòng
phòng chống rửa tiền.
Khối công nghệ ngân hàng: trung tâm phát triển ứng dụng, trung tâm quản lý
và vận hành dịch vụ, phòng an toàn thông tin, phòng quản trị công nghệ thông tin.
Khối quản lý rủi ro: phòng quản lý rủi ro thị trường, phòng quản lý rủi ro hoạt
động, phòng quàn lý rủi ro và chính sách tín dụng, phòng dự án Basel.
Khối thẩm định và duyệt tín dụng: trung tâm thẩm định và duyệt tín dụng,
phòng thẩm định tài sản.
5



Khối tài chính – kế toán: trung tâm kế toán, trung tâm tài chính, phòng thông
tin quản trị MIS và IFRS.
Khối tổng hợp: phòng truyền thông và marketing, phòng phát triển mạng lưới,
phòng mua sắm, phòng hành chính.
Khối quản trị nguồn nhân lực: trung tâm đào tạo và phát triển, phòng quản
lý nhân sự, phòng tuyển dụng, phòng lương và chế độ đãi ngộ.
Ban pháp chế và tuân thủ: phòng pháp chế, phòng giám sát tín dụng, phòng
giám sát phí tín dụng.
Ban xử lý nợ: phòng xử lý nợ phía Bắc, phòng xử lý nợ phía Nam, phòng giám
sát và khắc phục nợ có vấn đề.
Các trung tâm: trung tâm thẻ, trung tâm kiều hối, trung tâm telesales
Các đơn vị kinh doanh: các chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch,…
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH TÍN
DỤNG CỦA ABBANK
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng của ngân hàng ABBANK
Bộ phận tín dụng của ngân hàng ABBANK gồm có:
Hội đồng tín dụng (trực thuộc hội đồng quản
trị) Ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban xử lý rủi ro
Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có, hội đồng giám sát rủi ro, hội đồng tín
dụng
Khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, khối quản lý
rủi ro, khối thẩm định và phê duyệt tín dụng, ban pháp chế và tuân thủ, ban xử lý nợ.
Các đơn vị kinh doanh: sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, …

6


2.2. Quy trình tín dụng của ngân hàng
Bước 1: Tiếp cận khách hàng

Cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm và tiếp thị khách hàng mới trên cơ sở đã đăng
ký chỉ tiêu kế hoạch với ban lãnh đạo - bộ phận quan hệ khách hàng nằm trong phòng
tín dụng nói chung.
Trong bước này, các nhân viên tín dụng (cá nhân, doanh nghiệp, SME ) phải tiếp
cận trực tiếp cũng như gián tiếp với khách hàng theo tiêu chí của bản kế hoạch kinh
doanh hằng năm của ABBANK. (Trong đó có nêu rõ chỉ tiêu về khách hàng - đối
ngoại)
Bước 2: Thông tin khách hàng
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn
chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Khả năng sử dụng vốn vay
Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 3: Thẩm định khách hàng
Công việc này của ABBANK là sự tham gia của cả cán bộ tín dụng chịu trách
nhiệm hồ sơ của khách hàng đó và bộ phận tái thẩm định thực hiện.
Cán bộ tín dụng có thể kiêm luôn công việc của cán bộ thẩm định. Với những dự
án lớn có giá trị trên 20 tỷ thì phải do phòng thẩm định hội sở thẩm định.
Sau quá trình thẩm định, dù có đồng ý cấp tín dụng hay không đều phải scan tài
liệu và chuyển cho phòng quản lý rủi ro. Có sự tham gia của phòng quản lý rủi ro trong
quá trình đánh giá, thẩm định tín dụng.
Thẩm định khách hàng là việc xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách
hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay, gồm
Tài sản đảm bảo: Khách hàng có tài sản để đảm bảo cho khoản vay sắp tới
không? Nếu có thì tài sản là gì? Nhà đất hay xe oto hay tài sản gì khác?

7


Thu nhập của khách là bao nhiêu: Ngân hàng chấp nhận các nguồn thu nhập từ

lương (có đủ hồ sơ như bước 2). Ngân hàng sẽ hỏi hàng tháng Khách hàng có nguồn
thu nhập ổn định không? Nguồn thu đến từ đâu? Hàng tháng nhận bao nhiêu tiền?
Ngoài nguồn thu của bản thân thì còn nguồn thu nào khác không (cho thuê nhà, thuê
xe, cho thuê tài sản…) hoặc vợ/chồng có thu nhập không?…
Bước 4: Quyết định và hợp đồng
Với những khoản vay dưới 60 tỷ, giám đốc chi nhánh được toàn quyền quyết
định.
Với khoản vay từ 60-100 tỷ tổng giám đốc hội sở chính có toàn quyền quyết
định.
Với các khoản vay trên 100 tỷ sẽ do hội đồng tín dụng trung ương ra quyết
định.
Thời hạn ra quyết định là 5 ngày với khoản vay cá nhân, 10 ngày với các khoản
vay dưới 20 tỷ, 21 ngày với các khoản vay trên 20 tỷ
Bước 5: Giải ngân, thu nợ và giám sát tín dụng
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín
dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Bộ phận quan hệ khách hàng trình lên bộ phận tín dụng tờ đơn xin giải ngân. Bộ
phận tín dụng gửi lại cho bộ phận kế toán để xuất các giấy tờ cần thiết và phục vụ lưu
trữ
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa
hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và
đảm bảo khả năng thu nợ nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền
hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm
bảo khả năng thu nợ.
8


Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là bước cuối cùng trong một quy trình cấp tín dụng.
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ, 7 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ, cán bộ
tín dụng thông báo cho khách hàng về khoản vay đến hạn bao gồm nợ gốc, nợ lãi và
phí.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG ABBANK
3.1. Bảng lãi suất của ABBANK
3.1.1. Đối với khoản vay cơ sở
Kỳ hạn khoản vay
Dưới 6 tháng

Từ 06 tháng đến dưới 12 tháng

12 tháng

Trên 12 đến 24 tháng

Trên 24 đến 36 tháng

Trên 36 tháng

Kỳ điểu chỉnh lãi suất

LSCV cơ sở (%/năm)

1 tháng/lần

6.1

2 tháng/lần


6.3

3 tháng/lần

6.9

1 tháng/lần

6.1

2 tháng/lần

6.3

3 tháng/lần

7.2

1 tháng/lần

6.3

2 tháng/lần

6.5

3 tháng/lần

8.1


1 tháng/lần

6.8

2 tháng/lần

7.0

3 tháng/lần

8.1

1 tháng/lần

7.0

2 tháng/lần

7.2

3 tháng/lần

8.1

1 tháng/lần

7.3

2 tháng/lần


7.5
9


3 tháng/lần

8.1

3.1.2. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ (USD/EUR)
Kỳ hạn khoản vay
Đến 12 tháng

Trên 12 tháng

Kỳ điều chỉnh lãi suất

LSCV cơ sở (%/năm)

1 tháng/lần

2.6

2 tháng/lần

2.6

3 tháng/lần

2.6


1 tháng/lần

3.1

2 tháng/lần

3.1

3 tháng/lần

3.1

3.2. Tổng quan về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng
3.2.1. Sản phẩm tín dụng tiêu dùng
Hiện nay, ngân hàng có rất nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với các nhu cầu khác
nhau của khách hàng cá nhân, cho cả bản thân và gia đình, như hỗ trợ tài chính du học,
mua xe, mua nhà, trả góp các khoản mua sắm,… nhằm giúp khách hàng có nhiều sự
lựa chọn về lãi suất, điều kiện trả lãi, thời hạn trả nợ,…
a. Cho vay mua nhà dự án
Mục đích: Giúp khách hàng mua được căn hộ như mong muốn từ các dự án bất
động sản liên kết.
Thủ tục nhanh gọn, giúp khách hàng có được nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu
kịp thời.
Đối tượng khách hàng: Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có độ tuổi từ
18 tuổi và khi kết thúc khoản vay không quá 65 tuổi, có hộ khẩu/tạm trú dài hạn cùng
địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh của ngân hàng hoặc các địa bàn lân cận nơi ngân
hàng cho vay.

10



Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng, hồ sơ pháp lý
của người vay và bên bảo lãnh, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hồ sơ chứng
minh thu nhập, hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm.
Tài sản đảm bảo: Bất động sản có giấy chứng nhận hợp lệ thuộc sở hữu của
khách hàng hoặc bên thứ 3, hoặc chính căn hộ dự định mua.
Mức cho vay: Tối đa 90% tổng nhu cầu vay vốn của khách hàng
Thời hạn vay: Tối đa 2 năm.
Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc hàng tháng/hàng quý.
b. Cho vay mua nhà đất đã có giấy chứng nhận
Mục đích:
Giúp khách hàng thanh toán tiền mua/nhận chuyển nhượng bất động sản
(BĐS).
Giúp khách hàng bù đắp số tiền khách hàng đã vay mượn của bên thứ 3 để
thanh toán số tiền mua/nhận chuyển nhượng BĐS.
Đối tượng khách hàng: Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có hộ
khẩu/tạm trú cùng địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh của ngân hàng hoặc các địa bàn
lân cận nơi ngân hàng cho vay, tuổi từ 18 trở lên và kết thúc khoản vay không quá 65
tuổi.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng, hồ sơ pháp lý
của người vay và bên bảo lãnh tài sản, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (giấy
tờ bất động sản dự định mua, hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc,..), hồ sơ chứng minh
nguồn thu nhập, hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm.
Tài sản bảo đảm: Bất động sản đã có giấy chứng nhận thuộc sở hữu hợp pháp
của khách hàng hoặc bên thứ 3 hoặc chính bất động sản dự định mua.
Thời hạn vay: Tối đa 240 tháng, thời gian ân hạn là tối đa 12 tháng.
Mức cho vay: Tối đa 90% tổng nhu cầu vốn của khách hàng.

11



Phương thức trả nợ: Gốc trả đều hàng tháng/hàng quý, lãi trả hàng tháng theo
dư nợ giảm dần; hoặc số tiền trả nợ bao gồm tổng gốc + lãi hàng tháng trả bằng nhau,
lãi tính trên dư nợ giảm dần.
c. Cho vay mua xe ô tô
Mục đích: Phục vụ cho việc đi lại hoặc kinh doanh của khách hàng, hoặc hoàn
lại/bù đắp số tiền khách hàng đã vay mượn của bên thứ 3 để thanh toán cho bên bán xe.
Đối tượng khách hàng: Là cá nhân người Việt Nam/chủ hộ kinh doanh cá
thể/chủ cơ sở sản xuất kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý của người vay và bên bảo
lãnh, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (giấy báo giá, biên lai đặt cọc, hợp
đồng mua xe,..), tài liệu chứng minh thu nhập, hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo:
Chính xe ô tô khách hàng dự định mua
Bất động sản thuộc sở hữu khách hàng hoặc của bên thứ
3 Sổ tiết kiệm do ngân hàng cho vay phát hàng.
Thời hạn cho vay: Tối đa 84 tháng đối với TSBĐ là chính xe mua mới, tối đa
120 tháng đối với TSBĐ là bất động sản, sổ tiết kiệm cho ngân hàng phát hành.
Hạn mức cho vay: Tối đa 90% nhu cầu vốn của khách hàng.
Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc hàng tháng hoặc hàng quý.
d. Sản phẩm cho vay thấu chi
Tiện ích sản phẩm:
Khách hàng có thể chi tiêu vượt số dư trên tài khoản thanh
toán Khách hàng có thể trả nợ và rút vốn bất kì lúc nào
Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền thực tế sử dụng
Thủ tục cấp hạn mức thấu chi đơn giản, nhanh chóng

12



Đối tượng khách hàng: Là cá nhân người Việt Nam, có độ tuổi từ 18 tuổi trở
lên và tại thời điểm kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi, có hộ khẩu thường trú/tạm
trú dài hạn tại địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh của ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi, giấy ủy quyền trích tài
khoản, hồ sơ pháp lý của khách hàng, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ chứng minh công
việc và thu nhập.
Hình thức cấp thấu chi: Có TSBĐ hoặc không có TSBĐ.
Hạn mức cấp thấu chi:
Thấu chi có TSBĐ: tối đa 1 tỷ đồng
Thấu chi không có TSBĐ: tối đa 200 triệu đồng.
Thời hạn cho vay: 1 năm
Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng hoặc cuối kỳ, gốc thu ngay khi tài
khoản có số dư hoặc vào ngày kết thúc thời hạn của hạn mức thấu chi.
e. Cho vay sản xuất, kinh doanh
Mục đích: Giúp khách hàng có đủ nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối tượng khách hàng: Là cá nhân người Việt Nam/chủ hộ kinh doanh cá
thể/chủ cơ sở sản xuất kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tài sản bảo đảm:
Bất động sản thuộc sở hữu khách hàng hoặc của bên thứ
3 Phương tiện vận chuyển thuộc sở hữu của khách hàng
Sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành
Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho
vay từng lần.
Hạn mức cho vay: Tối đa 90% nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc cuối kỳ.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý của người vay, tài liệu
chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng đầu ra/đầu vào, hóa đơn mua/bán
13



hàng,...), tài liệu chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng
cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh của người vay và người cùng trả nợ), hồ
sơ về tài sản đảm bảo,…
f. Cho vay tiêu dùng tín chấp
Đối tượng khách hàng
Cá nhân là người Việt Nam
Có thu nhập ổn định từ lương
Thuộc đối tượng cán bộ, công nhân viên chức công tác tại các cơ quan/tổ
chức/doanh nghiệp Nhà nước hoặc ngoài quốc doanh thỏa mãn điều kiện của ngân
hàng từng thời kỳ
Có độ tuổi từ 22 tuổi trở lên
Có hộ khẩu thường trú/tạm trú dài hạn tại địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh
của ngân hàng hoặc các địa bàn lân cận nơi ngân hàng cho vay.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý của người vay, hồ sơ
chứng minh công việc và thu nhập,..
Tài sản đảm bảo: Không có
Hạn mức cho vay: Tối đa lên đến 200 triệu đồng.
Thời hạn vay: Tối đa 60 tháng.
Lãi suất: Tuỳ theo lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.
Phương thức trả nợ: Gốc trả đều hàng tháng, lãi trả hàng tháng.
3.2.2. Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp
a. Tài trợ vốn lưu động
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để mua vật tư,
hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, thanh toán lương, thuế và các chi phí ngắn hạn khác.
Điều kiện vay vốn:
Có tư cách pháp nhân

14



Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi, phù hợp với các quy định
của pháp luật
Có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định
Có khả năng tài chính để bảo đảm khả năng trả nợ
Có hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp hoặc đủ điều kiện tín chấp một phần
hay toàn bộ
Thời hạn vay: Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn vay tối đa là 12
tháng.
Lãi suất: Linh hoạt với từng phương thức và thời hạn cho vay. Bên cạnh đó, có
chính sách lãi suất ưu đãi với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng và tài sản bảo đảm tốt.
Tài sản bảo đảm: Quyền sử dụng đất, nhà xưởng; máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu; các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi,…
Hồ sơ vay vốn:
Hồ sơ sử dụng vốn vay: Giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, các hợp
đồng kinh tế đầu vào – đầu ra
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Hồ sơ tài chính
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
b. Tài trợ nhập khẩu
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động để thanh toán nhập khẩu nguyên vật
liệu, vật tư, hàng hóa,..
Lãi suất: Tuỳ theo lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.
Hạn mức vay: Dựa trên nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Tài sản bảo đảm: Hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu; Bất động sản, động sản
và các giấy tờ có giá.
Điều kiện vay vốn
Có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động xuất nhập khẩu
Có tình hình tài chính lành mạnh bảo đảm khả năng trả nợ

15


Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi
Mặt hàng nhập khẩu không bị pháp luật nghiêm cấm
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn
Phương án sản xuất kinh doanh
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Hợp đồng nhập khẩu
Hồ sơ tình hình tài chính
Hồ sơ bảo đảm tiền vay

c. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh
cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,
quy mô nhỏ, hạn chế về quản lý tài chính có nhu cầu vay bổ sung vốn kinh doanh và
muốn được trả góp định kỳ; vốn đăng ký kinh doanh < 1 tỷ đồng.
Thời hạn vay: Tối đa 36 tháng
Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, trả vốn không qá 3 tháng/kỳ.
Hạn mức vay: Theo nhu cầu thực tế, khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng,
không quá 3 tỷ.
Lãi suất: Tuỳ theo lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.
Tài sản bảo đảm: Bất động sản, động sản và các giấy tờ có giá.
Hồ sơ vay vốn:
Hồ sơ sử dụng vốn: Giấy đề nghị vay vốn và hồ sơ dự án
Hồ sơ pháp lý
Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
Hồ sơ tình hình tài chính

Hồ sơ tài sản đảm bảo

16


d. Cho vay cầm cố hàng hóa
Mục đích: Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua trong nước hoặc
nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo rằng cấm cố chinh lô được tài sản vốn.
Hàng hóa chấp nhận cầm cố: Hạt nhựa chính phẩm, sắt thép, gỗ nguyên liệu,
gạo, cà phê,..
Hồ sơ vay vốn: Hợp đồng mua bán, L/C nhập khẩu.
e. Cho vay mua xe ô tô doanh nghiệp
Mục đích: Tài trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua xe phục vụ hoạt động
đi lại của chính doanh nghiệp.
Thời hạn vay: Linh hoạt, tối đa lên đến 60 tháng.
Phương thức trả nợ: Vốn gốc và lãi vay trả hàng tháng
Hạn mức vay: Tỷ lệ cho vay lên đến 95% giá trị xe.
Tài sản bảo đảm: Chính chiếc xe dự định mua hoặc bất động sản.
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn
Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng mua xe ô tô phù hợp với
mục đích vay vốn, hồ sơ chiếc xe định mua, ban chính chừng từ nộp tiền,..)
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Hồ sơ tài chính
f. Cho vay thấu chi doanh nghiệp
Mục đích: Cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng đến hạn mức tối đa.
Đối tượng khách hàng: Các khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi
thanh toán.

Thời hạn vay: Tối đa 12 tháng
Lãi suất: Theo lãi suất thấu chi hiện hành.
17


Hồ sơ yêu cầu:
Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi
Giấy đề nghị điều chỉnh hạn mức thấu chi
Các hồ sơ khác.
g. Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
Mục đích: Tài trợ vốn lưu dộng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để thực hiện
các phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, với nguồn trả nợ chính cho
khoản vay là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh, có giấy
phép thực hiện hoạt động xuất khẩu theo đúng ngành nghề hoạt động. Các doanh
nghiệp xuất khẩu có hoạt động hiệu quả và tài chính lành mạnh dễ dàng tiếp cận vốn.
Hồ sơ đăng ký:
Giấy đăng ký mở tài khoản
Hợp đồng ngoại thương, L/C xuất khẩu bản chính
Các hợp đồng ngoại, L/C có giá trị lớn của khách hàng
Các hồ sơ khác
Phương thức thanh toán: L/C, D/A, D/P, TT, CAD
Thời hạn vay: Thời hạn hạn mức tối đa 12 tháng, thời hạn giấy nhận nợ phụ
thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng tối đa không quá 6 tháng.
Phương thức trả nợ: Thu nợ ngay khi chiết khấu/ngay khi tiền thanh toán hàng
xuất khẩu về tài khoản của khách hàng.
Hạn mức cho vay: Theo giá trị hợp đồng ngoại hoặc giá trị L/C.
h. Tài trợ thương mại
Mục đích: Hỗ trợ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh.
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp

tại Việt Nam.
Thời hạn vay: Tối đa 12 tháng.
18


Phương thức vay: vay theo món, vay theo hạn mức tín dụng.
Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng, trả vốn cuối kỳ hoặc giảm dần dư nợ.
Lãi suất: Theo quy định của ngân hàng tại thời điểm giải ngân.
i. Tài trợ dự án đầu tư
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện một dự án đầu tư mới,
nâng cao năng lực sản xuất.
Điều kiện vay vốn: Có tư cách pháp nhân, có giấy phép đầu tư, có dự án đầu tư
khả thi, có tình hình tài chính đảm bảo khả năng trả nợ.
Thời hạn vay: Vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, vay dài hạn trên 60
tháng.
Tài sản bảo đảm: Đa dạng, có thể là tài sản hình thành từ vốn vay.
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn và hồ sơ dự
án Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
Hồ sơ tình hình tài chính
Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
k. Cho vay đồng tài trợ
Đối tượng:
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam, các dự án lớn khả thi
Mức vay của khách hàng để thực hiện dự án vượt mức giới hạn cho vay theo
quy định hiện hành.
Khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng muốn phân tán rủi ro khi cho vay.
Khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.


Nguyên tắc cho vay đồng tài trợ:
Các bên tham gia đồng tài trợ sẽ chọn ra một ngân hàng làm ngân hàng đầu
mối để triển khai.
19


Các bên đồng tài trợ sẽ cùng tiến hành thẩm định dự án.
Các bên đồng tài trợ thống nhất hạn mức cho vay, điều kiện cho vay với khách
hàng thông qua ngân hàng đầu mối.
Thời hạn vay:
Trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm
Dài hạn: Trên 5 năm
Ngắn hạn: Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể
Phương thức trả nợ: Lãi và nợ gốc trả định kỳ theo thỏa thuận giữa các bên
đồng tài trợ và khách hàng.
Tài sản bảo đảm:
Bất động sản: Nhà ở, nhà xưởng, nhà văn phòng, quyền sử dụng đất,..
Động sản: Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa tồn kho,..
Chứng từ có giá: Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,..
Tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay)
Tài sản bảo đảm khác.
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn, hồ
sơ pháp lý, hồ sơ sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm.
3.3. Sản phẩm dành cho khách hàng vừa và nhỏ (SME)
Với mục tiêu tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng ABBANK tập trung phát
triển bộ sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong đó bộ sản phẩm
Cho vay tín chấp là một trong những sản phẩm nối bật được ngân hàng tích cực triển
khai.
Bộ sản phẩm này khởi nguồn bao gồm 3 sản phẩm chính như sau: SME Easy,
SME Easy Plus và SME TopUp phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và

nhỏ với các mục đích chuyên biệt khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại, ngân hàng chỉ còn lại
sản phẩm cho vay tín chấp duy nhất là SME Top Up do nợ xấu đến từ 2 sản phẩm còn
lại quá cao.

20


3.3.1. Giới thiệu về sản phẩm SME Top Up

Đối tượng
khách
hàng

SME TOP UP
Là sản phẩm cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm dành cho khách hàng SME hiện tại
Khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được duyệt vay vốn tại
ABBANK có tài sản bảo đảm (TSBĐ) là bất động sản/động sản rủi ro
trung bình, thấp và có nhu cầu cấp thêm khoản tín dụng không có TSBĐ
Áp dụng với tất cả các đơn vị kinh doanh
Tiêu chí
Điều kiện chung

Nội dung
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy chế cho vay
của ABBANK

Xếp hạng tín

SME Scoreboard: BBB trở lên


dụng

Xếp hạng tín dụng nội bộ ABBANK: AA trở lên

Địa bàn hoạt

Khách hàng thuộc phạm vi địa bàn nơi đặt trụ sở của

động

đơn vị cấp tín dụng

Thời gian thành

Tối thiểu 2 năm trong lĩnh vực đề nghị cấp tín dụng

lập và hoạt động
Điều kiện

Khách hàng dã được cấp khoản vay có TSBĐ (ngắn

sử dụng

hạn hoặc trung hạn) tại ABBANK tại thời điểm xét

sản phẩm

cấp vay vốn. TSBĐ cho khoản vay là bất động sản/
động sản thuộc nhóm rủi rot rung bình trở lên. Giá
trị TSBĐ căn cứ trên báo cáo/biên bản định giá còn

Đối tượng

hiệu lực tối thiểu 03 tháng
Khách hàng không vi phạm việc thực hiện các yêu
cầu/ điều kiện phê duyệt của các khoản vay khác tại
ABBANK tính đến thời điểm xét duyệt vay vốn


Khách hàng chưa được cấp tín dụng dưới hình thức
cho vay không TSBĐ theo các sản phẩm khác
Năng lực

Giám đốc/ Tổng giám đốc hoặc thành viên góp vốn
21


chính/ cao nhất có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực đề nghị cấp tín dụng
Vốn lưu động tong năm tài chính liền kề > 0
Lợi nhuận sau thuế năm tài chính liền kề > 0
Đối với khoản vay trên 500 triệu, thỏa mãn thêm
điều kiện:
hệ số khả năng trả nợ ≥ 1

hệ số khả năng thanh toán lãi vay ≥ 1

Tài chính

ROS và ROA ≥ 1.5% (Ngành công nghiệp chế


biến, sản xuất và xây dựng), ≥ 0.5% (ngành

thương mại, dịch vụ và ngành khác);ROE ≥

2% (Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và
xây dựng), ≥ 0.6% (ngành thương mại, dịch

vụ và ngành khác)
hệ số tài trợ ≥ 20%

Lĩnh vực kinh
doanh

Không thuộc danh mục ngành không được cấp tín
dụng không có TSBĐ (theo quy định của ABBANK)
Không có nợ
Nhóm 2 quá 01 lần trở lên trong 12 tháng gần

CIC

nhất

Khách hàng

Nhóm 2 trở lên tại thời điểm xét cấp tín dụng

Người có liên

Nhóm 3 – 5 trong vòng 03 năm gần nhất


quan
Thành vien góp
vốn chính/ cao
nhất

Không có nợ cơ cấu tại ABBANK và các tổ chức
tín dụng khác trong 24 tháng gần nhất
Không có nợ bán qua VAMC trong 24 tháng gần
nhất tính đến thời điểm cấp tín dụng
Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh
nghiệp và người hôn phối cũng phải thỏa mãn điều
22


×