Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp ở trường mầm non hà long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.72 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nội dung
Phần 1: Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lí luận.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


Phần 3: Kết luận, kiến nghị.
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được xếp loại

1

Trang
2
2
3
3
3
4
4
5
6
13
14
14
15
16
17


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì

lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[1].
Thật vậy muốn cho cây tươi tốt có nhiều quả ngọt thì phải có sự đầu tư
phân bón và bàn tay chăm sóc của con người. Cũng như trong xã hội muốn có
nhiều những con người có tài, có đức góp phần xây dựng quê hương đất nước
thì phải đầu tư cho giáo dục.
Xác định được vấn đề đó hội nghị trung ương II khoá VIII của Đảng đã
khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển” và “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” [2]. Trong giai
đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước. Phát
triển nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế thế giới trong thời đại công nghệ 4.0
phát triển mạnh. Điều đó đòi hỏi con người phải có tri thức, có trí tuệ, nhanh
nhẹn hoạt bát nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xứ lý thông tin kịp thời có hiệu
quả. Chính vì thế mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người có
tri thức, có trí tuệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành
công, thành công, đại thành công”[3].
Toàn Đảng, toàn dân ta đã đồng sức, đồng lòng chăm lo cho giáo dục.
Đảng ta đã xác định “ Giáo dục là chìa khoá mở đầu cho phát triển tương lai và
sự phồn vinh của đất nước”[4]. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục
đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm
Song trên thực tế để có được nền giáo dục nước nhà phát triển vững mạnh
cả về số lượng và chất lượng thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho ngành
giáo dục bắt đầu từ bậc học mầm non. Vì thế Đảng và nhà nước ta không những
cần phải quan tâm đến vấn đề chuẩn hoá đội ngũ CBGV trong từng bậc học cấp
học mà còn phải quan tâm đế vấn đề CSVC trang thiết bị dạy và học của các nhà
trường. Đặc biệt là đối với các trường mầm non điều kiện CSVC trang thiết bị,
đồ dùng dạy học để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động lại càng
quan trọng hơn nhiều.
Đối với trường Mầm Non Hà Long là một trong những xã miền núi của

huyện Hà Trung địa bàn dân cư rộng, dân số đông, số lượng trẻ đến trường đông
nhất huyện. Trong những năm gần đây nhà trường thiếu phòng học. số trẻ trong
nhóm lớp quá tải so với quy định ( trên 50 trẻ/ lớp), lớp học chật hẹp, xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
2


Trước những thực tế khó khăn trên Bản thân là Hiệu trưởng, người đứng
đầu đơn vị Tôi thấy mình phải có trách nhiệm làm thế nào để tham mưu xây cho
địa phương xây dựng thêm phòng học cho nhà trường để nhà trường có đủ
phòng học cho các cháu trong độ tuổi được đến trường theo quy đinh và có
không gian cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ được
hoạt động khám phá trải nghiệm đảm bảo theo đúng mục tiêu và ý nghĩa của
chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Xuất phát từ những vấn đề đó mà tôi đã lựa chon đề tài “ Một số biện
pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo
điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp ở trường
Mầm Non Hà Long” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Rất mong sự quan tâm
đóng góp thêm của các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn và có thể áp dụng vào công tác tham mưu của cán bộ quản lý
tăng cường cơ sở vật chất của các nhà trường.
Lý do tôi làm Hiệu trưởng trường Mầm non Hà Tân mà lại chọn đề tài
nghiên cứu tại trường Mầm non Hà Long bởi vì tôi làm Hiệu trưởng trường
Mầm non Hà Long, gắn bó với Hà Long gần 12 năm. Còn đối với Mầm non Hà
Tân Tôi mới được điều động luân chuyển về vài tháng (từ ngày 18/01/2019) nên
chưa có kinh nghiệm gì để viết về Hà Tân. Rất mong giám khảo hiểu và chia sẻ
cùng tôi để đề tài tôi lựa chọn được mang tính thiết thực hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thông qua đề tài “ Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học,
tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt
động cho trẻ tại trường Mầm Non Hà Long”. Nhằm mục đích giúp cho cán bộ
giáo viên và học sinh nhà trường có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; giảm số lượng học sinh trông nhóm lớp tạo
không gian trong và ngoài lớp học thoáng mát rộng rãi đúng quy định để giáo
viên xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ phù hợp với lứa tuổi; tạo điều kiện
và cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiêm, được tìm tòi khám phá góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về thực trang cơ sở vật chất ( Phòng học; trang thiết bị đồ
dùng dạy học, đồ chơi; đồ dùng phục vụ bán trú ) và các điều kiện khác như
nguồn nước; công trình vệ sinh ....tại trường Mầm Non Hà Long
Nghiên cứu về số lượng trẻ đến trường; số trẻ thực tế trong nhóm lớp và
vấn đề xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tại các nhóm lớp trong trường
Mầm Non Hà Long.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Tôi đã nghiên cứu các văn bản quy
phạm pháp luật qui định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục
3


vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ để làm cơ sở
tham mưu với lãnh đạo địa phương tăng cường CSVC cho nhà trường đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi đã sử
dụng phiếu điều tra độ tuổi để có số liệu thực tế, chính xác về số trẻ sinh ra hàng
năm để làm cơ sở tham mưu với lãnh đạo địa phương về nhu cầu số lượng
phòng học cần có để đáp ứng đủ phòng học cho trẻ trong độ tuổi được đến
trường.

Phương pháp thống kê sử lí số liệu: Trên cơ sở các phiếu điều tra khảo
sát tôi tiến hành thống kê tổng hợp số liệu rõ ràng để báo cáo cụ thể số trẻ đến
trường thực tế của địa phương; số phòng học, trang thiết bị hiện có của nhà
trường. Thống kê làm rõ vấn đề thiếu phòng học, thiếu trang thiệt bị dạy và học
để có cơ sở tham mưu cùng với địa phương tìm ra các giải pháp thực hiện đạt
kết quả.
Phương pháp trò chuyện, trao đổi tìm hiểu thông tin: Tôi đã tiến hành
trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội
cha mẹ học sinh về tình hình thực tế của nhà trường ( Thiếu phòng học) số trẻ
trong nhóm lớp quá tải so với quy định ... để lãnh đạo và phụ huynh nắm được
hỗ trợ nhà trường trong công tác tham mưu xây dựng phòng học.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết quan trọng không
thể thiếu được trong các nhà trường nói chung và trường Mầm non nói riêng. Để
chất lượng giáo dục nâng cao thì phải hội tụ đủ các yếu tố đó là điều kiện cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và sự tham gia của các tổ chức
chính trị xã hội. Các điều kiện và yếu tố trên các mối quan hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau để giúp cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường. Nếu không có cơ
sở vật chất thì không có điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên
không có phương tiện dạy học, học sinh không có môi trường hoạt động làm ảnh
hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Cơ sở vật chất trường Mầm non là những hệ thống các phương tiện vật
chất khác nhau, là điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; là công cụ đắc lực phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học, là phương tiện giúp giáo viên cung cấp kiến thức đến với
trẻ một cách cụ thể rõ ràng thu hút sự chú ý của trẻ, là phương tiện hợp tác giữa
cô và trẻ giúp cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

một cách khoa học. Có thể nói rằng cơ sở vật chất trường học có ý nghĩa vô
cùng quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy
và học của các nhà trường.
4


II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng.
Trường Mầm non Hà Long là trường miền núi của huyện Hà Trung, địa
bàn rộng, dân số đông. Là trường có số lượng học sinh đông nhất huyện. Năm
học 2018-2019 nhà trường có tổng số học sinh đăng ký đến trường 649 trẻ.
Trong đó trẻ nhà trẻ: 114; trẻ Mẫu giáo là 535.
Thực tế phòng học hiện có trong học kỳ I là 12 phòng nên nhà trường chỉ
có thể cố gắng thu xếp nhận được 535 trẻ mẫu giáo còn số trẻ nhà trẻ thì không
thể nhận được. Nhà trường đã xin ý kiến chỉ đạo của Phòng giáo dục và lãnh đạo
địa phương tạm thời không nhận số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường cho đến
khi địa phương xây dựng hoàn thiện bàn giao cho nhà trường 10 phòng học.
Số lượng trẻ trong nhóm lớp đông quá tải nhiều so với quy định của Điều
lệ trường Mầm non. Số trẻ bình quân trong lớp 42 trẻ/ lớp; nhưng có những lớp
lên tới 56 trẻ vì độ tuổi quá đông ( Điều lệ trường MN quy định từ 25-35 trẻ);
Số trẻ đông dẫn đến phòng, nhóm lớp chật hẹp, trẻ không có không gian
hoạt động, vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động cũng gặp
nhiều khó khăn, điều kiện chăm sóc trẻ như nước, công trình vệ sinh, đồ dùng
trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng hạn chế. Tất cả
những vấn đề đó đều làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo
dục trẻ của nhà trường.
Để có cơ sở nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất
của nhà trường và thống kê kết quả khảo sát như sau
2. Kết quả thực trạng.

TT

Nội dung khảo sát đánh giá

Số
lượng
Cần có

Số
lượng
hiện có

Số
lượng
còn
thiếu

1

Số lượng phòng học đảm bảo quy định

20
phòng

12
phòng

8
phòng


2

Số trẻ trong độ tuổi có nhu cầu đến trường học

649 trẻ

535 trẻ

114 trẻ

3

Bàn ghế quy cách đầy đủ cho các lớp

20 lớp

12 lớp

8 lớp

4

Giá tủ, kệ để đồ dùng đảm bảo cho các lớp

20 lớp

12 lớp

8 lớp


5

Ti vi

20 cái

10 cái

10 cái

6

Đồ dùng phục vụ bán trú các lớp

20 lớp

12 lớp

8 lớp

5


Số nhóm lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, học 20 lớp
phẩm, học liệu phục vụ học tập theo từng độ

12 lớp

8 lớp


Số nhóm lớp xây dựng được môi trường giáo 20 lớp
dục trong lớp phù hợp với độ tuổi cho trẻ hoạt
động có hiệu quả

6 lớp

12 lớp

7
tuổi
8

Từ kết quả trên cho thấy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng
dạy học, đồ chơi, đồ dùng phục vụ bán trú và việc xây dựng môi trường hoạt
động cho trẻ tại các nhóm lớp còn nhiều khó khăn bất cập. Là Hiệu trưởng
người đứng đầu cơ quan đơn vị Bản thân đã thấy rõ được nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó. Nguyên nhân này đã tồn tại khá lâu nhưng chưa được giải quyết
triệt để làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
và thiệt thòi cho những trẻ đã đến tuổi đi học mà không được đến trường. Nhận
thức được vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tham mưu tăng
cường cơ sở vật chất xây dựng thêm phòng học và chỉ đạo giáo viên xây dựng
môi trường giáo dục tại các nhóm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
trong nhà trường cụ thể như sau.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1/ Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng thêm 10 phòng học
đảm bảo đủ số lượng phòng học cho trẻ được đến trường đáp ứng nhu cầu
gửi con của các bậc phụ huynh.
Là một cán bộ quản lý nhà trường tôi luôn xác định rằng công tác tham
mưu là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu đối với người quản lý.
Do đó trước khi tiến hành tham mưu một vấn đề nào đó Tôi luôn phải dựa vào

các văn bản quy định của nhà nước, của ngành suy nghĩ nghiên cứu cân nhắc kỹ
các nội dung để làm sao khi tham mưu phải thuyết phục được lãnh đạo thì mới
có hiệu quả. Vì kết quả công tác tham mưu đánh giá trình độ năng lực, của
người quản lý. Vấn đề tham mưu xây dựng thêm phòng học không phải là vấn
đề đơn giản mà nó là cả một quá trình, cần phải xem xét tính toán kỹ tránh đầu
tư lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân
Xác định được vấn đề đó tôi đã phân công giáo viên đi điều tra độ tuổi,
cập nhật số liệu trẻ sinh hàng năm để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục cho
năm học tới và những năm tiếp theo. Khi đã có số liệu cụ thể tiến hành từng
bước báo cáo với lãnh đạo địa phương về tình hình trường lớp và số trẻ đến
trường hiện nay và dự kiến số trẻ ở các năm học tiếp theo của nhà trường dựa
vào kết quả diều tra và tỷ lệ trẻ được sinh ra hàng năm tại xã. Căn cứ vào quy
định của điều lệ trường mầm non về số lượng trẻ trên nhóm lớp của nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo theo từng độ tuổi và số trẻ hiện có trong nhóm lớp của nhà trường.
6


Cụ thể trong điều lệ quy định số trẻ bình quân trong nhóm lớp từ 25-35
trẻ tùy theo từng độ tuổi. Nhưng thực tế nhà trường số trẻ bình quân trong nhóm
lớp là 42 trẻ có lớp lên đến 56 trẻ vì độ tuổi đó quá đông nhưng không có phòng
học để tách lớp.
Từ tình hình thực tế đó tôi tổ chức họp hội đồng nhà trường thông báo
cho giáo viên biết về tình trạng thiếu phòng học và triển khai cho giáo viên
tuyền truyền đến hội cha mẹ học sinh về vấn đề thiếu phòng học của nhà trường.
Bước tiếp theo là tôi báo cáo với lãnh đạo địa phương và lập tờ trình đề nghị xây
thêm phòng học.
Bản thân là Đảng ủy viên và đại biểu hội đồng nhân dân nên có nhiều
thuận tiện đó là được tham gia rất nhiều hội nghị. Trong các buổi hội nghị tôi đã
tranh thủ ý kiến về tình hình số trẻ quá tải nhiều trong các nhóm lớp so với quy
định của điều lệ trường mầm non làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của

nhà trường đề nghị Đảng ủy- HĐND- UBND xã xem xét có kế hoạch xây dựng
thêm phòng học cho nhà trường.
Tranh thủ trò chuyện với các bậc phụ huynh về vấn đề thiếu phòng học
của nhà trường. Nhờ phụ huynh có ý kiến đề nghị tại các buổi hội nghị tiếp xúc
cử tri với đại biểu hội đồng nhân dân tại các buổi hội nghị tiếp xúc cử tri chuẩn
bị cho các kỳ họp để các Ông bà Đại biểu Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến,
kiến nghị trình hội đồng nhân dân xem xét.
Bên cạnh đó bản thân còn phối hợp với UBMTTQ xã; trưởng các ban
ngành đoàn thể, các đồng chí bí thư chi bộ trưởng thôn trên toàn xã ủng hộ đề
nghị Đảng ủy- HĐND- UBND xã sớm thực hiện xây dựng thêm phòng học cho
nhà trường.
Bằng các biện pháp trên với suy nghĩ mưa dầm thấm lâu, bản thân kiên trì
tham mưu từ năm nọ sang năm kia, hết kỳ họp này lại đến kỳ họp khác trong rất
nhiều năm liên tục như thế và đã có được kết quả. Tháng 6/2018 UBND xã đã
khởi công xậy dựng cho nhà trường 10 phòng học trị giá gần 8 tỷ đồng và đến
tháng 1/2019 đã xong và bàn giao cho nhà trường đưa vào sư dụng. Hiện nay
cán bộ giáo viên trong trường rất phấn khởi. Các cháu được tách lớp. Số cháu
nhà trẻ được đến trường học phụ huynh phấn khởi. Số trẻ trên nhóm lớp đảm
bảo theo quy định, lớp học rộng rãi thoáng mát có không gian cho trẻ hoạt động.
Cô trò phấn khởi thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
2. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung tăng cường cơ
sở vật chất trang thiết bị dạy và học trong nhà trường.
Công tác xã hội hóa giáo dục bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy và học là việc làm cần thiết không thể thiếu được trong các nhà trường. Nếu
công tác xã hội hóa được thực hiện tốt đảm bảo đúng quy định được sự đồng thuận
của các tập thể cá nhân, các nhà hảo tâm thống nhất quan điểm chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân và của
7



toàn xã hội thì công tác xã hội hóa giáo dục sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó Bản thân đã trăn trở tìm các biện pháp để thực
hiện xã hội hóa giáo dục với hy vọng và mong muốn nhận được sự đồng tình
ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng nhau
chung tay góp sức hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học
trong nhà trường ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn đáp ứng nhu cầu thực hiện
nhiệm vụ Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Xác định
được vấn đề đó tôi đã tiến hành thực hiện như sau.
Gần đến dịp nghỉ hè năm học 2017-2018 Tôi tổ chức họp Ban giám hiệu
bàn các nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động trong hè và chuẩn bị các điều
kiện cho năm học mới. Cho giáo viên phụ trách từng nhóm lớp kiểm tra thống
kê toàn bộ tài sản, đồ dùng trang thiết bị dạy học của từng nhóm. Tổng hợp số
lượng trang thiết bị đồ dùng dạy học đồ chơi, đồ dùng cá nhân phục vụ bán trú,
cái gì còn có thể sử dụng được cho năm học sau, cái gì đã hỏng cần phải được tu
sửa, bổ xung, báo cáo lại số liệu cụ thể với Ban giám hiệu nhà trường để Ban
giám hiệu nhà trường có kế hoạch bổ sung cho các lớp kịp thời phục vụ năm học
mới.
Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần
bổ sung. Tôi báo cáo với UBND xã xin ý kiến chỉ đạo của UBND xã để xây
dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục, tu sửa, mua sắm trang thiết bị cần
thiết phục vụ năm học và sau đó mới tiến hành tham mưu theo từng nội dung
trong kế hoạch.
Trước hết tôi tham mưu xin UBND xã hỗ trợ nhà trường mua sắm bàn
ghế, giá tủ đựng đồ chơi cho các phòng học mới bằng cách làm tờ trình gửi
Đảng ủy; UBND, HĐND xã xem xét hỗ trợ nhà trường. Các nội dung còn lại
như đồ dùng cá nhân của trẻ; đồ dùng học tập; đồ dùng phục vụ bán trú ( Chăn
gối, bát thìa, ca cốc, tủ đựng đồ dùng cá nhân....) và một số mua sắm nhỏ như
đào giếng, thay quạt, bóng điện, đường ống dẫn nước các nhà vệ sinh ...tôi xin ý
kiến chỉ đạo của Đảng ủy- UBND xã cho phép nhà trường bàn bạc trong ban

giám hiệu và giáo viên một số hạng mục nhà trường dùng số kính phí chi hoạt
động từ nguồn học phí để tu sửa nhỏ nếu chưa đủ thì nhà trường xin được phối
hợp với hội cha mẹ học sinh để vận động xã hội hóa giáo dục.
Quá trình tham mưu Tôi luôn bám sát vào kế hoạch và các nội quy, quy
định, của ngành, các công văn chỉ thị của Đảng nhà nước quy định về xã hội hóa
giáo dục như công văn 346/HDLN/TCKH- GD&ĐT ngày 01/8/2019 V/v hướng
dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường học
năm học 2018-2019 để làm cơ sở tham mưu với lãnh đạo địa phương. Với
những cách làm trên qua các lần hội nghị tôi luôn tranh thủ ý kiến với những lý
lẽ thuyết phục cuối cùng đã được sự đồng thuận của các đồng chí lãnh đạo và
năm học 2018- 2019 ngoài việc được địa phương đầu tư xây dựng 10 phòng học
trị giá gần 8 tỷ đồng nhà trường còn được địa phương đầu tư mua sắm cho 120
bộ bàn ghế và 32 cái giá tủ đựng đồ chơi, đồ dùng dạy học trị giá 130 triệu đồng.
8


Để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách rõ ràng, khách quan
Tôi đã tham mưu cho UBND xã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất
thực tế của nhà trường trong từng nhóm lớp. Dựa trên các nội dung nhà trường
đề nghị bổ sung mua sắm xem có chính xác không để phòng khi nhà trường thực
hiện xã hội hóa phụ huynh ý kiến thì UBND xã cũng nắm được và giải thích cho
phụ huynh hiểu để hỗ trợ giúp đỡ nhà trường.
Từ cách làm đó nhà trường đã được UBND xã ủng hộ cho nhà trường làm
các thủ tục quy trình thực hiện xã hội hóa theo quy định hướng dẫn của ngành
và nhà trường đã phối hợp với hội cha mẹ học sinh tiến hành làm hồ sơ xã hội
hóa giáo dục theo đúng quy định ( Có xác nhận của UBND xã), được phòng
giáo dục và đào tạo thẩm định và UBND huyện đồng ý cho chủ trương thực
hiện. Nhà trường đã triển khai đến toàn thể giáo viên và tổ chức họp phụ huynh
toàn trường lấy ý kiến của phụ huynh từng nhóm lớp về nội dung xã hội hóa
giáo dục. Khi đã có sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh thì nhà trường cùng

với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tiến hành thực hiện. Nhà trường có thư kêu
gọi các tập thể cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ giúp đỡ nhà trường.
Kết quả trong năm 2018-2019 nhà trường đã xã hội hóa mua được 8 cái ti
vi cho các lớp; đào thêm được giếng nước phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trong toàn trường; mua bổ sung được quạt cho các lớp; làm được đường
đưa thực phẩm; giá kệ kê tủ nhà kho, tủ đựng đồ dùng vệ sinh..... trị giá trên 150
triệu đồng
3/ Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền cho vận động phụ huynh mua sắm
đồ dùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân cho trẻ đầy đủ phù hợp với lứa tuổi tạo
điều kiện cho trẻ có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân để giáo viên thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường. Bởi vì nếu không có đồ
dùng dạy học, đồ chơi thì giáo viên sẽ không thực hiện được chương trình giảng
dạy.Vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” [ 5]. Hoạt động chủ đạo
của trẻ là hoạt động vui chơi, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm
ưu thế, nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính. Do đó khả năng nhận thức của
trẻ còn rất nhiều hạn chế, khả năng tư duy, phán đoán suy luận độ chính xác
không cao. Mặc dù nhận thức hạn chế nhưng trẻ lại rất tò mò ham hiểu biết,
thích tìm tòi khám phá trẻ thường hay đặt ra các câu hỏi tại sao?, cái này làm
bằng gì? Làm thế nào? v.v…. Để trả lời được các câu hỏi của trẻ không
còn cách nào khác ngoài việc giải thích cho trẻ hiểu vấn đề thông qua đồ dùng
trực quan. Chính vì thế mà trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động cho
trẻ ở các trường mầm non cần phải có đồ dùng trực quan. Chỉ có đồ dùng trực
quan phong phú hấp dẫn thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ, kích thích được
trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Và chỉ có đồ dùng trực quan thì trong quá trình
dạy học giáo viên mới có thể cung cấp kiến thức đến được với trẻ và trả lời được
các câu hỏi mà trẻ đặt ra một cách dễ dàng và làm thoả mãn nhu cầu nhận thức
của trẻ.
9



Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy việc vận động phụ huynh mua
sắm đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho trẻ là rất quan trọng. Nếu làm
tốt công tác tuyên truyền vận động cho phụ huynh hiểu và thấy được rằng việc
mua sắm đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân phục vụ bán trú cho con em đến
trường đi học là trách nhiệm của phụ huynh thì quá trình thực hiện nhiệm vụ
Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ sẽ dễ dàng hơn và kết quả sẽ cao hơn. Xác
định được nhiệm vụ đó, tôi đã tiến hành tiến hành các biện pháp để vận động
phụ huynh như sau:
Xây dựng kế hoạch tổ chức họp phụ huynh toàn trường. Chọn giáo viên
dạy giỏi tổ chức xây dựng một số tiết dạy mẫu và một vài hoạt động chăm sóc
trẻ có sử dụng các loại đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân. Mời toàn thể các bậc
phụ huynh đến dự để phụ huynh thấy được tiết học của trẻ là phải có đồ dùng
học tập; đồ chơi. Nếu không có đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ dùng cá nhân thì
trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung bài học, trẻ sẽ buồn chán không có động lực
tham gia hoạt động cùng cô làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển tư duy và trí
tuệ của trẻ. Từ đó phụ huynh thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề phối
hợp với giáo viên để mua sắm đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ dùng cá nhân phục
vụ bán trú cho con em mình.
Tôi đã cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường; các đồng
chí tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn phụ trách các khối nhà trẻ- nuôi dưỡng
và mẫu giáo xây dựng nội dung họp phụ huynh chung cho toàn trường; liệt kê
các loại đồ dùng học tập, đồ chơi; đồ dùng cá nhân trẻ phục vụ bán trú để triển
khai cho giáo viên toàn trường nắm bắt nội dung chung. Trên cơ sở các nội dung
đó nhà trường chỉ đạo cho giáo viên vận dung linh hoạt sáng tạo cho phù hợp
với từng lớp để tổ chức họp phụ huynh tại nhóm lớp đạt kết quả.
Tổ chức họp phụ huynh các nhóm lớp Ban giám hiệu nhà trường đến dự
chỉ đạo, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu về bậc học mầm non cũng như các bậc
học khác trước khi con đến trường đi học phụ huynh phải mua sắm đầy đủ các

đồ dùng học tập cho con em mình đảm bảo theo quy định phù hợp với từng cấp
học bậc học và đúng theo từng lứa tuổi. Đối với mầm non đồ dùng học tập là
sách vở, sáp mầu hồ dán, giấy mầu....ngoài ra còn có đồ dùng cá nhân phục vụ
bán trú cho trẻ như chăn, chiếu, gối, bát, thìa, cốc uống nước, sạp giường, khăn
mặt ... vì trẻ ăn bán trú tại trường nên phải có thêm các loại đồ dùng đó. Khác
với các bậc học khác vì trẻ nhỏ nên các loại đồ dùng trên phải cùng chủng loại,
cùng mầu sắc và cùng kích cỡ giống nhau để trẻ không tranh giành nhau, giáo
viên không phải phân xử có thời gian tập trung tổ chức các hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Từ cách làm trên ngay từ đầu năm học phụ huynh đã thống nhất phối hợp
cùng giáo viên chủ nhiệm lớp mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ
dùng cá nhân phục vụ bán trú theo đúng quy định. Đảm bảo 100% trẻ đến
trường có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân phục vụ bán trú, tạo điều kiện
thuận tiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ đạt kết quả.
10


4. Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp xây dựng
môi trường hoạt động cho trẻ
Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non đây là cấp học lần đầu
tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non
là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục
tiêu Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp1. Phương pháp Giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc
tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi
là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt
động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Đồ chơi và môi trường hoạt động
đối với trẻ mầm non được ví như một phương tiện học tập nếu không có

đồ chơi thì không thể tổ chức được các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non; cũng như người nông dân không có cày cuốc thì không thể
làm ruộng; công nhân không có máy móc thì không thể làm việc và nhà
khoa học không có phòng thí nghiệm thì không thể nghiên cứu. Làm đồ
dùng đồ chơi và xây dựng môi trường hoạt động là một việc làm thường xuyên
và không thể thiếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên
mầm non. Làm đồ dùng đồ chơi mới và thay đổi môi trường hoạt động để lôi
cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. Đồ dùng đồ chơi đẹp, môi trường
hoạt động phong phú hấp dẫn thì mới thu hút được trẻ hứng thú tham gia hoạt
động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Đồ chơi trẻ em mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác
dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, mẫu
giáo, vì bất kể một trẻ em nào trên thế giới đều có nhu cầu chơi đồ mà
trẻ thích và trẻ rất yêu quí đồ chơi trong lớp mầm non, trẻ sống và hành
động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới
xung quanh, giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều
đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động
của con người. Đồ chơi mầm non còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện
ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia
nhập vào các mối quan hệ đó. Trẻ được hoạt động với đồ chơi vừa làm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân
dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa
chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào học tiểu học, vừa có khả năng
tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

11


Tuy nhiên, trong nhiều năm qua đồ dùng đồ chơi trong các nhóm

lớp của trường mầm non Hà Long chưa được giáo viên quan tâm đúng
mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Đa số các nhóm lớp chỉ có đồ
dùng đồ chơi dùng để trưng bày vào các dịp nhà trường kiểm tra hoặc
có đoàn kiểm tra cấp trên về thăm trường lớp, còn chưa có nhiều đồ
chơi cho trẻ chơi hàng ngày. Thực trạng vấn đề này làm ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường, trẻ không có đồ dùng để
chơi, không được giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo
dục thông qua hình thức học bằng chơi, chơi mà học thì trẻ không được
tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, trẻ không được thể hiện sự linh hoạt,
sáng tạo làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện trong mỗi đứa
trẻ, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
giáo dục trẻ trong nhà trường. Để khắc phục những vấn đề trên là Hiệu
trưởng nhà trường tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp sau.
Tổ chức họp Hội đồng giáo dục nhà trường để tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho giáo viên hiểu thêm về tầm quan trọng của đồ dùng
đồ chơi và môi trường hoạt động trong trường lớp mầm non. Đồ dùng đồ
chơi tự tạo và xây dựng môi trường hoạt động là phương tiện giáo dục
trong trường mầm non, Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non được
hiểu như là đồ dùng dạy học. Giáo viên phải quan tâm đến việc tạo ra đồ
chơi cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phụ huynh tuyên truyền để phụ
huynh mua sắm, trang bị, hoặc tự tạo đồ dùng đồ chơi cho con em mình
để tạo điều kiện cho giáo viên có đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt
động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động
của trẻ.
Tổ chức hội thi giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo
với những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải
trong sinh hoạt hàng ngày.Ví dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ
nghêu, sò, ốc, hến, chai nước khoáng, chai dầu gội, lon bia…góp phần

làm phong phú thêm đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp tạo môi trường
hoạt động cho trẻ một cách phù hợp thu hút trẻ tham gia hoạt động nâng
cao hiêu quả giáo dục.
Đối với đồ dùng đồ chơi ngoài trời và những đồ chơi sáng tạo cần
thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ mà giáo viên không thể làm
được thì tôi xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung bằng nguồn tiết kiệm
chi hoạt động trong nhà trường.
12


Để tránh tình trạng giáo viên không cho trẻ chơi, sợ trẻ làm hỏng
đồ chơi hoặc cho trẻ chơi đồ chơi một cách bừa bãi không đem lại hiệu
quả giáo dục Tôi chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ
chức kiểm tra, đánh giá việc hướng dẫn sử dụng có hiệu quả đồ dùng
đồ chơi của giáo viên tại các nhóm lớp để nâng cao vai trò trách nhiệm
của giáo viên trong vấn đề quản lý, sử dụng đồ dùng đồ chơi tại nhóm
lớp mình phụ trách đảm bảo đồ chơi được sử dụng phù hợp, trẻ được
chơi, được hoạt động thao tác với đồ chơi thông qua các hoạt động giáo
dục do cô giáo tổ chức giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách cho
trẻ.
Từ những giải pháp trên sau một thời gian thực hiện đến cuối năm
2018 điều kiện cơ sở vật chất trong thiết bị dạy và học của trường mầm
non Hà Long đã có sự chuyển biến tích cực. Hiện nay trường Mầm Non
Hà Long đã có đủ phòng học, 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường,
không còn tình trạng số trẻ trong nhóm lớp bị quá tải so với quy định như
những năm học trước. Những chuyển biến đó được thể hiện qua bảng
thống kê, so sánh hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trước và sau
nghiên cứu cụ thể như sau.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

TT

1
2
3
4
5
6
7

Nội dung khảo sát
đánh giá

Kết quả khảo sát
trước khi nghiên cứu
Số
Số
Số
lượng lượng lượng
Cần
hiện
còn


thiếu
Số lượng phòng học 20
12
8
đảm bảo quy định
Phòng Phòng phòng

Số trẻ trong độ tuổi có
649
535
114
nhu cầu đến trường học
trẻ
trẻ
trẻ
Bàn ghế quy cách đầy
20
12
8
đủ cho các lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Giá tủ, kệ để đồ dùng
20
12
8
đảm bảo cho các lớp
Ti vi
20 cái 10 cái 10 cái
Đồ dùng phục vụ bán
20
12
8
trú các lớp
Lớp
Lớp

Lớp
Số nhóm lớp có đủ đồ 20
12
8
dùng, đồ
chơi, học Lớp
Lớp
Lớp
phẩm, học liệu phục vụ
13

Kết quả khảo sát sau
khi nghiên cứu
Số
Số
Số
lượng lượng lượng
Cần
hiện
còn


thiếu
20
20
0
Phòng Phòng Phòng
649
649
0

trẻ
trẻ
trẻ
20
20
0
Lớp
Lớp
Lớp
20
20
0
20 cái 18 cái
20
20
Lớp
Lớp
20
19
Lớp
Lớp

02 cái
0
Lớp
01
Lớp


8


học tập theo từng độ
tuổi
Số nhóm lớp xây dựng
được môi trường giáo
dục trong lớp phù hợp
với độ tuổi cho trẻ hoạt
động có hiệu quả

20
Lớp

6
Lớp

12
Lớp

20
Lớp

20
Lớp

0
Lớp

Từ kết quả khảo sát trên cho ta thấy việc áp dụng các giải
pháp biện pháp tham mưu tăng cường cơ sở vật chất trang thiết
bị dạy và học trong trường mầm non Hà Long thực sự có hiệu

quả. Từ một trường thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị dạy và
học rất nghiêm trọng như: Các cháu trong độ tuổi nhà trẻ có
nhu cầu đi học nhưng không được đến trường vì thiếu phòng
học; các phòng nhóm lớp chật hẹp vì trẻ quá tải không còn chỗ
để xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp.... Sau
một thời gian dài áp dụng các giải pháp, biện pháp tham mưu
đến nay 100% trẻ trong độ tuổi có nhu cầu đi học đã được đến
trường; số trẻ trong các nhóm lớp đã đảm bảo quy định không
bị quá tải. Tại các nhóm lớp giáo viên đã có không gian để chủ
động xây dựng môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi và tổ
chức cho trẻ hoạt động theo quy định góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Có được những kết quả trên là một sự cố gắng rất lớn của Bản thân và BGH
nhà trường. Tuy nhiên so với các trường ở những nơi có điều kiện kinh tế phát triển
tốt thì thực tế cơ sở vật chất của trường Mầm non Hà Long hiện nay là quá tầm
thường. Song đối với Hà Long là một xã miền núi điều kiện kinh tế xã hội phát
triển không đồng đều ( nhất là vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo) mà có được điều
kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học như hiện nay là cả một sự cố gắng lớn
của Đảng bộ và nhân dân xã nhà cùng với sự cố gắng nỗ lực của Cán bộ giáo viên
trường Mầm non Hà Long, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bản thân tôi
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo nhà trường.
Với những kết quả tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của mình trong
việc thực hiện các biện pháp tham mưu tăng cường cơ sở vật chất trong tiết bị
dạy học trong nhà trường. Rất mong được sự quan tâm của lãnh đạo và đồng
nghiệp đóng góp ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn hảo hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN.
Từ những kết quả trên Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công
tác tham mưu xây dựng thêm phòng học và tăng cường cơ sở vật chất trang nhà

trường, tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ như sau.
14


Để công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất có hiệu quả trước hết
người cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng người đứng đầu cơ quan đơn
vị phải nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện cơ sở
vật chất trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong các trường Mầm non như điều lệ trường Mầm
Non; thông tư số 02/2010/ TT- BGDĐT quy định về trang thiết bị tối thiểu của
các trường Mầm non và một số văn bản quy định khác.
Tổ chức kiểm tra thống kê tài sản trang thiết bị hiện có của các nhóm lớp
trong toàn trường. Căn cứ vào tình hình thực tế điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường hiện có đối chiếu với các quy định của nhà nước. Giáo viên các lớp có
văn bản đề nghị nhà trường bổ sung cơ sở vật chất cho các nhóm lớp. Hiệu
trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể các hạng mục công trình còn thiếu cần phải bổ
sung, thông qua Cán bộ giáo viên nhà trường và công khai trước hội cha mẹ học
sinh.
Báo cáo tình hình cơ sở vật chất thực tế của nhà trường với lãnh đạo địa
phương ( Thiếu phòng học số trẻ trong nhóm lớp quá tải; môi trường hoạt động
chật hẹp; thiếu trang thiết bị....) để xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo địa phương.
Tham mưu cho lãnh đạo cụ thể về cách thực hiện tăng cường cơ sở vật chất
bằng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Những vấn đề lớn như xây
thêm 10 phòng học; mua sắm bàn ghế giá để bày đồ chơi các góc đề nghị
UBND xã đầu tư xây dựng mua sắm. Còn các đồ dùng đồ chơi tủ đựng đồ dùng
cá nhân phục vụ bán trú cho trẻ...phụ huynh phải có trách nhiệm mua sắm cho
con em mình; đồ dùng dạy học của giáo viên và trang trí xây dựng môi trường
hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp thì nhà trường phải hỗ trợ kinh phí cho giáo viên
thực hiện. Sau đó làm các văn bản đề nghị và tiến hành tham mưu với lãnh đạo
địa phương ( Tham mưu với Đảng ủy- HĐND-UBND xã).

Để công tác tham mưu có sự thuyết phục và hiệu quả thì Hiệu trưởng nắm
vững các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến giáo dục mầm non và
tình hình thực tế về khả năng phát triển kinh tế, xã hội và dân số ở địa phương,
đề phòng khi lãnh đạo và nhân dân hỏi lý do tại sao lại phải xây dựng phòng học
thì bản thân Hiệu trưởng có thể giải trình rõ ràng rành mạch để lãnh đạo và nhân
dân hiểu được và công nhận vấn đề mình tham mưu là đúng, cấp bách và cần
thiết phải thực hiện.
Bên cạnh đó công tác tham mưu cần phải kiên trì và cần có sự đồng tình
ủng hộ của Mặt trận tổ quốc xã, các ban ngành đoàn thể và Ban công tác mặt
trận thôn để khi Đảng ủy- HĐND- UBND xã đưa vấn đề nhà trường tham mưu
ra bàn bạc lấy ý kiến phải được UBMTTQ và các ban ngành đoàn thể ủng hộ.
Ngoài ra còn phải tham mưu đúng thời điểm, biết tranh thủ ý kiến trong các hội
nghị của địa phương ( qua các kỳ tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho các kỳ họp Hội
đồng nhân dân xã; hội nghị sơ kết tổng kết công tác đảng; Họp bí thư chi bộ
thường kỳ ....). Phải làm được như thế thì công tác tham mưu với có được hiệu
quả.
15


II.

KIẾN NGHỊ

Đề nghị với UBND huyện và Phòng giáo dục quan tâm hơn nữa đến điều
kiện CSVC của các trường mầm non. Hàng năm tiếp tục tạo điều kiện cho các
trường thực hiện công tác xã hội hóa để bổ sung tăng cường cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy và học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong các
nhà trường
Đề nghị sở GD&ĐT có chương trình dự án cấp đồ dùng, đồ chơi cho các
trường, nhất là đồ chơi ngoài trời để giúp các trường có thêm cơ sở vật chất

trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo quy
định./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Tân, ngày 9 tháng 4 năm
2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết không coppy của người
khác./.
Người viết

Bùi Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Sách Hồ Chí Minh – tuyển tập”. Tập II. Nhà xuất bản sự thật Hà Nội
– 1980 trang 93
[2] Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai. Số 02-NQHNTW BCHTW Đảng
khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời
kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000 ngày 24/12/1996.
[3]. Lời nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói
chuyện tại đại hội đại biểu Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ 2 năm 1961 gửi
đến Quốc dân, Đồng bào thông điệp sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết
rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự.
[4]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai. Số 02-NQHNTW BCHTW Đảng
khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời
kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000 ngày 24/12/1996.
[5]. Sách tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ 0-6 tuổi. Tác giả: Nguyễn
Thị Ánh Tuyết ( chủ biên).
16



Một số các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Điều lệ trường mầm
non, Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi chương trình giáo dục MN tại thông
tư 17/2009-TT/BGDĐT; Thông tư số 02/2010/ TT-BGDĐT quy định về trang
thiết bị tối thiểu của các trường Mầm non; công văn 346/HDLN/TCKHGD&ĐT ngày 01/8/2019 V/v hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi
ngoài ngân sách trong các trường học năm học 2018-2019./.

DANH MỤC
SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD&ĐT HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên: Bùi Thị Huyền
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Hà Tân
STT

1

2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Một số kinh nghiệm thực hiện
công tác XHHGD tăng cường
CSVC tại trường MN Hà Long
Một số biện pháp quản lý nâng
cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở trường MN Hà Long

17

Tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2007-2008

Huyện

B

2012- 2013


3

Một số biện pháp xây dựng kỷ
cương nền nếp trong công tác
quản lý ở trường MN Hà Long

Tỉnh

18


C

2014-2015



×