Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.28 MB, 24 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm
nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Linh.

Nam (nữ): Nữ.

Ngày/ tháng/ năm sinh: 22/9/1985.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non thị trấn Ninh
Giang.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non thị trấn Ninh Giang huyện Ninh Giang- tỉnh Hải Dương.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất của nhà trường.
- Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh.

- Nhu cầu chơi các trò chơi âm nhạc có tính chất vận động của trẻ.
- Trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi của lớp.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 09/2014 đến tháng 03/2015

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

1




TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như
trong các diễn đàn mạng xã hội, vấn đề chiều cao của người Việt Nam được
đưa ra bàn luận rất sôi nổi. Đặc biệt theo một nghiên cứu được Hiệp hội ADN
Đông Nam Á công bố trong năm 2014, chiều cao trung bình của người Việt
Nam xếp gần áp chót trong khu vực ASEAN. Điều đáng chú ý là chiều cao
trung bình của Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như Lào và
Campuchia. Thực tế này khiến cho mỗi người Việt chúng ta không khỏi suy
nghĩa phải làm như thế nào để thay đổi hiện trạng đó. PGS. Đỗ Thị Kim Liên
nhận định, nếu có được sự chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng và thể dục thể thao,
người Việt sẽ theo kịp tầm vóc của các nước trong khu vực.
Và Viện khoa học thể dục thể thao Việt Nam nghiên cứu đã chỉ ra rằng
người Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động, coi
nhẹ thể dục thể thao. Theo tình trạng chung đó tôi thấy trong quá trình dạy các
cháu trong trường Mầm non, khi tổ chức các vận động trẻ ít sự nhiệt tình tham
gia, nếu có thì chỉ hào hứng ban đầu nhưng nhanh chán và dễ mệt mỏi. Không
theo được vận động có cường độ lớn. Trong hoạt động âm nhạc (một hoạt động
trẻ yêu thích và hào hứng nhất) cũng vậy. Khả năng vận động theo nhạc, sự
phối hợp hài hoà, dẻo dai, theo được nhịp độ của giai điệu khá yếu.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Trong trường Mầm non tôi đang công tác vấn đề dinh dưỡng đã
được cải thiện rất nhiều về số lượng và chất lượng gần như đầy đủ cho
nhu cầu của trẻ. Và vấn đề rèn luyện thể chất đang dần được quan tâm hơn.
Nhà trường cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn chuyên đề phát triển vận
động, bên cạnh đó cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư tốt: Ti vi, máy vi tính,
không gian lớp học, sân trường rộng rãi, đồ chơi ngoài trời… đồng thời tôi
nhận thấy trẻ nhỏ bây giờ rất thông minh lanh lợi, tôi muốn làm cách nào đó để

2


khơi gợi hết những khả năng vốn có của trẻ. Và qua thực tế 4 năm phụ trách
lớp 5-6 tuổi tôi thấy trẻ hứng thú nhất với hoạt động âm nhạc, cùng với năng
khiếu âm nhạc vốn có của bản thân, vì vậy nên từ khi bắt đầu năm học tôi
luôn thực hiện và tìm tòi những biện pháp mới nhằm hình thành thói quen, sở
thích vận động cho trẻ thông qua hình thức giáo dục âm nhạc.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non ngoài những trò
chơi âm nhạc quen thuộc đã được thiết kế sẵn, hầu hết các giáo viên chưa chú
trọng tới việc tìm tòi thiết kế và xây dựng thêm những trò chơi âm nhạc mới.
Các trò chơi trong chương trình còn ít, chưa đa dạng, ví dụ trò chơi: Nghe hát
nhảy vào vòng, tai ai tinh, chiếc mũ kì diệu…trong khi đó mỗi trò chơi lại được
tổ chức lặp đi, lặp lại nhiều lần ở các chủ đề khác nhau nên trẻ tham gia thiếu
hào hứng. Bên cạnh đó các trò chơi đó ít mang tính chất kết hợp các vận động
của cơ thể mà chỉ chú trọng vào việc phát triển tai nghe. Chính vì vậy tôi đã
xây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi mang tính chất vận động phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kỹ năng của trẻ tại lớp. Kết hợp với việc chuẩn
bị vật liệu, đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phù hợp với từng hoạt động. Và từ đó áp
dụng thêm một số trò chơi mới mang tính chất vận động do mình sáng tạo
vào các giờ học âm nhạc bên cạnh đó tổ chức các trò chơi âm nhạc trong những
ngày thứ bẩy theo từng chủ đề và phù hợp với thời gian, hoàn cảnh, mục đích
đặt ra. Hiệu quả sau hơn sáu tháng trẻ hứng thú hơn với các vận động, phát
huy hết khả năng sáng tạo mà còn tăng sự nhập tâm của trẻ với các kiến thức
âm nhạc mà cô muốn truyền tải.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Khi các trò chơi âm nhạc mới mang tính vận động được áp dụng song
song với các trò chơi cũ, không chỉ mang lại sự phong phú, đa dạng cho các
giờ hoạt động âm nhạc mà còn thu hút được sự chú ý của trẻ, mang lại cho trẻ

niềm say mê hứng thú. Chính những điều này góp phần nâng cao khả năng vận

3


động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp đồng thời tạo cho trẻ sự linh hoạt, nhanh
nhẹn, tự tin hơn trong mọi hoạt động diễn ra hàng ngày.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Với những thành công bước đầu đạt được trên trẻ là không những phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc mà còn tăng cường khả
năng thể lực của trẻ. Tôi mong muốn sang kiến “Xây dựng và ứng dụng một
số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở trường mầm non” được áp dụng rộng rãi hơn nữa không chỉ ở quy mô
trường, lớp tôi, mà sẽ được trao đổi rộng rãi hơn nữa để làm tiền đề vững chắc
và cùng chung tay với các bậc phụ hunh cũng như các cấp học khác xây dựng
một lớp măng non Việt Nam thông minh, năng động, tự tin và khỏe mạnh sánh
ngang với tầm vóc khu vực trong tương lai gần.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Âm nhạc là nghệ thuật kết tinh
sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn và thính giác. Âm nhạc đem đến cho trẻ niềm
vui vô tận và góp phần tích cực phát triển cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu
âm nhạc trong sáng, khuyến khích trẻ cảm nhận, sáng tạo cái đẹp. Bởi vậy, trẻ
lứa tuổi Mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) rất nhạy cảm và
thích thú với các hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc. Ở trường Mầm non
trẻ được nghe nhạc, được ca hát, được vận động theo nhạc…đặc biệt là trò chơi
âm nhạc luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, rộn ràng, hấp

dẫn làm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ và điều này cũng phù hợp với đặc
thù của trẻ Mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”.
Nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa âm nhạc và trò chơi
âm nhạc với con người đều đi đến thống nhất rằng: giáo dục âm nhạc nói chung
và trò chơi âm nhạc nói riêng có tác động to lớn đối với sự hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách của trẻ. Vì vậy nghiên cứu về trò chơi âm nhạc nhất
là những trò chơi mang tính chất vận động là cần thiết.
Như chúng ta đã biết khi nghe nhạc thì kích thích nhịp tim và sự phát
triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích
thích trẻ em vận động một cách vui vẻ. Mỗi trò chơi âm nhạc đồng thời giúp trẻ
tự tin, có phản xạ nhanh nhạy cũng như có những kĩ năng hoạt động tập thể.
Phản xạ này chắc chắn giúp trẻ phát triển về thể chất, về sức mạnh, sự phối hợp
và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
Với mục đích xậy dựng một số trò chơi âm nhạc phù hợp với tâm sinh lý
trẻ 5 - 6 tuổi nhằm phát triển trí nhớ âm nhạc và rèn luyện vận động cho trẻ một
cách nhẹ nhàng. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm nội dung chơi trong
hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và ứng dụng
một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”.
1.1: PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
5


Những kinh nghiệm trên đây tôi đã áp dụng vào thực tế, tại lớp mẫu giáo
5 tuổi do tôi làm chủ nhiệm lớp. Mong muốn của tôi là xây dựng lên một số trò
chơi âm nhạc phù hợp có tính chất vận động nhẹ nhàng để cùng các hoạt động
khác phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Và cũng là để trẻ
thích thú với việc vận động cơ thể hơn. Không chỉ dừng lại ở kết quả dưới đây
mà tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các biện pháp tốt hơn nữa để duy trì những kết
quả đã đạt được và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của tôi ra toàn trường.

1.2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đọc tài liệu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ trên tiết học âm nhạc, ở các
hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi.
+ Trò chuyện trao đổi đàm thoại với trẻ để tìm hiểu sự hứng thú của trẻ.
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Như ta đã biết, sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong
sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai
đoạn sơ sinh. Vận động nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi
của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực
trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung
quanh. Ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển khác
nhau. Nhất là khi vận động được kết hợp với các yếu tố khác thì sự vận động
của trẻ sẽ tích cực và hiệu quả hơn. Âm nhạc là một trong những yếu tố kết hợp
hợp lý và hiệu quả nhất nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với
âm nhạc. Trẻ rất thích nghe nhạc và tham gia vào các hoạt động âm nhạc khác.
Đặc biệt trẻ lứa tuổi Mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các
hoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc…thì tổ chức
dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được mọi trẻ yêu
thích. Trong thực tế các trò chơi âm nhạc thường được lồng vào các tiết học âm
nhạc và cũng tuân theo nguyên tắc: âm nhạc quyết định nội dung, tính chất các
6


hoạt động nhằm phát triển tai nghe nhạy bén. Trẻ được thể hiện bản thân, được
hoạt động tích cực, sáng tạo qua đó giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, có
tinh thần tập thể và rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.

Khi âm nhạc nổi lên trẻ vận động theo nhạc sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thể
hiện cảm xúc của mình, những cảm xúc không thể diễn đạt được bằng lời. Vận
động theo nhạc sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo và kỹ
năng đóng vai. Nó giúp trẻ kiểm soát được cơ thể và cơ bắp trong khi khám phá
và thử nghiệm các hoạt động vận động.
Nói chung trò chơi âm nhạc có vị trí với tư cách là một nội dung của giáo
dục ở trẻ mẫu giáo, thiếu nội dung này trẻ không những thiếu cảm hứng học tập
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dựa vào bản chất trò chơi và tính chất âm nhạc, trò chơi âm nhạc được
chia ra các dạng như sau:
- Trò chơi rèn luyện các thuộc tính âm nhạc.
- Trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc.
- Trò chơi âm nhạc có phân vai.
- Trò chơi với nhạc cụ.
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Kết quả khảo sát thấy: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất, trình độ của giáo viên cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ của BGH nhà trường
và các đồng nghiệp. Tôi cũng nhận thấy một thực tế cần phải suy nghĩ về tình
trạng của lớp mình:
Số trẻ của lớp 36 trẻ trước khi thực hiện đề tài vào tháng 9/2014.
- 65% trẻ chưa có kĩ năng chơi các trò chơi âm nhạc
- 50 – 60% trẻ chưa hứng thú tham gia vào các trò chơi âm nhạc.
- Chưa thực sự quan tâm đến mục đích phát triển vận động của trò chơi
âm nhạc.
- Giáo viên chưa sáng tạo trong khi tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ
thường chỉ lấy trong chương trình.
- Giáo viên chưa quan tâm đến hứng thú của trẻ khi tổ chức trò chơi âm nhạc
7



Qua khảo sát thực trạng, phát huy từ những thuận lợi sẵn có đồng thời khắc
phục những tồn tại. Tôi thấy được việc nghiên cứu và áp dụng “Xây dựng và
ứng dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” tại lớp 5 tuổi tôi đang chủ nhiệm
là rất phù hợp và cần thiết.
* Kết quả điều tra cụ thể như sau:

Năm học
2013-2014

Tổng số

Mức độ hứng

Xếp loại
Mức độ hứng thú

học sinh thú VĐ cao nhất
VĐ trung bình
SL
%
SL
%
36
6
17
11
31
(VĐ: Vận động)


Không tập trung
hứng thú VĐ
SL
%
19
52

4. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức các trò chơi mang tính chất
vận động âm nhạc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kĩ năng
của trẻ tại lớp.
Các trò chơi với hát và vận động chủ yếu dựa trên nội dung và cấu trúc âm
nhạc, các trò chơi này thường được hướng dẫn trong quá trình học hát, vận
động. Tùy theo bài hát có những nhân vật nào và cấu trúc bài hát ra sao để tổ
chức cho phù hợp. Yêu cầu của chơi với hát và vận động là để trẻ hào hứng
hơn với hát và vận động có điểm tựa trực quan để ghi nhớ bài hát. Do đó trò
chơi này thường diễn ra ngắn có tính chất bổ trợ cho học hát và vận động theo
nhạc.
Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần nêu rõ cách chơi và nội dung chơi
để định hướng cho trẻ, sau đó giáo viên và trẻ chơi thử trẻ quan sát và sau đó tự
tiến hành chơi. Cách chơi có thể áp dụng cho nhiều bài hát khác nhau nhưng
không cần tạo sự thuần thục cho trẻ.
Để tổ chức trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động cho trẻ có hiệu
quả, cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với điều kiện, mức độ nhận thức, khả
năng tiếp nhận của trẻ. Đồng thời phù hợp với chủ đề đang thực hiện.
4.1.1: Trong hoạt động học:
8


Trong giờ học âm nhạc các trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động

được lồng ghép vào một cách hợp lý theo từng chủ đề sẽ mang lại hiệu quả rất
cao đối với nhận thức và sự phát triển vận động của trẻ.

VD1: Trong giờ học dạy hát “Gà trống, mèo con và cún con”, nghe hát
“Vì sao con chim hay hót” tôi sử dụng trò chơi âm nhạc: “Hợp ca các con thú
xinh”. Trẻ không những được chơi trò chơi âm nhạc vui vẻ bổ ích, được ôn lại
bài hát đã học mà còn được vận động tạo dáng theo các con vật.
Ngoài ra các trò chơi âm nhạc còn tổ chức lồng ghép trong hoạt động
văn học, tạo hình, môi trường xung quanh, toán,…
VD2: Với hoạt động dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, nghe hát
“Cô dạy bé bài học giao thông” chủ đề giao thông trong quá trình gây hứng
thú tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: “Con đường âm nhạc”
4.1.2: Trong hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời:
Ngoài các trò chơi vận động thông thường tôi lựa chọn các trò chơi vận
động mang tính chất âm nhạc. Lúc đó trẻ sẽ vừa được chơi, vừa được vận động
9


theo nhịp bài hát khiến trẻ thích thú và tích cực hơn. Đặc biệt là những trò chơi
dân gian có tính vận động giáo viên lồng ghép những bài hát phù hợp:
VD: Trò chơi “mèo đuổi chuột”, “lộn cầu vồng”, “rồng rắn lên mây”, trò
chơi phi ngựa …Trong những trò chơi này tất cả trẻ đều được tham gia, có luật
chơi rõ ràng.

4.1.3: Mọi lúc mọi nơi:
- Hoạt động của trẻ 5 – 6 tuổi không những trong hoạt động học mà các
hoạt động của trẻ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện
kỹ năng mà trẻ đã học. Các trò chơi âm nhạc luôn luôn được bổ trợ cho các
hoạt động khác một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng lại đạt được những kết quả
cao nhất. Giáo viên đã sưu tầm, tự sáng tác một số trò chơi âm nhạc phù hợp

theo từng chủ đề để áp dụng nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
- Cho trẻ nghe nhạc, xem video, băng, đĩa và múa hát theo từng nhóm,
trẻ thuộc lời ca và thích thú được chơi với các trò chơi. Giáo viên tham gia chơi
cùng trẻ để giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, nhằm hỗ trợ việc thực hiện các trò
chơi âm nhạc.

10


Bên cạnh đó vào những ngày thứ bảy là ngày ôn tập tôi thường lồng ghép một
số hoạt động âm nhạc dưới hình thức các trò chơi thi đua và đặt tên cho mỗi
chương trình theo nội dung khác nhau như: bước nhảy hoàn vũ, nhóm múa tài
ba, ca sĩ nhí, ….
Ví dụ: Chương trình “bước nhảy hoàn vũ” tôi cho trẻ tự chọn đôi chơi
sau đó chọn một bài hát có tiết tấu rõ ràng: Sôi động hay nhẹ nhàng để từng đôi
trẻ tự sáng tạo theo cách biểu diễn của riêng đôi mình. Bản nhạc kết thúc đôi
nào biểu diễn ăn ý và đẹp nhất là đôi dành chiến thắng.
Ở chương trình “Tập làm ca sĩ” cho một nhóm trẻ lên đứng trước màn
hình ti vi bật một video với bài hát quen thuộc, có vận động minh họa đơn giản.
Trẻ có nhiệm vụ hát và vận động theo nội dung trong video. Trẻ thể hiện tốt
nhất nhóm sẽ thi với nhau để tìm ra người chiến thắng chung cuộc. Trẻ xuất sắc
nhất sẽ được tặng một món quà….
4.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị vật liệu, đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phù hợp
với từng hoạt động:

11


Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được với hoạy động âm
nhạc. Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoặc cho trẻ hoạt động cô cần

phải linh hoạt, sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứa
tuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt
đối. Tăng cường cho trẻ sử dụng những đồ dùng tự tạo và có sẵn trong thiên
nhiên.
Ví dụ: Gáo dừa, các loại lon bia, lon nước ngọt, các dụng cụ nhà bếp,
thùng thiếc, các đoạn ống nước…

- Trong công tác chuẩn bị về vật liệu, đồ dùng, dụng cụ giáo viên có trao đổi và
kết hợp với phụ huynh cùng tham gia sưu tầm.
4.3. Biện pháp 3: Tự sáng tạo ra một số trò chơi âm nhạc mang tính chất
vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi đưa vào các hoạt động hàng ngày:
4.3.1: Trò chơi rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc:
Ví dụ 1: Ở chủ để “Giao thông” tôi thiết kế trò chơi “Con đường âm nhạc”
* Mục đích:
- Rèn cho trẻ tai nghe âm nhạc, tập phân biệt nhịp độ âm thanh (nhanh,
chậm) biết điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với nhịp độ đó.
* Cách chơi:

12


- Chia trẻ thành hai đội, xếp thành hàng ngang cách nhau 4m, phát cho
mỗi trẻ hai tín hiệu đèn giao thông: Một đèn xanh và một đèn đỏ; hoặc một đèn
vàng và một đèn đỏ
- Khi có tiếng nhạc phát ra, trẻ căn cứ vào tôc độ âm thanh để di chuyển:
Tốc độ âm thanh của đoạn nhạc thay đổi luân phiên (nhanh, chậm, dừng). Khi
có âm thanh tốc độ nhanh trẻ cầm đèn xanh giơ lên, hát nhanh và đi nhanh. Tốc
độ chậm những trẻ cầm đèn vàng giơ lên hát chậm và đi chậm. Nhạc chậm trẻ
cầm đèn đỏ dừng lại và dậm chân tại chỗ.
* Luật chơi:

- Trẻ đi theo tín hiệu và bước đi phù hợp với tốc độ âm thanh quy định.
Đội nào có số trẻ thực hiện đúng luật nhiều hơn đội đó chiến thắng.

Ví dụ 2: Chủ đề “Thế giới Động vật” tôi thiết kế trò chơi “Hợp ca các
con thú xinh”
* Mục đích: Trò chơi tập cho trẻ nghe và phân biệt cao độ âm thanh qua
tiếng kêu của các con vật, phân biệt cường độ âm thanh (to, nhỏ) rèn luyện tai
nghe, sự tập trung chú ý, mô phỏng hành động của từng con vật .
13


* Cách chơi: Cả lớp nắm tay nhau thành một vòng tròn làm hàng rào
nhốt các “con vật” nuôi, chọn 6 trẻ (cho một lượt chơi), một trẻ làm “thợ săn”
(bịt mắt kín) và 5 trẻ làm các “con vật” đứng trong vòng tròn, cả lớp hát bài
“Gà trống, mèo con và cún con” hoặc bài “Vì sao con chim hay hót”.
Ví dụ: Với bài hát “Gà trống mèo con và cún con” khi trẻ hát đến câu sau:
Khi cả lớp hát

Trẻ làm con vật kêu

“Nhà em có con gà trống”

“ò, ó, o”

“Mèo con và cún con”

“meo, meo, meo”

“Gà trống gáy ò, ó, o”


“ò, ó, o”

“Mèo con luôn rình bắt chuột”

“meo, meo, meo”

“Cún con chăm canh gác nhà”

“gâu, gâu, gâu”

Khi đó trẻ làm “thợ săn” phải chú ý lắng nghe những tiếng kêu của các
“con vật” xem chúng được phát ra từ phía nào để định hướng bắt. Nếu người
thợ săn đến gần “con vật” cả lớp hát thật to để báo hiệu cho người “thợ săn” và
các “con vật” biết, nếu đi xa thì hát nhỏ. “Con vật” nào bị bắt sẽ phải làm thợ
săn và trò chơi lại tiếp tục. Cô chú ý đổi nhóm chơi cho nhiều trẻ được tham gia
chơi.
* Luật chơi: Con vật không được ra khỏi vòng tròn, cả lớp chỉ nhắc bằng âm
thanh to, nhỏ của tiếng hát.

14


4.3.2: Những trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc:
Ví dụ 1: Trò chơi “Kí ức âm nhạc”
* Mục đích: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, luyện trí nhớ, sự
nhanh nhạy, khả năng nghe nhạc cho trẻ.
* Cách chơi: Chia trẻ làm ba đội. Cô hát một đoạn (một bài) hoặc cho trẻ
nghe qua băng, đĩa những bài hát quen thuộc hay những bài đã được học (từng
bài).
Cả đội lắng nghe, hội ý và cử đại diện trả lời tên của bản nhạc đó. Đội

nào có tín hiệu (sắc xô, phách tre...) trước thì có quyền trả lời. Nếu không trả
lời được quyền trả lời sẽ giành cho đội có tín hiệu tiếp theo. Cuối cuộc chơi đội
nào trả lời đúng tên nhiều bài hát nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Luật chơi: Chỉ trả lời khi giành được quyền trả lời.
Ví dụ 2: Trò chơi “Tiếng ca bắt nguồn từ con vật”
* Mục đích: Rèn trí nhớ âm nhạc, phản xạ nhanh nhạy, củng cố ca hát.
* Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội. Cô sử dụng hình chắp ghép (hình các
con vật cắt rời) sử dụng hình của 4 – 5 con vật. Đưa từng bộ phận ra để trẻ
đoán nhanh. Sau khi hội ý trẻ sẽ đoán tên bài hát và cả đội hát bài hát đó.
* Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước sẽ giành quyền trả lời. Trả lời
đúng sẽ nhận được một phần quà. Chung cuộc đội nào có nhiều phần quà là đội
chiến thắng.
4.3.3: Trò chơi âm nhạc có phân vai:
Ví dụ 1: Trò chơi “Đố bạn”:
- Ở chủ đề “Động vật” tôi sử dụng bài hát “Đố bạn”
* Mục đích: Rèn tai nghe âm nhạc và phản xạ nhanh nhạy cho trẻ. Trẻ
được vận động linh hoạt theo tốc độ của âm thanh.
* Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm, phân công một đội hát, một đội trả
lời và minh họa theo hình dáng hoặc hành động của con vật đó. (Chú ý đổi
nhóm chơi).

15


Đội 1
Đội 2
- Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn - Con khỉ (và minh họa theo dáng con
biết con gì?
khỉ)
- Đầu đội hai cái ná đó là?

- Đó là chú hươu sao (đưa hai tay lên
đầu)
- Hai tai to phành phạch đó là?
- Đó là bác voi to (đưa hai tay lên gần
hai tai và vẫy vẫy)
- Trông xem kìa trông xem kìa ai đi - Phục phịch, phục phịch đó là bác gấu
như thế kia?
đen (đi khệnh khạng, nặng nè giống
dáng gấu)
* Luật chơi: Đội nào trả lời đúng, minh họa đúng và đẹp thì đội đó giành
chiến thắng.

Ví dụ 2: (Tương tự ở chủ đề “thực vật” tôi sử dụng trò chơi “Đố quả” cũng
phân chia nhóm và cho trẻ hát đối đáp)
Ví dụ 3: Ở chủ đề “Nghề nghiệp” tôi sáng tạo trò chơi: “Hãy hát về chúng
tôi”
* Mục dích: Rèn tai nghe âm nhạc và phản xạ nhanh nhạy cho trẻ. Trẻ
được vận động linh hoạt theo các nghề.
* Cách chơi: phát cho mỗi nhóm 4 – 5 bức tranh chỉ các nghề nghiệp
khác nhau. Trẻ hội ý đưa ra động tác minh họa nghề đó và đội còn lại phải trả
lời tên ngành nghề và hát một bài hát về nghề đó.
16


Luật chơi: Cuối cuộc chơi đội nào tìm đúng bài hát phù hợp với ngành
nghề là đội chiến thắng.
4.3.4: Trò chơi với các nhạc cụ:
VD1: Trò chơi “Nghệ sĩ tài ba”
* Mục đích: Tập phản xạ nhanh nhạy, giúp trẻ phân biệt được tính năng
của các loại nhạc cụ, phân biệt được âm thanh của một vài nhạc cụ đơn giản.

* Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba nhóm, phát cho mỗi nhóm trẻ một vài
hình ảnh các loại dụng cụ, nhạc cụ âm nhạc quen thuộc: Sắc xô, kèn, violon,
ghi ta, yamaha, sáo, đàn bầu...Cô tả hình dáng hoặc làm động tác biểu diễn
nhạc cụ đó. Trẻ tìm xem nhóm mình có dụng cụ (nhạc cụ) đó không. Đoán xem
nó tên là gì và cả nhóm cùng biểu diễn tượng trưng cùng dụng cụ (nhạc cụ) đó
* Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng yêu cầu cô đưa ra.

VD2: Trò chơi “Sáng tạo cùng âm nhạc”
* Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được tính năng của các nhạc cụ, minh
họa mô phỏng cách dùng các loại dụng cụ âm nhạc quan thuộc.
* Cách chơi: Đưa 1 số đồ dùng như: vợt cầu lông, đoạn ống nhựa, bàn
phím máy tính, bát i nốc, ...Yêu cầu trẻ hãy dùng những vật đó và biểu diễn
17


tượng trưng. (Ví dụ vợt cầu lông làm đàn ghi ta, đoạn ống nhựa làm sáo hoặc
tiêu, bàn phím máy tính thành đàn yamaha,...)

5 - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng các trò chơi trên khảo sát 36 cháu tại lớp mẫu giáo 5
tuổi vào tháng 3/2015 tôi thấy rằng:
- 92% trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi âm nhạc
- 70 - 80% trẻ có kĩ năng chơi các trò chơi âm nhạc. Trẻ được vận động
cá nhân hoặc tập thể nhiều hơn trong các hoạt động âm nhạc. Tạo ra một không
khí hào hứng, vui vẻ, đoàn kết.
- Cô có kĩ năng tổ chức các trò chơi âm nhạc một cách linh hoạt, sáng
tạo. Gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia.
- Thông qua các trò chơi âm nhạc cô đã tạo cho trẻ sự yêu thích vận
động.
- Trẻ thích thú hơn khi đến giờ học âm nhạc.


18


- PHHS rất vui khi thấy con em mình thích được đi học, tự tin, năng
động hơn. Từ đó rất nhiệt tình hưởng ứng, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Kết quả cụ thể trên các mặt hoạt động của trẻ tại lớp đạt được như sau:

Cuối năm
học (tháng
2014-2015
2)

Mức độ hứng

Xếp loại
Mức độ hứng thú

Tổng số

thú VĐ cao nhất
VĐ trung bình
SL
%
SL
%
học sinh
36
26

73
7
20
(VĐ: Vận Động)

Không tập trung
hứng thú VĐ
SL
%
3
7

6. ĐIỀU KIỆN SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Hoạt động âm nhạc trong trường Mầm non là phương tiện phát triển
thẩm mỹ cho trẻ, khơi gợi trong trẻ lòng đam mê nghệ thuật, hướng tới cái đẹp
trong cuộc sống.
Tạo cho trẻ cảm nhận được cái đẹp của những âm thanh trong cuộc sống,
có cảm xúc trước cái đẹp, yêu mến và gìn giữ cái đẹp. Giúp trẻ củng cố, tiếp
thu và khắc sâu hơn những kiến thức âm nhạc đã biết, đồng thời nâng cao khả
năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Đây là yếu tố cần thiết giúp trẻ tự tin học tốt các
hoạt động khác trong độ tuổi.
Người giáo viên ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ có tâm huyết thực sự với
nghề, thì cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, có năng lực sư
phạm và nắm rõ tâm lý trẻ.
Giáo viên cần linh hoạt xây dựng, thiết kế nội dung hoạt động trò chơi
âm nhạc mang tính vận động phong phú, hấp dẫn phù hợp với khả năng, tâm
sinh lý của trẻ.
Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp nâng cao nghệ thuật lên lớp, sáng tạo trong khả năng làm đồ dùng, dụng
cụ âm nhạc phong phú phục vụ nội dung tổ chức các hoạt động. Động viên,

khuyến khích trẻ kịp thời.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
19


1- KẾT LUẬN:
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò
chơi âm nhạc mang tính chất vận động trong các hoạt động âm nhạc ở trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non với việc áp dụng một số trò chơi mới thiết
kế. Tôi rút ra kết luận như sau:
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến
cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ
nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái.
Trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo
nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng
giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển
năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Bên
cạnh đó nó còn giúp phát triển ở trẻ khả năng vận động linh hoạt.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng
thông qua tai nghe âm nhạc.
Sau thời gian áp dụng một số biện pháp “Xây dựng và ứng dụng một số
trò chơi âm nhạc nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trường mầm non” bản thân tôi nhận nó rất bổ ích và rất quan trọng
nhằm phát triển tai nghe, thị hiếu âm nhạc cho trẻ. Giúp trẻ hăng hái, hứng thú
và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác.
Từ đó tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích là sẽ tổ chức và sử dụng
nhiều hơn các trò chơi âm nhạc mang tính chất vận động không những trong

giờ học, giờ chơi những buổi sinh hoạt mà còn trong cả những ngày lễ, ngày
hội. Đồng thời không ngừng tìm tòi thêm nhiều biện pháp, nhiều trò chơi mới
hơn nữa.
2- KHUYẾN NGHỊ:
20


Để thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi chơi trò chơi âm
nhạc trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã
phần nào đạt được một số kết quả. Bản thân xin có một số đề xuất sau :
* Đối với trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc
như: Đàn organ, dụng cụ âm nhạc, trang phục biểu diễn, âm ly...
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát,
kỹ năng tổ chức trò chơi âm nhạc, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức một số buổi sinh hoạt tập thể để các giáo viên trong trường
cùng trao đổi, chia sẻ những cái mới , những kinh nghiệm bổ ích mình đã tích
luỹ được.
* Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo:
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát,
kỹ năng tổ chức các trò chơi âm nhạc, vận động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy
đàn, dạy múa...
- Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình,
đĩa ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên.
- Mong muốn những trò chơi âm nhạc mới sẽ thường xuyên được bổ
sung ngày càng phong phú, đa dạng phù hợp với nhận thức và nhu cầu của trẻ.
- Có hình thức khen thưởng kịp thời và nhận rộng các đề tài mang tính
ứng dụng cao của giáo viên vào quá trình thực hiện giáo dục.

Tổ chức hội thảo để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
của nhau.
* Đối với các nhà nghiên cứu và soạn chương trình giáo dục Mầm
non:
Để trò chơi âm nhạc trong trường Mầm non thực sự là phương tiện hữu
hiệu góp phần giáo dục nghệ thuật nói riêng, và phát triển toàn diện cho trẻ. Tôi
mong những người soạn chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo quan
21


tâm đặc biệt đến việc sáng tạo và bổ sung những trò chơi âm nhạc mang tính
chất vận động mới vào chương trình một cách thường xuyên để nội dung ngày
càng phong phú.
Trên đây là đề tài “Xây dựng và ứng dụng một số trò chơi âm nhạc
nhằm nâng cao khả năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non” mà tôi đã thực hiện.
Vì chỉ là bước đầu nên không tránh khỏi được những sai sót, những hạn
chế nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của ban giám hiệu,
các nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi thực hiện có hiệu
quả hơn trong thời gian tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1. Tâm lý học trẻ em - Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nhà xuất bản giáo
dục – Năm 2007.
2. Giáo trình Giáo dục âm nhạc – tập II - Tác giả: Phạm Thị Hòa – Nhà xuất
bản giáo dục – Năm 2009.

3. Hướng dần thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo
(Theo nội dung đổi mới hình thức tố chức hoạt động giáo dục mầm non)
Tác giả: Hoàng Văn Yến - Vụ giáo dục MN - NXB giáo dục - Năm 2010.
4. Giáo dục học mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo – Trường Cao Đẳng sư
phạm nhà trẻ - Mẫu giáo TW 1
Tác giả: Phan Thị Châu
Nguyễn Thị Oanh
Trần Thị Sinh
5. Tuyển tập: Trò chơi, bài hát thơ truyện mẫu giáo
Tác giả: Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu (Đồng chủ biên)
Lý Thu Hiền
Trương Kim Oanh
Bùi Kim Tuyến
6. Kết quả nghiên cứu ADN của hiệp hội Đông Nam Á năm 2014

MỤC LỤC
23


STT

Nội dung

Trang

1

Thông tin chung về sáng kiến

1


2

Tóm tắt sáng kiến

3

Mô tả sáng kiến

4

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

5

5

Cơ sở lý luận của vấn đề.

6

6

Thực trạng của vấn đề

7

7

Các giải pháp biện pháp thực hiện


8

Kết quả đạt được

18

9

Điều kiện sáng kiến được nhân rộng

19

10

Phần III: Kết luận và khuyến nghị

11

1. Kết luận

12

2. Khuyến nghị

13

Tài liệu tham khảo

23


14

Mục lục

24

2-3

8-17

20
20-22

24



×