Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mô tả các đặc điểm cận lâm sàng của thai chết lưu từ 13 tuần đến đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.28 KB, 3 trang )

Tạp chí phụ sản - 11(2), 51 - 53, 2013

Mô tả các đặc điểm cận lâm sàng
của thai chết lưu từ 13 tuần đến đủ tháng
tại Bệnh viện PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Lê Hoàng
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm cận lâm sàng của thai
chết lưu từ 13 tuần đến đủ tháng tại Bệnh viện phụ sản
TW. Đối tượng & phương pháp: Hồi cứu trên 216 bệnh
nhân có bệnh án đọc chẩn đoán là thai chết lưu trong
tử cung 13 tuần đến đủ tháng vào viện điều trị và đẻ tại
bệnh viện Phụ Sản TW trong năm 2010. Kết quả: Dấu
hiệu không có tim thai trên siêu âm chiếm tỷ lệ 100%,dấu
hiệu Spalding I là 4,6% và nước ối giảm so với tuổi thai
là 3,4%. Dấu hiệu Spalding I: ở TCL 18-22 tuần chiếm
7,7%; 23-27 tuần 5,6%; 28-32 tuần 30%; TCL 33-37 tuần
là 13,3%; TCL từ 38 tuần trở lên dấu hiệu Spalding I chiếm
tỷ lệ 25%. Tỷ lệ TCL có SSH từ 2-4 g/l chiếm 87,5 %. SSH
trên 4g/l là 12,5 %. Không có trường hợp nào có SSH <
2 g/lCó 0,5% TCL có tỷ lệ PT < 70%. TCL có PT từ 70-140
% chiếm tỷ lệ 76,8%TCL có PT > 140% chiếm tỷ lệ 22,2%.
TCL không rõ tỷ lệ PT chiếm 0,5%. Kết luận: Dấu hiệu
không có tim thai trên siêu âm chiếm tỷ lệ 100%. dấu
hiệu Spalding I là 4,6% và nước ối giảm so với tuổi thai
là 3,4%. Tỷ lệ TCL có SSH từ 2-4 g/l chiếm 87,5 %. SSH trên
4g/l là 12,5 %.Không có trường hợp nào có SSH < 2 g/lCó
0,5% TCL có tỷ lệ PT < 70%. TCL có PT từ 70-140 % chiếm


tỷ lệ 76,8%TCL có PT > 140% chiếm tỷ lệ 22,2%.
Từ khóa: cận lâm sàng, thai chết lưu.

Abstract

Objective: Describe the subclinical manifestations

1. Đặt vấn đề:

Thai chết lưu trong tử cung (TCLTTC) là tất cả các
trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử
cung, nhưng không phát triển thành thai nhi trưởng
thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ
TCLTTC có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của quá
trình mang thai. Ngoài việc mang một thai chết trong
người là một chấn thương về mặt tâm lý đối với người
mẹ, đặc biệt trong những trường hợp hiếm con,
ngoài ra, thai chết lưu ảnh hưởng đến sức khoẻ và
tính mạng người bệnh. Ngày nay, với những tiến bộ

of stillbirth after 13 weeks of gestation at National
Hospital of Obstetrics and Gynecology. Materials
& methods: Retrospective study in 216 patients
who were diagnosed with stillbirth after 13 weeks of
gestation, were managed and delivered at NHOG in
2010. The Results: The rate of absent of fetal cardiac
activities by ultrasound was 100%. Spalding I sign
accounted for 4.6% and oligohydramnios was 3.4%.
Spalding I signs in stillbirth at 18-22 weeks was 7.7%;
23-27 weeks was 5.6%; 28-32 weeks was 30%; 33-37

weeks was 13.3%; 38 weeks and more was 25%. The
incidence of stillbirth with concentration of fibrinogen
from 2-4 g/l was 87.5%; concentration of fibrinogen
above 4g/l was 12.5%. There was no case with
concentration of fibrinogen under 2 g/L. 0.5% cases
had PT ratio <70%; 76,8% had PT ratio from 70-140%;
22,2% had PT ratio > 140%. Percentage of patients
with unknown PT ratio was 0.5%. Conclusion: The
rate of absent of fetal cardiac activities by ultrasound
was 100%. Spalding I sign accounted for 4.6% and
oligohydramnios was 3.4%. The incidence of stillbirth
with concentration of fibrinogen from 2-4 g/l was
87.5%; above 4g/l was 12.5%. under 2 g/l was 0%.
The incidence of patients with PT ratio under 70% was
0,5%; PT ratio 70-140% was 76,8%, PT ratio above
140% was 22.2%.
Keywords: subclinical, stillbirth.

vượt bậc của khoa học kỹ thuật nói chung và những
tiến bộ của y học nói riêng đặc biệt của siêu âm, y
sinh học, di truyền học, chẩn đoán trước sinh, TCTTC
đã được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên,
hàng ngày ta vẫn còn gặp nhiều bệnh nhân bị thai
chết trong tử cung, việc chẩn đoán, điều trị TCLTTC đã
đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn
tỷ lệ lớn TCLTTC chưa rõ nguyên nhân [1].
Xuất phát từ thực tế số lượng bệnh nhân vào
điều trị khá cao, Bệnh viện phụ sản trung ương đã
có một số nghiên cứu mới, và đã áp dụng trong
Tạp chí Phụ Sản

Tập 11, số 02
Tháng 5-2013

51


SẢN KHOA VÀ SƠ SINH

Lê Hoàng

chẩn đoán, điều trị TCLTTC. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu, tổng kết một cách có hệ thống về xử trí TCLTTC
còn chưa nhiều. Do vậy, để góp phần vào công tác
chÈn ®o¸n TCLTTC chúng tôi tiến hành nghiên cứu
với mục tiêu: Mô tả các đặc điểm cận lâm sàng của
thai chết lưu từ 13 tuần đến đủ tháng tại Bệnh viện
phụ sản TW.

2. Đối tượng phương pháp
nghiên cứu:

Hồi cứu trên 216 bệnh nhân cỳ bệnh án được chẩn
đoán là thai chết lưu trong tử cung từ 13 tuần đến đủ
thông tin vào viện điều trị và đẻ tại BV Phụ Sản TW
trong năm 2010.

3. Kết quả:

Bảng 3.1. Dấu hiệu TCL trên siêu âm của thai 13-22 tuần .


13-17 tuần (n=87) 18-22 tuần (n=39) Cộng (n=126)
n
%
n
%
n
%
Túi ối rỗng
7
8
7
5,5
Không có tim thai
87
100
39
100 126 100
DH Spalding I
4
4,6
3
7,7
7
5,5
Nước ối giảm so với tuổi thai
3
3,4
5
12,8
8

6,3

TCL trên SÂ

Nhận xét: Dấu hiệu không có tim thai trên siêu âm
chiếm tỷ lệ 100% ở cả 2 nhóm tuổi thai từ 13-17 tuần
và 18-22 tuần. TCL từ 13-17 tuần có dấu hiệu túi ối
rỗng chiếm tỷ lệ 8%, dấu hiệu Spalding I là 4,6% và
nước ối giảm so với tuổi thai là 3,4%. TCL 18-22 tuần
có dấu hiệu Spalding I chiếm tỷ lệ 7,7%; nước ối giảm
so với tuổi thai là 12,8%.
Bảng 3.2. Dấu hiệu TCL trên siêu âm của thai ≥23 tuần.
23-27 tuần 28-32 tuần 33-37 tuần ≥38 tuần
(n=18)
(n=30)
(n=30)
(n=12)
DH TCL trên SÂ
n % n % n % n %
Không có tim thai 18 100 30 100 30 100 12 100
DH Spalding I
1 5,6 9 30 4 13,3 3 25
DH bong da đầu
3 10 4 13,3
nước ối giảm so
4 22,2 10 33,3 8 26,7
với tuổi thai

Cộng
(n=90)

n %
90 100
17 18,9
7 7,8
22 24,4

Nhận xét: TCL 23-27 tuần dấu hiệu Spalding
I chiếm tỷ lệ 5,6%; nước ối giảm so với tuổi thai là
22,2%. TCL 28-32 tuần dấu hiệu Spalding I chiếm
tỷ lệ 30%; dấu hiệu bong da đầu là 10% và nước ối
giảm so với tuổi thai là 33,3%. TCL 33-37 tuần dấu
hiệu Spalding I và dấu hiệu bong da đầu chiếm tỷ
lệ bằng nhau là 13,3%; nước ối giảm so với tuổi thai
là 26,7%. TCL từ 38 tuần trở lên dấu hiệu Spalding I
chiếm tỷ lệ 25%.
Tạp chí Phụ Sản

52

Tập 11, số 02
Tháng 5-2013

Bảng 3.3. Sinh sợi huyết theo tuổi thai.
13-17 tuần 18-22 tuần 23-27 tuần 28-32 tuần
n % n % n % n %
2 - 4 80 91,9 35 89,7 16 88,9 25 83,3
>4 7 8,1 4 10,3 2 11,1 5 16,7
Không rõ
Tổng 87 100 39 100 18 100 30 100


SSH(g/l)

33-37 tuần
n %
22 73,3
7 23,3
1 3,3
30 100

≥38 tuần Chung
n % n %
11 91,7 189 87,5
1 8,3 26 12
1 0,5
12 100 216 100

Nhận xét:
-Tỷ lệ TCL có SSH từ 2-4 g/l chiếm 87,5 %.
- SSH trên 4g/l là 12,5 %.
- Không có trường hợp nào có SSH < 2 g/l

Bảng 3.4. Prothrombin PT% theo tuổi thai
13-17 tuần 18-22 tuần 23-27 tuần 28-32 tuần
PT %
n % n % n % n %
<70
1 2,6
70-140 70 80,1 35 89,7 14 77,8 20 66,7
>140 17 19,5 3 7,7 4 22,2 10 33,3
Không rõ

Tổng 87 100 39 100 18 100 30 100

33-37 tuần ≥38 tuần Chung
n % n % n %
1 0,5
21 70 6 50 166 76,8
8 26,7 6 50 48 22,2
1 3,3
1 0,5
30 100 12 100 216 100

Nhận xét:
- Có 0,5% TCL có tỷ lệ PT < 70%.
- TCL có PT từ 70-140 % chiếm tỷ lệ 76,8%.
- TCL có PT > 140% chiếm tỷ lệ 22,2%.
- TCL không rõ tỷ lệ PT chiếm 0,5%.

4.Bàn luận

Dấu hiệu TCL trên siêu âm.

100% bệnh nhân TCL nhập viện đều được làm
siêu âm chẩn đoán, trong đó 100% có dấu hiệu tim
thai không hoạt động nữa; 3,2% có dấu hiệu túi ối
rỗng; 11,1% có dấu hiệu Spalding I; dấu hiệu bong da
đầu chiếm tỷ lệ 3,2%; nước ối giảm so với tuổi thai
chiếm tỷ lệ 13,9%.
Ở nhóm tuổi 13-22 tuần có tỷ lệ 5,5% dấu hiệu túi
ối rỗng ; 5,5% có dấu hiệu Spalding I, nước ối giảm so
với tuổi thai chiếm 6,3%.

Ở nhóm tuổi từ 23 tuần trở lên tỷ lệ nước ối
giảm so với tuổi thai là 24,4%; tiếp đó là dấu hiệu
Spalding I 18,9%, và dấu hiệu bong da đầu là 7,8%
(trong đó tuổi thai 33-37 tuần dấu hiệu này chiếm
tỷ lệ 13,3%).
Dấu hiệu túi ối rỗng chỉ gặp ở tuổi thai 13-17 tuần,
ngược lại dấu hiệu bong da đầu lại gặp ở các tuổi thai
lớn hơn 33 tuần. điều này là hoàn toàn hợp lý.

Kết quả sinh sợi huyết theo tuổi TCL.
Theo nghiên cứu của chúng tôi 95,5% thai phụ
TCL được làm xét nghiệm sinh sợi huyết. Kết quả này


Tạp chí phụ sản - 11(2), 51 - 53, 2013

của chúng tôi gần tương đương với tác giả Phùng
Quang Hùng [3] là 97,7 %; và có cao hơn kết quả của
Phan Xuân Khôi [2] là 89,4%; điều này phù hợp vì tác
giả nghiên cứu TCL ở cả 3 kì của thai nghén.
Ở bảng 3.7 lượng SSH phổ biến nhất là 2-4g/l
(87,5%), lượng SSH >4 g/l chiếm 12%, không có
trường hợp nào lượng SSH dưới 2 g/l.
Kết quả này tương tự với tác giả Phùng Quang
Hùng lượng SSH >3g/l chiếm tỷ lệ 83,9%.
Trong 216 thai phụ TCL từ 13 tuần mà chúng tôi
nghiên cứu thì không có trường hợp nào lượng SSH
giảm dưới 2 g/l ( những trường hợp có nguy cơ chảy
máu cao).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh [4]

TCLTTC nạo được ( tuổi thai nhỏ ) có khả năng chảy
máu do rối loạn đông máu cao gấp 4,7 lần so với
TCL không nạo được ( thai lớn ). Sở dĩ như vậy vì
ở nhóm tuổi thai nhỏ triệu chứng chưa thật sự rõ
ràng, thầy thuốc và bệnh nhân hy vọng giữ thai,
điều này vô tình làm tăng thêm thời gian thai lưu
lại trong tử cung gây nên nguy cơ giảm sinh sợi
huyết tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh. Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, 1996, 534-541.
2. Phan Xuân Khôi. Nghiên cứu tình hình thai chết
lưu trong tử cung tại viện BVBMTSS trong 2 năm 19992000, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Bộ Y tế,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2002.
3. Phùng Quang Hùng. Tình hình thai chết lưu vào
điều trị tại Bệnh viện PSTW từ 6/2005 đến 5/2006, luận
văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Bộ Y tế, Trường Đại
học Y Hà Nội, 2006.
4. Nguyễn Đức Hinh, Phạm Thanh Nga . Tình thai
chết lưu ở viện BVBMTSS trong 2 năm 1994-1995, tạp chí
thông tin Y dược 12/1999, 172-176.

Prothrombin theo tuổi thai.
Trong 216 thai phụ TCL có 1 trường hợp PT < 70 %,
chiếm tỷ lệ 0,5%.
Phần lớn trường hợp có PT từ 70-140 %, chiếm tỷ
lệ 76,8%. Có 22,2% trường hợp có PT > 140%.

Thời gian prothrombin hay tỷ lệ Prothrombin đều
có ý nghĩa khảo sát sự đông máu theo con đường
ngoại sinh (tức là các yếu tố II, V, VII, X và fibrinogen ).
Thời gian Prothrombin kéo dài trong các trường
hợp sau:
- Bệnh nhân sử dụng warfarin ( ức chế sự tạo
thành các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K là
II, VII, IX, X ).
- Xơ gan, suy gan ( không tổng hợp được các yếu
tố đông máu).
- Thiếu vitamin K (kém hấp thu, rối loạn khuẩn chí
ở ruột, cắt hỗng tràng ).

5. Kết luận:

- Dấu hiệu TCL trên siêu âm: ngoài dấu hiệu không
có tim thai 100% thì dấu hiệu chủ yếu là nước ối giảm
so với tuổi thai chiếm 13,9 %; tiếp đó là dấu hiệu
Spalding I chiếm 11,1 %.
- Không có trường hợp nào giảm sinh sợi huyết
< 2 g/l.
- Tỷ lệ TCL có PT % < 70 % là 0,5 % ; tỷ lệ TCL có PT
% > 140 % là 22,2 %.
Tạp chí Phụ Sản
Tập 11, số 02
Tháng 5-2013

53




×