Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKNMột số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non thúy sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.12 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển, lớn mạnh về mọi mặt trên các lĩnh
vực. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển, con
người tư duy linh hoạt, năng động và sáng tạo. Do đó nhu cầu đời sống sinh hoạt
của con người ngày càng cao, vì vậy các mặt hàng phục vụ cho con người trong
cuộc sống, trong sinh hoạt và vui chơi cần đa dạng và phong phú.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh, thị trường đồ chơi đặc biệt là đồ chơi
của trẻ em cũng rất dồi dào mang tính thẩm mỹ cao. Qua hoạt động với các loại
đồ chơi đã phát triển cho trẻ về trí tuệ, về tình cảm thể chất và tinh thần.
Đối với trẻ mầm non, qua vui chơi trẻ được chia sẻ niềm vui với bạn bè,
cộng đồng , tình cảm, tình yêu đến với các bé rất nhẹ nhàng gần gũi, nó làm cho
thế giới xung quanh trẻ tươi đẹp hơn, mở rộng hơn. Tuổi thơ của trẻ trở thành kỷ
niệm quý báu theo suốt cuộc đời.
Bởi vì thông qua các hoạt động chơi và trải nghiệm với đồ chơi, chính là
phương tiện hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức trong sáng, tính đoàn kết,
giáo dục trẻ biết cảm nhận tình yêu quê hương, đất nước. Qua chơi trẻ biết tái
tạo lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó biết ơn và kính trọng ông, bà, bố,
mẹ giáo dục lòng nhân ái cho trẻ .
Từ những lợi ích của các loại đồ chơi mang lại cho trẻ chơi, song bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái của đồ chơi cho trẻ như: Đồ chơi sẵn có
được sản xuất tràn lan, trôi nổi nhiều, do chưa được quản lý chặt chẽ của các cấp
chính quyền nên có nhiều loại đồ chơi độc hại mang tính bạo lực, thiếu an toàn,
không đảm bảo tính vệ sinh và ảnh hưởng trưc tiếp đến tinh thần và sức khỏe
đối với trẻ.
Và một thực tế nữa hiện nay cho thấy nhu cầu mua sắm đồ chơi cho trẻ
cũng rất cao. Những gia đình có điều kiện khi đi chơi, đi du lịch đều mua sắm
đồ chơi cho con đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ và ngược lại những gia đình
không có điều kiện thì mua đồ chơi trung quốc rẻ tiền ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của trẻ. Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi và theo đặc
điểm sở thích của trẻ là quá dễ dàng đối với các gia đình có điều kiện về kinh tế


ở các vùng thành phố.
Nhưng đối khu vực miền núi nói chung và các vùng nông thôn có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nói riêng thì việc lựa chọn và mua sắm đồ chơi
cho trẻ em là điều không thể. Để có đồ chơi cho trẻ chơi cần phải tận dụng các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Ở trường mầm non để trẻ phát triển thì cô giáo phải là người thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà
học, học mà chơi. Hiện nay ở trường mầm non đang phát động phong trào làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo, mang lại hiệu quả cao, trong đó có một số cán bộ giáo
viên đã thực hiện tốt làm được nhiều đồ chơi đẹp mang tính thẩm mỹ, Tuy nhiên
số lượng đồ chơi ít, chưa đủ cho trẻ chơi trong các hoạt động hàng ngày, nên chỉ
dừng lại ở mức độ trưng bày, nhìn ngắm và để ở các góc. Trẻ chưa được làm và


trải nghiệm với các loại đồ chơi. Đặc biệt những đồ chơi được làm từ các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương còn hạn chế. Do đó các trò chơi mang đậm
bản sắc dân tộc dân gian và trò chơi truyền thống ở địa phương đang dần dần bị
mai một.
Là giáo viên mầm non tôi thấy việc cho trẻ làm và trải nghiệm đồ chơi tự
tạo là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu trẻ được làm, được chơi và trải nghiệm
thì sẽ hình thành và phát triển ở trẻ các kỹ năng cơ bản, thể hiện sự khéo léo
nhanh nhẹn linh hoạt trong các hoạt động học và chơi. Hoàn thiện cho trẻ các
mặt đức, trí, thể, mỹ. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ trăn trở làm sao, làm thế
nào để các bé có những đồ chơi, trẻ được làm và trải nghiệm với những đồ chơi
đó một cách tốt nhất. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chon đề tài “ Một số biện pháp
hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường
mầm non Thúy Sơn” để nghiên cứu và áp dụng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về hướng dẫn và cho trẻ trãi nghiệm với đồ
chơi tự tạo, nhằm mục đích tập trung nghiên cứu, tìm ra và lựa chọn một số biện

pháp “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đô
chơi tự tạo tại trường Mầm non Thúy Sơn ”.
Tìm ra những phương pháp nhằm rèn luyện một số kỹ năng trẻ biết làm
đồ dùng đồ chơi cùng cô, trẻ biết trải nghiệm những đồ chơi đó một cách tốt
nhất. Giúp trẻ không thấy nhàm chán với đồ chơi, thường xuyên được tiếp xúc
với đồ chơi mới phong phú nhiều chủng loại nhưng lại không tốn kếm về kinh
phí do tận dụng những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương và góp phần bảo vệ
môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo” tại trường mầm non Thúy Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương phap nghiên cưu, xây dựng cơ sở lý thuyết .
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về đặc điểm phát triển tâm sinh
lý của trẻ 5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo.
1.4.2.Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ. Kết
quả đạt được, những tồn tại, hạn chê, và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện
pháp phù hợp, về việc làm đồ dùng đồ chơi và trẻ trải nghiệm đồ dùng đồ chơi ở
nhớm lớp.
1.4.3. Phương pháp thống kê, thực nghiệm sử lý số liệu .
Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế Đánh giá kết quả
đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Chúng ta có thể hiểu, đồ chơi dành cho trẻ nhỏ không đơn thuần chỉ là
những món đồ chơi giúp các em giải trí, vui đùa. Mà ở đó còn tích hợp khả năng
giáo dục, bổ trợ cho trẻ về các kỹ năng, những kiến thức nhất định cần thiết

trong cuộc sống. [1]
Trải nghiệm là quá trình hoạt động để tạo ra kiến thức và kinh nghiệm
giúp con người hiểu biết về cuộc sống xung quanh.[2]
Trong cuộc sống mỗi chúng ta phải có một quá trình trải nghiệm.Từ đó
tích lũy được những kiến thức, kỹ năng để thực hiện có hiệu quả các công việc
trong cuộc sống hàng ngày
Với trẻ nhỏ, việc cho trẻ chơi và trải nghiệm với đồ chơi là vô cùng quan
trọng. Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát triển tư duy, khả năng quan sát tìm
kiếm, phản xạ và có cả sự khéo léo giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non. Đặc biệt tuổi ấu
thơ ai cũng trải qua cái thời chơi lá cây, đất cát, hột hạt, rơm rạ, dây len… Đối
với trẻ nhỏ đồ chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống.
Con người luôn có nhu cầu vui chơi, giải trí. Người lớn sau những giờ lao
động mệt mỏi, căng thẳng nếu được thư giãn bằng các hoạt động vui chơi giải trí
sẽ thấy tâm hồn thoải mái.thư thái. Với trẻ em cũng vậy, nhu cầu vui chơi để
trưởng thành, khôn lớn lại càng cần thiết. Khi trẻ được hướng dẫn cách chơi với
những đồ chơi, trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giới tính, có nghĩa các em đã bắt
đầu tham gia vào quá trình tư duy, học hỏi một cách chủ động. Điều này không
những giúp cho các em trở nên hoạt bát, thông minh mà còn góp phần hình
thành nhân cách, giúp các em phát triển trí não, sự say mê tìm tòi, khám phá
những hiện tượng xung quanh. Ngược lại những đứa trẻ không có đồ chơi, hoặc
không hòa đồng vui chơi các trò chơi cùng các bạn, chỉ thơ thẩn một mình ở một
góc nào đó, trẻ lầm lỳ, không hoạt bát thì phát triển trí tuệ chậm hơn những đứa
trẻ thông minh lanh lợi , hoạt bát và khỏe mạnh. Vì vậy trẻ em chỉ có thể hoàn
thiện và phát triển ngay trong chính bản thân của mình qua chơi với các đồ chơi,
trò chơi .

Ở mục 2.1: Đoạn: Như chúng ta có thể hiểu….nhất định cần thiết trong cuộc sống. Tham khảo
nguyên văn từ tài liệu TLTK số 1. Từ đoạn: Trãi nghiệm …đến cuộc sống xung quanh tham khảo

nguyên văn tài liệu TLTK số 2. Từ đoạn trong cuộc sống…các trò chơi, đò chơi do tác giả tự viết ra.


Đồ chơi có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục và phát
triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Quá trình trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ khám phá
các đặc điểm thuộc tính của đồ chơi, qua đó hình thành ở trẻ sự chú ý, ghi nhớ
có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy biểu tượng là cơ sở cho
hoạt động tư duy, tưởng tượng sáng tạo thông qua các trò chơi với đồ chơi giáo
viên có thể lồng ghép các kỹ năng chơi một cách tự nhiên nhất.
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng
chơi hàng ngày. Qua chơi và trải nghiệm trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng
trong rất nhiều tình huống khác nhau, vai trò của đồ chơi và việc trẻ trải nghiệm
với những đồ chơi đó là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao
tác khác nhau nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Đồ chơi và sự trải nghiệm đồ
chơi là sự cần thiết nó có tác dụng và ý nghĩa to lớn sau sắc đối với trẻ trong độ
tuổi mầm non.
Có thể nói lớp học mầm non không thể thiếu đồ chơi, cũng như trải
nghiệm đồ chơi đó đối với trẻ. Nó được ví như giáo viên mầm non khi lên lớp
không thể không có đồ dùng dạy học. Do đó bằng mọi hình thức các cô giáo cần
cung cấp cho trẻ chơi và trải nghiệm với đồ chơi càng nhiều càng tốt. Vì thế đồ
chơi có vai trò vô cùng quan trọng và nhất là những đồ chơi mầm non tự làm,
đơn giản khi trẻ được làm và trải nghiệm với các đồ chơi tự tạo, đều có tác dụng
giúp trẻ tiếp cận thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập tốt hơn.
Do đó, ngay từ lứa tuổi mầm non, không chỉ trau dồi những kiến thức cơ
bản cho trẻ về cuộc sống xung quanh, mà điều quan trọng hơn cả đó là rèn cho
trẻ có một số kỹ năng cơ bản về việc trẻ chơi, làm và trải nghiệm các đồ chơi.
Đó là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối vởi trẻ mẫu giáo. Đó là nền
tảng vững chắc để trẻ có thể lực tốt, tri tuệ và nhân cách tốt trong tương lai.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, phòng giáo dục Ngọc Lặc. Trường mầm non

Thúy Sơn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giáo viên được phụ trách các nhóm lớp cũng có nhiều
sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt nhà trường luôn chú
trọng đến việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi và cho trẻ trải nghiệm những đồ
chơi đó. Trong thực hiện nhiệm vụ mục tiêu phát triển của nhà trường nói chung
và lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng, có những thuận lợi và gặp một số khó khăn
như sau.
2.2.1.Thuận lợi
Trong năm học 2017- 2018 nhà trường tiếp tục triển nhiệm vụ hướng dẫn
trẻ cùng làm và trãi nghiệm đồ chơi tự tạo. Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi luôn được
quan tâm chỉ đạo của nhà trường.
Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, năng động, sáng tạo
trong công việc. Tâm huyết với nghề tận tâm và chu đáo trong chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ . Lớp có 30 cháu đi học chuyên cần 100%, các cháu phát
triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.
Phần lớn giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ
các hoạt động của trẻ.


Trẻ thích thú được tham gia làm cùng cô những đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Phụ huynh luôn nhiệt tình đưa đón con thường xuyên, trao đổi với giáo
viên, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc góp phế liệu để
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
2.2.2. Khó khăn
Tuy những thuận lợi trên là cơ bản nhưng trong việc chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ ở lớp tôi phụ trách vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định
như sau:
Số giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ còn ít (dưới
50% so với tổng số giáo viên)
Một số giáo viên chưa có ý thức cao về tầm quan trọng của đồ dùng, đồ

chơi tự tạo đối với trẻ. Nên khi làm còn mang tính chống đối, chủ yếu là để phục
vụ cho các đợt kiểm tra, thanh tra của nhà trường.
Một số trẻ đầu năm đến lớp chưa mạnh dạn tự tin, nên việc trẻ làm và trải
nghiệm các đồ chơi còn hạn chế. Đôi khi trẻ chơi nhưng chưa biết chơi thành
thạo với các đồ chơi.
Mặc dù phụ huynh đã quan tâm đến con của mình nhưng vì điều kiện kinh
tế còn gặp nhiều khó khăn nên mua sắm được nhiều đồ chơi cho trẻ.
2.2.3 KÕt qu¶ cña thùc tr¹ng
Năm học 2017-2018 lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi do tôi phụ trách có 30 cháu.
Qua trình khảo sát trẻ làm đồ chơi cùng cô và trải nghiệm đồ chơi đó vào đầu
tháng 9 năm học 2017-2018 với kết quả đạt được như sau:
Tổng
Khảo sát đầu năm
TT

1
2
3
4

Nội dung khảo sát

Trẻ biết làm đồ, dùng đồ chơi
cùng cô.
Biết trải nghiệm đồ chơi thông
qua hoạt động học .
Biết trải nghiệm đồ chơi thông
qua các hoạt động khác .
Trẻ hứng thú
khi được trải

nghiệm qua các đồ chơi.

số trẻ
KS

Đạt

30

Số
trẻ
11

30

Chưa đạt

37%

Số
trẻ
19

63%

12

40%

18


60%

30

12

40%

18

60%

30

10

33%

20

67%

%

%

Từ thực trạng trên tôi đã đi sau tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc
điểm sinh lý của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên phụ trách lớp với
mình đưa ra nội dung kế hoạch để “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải

nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn” với những biện pháp cụ
thể như sau .


2.3 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải
nghiệm đồ chơi tự tạo.
2.3.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tư tạo cùng cô
Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ, đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa
dạng phù hợp với trẻ mầm non nhằm phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên những đồ dùng đồ chơi để trẻ trải nghiệm còn thiếu, đặc biệt là đồ
chơi tự tạo của giáo viên còn ít chỉ dùng để trưng bày. Những đồ dùng đồ chơi
trong lớp chưa thực sự khơi gợi kích thích, cuốn hút trẻ. Nhận thức được điều đó
tôi đã trao đổi bàn bạc thống nhất với giáo viên trong lớp tìm ra một số biện
pháp để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô, nhằm cung cấp thêm một
số đổ dùng, đồ chơi cần thiết cho trẻ. Ngoài ra chúng tôi tìm kiếm các nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương, để hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi cùng cô. Ngoài
việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học hàng ngày tôi còn làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khác trong các chủ đề khác nhau.
Trước khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi, tôi lên kế hoạch ngay từ khâu chuẩn
bị như các nguyên vật liệu, và học liệu để hướng dẫn trẻ làm, Trong quá trình
thực hiện tôi luôn chú ý tính sư phạm, tính kinh tế và tính thẩm mỹ cao, có tính
sáng tạo đảm bảo an toàn, vệ sinh. Những đồ chơi tôi và trẻ cùng làm đa số tư
các nguyên vật liệu gần gũi nhất dễ tìm nhất ở bất cớ nơi đâu như: Lá cây, vỏ sò,
vải vụn, rơm rạ, vỏ hộp sữa, đĩa CD, ông hút…Với những nguyên vật liệu đó tôi
thấy trẻ thực sự phát huy sự khéo léo sáng tạo của mình.
Hàng ngày tôi luôn quan tâm gần gũi trẻ để tìm hiểu xem trẻ thích chơi
những loại đồ chơi gì? Tôi đã tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ chơi mới, đồ
chơi đơn giản, được tận dụng bằng phế thải đã sử qua dụng hàng ngày để hướng
dẫn trẻ cùng thực hiện. Tôi còn sưu tầm thêm mẫu đồ chơi ở trên mạng, sách,
tạp chí…Để làm phong phú hơn đồ chơi ở lớp cho bé.

Ví dụ : Tôi gom các hộp bánh, hộp chè, sữa, tre, nứa, …Sau đó tôi dùng
các nguyên liệu đó làm thành cái trống cơm, trống con, phách trẻ và tôi cho trẻ
cắt dán những bông hoa, chấm tròn dán trang trí lên cái trống; Trẻ tự làm được
những con vật từ vỏ hộp sữa trẻ ấn bẹp một đầu trẻ kéo 2 mép lên phía trên tạo
thành 2 cái tai của con mèo hoặc con thỏ. Tuy sản phẩm của trẻ chưa đẹp, nhưng
trẻ rất thích thú khi tự mình tạo ra sản phẩm .

( Ảnh trẻ cùng cô làm và trải nghiệm đồ chơi)


Ở trên lớp tôi đã tạo cho trẻ sự hứng thú ham học hỏi bằng cách làm đồ
chơi cùng với cô. Tôi luôn động viên, khích lệ và khen trẻ để trẻ hứng thú tự tin,
mạnh dạn khi tham gia hoạt động. Sau khi trẻ làm xong tôi cho trẻ tự mang đồ
dùng đi trưng bày tại góc chơi.
Có một thực tế tại lớp tôi qua quan sát tôi thấy chiều hôm đó có một cháu
mẹ đến đón, trẻ liền dắt tay mẹ đến góc trưng bày đồ chơi trong lớp rất tự tin và
hồn nhiên cháu khoe với mẹ “ Mẹ ơi, đây là đồ chơi con làm cùng cô giáo đấy”.
Từ những phế liệu tưởng chừng vô tri, vô giác ấy nhưng qua bàn tay khéo léo
của cô và trẻ đã trở nên sống động và gần gũi. Trẻ rất vui và tự hào vì mình đã tự
tay làm được đồ chơi mình thích.
Qua mỗi lần làm đồ chơi cùng cô tôi thấy trẻ có niềm say mê hứng thú tự
tin hơn trong hoạt động. Vì vậy giáo viên cần khai thác những gì gần gũi nhất
với nhu cầu và sự hứng thú của trẻ. Tránh áp đặt, gò bó để phát huy khả năng
sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ hăng say, hứng thú tham gia hoạt động
2.3.2. Biện pháp 2: Trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ chơi thông qua
hoạt động học và các hoạt động khác.
Ở hoạt động học hay trong hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi thấy việc cho trẻ
chơi và trải nghiệm những đồ chơi vẫn còn hạn chế. Do đó chưa khơi gợi cảm
xúc, kích thích mong muốn được chơi ở trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo
môi trường học tập thân thiện có tính thẩm mỹ cao nhằm nâng cao mối quan hệ

tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã
tạo môi trường lớp học, các góc hoạt động phù hợp. Đặc biệt thu hút trẻ tham
gia trải nghiệm với các đồ chơi thông qua hoạt động học và hoạt động học mọi
lúc mọi nơi.
*Với hoạt động học.
Không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi cùng cô, mà tôi
còn cho trẻ trải nghiệm các đồ chơi đó qua các môn học như: Thông qua môn
âm nhạc; Tạo hình; Thể dục; Toán; Khám phá xã hội…
Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn nội dung, đề tài trong các chủ đề để
cùng trẻ làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm, học tập. Tôi
thấy khi trẻ chơi hay trẻ học trẻ đều tỏ ra vô cùng hứng thú, thích thú.
Ví dụ: Môn âm nhạc. Với đề tài: “Vận động theo tiết tấu chậm bài hát chú
voi con” (chủ đề động vật) trẻ được chọn các dụng cụ âm nhạc do tôi làm như:
Dàn trống bằng hộp bánh, phách tre, trống bỏi,…
Khi trẻ vận động, được trải nghiệm bằng cách tôi cho các con được cầm
phách tre, lắc trống bỏi, đánh trống. Khi trẻ được trải nghiệm trên các đồ dùng
này trẻ rất hứng thú linh hoạt khi lựa chọn các đồ dùng âm nhạc theo ý thích của
mình.
Đối với trò chơi âm nhạc, việc cho trẻ trải nghiệm với những đồ chơi còn
phong phú hơn rất nhiều.
ví dụ: Tôi làm đồ dùng vòng quay đa năng bằng đĩa CD và xốp bi tít để
trẻ chơi trò chơi chọn hình đoán tên bài hát. Khi trẻ được trải nghiệm với đồ
chơi này trẻ được tháo lắp các đĩa CD sau mỗi lần chơi các con biết cách thay


đổi các vị trí của đĩa CD, qua mỗi lần chơi giúp các con thích thú với bộ đồ chơi
này, từ đó các con còn biết chơi nhiều cách chơi khác .
*Thông qua môn thể dục .
Với hoạt động này trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm với đồ chơi tự tạo.
Những lần trải nghiệm đó giúp cho trẻ phát triển được thể chất một cách tốt nhất

từ đó trẻ có kỹ năng chơi với các loại đồ mà trẻ thích.
Ví dụ: Với đề tài “Đi theo đường zích zắc - ném xa ” Với đề tài này ở nội
dung bài tập phát triển chung tôi chuẩn bị các vòng, gậy thể dục bằng tre để trẻ
dùng, với vận động cơ bản tôi cho trẻ cầm các hộp sữa để xếp thành đường zích
zắc dưới sự hướng dẫn của cô. Ngoài ra trẻ còn được trải nghiệm với những trò
chơi dân gian để ném như: Ném còn; ném vòng vào cổ chai… Khi trẻ sử dụng
những đồ dùng và được tham gia chơi những trò chơi thông qua học thể dục tôi
thấy trẻ phát triển tố chất nhanh, mạnh, khỏe, bền bỉ, dẻo dai.
Thông qua các môn học trẻ được trãi nghiệm với các đồ dùng đồ chơi tự
mà cô và trẻ cùng làm. Trẻ rất thích thú, hào hứng và không cảm thấy nhàm
chán như trước mỗi khi tham gia hoạt động học. Đó là nguồn động lực giúp tôi
cố gắng hơn, sáng tạo hơn trong khi làm các đồ chơi cho trẻ.
* Trong hoạt động ở mọi lúc - mọi nơi
Cùng với việc cho trẻ trải nghiệm với những đồ chơi trong tiết học tôi rất
quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm với đồ chơi ở hoạt động mọi lúc
mọi nơi như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, dao chơi tham quan, …Qua
các giờ hoạt động trẻ được trải nghiệm tích cực với các đồ chơi, từ đó làm cho
trẻ hứng thú muốn đến lớp. Tạo cho trẻ thích thú “mỗi ngày đến trường là một
niềm vui”.[3]
*Thông qua hoạt động góc.
Đây là hoạt động trẻ được thể hiện sở thích và kĩ năng của mình. Vì thế
tôi luôn luôn tổ chức tốt hoạt động này, để cho trẻ trải nghiệm chơi với các đồ
chơi chủ yếu là đồ chơi truyền thống ở địa phương.
Ở khu phân vai: Đối với khu vực này trẻ được trải nghiệm vai chơi một
cách thực sự. Khi trẻ nhập vai chơi và đặc biệt hơn là góc chơi tôi bố trí cho trẻ
chơi ở ngoài sân trường, với các trò chơi phù hợp với chủ đề cùng với những bộ
đồ chơi mà tôi chuẩn bị đẹp mắt, hấp dẫn đặc biệt là các bộ độ chơi truyền thống
của địa phương. Với loại đồ chơi này nhằm tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt của
người xưa.
Ví dụ: Tôi chuẩn bị các loại đồ chơi như: Chỏng tre, rổ, giá, mẹt, quang

gánh, thúng, mủng, dón…Các cháu tự lựa chọn trong nhóm chơi ( bán hàng) của
mình và trẻ bắt đầu trải nghiệm chơi: Trẻ đeo dón đi mua hàng và dùng quang
gánh để bán các loại hoa quả được cô khâu từ vải dạ… Khi trẻ trải nghiệm với
vai chơi chơi bán hàng, trẻ dùng những chiếc mẹt, rổ rá mà cô đã chuẩn bị sẵn
đề đựng các loại rau củ quả được cô khâu từ vải vụn.
Ví dụ: Khi trẻ sử dụng mẹt để bày bán trẻ biết phân loại các loại rau củ
quả khác nhau như mẹt thì đựng mướp mẹt thì đựng cam, khế…
Ở mục 2.3.2: Đoạn: Tạo cho trẻ ….niềm vui. Tham khảo nguyên văn từ tài liệu TLTK số 3.
Từ đoạn đây là…mẹt đựng cam, khế do tác giả tự viết ra.


(Hình ảnh: Trẻ đang chơi ở khu phân vai)
Từ việc trẻ được trải nghiệm và sử đồ chơi qua các trò chơi giúp trẻ phát
triển được tình cảm, kỹ năng giao tiếp. Khi chơi trẻ được thực hiện các động tác
chơi tự nhiên với đồ chơi ở góc chơi của mình.
Với trò chơi khác như: Trò chơi bác sĩ, nấu ăn… Các cháu trãi nghiệm
bằng nhiều cách khác nhau. Thao tác chơi với đồ chơi như sử dụng các đồ chơi
bác sĩ, trẻ tháo lắp các ống tiêm mà tôi tạo ra từ các chai lọ nhựa hay khi trẻ chơi
bán hàng (ẩm thực quán) trẻ được trải nghiệm chơi thực tế với các món ăn như
đùi gà hoa quả mà tôi sử dụng giấy dạ để làm trẻ được cầm, sắp xếp, bày bán
cho khách hay trẻ chơi trò chơi bế em, ru em ngủ trẻ phải học cách bế em, chơi
với em ru em ngủ bằng búp bê tôi tự tạo tạo ra, ngoài ra tôi chuẩn bị những
chiếc nôi được tôi làm băng tre, trẻ sử dụng những chiếc nôi đó đế cho em búp
bê nằm ngủ, đồng thời tay trẻ đung đưa nôi và hát ru cho em ngủ.

(Hình ảnh trẻ đang trải nghiệm đồ chơi)
Sau mỗi lần trải nghiệm ở khu chơi này tôi thấy trẻ hăng say, nhập vai
chơi, thao tác chơi với đồ chơi mới lạ một cách hào hứng, mang đậm bản sắc
truyền thống. Chính vì vậy bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quả trình tự
học tự rèn luyện làm đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi ở các góc chơi.

* Đối với khu xây dựng.
Việc trẻ vui chơi cùng các loại đồ chơi là nhu cầu rất lớn đối với trẻ. Thao
tác chơi với đồ chơi của trẻ còn ít, đơn giản. Đầu năm một số trẻ ở lớp còn thụ


động, chưa mạnh dạn tham gia chơi các góc chơi mà mình thích, thậm chí một
số trẻ còn về nhầm góc chơi của mình. Vì thế, Khi trẻ chơi tôi luôn quan sát, sắp
xếp, bố trí góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc tách bạch rõ ràng để trẻ không
nhầm lẫn khi chơi. Khi cho trẻ chơi trẻ trải nghiệm trực tiếp với những đồ chơi
mà tôi đã chuẩn bị. Bên cạnh đó tôi rèn kỹ năng để trẻ biết cách chơi với đồ chơi
đó như: Khi trẻ xây dựng khu nhà sàn truyền thống, tôi cho trẻ tự lắp ghép các
khối để tạo thành những ngôi nhà sàn, ngoài ra tôi cho trẻ lắp ghép các bộ phận
để tạo thành cây xanh. Bên cạnh đó trẻ còn lấy được các hàng rào xếp xung
quanh để làm mô hình.
Từ việc trẻ được trải nghiệm thông qua các góc chơi và các hoạt động mọi
lúc mọi nơi đã mang lại niềm đam mê, thích thú và khả năng chơi sáng tạo của
trẻ từ chỗ trẻ biết làm đồ chơi cùng cô, đến việc trẻ say sưa khám phá và trải
nghiệm những đồ chơi đó đã tạo cho trẻ có khả năng sáng tạo, thích thú, khi
được chơi.
2.3.3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác phối kết hợp giữa giáo viên và
phụ huynh .
Giáo dục và nâng cao kỹ năng cho trẻ trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi là
một trong những nội dung chính trong kế hoạch của lớp. Nhằm nâng cao chất
lượng về mọi mặt cho trẻ. Trước hết chính bản thân giáo viên phải là người sáng
tạo, linh hoạt, tìm tòi cách làm đồ chơi dù là đơn giản nhất để trẻ được trải
nghiệm.
Những kỹ năng trẻ làm đồ dùng cùng cô, kỹ năng chơi đồ chơi đó không
ngẫu nhiên mà trẻ có được, trong đó quan trọng nhất là sự kết hợp giữa phụ
huynh và giáo viên đây là sợi dây liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội. Là
giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, tôi luôn phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh

trong việc tuyên truyên hàng ngày cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của
việc cho trẻ làm và trải nghiệm với đồ chơi tự tạo là vô cùng quan trọng.
Trước tiên để có đủ nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tôi căn cứ vào
kế hoạch đã xây dựng tiến hành thu thập nguyên vật liệu theo các cách sau :
Giáo viên tự thu tập nguyên vật liệu, tuyên truyền vận động phụ huynh sưu tầm
giúp, hướng dẫn trẻ cùng thu tập nguyên vật liệu. Tất cả những nguyên vật liệu
phải có mầu sắc đẹp, đa dạng về chủng loại, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
Ví dụ : Khi cha mẹ mua đồ chơi cho con thì phải hiểu rõ nguồn gốc,
không mua đồ chơi bạo lực như súng bắn, rô bốt, gươm kiếm sắc nhọn ...
Do đặc thù trẻ lớp tôi cha mẹ chủ yếu làm nghề nông rất ít nhà có điều
kiện kinh tế phát triển, nên đầu năm tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của từng gia đình
để tôi có phân nhóm và có cách trao đổi riêng cho phù hợp.
Đối với trường hợp không có bố mẹ ở nhà tôi trao đổi với ông bà đừng
chiều theo ý các cháu mua những loại đồ chơi không đảm bảo an toàn, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra để có những đồ chơi phong phú, tôi kết hợp phụ huyng bằng
cách huy động phụ huynh góp các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày có sẵn ở gia
đình mà ông bà biết đan lát làm ra chi phí thấp như : Dón, rổ con, mủng mẹt,
nôi, đơm đó, đem đến đóng góp, khi trẻ chơi và trải nghiệm các loại đồ dùng


truyền thống này, trẻ bắt chước tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt của gia đình thu
nhỏ, từ đó giúp trẻ thể hiện một cách chân thật, sinh động .

( Ảnh đồ dùng phụ huynh đóng góp cho lớp)
Trong giờ đón trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh rằng: Ngoài việc trẻ trải
nghiệm với đồ chơi trên lớp, thì việc cho trẻ quan sát thực tế các hoạt động lễ
hội đầu năm ở địa phương như: Các trò chơi dân gian, nhảy pồn poong, ném
còn, đánh đáo, chơi đu …từ những trải nghiệm đó trẻ khắc sau những hình ảnh
đẹp ,làm phong phú tí tưởng tượng cho trẻ và lưu giữ hình ảnh mang đậm bản

sắc dân tộc đặc biệt là trò chơi của dân tộc người Mường.
Ví dụ : Khi trẻ xem nhảy pồn poong trẻ quan sát cây hoa poong khi thực hành
trải nghiệm ở lớp trẻ biết cách chấm màu lên bông hoa của cây poong đồng thời
trẻ biết nhảy pồn poong.

( Ảnh trẻ nhảy pồn poông trong lễ hội )
Từ phương pháp phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh tôi thấy lớp tôi
đã có rất nhiều chuyển biến. Các cháu đã biết làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô đặc
biệt trẻ có rất nhiều kỹ năng khéo léo khi làm đồ chơi. Qua trải nghiệm trẻ ở lớp
tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đồng thời phụ huynh thấy được việc cho trẻ làm
và trải nghiệm hàng ngày ở lớp nên rất yên tâm khi đưa trẻ đến lớp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình một năm học tôi áp dụng các biện pháp “ Hướng dẫn trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy
Sơn ” Tôi đã có được những thành công nhất định.
Qua khảo sát về các kỹ năng thực hành trải nghiệm với đồ chơi tự tạo
trong việc “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi trải ngiệm với đồ chơi ” cuối năm kết quả đạt được
như sau.


Nội dung khảo sát
1.Trẻ biết làm đồ dùng đồ chơi
cùng cô.
2. Biết trải nghiệm đồ chơi thông
hoạt động học.
3. Biết trải nghiệm đồ chơi thông
qua các hoạt động khác.
4. Trẻ hứng thú khi được trải
nghiệm qua các đồ chơi.


Tổng số
trẻ khảo
sát
30

Đạt
28

Kết quả trên trẻ
Chưa
%
đạt
93
2

%
7

30

29

97

1

3

30


28

93

1

7

30

30

100

0

0

Sau khi áp dụng một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm và trải
ngiệm đồ chơi tự tạo. Trẻ đã có nhiều tiến bộ trong việc làm và trải nghiệm đồ
chơi tự tạo, Trẻ rất hứng thú làm đồ chơi cùng cô. Mạnh dạn giao tiếp trong khi
làm và chơi đồ chơi. Trẻ tự tin nhanh nhẹn, qua trải nghiệm với đồ chơi, trò chơi
trẻ có ý thức trong việc giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Biết sắp xếp và để đúng nơi
qui định .
Đồ dùng, đồ chơi được thay đổi thường xuyên phù hợp với chủ đề chủ
điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ và có thể sử dụng lâu dài.
Bản thân tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm và
trải nghiệm với đồ chơi tự tạo. Từ đó, việc làm và trải nghiệm với đồ chơi ở lớp
thông qua các hoạt động đã được cải thiện tốt.
Với biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ

chơi tự tạo. Trẻ rất thích thú khi tham gia, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Đồng nghiệp trong trường đánh giá cao đạt hiệu quả, nhà trường đã lựa chọn
tuyên dương lớp tôi là lớp đi đầu trong việc hướng dẫn trẻ làm và trải nghiệm đồ
chơi tự tạo và chia sẻ để cho các lớp khác học tập và làm theo.
Bên cạnh đó tôi chia sẻ cùng đồng nghiệp về các biện pháp giúp trẻ hướng
dẫn, làm , trãi nghiệm đồ chơi và đã được đồng nghiệp đón nhận, đánh giá cao
và áp dụng vào lớp của mình đạt hiệu quả tốt, tạo ra được nhiều bộ đồ chơi, tiết
kiệm kinh phí, lại đảm bảo tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động
theo chủ đề, chủ điểm trong năm.
Sự chuyển biến tích cực từ trẻ đã làm cho phụ huynh cảm thấy vui mừng,
tin tưởng vào kết quả giáo dục của lớp cũng như nhà trường. Phụ huynh có nhận
thức tốt hơn về việc chơi và lựa chọn đồ chơi cho con em mình, không còn mua
và cho trẻ chơi các đồ chơi độc hại, nguy hiểm, mất vệ sinh và không đảm bảo
an toàn. Đáng mừng hơn là từ những biện pháp tôi đưa ra phụ huynh đã tự sưu
tầm nguyên liệu đem đến mà không cần cô giáo phát động, từ đó đã góp vào
việc bảo vệ môi trường, việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong hướng
dẫn trẻ làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo thường xuyên hơn. Trẻ được giáo dục
và chăm sóc tốt sẽ đem lại một kết quả tốt về sự phát triển thể chất, trí tuệ, để
khi lớn lên các cháu sẽ trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.


3. KÊT LUẬN, KIÊN NGHI
3.1. Kết luận
Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ tôi thấy việc hướng dẫn và cho trẻ
trải nghiệm với đồ chơi là một việc làm vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu khi
tôi vận dụng “ Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự
tạo tại trường mầm non Thúy Sơn” vào các hoạt động ở lớp, tôi đã rút ra bài
học kinh nghiệm như sau.
Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm đồ

dùng, đồ chơi để có nhiều mẫu đồ chơi mới, đẹp, sáng tạo.
Cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc chuẩn bị các loại đồ chơi phù
hợp với yêu cầu của độ tuổi.
Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều đồ chơi để trẻ có cơ hội chơi
và trãi nghiệm với các đồ chơi đó.
Cô giáo phải kiên trì dạy trẻ cách làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản, phù hợp
với lứa tuổi.
Cô giáo phải hướng dẫn cho trẻ trãi nghiệm các đồ dùng, đồ chơi đúng
cách.
Trong quá trình hoạt động cô không những phải tận tình, nhẹ nhàng
hướng dẫn trẻ. Mà cô còn phải nhập vai chơi cùng trẻ như một người bạn, qua
chơi cô trao đổi qua lại, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái gần gũi khi làm và trải
nghiệm với đồ chơi, thông qua các hoạt động chơi và trải nghiệm, rèn luyện
hình thành cho trẻ các kỹ năng cơ bản từ đó sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất
và trí tuệ .
Trong giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng, người giáo viên mầm non cần
phải tích lũy kinh nghiệm, năng lực đặc thù nhất định. Tuy nhiên, điều quan
trọng và quyết định vẫn là sự tận tâm với nghề cùng với sự khéo léo sáng tạo,
bởi sự tận tâm ấy sẽ giúp chúng ta có tinh thần học hỏi, sự sáng tạo. Điều đó sẽ
biến những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất trở nên kỳ diệu đối với trẻ.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động giáo viên cần không ngừng học
hỏi, đưa ra những biện pháp mới và áp dụng những biện pháp phù hợp với điều
kiện ở địa phương, phù hợp với lứa tuổi, chia sẻ với đồng nghiệp để nhân rộng
biện pháp hướng dẫn trẻ làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo
3.2. Kiến nghị
* Với Phòng giáo dục và đào tạo
Trong những năm học tiếp theo đề nghị phòng mở các lớp tập huấn, để
các cô giáo ở các trường, trao đổi kinh nghiệm hay, trao đổi các giải pháp, biện
pháp tốt về cách hướng dẫn cho trẻ làm và trải nghiệm đồ chơi. Bổ sung đồ chơi
cho trẻ chơi trong các hoạt động đạt hiệu quả cao .

* Với Ban giám hiệu nhà trường
Cần phối kết hợp với các đoàn thể làm tốt công tác xã hội hóa, đầu tư
thêm các trang thiết bị, đồ chơi hoạt động ngoài trời, để có điều kiện cơ sở vật
chất tốt đảm toàn cho trẻ trong trường mầm non .


Trên đây là “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ
chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn” trong năm học 2017-2018. Những
gì đạt được còn rất khiêm tốn, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận được những nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học các cấp để
đề tài hoàn thiện và đưa vào ứng dụng rộng rãi và bản thân tôi có được những
kinh nghiệm để phấn đấu làm tốt trong những năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬẬ̣N CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VIẬ̣
HIỆU TRƯỞNG

Thúy Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2018 Tôi
xin cam đoan SKKN này là do tôi viết.
Không sao chép nội dung của người khác .
Người thực hiện

Bùi Thị Lý

Phạm Thị Hiệu

XÁC NHẬẬ̣N CỦA PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….


MỤCLỤC
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.4.1
1.4.2
1.4.3
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3

Tiêu đề
MƠ ĐẦU.
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp khảo sát thực tế,thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Cơ sở lý luận .
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả thực trạng
Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mấu giáo 3-4 tuổi làm và
trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn.

2.3.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo cùng cô.
2.3.2 Biện pháp 2: Trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ chơi thông
qua hoạt động học và hoạt động khác.
2.3.3 Biện pháp 3: Công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ
huynh.
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh
3.
KÊT LUẬN, KIÊN NGHI
3.1
Kết luận.
3.2
Kiến nghị.

Số trang
1
1
2

2
2
2
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
11
13
15
15
15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] trích từ nguồn tài liệu: Thư viện sách 3d.
2. [2] https:/www.google.com.vn/seag.
3. [3] https:// text.123doc.org.
4. “Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng hướng dẫn thực
hiện 3-4 tuổi “ . Tác giả Trần Thị Trọng , Phạm Thị Sử ( Bộ giáo dục và đào tạo)
5. “Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non” ( Bộ giáo dục và đào
tạo) Tuyển tập trò chơi , bài hát , thơ truyện mẫu giáo 3-4 tuổi . Tác giả “ Phạm
Thị Sửu, Lê Thị Hiền , Nguyễn Minh Nguyệt (Bộ giáo dục và đào tạo)

6. Tài liệu hướng dẫn thực hành lấy trẻ làm trung tâm. Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI LÀM VÀ TRẢI NGHIỆM ĐỒ CHƠI TỰ TẠO
TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÚY SƠN

Người thực hiện: Phạm Thị Hiệu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thúy Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn


THANH HÓA, NĂM 2018

Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hiệu
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường mầm non Thúy Sơn
Cấp đánh giá xếp

TT

1.

Tên đề tài SKKN

loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh
giá xếp
loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Một số biện pháp thông qua bữa
ăn hàng ngày giúp trẻ ăn ngon ,ăn

Phòng giáo dục

hết xuất để phòng chống suy dinh huyện Ngọc Lặc
dưỡng cho trẻ trong trường mầm

B


2013-2014

non Thúy Sơn
2. Một số biện pháp giáo dục ý thức
bảo vệ môi trương cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi miền núi tại trường

Phòng giáo dục
huyện Ngọc Lặc

B

2015-2016

mầm non Thúy Sơn
3. Một số biện pháp hướng dẫn trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm và trải
nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường
mần non Thúy Sơn

Phòng giáo dục
huyện Ngọc Lặc

A

2017-2018




×