Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế: Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HOÀNG XUÂN PHONG
QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HOÀNG XUÂN PHONG
QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TÔ NGỌC HƯNG
2. TS. HOÀNG VIỆT TRUNG

HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và
kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách
trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Nghiên cứu sinh


Hoàng Xuân Phong
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Các đóng góp của luận án 6
7. Kết cấu luận án 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ
TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1. RỦI RO THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 8
1.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường 8
1.1.2. Các loại rủi ro thị trường 9
1.1.3. Định lượng rủi ro thị trường 15
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 29
1.2.1. Khái niệm 29
1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro thị trường 31
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thị trường 36
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương
mại 58
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NHTM VIỆT NAM 61
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thị trường tại một số Ngân hàng nước ngoài 61

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam về quản trị rủi ro thị trường 66
Kết luận chương 1 67
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ
TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM 68
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM 68
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam 68
2.1.2. Tổ chức bộ máy 69
2.1.3. Năng lực hoạt động 71
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 74
2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất 75
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hối đoái 94
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 117
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 117
2.3.2. Các hạn chế trong việc quản trị rủi ro thị trường và nguyên nhân 119
Kết luận chương 2 123
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ
TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM 125
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 125
3.1.1. Định hướng chung 125
3.1.2. Định hướng cho việc quản trị rủi ro thị trường của Ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam 128
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ
TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM 130
3.2.1. Xây dựng một khung quản trị rủi ro thị trường theo chuẩn mực quốc tế
130
3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro thị trường 133
3.2.3. Hoàn thiện mô hình, quy trình, phương pháp và công cụ quản trị rủi ro thị
trường 135
3.2.4. Nâng cao trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, thiết lập các phần mềm quản lý rủi
ro 157
3.2.5. Tăng cường khả năng dự báo biến động của thị trường 160
3.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thị trường có năng lực và trình độ
chuyên môn 163
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 166
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 166
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 166
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Ngân hàng 172
Kết luận chương 3 173
KẾT LUẬN CHUNG 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ và Có
ALM Quản lý tài sản nợ có
BĐH Ban điều hành
BH&PTKD Bán hàng và phát triển kinh doanh
BLĐ Ban Lãnh đạo
BO (Back office) Bộ phận tác nghiệp
BTKTS Bảng tổng kết tài sản

CSTT Chính sách tiền tệ
ĐCTC Định chế tài chính
ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu
FED Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ
FO (Front office) Bộ phận kinh doanh
FRAs Hợp đồng lãi suất kỳ hạn
FTP Định giá điều chuyển vốn nội bộ
GAP/MISMATCH Khe hở nhạy cảm lãi suất
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐQT Hội đồng Quản trị
IRS Hợp đồng hoán đổi lãi suất
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
KDV Kinh doanh vốn
LNH Liên ngân hàng
MBNT Mua bán ngoại tệ
MHMP Mô hình mô phỏng
MO (Middle office) Bộ phận quản trị rủi ro
NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt nam
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTMQD Ngân hàng Thương mại Quốc doanh
NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt nam
QLCĐV Quản lý cân đối vốn
QLRRLS Quản lý rủi ro lãi suất
QTRR Quản trị rủi ro
QTRRTT Quản trị rủi ro thị trường
RRLS Rủi ro lãi suất
RRTG Rủi ro tỷ giá
RRTT Rủi ro thị trường
TCKT Tổ chức Kinh tế

TCTD Tổ chức Tín dụng
TQTVKD Thanh quyết toán vốn kinh doanh
TSC Tài sản Có - Tài sản
TSN Tài sản Nợ - Nguồn vốn
TTQT Thanh toán quốc tế
Vietinbank NHTMCP công thương Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khe hở nhạy cảm lãi suất 18
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ độ lệch vốn và biểu đồ độ lệch của độ nhạy cảm 21
Biểu đồ 1.3: Giá trị chịu rủi ro – Value at Risk 26
Biểu đồ 2.1: Mô hình hoạt động mục tiêu giai đoạn 2013 - 2015 70
Biểu đồ 2.2: Các lãi suất cơ bản 2008-6/2013 75
Biểu đồ 2.3: Đường cong lợi suất VND 78
Biểu đồ 2.4: Diễn biến lãi suất huy động và cho vay năm 2011, năm 2012 80
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế 92
Biểu đồ 2.6: Tỷ giá USD NHTM và thị trường tự do 2009-6/2013 95
Biểu đồ 2.7: Biến động tỷ giá USD/VNĐ từ 2008 đến 6/2013 98
Biểu đồ 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietinbank 115
Biểu đồ 3.1: Vốn chủ sở hữu 127
Biểu đồ 3.2: Tổng tài sản nợ 128
Biểu đồ 3.3: Tổng tài sản có 128
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình quản trị rủi ro 36
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro 36
Hình 1.3: Mô hình tổ chức QTRR của KDB 61
Hình 1.4: Hệ thống tính VaR của KDB 62
Hình 1.5: Quản lý hạn mức của KDB 63
Hình 2.1: M « h×nh qu¶n trÞ rñi ro l·i suÊt cña Vietinbank 82
Hình 2.2: Mô hình quản trị rủi ro hối đoái của Vietinbank 99

Hình 3.1: Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu 129
Hình 3.2: Khung quản trị rủi ro của các Ngân hàng tiên tiến trên thế giới 132
Hình 3.3. Cấu trúc hệ thống thông tin của KDB 159
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các phương pháp định lượng rủi ro thị trường 15
Bảng 1.2: Khe hở nhạy cảm lãi suất 17
Bảng 1.3: Khe hở nhạy cảm lãi suất và rủi ro 19
Bảng 1.4: Bảng tổng kết Tài sản/Nguồn vốn của ngân hàng được sắp xếp theo độ
nhạy cảm lãi suất giảm dần 20
Bảng 1.5: Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất năng động 34
Bảng 1.6: Loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất 35
Bảng 1.7: Nghĩa vụ của người mua và bán. 54
Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của Vietinbank 73
Bảng 2.2: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2010-6/2013 79
Bảng 2.3: Các công cụ quản trị rủi ro định giá lại 89
Bảng 2.4: Rủi ro lãi suất 31/12/2012 của Vietinbank 91
Bảng 2.5: Biểu lãi suất điều chuyển vốn nội bộ áp dụng từ ngày 12.11.2012 93
Bảng 2.6: Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá 98
Bảng 2.7: Hạn mức trạng thái ngoại tệ tại các chi nhánh 107
Bảng 2.8: Trạng thái ngoại tệ và các hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ 109
Bảng 2.9: Báo cáo rủi ro ngoại tệ Vietinbank 23/12/2012 111
Bảng 2.10: Bảng dự báo tỷ giá sử dụng mô hình ARIMA 113
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của Ngân hàng
TMCP công thương VN đến năm 2015 127
Bảng 3.2: Hạn mức về độ nhạy cảm của giá trị kinh tế ròng của tài sản 153
Bảng 3.3. Hạn mức của độ nhạy cảm thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất 154
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của các NHTM thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có
rủi ro thị trường. Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý là xu thế toàn

cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu
đối với bất kỳ nền kinh tế nào, điều đó cũng hoàn toàn đúng đối với Việt Nam. Sau
khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), mức độ hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu và rộng. Hội nhập có thể mang đến
cho các ngân hàng Việt Nam cơ hội trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản
trị cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ từ những
quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm nảy sinh ngày càng
nhiều những khó khăn và thách thức, mà thách thức khôn lường đối với NHTM là
những lực lượng rủi ro trong kinh doanh cùng với các yếu tố thị trường ngày càng
phức tạp đã được giải phóng và xuất hiện ngày một nhiều hơn và có tính chất phức
tạp hơn. Bởi lẽ: Sự đa dạng hóa sản phẩm tài chính ngân hàng thì mức độ rủi ro
ngày càng lớn; môi trường tài chính biến động không ngừng và khó kiểm soát, rất
dễ xảy ra phản ứng dây chuyền. Trong khi đó, các NHTM Việt Nam lại thiếu kinh
nghiệm thực tế, lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh
doanh tiền tệ. Vì vậy, song song với mục tiêu phát triển toàn diện thì quản trị tốt rủi
ro thị trường để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất
cả các NHTM Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quản trị rủi ro thị trường nhằm giảm
thiểu những mất mát cho NHTM là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn bức xúc, cả trên bình diện toàn cầu cũng như ở từng quốc gia. Từ cuối
năm 2002, để tăng cường hơn nữa khả năng chịu đựng của ngân hàng thương mại
bởi tình huống xấu trong hoạt động kinh doanh, cũng như để đảm bảo tính an toàn
của cả hệ thống, Ủy ban giám sát họat động ngân hàng có trụ sở tại Basel đã ban
hành các qui định để chuẩn hóa quản trị rủi ro thị trường. Từ đó đến nay, các công
cụ và phương pháp lượng hóa các giá trị chịu rủi ro thị trường đã và đang được cải
tiến và đầu tư liên tục. Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và
đề tài khoa học đề cập đến chủ đề QTRRTT và lý giải nó từ nhiều giác độ khác
nhau. Có những ý kiến đề xuất mang giá trị khoa học cao, cần được nghiên cứu và
vận dụng vào cuộc sống. Song thực tiễn kinh doanh tiền tệ là một dòng chảy đầy
biến động, có nhiều sóng dữ, khôn lường. Những bấp bênh về tỷ giá, lãi suất, đối

tác kinh doanh, thị trường…,những chấn động của nền kinh tế thế giới ngày nay
đang đòi hỏi chúng ta phải nhạy cảm, tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh của
NHTM trên nền tảng tư duy và trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại để hạn chế
rủi ro, thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh tiền tệ.
Những năm qua, NHTMCP CT VN đã áp dụng một số chính sách nhằm
giảm thiểu RRTT để có thể đứng vững trong cạnh tranh và quyết tâm thực hiện
chiến lược của mình là xây dựng NHTMCP CT VN thành một tập đoàn tài chính
hùng mạnh của quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, trong điều kiện môi
trường kinh tế bất ổn hiện nay, lãi suất, tỷ giá…biến động bất thường, liên tục xẩy
ra nhiều thời điểm đã mang đến tổn thất không nhỏ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó,
do vẫn còn thiếu kinh nghiệm, cái nhìn toàn diện, do điều kiện kinh tế, xã hội, việc
áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro thị trường đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hiện
hành vào hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của
Ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng là vấn đề rất khó khăn, cần được tiếp
tục trao đổi, làm sáng tỏ.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn chủ đề: “Quản trị rủi ro
thị trường tại NHTMCP Công thương Việt Nam”để nghiên cứu và bảo vệ luận án
tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới quản trị rủi ro thị trường tại NHTM đã được nghiên cứu nhiều ở
các nước phát triển và đang phát triển. Cho đến nay, kết hợp từ những công trình
nghiên cứu và đúc rút từ thực tiễn, có thể nói lý thuyết về quản trị rủi ro thị trường
tại NHTM đã hình thành tương đối cơ bản.
Nhưng môi trường kinh doanh thay đổi và khác nhau giữa các quốc gia, những
lực lượng rủi ro trong kinh doanh cùng với các yếu tố thị trường ngày càng phức tạp
đã được giải phóng và xuất hiện ngày một nhiều hơn và có tính chất phức tạp hơn,
vì thế quản trị rủi ro thị trường tại NHTM cũng phải liên tục được nghiên cứu, hoàn
thiện để phù hợp và có hiệu quả với thực tiễn.
Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề RRTT và
QTRRTT, có thể kể đến tác giả sau:

- Hennie van Greuing và Sonia Brajovic Bratanovic, với nghiên cứu mang
tên” ANALYZING AND MANAGING BANKING RISK” 2003, phân tích và quản
lý các rủi ro chung trong ngân hàng bao gồm rất nhiều loại rủi ro trong ngân hàng
như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và các vấn đề khác có liên
quan.
Quản trị RRTT trong ngân hàng là một đề tài mang tính chất thực tế cao nên
ít có các giả thuyết lý luận trong các nghiên cứu của các tác giả đi trước, tuy nhiên
khi nghiên cứu định lượng về rủi ro thị trường bằng phương pháp giá trị có thể tổn
thất (Value at Risk), các tác giả nghiên cứu trước đã giả thiết lãi suất, tỷ giá biến
động trong tương lai là một biến ngẫu nhiên có hàm phân phối xác suất là hàm phân
phối chuẩn. Từ giả thiết này đã dẫn tới phương pháp tính giá trị có thể tổn thất
(VaR) của một danh mục đầu tư từ các giá trị độ lệch chuẩn (Standard Deviation) và
hệ số tương quan (Correlation) của các lãi suất, tỷ giá trong quá khứ.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chủ yếu nêu lên phương pháp lượng
hóa RRTT bằng kỹ thuật tính toán VAR. Các phương pháp tính VAR gồm: Phương
pháp phân tích quá khứ ( Historical simulation approach), Phương pháp phương
sai, hiệp phương sai (delta-normal or variance/covariance methodology) và phương
pháp mô phỏng Molte Carlo).
Các nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu
khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro NHTM. Các nghiên cứu này hoặc được
trình bày trong những sách về quản trị rủi ro NHTM như cuốn “Quản trị rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng”, TS Nguyễn Văn Tiến NXB Thống kê, Hà Nội, 2010.
hoặc được đăng tải trên nhiều bài báo và bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí
ngân hàng (NHNNVN), Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (Hiệp hội ngân hàng
Việt Nam)….
Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này tại Việt nam, tuy
nhiên có thể nêu Luận văn thạc sĩ: Dư Thị Minh, “Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quân đội- thực trạng và giải
pháp ”, 2012, HVNH, trong đó có luận văn đã nêu lên được những cơ sở lý luận về

quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối như các rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, quản lý rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng giao dịch, công cụ hạn mức, công cụ
lệnh, những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro ngoại hối. Luận văn cũng nêu lên được
các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục trong quản trị rủi ro tỷ giá tại
NHTM cổ phần Quân đội và đề xuất một số các kiến nghị tại thời điểm hiện tại.
“Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháp triển
nông thôn Việt Nam ” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Kim Hảo -2005 .
Luận án đã nghiên cứu khá toàn diện những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và
công tác quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương
mại, từ việc sử dụng mô hình để lượng hóa rủi ro lãi suất đến các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế RRLS. Luận án đã làm rõ thực trạng rủi ro lãi suất và thực tế công tác
quản lý rủi ro lãi suất tại NHNo và PTNT Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá thực
trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng này bằng việc sử dụng mô hình định giá lại để
lượng hóa rủi ro dựa trên những giả định phù hợp với thực tế. Tác giả cũng sử dụng
phương pháp phân tích định lượng để khắc phục một số hạn chế về mô hình nhằm
tăng mức độ chính xác của việc xác định mức độ thiệt hại của Ngân hàng do rủi ro
lãi suất. Tác giả đã đánh giá được những mặt hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng
đến công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng cần tìm giải pháp khắc phục. Căn
cứ vào kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro lãi suất, luận
án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại
NHNo và PTNT Việt Nam, các giải pháp tập trung vào xây dựng chính sách, sử
dụng và lựa chọn mô hình lượng hóa, ứng dụng các công cụ phái sinh để phòng
ngừa rủi ro lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo sự an toàn trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Nhìn chung, những nghiên cứu về Quản trị rủi ro thị trường tại NHTM một
cách tổng thể còn rất ít. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Phương pháp quản
lý rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, TS. Phạm Huy Hùng mã
số: KNH2008-02, 2010 là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất từ trước tới
nay về nội dung quản trị rủi ro thị trường tại Việt Nam. Song mục tiêu nghiên cứu
của đề tài đặt nhiều trọng tâm vào một số phương pháp lượng hóa rủi ro thị trường

và các đề xuất áp dụng các phương pháp lượng hóa trên đối với với hệ thống
NHTM Việt Nam.
Hầu hết những công trình nghiên cứu trong nước chưa tiếp cận được một
cách toàn diện về quản trị rủi ro thị trường tại NHTM một cách tổng thể, bao gồm
cả rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục
tiêu và những nội dung cơ bản của QTRRTT, nghiên cứu được tổng hợp về các
phương pháp định lượng rủi ro thị trường, Các công trình nghiên cứu trước đây
chưa nêu lên được các giải pháp đồng bộ đề xuất tổng thể từ mô hình, quy trình
quản trị rủi ro thị trường, các phương pháp vận dụng để quản trị, dự báo biến động
thị trường đặc biệt gắn với điều kiện cụ thể của NHTMCP Công thương VN. Là
Ngân hàng TMCP mà Nhà nước chiếm cổ phẩn chi phối, đang cấu trúc lại cơ cấu tổ
chức, quản trị nhằm quản trị rủi ro tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh doanh cao
hơn.
Những “khoảng trống” trên đây đã gợi mở cho tác giả những hướng nghiên
cứu mới nhằm thực hiện tốt luận án của mình.
Do vậy, có thể khẳng định luận án “ Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của Quản trị rủi ro thị
trường tại Ngân hàng là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng và qua đó đưa ra các
giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường tại NHTMCP Công thương
Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về rủi ro thị trường, phương pháp xác
định, đo lường và kiểm soát rủi ro thị trường; hệ thống phần mềm quản trịrủi ro thị
trường của NHTM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thị trường tại
NHTMCP Công thương Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực QTRRTT tại NHTMCP Công thương
Việt nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
rủi ro thị trường và quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro thị trường (Luận án tập trung vào 2 nội
dung cơ bản gồm: Rủi ro lãi suât và rủi ro tỷ giá) tại NHTMCP Công thương Việt
Nam từ năm 2008 đến 2012 và định hướng đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:Nghiên cứu sự xây
dựng và phát triển của phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại NHTMCP Công
thương Việt Nam trong trạng thái động, do tác động của các nhân tố khách quan.
- Phương pháp logic:Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động
của các yếu tố nội tại với nhau, trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.
- Phương pháp thống kê và tổng hợp:Luận án dự kiến sử dụng các tư
liệu trong 05 năm gần đây của NHTMCP Công thương Việt Nam , của các ngân
hàng thương mại, của các khảo sát quốc tế …
- Các phương pháp nghiên cứu khác:So sánh, quy nạp và diễn dịch.
6. Các đóng góp của luận án
Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về quản trị rủi ro thị trường trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh của NHTM. Giới thiệu các nội dung cơ bản về rủi ro thị trường (trong
phạm vi là: rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá) của NHTM. Đặc biệt luận án đưa ra được
cách thức xây dựng một hệ thống chuẩn hóa về quản trị rủi ro thị trường tại NHTM
từ mô hình, chính sách đến quy trình QTRRTT. Nêu kinh nghiệm quản trị rủi ro thị
trường của một số NHTM nước ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dựa trên thông tin khảo sát, tư liệu thực tế, luận án đã giới thiệu khá quát về
Vietinbank, phân tích được thực trạng công tác quản trị rủi ro thị trường tại Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam, chỉ ra những thành công cơ bản cùng các tồn
tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro thị trường của
Ngân hàng – làm cơ sở để xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro thị trường của Vietinbank trong thời gian tới.
Luận án đề xuất hệ thống 06 giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng

TMCP Công thương VN từ việc xây dựng khung quản trị rủi ro theo chuẩn mực
quốc tế; xây dựng, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro thị trường; hoàn thiện mô
hình, quy trình, phương pháp và công cụ quản trị rủi ro thị trường; các giải pháp để
nâng cao thiết bị kỹ thuật hiện đại, thiết lập các phần mềm quản trị rủi ro; tăng khả
năng dự báo cho đến đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thị trường nhằm thực
hiện tốt hơn công tác quản trị rủi ro thị trường của Vietinbank trong thời gian tới.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 03 chương như
sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường [26]
Rủi ro thị trường (RRTT) được định nghĩa là khả năng xẩy ra mất mát đối
với ngân hàng do sự thay đổi của các yếu tố thị trường. Đó là rủi ro mà giá trị của
các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán (CĐKT) chịu ảnh hưởng bất lợi
bởi những biến động trong thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá
cả hàng hoá, hay là rủi ro đối với thu nhập và vốn của ngân hàng do sự thay đổi trên
thị trường về lãi suất về giá chứng khoán, tỷ giá, giá cả hàng hóa [26, trang 845].
RRTT có thể được phát hiện một cách rõ ràng trong các danh mục đầu
tư như chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, các phái sinh chứng khoán như các hợp
đồng kỳ hạn, tương lai, swaps, quyền chọn…), hàng hoá (các sản phẩm phái sinh

hàng hóa, các tài sản nợ, có mà dòng tiền được xác định căn cứ vào giá cả hành hóa
hay chỉ số giá cả hàng hóa…) do các loại hình đầu tư này được giao dịch một cách
trực tiếp. RRTT được xác định qua các khoản mục chịu rủi ro tỷ giá như các giao
dịch ngoại hối, các khoản mục tài sản nợ, tài sản có bằng ngoại hối, các sản phẩm
phái sinh của các giao dịch ngoại hối, các khoản mục nợ có mà dòng tiền được xác
định dựa vào tỷ giá. Tuy nhiên, rủi ro thị trường còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi
một yếu tố ngầm đó là rủi ro lãi suất, phát sinh do có sự không khớp đúng về thời
hạn hay qui mô huy động và sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ của
ngân hàng. Các khoản mục chịu rủi ro lãi suất như các khoản tiền gửi, các khoản
tiền vay, trái phiếu, các sản phẩm phái sinh tài chính Bên cạnh đó RRTT còn xuất
hiện bởi nhiều nguyên nhân khác mà không được thể hiện trên bảng CĐKT.
Hiểu một cách tổng quan nhất thì RRTT là khả năng hứng chịu một kết quả
thua lỗ trong kinh doanh khi mà thị trường có những biến động và thay đổi ngược
chiều so với dự đoán của ngân hàng. Các yếu tố rủi ro chính trên thị trường được
xác định qua sự chênh lệch về lãi suất, tỷ giá, chứng khoán và giá cả hàng hóa.
1.1.2. Các loại rủi ro thị trường
Nhìn chung, RRTT bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro chứng
khoán và rủi ro hàng hoá.
1.1.2.1. Rủi ro lãi suất
a. Khái niệm RRLS
RRLS tại các NHTM là những tổn thất tiềm tàng mà Ngân hàng phải gánh
chịu khi lãi suất thị trường biến động. Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập
và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động [4, trang 3].
Trong hoạt động ngân hàng, việc chấp nhận loại rủi ro này là điều bình
thường và rủi ro này cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh lời và giá trị cổ đông. Tuy
nhiên RRLS cao sẽ đe dọa đến lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Biến
động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi lợi nhuận hiện tại của ngân hàng
(current interest earning) thông qua việc thay đổi thu nhập ròng, thu nhập nhạy cảm
lãi suất và các chi phí hoạt động của ngân hàng. Thay đổi của lãi suất cũng làm
thay đổi giá trị định giá lại TSC, TSN và các công cụ ngoại bảng khác vì giá trị hiện

tại (Present Value) của các dòng tiền trong tương lai thay đổi khi lãi suất thay đổi.
Nói một cách khác lãi suất thay đổi có ảnh hưởng tới giá trị thị trường của các
khoản đầu tư và các tài sản Nợ của ngân hàng. Sự thay đổi này có thể không tác
động ngay tới bảng báo cáo thu nhập (income statement) của ngân hàng nhưng ngày
càng trở nên quan trọng.
b. Các loại RRLS:
Rủi ro lãi suất có 3 loại: Rủi ro hiển nhiên (Outright Risk), rủi ro đường cong
lợi suất (Yield Curve Risk), rủi ro cơ bản (Basic Risk).
+ Rủi ro hiển nhiên: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất chuyển dịch song
song lên hoặc xuống, các kỳ hạn khác nhau sẽ biến đổi giống nhau.
+ Rủi ro đường cong lợi suất : Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất thay đổi
hình dạng. Khi lãi suất thay đổi lãi suất của các kỳ hạn khác nhau sẽ thay đổi khác
nhau. Rủi ro đường cong lợi suất là rủi ro mà khi đường cong lợi suất trở nên đảo
ngược khi lãi suất của kỳ ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn.
+ Rủi ro cơ bản: Là rủi ro gây ra khi có sự thay đổi không đồng đều của các
cơ sở lãi suất khác nhau. Ví dụ như bên TSC, cho vay đồng đô la Mỹ dựa trên cơ sở
lãi suất LIBOR, trong khi đó bên TSN đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR mà
hai cơ sở lãi suất này thay đổi khác nhau. Như vậy sẽ có RRLS gọi là rủi ro cơ bản
trong trường hợp này.
c. Tác động của RRLS
Sự thay đổi của lãi suất có những tác động tới cả thu nhập của ngân hàng
cũng như giá trị kinh tế của tài sản sản và nguồn vốn.
+ Tác động tới thu nhập tương lai của ngân hàng (Earning Perspective)
Hậu quả của việc thay đổi lãi suất đã ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần và các
báo cáo thu nhập của ngân hàng. Đó là phương pháp truyền thống mà các ngân
hàng sử dụng khi đánh giá về RRLS. Sự biến động về thu nhập là điểm mấu chốt
đối với việc phân tích RRLS bởi vì thu nhập hoặc có những mất mát tài chính sẽ
ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các tổ chức tài chính và giảm niềm tin vào
thị trường.
Yếu tố thu nhập được quan tâm nhiều nhất là thu nhập ròng về lãi suất, tức là

chênh lệch giữa tổng thu nhập từ lãi cho vay và chi phí phải trả cho lãi suất huy
động. Khi lãi suất thay đổi thì thu nhập cũng như chi phí đều thay đổi gây ra thay
đổi về thu nhập lãi suất.
Tuy nhiên, khi các ngân hàng mở rộng ra các hoạt động thu phí và các thu
nhập ngoài lãi khác (các hoạt động phi tín dụng), thì các hoạt động này ngày càng
trở nên nhạy cảm với lãi suất. Ví dụ như một số ngân hàng cung cấp dịch vụ cấp
hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khi lãi suất thay đổi khách hàng có thể không
Thu nhập ròng từ lãi = Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi
dùng hết hạn mức này, trong trường hợp này khách hàng phải trả một khoản phí gọi
là phí cam kết (Commitment Fees), phí này lại phụ thuộc vào hạn mức tín dụng
khách hàng đã dùng, mà hạn mức này lại phụ thuộc vào lãi suất thị trường. Ví dụ
khác như khi ngân hàng cung cấp dịch vụ quản trị các khoản vay đối với các món
vay có tài sản đảm bảo để thu phí dựa trên giá trị của tài sản mà ngân hàng quản lý.
Khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ thu được ít phí hơn do khách hàng có thể ngừng
nhận vay và lấy lại tài sản đảm bảo. Hơn nữa, các thu nhập ngoài lãi truyền thống
như các giao dịch có tính phí cũng ngày càng trở nên nhạy cảm với lãi suất hơn.
Điều này khiến các nhà quản trị giám sát ngân hàng phải có cái nhìn rộng hơn về
tác động tiềm ẩn của lãi suất đối với thu nhập của ngân hàng.
Để đo lường độ nhạy cảm của thu nhập đối với lãi suất, người ta dùng khe hở
định giá lại (Repricing Gap)
+ Tác động tới giá trị kinh tế của các tài sản
Sự thay đổi của lãi suất thị trường cũng có tác động tới giá trị kinh tế của
TSC, TSN và trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do vậy độ nhạy cảm của giá trị
kinh tế của các tài sản đối với thay đổi của lãi suất là một điều rất quan trọng cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi các nhà điều hành ngân hàng.
Giá trị kinh tế của một tài sản là giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương
lai của ngân hàng, được chiết khấu theo lãi suất hiện tại. Giá trị kinh tế của ngân
hàng được xác định bởi giá trị hiện tại của các dòng tiền mong đợi của ngân hàng,
được xác định bằng các dòng tiền dự tính của các TSC trừ đi dòng tiền dự tính của
TSN cộng với các dòng tiền của các trạng thái ngoại bảng. Với định nghĩa này khi

có sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của ngân hàng. Đây là
một cách nhìn thấu đáo hơn về những tác động dài hạn của sự thay đổi lãi suất so
với việc chỉ xem xét tới sự ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Sự đánh giá này
là toàn diện hơn bởi những thay đổi của thu nhập ngân hàng trong ngắn hạn có thể
không cung cấp những chỉ số chính xác về tác động của sự thay đổi lãi suất tới toàn
bộ trạng thái của ngân hàng.
Sự thay đổi của lãi suất tác động tới thu nhập và giá trị kinh tế của các tài sản
đã cho thấy sự biến động trong tương lai của lãi suất có thể tác động tới tình hình tài
chính của ngân hàng. Khi đánh giá về mức độ RRLS, một ngân hàng cũng nên tính
đến tác động của lãi suất trong quá khứ có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
trong tương lai, điển hình như các công cụ trong thị trường tiền tệ không được định
giá lại theo thị trường có thể đã có lợi nhuận hoặc mất mát do những sự thay đổi của
lãi suất. Lợi nhuận hoặc thua lỗ này có thể đã được thể hiện trong thu nhập của
ngân hàng qua thời gian. Ví dụ một món cho vay dài hạn có lãi suất cố định được
giải ngân tại thời điểm có lãi suất thấp khi bên Nguồn vốn phải chịu lãi suất cao hơn
thì trong thời gian còn lại của khoản vay sẽ gây ra lỗ cho ngân hàng.
1.1.2.2. Rủi ro hối đoái
a. Khái niệm
Rủi ro hối đoái là khả năng rủi ro hiện tại hoặc tương lai phát sinh đối với thu
nhập và vốn do những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái [26, trang 847].
Rủi ro hối đoái trong luận án này bao gồm một phần lớn là rủi ro tỷ giá - là
những tổn thất gây ra do sự biến động của tỷ giá. Rủi ro tỷ giá có thể gây ra những
thiệt hại to lớn cho ngân hàng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản ngân hàng nếu không
có các biện pháp quản trị và kiểm soát chặt chẽ. Rủi ro hối đoái đặc biệt hay xảy ra
đối với những khoản thu nhập hay chi trả có liên quan tới các loại ngoại tệ có sự
biến động mạnh về tỷ giá như EUR, USD, JPY, GBP. v.v…
b. Các loại rủi ro trong kinh doanh hối đoái
• Rủi ro hoạt động (Operational Risk).
Là các khả năng gây ra mất mát trong hoạt động KDNT do các yếu tố phi tài
chính gây ra. Rủi ro hoạt động bao gồm:

- Rủi ro hệ thống (Systems): Là khả năng mất mát gây ra bởi hệ thống thông
tin của ngân hàng không cung cấp đủ và chính xác các thông tin liên quan tới rủi ro.
Nếu một ngân hàng không có đầy đủ thông tin về kế toán và quản lý cho Ban lãnh
đạo ngân hàng sẽ có những rủi ro như:
+ Sự đánh giá đúng mực về rủi ro có thể không được biết.
+ Hạn mức kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng có thể bị vượt.
+ Những hợp đồng trong việc KDNT có thể không được thực hiện vào ngày
giá trị.
+ Đồng tiền ra vào không được theo dõi và kiểm soát.
+ Không kiểm soát trong những hợp đồng mua bán.v.v…
- Rủi ro do con người gây ra: Rủi ro này có thể có khả năng gây ra mất mát
như:
+ Do việc đào tạo nhân viên chưa đầy đủ, có thể dẫn tới nhân viên thực hiện
công việc của mình không chính xác và có những quyết định sai.
+ Do không cung cấp đầy đủ ngày nghỉ có thể dẫn đến việc nhân viên mắc
lỗi do làm việc quá sức.
+ Không đáp ứng đủ nhu cầu về hạn mức KDNT của các giao dịch viên có
thể làm cho họ kinh doanh quá hạn mức.
- Rủi ro tình cờ:
+ Mất điện dẫn đến hệ thống quản lý thông tin của ngân hàng không hoạt
động.
+ Hiểu không đúng các cuộc hội thoại, do đó có thể dẫn đến việc thừa nhận
sai trong khi thực hiện giao dịch.
• Rủi ro thanh khoản (liquydity Risk).
Rủi ro thanh khoản trong hoạt động KDNT xảy ra khi ngân hàng không thể thực
hiện được việc mua bán của mình do thị trường có tính thanh khoản kém (có nghĩa
là khi ngân hàng muốn mua thì không có ai bán và ngược lại). Hoặc một trường hợp
khác là các thành viên cùng có nhu cầu mua hoặc cùng có nhu cầu bán. Đối với thị
trường Việt Nam trường hợp này luôn xảy ra, nhiều khi ngân hàng không thể phục
vụ được khách hàng của mình vì không thể mua ở đâu được ngoại tệ trên thị trường.

Các NHTM luôn phải đối đầu với loại rủi ro này cả trong lĩnh vực KDNT lẫn việc
đi vay và cho vay.
Ngân hàng thường dùng các hạn mức quản lý trạng thái để hạn chế rủi ro
này.
• Rủi ro thanh toán (Settlement Risk).
Là khả năng xảy ra mất mát khi mà đối tác sẽ không chuyển số tiền trong hợp
đồng mua bán tại ngày giá trị vì bất kỳ một lý do nào đó. Rủi ro thanh toán trong
KDNT cũng xảy ra khi thanh toán giữa những vùng chênh lệch múi giờ khác
nhau.Rủi ro thanh toán không chỉ xảy ra nếu giao dịch với các ngân hàng ở nước
ngoài mà còn xảy ra với các ngân hàng trong nước.
• Rủi ro đối tác ( Counterparty risk)
Là rủi ro xảy ra khi trước ngày giá trị của hợp đồng, đối tác của ngân hàng
trở nên không có khả năng trả tiền cho ngân hàng. Trong trường hợp này rủi ro thực
sự cho ngân hàng là chi phí để hủy bỏ hợp đồng với đối tác (bán hoặc mua ngoại tệ
cho đối tác khác) theo giá tại thời điểm hiện tại.
• Rủi ro thị trường (Market risk)
Khái niệm: Đây là loại rủi ro chính gây ra mất mát trong hoạt động kinh
doanh hối đoái. Rủi ro thị trường hoạt động kinh doanh hối đoái là rủi ro mất mát
gây ra do tỷ giá thay đổi trên thị trường tài chính. Rủi ro thị trường xét trong hoạt
động kinh doanh hối đoái chính là rủi ro tỷ giá. Ta hãy xét cụ thể.
Rủi ro tỷ giá (Exchange Risk): Rủi ro tỷ giá là rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá
giao ngay thay đổi. Trên thị trường tỷ giá và lãi suất đều liên tục thay đổi nhưng tỷ
giá thì thông thường thay đổi nhanh hơn so với lãi suất.
c. Tác động của rủi ro hối đoái
Một ngân hàng với một trạng thái ngoại tệ mở lớn có khả năng đối mặt với
thiệt hại đáng kể khi tỷ giá thay đổi. Một trạng thái mở đang có lãi có thể chuyển
thành một sự mất mát lớn trong một thời gian ngắn. Ngân hàng chỉ chịu RRHĐ khi
duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Tất cả các giao dịch làm phát sinh
sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái
ngoại tệ, trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Đối với mỗi ngoại tệ, tại

×