Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý,sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở trường mầm non phùng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.67 KB, 16 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, nhìn vào thực tế của giáo dục mầm non hiện nay,có
thể khẳng định rằng đây là bậc học được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan
tâm nhiều hơn bất cứ bậc học nào, bởi giáo dục mầm non là một trong những
mắt xích đầu tiên, quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã đề ra “ Phải tăng cường phát triển quy mô
trường lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho phù hợp với cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục mầm non là một bậc học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân, nó đặt nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo”[1].
Vì vậy, để có một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, trường lớp khang trang
đáp ứng với mục tiêu giáo dục của ngành học mầm non hiện nay kinh phí nhà
nước không thể đầu tư được hoàn toàn mà phải nhờ vào sự đóng góp của nhân
dân, chính quyền địa phương và các bậc phụ huỵnh học sinh, dựa vào sức mạnh
cộng đồng là xã hội hóa giáo dục.
Để đạt được toàn diện mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non về thể chất, trí
tuệ, thẩm mĩ và tình cảm nhằm hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách con
người. Trường mầm non coi công tác chăm sóc và giao dục trẻ là nhiệm vụ
trọng tâm quyết định đến chất lượng giáo dục trẻ. Song chất lượng giáo dục
được nổi lên thực sự ở những trường trọng điểm còn lại ở các trường nông thôn,
vùng sâu , vùng xa cũng còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không ít đến chất lượng
chăm sóc và giáo dục trẻ. Các điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu
thốn là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều ở các vùng miền, hệ thồng
trường lớp học còn tạm bợ, bàn ghế chưa đúng quy cách đối với trẻ, đồ dung ,
đồ chơi còn thiếu nhiều, chính vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc và
giáo dục trẻ.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ ở trường mầm non phụ
thuộc vào hai yếu tố, đó là :
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường.
Cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt trường mầm non là một bộ phận


rất quan trọng, đó là một trong những thành tố không thể thiếu được trong công
tác chăm sóc và giáo dục trẻ, nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Chúng ta xác định rằng cơ sở vật chất ở trường mầm non là tài sản chung,
là người lãnh đạo nếu biết quản lý, bảo quản tốt cơ sở vật chất thì sẽ đem lại
hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cao.
Trong những năm trước đây, việc bảo quản cở sở vật chất trong trường
mầm non Phùng Minh còn buông lỏng, lớp học chưa quy mô, còn nhiều khu lẻ,
việc quản lý và bảo quản cơ sở vật chất còn có nhiều khó khăn, việc bàn giao tài
sản chưa thật chặt chẽ, dẫn đến việc hư hỏng, mất mát rất nhiều. Hàng năm nhà
1


trường mất rất nhiều kinh phí cho việc tu sửa và mua sắm, mà việc tham mưu để
có kinh phí đầu tư cho việc này ở trường mầm non là vô cùng khó khăn, dẫn đến
các cháu không đủ điều kiện cơ sở vật chất để mỗi khi bước vào năm học mới.
Chính vì lý do trên trong nhiều năm làm công tác quản lý, tôi đã trăn trở
tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra “Một số biện pháp quản lý, sử dụng và
tăng cường cơ sở vật chất ở trường mầm non Phùng Minh năm học 20172018”. để làm đề tài nghiên cứu cho mình, phần nào tìm ra các giải pháp ứng
dụng vào việc xây dựng cơ sở vật chất ở trường tốt hơn, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu :
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật
chất của trường Mầm non Phùng Minh năm học 2016-2017. Nhằm đề xuất và lý
giải các biện pháp quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở trường mầm
non Phùng Minh năm học 2017- 2018, góp phần vào việc nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất của nhà trường để đáp ứng với hoạt
động chăm sóc giáo dục học sinh
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở
trường mầm non Phùng Minh năm học 2017- 2018

4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận: Đọc nghiên cứu các văn
kiện tài liệu chương trình sách báo khoa có liên quan
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phỏng vấn điều tra trao
đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tổng kết kinh nghiệm
- Nhóm phương pháp hỗ trợ gồm có phương pháp như thống kê bảng biểu

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Báo cáo của BCHTW Đảng khoá XI, về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011- 2015: “ Tạo được chuyển biến cơ bản về phát
triển giáo dục và đào tạo, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy
và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà
trường…”[2] đó là định hướng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp
giáo dục nước nhà.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục là điều kiện cần thiết để thực hiện
,phục vụ công tác dạy và học ở trường mầm non, là công cụ đắc lực phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp dạy và học, là đồ dùng để mô hình hóa, trực quan hóa
các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, tạo ra mối quan hệ giữa cô và trẻ,
giúp cho việc tổ chức và điều khiển quá trình học một cách khoa học.
Đối với trẻ mầm non các thiết bị dạy học và đồ dung dạy học còn giúp
cho trẻ phát triển tư duy, tưởng tượng, tự sáng tạo để khám phá thế giới xung
quanh.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường là điều kiện giúp trẻ nắm vững
kiến thức, hiểu biết về thế giới xung quanh, tham gia các hoạt động một cách
tích cực, góp phần phát triển tư duy, trí nhớ, đồng thời hình thành ở trẻ yếu tố

nhân cách đầu tiên. Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lý lứa trẻ tuổi mầm non cơ
thể đang phát triển và hoàn thiện do vậy trẻ rất ham hiểu biết, hiếu động, thích
tìm tòi, khám phá, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, “Trẻ học
bằng chơi,chơi mà học” , khi tham gia vào các trò chơi trẻ cần phải có nơi chơi,
đồ chơi trong điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đầy đủ, phù hợp với nội
dung, khi được chơi trẻ sẽ thỏa mãn nhu cầu chơi, trẻ sẽ rất thoải mái, hứng thú
khám phá các bí ẩn trong thế giới vật chất.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viêm mầm non.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường mầm non là thành phần không
thể thiếu được trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Đối với trẻ mầm non, cơ sở vật chất trang thiết bị cần phải đa dạng và
phong phú. Nếu nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng đều, đầy
đủ, đẹp và khoa học với xu thế ngày càng hoàn thiện, trên cơ sở vật chất hóa nội
dung giáo dục sẽ đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cung cấp thông tin chính xác, đầy
đủ về sự vật, hiện tượng, tăng cường nhịp điệu, trình độ, khả năng trình bày,
thỏa mãn sự say mê học tập của trẻ, giảm nhẹ sức lao động của giáo viên.
Bởi vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học phải xậy dựng phù hợp
với nội dung giáo dục, đảm bảo độ bền, đẹp, an toàn, sáng tạo.
3


Trong quá trình sử dụng người giáo viên phải khai thác triệt để các chức
năng sử dụng để truyền tải được nội dung cần trình bày, đồng thời có kế hoạch
bảo quản tốt để làm gương cho trẻ noi theo, củng cố lòng tin với nhân dân và
các bậc phụ huynh.
Nhận rõ sự quan trọng cũng như tính cấp thiết của cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho ngành học, đi đôi với công tác nâng cao giáo dục toàn diện

của ngành học mầm non với chủ đề năm học: Đổi mới công tác quản lý giáo
dục, nâng cao giáo dục toàn diện, tiếp tuc đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, hoc sinh tích cực”[3] những năm qua Đảng và Nhà
nước cũng như cán bộ ngành đã và đang quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ và sát sao
đến công tác này.
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị là một nhiệm vụ cấp bách của
ngành học mầm non nói chung và trường mầm non Phùng Minh nói riêng.
2. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường mầm non
Phùng Minh năm học: 2016-2017
2.1.Thuận lợi:
- Trường mầm non Phùng Minh có những thuận lợi cơ bản, được sự quan
tâm của Đảng và chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể đã tạo điều
kiện cho nhà trường có diện tích đất đai đảm bảo theo quy định điều lệ trường
mầm non,
- Sự đồng thuận của nhân dân luôn quan tâm tự nguyện ủng hộ nhà trường
đã tạo điều kiện về xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm các đồ dùng, làm đồ chơi
tự tạo cho các cháu.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ, năng lực, khỏe, trẻ, nhiệt tình chăm
lo đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Một số có giáo viên có ý thức tự làm,
biết cách sử dụng vào bảo quản đồ dùng.
2.2. Khó khăn :
Tuy có rất nhiều thuận lợi song nhà trường cũng còn những khó khăn đó
là:
- Thiếu phòng học, thiếu phòng chức năng. Công trình vệ sinh, bếp ăn
chưa đảm bảo theo quy định
- Đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời của nhà trường đã được trang bị
nhưng chưa đồng bộ. Một số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém
chất lượng.
- Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học, vui chơi
của trẻ còn hạn hẹp.

- Nhà trường chưa chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch bảo quản và tu
sửa
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
4


- Việc tham mưu cho cấp trên để tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung
nguồn kinh phí để mua sắm, sửa chữa, đồ dùng, trang thiết bị còn gặp nhiều khó
khăn.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên
chưa có ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng.
- Điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên
việc huy động các nguồn lực từ nhân dân còn hạn chế
3.2. Kết quả thực trạng năm học 2016- 2017:
Qua kết quả năm học 2016- 2017, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường đã có nhưng chưa
đầy đủ, phòng các phòng chức năng còn thiếu, công trình vệ sinh cho trẻ còn tạm bợ, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi của các lớp còn nghèo nàn, cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học còn đơn điệu. Kết quả khảo
sát cụ thể như sau:

ST
T
1
2
3
4

Nội dung khảo sát

Năm học 2016- 2017


Phòng học
Phòng đa năng
Bếp bán trú
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

8/10 phòng học. (thiếu 2 phòng)
Chưa có
1/2 bếp ăn ( thiếu 1 bếp ăn khu lẻ)
- 5/10 nhóm, lớp có đủ trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi
5
Sân chơi và đồ chơi phát triển
Chỉ có dơn điệu vài đồ chơi bằng
vận động cho trẻ, sân khấu
luồng, nứa.
6
Công trình vệ sinh cho trẻ
- Có 10/10 nhóm, lớp công trình vệ
sinh tạm bợ
7
Cảnh quan môi trường
Bình thường
8
Hệ thống điện, nước sinh hoạt
Tạm thời
3. Một số biện pháp quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở trong
trường mầm non Phùng Minh năm học 2017-2018”
3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về cách sử
dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Việc nâng cao nhận thức về công tác sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, đồ

dùng và thiết bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Các cán bộ, giáo viên,
nhân viên có nhận thức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm
cao trong công việc, bởi vì như chúng ta đã biết chất lượng chăm sóc và giáo
dục trẻ mầm non muốn đạt kết quả tốt phải phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó
là: Chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Vì vậy, muốn có cơ sở vật
chất đầy đủ thì trước hết người cán bộ giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về
vai trò và tầm quan trọng của nó. Nhà trường có đội ngũ giáo viên tốt thì chắc
chắn chất lượng nhà trường sẽ được nâng lên đáng kể.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã phổ biến các văn bản pháp lý của nhà
5


nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm
non, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo…
Trong các cuộc họp, tôi thường xuyên tuyên truyền về vai trò của đồ dùng trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thường
xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong tổ mình. Ngoài ra, tôi còn
thường xuyên động viên, khích lệ ý thức, trách nhiệm trong việc bảo quản đồ
dùng và thiết bị dạy học của cán bộ, giáo viên. Tôi cùng ban giám hiệu thống
nhất đưa ra các tiêu chí cụ thể trên cơ sở được bàn bạc thống nhất trong hội nghị
cán bộ giáo viên đầu năm về các tiêu chí thi đua được lồng ghép vào chuyên đề
học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó không
thể thiếu tiêu chí thi đua về quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi của mỗi giáo viên.

Hình ảnh: Cuộc họp chuyên môn của nhà trường
Làm cho mọi người thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cơ sở
vật chất, trang thiết bị cũng như đồ dùng dạy học, đồ chơi đối với các hoạt động
giáo dục trong nhà trường, việc bảo quản tốt sẽ mang lại hiệu quả thiết thực
trong các hoạt động cũng như chúng ta đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí để

chi phí cho vấn đề này, Trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác giữ gìn,
bảo quản cơ sở vật chất là rất cần thiết..
Mặt khác, nắm bắt tình hình thực tế việc bảo quản đồ dùng ở mỗi lớp,
nhắc nhở, động viên, uốn nắn, điều chỉnh những hành vi thiếu trách nhiệm trong
công tác bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm
cho từng thành viên, đồng thời được gắn liền vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng
tháng cho giáo viên để họ nhận thấy rõ trách nhiệm của mình.
Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hiểu
được tác dụng của việc sử dụng, bảo quản có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết

6


bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi của mỗi giáo viên trong công tác dạy học. Từ đó,
có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và bảo quản đồ dùng.
3.2. Xây dựng kế hoạch để quản lý sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị của
nhà trường:
Xây dựng kế hoạch giúp cho người hiệu trưởng chủ động trong công
việc, từ đó có nghị quyết của nhà trường để chỉ đạo thực hiện kế hoạch sẽ có
nhiều thuận lợi hơn.
Việc xây dựng kế hoạch là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với
người hiệu trưởng, giúp cho hiệu trưởng chủ động thời gian để kiểm tra tu bổ,
sửa chữa và mua sắm thường xuyên các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục của trường. Tăng cường sự quản
lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa
chữa bổ sung tài sản kịp thời phục vụ công tác chăm sóc- giáo dục, tránh thất
thoát, lãng phí tài sản của nhà trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế, tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:


Tháng Nội dung công việc

Người phụ trách

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới, mua bổ- P.HT, GV, NV, xung
Tháng các đồ dùng phục vụ bán trú, đồ dùng sinh hoạt của trẻKT
8/2017 - Kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt lại các hệ thống điện, đèn,- BGH, KT, GV,
quạt...Các khu
Bảo vệ
- Thống kê trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy, đề xuất- TT CM, Phó HT
tăng cường các thiết bị, dụng cụ giảng dạy mới.

- Chuẩn bị CSVC phục vụ khai giảng năm học mới.

- BGH, Ban TC

Tháng
- Theo dõi việc bảo quản, giao nhận thiết bị giảng dạy, thiết- P.HT, KT, giáo
9/2017
bị về sổ sách, về bảo quản thiết bị
viên chủ nhiệm.
Tháng - Quản lý sổ sách, tình trạng cơ sở vật chất nhà trường.

- P.HT, + KT

10/2017 - Kiểm tra việc bảo quản CSVC của các lớp.

- BGH, KT, GVCN.

Tháng - Giáo dục trẻ ý thức giữa gìn đồ dùng đồ chơi của trường, - GVCN

11/2017 lớp thông qua các hoạt động
Tháng - Lập KH phân công kiểm kê tài sản năm học 2017-2018

- P.HT, Bảo vệ, GV,

12/2017 - Kiểm kê tài sản tăng giảm trong năm.

- P.HT, KT, Công
Đoàn, Bảo vệ, GV

- Vệ sinh trường lớp, khuôn viên trường học, kiểm tra lại cơ - PHT,KT,bảo vệ,
GV
Tháng sở vật chất của trường trước khi nghỉ Tết Nguyên đán.
1/2018 - Phân công trực ban, giữ gìn, bảo quản tài sản nhà trường
trong thời gian nghỉ Tết. Kiểm tra CSVC sau tết
- P.HT, Bảo vệ, GV

7


- Thường xuyên giám sát tình hình tài sản trong nhà trường, - P.HT, Bảo vệ, GV
Tháng sửa chữa tài sản hư hỏng.
kế toán trường.
2/2018
- Kiểm tra việc bảo quản CSVC của các lớp.
- P.HT, Bảo vệ, GV
- P.HT, KT, GVCN.
Tháng - Chuẩn bị CSVC cho tổng kết chuyên đề PTVĐ cho trẻ
- P.HT, Bảo vệ, GV
3/2018 - Kiểm tra việc bảo quản CSVC của các lớp.

- Kiểm tra tình hình bàn ghế thiết bị, bảo trì máy tính .
- P.HT, Bảo vệ, GV
Tháng
4/2018 - Kiểm tra thiết bị dạy học (quan sát, trao đổi với GVCN). - P.HT, TTCM.
- Tổng vệ sinh trường học, theo dõi và sửa chữa bàn ghế, hệ- P.HT, Đoàn TN,
GVCN.
Tháng thống điện, đèn, quạt.
5/2018 - Kiểm tra việc bảo quản CSVC của các lớp bàn giao cho- P.HT, Bảo vệ, GV bảo
vệ.

Qua việc xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị
của nhà trường, tôi thấy rằng các trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được thường
xuyên kiểm tra và được tu sửa kịp thời khi hư hỏng, giúp cho Hiệu trưởng chủ
động hơn trong việc quản lý đồ dùng, thiết bị chặt chẽ, tránh thất thoát, hư hỏng,
đồng thời tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các
hoạt động giáo dục khác.
3.3. Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền, tranh thủ sự ủng hộ
của các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân ở địa phương trong việc xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non
đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để
duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh
cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự
phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là
cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, các
tổ chức chính trị, đoàn thể để tham mưu, phối hợp cùng tích cực tham gia thực
hiện các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất.
Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác tham

mưu là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hoàn thành tốt nhiệm
vụ của người cán bộ quản lý.
Nhận thức được điều đó, bản thân tôi tích cực tham mưu với Phòng Giáo
dục và Đào tạo, Đảng ủy, HĐND, UBND xã.
Hình ảnh: UBND xã kiểm tra cơ sở vật chất nhà trường đầu năm học

8


Tham mưu Đảng ủy có nghị quyết bàn về giáo dục trong đó có chủ trương
đầu tư cơ sở vật chất của trường.
Tham mưu HĐND, UBND thông qua nghị quyết về xây dựng CSVC cho
trường mầm non Phùng Minh theo hướng đạt chuẩn quốc gia, phân bổ nguồn
ngân sách, quỹ đất để đầu tư xây dựng.
Trong các cuộc họp, bản thân đã nhiều lần nêu thực trạng của nhà trường
đồng thời đặt vấn đề để xây dựng đáp ứng yêu cầu mới, tranh thủ sự đồng tình
của các ngành, đoàn thể, các tổ chức cá nhân và cha mẹ học sinh.
Tham mưu Phòng Giáo dục và Đào tạo để thẫm định kế hoạch mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…
Tham mưu quy hoạch về phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh
phù hợp với số trẻ trong địa bàn xã Phùng Minh theo quy định Điều lệ trường
mầm non
Đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với phương châm “ Nhà
nước và nhân dân cùng làm”. Tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia
công tác phát triển giáo dục, tham gia các hội thi cùng nhà trường.
Để nâng cao được chất lượng giáo dục ngoài sự nhiệt tình nỗ lực của đội
ngũ giáo viên ra thì cơ sở vật chất giữ vị trí quan trọng trong việc đảm bảo cho
mọi hoạt động diễn ra hàng ngày của nhà trường, việc chăm lo cơ sở vật chất
cho nhà trường là việc làm thường xuyên của lãnh đạo địa phương, trong đó một
phần ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội và hội cha mẹ học sinh.

Để lãnh đạo địa phương hiểu được trách nhiệm đối với công tác giáo dục
nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, và địa phương có kế hoạch xây dựng,
mua sắm, bổ sung các đồ dùng, thiết bị giáo giục cho nhà trường. Việc làm này
không đơn giản mà phải có tính kiên trì, mưa dầm thấm lâu, ngoài ra còn tranh
thủ sự ủng hộ của các cá nhân cùng lên tiếng ủng hộ nhà trường, phải vận dụng
một cách linh hoạt, khéo léo mang tính thuyết phục cao. Từ đó, nhận thức của
Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc xây dựng cơ sở vật chất
cho nhà trường hàng năm được quan tâm hơn. Và đây là việc làm thường xuyên
sau mỗi năm học (trong hè) .
Bằng mọi biện pháp tích cực, khắc phục mọi khó khăn tôi đã nhận được
sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành cũng như lãnh đạo địa phương năm
học 2017-2018 đã đạt được một số kết quả ban đầu:
Nhà trường đã có trích lục đất với tổng diện tích 6.843m.2 cho cả 3 khu.
Về kinh phí xây dựng.
Nhà trường đã huy động nội lực tại địa phương được: Tổng giá trị:
9


279. 250.000 đồng
Trong đó:
- Nguồn đầu tư của UBND xã: Đầu tư thêm quỹ đất: 2.150m2. Trị giá:
2.150m2 x 35.000đ/m2 = 75.250.000 đồng
- Ủng hộ ngày công lao động của phụ huynh được quy thành tiền:
200 công x 100.000đ/công = 20.000.000đ;
- Nguồn kinh phí kêu gọi của hội rể, giáo viên ủng hộ được: 7.000.000đ;
- Nguồn kinh phí tự nguyện đóng góp của các tổ chức, cá nhân là:
177.000.000 đồng;
Kết quả nhà trường đã làm mới trong năm học 2017 - 2018 được:
+ 01 bếp ăn bán trú khu lẻ
+ 07 phòng Phòng vệ sinh khép kín

+ 01 Phòng học cấp 4
+ 01 nhà mái vòm: 145m2 làm sân phát triển vận động cho trẻ.
+ 01 Sân khấu ngoài trời

Hình ảnh: Các công trình được tu sử, xây dựng mới trong năm học
Nhờ có sự tham mưu tích cực và sự đấu mối chặt chẽ của nhà trường,
trong đó tôi cùng các đồng chí phó hiệu trưởng tham mưu xây dựng cơ sở vật
chất, tranh thủ sự ửng hộ của các tổ chức chính trị xã hội, cùng toàn thể nhân
dân nên sự thành công trong công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường, tạo được niềm tin của Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân với
nhà trường.
Có thể nói rằng công tác xã hội hóa giáo dục là một việc làm vô cùng quan
trọng và cần thiết đối với các nhà trường trong giai đoạn hiện nay nói chung và
đặc biệt là trường mầm non nói riêng. Bởi trường mầm non là nơi đặt nền móng
đầu tiên hình thành nhân cách trẻ, khác hẳn so với các trường phổ thông, trường
mầm non cần rất nhiều các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì
mọi hoạt động của trường trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy, đòi hỏi phải có sự
chung tay góp sức cuả cộng đồng cùng địa phương, việc làm này giúp cho mọi
người hiểu được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành học và sự cần thiết
giúp đỡ đối với trường mầm non
3.4. Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi.
Như ta đã biết, với trẻ mầm non tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế,
đối với tất cả những gì trẻ được học phải bằng trực quan sinh động thì trẻ mới hiểu
được, các nhà tâm lý học trẻ em và các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: “Thiết bị
dạy học là công cụ đặc thù của quá trình dạy học”. Ở lứa tuổi mầm non các cháu
thường được giáo dục lồng ghép “học mà chơi, chơi mà học”.
10



Chính vì thế, nhiều giáo viên mầm non ngoài đổi mới phương pháp dạy học còn
tìm tòi, sáng tạo đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn từ những vật liệu phế thải
nhằm phát triển tư duy, hứng thú trong học tập cho trẻ.
Nếu quá trình dạy học được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi nó sẽ giải
quyết tốt nhiệm vụ, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng và hiện
tượng của quá trình nghiên cứu, tăng cường nhịp điệu trình bày trong quá trình
đó, cung cấp được nguyên liệu kiến thức, làm giảm nhẹ sức lao động của cô và
trò, đồng thời phát huy và thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá của trẻ, nâng cao
tính trực quan, hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn, khắc sâu kiến thức cho trẻ. Vì vậy,
việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi ở trường mầm non cho trẻ chính là giúp
chúng ta nâng cao chất lượng dạy học, kết hợp giữa đồ dùng thô sơ và đồ dùng
hiện đại, từ những bàn tay khéo léo của giáo viên, bằng những nguyên liệu tự
nhiên trong thiên nhiên, phế liệu có sẵn ở địa phương đã tạo ra hàng loạt đồ
dùng, đồ chơi bền, đẹp, có tính giáo dục cao, đây là việc làm cần thiết. Vì vậy,
hàng năm nhà trường đều phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi, tổ chức
thi và trao giải, qua đó đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên về hoạt động này, coi
đây là một tiêu chí thi đua hàng tháng của giáo viên.
Để có được những sản phầm đồ dùng, đồ chơi tự làm phục vụ cho công
tác giảng dạy, nhà trường đã đưa vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu
năm học. Hàng năm, nhà trường thường phát động 2- 3 đợt thi đua làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ vào các dịp chuẩn bị kỷ niệm các ngày lễ lớn. Bên cạnh đó, các
cô giáo hàng ngày tranh thủ những lúc các cháu ngủ để làm đồ chơi. Nhà trường
cũng thành lập một đội gồm những cán bộ, giáo viên có năng khiếu, sáng tạo ra
những đồ chơi mới lạ, hấp dẫn học sinh bằng chính những vật liệu bỏ đi. Nhờ
vậy, mỗi năm, nhà trường có thêm hàng trăm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ do cán bộ,
giáo viên tự làm, góp phần đưa số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ của nhà
trường đa dạng, phong phú. Điều quan trọng là trẻ rất thích thú, say mê với đồ
dùng, đồ chơi tự làm.
Hình ảnh: Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ chức hội giảng về việc sử dụng đồ dùng

dạy học, đồ chơi cho trẻ. Để nâng cao chất lượng hội giảng về việc sử dụng các
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, ngoài việc tổ chức các hội thi đồ dùng dạy học, đồ
chơi do phòng giáo dục tổ chức, nhà trường thường xuyên ra kế hoạch tổ chức
nhiều hội thi đồ dùng dạy học, đồ chơi cấp trường. Qua hội thi giáo viên có cơ
hội để học tập kinh nghiệm của nhau, bổ sung kịp thời số đồ dùng, đồ chơi còn
thiếu cho các môn học, các chủ đề dạy học của mình, lựa chọn những đồ dùng
bền đẹp, khoa học, sáng tạo, có tính thẩm mĩ cao để tham dự cuộc thi cấp huyện.
Thông qua hội giảng, những đồ dùng dự thi phải thuyết minh được các
vấn đề sau:
11


- Tên tác giả; Chất liệu; Cách làm; Cách sử dụng; Phục vụ cho hoạt động
Như vậy, thông qua hội giảng, toàn bộ giáo viên học tập được kinh
nghiệm làm đồ dùng, cách sử dụng hoặc trên cơ sở học tập kinh nghiệm làm đồ
dùng của bạn, áp dụng cải tiến cho phù hợp với yêu cầu bài dạy của mình.
Việc tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, vật liệu đã qua
sử dụng là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu vào nghiên cứu, học hỏi cách làm
nâng cao khả năng vận dụng và phát huy kỹ năng, khả năng sáng tạo, đồng thời
học học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay
để phục vụ công tác dạy và học.
Điển hình như các giáo viên có thể tận dụng gỗ vụn ở các làng nghề để
làm giường, tủ, bàn ghế đồ chơi cho trẻ ở khu chơi sáng tạo, khu xây dựng; tận
dụng nilon, nhựa phế liệu tạo thành các con vật rất ngộ nghĩnh; tận dụng nan tre,
nứa, lốp xe đã hỏng… tạo đồ dùng, đồ chơi như thang leo, cầu bập bênh, xích
đu, cổng chui; các cây, dây leo trên núi để đan, để làm ra các đồ dùng gia đình
như bếp ga, bát đĩa, ấm chén, bàn ghế, những chiếc túi, chiếc làn xinh xắn…
Ngoài ra, các vật liệu như bìa các tông, vỏ hộp sữa, các loại xốp, vải vụn, dây
thừng… đều được tận dụng hiệu quả. Những đồ dùng, đồ chơi tự làm như thế
không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn với việc học tập và vui chơi, phát triển tư duy

mà còn giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, ý thức tái sử dụng các vật liệu,
phế liệu xung quanh mình.
Không chỉ có giáo viên đảm nhiệm việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, mà
các cô giáo trong trường mầm non Phùng Minh còn vận động được phụ huynh
và học sinh cùng tham gia. Trong nhiều buổi học, giáo viên đã hướng dẫn, gợi
mở để học sinh có thể tự làm đồ dùng, đồ chơi theo tưởng tượng của chính
mình. Theo đó, đồ chơi trong trường mầm non được làm theo các chủ đề, theo
các hoạt động và góc học tập của trẻ như: Giúp trẻ làm quen với thơ hoặc
truyện, giúp trẻ nhận biết môi trường xung quanh… Vì vậy, đồ dùng, đồ chơi
dành cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện, mang tính thẩm mỹ, tính sáng tạo, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,
phát triển tư duy và phù hợp với lứa tuổi cũng như tâm sinh lý của trẻ.
Nhà trường không có điều kiện để mua hết đồ chơi để thỏa mãn cho học
sinh, chính vì vậy, nhà trường luôn khuyến khích giáo viên cùng với học sinh
làm các đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho công tác dạy và học. Từ đó, nhà trường
có thể tiết kiệm lại giúp giáo viên và học sinh nâng cao tính sáng tạo.
Với trẻ mầm non thì hoạt động vui chơi là con đường chủ yếu để trẻ khám
phá và nhận thức thế giới xung quanh, để kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn về
những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét và phỏng
đoán các sự vật hiện tượng xung quanh.

12


Hình ảnh: Hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Phong
trào thi đua tự làm đồ dùng, đồ chơi đã lan tỏa khắp các trường mầm non trên
địa bàn huyện, nhiều sản phẩm được kết tinh từ sự khéo léo, sáng tạo của giáo
viên, phụ huynh học sinh. Năm học 2017-2018 trường mầm non Phùng Minh
cũng đã đạt giải ba trong hội thi. “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” cấp huyện. Thông qua đó, bản thân trẻ được trải nghiệm với cơ hội

học tập khác nhau khi tham gia hoạt động này. Nhiều đồ dùng, đồ chơi bền, đẹp,
có tính sư phạm tốt, có giá trị sử dụng cao được nhân rộng cách làm trong đội
ngũ giáo viên, làm phương tiện hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập, vui chơi cho
trẻ trong trường Mầm non; tạo cơ hội cho giáo viên mầm non phát huy khả
năng, sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến, tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục
vụ thiết thực việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo
chương trình GDMN mới.
4. Hiệu quả:
Nhờ làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục,
phối kết hợp chặt chẽ với các ban nghành đoàn thể. Chỉ đạo tốt các nhóm lớp bảo quản và làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho mọi hoạt động của trẻ. Cho đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhà trường đã
tương đối ổn định .So sánh với kết quả năm học 2016- 2017, kết quả 2017- 2018 đạt được như sau:

STT
1

Nội dung khảo sát Năm học 2016- 2017
Phòng học
8/10 phòng học. (thiếu 2
phòng)

2
3

Phòng đa năng
Bếp ăn bán trú

4

Trang thiết bị, đồ

dùng, đồ chơi

Chưa có
1/2 bếp ăn ( thiếu 1 bếp
ăn khu lẻ)
- 5/10 nhóm, lớp có đủ
trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi

Năm học 2017- 2018
10/11 phòng (1 phòng
mới, 1 phòng sửa chữa
lại)
còn thiếu
02 bếp ăn đảm bảo theo
yêu cầu
- 11/11 nhóm, lớp có đủ
trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi.
13


Sân chơi và đồ chơi Chỉ có dơn điệu vài đồ
phát triển vận động chơi bằng luồng, nứa.
cho trẻ, sân khấu

5
6
7


Công trình vệ sinh
cho trẻ
Cảnh quan
môi
trường
Hệ thống
điện,
nước sinh hoạt

- Có 10/10 nhóm, lớp
công trình vệ sinh tạm bợ
Bình thường
Tạm thời

Có 11 bộ đồ chơi phát
triển vận động ngoài
trời, 1 nhà mái vòm
145m2, 01 sân khấu,
nhiều đồ chơi các loại.
7 công trình tự hoại, 03
công trình xây gạch xi...
Khang trang đẹp đẽ
Có hệ thống điện nước
quy mô, thuận tiện

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả đã đạt được như trên bản thân tôi rút ra một số bài học
kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở
trong trường mầm non như sau:

Một là: Người cán bộ quản lý nhất là người Hiệu trưởng trước hết phải có
“cái tâm, cái đức, cái tầm” trong sáng, nhiệt tình; có tầm nhìn chiến lược, làm
việc phải chí công vô tư và cùng kết hợp với việc làm tốt công tác tham mưu thì
nhà trường mới đón nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân trong việc tạo điều kiện xây dựng
cơ sở vật chất nhà trường, động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên và học sinh
là động lực chính giúp cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
của nhà trường.
Hai là: Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Để đạt
được điều đó đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới toàn thể
các bậc phụ huynh để họ nhận thức đúng đắn về ngành học từ đó họ xác định
được vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với việc tự nguyện ủng hộ xây dựng
cơ sở vật chất trường học.
Ba là: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Để làm tốt công tác
xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, chúng ta cần phải phối hợp chặt chễ với các
ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có
được sự ủng hộ của các các ban ngành chức năng và cộng đồng xã hội về kinh
phí xây dựng cơ sở vật chất thì sự nghiệp giáo dục của nhà trường như được
chắp thêm cánh để đi đến thành công.
Bốn là: Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên là
một việc cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, giáo
viên có trình độ, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có tâm huyết,
14


năng động sáng tạo thì mới có khả năng truyền thụ kiến thức tốt nhất. Một nhà
trường mà không có đội ngũ cán bộ giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao thì nhà trường không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy,
nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng.
Năm là: Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non là: "Chơi mà học, học bằng

chơi" do đó muốn đánh giá kết quả học tập của trẻ, để các bé có cơ hội trải
nghiệm những kiến thức đã học thì việc tổ chức các hội thi cho cô và trẻ là việc
làm phù hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nếu làm tốt được công tác này sẽ là
hành trang quý báu giúp trẻ bước vào trường tiểu học đầy tự tin. Có được điều
đó sẽ tạo được niềm tin để có sự ủng hộ kinh phí trong việc xây dựng cơ sở vật
chất nhà trường.
2. Kiến nghị.
Để từng bước xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng nhu cầu chăm
sóc giáo dục trẻ, nhà trường chúng tôi kính mong các cấp có thẩm quyền tiếp tục
đầu tư xây dựng thêm các phòng chức năng như phòng ăn, phòng ngủ, hỗ trợ
kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học để
nhà trường chúng tôi có điều kiện thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non.
Trên đây, là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nghiên cứu và tìm ra
“Một số biện pháp quản lý, sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất ở trường
mầm non Phùng Minh năm học 2017- 2018”. Rất mong nhận được sự góp ý,
nhận xét của Hội đồng khoa học Trường Mầm Non Phùng Minh, Hội đồng khoa
học Phòng GD&ĐT Ngọc lặc để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu
hơn trong công tác quản lý trường mầm non./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
…………………………..……………………
……………………………..…………………
…………………………….…………………
…………………………….…………………

Phùng Minh, ngày 5 tháng 04năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.


Người viết

………………………………………………
………………………………………………

Nguyễn Thị Đào

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định
hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

15


[2] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng- phần II: Định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ

[3] Chỉ thị số: Số: 40/2008/CT-BGDĐT ra ngày 22 tháng 7 năm 2018

16



×