Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603 KB, 59 trang )


2


3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hệ  thống ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong việc cung  ứng vốn cho nền  
kinh tế  và trong thực thi các chính sách tiền tệ  của Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN). Vì vậy, đảm bảo sự   ổn định và phát triển an toàn cho các Ngân  
hàng thương mại (NHTM) là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Trải qua 
nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu năm 2008­2009 và giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn  
năm 2012­2014 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu căng 
thẳng và tích tụ những yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. 
Hậu quả của tăng trưởng tín dụng quá nóng và không có định hướng chiến  
lược phù hợp đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế; thêm vào đó việc xử  lý nợ 
xấu, loại bỏ các ngân hàng yếu kém ra khỏi hệ thống còn nhiều vướng mắc 
làm cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam giảm sức chống đỡđể 
có thể chịu đựng được những cú sốc trước những bất ổn tài chính, rủi ro tín 
dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 
Rất nhiều kỹ  thuật phân tích dự  báo rủi ro tín dụng đã được phát 
triển và áp dụng tại các NHTM của các quốc gia trên thế  giới, trong đó 
Stress testing (ST) được áp dụng khá rộng rãi để  đo lường sức chịu đựng 
rủi ro tín dụng của hệ  thống Ngân hàng. Thực tế   ở  Hoa kỳ, JP Morgan  
Chase là một trong những ngân hàng lớn nhất đã áp dụng kỹ  thuật này 
kiểm tra sức chịu đựng thường xuyên để phục vụ cho mục đích quản trị rủi 
ro của các danh mục hiện có, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh.  
Là một thị trường đang phát triển, các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ  một 
số  bất cập, yếu kém như  tỷ  lệ  nợ  xấu gia tăng, trình độ  quản trị  còn yếu, 


nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của tốc độ  phát triển đa dạng, phức 


4
tạp của nền kinh tế  thị  trường. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu về 
phương pháp kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro trong hoạt động cho vay  
của các NHTM là rất cần thiết.
          Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT), việc quản trị 
rủi ro trong hoạt động cho vay luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo  
sát sao. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) tương đối đầy đủ  và  
đồng bộ, bao gồm: Chiến lược QTRRTD, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách 
QTRRTD, bộ máy QTRRTD, các quy trình và quy định về quản lý rủi ro tín 
dụng, các nội dung về giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và điều chỉnh  
sau giám sát. Tuy nhiên, để  hoàn thiện hơn nữa chính sách quản trị  rủi ro  
trong hoạt động cho vay cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp  
cho từng thời kỳ, tác giả đi sâu nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên 
nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công 
Thương Việt Nam”, từ đó kiến nghị triển khai thực hiện Stress testing trong  
quản trị rủi ro hoạt động cho vay nhằm phát triển NHCT an toàn hiệu quả 
hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tập trung nghiên cứu 
xác định những tác động của những thay đổi khi có sự  cố  xấu hay rất xấu  
xảy ra lên một danh mục cấp tín dụng, từ  đó đánh giá tác động đến bảng 
cân đối tài sản và cuối cùng là các tác động lên vốn hay tỷ  lệ an toàn vốn 
của ngân hàng. Từ việc lượng hóa được những tác động này, đánh giá sức  
chịu đựng của NHTM trước những sự  cố  xảy ra để  từ  đó hoạch định các  
chính sách quản trị  rủi ro trong hoạt động cho vay và xây dựng các chiến 
lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, luận án được thực hiện  
nhằm đạt đến các mục tiêu sau:



5
         Thứ nhất: Xác định quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động  
quản trị  cốt lõi, đảm bảo sự  phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững cho 
NHTM;
         Thứ hai: Xác định các yếu tố có thể gây ra rủi ro trong hoạt động cho  
vay của NHTM, từ  đó đo lường lượng hóa các tổn thất có thể  xảy ra khi  
các yếu tố này thay đổi xấu hoặc rất xấu, đánh giá ảnh hưởng của các tổn 
thất này đến tài sản và vốn của NHTM.
          Thứ ba: Đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước những tổn thất khi  
xảy ra các cú sốc bất lợi, từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro và  
xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
        Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng 
dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng ( Stress testing)  tại Ngân hàng 
TMCP Công Thương Việt Nam”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng dựa 
trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP 
Công Thương Việt Nam”, nên trong luận án, tác giả chỉ đánh giá việc quản 
trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT. Các thuật ngữ Rủi ro tín dụng, 
Quản trị rủi ro tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín  
dụng…sử dụng trong luận án được hiểu là các thuật ngữ sử dụng trong hoạt 
động cho vay của NHCT, không bao gồm hoạt động huy động vốn và các 
hình thức cấp tín dụng khác như phát hành LC và bảo lãnh, bao thanh toán…
          Đối tượng khảo sát là các thông tin báo cáo tài chính, tình hình hoạt  
động kinh doanh của NHCT và Hệ  thống QTRRTD hiện hành tại NHCT, 
bao   gồm:   Chiến   lược   QTRRTD,   Khẩu   vị   rủi   ro   tín   dụng,   Chính   sách 



6
QTRRTD, Bộ máy QTRRTD, Các quy trình và quy định về  QTRRTD, Các 
nội dung về  giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và Điều chỉnh sau 
giám sát. Từ đó hiểu thêm về khung quản trị rủi ro, mô hình quản trị rủi ro 
hiện tại mà NHCT đang áp dụng, thực hiện nghiên cứu triển khai thực hiện  
Stress testing trong QTRRTD nhằm phát triển NHCT an toàn hiêu quả hơn.
              Giới hạn phạm vi nghiên cứu: tại luận án này tác giả  thực hiện 
nghiên cứu đánh giá sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng của Ngân 
hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đánh giá khả  năng chịu đựng của 
NHCT trước những kịch bản bất lợi từ  đó đưa ra các chính sách quản trị 
rủi ro tín dụng và chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp.
             Không gian nghiên cứu: tại luận án này tác giả chỉ thực hiện nghiên  
cứu những thực hiện đánh giá kiểm tra sức chịu đựng trước những rủi ro  
tín dụng (rủi ro trong hoạt động cho vay) tác động đến hoạt động kinh  
doanh chính của NHCT, không bao gồm hoạt động của các công ty con, 
công ty liên kết của NHCT.
            Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục nghiên cứu luận án 
được tổng hợp thu thập từ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 của NHCT  
và chiến lược phát triển NHCT giai đoạn 2020­2025 tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp quy  
nạp và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: được sử dụng gồm ba bước: Bước 1, luận án 
nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia về 
QTRRTD (đối với hoạt động cho vay), từ  đó đánh giá vai trò quan trọng 
của việc QTRRTD. Bước 2, luận  án nghiên cứu về  đo lường rủi ro tín 
dụng và các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang áp dụng hiện nay,  
từ  đó đánh giá  ưu nhược điểm từ  các phương pháp này trong hoạt động 



7
quản trị rủi ro. Bước 3, luận án nghiên cứu về lý luận và các quan điểm về 
Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing – ST) trong QTRRTD tại các NHTM, 
từ  đó đánh giá các  ưu nhược điểm của kỹ  thuật này trong hoạt động đo 
lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
         Phương pháp định lượng: tác giả thực hiện khảo sát thực tế QTRRTD 
và tình hoạt động kinh doanh của NHCT. Áp dụng phương pháp thống kê 
và mô hình hồi quy để  đánh giá kiểm tra sức chịu đựng của NHCT trước  
những yếu tố thay đổi xấu và rất xấu đến hoạt động kinh doanh, từ đó đưa  
ra chính sách QTRRTD và hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho 
từng thời kỳ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu của các nhà khoa học trước 
đây, luận án đã đóng góp những vấn đề mới sau đây:
          Tác giả  đã hệ  thống hóa những cơ  sở  lý luận và những quan điểm  
mới nhất, cập nhật những quy định mới nhất trong QTRRTD dựa trên nền  
tảng kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM. Đồng thời đưa ra những yêu 
cầu cấp bách trong QTRRTD và nâng cao sức cạnh tranh của NHTM trong  
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
         Về phương pháp nghiên cứu: tác giả đã xây dựng công trình nghiên cứu 
của mình một cách logic từ lý luận đến thực tế áp dụng tại NHCT. Dẫn dắt  
vấn đề một cách khoa học, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Dùng phương pháp thống  
kê và mô hình hồi quy để đo lường con số tổn thất cụ thể cho sự tác động  
của những cú sốc đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ  ra những  
tác động đến tài sản và vốn của Ngân hàng và đánh giá con số cụ thể về sức 
chịu đựng của Ngân hàng trước những cú sốc thay đổi đó.
          Từ  thực trạng phân tích QTRRTD của NHCT và kiểm tra sức chịu  
đựng trong QTRRTD tại NHCT, giúp các nhà quản lý NHCT có thể dự báo  



8
trước được rủi ro, từ  đó chủ  động hoạch định các chính sách QTRRTD 
và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tương lai an toàn, bền vững  
cho NHCT, chứ  không phải xây dựng chính sách quản trị  rủi ro dựa trên 
những rủi ro đã xảy ra và đã gây tổn thất cho Ngân hàng.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ  sở  lý luận về  quản trị  rủi ro tín dụng dựa trên nền  
tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại các Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và thử  nghiệm quản  
trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing)  
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thực hiện quản trị  rủi ro tín dụng trên nền  
tảng kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN 
NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) 
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Rủi ro tín dụng tại các NHTM
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong kinh tế thị  trường, hệ thống Ngân hàng được ví như  hệ  thần  
kinh của nền kinh tế. Hệ  thống Ngân hàng hoạt động thông suốt, lành 
mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân 

bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng 
tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong kinh tế  thị  trường, rủi ro là  
không thể  tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh 
Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức  
tạp. Những rủi ro phổ  biến trong hoạt động Ngân hàng bao gồm: Rủi ro 
thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt  
động, rủi ro chủ  quyền và rủi ro chính trị. Trong đó, rủi ro tín dụng được 
đánh giá là một trong những loại rủi ro có  ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt  
động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi  
luận án, tác giả  sử  dụng các tiêu chí sau để  phân loại rủi ro tín dụng, cụ 
thể:
(i) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:
(ii) Căn cứ vào mức độ tổn thất:
(iii) Căn cứ nguyên nhân khách quan hay chủ quan:


10
1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với NHTM
­ Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được khoản tiền gốc  
và lãi tín dụng, nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động 
đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi 
và rủi ro thanh khoản.
­ Chi phí gia tăng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, làm cho 
lợi nhuận giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra  ở mức độ  nhỏ  thì ngân hàng có thể 
bù đắp bằng khoản dự  phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự  có;  
nếu rủi ro xảy ra  ở  quy mô lớn và kéo dài ngân hàng có thể  rơi vào trạng 
thái mất khả năng thanh toán và phá sản. 
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM

a) Các nhân tố khách quan
­Môi trường kinh tế ­ chính trị ­ xã hội: 
­ Môi trường pháp lý: 
­ Môi trường tự nhiên: 
b) Các nhân tố chủ quan của các NHTM
− Chiến lược, chính sách không phù hợp:
− Năng lực tác nghiệp hạn chế:
­ Trình độ công nghệ: 
­Đạo đức nghề nghiệp yếu kém:
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị rủi ro tín dụng” và “quản lý rủi ro 
tín dụng” thường được sử  dụng xen lẫn nhau.  Thực chất, theo tác giả, 
quản lý rủi ro tín dụng là cách thức để quản lý các rủi ro trên cơ sở hoạch  
định quản trị rủi ro tín dụng. 


11
1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Như  đã phân tích  ở  trên, rủi ro tín dụng làm hạn chế  khả  năng tăng 
trưởng tín dụng, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng, làm tăng 
chi phí, giảm lợi nhuận,  ảnh hưởng đến hệ  số  an toàn vốn của ngân hàng  
thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó, QTRRTD luôn là yêu cầu 
cấp thiết trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi rủi ro tín dụng được nhận biết, khâu tiếp theo trong quy trình 
QTRRTD là tiến hành đo lường rủi ro tín dụng. Kết quả đo lường rủi ro tín 
dụng có ý nghĩa rất lớn trong quản trị kinh doanh của ngân hàng. Đo lường 
rủi ro là một giai đoạn quan trọng cần sự  kết hợp tổng hòa của rất nhiều  
yếu tố tạo thành hệ thống đo lường rủi ro.

1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Có thể phân chia QTRRTD thành các nội dung cụ thể khác nhau tuỳ 
theo cách thức tiếp cận. Cụ thể:
a, Cách tiếp cận rủi ro xuất phát từ  nghiên cứu các dạng rủi ro  
cụ thể để hoạch định chính sách quản trị rủi ro.
b, Cách tiếp cận theo các bước tiến hành trong quá trình quản trị  
rủi ro tín dụng.
1.3. Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị  rủi ro tín dụng tại  
các NHTM
1.3.1. Khái quát về kiểm tra sức chịu đựng
Theo nghĩa chung nhất, kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing ­ ST)  
là việc phân tích xem một đối tượng hoặc một hệ thống sẽ phản  ứng như 
thế nào khi chịu một áp lực nhất định.  Ví dụ: các bác sĩ thực hiện các bài 
kiểm tra căng thẳng tim bằng việc cho bệnh nhân chạy trên máy tập chạy 


12
bộ và giám sát nhịp tim và huyết áp. Kỹ sư kiểm tra sức chịu đựng của vật  
liệu xây dựng bằng cách đo xem vật liệu thay đổi như  thế  nào khi bị  kéo 
căng. 
1.3.2. Các mô hình sử dụng kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi 
ro tín dụng

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỬ NGHIỆM 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA 
SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP 
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP  
Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT) được thành lập 
theo Nghị  định số  53/1988/NĐ­HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ 
trưởng trên cơ  sở  nền tảngcủa Vụ  tín dụng Công nghiệp và Vụ  tín dụng  
Thương nghiệp trực thuộc Ngân hàng nhà nước, NHCT chính thức đi vào 
hoạt động từ  08/07/1988.Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, quy mô  
vốn chủ  sở  hữu và quy mô tổng tài sản của NHCT tăng trưởng vượt bậc:  
vốn chủ  sở  hữu của NHCT những ngày đầu thành lập chỉ  có 22 tỷ  đồng, 
đến nay vốn chủ  sở  hữu của NHCT đạt trên 64 nghìn tỷ  (tăng 2.900 lần),  
trong đó vốn điều lệ  đạt 37.234 tỷ  đồng. Tổng tài sản của NHCT từ  hơn  
700 tỷ đồngkhi mới thành lập đến 31/12/2018 tổng tài sản đã đạt 1.164.000  
tỷ đồng (tăng 1.660 lần) và là một trong những ngân hàng có quy mô vốn và 


13
quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam cùng cơ cấu cổ đông lớn mạnh.
Về hình thức sở hữu, NHCT được phê duyệt phương án cổ phần hoá 
vào tháng 9/2008 theo quyết định số  1354/QĐ­TTg và chính thức trở  thành  
Ngân hàng Thuong mai Cô phân Công thuong Vi
̛ ̛
̣
̉
̀
̛ ̛
ẹt Nam theo gi
̂
ấy phép số 
142/GP­NHNN ngày 03/07/2009, với Điều lệ  tổ  chức và hoạt động được 
chuẩn y theo Quyết định 1573/QĐ­NHNN năm 2009. Ngân hàng cũng đổi 

tên   giao   dich
̣   quôć   tế  sang   Vietinbank,   viêt́   tăt́   cuả   Vietnam   Joint   Stock 
Commercial   Banh   for   Industry  and   Trade.   NHCT   tiến   hành   chào  bán   cổ 
phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 25/12/2008 tai S
̣ ở  giao dich
̣  
chưng khoán thành phô Hô Chí Minh. C
́
́ ̀
ổ  phiếu của NHCT được bắt đầu 
niêm yết trên sàn giao dich ch
̣
ưng khoán Thành phô Hô Chí Minh vào ngày
́
́ ̀
 
16/07/2009 vơi mã ch
́
ứng khoán là CTG. 
Hiện nay, cơ  cấu cổ  đông của NHCT bao gồm các cổ  đông lớn là: 
NHNN Việt Nam (chiếm 64,46% số cổ phần), Bank of Tokyo ­  Mitsubishi  
UFJ,   Ltd   (BTMU   ­   chiếm   19,73%   số   cổ   phần)   và   IFC   Capitalization 
(Equity) Fund, L.P. (IFC ­ chiếm 5,39% số cổ phần). Trong đó, hai đối tác  
chiến lược là BTMU và IFC có các thoả  thuận, hợp đồng hợp tác kinh  
doanh và hỗ  trợ  kỹ  thuật với NHCT trong các lĩnh vực: quản lý rủi ro, áp 
dụng Basel II, công nghệ  thông tin, ngân hàng đầu tư, dịch vụ  khách hàng 
cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ thu tiền mặt và các hoạt động 
liên quan, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Bảng 2.1. Cơ cấu sở hữu của NHCT
Cổ đông

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)
The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ
Quỹ đầu tư cấp vốn IFC L.P
International Finance Corporation (World Bank)
Cổ đông khác
(Nguồn: NHCT)

Tỷ lệ (%)
64.46
19.73
5.39
2.63
7.78


14
Trong quá trình phát triên cua mình, NHCT đã ngày càng đa d
̉
̉
ạng hoá 
các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ viẹc đon thuân cung câp
̂ ̛
̀
́ 
các dich vu tín dung theo chi đao cua NHNN, đ
̣
̣
̣
̉ ̣
̉

ến nay, NHCT cung câp m
́ ột  
hệ  thống tương đối đầy đủ  các dich vu ngân hàng bán buôn và ngân hàng
̣
̣
 
bán le cho khách hàng trong và ngoài nu
̉
̛ơc, bao g
́
ồm cho vay và đâu tu, tài
̀ ̛
 
trợ  thuong mai, bao lãnh và tái bao lãnh, kinh doanh ngoai hôi, tiên g
̛ ̛
̣
̉
̉
̣
́
̀ ửi,  
thanh toán, chuyên tiên, phát hành và thanh toán the tín dung trong nu
̉
̀
̉
̣
̛ơc và
́  
quôc tê, séc du lich, kinh doanh ch
́ ́

̣
ưng khoán, bao hiêm, cho thuê tài chính và
́
̉
̉
 
các  dich vu tài chính ­ ngân hàng khác. NHCT cũng phát tri
̣
̣
ển nhanh về hệ 
thống mạng lưới trong và ngoài nước, gồm 155 chi nhánh, trên 1.000 phòng 
giao dịch và quỹ tiết kiệm trong nước và 2 chi nhánh ở CHLB Đức, 1 ngân  
hàng con 100% vốn tại CHDCND Lào và 1 văn phòng đại diện ở Myanmar.  
Đến nay, NHCT là một trong số  những ngân hàng có quy mô lớn nhất tại 
Việt Nam. NHCT cũng có các công ty con và công ty liên kết cung cấp các  
dịch vụ tài chính và phi tài chính. 
Thương hiệu Vietinbank đã được khẳng định và nhận được nhiều  
giải thưởng danh giá: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 Doanh nghiệp  
lớn nhất thế  giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá 
giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với xếp hạng thương hiệu A +; Top 
dẫn   đầu   thương   hiệu   mạnh   Việt   Nam   2017;   Top   10   trong   500   Doanh  
nghiệp có lợi nhuận tốt nhất; 5 năm liên tiếp được Global Finance xếp 
hạng ngân hàng an toàn nhất (xếp theo quốc gia kể từ năm 2014 đến năm  
2018); được S&P xếp hạng tín nhiệm bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc 
gia (từ  mức B1 lên Ba3 với triển vọng từ  “ổn định” lên “tích cực”). Với 
những thành tích vượt trội, NHCT được Đảng và Nhà nước phong tặng 
danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương độc lập hạng nhất.


15

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công  
Thương Việt Nam giai đoạn 2014­2018.
Giai đoạn những năm 2012 ­ 2014 là những năm đầy sóng gió với 
ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Nền kinh tế  đi vào giai 
đoạn đi xuống, lạm phát cao. Các ngân hàng gặp khó khăn khá lớn trong hoạt  
động kinh doanh, nợ xấu tăng mạnh đồng thời lợi nhuận ròng cũng suy giảm 
mạnh do trích lập dự  phòng rủi ro. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014­2018, 
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT không ngừng tăng, là một trong 
những ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao trong hệ thống ngân hàng tại Việt  
Nam.


2.2.3. Khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và các  
quy định quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng  TMCP Công Thương  
Việt Nam.
a/ Khẩu vị rủi ro tín dụng (mức độ chấp nhận rủi ro) của Ngân hàng 
TMCP Công Thương Việt Nam.
            b/ Chính sách quản trị  rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công  
Thương Việt Nam
2.2.4. Tổ  chức bộ  máy quản trị  rủi ro tín dụng của NHTMCP  
Công Thương Việt Nam
Tổ  chức bộ  máy QTRRTD cần đảm bảo sự  tham gia phối kết hợp  
của nhiều bộ  phận, phòng, ban trong ngân hàng nhằm giảm thiểu các sai  
sót, kẽ  hở  hoặc vi phạm trong toàn bộ  quá trình thực hiện hoạt động tín 
dụng. Bộ  máy QTRRTD của NHCT đã chuyển từ  cơ  cấu quản trị phi tập 
trung sang quản trị tập trung từ năm 2013.Trước năm 2013, tại NHCT chưa 
có sự  tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý rủi ro, chức năng kinh  
doanh và chức năng tác nghiệp. Bộ  phận tín dụng phải thực hiện đầy đủ 
cả ba chức năng nói trên. Sau năm 2013, NHCT áp dụng cơ chế quản trị rủi 
ro theo hướng tập trung, theo đó 3 chức năng bao gồm chức năng quản lý 

rủi ro, chức năng kinh doanh và chức năng tác nghiệp được tách biệt một 
cách độc lập nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn. Mô hình này tạo 
điều kiện để hình thành hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, thống nhất trên  
quy mô của toàn ngân hàng.
2.2.5.   Nhận   diện   rủi   ro   tín   dụng   tại   Ngân   hàng   TMCP   Công  
Thương Việt Nam.
  Theo quy định hiện hành của NHCT, cán bộ  quan hệ  khách hàng 
phải nhận diện và hiểu về rủi ro tín dụng trong các hoạt động kinh doanh  
16


trước khi tham gia vào giao dịch. Mọi hình thức cấp tín dụng chỉ được phép 
thực hiện nếu phù hợp với các thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín dụng  
đã được NHCT phê duyệt. 
2.2.6. Thực tế  đo lường rủi ro tín dụng và đánh giá mức độ  rủi 
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
            a/Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương 
Việt Nam.
b/   Thực   tế   đánh   giá   rủi   ro   tín   dụng   tại   Ngân   hàng   TMCP   Công  
Thương Việt Nam
2.2.7. Thực trạng hoạt động giám sát và kiểm tra quá trình thực  
hiện quản trị rủi ro tín dụng
 Nội dụng hoạt động giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện quản  

trị rủi ro tín dụng
 Điều chỉnh sau giám sát quá trình quản trị rủi ro tín dụng

2.2.8. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và các định hướng của  
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Chiến lược QTRRTD là một bộ  phận của chiến lược kinh doanh  

tổng thể, thể hiện mục tiêu và định hướng quản trị tín dụng trong tổng thể 
các mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng. Chiến lược QTRRTD 
của NHCT do Hội đồng quản trị ban hành, là cơ sở để ngân hàng đề ra các  
khẩu vị tín dụng và các chính sách tín dụng của ngân hàng.
2.3. Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản 
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.


2.3.1. Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản  
trị  rủi ro tín dụng tại  Ngân hàng  TMCP Công thương Việt Nam  dưới  
tác động của các biến vĩ mô
Theo phân tích tại chương 1 của Luận án, các kỹ  thuật thực hiện 
Stress testing gồm: Phân tích độ  nhạy đơn giản, phân tích kịch bản, phân 
tích tổn thất tối đa, lý thuyết cực đại. Stress testing có thể  thực hiện thông  
qua 2 phương pháp: Phương pháp từ  trên xuống (Top­down) và Phương 
pháp từ  dưới lên (Bottom – up). Phương pháp Top­down được thực hiện 
bởi các cơ  quan giám sát. Dựa trên số  liệu báo cáo của các Ngân hàng, cơ 
quan giám sát sẽ  áp dụng các kịch bản khác nhau để  đánh giá mức độ  tổn 
thương của hệ thống hoặc từng ngân hàng riêng. Cách làm này cho phép cơ 
quan   quản   lý   so   sánh   được   các   kết   quả   của   các   ngân   hàng   với   nhau. 
Phương pháp Bottom­up sẽ  do từng ngân hàng tự  thực hiện theo các kịch 
bản do cơ quan quản lý quy định hoặc theo các kịch bản đặc thù riêng.
2.3.2. Kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tập  
trung
Căn cứ  trên dữ  liệu về  nhóm khách hàng la 10 khach hang co d
̀
́
̀
́ ư  nợ 
lơn nhât tai NHCT tai th

́
́ ̣
̣ ơi điêm quy 4 năm 2018, tác gi
̀ ̉
́
ả  kiểm tra sức chịu  
đựng đối với rủi ro tín dụng của NHCT bằng cách thực hiện một cú sốc 
đối với dư nợ của nhóm khách hàng này, theo đó dư  nợ cua 10 khach hang
̉
́
̀  
nay đ
̀ ược chuyên toan bô sang nhom n
̉
̀ ̣
́ ợ xâu. Khi cú s
́
ốc xảy ra, ngân hàng  
phai tăng trích l
̉
ập DPRR theo tỷ lệ tương  ứng và kết quả là tác động điều  
chỉnh tỷ lệ an toàn vốn đối với mỗi tình huống kịch bản đặt ra.

18


2.3.3. Kết luận rút ra từ  kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với  
rủi ro tín dụng tại NHCT
Kết quả  kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại NHCT  
cung cấp thêm một bằng chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro trong  

hoạt động của NHCT và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ  tăng 
trưởng GDP, tỷ  lệ  lạm phát, lãi suất cho vay và tỷ  giá bình quân liên ngân  
hàng. 
Kết quả kiểm tra sức chịu đựng khi xảy ra các cú sốc đối với kinh tế 
vĩ mô cho thấy khi xảy ra cú sốc về kinh tế vĩ mô, tỷ lệ nợ xấu của NHCT  
sẽ tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải trích lập DPRR và giảm trừ vốn tự có. 
Hệ số  CAR sụt giảm sẽ khiến NHCT phải bổ sung vốn với mức bổ sung  
là 3,71 nghìn tỷ đồng đối với kịch bản 1 và 1,09 nghìn tỷ đồng đối với kịch 
bản 2 để  đáp  ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo các quy định hiện hành của 
NHNN. Trong khi đó, kết quả  kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín 
dụng tập trung cho thấy nếu dư nợ của nhóm 10 khách hàng lớn của NHCT  
chuyển sang nợ  xấu sẽ  khiến hệ  số  CAR của ngân hàng bị   ảnh hưởng 
nghiêm trọng, đòi hỏi bổ sung lượng vốn lớn là 15,46 nghìn tỷ đồng mới có 
thể đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định của NHNN.
Mặc dù xác suất xảy ra các cú sốc ở sự kiện đuôi như cú sốc kinh tế 
vĩ mô hoặc cú sốc về rủi ro tín dụng tập trung là không lớn, song kết quả 
kiểm tra sức chịu đựng cho thấy một khi các sự  kiện này xảy ra, hệ  số 
CAR của NHCT có thể bị suy giảm nghiêm trọng và đòi hỏi một lượng vốn 
bổ  sung rất lớn để  đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định của 
NHNN. Điều này cho thấy NHCT cần phải hoàn thiện hệ thống QTRRTD,  
bao gồm việc  ứng dụng phương pháp kiểm tra sức chịu đựng để sẵn sàng 
ứng phó với các biến động bất lợi đột ngột từ môi trường kinh doanh. 


Mặt khác, mô hình kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại 
NHCT được vận dụng trong phạm vi luận án này chỉ  mang tính phương 
pháp luận để  minh hoạ  về  mặt kỹ  thuật sử  dụng công cụ  stress­testing 
trong QTRRTD, vì vậy còn tương đối đơn giản so với thông lệ về kiểm tra 
sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại các NHTM ở các nước phát triển. 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khó áp dụng các kỹ thuật stress­testing 

phức tạp hơn là do hạn chế  về  mặt dữ  liệu. Tuy nhiên, việc áp dụng bất  
kỳ  mô hình đánh giá mới, hiện đại nào khi áp dụng cũng gặp những khó 
khăn nhất định và qua thời gian sẽ được hoàn chỉnh dần cho phù hợp hơn.
2.4. Đánh giá khái quát về quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng 
Stress­testing tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.4.1. Mặt tích cực trong quản trị  rủi ro tín dụng trên nền tảng  
Stress­testing tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
­ Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện hành của NHCT tương đối 
đầy đủ và đồng bộ, là cơ sở nền tảng tốt để tiến tới áp dụng Stress­testing  
trong QTRRTD tại NHCT.
Như đã trình bày trong mục 2.2.3, NHCT đã ban hành tương đối đầy 
đủ  và đồng bộ  một hệ  thống QTRRTD bao gồm:   Chiến lược  QTRRTD, 
Khẩu vị  rủi ro tín dụng, Chính sách QTRRTD, Bộ  máy QTRRTD Các quy 
trình và quy định về  quản lý rủi ro tín dụng, Các nội dung về  giám sát và  
kiểm tra quá trình QTRRTD và Điều chỉnh sau giám sát.Hệ  thống này góp 
phần giúp hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, 
hướng tới việc đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng trong khi vẫn đáp  ứng 
được nhu cầu hợp lý về  dịch vụ  của khách hàng. Đặc biệt, các quy trình, 
quy định về quản lý tín dụng được ban hành tương đối chặt chẽ, đồng bộ, 
phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của ngân hàng.

20


2.4.2. Mặt hạn chế  trong quản trị  rủi ro tín dụng trên nền tảng  
Stress­testing tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
­ Hệ thống QTRRTD tuy đã không ngừng được cải thiện nhưng hiện  
vẫn còn một số  bất cập làm hạn chế  chất lượng, hiệu quả  của công tác  
quản trị rủi ro của NHCT như:
­ Kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng khi xảy ra  

các cú sốc vĩ mô và cú sốc tập trung tín dụng của NHCT cho thấy: Rủi ro  
tín dụng của NHCT nhạy cảm với các biến số  kinh tế  vĩ mô như  tốc độ  
tăng trưởng GDP, Lạm phát, Lãi suất VND và Tỷ giá. 
­ Kết quả  kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng cũng cho  
thấyrủi ro tập trung tín dụng vào khách hàng lớn và nhóm khách hàng là  
nhóm rủi ro có nguy cơ tạo ra cú sốc rủi ro lớn nhất cho NHCT.
­Mặc dù định hướng chiến lược QTRRTD của NHCT đã tiếp cận  
theo các nội dung khuyến nghị  của Basel II và các thông lệ  quốc tế  tốt  
nhất, tuy nhiên chưa thấy văn bản chính thức chỉ đạo cụ thể việc triển khai  
áp dụng ST trong QTRRTD của NHCT. Vì vậy, cho đến nay NHCT chưa có 
co chê, quy trình nghi
̛
́
ệp vụ, kỹ thuật, bộ máy quan lý h
̉
ẹ thông đánh giá s
̂ ́
ức  
chiu đ
̣ ựng rủi ro tín dụng theo yêu cầu. NHCT cũng chưa thiết lập đầy đủ 
các cơ sở dữ liệu để áp dụng quản trị rủi ro theo phương pháp định lượng 
ST. Thông thường, để kiến tạo 1 cú sốc hợp lý, chúng ta cần có dữ liệu tối 
thiểu của 1­2 chu kỳ kinh tế, nghĩa là 10­12 năm. NHCT có thể chưa có đủ 
dữ  liệu để  xác định quy mô các cú sốc đối với rủi ro tín dụng. Hiện nay,  
việc phân loại nợ  đang được áp dụng theo  Văn bản hợp nhất 22/VBHN­
NHNN năm 2014. Do hạn chế về mặt số liệu, sẽ rất khó để đưa ra một cú 
sốc mang ý nghĩa thực tiễn như các cú sốc tín dụng theo những lĩnh vực tín 
dụng   trọng   điểm   như   bất   động   sản,   xây   dựng,   cho   vay   bất   động   sản 
thương mại, vv… Một đầu số  liệu quan trọng khác là phân loại nợ  tốt và  



nợ xấu theo các lĩnh vực như doanh nghiệp, hộ gia đình, chính quyền trung  
ương và các doanh nghiệp nhà nước...hay số  liệu phân loại nợ  theo đồng 
tiền (nội tệ, ngoại tệ) hiện nay chưa đầy đủ. Số liệu về tập trung tín dụng 
(các khoản vay đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên 
quan) cũng chưa được quan tâm theo dõi sát sao. Ngoài ra, cơ  sở  dữ  liệu 
cũng không có số  liệu về  dự  phòng chung cho các khoản nợ   ở  nhóm nợ 
chuẩn và dự  phòng cụ  thể  cho các nhóm nợ  cần theo dõi, nợ  xấu...hay số 
liệu về tài sản bảo đảm cho các khoản vay cũng còn hạn chế. Ngoài ra, để 
triển khai thực hiện được các nghiệp vụ ST, trước hết phải đào tạo các cán 
bộ  chủ  chốt có khả  năng sử  dụng được các công nghệ  quản trị  rủi ro trên 
nền tảng ST. Tuy nhiên, hiện nay NHCT cũng chưa đào tạo được các nhân 
sự   kỹ   thuật   chủ   chốt   chuẩn   bị   cho   việc   triển   khai   thực   hiện   STvề 
QTRRTD.

Chương 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN NỀN 

22


TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP 
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng 
TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020­2025.
3.1.1.  Định hướng hoạt  động kinh doanh chung tại Ngân hàng  
TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020­2025.
              Mục tiêu của NHCT giai đoạn 2020­2025, là trở thành Tập đoàn tài  
chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống Ngân hàng  
Việt Nam. NHCT đã xác định những trọng tâm chiến lược trong những năm  

tiếp theo là tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền  
vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ 
với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ 
phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công 
nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động 
ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, 
quản trị hiệu quả chi phí.
3.1.2. Định hướng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của Ngân  
hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2020­2025 và tầm nhìn  
2030.
Trên cơ  sở  mục tiêu kinh doanh nói trên,  NHCT  đã hoạch định chiến 
lược QTRRTD phù hợp với chiến lược kinh doanh. Theo đó, hoạt động tín 
dụng của NHCT trong giai đoạn này được xác định theo các định hướng như 
sau:
+ Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống QTRRTD hiện hành của 
NHCt. Rà soát ban hành các quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng; chính sách 
tín dụng; bộ máy tổ  chức, nhân sự; quy trình quy định nghiệp vụ  cho vay;  


việc giám sát và điều chỉnh sau giám sát đảm bảo… Cân bằng giữa khả 
năng đáp ứng của vốn tự có và mục tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến, chất 
lượng tín dụng, mức sinh lời dự kiến, đảm bảo tính liên tục trong dài hạn, 
có tính đến biến động chu kỳ của nền kinh tế tác động đến hoạt động kinh 
doanh của ngân hàng. Đồng thời, NHCT cần đánh giá kết quả  kinh doanh  
và điều chỉnh chiến lược rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo tính phù hợp gắn 
liền với hoạt động kinh doanh và quy chuẩn quốc tế đối với kiểm soát rủi 
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
+ Điều chỉnh danh mục cấp tín dụng và định hướng phân khúc cấp  
tín dụng. Ưu tiên tăng trưởng phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng 
bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp FDI. Trong đó phát triển khách hàng vừa 

và nhỏ  là nhiệm vụ  trọng tâm, tiếp tục cơ  cấu đối tượng khách hàng, dư 
nợ, giảm bớt sự  phụ  thuộc vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn. 
Ưu tiên cho vay ngắn hạn, đầu tư  vốn sản xuất kinh doanh, ngành nghề 
được Chính phủ   ưu tiên phát triển đảm bảo sự  tăng trưởng an toàn, bền 
vững của hệ thống.
+ Phát triển dịch vụ thanh toán, nâng tỷ  trọng thu phí dịch vụ/tổng 
lợi nhuận; triển khai các công cụ, sản phẩm phục vụ  giải pháp không 
dùng tiền mặt.
+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ  các khoản tín dụng đã cấp, kiểm 
soát tỷ lệ nợ xấu tối đa dưới 2%. Tập trung giải quyết dứt điểm các khoản  
nợ xấu, nợ xử lý rủi ro hiện tại.
+ Tinh giảm quy trình nghiệp vụ  đảm bảo hướng đến khách hàng 
đồng thời kiểm soát rủi ro của ngân hàng, tăng năng suất lao động. Nâng  
cao tinh thần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như 
các quy định của NHCT trong hoạt động kinh doanh cũng như  trong công 
tác quản trị điều hành.
24


+ Triển khai an toàn hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)  
mới, là ngân hàng đầu tiên có hệ  thống CNTT hàng đầu khu vực Châu Á.  
Đây là nhiệm vụ  lớn, quan trọng của hệ thống nhằm khai thác tối đa tính 
năng công nghệ, đẩy mạnh bán chéo.
Chiến lược QTRRTD của NHCT có thể  được đánh giá lại và điều 
chỉnh hằng năm hoặc khi có sự  thay đổi quan trọng, bất thường về  môi 
trường kinh doanh và khuôn khổ thể chế.
3.2. Giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng 
kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.2.1. Bổ  sung định hướng chiến lược quản trị  rủi ro trên nền tảng  
stress testing vào chiến lược quản trị  rủi ro của   Ngân hàng TMCP Công 

Thương Việt Nam.
3.2.2.  Nâng cao chất lượng dữ  liệu đầu vào để  bảo đảm kết quả 
kiểm tra stress testing chính xác và các kết luận rút ra có tính khả thi cao
3.2.3. Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng kết hợp phương pháp  
đo lường rủi ro theo phương pháp truyền thống và  phương pháp đo lường 
rủi   ro   thông   qua   việc  kiểm   tra   sức   chịu   đựng  (stress  testing)  theo   định 
hướng yêu cầu của Basel II.
3.2.4. Triển khai xây dựng hệ  thống kiểm tra sức chịu đựng đối với 
rủi ro tín dụng như  một bộ phận không tách rời của hệ thống quản trị rủi  
ro tín dụng tại NHCT.
3.2.5. Tổ  chức thực hiện công tác phân tích,  nghiên cứu,  dự  báo về 
các cú sốc vĩ mô và vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của  NHCT làm cơ 
sở để áp dụng phương pháp kiểm tra sức chịu đựng.


×