Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẤT Ở, NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 49 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
---------------☼---------------

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẤT Ở, NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU
NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NHÂN TẠI
CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2013


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ …………..…………………………...…………..….......Trang 3
1. Vai trò của đất ở, nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế ........................Trang 3
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án..................................................................................Trang 3
3. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án.............................................................................. Trang 4
3.1. Văn bản Trung ương...............................................................................Trang 4
3.2. Văn bản địa phương................................................................................Trang 6
4. Nguồn số liệu......................................................................................................... .Trang 6
PHẦN II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN ĐẤT Ở, NHÀ Ở CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI NHỮNG NĂM VỪA QUA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH............................................................................Trang 7
1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................Trang 7
2. Đặc điểm kinh tế xã hội và mạng lưới hệ thống đô thị - khu kinh tế….….…...Trang 8
2.1. Tình hình phát triển KT - XH, QP – AN của tỉnh trong năm 2012…Trang 8
2.2. Dân số và lao động……………. …………………………………...…Trang 10
2.3. Mạng lưới hệ thống đô thị - Khu kinh tế ............................................Trang 10
3. Thực trạng ……………………………………………………………..….….....Trang 14


3.1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật …………….................................................Trang 14
3.2. Về quy hoạch XD, kiến trúc nhà ở và công tác phát triển nhà ở......Trang 15
3.3. Về công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản………..........Trang 17
3.4. Về phát triển đất ở, nhà ở cho các đối tượng ……………….............Trang 18
4. Nhu cầu đất ở, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân tại các
khu kinh tế, khu CN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020...........................................Trang 23
4.1. Cơ sở tính toán.......................................................................................Trang 23
4.2. Diện tích về nhà ở, đất ở cho các đối tượng.........................................Trang 24
4.3. Dự báo tổng số hộ có nhu cầu đất ở, nhà ở .........................................Trang 24
PHẦN III- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẤT Ở, NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP
THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU KINH TẾ, KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH ………….....................................Trang 25
1. Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc giải quyết nhà ở, đất ở cho người thu nhập thấp tại
khu vực đô thị, công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp..........................Trang 25
1.1. Mục tiêu của đề án……………………………………………………....Trang 25
1.2. Quan điểm xây dựng đề án......................................................................Trang 27
1.3. Các nguyên tắc..........................................................................................Trang 27
2. Quỹ đất để xây dựng.............................................................................................Trang 28
1


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

2.1. Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp.............................................Trang 28
2.2. Dự án Nhà ở công nhân.........................................................................Trang 28
3. Trình tự thực hiện.................................................................................................Trang 29
4. Nhu cầu về diện tích đất ở, nhà ở........................................................................Trang 29
4.1. Tổng diện tích đất ở, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị có
nhu cầu......................................................................................................................Trang 29

4.2. Tổng số diện tích đất ở, nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công
nghiệp có nhu cầu.....................................................................................................Trang 30
5. Nguồn vốn thực hiện.............................................................................................Trang 31
5.1. Dự án đất ở, nhà ở người thu nhập thấp tại khu vực đô thị..............Trang 31
5.2. Dự án nhà ở công nhân tại các khu kinh tế.........................................Trang 32
6. Tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn từng giai đoạn.......................Trang 33
6.1. Nhu cầu vốn cần để thực hiện các dự án..............................................Trang 33
6.2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư thu hồi lại đối với các dự án.…….…….....Trang 34
6.3. Nguồn vốn và hình thức tạo nguồn vốn…………………………….....Trang 35
7. Giải pháp................................................................................................................Trang 35
7.1. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................Trang 35
7.2. Giải pháp về kinh tế...............................................................................Trang 36
7.3. Giải pháp về chính sách.........................................................................Trang 37
7.4. Giải pháp khác........................................................................................Trang 37
PHẦN IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................Trang 39
1. Lộ trình thực hiện......................................................................................Trang 39
2. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành và địa phương............................Trang 39
PHẦN V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................Trang 42
1. Kết luận...................................................................................................................Trang 42
2. Kiến nghị.................................................................................................................Trang 42
PHỤ LỤC
Bảng 1 – Hiện trạng về số hộ có thu nhập thấp có nhu cầu về đất ở, nhà ở năm 2012.
Bảng 2 – Tổng hợp số hộ có nhu cầu về đất ở, nhà ở các giai đoạn trên địa bàn các
huyện, thị xã và thành phố.
Bảng 3 – Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện dự án đất ở liền kề tại các huyện, TX, TP
Bảng 4 – Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện dự án nhà ở chung cư.
Bảng 5 – Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện dự án nhà ở công nhân.
Bảng 6 – Tổng hợp kinh phí theo các giai đoạn.
Bảng 7 – Dự kiến kinh phí thu lại sau khi thực hiện bán đất, nhà ở chung cư và cho thuê
nhà ở công nhân.

2


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vai trò của đất ở, nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế:
Đất ở, nhà ở là bất động sản có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân. Việc
cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao đời sống
của nhân dân. Có nhà ở là một quyền c
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hoàn thiện chính sách về đất ở, nhà ở là một trong những nội dung quan
trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước đã từng bước thực
hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện để những người dân có khó khăn về đất, nhà ở tự
tạo lập được chỗ ở hợp pháp và ổn định, góp phần khuyến khích và thu hút được
nhiều nguồn lực tham gia phát triển đất, nhà ở, làm tăng quỹ đất, nhà ở, từng
bước góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân dân. Đồng thời phát triển phải
theo quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển đất, nhà ở trên cơ sở sử dụng
tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai.
Lĩnh vực xây dựng nhà ở sử dụng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế. Vì
vậy, phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và gián tiếp tạo nhiều công ăn việc
làm cho người lao động.
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án:

. Tuy nhiên, với sự
chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế và phát triển công nghiệp, dịch vụ thương

mại kéo theo sự gia tăng tốc độ đô thị hoá đã đặt ra vấn đề cấp thiết là phải
nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm phát triển nhà ở tại các đô thị, các
khu kinh tế và khu công nghiệp một cách bền vững gắn với xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Hà Tĩnh là một địa phương có khi hậu khắc nhiệt, thường xuyên xảy ra
thiên tai, bão lụt, mất mùa; kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dân
3


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số hộ dân tại khu vực đô thị có thu
nhập thấp còn nhiều, công nhân tại các khu công nghiệp cần sự hỗ trợ về nhà ở
lớn. Nếu không kịp thời thực hiện việc hỗ trợ giúp người dân có đất ở, nhà ở, sẽ
tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, chính trị xã hội.
Thực hiện chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu
vực đô thị, công nhân lao động tại các khu công nghiệp sẽ góp phần giúp người
dân kiên cố hoá được nhà ở, yên tâm sinh hoạt, sản xuất; làm giảm sự chênh
lệch giàu nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao ch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, thực hiện đề án phát triển đất ở, nhà ở
cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân lao động tại các khu
công nghiệp, khu kinh tế đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, phù hợp với
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050 làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư phát triển đất, nhà ở
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án:
3.1. Văn bản Trung ương:
- Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;

- Nghị Quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ
chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ
sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung,
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
- Nghị Quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở;
- Thông tư số 13/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn việc cho thuê, quản lý vận hành nhà ở sinh viên và nhà ở công nhân khu
công nghiệp;
- Thông tư số 14/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và
nhà ở cho người thu nhập thấp;
4


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

- Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 của Bộ Xây dựng về
Hướng dẫn việc bán và cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người thu
nhập thấp tại khu vực đô thị;
- Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở

cho người có thu nhập thấp và giá bán, giá thuê mua nhà ở cho người có thu
nhập thấp thuộc các dự án do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư;
- Thông tư số 181/2009/TT-BTC ngày 14/9/2009 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg,
Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg;
- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng về Quy
định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 07/01/2013 của Chính phủ;
- Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 về Hướng dẫn việc xác
định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 07/01/2013 của Chính phủ;
- Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động
tại các khu công nghiệp thuê; Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009
của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở
cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg
ngày 22/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều của Quyết định số
65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số
67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn bản số 413/BXD-QLN ngày 20/3/2012 của Bộ Xây dựng về việc
triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm
2030;

- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050;
5


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

- Quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 26/4/2013 của Bộ Xây dựng về công
bố tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2012.
3.2. Văn bản của địa phương:
- Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 22/6/2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh 5 năm 20112015;
- Nghị quyết số 22/1011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Đề án phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2012-2020 tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án
nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao
động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Các Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án phát triễn quỹ đất
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012-2020 tại các huyện, khu kinh
tế của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh
về việc ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013;
- Công văn số 99/UBND-XD1 ngày 10/01/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh
về nhà ở, đất ở cho công nhân viên chức lao động trên địa bàn tỉnh.
4. Nguồn số liệu:

- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 22/6/2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh 5 năm 20112015;
- Quyết định số 3181/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc công bố đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010, 2011;
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh năm 2012, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2013;
- Báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế
Vũng Áng, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, UBND các
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh;
6


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

- Kế hoạch thực hiện đề án phát triển quỹ đất của các huyện, thị xã, thành
phố và các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Báo cáo về tình hình nhà ở, đất ở của cán bộ công chức, viên chức và
công nhân lao động của Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tĩnh tại Công văn số
08/LĐLĐ ngày 07/01/2013.
PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN ĐẤT Ở, NHÀ Ở CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI NHỮNG NĂM
VỪA QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
1. Điều kiện tự nhiên:

- Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17 53'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển
Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có 12
huyện, thị xã, thành phố. Diện tích đất tự nhiên 6.018,97 km2, có 137Km bờ
biển, 127,5 km đường Quốc lộ 1A, 80,5 km đường Hồ Chí Minh và 70km
đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A
chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12
dài 58 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào
và Đông Bắc Thái Lan.
0

- Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường
cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè (nhiệt độ đất
bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè từ 25,5 – 33oC). Hà Tĩnh là
tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc, lượng mưa bình quân hàng năm đều trên
2.000mm, cá biệt có nơi trên 3.000mm.
- Sông ngòi nhiều nhưng ngắn, dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn
nhất là sông Cày 9km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
+ Hệ thống sông Ngàn Sâu.
+ Hệ thống sông Ngàn Phố.
+ Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm
Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho
sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.

7



Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

2. Đặc điểm kinh tế xã hội và mạng lưới hệ thống đô thị - khu kinh tế:
Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Hà
Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân,
Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà. Đến năm 2012
tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn, trong đó có 235 xã, 12 thị trấn, 15 phường.
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng – An ninh của
tỉnh trong năm 2012: (theo Báo cáo số 494/BC-UBND ngày 10/12/2012 của
UBND tỉnh Hà Tĩnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh năm 2012; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2013).
Năm 2012, mặc dù trong điều kiện khó khăn, điều kiện kinh tế thế giới và
khu vực diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ có hiệu quả của
Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực của Đảng ủy, chính
quyền và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội của Hà Tĩnh tiếp tục phát
triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%; trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp
3,8%, CN - xây dựng 20,4%, Thương mại - dịch vụ 10,8%. Cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp - xây dựng 36,7%; Nông, lâm, ngư nghiệp 32,2%, Thương mại dịch vụ 31,1%. GDP bình quân đầu người đạt 19,6 triệu đồng. Sản lượng lương
thực: 50,5 vạn tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng: Tăng 26,5%. Kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp địa phương: 87 triệu USD; kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: 3.242 triệu USD.
Tổng thu ngân sách đạt 4.100 tỷ đồng, trong đó: Thu ngân sách nội địa ước đạt
3.100 tỷ đồng, tăng 40,3% so với năm 2011, trong đó thu từ thuế, phí và lệ phí
đạt trên 2.400 tỷ đồng, thu từ cấp quyền sử dụng đất phấn đấu đạt trên 700 tỷ
đồng; thu từ xuất nhập khẩu đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: được chỉ đạo
quyết liệt, bước đầu đạt một số kết quả quan trọng, tác động tích cực đến đời

sống người dân nông thôn. Đến nay đã có 231/235 xã đã hoàn thành việc điều
chỉnh quy hoạch và được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới và đề án phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, còn 4 xã không làm quy hoạch
NTM (gồm Hương Quang, Hương Điền - huyện Vũ Quang, xã Kỳ Lợi - huyện
Kỳ Anh và xã Thạch Hải - huyện Thạch Hà) do nằm trong vùng di dời tái định
cư.
Giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết về phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo dục toàn diện
được quan tâm và ngày càng phát triển vững chắc, thực hiện phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi và sắp xếp, sáp nhập các trường mầm non và phổ
thông theo Đề án Quy hoạch.
8


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

Y tế: Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở y tế và triển
khai Đề án bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2015 và những năm
tiếp theo. Chất lượng khám, chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi được
đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và củng cố, kiện toàn lại tổ chức bộ máy
đã được nâng lên. Hoạt động y tế dự phòng được triển khai tích cực, chủ động
nên không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn.
Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tăng cường; phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng “Nông thôn
mới” được đẩy mạnh góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đã tổ
chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hưởng ứng năm Du lịch
quốc gia các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ và các sự kiện lớn. Công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Khu lưu niệm Đại thi hào
Nguyễn Du được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; thêm nhiều lễ hội truyền

thống được phục hồi. Phong trào thể thao quần chúng được đẩy mạnh, tổ chức
nhiều giải thể thao chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương.
Xây dựng Đề án chính sách khuyến khích phát triển du lịch, dịch vụ...
Lĩnh vực xã hội: Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách cho
các đối tượng theo đúng quy định. Đảm bảo các chế độ chính sách đối với người
có công, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp
nghĩa, góp phần thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ. Xây dựng
các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cải thiện nhà ở đối với các đối tượng thuộc
diện chính sách, đặc biệt là đối tượng người có công, người có thu nhập thấp, hộ
nghèo, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung. Giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 17,44% đầu năm 2012 xuống còn 14,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo 15%, thực
hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho người dân, đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế
64%.
Quốc phòng: Triển khai thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, nắm
chắc tình hình an ninh trên tuyến biên giới, bờ biển, phòng không. Triển khai
thực hiện tốt giáo dục quốc phòng - an ninh đạt kết quả tốt. Tổ chức giao quân
đảm bảo nhanh, gọn, an toàn đảm bảo chất lượng và đủ số lượng. Cơ bản hoàn
thành dự án tăng dày hệ thống mốc quốc giới trên tuyến
- Bolykhămxay
- Khămmuộn, xây dựng các công trình quân sự, công trình chiến đấu, công trình
kết hợp kinh tế với quốc phòng. Làm tốt công tác quy tập hài cốt liệt sỹ tại Lào.
An ninh: Tuyến an ninh biên giới, bờ biển, nội địa được giữ vững. Thực
hiện tốt nhiệm vụ an ninh trong và ngoài Khu kinh tế Vũng Áng. Mở các đợt tấn
công truy quét các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm nguy hiểm, tội phạm
xuyên quốc gia, các loại tội phạm về kinh tế...vv.

9


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các

khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

2.2. Dân số và lao động:
2.2.1. Dân số:
Năm 2012, dân số Hà Tĩnh là 1.258.316 người (dân số đô thị 20.1904
người, dân số nông thôn 1.056.412 người), chủ yếu là người kinh, chỉ có một ít
người dân tộc sống ở huyện Hương Khê. Mật độ dân số trung bình vào khoảng
211 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thành phố Hà Tĩnh, thấp nhất ở huyện
Vũ Quang.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 29.725 hộ thu nhập thấp có nhu cầu về
đất ở, nhà ở (tại khu vực đô thị có 6.441 hộ); Riêng tại 2 khu kinh tế hiện nay có
7.217 công nhân đang làm việc (trong đó có tổng số công nhân có nhu cầu về
nhà ở 5.280 người).
2.2.2. Lao động:
Lực lượng lao động Hà Tĩnh năm 2011 có 659.762 người (trong tổng số
709.874 người trong độ tuổi lao động), chiếm khoảng 54% tổng dân số. Mặc dù
lực lượng lao động chỉ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
là 1,1% từ năm 2001 đến năm 2010, số người tham gia lực lượng lao động vẫn
tăng mạnh hơn tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong cùng thời kỳ.
Cơ cấu kinh tế hiện nay tập trung vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Đây là ngành có tốc độ phát triển và năng suất thấp, tuy vậy, vẫn sử dụng 64%
lực lượng lao động, so với mức 52% của cả nước. Từ năm 2000, lực lượng lao
động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, với mức thay
đổi bình quân năm là -1,1%, trong khi đó, số lao động tham gia vào lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng và dịch vụ và thương mại tăng lên với tỷ lệ lần lượt là
6,1% và 7,1%.
Lực lượng lao động ở Hà Tĩnh nói chung ít được đào tạo và thiếu kỹ năng
trong những lĩnh vực quan trọng cần thiết cho sự phát triển của tỉnh, nhất là
trong lĩnh vực kỹ thuật.
2.3.


Mạng lưới hệ thống đô thị - Khu kinh tế:

Hiện nay, Hà Tĩnh có 14 đô thị và 02 Khu kinh tế, được phân bố tương đối
đồng đều trên toàn tỉnh, kết nối bằng hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ. Trong đó có 1
thành phố là đô thị loại III, 1 thị xã là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh và 12 thị trấn
là đô thị loại V trực thuộc huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn bộ thành phố,
thị xã, thị trấn của tỉnh là 24.907,7ha, trong đó diện tích đất nội thị là 8.118,3 ha.
Diện tích đất xây dựng đô thị 12.110 ha. Riêng đất ở chiếm 35% đất nội thị.
Ngoài 14 đô thị còn có trên 80 điểm dân cư là trung tâm cụm xã, thị tứ phân
bố đồng đều tại các vùng dân cư nông thôn. Trong số này có một số thị tứ đã đủ
tiêu chuẩn trở thành thị trấn hoặc sẽ trở thành thị trấn tương lai gần.
10


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

2.3.1. Thành phố Hà Tĩnh:
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, thành phố Hà Tĩnh
có 16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã), được công nhận là đô thị loại III
năm 2007 tại Nghị định số 89/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ. Với
lợi thế là đô thị hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có vị trí quan
trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ, có mối liên hệ với Tiểu
vùng Sông Mêkong, khu vực ASEAN thông qua hành lang Đông – Tây, Quốc
lộc 1A, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Cảng Vũng Áng, Thành phố đang phấn đấu
nâng cấp lên đô thị loại II trong giai đoạn 2013-2020.
2.3.2. Thị xã Hồng Lĩnh:
Được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ-HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thị xã Hồng Lĩnh đóng vai trò là trung tâm

kinh tế, xã hội, văn hóa phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, thị xã hiện có 6 đơn vị hành
chính (5 phường và 1 xã). Thị xã đang phấn đấu nâng cấp lên đô thị loại III
trong những năm tới.
2.3.3. Các đô thị còn lại:
Là các thị trấn của các huyện thuộc đô thị loại V (riêng huyện Lộc Hà thực
tế chưa có thị trấn nhưng trong dự báo dân số ở mục 2.3.4 lấy xã Thạch Bằng và
Thạch Kim là đô thị), đóng vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của các huyện trong tỉnh. Vị trí của từng thị trấn này đều thuận lợi để đô thị phát
huy được đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh địa phương, góp phần thực hiện tốt
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
2.3.4. Dự báo dân số: (Tổng hợp từ số liệu của UBND các huyện gửi)
Đơn vị
Năm 2012
tính
Thành phố Hà Tĩnh
3
4

Dự báo năm
2015

Dự báo năm
2020

5

6

98.172


106.625

120.714

Hộ

29.868

32.328

36.428

Người

71.476

78.494

90.191

Hộ
21.891
Thị xã Hồng Lĩnh

24.041

27.623

Tổng dân số toàn thị xã


Người

36.645

51.028

75.000

Số hộ

Hộ

10.880

15.995

24.520

Tổng dân số tại đô thị

Người

32.436

41.580

56.820

Số hộ


Hộ

9.730

12.591

17.360

STT

Chỉ tiêu

1

2

1

Tổng dân số toàn TP

Người

Số hộ
Tổng dân số tại đô thị

2

Số hộ
1


2

11


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

Huyện Can Lộc
1

2

Tổng dân số toàn huyện

Người

128.037

130.437

134.438

Số hộ

Hộ

35.830

36.502


37.621

Tổng dân số tại đô thị

Người

12.474

12.874

13.542

Hộ
3.243
Huyện Vũ Quang

3.256

3.278

Tổng dân số toàn huyện

Người

30.277

30.937

32.038


Số hộ

Hộ

8.774

9.090

9.617

Tổng dân số tại đô thị

Người

3.238

3.289

3.375

888

915

Số hộ
1
2

Số hộ

1

2

Hộ
872
Huyện Thạch Hà

Tổng dân số toàn huyện

Người

147.467

150.667

156.000

Số hộ

Hộ

36.957

38.473

41.000

Tổng dân số tại đô thị


Người

9.281

10.151

11.600

Hộ
2.554
Huyện Lộc Hà

2.654

2.821

Số hộ
1

Tổng dân số toàn huyện

Người

81.045

81.478

82.200

Hộ


21.586

21.929

22.500

2

Số hộ
Tổng dân số tại đô thị (Đề
án lấy Thạch Bằng và
Thạch Kim là đô thị)
Số hộ

Người

8.550

11.861

17.380

Hộ
2.274
Huyện Đức Thọ

3.155

4.622


1

2

Tổng dân số toàn huyện

Người

104.463

106.922

111.021

Số hộ

Hộ

31.533

32.275

33.513

Tổng dân số tại đô thị

Người

6.793


6.953

7.219

Hộ
1.985
Huyện Cẩm Xuyên

2.032

2.110

Số hộ
1

2

Tổng dân số toàn huyện

Người

142.359

147.242

155.379

Số hộ


Hộ

40.380

41.765

44.073

Tổng dân số tại đô thị

Người

12.943

15.009

18.452

Hộ
3.760
Huyện Nghi Xuân

4.312

5.233

Số hộ
1

Tổng dân số toàn huyện


Người

92.590

95.174

99.480

2

Số hộ
Tổng dân số tại đô thị
Số hộ

Hộ
Người
Hộ

26.722
12.471
6.456

27.483
12.741
6.596

28.751
13.190
6.828

12


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

Huyện Hương Sơn
1

2

Tổng dân số toàn huyện

Người

115.235

11.9562

126.773

Số hộ

Hộ

34.004

35.167

37.105


Tổng dân số tại đô thị

Người

13.078

13.612

14.501

Hộ
3.891
Huyện Hương Khê

4.050

4.314

Số hộ
1

2

Tổng dân số toàn huyện

Người

102.576


114.116

133.349

Số hộ

Hộ

28.675

31.901

37.278

Tổng dân số tại đô thị

Người

9.237

10.276

12.008

Hộ
2.793
Huyện Kỳ Anh

3.107


3.631

179.450

193.719

217.500

53.439
12.068
3.487

59.590
15.635
4.492

Số hộ
1

Tổng dân số toàn huyện

2

Số hộ
Tổng dân số tại đô thị
Số hộ

Hộ
49.749
Người

9.927
Hộ
2.884
Toàn tỉnh

1

Tổng dân số toàn tỉnh

Người

1.258.316

1.327.907

1.443.892

Số hộ

Hộ

354.958

376.347

411.996

Tổng dân số tại đô thị

Người


201.904

228.907

273.913

Số hộ

Hộ

62.333

70.168

83.227

2

Người

2.3.5. Khu kinh tế Vũng Áng:
Là Khu kinh tế ven biển, được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐTTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ. KKT Vũng Áng bao gồm 09 xã
nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh (xã Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Ninh,
Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Hà), với tổng diện tích 22.781ha.
KKT Vũng Áng được xác định đầu tư phát triển trở thành Khu kinh tế trọng
điểm ở miền Trung, là cửa ngõ hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển
hành lang kinh tế Đông Tây và Bắc Nam (Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày
23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
2.3.6. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo:

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bao gồm các xã Sơn Tây, Sơn
Kim 1, Sơn Kim 2 và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh; diện
tích tự nhiên 56.684 ha, chủ yếu là đất rừng núi (80%), dân số khoảng 2,1 vạn
người; có chung 41km đường biên giới với huyện Khamkot, tỉnh Bolykhamxay,
Lào. Trục giao thông chính của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu treo là Quốc
lộ 8A (đoạn qua Khu kinh tế dài khoảng 43km), nối với Quốc lộ 8 của Lào, giao
13


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

cắt với Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo có một vị trí chiến lược quan trọng trọng phát triển kinh tế - xã
hội của Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung bộ. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để
nước bạn Lào và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hướng ra
biển Đông phát triển quan hệ với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc,
Châu Âu, Châu Úc và Bắc Mỹ qua cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương
tỉnh Hà Tĩnh, cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa.
Để khai thác tiềm năng và lợi thế nhằm phát triển Khu vực cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo thành khu vực kinh tế năng động của tỉnh Hà Tĩnh, ngày 19 tháng
10 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg về việc
ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà
Tĩnh. Theo đó, toàn bộ Khu kinh tế được xác định là Khu phi thuế quan với
những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về đầu tư, thuế, tín dụng, đất đai và
một số cơ chế chính sách khác. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có ưu
thế về phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp gia công,
lắp ráp hàng dân dụng.
3. Thực trạng:
3.1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

- Hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Hà Tĩnh còn lạc hậu, chưa đồng bộ, trong
đó đặc biệt là hệ thống giao thông. Mật độ mạng lưới đường thấp; bên cạnh đó,
mạng lưới đường này lại phân bố không đều, thiếu sự liên thông. Đường phố
ngắn, lộ giới hẹp, chất lượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt. Những đường ngang
vào khu dân chủ yếu là đường bê tông hoá, đường đất và cấp phối. Hiện tượng
dân xây dựng bám quốc lộ, tỉnh lộ đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống giao
thông.
- Về cấp nước đô thị, mặc dù chất lượng nước ở các khu vực đô thị tương
đối tốt, song chất lượng nước và tỷ lệ hộ gia đình đô thị được sử dụng nước máy
trên toàn tỉnh không đồng đều. Điều này phần lớn là do mạng lưới đường ống
cũ, đường kính nhỏ và không đồng bộ trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ thất thoát, thất thu
cao, khó đảm bảo phục vụ cấp nước liên tục đặc biệt trong mùa khô hạn, một
phần dân thị trấn vẫn còn phải sử dụng nước giếng khơi hoặc giếng khoan tay.
- Hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết, chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Toàn bộ hệ thống là chung cho thoát
nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy
và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước
thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, một số tuyến thoát nước đã bị hư hỏng xuống cấp,
và có sự xung đột với công trình hạ tầng khác như cấp điện, cấp nước, hệ quả tất
yếu là tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần
14


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh. Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời
gian úng ngập cũng kéo dài.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt, công nghiệp vẫn chưa
được khắc phục triệt để do hệ thống thu gom, xử lý hoạt động chưa hiệu quả,

khả năng thu gom rác đô thị còn rất hạn chế, địa điểm bãi thải rác chưa ổn định.
3.2. Về quy hoạch XD, kiến trúc nhà ở và công tác phát triển nhà ở:
3.2.1 Về quy hoạch xây dựng:
Hầu hết các đô thị của tỉnh Hà Tĩnh trước đây đều hình thành, phát triển
từ trung tâm huyện lỵ hoặc trung tâm cụm xã, lúc đó chưa có quy hoạch. Việc
phát triển đô thị tự phát như trên đã tạo nên các khu vực lai tạp, đan xen giữa
thành thị và nông thôn khiến cho việc lập và triển khai quy hoạch xây dựng đô
thị sau này gặp rất nhiều khó khăn. Khắc phục những tồn tại nêu trên, thời gian
gần đây, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo việc lập và triển khai quy hoạch xây dựng các
đô thị tạo tiền đề để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khai thác tốt quỹ
đất để phát triển đô thị.
- Đến nay, cơ bản các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh Hà
Tĩnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung; quy hoạch nông
thôn mới toàn bộ các xã đã được phê duyệt. Tuy nhiên tỷ lệ phủ kín các quy
hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 còn thấp, do vậy
việc phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch, công tác quản lý kiến trúc, quy
hoạch đô thị gặp không ít khó khăn.
- Mặc dù các đô thị trên toàn tỉnh cơ bản đã phê duyệt quy hoạch chung,
nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
còn hạn chế và dàn trải. Bên cạnh hệ thống đường được mở rộng một số nơi còn
thiếu hệ thống cây xanh đường phố, tiện nghi môi trường. Bộ mặt kiến trúc
đường phố tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu sự hài hoà, việc sử dụng
đất hai bên đường còn tuỳ tiện, tự phát là chính, chủ yếu là nhà của dân tự xây
nên tổ chức không gian cảnh quan đường phố thiếu đặc trưng… Công tác quản
lý quy hoạch đô thị và quản lý xây dựng đô thị một số nơi chưa đáp ứng được
những yêu cầu của quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao. Bộ máy
quản lý quy hoạch đô thị và đơn vị tư vấn quy hoạch đô thị ở một số nơi chưa đủ
năng lực theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
3.2.2. Về kiến trúc nhà ở:
Kiến trúc công trình, đặc biệt là các công trình nhà dân còn pha tạp, chắp

vá, việc sử dụng vật liệu hoàn thiện, màu sắc công trình thiếu chọn lọc; văn hoá
thẩm mỹ đô thị bị xem nhẹ. Trong sáng tác kiến trúc tồn tại xu hướng bắt chước,
áp đặt kiến trúc ngoại lai, sa sút thị hiếu, thiếu sự tìm tòi sáng tạo.
15


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

- Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhà ở đô thị dần dần được
chỉnh trang, cải tạo và xây dựng mới với quy mô và chất lượng tốt hơn (nhà bê
tông cốt thép, nền gạch hoặc xi măng). Cho đến nay, nhà ở tại các đô thị như
thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh... đã được kiên cố hóa và phần lớn do dân
tự đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do năng lực tài chính, mục đích sử dụng và trình
độ thẩm mỹ về kiến trúc nhà ở của mỗi chủ sở hữu nhà khác nhau đã tạo nên
kiến trúc nhà ở đô thị không có sự thống nhất về quy mô, hình thức và quy cách.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước khuyến khích mô hình phát triển nhà ở
theo dự án. Với mô hình này nhằm mục đích tạo dựng những khu nhà ở có quy
mô, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiết kiệm đất đai, thống nhất cơ
bản về quy cách và hình thức kiến trúc nhà ở.
- Kiến trúc nhà ở tại nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố
địa hình, khí hậu. Do đó, nhà ở được người dân xây dựng phù hợp với đặc trưng
này. Nhìn chung kiến trúc nhà ở nông thôn còn đơn giản, nhà đơn sơ, trong đó
nhiều nhà ở chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn, nhất là các nhà ở vùng ven
biển, vùng lũ thường chịu ảnh hưởng của bão lốc, lũ lụt. Trong thời gian tới, cần
phải căn cứ vào điều kiện khí hậu, địa hình, môi trường tự nhiên và phong tục
tập quán của người dân để nghiên cứu, thiết kế kiến trúc nhà ở nông thôn cho
phù hợp, vừa giữ gìn được bản sắc, đặc trưng của địa hình tỉnh Hà Tĩnh, vừa tiếp
thu được những công nghệ, vật liệu xây dựng mới đảm bảo nâng cao chất lượng
nhà ở và cuộc sống của người dân khu vực nông thôn.

3.2.3. Về công tác phát triển nhà ở:
a. Phát triển nhà ở đô thị:
Trong những năm qua, tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
tăng đáng kể so với bình quân của cả nước. Nhưng tỉ lệ đô thị hóa tại các đô thị
không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và
huyện Kỳ Anh, tỉ lệ đô thị hóa của các nơi khác còn thấp. Công tác phát triển
nhà ở tại đô thị của tỉnh đã từng bước được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo.
- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu dân cư, khu đô thị mới, khu
tái định cư được xây dựng đồng bộ về hạ tầng, từng bước giải quyết nhu cầu đất
ở cho nhân dân. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, hiện đại đã tạo
điều kiện cho nhiều nhà cao tầng có kiến trúc phong phú, đa dạng về mẫu mã
(chủ yếu ở thành phố Hà Tĩnh) góp phần thay đổi và làm đẹp bộ mặt đô thị.
- Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở riêng lẽ đô thị của các thị trấn huyện lỵ
còn lại phần lớn chưa phát triển, chủ yếu do nhân dân tự đầu tư xây dựng theo
dạng nhà ở trên nền đất ở hiện có phù hợp với quy hoạch xây dựng. Sự phát
triển chỉ tập trung tại các khu dân cư quy hoạch nhỏ xen dắm; các khu đất có
diện tích lớn hơn được địa phương quy hoạch khu dân cư mới, đầu tư hạ tầng kỹ
16


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

thuật để bán cho dân hoặc một số ít người dân xây dựng nhà ở dọc theo mặt
đường đã có sẵn tại trung tâm thị trấn nên việc phát triển nhà ở chưa đồng bộ với
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở một số nơi vẫn còn tồn tại, nên ảnh hưởng
đến cuộc sống và sinh hoạt chung của cộng đồng.
- Nhà ở chung cư do các doanh nghiệp và nhà nước đầu tư xây dựng để
bán và cho thuê để giải quyết nhu cầu xã hội và nhà ở xã hội chưa có. Trong thời
gian tới, khi quỹ đất ở đô thị ngày một bị thu hẹp thì việc phát triển nhà ở chung

cư cũng cần phải được quan tâm hơn, bước đầu có thể tập trung xây dựng thí
điểm một số nhà chung cư thấp tầng làm nhà ở công vụ, nhà ở cho sinh viên
thuê, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung nhằm đảm bảo tiết
kiệm, sử dụng có hiệu quả quỹ đất.
b. Phát triển nhà ở tại nông thôn:
- Việc phát triển nhà ở chủ của nhân dân chủ yếu trên các khu đất bám
theo các trục đường giao thông đã có sẵn hoặc trên các khu đất do địa phương
quy hoạch xen dắm không xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.
- Do đặc điểm đời sống người dân nông thôn gắn với lao động sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp nên nhà ở cũng được phát triển gắn với những đặc điểm
đó. Nhà ở được xây dựng trên cơ sở tận dụng các nguyên liệu, loại hình nhà ở
nông thôn chủ yếu là nhà cấp IV, nhà tạm có chất lượng thấp.
3.3. Về công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản:
3.3.1. Công tác quản lý nhà ở:
- Công tác quản lý xây dựng, kiến trúc nhà ở cũng đạt được những kết quả
quan trọng. Nhiều công trình nhà ở có thẩm mỹ kiến trúc được xây dựng tạo nên
bộ mặt đô thị ngày càng khởi sắc. Trước đây, công tác quản lý nhà ở của tỉnh
gần như chưa được quan tâm. Đội ngũ cán quản lý nhà ở mỏng về số lượng và
yếu về chất lượng, hầu hết chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà
ở. Tuy nhiên, thời gian gần đây công tác này đã có bước chuyển biến tích cực.
Một số các lĩnh vực như quản lý cấp phép xây dựng; kiểm tra và xử lý các
trường hợp xây dựng không có giấy phép, sai phép; công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
công tác quy hoạch, công bố quy hoạch đã bắt đầu được tăng cường quản lý nên
đã đưa công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý nhà ở nói riêng đi vào nề
nếp. Tuy vậy, việc tổ chức còn hạn chế, đa số các huyện, thị trấn chưa có cán bộ
quản lý chuyên trách mà thường là kiêm nhiệm.
- Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng không phép, sai phép
còn chưa được thực hiện thường xuyên, kiên quyết. Thời gian qua, tình trạng
nhà cấp IV, nhà tạm, nhà cho thuê và nhà ở xây dựng không có giấy phép, sai

17


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

phép, không theo quy hoạch được duyệt với kết cấu mái không bền vững ở khu
vực đô thị có chiều hướng gia tăng là nguyên nhân làm xấu đi bộ mặt đô thị,
giảm tỷ lệ nhà ở kiên cố và tăng tỷ lệ nhà ở tạm, đơn sơ của tỉnh.
3.3.2. Về công tác quản lý hoạt động của thị trường bất động sản:
- Hà Tĩnh là tỉnh có quy mô nền kinh tế không lớn, thị trường bất động
sản trên địa bàn tỉnh tuy đã hình thành nhưng diễn ra với quy mô nhỏ, tự phát.
Để đảm bảo công tác quản lý thị trường bất động sản, UBND tỉnh giao cho cơ
quan chuyên môn là Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trong việc cấp chứng chỉ đủ
điều kiện hành nghề môi giới, định giá và thành lập các sàn giao dịch bất động
sản. Thông qua các sàn giao dịch bất động sản, công chứng nhà nước, cơ quan
thuế và chính quyền địa phương quản lý các giao dịch bất động sản trên địa bàn
tỉnh. Phát triển thị trường bất động sản về dịch vụ môi giới, cho thuê bất động
sản, phát triển thị trường trung gian cung cấp các dịch vụ mua, bán bất động sản
và sửa chữa, bảo dưỡng các công trình xây dựng, chống xuống cấp. Phát triển
thị trường nhà ở cho thuê, các khu văn phòng cao cấp.
- Trên thực tế, tại các đô thị của tỉnh đã bắt đầu hình thành thị trường bất
động sản không hoàn chỉnh theo hình thức tự phát. Với sự phát triển về kinh tế
có tác động đến thị trường nhà ở đất ở; làm cho thị trường nhà đất sôi động, giá
nhà ở, đất ở tăng cao; ảnh hưởng đến một bộ phận người thu nhập thấp làm họ
khó có khả năng tiếp cận để sở hữu nhà ở, đặc biệt là các đối tượng như
CBCNVC trẻ tuổi, công nhân. Vì vậy, tại các đô thị này có nhu cầu lớn về nhà ở
giá rẻ và đặc biệt là nhà ở cho thuê.
3.4. Về phát triển đất ở, nhà ở cho các đối tượng:
3.4.1. Việc hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp theo Quyết định số

167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg ngày
29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ:
Trong những kết quả chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc
xóa đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh. Các chương trình cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, các phong trào xây dựng
nhà tình thương, nhà đại đoàn kết đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc
biệt Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg
ngày 12/12/2008 đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh với sự quyết
tâm, nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, địa phương, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; sự chung sức của các tổ chức, doanh nghiệp và
các nhà hảo tâm…Vì vậy đến cuối năm 2011 chương trình đã hoàn thành, sớm
hơn 01 năm so với Đề án được phê duyệt. Đã có 10.988 hộ nghèo được hỗ trợ
nhà ở, với tổng nguồn vốn giải ngân là 408,579 tỷ đồng, từ nguồn vốn: Ngân
sách Trung ương, ngân sách tỉnh, Quỹ Vì người nghèo, vốn vay Ngân hàng
Chính sách xã hội, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, cộng đồng, dòng họ và tự bản thân
18


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

gia đình của mỗi hộ. Những ngôi nhà “167” thay cho những mái nhà tạm bợ đã
giúp cho hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh được an cư, làm tiền đề để họ yên
tâm lao động sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống.
3.4.2. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người nghèo, người có công với
cách mạng:
Đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo tỉnh tiếp tục thực hiện
chính sách hỗ trợ nhà ở bằng việc xây dựng nhà tình nghĩa. Trong thời gian qua
từ năm 2000-2010, “Quỹ vì người nghèo” và “cuộc vận động ngày vì người
nghèo” tỉnh đã xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng,

hộ nghèo, hộ chính sách được 30.032 nhà, với tổng giá trị 350 tỷ đồng. Năm
2011-2012, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 3.331 nhà đại đoàn kết cho các đối
tượng xã hội, với tổng giá trị 45,608 triệu đồng. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục
thực hiện chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
và các đối tượng xã hội.
3.4.3. Việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều
kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ lụt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
716/QĐ-TTg ngày 14/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ:
Thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà
Tĩnh đã hoàn thành việc hỗ trợ thí điểm cho các hộ nghèo, chưa có nhà ở kiên
cố, ở vùng thường xuyên bị ngập lũ trước thời gian quy định: Hiện nay đã xây
dựng được 50 chòi ở huyện Hương Khê và 50 chòi ở huyện Hương Sơn với giá
trị mỗi chòi tối thiểu 30 triệu đồng/01 chòi. Tổng vốn huy động trên 3 tỷ đồng
(trong đó vốn hỗ trợ 1 tỷ, vốn vay ngân hàng chính sách 1 tỷ, vốn huy động của
cộng đồng, dòng họ và bàn thân các hộ 1 tỷ).
3.4.3. Về nhà ở cho học sinh, sinh viên:
Hiện nay nhà ở của học sinh, sinh viên rất thiếu, chủ yếu sinh viên thuê
trọ ở các nhà dân, điều kiện tại khu vực sinh sống còn nhiều hạn chế. Sau khi
được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, tỉnh đã triển khai 02 dự án ký túc xá sinh
viên tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên và phường Thạch Linh, thành phố Hà
Tĩnh bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, cụ thể như sau:
- Dự án Ký Túc xá Trường Đại Học đang tiến hành triển khai và dự kiến
hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào năm 2013, với 08 khối nhà triển khai,
có quy mô 25.619m2. Khi hoàn thành sẽ giúp 3.160 sinh viên có chỗ ở tại KTX.
- Dự án Ký Túc xá Trường Cao đẳng Y tế đang tiến hành triển khai và dự
kiến hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào năm 2013, với 03 khối nhà triển
khai, có quy mô 10.135m2. Khi hoàn thành sẽ giúp 1.000 sinh viên có chỗ ở tại
Ký túc xá.
19



Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

3.4.4. Về nhà ở công vụ:
Tuy thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 293 nhà nội trú cho
giáo viên, cán bộ công chức; nhưng nhìn chung, số lượng, chất lượng nhà công
vụ chưa đảm bảo để đáp ứng theo nhu cầu thực tế và theo quy định của pháp luật
về nhà ở, nhất là các đối tượng thuộc diện ở nhà công vụ theo quy định của Luật
Nhà ở (như cán bộ, công chức thuộc diện điều động, luân chuyển công tác, sỹ
quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân....).
3.4.5. Tình hình triển khai phát triển đất ở, nhà ở cho cho công nhân:
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng,
được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà
Tĩnh đã tích cực huy động nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi các dự án
đầu tư. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn tỉnh đã hình
thành Khu công nghiệp Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và các
cụm công nghiệp do các huyện, thị xã quản lý. Việc phát triển khu kinh tế, khu
công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên
cạnh những ảnh hưởng tích cực, việc phát triển các khu công nghiệp cũng đã
gây ra nhiều vấn đề bất cập; trong đó, vấn đề nổi cộm, có ảnh hưởng xã hội sâu
rộng là giải quyết nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.
Hiện nay, phần lớn công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế chưa
được bố trí chỗ ở, hầu hết phải tự túc nhà ở, chủ yếu với hình thức thuê các nhà
trọ tư nhân. Chi phí thuê nhà của công nhân bình quân khoảng 500.000
đồng/người/tháng. Những nhà trọ này rất hạn chế về điều kiện sinh hoạt, sống
chật chội, tạm bợ, không ổn định, không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường
cho con người. Việc tổ chức cho công nhân tham gia các hoạt động vui chơi,
giải trí, sinh hoạt cộng đồng còn rất hạn chế. Những vấn đề này đã gây ảnh

hưởng đáng kể đến đời sống, sức khỏe, tâm sinh lý của công nhân, thậm chí gây
ra một số tệ nạn xã hội, mất trật tự an toàn nơi cư trú đối với công nhân. Bên
cạnh đó, do các khu nhà trọ xa khu công nghiệp nên việc giao thông đi lại cũng
gây nhiều bất tiện và tốn kém cho công nhân, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo
cuộc sống ổn định và gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.
a. Khu kinh tế Vũng Áng:
- Do có vị trí địa lý thuận lợi và các lợi thế khác nên trong thời gian qua
đã có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu, tìm
kiếm cơ hội và đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng. Đến nay, Khu kinh tế
Vũng Áng đã thu hút được 73 nhà đầu tư, với tổng số vốn đăng ký hơn 16 tỷ
USD; Nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn đang hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy
chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy Lọc hoá dầu công suất 16 triệu tấn/năm
20


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

(12,47 tỷ USD); Nhà máy Luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Nhà
máy Nhiệt điện Vũng Áng II... Một số dự án đã đi vào hoạt động, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, góp
phần tăng thu ngân sách cho địa phương.
- Với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các dự án đã
được đồng ý về chủ trương đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, thì đến nay tại Khu
kinh tế Vũng Áng đang hình thành một trung tâm công nghiệp nặng có quy mô
lớn của cả nước với một số trung tâm lớn như:
+ Trung tâm cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, với 62 cầu
cảng, năng lực thông qua hơn 90 triệu tấn/năm; Trung tâm luyện cán thép với 4
Khu liên hợp, công suất thiết kế hơn 22 triệu tấn/năm; Trung tâm điện lực, với 4
cụm nhà máy nhiệt điện có tổng công suất khoảng 6.300 MW; Trung tâm lọc

hóa dầu 14 triệu tấn/năm.
+ Cùng với sự phát triển của 4 trung tâm trên thì hàng loạt các ngành nghề
dịch vụ, du lịch, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ... sẽ phát triển, tạo tiền
đề, cơ sở cho sự phát triển kinh tế đa lĩnh vực, đa ngành nghề tại Khu kinh tế
Vũng Áng. Theo số liệu điều tra, nhu cầu lao động từ các nhà đầu tư đăng ký thì
đến năm 2015 tại Khu kinh tế Vũng Áng cần 74.124 lao động (Báo cáo của Ban
quản lý Khu kinh tế Vũng Áng).
- Tình hình triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân
+ Hiện nay trên địa bàn toàn Khu kinh tế có 7.006 công nhân. Trong đó
có 1.855 công nhân đã có nhà ở với tổng diện tích đất ở 4,9019 ha và số còn lại
5.151 công nhân đang thuê nhà trọ của những người dân khu vực xung quanh
khu kinh tế để cư trú với chất lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và
điều kiện sống tối thiểu. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người
lao động nhập cư và vấn đề vệ sinh môi trường sống của những khu vực xung
quanh khu công nghiệp.
+ Để từng bước đáp ứng với nhu cầu chỗ ở cho công nhân, hiện nay đang
triển khai các dự án vừa và lớn như sau:
Dự án xây dựng Khu nhà ở thí điểm cho công nhân và người lao động
thuê tại Khu kinh tế Vũng Áng do Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà
Tĩnh làm chủ đầu tư, hiện tại quy hoạch đã được phê duyệt với diện tích 16 ha,
đáp ứng 6.000 chổ ở, dự án đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Đã
khởi công xây dựng.
Nhà ở công nhân của Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà
Tĩnh trong khuôn viên của Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương
Formosa Hà Tĩnh với diện tích là 102,22 ha trong tổng diện tích khu đất cấp cho
nhà đầu tư, hiện tại nhà đầu tư đã hoàn thành dãy nhà A KTX 05 tầng với tổng
21


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các

khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

diện tích sàn 13.537m2, đã có hơn 1.200 lao động được bố trí chổ ở; đang tiếp
tục triển khai 10 dãy nhà khác, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013 để đáp
ứng 8.823 chổ ở.
Nhà ở công nhân của Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 với diện
tích 4ha tại xã Kỳ Long, đáp ứng 500 chổ ở, đã phê duyệt quy hoạch, đang tiến
hành bồi thường, GPMB để triển khai xây dựng.
Nhà ở công nhân của Công ty TNHH Phonesack Việt Nam với diện tích
4ha tại xã Kỳ Liên, đáp ứng 1.500 chổ ở, đã phê duyệt quy hoạch, đang tiến
hành bồi thường, GPMB để triển khai xây dựng.
+ Một số dự án xây dựng, kinh doanh dịch vụ và thương mại tổng hợp
như: Khu du lịch, dịch vụ hồ Tàu Voi của Công ty TNHH Quốc tế Polaris KTY
Việt Nam; xây dựng, kinh doanh dịch vụ và thương mại tổng hợp của Công ty
cổ phần thương mại Anh Bảo; Khu đô thị thương mại - Dịch vụ Phú Vinh của
Công ty TNHH đầu tư xây dựng hạ tầng Phú Vinh, Công ty TNHH Bảo Châu…,
việc xây dựng nhà ở công nhân của các nhà đầu tư này được bố trí trong khuôn
viên khu đất của dự án. Mặt khác đây là các dự án du lịch, dịch vụ, khách sạn
nên sẽ đáp ứng được nhu cầu của các chuyên gia hay các lao động có thu nhập
cao, thời vụ, …
- Tình hình quy hoạch xây dựng nhà ở công nhân:
Để đảm bảo nhu cầu nhà ở công nhân trong Khu kinh tế Vũng Áng trong
tương lai, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng đã dành các khu đất để quy hoạch
xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân trong Khu kinh tế Vũng Áng với tổng
diện tích khoảng 61,46 ha tại 05 vị trí:
Vị trí 1: tại Khu đô thị Kỳ Long, Kỳ liên, Kỳ Phương, diện tích 11,2 ha;
Vị trí 2: tại Khu đô thị Kỳ Long, Kỳ liên, Kỳ Phương, diện tích 18,68 ha;
Ví trí 3: tại Khu đô thị Trung tâm Khu kinh tế Vũng Áng, xã Kỳ Trinh với
diện tích 8,62 ha;
Vị trí 4: tại Khu đô thị du lịch Kỳ Nam Khu kinh tế Vũng Áng, diện tích

8,96 ha.
Vị trí 5: Thuộc lô đất DH1- Khu kinh tế Vũng Áng, diện tích 14 ha để xây
dựng khu ký túc xá cho học sinh, sinh viên.
b. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo:
Với những ưu thế thuận lợi về vị trí địa lý, đ

6,2 ha (đã hoàn chỉnh thủ tục).
22


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

- Tình hình triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân:
Hiện nay trên địa bàn toàn Khu kinh tế chưa có dự án đầu tư xây dựng
nhà ở cho công nhân.
Tổng số công nhân hiện có trên địa bàn khu kinh tế: 221 công nhân, trong
đó có 82 công nhân đã có nhà ở tại khu vực Khu kinh tế và số còn lại 129 công
nhân đang thuê nhà trọ ở khu vực xung quanh khu kinh tế để cư trú với chất
lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và điều kiện sống tối thiểu.
- Tình hình quy hoạch xây dựng nhà ở công nhân
Ngoài một số dự án đầu tư xây dựng, nhà ở công nhân được bố trí trong
khuôn viên khu đất của dự án. Để đảm bảo nhu cầu nhà ở công nhân trong Khu
kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo trong tương lai, Ban Quản lý Khu kinh tế đã
dành các khu đất để quy hoạch xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân tại xóm
Quyết Thắng, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn (Khu công nghiệp, Thương mại,
Dịch vụ du lịch Đá Mồng) với quy mô đất 9,15ha.
3.4.6. Thực trạng đất ở, nhà ở của người thu nhập thấp tại các đô thị:
(đất, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sỹ, lực lượng vũ trang và
người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị).

- Thực trạng về nhà ở cho người có thu nhập thấp: Đến nay, trên địa bàn
tỉnh chưa triển khai dự án nhà ở cho người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
Những hộ gia đình có thu nhập thấp ở khu vực đô thị đang ở thuê các nhà trọ do
dân tự xây với điều kiện sống chật chội, tạm bợ, không đảm bảo an toàn vệ sinh
và điều kiện sống tối thiểu, điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
người lao động. Với mức thu nhập thấp và điều kiện nhà ở khó khăn hiện nay,
người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể
thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm.
- Thực trạng về đất ở cho người có thu nhập thấp: Đến nay trên địa bàn
các huyện, thị xã thành phố đã giải quyết được 1.124 suất đất cho các đối tượng
xã hội theo đơn giá của UBND tỉnh quy định, không qua hình thức đấu giá,
nhưng số lượng đó rất ít, chưa đảm bảo nhu cầu thực tại (theo Báo cáo tình hình
nhà ở, đất ở của CNVCLĐ thu nhập thấp và kiến nghị, đề xuất của Liên đoàn
lao động tỉnh tại Công văn số 08/LĐLĐ ngày 07/01/2013).
4. Nhu cầu đất ở, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị,
công nhân tại các khu kinh tế, khu CN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
4.1. Cơ sở tính toán:
- Theo yêu cầu của các văn bản: Theo quy định của Quyết định số
66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ
chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp
thuê; Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
23


Đề án “Phát triển đất ở, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các
khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”

ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp
tại khu vực đô thị; Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030.
- Theo Thực trạng: Thực trạng về nhu cầu nhà ở, đất ở đối tượng thu nhập
thấp tại khu vực đô thị và công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Theo nhu cầu: Nhu cầu về nhà ở, đất ở trên cơ sở về sự gia tăng dân số,
chỉ tiêu phấn đấu diện tích nhà ở bình quân từng thời kỳ.
4.2. Diện tích về nhà ở, đất ở cho các đối tượng:
4.2.1.

ở, đất ở cho người có thu nhập thấp khu vực đô thị:

- Đối với thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh: 70% là nhà cho người
có thu nhập thấp là loại nhà ở căn hộ chung cư, có diện tích căn hộ tối đa không
quá 70m2. Diện tích bình quân nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người. 30% là nhà ở chia
lô có diện tích đất diện tích đất 100m2/1lô.
- Đối với thị trấn các huyện: Nhà cho người có thu nhập thấp là các căn
hộ chia lô có diện tích đất 100m2/1lô. Diện tích bình quân nhà ở tối thiểu 8m2
sàn/người.
4.2.2. Diện tích đất ở, nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu
công nghiệp:
- Đến năm 2015: giải quyết được chỗ ở cho 50% công nhân lao động tại
các khu công nghiệp có nhu cầu; diện tích bình quân 10m2 sàn/người.
- Đến năm 2020: giải quyết được chỗ ở cho 70% công nhân lao động tại
các khu công nghiệp có nhu cầu; diện tích bình quân 10m2 sàn/người.
4.3. Dự báo tổng số hộ có nhu cầu đất ở, nhà ở :
4.3.1. Số lượng hộ có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo các giai
đoạn có nhu cầu về đất ở, nhà ở: (Dự báo số lượng hộ có thu nhập thấp tại khu
vực đô thị có nhu cầu về đất ở, nhà ở tăng thêm theo các giai đoạn chiếm 20%
của số hộ tăng tại khu vực đô thị).
a. Số lượng hộ có nhu cầu đất, nhà ở năm 2012:
Có tổng 6.441 hộ, trong đó: Tại các thị trấn: 3.524 hộ, tại thị xã Hồng

Lĩnh: 1.138 hộ, tại thành phố Hà Tĩnh: 1.779 hộ, (chi tiết tại phụ lục - bảng 2).
b. Dự báo số lượng hộ có nhu cầu đất ở, nhà ở tăng thêm đến năm 2020
(so với năm 2012):
Có tổng 4.179hộ, trong đó: Tại các thị trấn: 1.508 hộ, tại thị xã Hồng
Lĩnh: 1.525 hộ, tại thành phố Hà Tĩnh: 1.146 hộ, (chi tiết tại phụ lục - bảng 2).
24


×