Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ke hoach doi moi day hoc o truong tHCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.68 KB, 17 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tài liệu này gồm phần mở đầu và các phần chính sau:
Phần I. Yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông
Phần II. Thực trạng dạy học ở trường THCS
Phần III. Định hướng đổi mới PPDH ở trường THCS
Phần IV. Giải pháp đổi mới PPDH ở trường THCS
Phần V. Khái niệm PPDH và các bình diện của PPDH
Phần VI. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho giáo viên về
đổi mới phương pháp dạy học ở trường
Mở đầu: Giới thiệu những nội dung chính sau:
1. Mục tiêu của đợt tập huấn
Khoá học nhằm giúp học viên - cán bộ quản lí giáo dục nhận thức rõ hơn về
việc đổi mới PPDH ở trường THCS, để từ đó làm tốt hơn công tác chỉ đạo và hỗ
trợ giáo viên trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ GV
THCS.
2. Tiến trình và phương pháp làm việc
- Học viên sẽ được tiếp cận với các tài liệu nguồn; trong mỗi buổi học, giảng
viên sẽ đưa ra những nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể cho mỗi nội dung được đưa ra
trong khoá học.
- Học viên sẽ thực hiện các hoạt động trong mỗi buổi học, với hình thức cá
nhân hoặc nhóm. Khoá học đề cao sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của các cá nhân
để tăng cường khả năng phối hợp và sự hiểu biết sâu hơn về nhận thức của mỗi cá
nhân.
3. Các kết quả và sản phẩm sau khoá học
- Kết quả đạt được trong khoá học sẽ là những ý kiến trao đổi, thống nhất
được các học viên đưa ra trong mỗi buổi học tương ứng với những nội dung và yêu
cầu của tài liệu.
- Kết thúc khoá học, học viên sẽ có hoạt động tự đánh giá kết quả đạt được
của bản thân sau khoá học.
51


PHẦN I. YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA VIỆC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đối với giáo dục
+ Xã hội thông tin
+ Kinh tế tri thức
+ Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và toàn cầu hoá
+ Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế, với mục tiêu đào
tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài.
1.2.Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THCS
Các văn bản pháp quy có đề cập đến vấn đề đổi mới GDCS, trong đó có
giáo dục THCS
+ Nghị quyết 40/2000/QH10
+ Chỉ thị 14/2001/CT-TTg
+ Chiến lược phát triển giáo dục
+ Luật giáo dục( sửa đổi năm 2005)
Hoạt động 1
Từ thực tiễn của GD hiện nay và từ các văn bản pháp quy nêu trên,
ông/bà hãy chỉ ra 3 lí do phải đổi mới PPDH ở trường phổ thông và sắp
xếp theo thứ tự với số 1 là lí do cấp thiết nhất. Giải thích cho sự lựa chọn
của mình.
PHẦN II. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC Ở TRƯỜNG THCS
2.1. Thực trạng
Vấn đề đổi mới PPDH đã được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ
thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới CT và SGK thì
vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới
PPDH đã diễn ra rộng khắp trong ngành GD toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới
PPDH chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng
miền trong cả nước. Xem xét thực trạng đổi mới PPDH ở trường THCS, có thể
thấy nổi lên một số vấn đề như sau:
52

- Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều trường, nhiều môn học hiện nay vẫn
là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, học
sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động.
- Việc sử dụng phối hợp các PPDH để phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh còn hạn chế.
- Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải
quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn chưa được chú trọng.
2.2.Nguyên nhân
- Giáo viên chưa được trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới
PPDH nên còn lúng túng, đa số GV mới hiểu vấn đề đổi mới PPDH ở hình
thức bên ngoài (ví như đổi mới chỉ là tăng cường thảo luận nhóm hoặc phải
sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử,... trong các giờ học) mà chưa chú ý được
đến bình diện bên trong của PPDH (hiệu quả và sự phù hợp của các phương
pháp đối với nội dung và đặc thù môn học).
- Phương tiện, thiết bị dạy học ở nhiều trường còn nghèo nàn, không thuận
lợi cho việc áp dụng PPDH mới, nhất là các PPDH hiện đại.
- Đời sống của nhiều GV còn khó khăn, trong khi số tiết dạy trong tuần
của GV cao, nên GV ít có thời gian đầu tư thoả đáng cho việc đổi mới
PPDH.
- Động cơ thái độ học tập của nhiều HS chưa thật tốt. HS vẫn quen với lối
học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào
các nội dung học tập
- Các cơ quan nghiên cứu chưa đầu tư nhiều vào việc bồi dưỡng giáo viên và
các cán bộ quản lí về đổi mới PPDH (chưa có những công trình nghiên cứu
vừa đảm bảo cơ sở lí luận, vừa giải quyết được việc chỉ dẫn cho giáo viên
dạy học theo hướng tích cực,...)
- Việc kiểm tra thi cử mặc dầu có những đổi mới nhưng vẫn mang tính
hình thức, chưa khuyến khích được cách học thông minh, sáng tạo của
học sinh.
53

- Các trường sư phạm chưa có sự đổi mới căn bản về chương trình và
phương pháp đào tạo cho sinh viên.
- Hệ thống quản lí, chỉ đạo, thanh tra chuyên môn ở nhiều nơi còn cứng
nhắc, máy móc, chưa tạo điều kiện cho các hoạt động sư phạm sáng tạo
của GV.
Hoạt động 2
Ông/bà hãy cùng trao đổi về thực trạng đổi mới PPDH của đội ngũ
GV ở trường mình với đồng nghiệp để có những đánh giá khách quan,
chính xác về những mặt đã làm được và những mặt hạn chế của công
tác này đối với trường của ông/bà.
PHẦN III.
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
THCS
3.1. Định hướng chung:
Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được qui định trong Luật giáo dục
và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn
sách giáo khoa THCS. Định hướng đó là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THCS là hướng tới giúp học
sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ
máy móc. Cụ thể là:
- Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ dạy
học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối
phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng
lực tự học dưới sự giúp đỡ, hưỡng dẫn, tổ chức của giáo viên.
54
- Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng

loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo
các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm...
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học:
+ Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh động, lí
thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm
mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau
+ Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống
của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên
cứu trong thực tiễn cuộc sống,...
3.2. Cụ thể hoá định hướng chung vào một số môn học
Hoạt động 3
Ông/bà hãy cụ thể hoá định hướng chung về đổi mới PPDH vào môn
học mà ông/bà đã từng giảng dạy để thấy rõ được việc vận dụng những
định hướng về đổi mới PPDH theo đặc thù bộ môn.
PHẦN IV. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS
4.1. Một số giải pháp cơ bản
4.1.1. Xây dựng mô hình lí luận, xác định quan điểm, định hướng đúng đắn và
những biện pháp khả thi nhằm đổi mới PPDH. Đổi mới về quan niệm, nhận
thức của cán bộ quản lí, giáo viên về việc áp dụng các PPDH mới để nâng
cao hiệu quả dạy học.
4.1.2. Khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống một cách phù
hợp và có hiệu quả, đồng thời đưa các quan điểm, mô hình dạy học hiện đại,
các PPDH mới vào trường THCS, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể
thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và học, chuyển từ lối
truyền thụ kiến thức một chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự lập, tự
khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng
tạo của học sinh.
55
4.1.3. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học
theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả

tinh thần và vật chất) cho GV và HS để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt
động dạy học.
4.1.4. Đổi mới môi trường dạy học và các thiết bị dạy học.
4.1.5. Đổi mới kiểm tra, thi cử.
4.1.6. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
4.1.7. Đổi mới cơ chế quản lí và cách thức đánh giá lao động của giáo viên.
4.1.8. Đổi mới chế độ chính sách đối với giáo viên,...
4.2. Điều kiện để thực hiện
Hoạt động 4
Ông/bà hãy cùng trao đổi về các giải pháp cơ bản được trình bày trên.
Với tư cách là nhà chỉ đạo giáo dục, ông/bà có đề xuất gì về các giải pháp và
điều kiện để tiến hành đổi mới PPDH từ thực tế ở trường của ông/bà.
PHẦN V. KHÁI NIỆM PPDH VÀ CÁC BÌNH DIỆN CỦA PPDH
5.1. Một số khái niệm
PPDH là khái niệm cơ bản của lí luận dạy học, nhưng đến nay vẫn còn
nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thống nhất trong cách định nghĩa,
phân loại cũng như xác định mô hình cấu trúc của PPDH.
Khái niệm PPDH có thể hiểu theo nghĩa rộng là những hình thức và cách
thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt
được mục tiêu dạy học.
PPDH là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác
nhau.. Có thể nêu ra một số đặc trưng của PPDH như sau: PPDH định hướng mục
tiêu dạy học; PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học; PPDH thực hiện thống
nhất chức năng đào tạo và giáo dục; PPDH là sự thống nhất của lôgíc nội dung dạy
học và lôgíc tâm lí nhận thức; PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong, mặt
56

×