Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học đông tiến b, huyện đông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.65 KB, 23 trang )

I. më ®Çu
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử chính là “cái gốc”, là nền tảng phát triển của một quốc gia. Cũng
theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục
lịch sử ở trường phổ thông chính là hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử
dân tộc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh (HS). Mở đầu bài diễn
ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”.
Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là đối
với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân tộc.
Bằng chứng rõ nét nhất của thực trạng này là việc HS phổ thông hiện nay không
tha thiết với môn Lịch sử. Qua theo dõi, tìm hiểu về HS, tôi nhận thấy hầu hết các
em không thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ. Điều này rất đáng lo
ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục.
Đối với bậc học Tiểu học, bậc học nền móng của toàn cấp học, có thể nói
rằng các em “yêu” lịch sử cũng bắt nguồn từ bậc học này mà “ghét” lịch sử cũng
chính từ đây. Chúng ta có thể “thổi” tình yêu lịch sử cho các em một cách dễ dàng
ngay trong giai đoạn học tập này.
Mục tiêu của phần Lịch sử trong chương trình Tiểu học cung cấp cho học
sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt nam từ
buổi đầu dựng nước cho đến nay; mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử
trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người (thuộc phạm vi địa phương, đất
nước Việt Nam). Bên cạnh đó, bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các
kĩ năng: Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn khác; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để
giải đáp; trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát triển
ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi để có thêm biết; yêu thiên
nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và
văn hóa gần gũi với HS [3].


Có phải chăng hiện nay khi dạy và học môn lịch sử ở bậc tiểu học, giáo viên
(GV) và HS đã xem nhẹ môn học này? Hay có học thì cũng học qua loa đại khái
cho gọi là đã có học mà thôi? Hoặc kĩ năng dạy học môn lịch sử của GV chưa thu
hút được sự học của HS, giờ học nhàm chán, không phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS để các em tiếp thu một cách bị động nên học xong bài sau
đã quên mất bài học trước?...
Để dạy tốt môn lịch sử ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao người GV phải
có kiến thức lịch sử, phải nắm chắc nội dung và phương pháp tổ chức quá trình
dạy học. Đây là một hoạt động nhận thức khoa học, nếu giải quyết được vấn đề
này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn
lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 5 nói riêng.
1


Chính vì lẽ đó, là người Hiệu trưởng trường Tiểu học, tôi đã cố gắng tìm tòi,
học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo, hướng
dẫn giáo viên nâng cao chất lượng Dạy- Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường
Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn” nhằm làm cho việc học tập của HS đối
với phân môn Lịch sử trở nên lý thú, gắn bó với thực tiển. Để phát huy tính tích
cực chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc của
HS.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng để
tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B
- Thực trạng giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5.
- Các giải pháp tạo hứng thú cho HS lớp 5 khi học phân môn Lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thông qua các test nhỏ hoặc bài
kiểm tra của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm thông qua bài giảng Lịch sử trên lớp của giáo
viên.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Môn lịch sử là một môn học khô khan, thuộc vào loại khó học, khó nhớ,
nhất là các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, thời gian xảy ra sự kiện đó, địa điểm
có các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó còn có các nhân vật nổi tiếng
nhất trong các thời kì đó. Các công lao của họ đã đóng góp như thế nào vào sự
kiện đó? (Họ đã làm gì? Làm như thế nào?)
Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực
tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, là hiện
thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận.....
để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo
lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với
những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình
ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những biểu
tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác
định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương
thức nào? Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó
là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử ...
Giáo dục lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử mang lại hiệu quả rất cao. Thiết
nghĩ, một trong những cách tạo hứng thú nhất cho các em HS (nhất là các 2


em học sinh tiểu học) khi học lịch sử đó là việc gây ấn tượng về các nhân vật lịch
sử, sự kiện lịch sử, …

Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc HS nắm
bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học
nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên
dễ dàng hơn và ngược lại: khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người
học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của HS ngày càng được
nâng cao, phát triển một cách tích cực.
Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những
yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học. Mặt khác, việc tạo hứng thú đối với học
sinh trong môn Lịch sử lại càng cần thiết hơn nữa, bởi học Lịch sử là học cái “đã
xảy ra”, ta không thể vận dụng tư duy liên tưởng, suy luận, … để lĩnh hội chúng.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 là lứa tuổi cuối tuổi tiểu học, tưởng
tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ, HS tái tạo ra những
hình ảnh mới. Bên cạnh đó, tưởng tượng sáng tạo đã tương đối phát triển ở giai
đoạn cuối tuổi tiểu học. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị
chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng
đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Ở giai đoạn này, HS dần hình
thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trong sự chú
ý của HS đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, HS đã định lượng
được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành
công việc trong khoảng thời gian quy định. Việc ghi nhớ có chủ định ở lứa tuổi
này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các
em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các
em... Nắm được những đặc điểm này sẽ giúp GV thiết kế bài giảng Lịch sử một
cách phù hợp và hiệu quả
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thực trạng việc dạy Lịch sử của giáo viên
Thực tế cho thấy, đa số GV chỉ chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình cốt
sao cho HS chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Khi được hỏi về
phương pháp dạy học môn lịch sử, đa số GV chỉ trả lời là chủ yếu nêu câu hỏi vấn
đáp để HS tìm hiểu và rút ra được nội dung bài học. Còn về kiến thức lịch sử thì

đa số GV chưa thực sự quan tâm, chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để hiểu một cách
sâu sắc (việc nắm bắt chủ yếu chỉ là nội dung, thông tin trong SGK).
Trong quá trình hơn 10 năm làm công tác quản lý trường học tôi thấy: Đối
với bậc học Tiểu học thì một số GV còn xem nhẹ phân môn lịch sử hay có quan
điểm gọi là môn “phụ”, còn có suy nghĩ: Học sinh Tiểu học chỉ cần học Toán giỏi,
Tiếng việt giỏi là được. Các môn khác trong đó có phân môn Lịch sử lớn lên các
lớp trên học cũng được chưa muộn (thực tế môn lịch sử khi lên các lớp THCS và
THPT cũng có phần học lại các giai đoạn lịch sử tiểu học đã học, có điều học sâu
hơn, kĩ hơn) và cho rằng nếu bây giờ có học kĩ thì các em cũng sẽ quên vì nhiều lí
do khác nhau như: Trí nhớ của các em còn non, tư duy đang độ phát triển mạnh,
nhận thức lí tính chưa nhiều, chủ yếu nhận thức thông qua sự vật hiện tượng, các
em dễ quên vì học nhiều môn,…. Lịch sử là môn học mang tính chất
3


xã hội nhưng trong đó cũng có phần khoa học, là môn ghi lại các sự kiện, nguyên
nhân, nhân vật một cách đầy đủ chính xác. Chính xác đến giờ, phút, ngày, tháng,
năm như: Sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), Tiến vào Dinh Độc Lập
(30/4/1975), Sấm sét đêm giao thừa (Đêm 30 Tết Mậu Thân- 1968),...
Một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
Lịch sử là khai thác kênh hình trong SGK nhưng hầu như GV chưa thực sự quan
tâm, chỉ điểm qua trong tiết dạy. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là GV chưa
có đủ những thông tin cần thiết về kênh hình (nhất là tranh ảnh) để hiểu nội dung,
ý nghĩa của nó. GV phải hiểu được nội dung kênh hình, đồng thời nắm chắc mục
tiêu và nội dung bài học (điều này rất quan trọng vì có thể là một bức tranh, ảnh tư
liệu, nhưng tùy nội dung cụ thể của mỗi bài học mà khai thác nội dung bức tranh,
ảnh đó ở những khía cạnh khác nhau) thì mới có thể tổ chức cho HS khai thác tốt
kênh hình.
Việc nghiên cứu thêm tư liệu lịch sử để giảng dạy còn nhiều hạn chế, chỉ
giới hạn kiến thức trong SGK, điều đó làm cho việc truyền thụ kiến thức không

được sâu sắc.
GV “ngại” vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới như: trò chơi
lịch sử; sắm vai,… nên tiết học khá tẻ nhạt, không hấp dẫn HS.
Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa thường
xuyên và hiệu quả.
2.2. Về phía phụ huynh
Đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc kèm con mình học lịch sử hay đầu tư
các tài liệu liên quan đến môn này. Thậm chí có nhiều phụ huynh khi học sinh làm
bài kiểm tra định kì chỉ hỏi con “Môn Toán, môn Tiếng Việt con được mấy
điểm?”. Nếu con mà nói được điểm 10 Lịch sử hay môn khác thì coi như không
quan tâm. Về nhà nhiều gia đình không cho con học các môn ít tiết trong đó có
phân môn Lịch sử mà chỉ yêu cầu con học Toán và Tiếng Việt.
2.3. Thực trạng của học sinh
Học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động, chỉ đọc và
nhớ một số thông tin trong SGK để đạt điểm khá giỏi trong các lần kiểm tra định
kì. Có thể nói rằng, HS của chúng ta đang học lịch sử một cách “vô cảm”. Hầu hết
các em khi được hỏi đều trả lời là không thích học lịch sử. Tôi hỏi vì sao? Các em
đều trả lời không thể nhớ hết được các ngày diễn ra các sự kiện. Khi học, cô giáo
đặt câu hỏi thì chỉ biết tìm và đọc ở trong SGK để trả lời, song về đến nhà là quên
ngay, đến khi học tiết lịch sử tiếp theo thì hầu như quên những kiến thức đã học.
Sau khi học xong một bài hay một giai đoạn lịch sử đa số các em không
nắm được nội dung bài học, một số em chỉ thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo
khoa một cách máy móc. Chỉ được một số em nắm được bài, biết xâu chuỗi sự
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nguyên nhân, diễn biến hay kết quả, biết liên kết
kiến thức bài trước với bài sau ... của sự việc, cuộc kháng chiến, chiến dịch.
Thông thường học sinh không nắm được:
- Nhân vật lịch sử đó thuộc thời kì lịch sử nào? Giai đoạn nào? Có công lao
gì to lớn đối với đất nước, với dân tộc?
4



- Nguyên nhân vì sao có sự kiện, cuộc kháng chiến, cuộc khởi nghĩa đó?
- Diễn biến, kết quả của các cuộc kháng chiến, chiến dịch, khởi nghĩa … ra
sao? Vì sao thất bại?
- Tình hình đất nước, chính quyền, nhân dân ta trong thời kì đó ra sao?
- Ý nghĩa lịch sử của các cuộc trên?
- Lòng khâm phục, sự kính trọng, biết ơn, … đối với các nhân vật lịch sử.
Tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú đối với một số môn học của
46 học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Đông Tiến B và thu được kết quả như sau:
Đánh giá
Môn học
Môn Toán
Môn Tiếng Việt
Phân môn Lịch sử

Thích

Tỷ lệ

Bình
thường

30
25
12

65,2%
54,3%
26,1%


10
14
22

Tỷ lệ

Không
thích

Tỷ lệ

21,7%
30,4%
47,8%

6
7
12

13%
15,2%
26,1%

Bảng số liệu đã giúp ta thấy được số học sinh yêu thích môn Lịch sử thấp
hơn hẳn hai môn Toán và Tiếng Việt, điều đó phần nào phản ánh được thực trạng
dạy và học tập môn Lịch sử ở khối lớp 5 Trường Tiểu học Đông Tiến B hiện nay.
Tôi cũng đã cho giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát chất
lượng đầu năm đối với phân môn Lịch sử tại hai lớp 5, kết quả như sau:
Điểm
9-10

5

Tỉ lệ
10,9%

Điểm
7-8
15

Tỉ lệ
32,6 %

Điểm
5-6
19

Tỉ lệ
41,3%

Điểm
dưới 5
7

Tỉ lệ
15,2%

Kết quả cho thấy số lượng HS điểm 7 trở lên thấp, vẫn còn HS điểm dưới
5. Bên cạnh đó, qua theo dõi, quan sát trong giờ học, tinh thần học tập các em uể
oải, nắm kiến thức còn chậm khiến giáo viên phải mất nhiều thời gian. Khi HS
không thấy thích thú với môn học thì kết quả học tập thấp là điều dễ hiểu. Hơn thế

nữa, việc HS không hứng thú trong các giờ lịch sử, không hình dung được các sự
kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa, sẽ dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại,
thụ động. Nếu cứ tiếp tục như vậy, các em sẽ trở thành những con người có tâm
hồn “nghèo nàn”, thực dụng.
Qua thực tế việc giảng dạy của giáo viên ở trường, tôi nhận thấy: Chất
lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường tiểu học nói chung, trường Tiểu học Đông
Tiến B nói riêng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng của môn lịch sử.
GV ít đầu tư cho môn học này, dạy học còn nặng về giảng giải lý thuyết, chủ yếu
giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài một cách thụ
động, dẫn đến học sinh chán học, không nắm vững nội dung của bài, không nhớ
đầy đủ các sự kiện lịch sử trong chương trình, không yêu thích môn học. Chính vì
5


thế mà vấn đề tôi đưa ra nghiên cứu ở đề tài này chỉ tập trung đưa ra một số biện
theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5.
3. Một số biện pháp thực hiện
3.1. Giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, cách thức tổ chức dạy
học phù hợp từng loại bài trong chương trình
3.1.1. Bài học có nội dung về tình hình chính trị- kinh tế, văn hóa- xã hội
Dạng bài này có nhiều ở phần Lịch sử lớp 5, nhằm giúp HS có những hiểu
biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì (giai đoạn) nhất
định. Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ
bản sau:
- Phải mô tả được: Tình hình nước ta (cuối thời kì hay sau thời kì nào đó)
như thế nào? (Tình cảnh đất nước; chính quyền; cuộc sống của nhân dân)
- Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm
gì? Làm như thế nào?
- Kết quả của việc làm đó ra sao? [2]
Ví dụ: Khi dạy bài 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV phải giúp HS

nắm được:
+ Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khăn
chồng chất: đế quốc và các thế lực phản động bao vây; nạn đói; nạn dốt;…)
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, khó khăn về tài
chính, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng
tâm”, kêu gọi tăng gia sản xuất; phát động “Tuần lễ vàng”; phát động phong trào
xóa nạn mù chữ; ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo;…)
+ Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm.)
Khi dạy dạng bài này, GV kết hợp sử dụng phương pháp quan sát và
phương pháp hỏi đáp nhằm kích thích tính tích cực, độc lập của HS trong việc đọc
thông tin SGK, phân tích tổng hợp, bồi dưỡng năng lực diễn đạt và làm không khí
lớp học sôi nổi.
Ví dụ: Bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”
Ở hoạt động: Tìm hiểu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám: GV
yêu cầu HS đọc trong sách giáo đoạn “Từ cuối 1945 -> nghìn cân treo sợi tóc”, kết
hợp với việc quan sát các Hình 12, Hình 13, Hình 14, Hình 15, Hình 16 trả lời câu
hỏi: Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì? (Hình 12: Quân
Pháp ở Sài Gòn 1945; Hình 13: Quân Anh đến Sài Gòn 9/1945; Hình 14: Quân
Trung Quốc dân đảng; Hình 15: Xương của các nạn nhân trận đói 1945 được cải
táng (Hà Nội); Hình 16: Dân đói năm 1945).
Mục đích GV đặt ra những câu hỏi là yêu cầu HS phải tìm tòi, phải có cảm
nhận riêng của mình. Khi trả lời được HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả
năng của mình so với những bạn khác, các em sẽ có hứng thú học tập tiếp tục chú
ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi. Những HS còn lại sẽ noi theo, muốn trả lời được
như bạn để khẳng định mình. Từ đó sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi, vui tươi.
6


Tuy nhiên câu hỏi GV đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để tất

cả HS đều hiểu được yêu cầu của câu hỏi; Đặt câu hỏi cho mọi học sinh trong lớp
đều được tham gia, tức là câu hỏi có nhiều mức độ, khó, dễ, trung bình; Cần chú ý
lắng nghe câu trả lời của các em khi cần có thể nhận xét, bổ sung, sửa chữa để
hoàn thiện nội dung câu trả lời cho các em.
3.1.2. Dạy học các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử
Trong chương trình Lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật
lịch sử, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp của các nhân vật để
làm sáng tỏ lịch sử dân tộc.
Ví dụ: Dạy bài “Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định” (Nội dung của
bài: Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình ở lại cùng nhân dân chống
giặc năm 1862); hay “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” vào đầu thế kỉ XX
(Nội dung của bài: Nguyễn Tất Thành tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người dân
bị thực dân Pháp đô hộ; ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành). Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. GV
cần khai thác các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của
nhân vật [2].
Đối với dạng bài về các nhân vật lịch sử GV sử dụng các phương pháp kể
chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật
trong tâm trí HS. Nhưng phương pháp thường được sử dụng là kể chuyện bởi HS
Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học
sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, và thú vị. Với
phương pháp này, nếu GV khéo léo sẽ tạo được hứng thú rất tốt cho học sinh. Giáo
viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt,
gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai để
kể lại câu chuyện.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có thể
dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của
Bác. Thông qua câu chuyện “Nguyễn Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế”.
Nội dung câu chuyện là cuộc sống nghèo khó của tuổi thơ ở vùng quê nghèo và
truyền thống hiếu học của gia đình Bác.

Ví dụ 2: Bài 17 “Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ”, trong hoạt động “Kể
về những tấm gương trong cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ”, GV dùng phương
pháp kể chuyện kể cho HS nghe câu chuyện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình
chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá
súng,..
Sau đó cho HS quan sát những bức hình: Hình 17- Bế Văn Đàn lấy thân
mình làm giá súng Hình 18- Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo.
GV cần chú ý khi chọn phương pháp kể chuyện mà yêu cầu HS kể lại
chuyện, cần chống lại cách học thuộc lòng, từng câu từng chữ trong SGK của học
sinh. Phải để học sinh kể lại câu chuyện lịch sử bằng chính ngôn ngữ của mình.
Thời gian kể chuyện chỉ nên chiếm vài ba phút còn lại để giới thiệu tiểu sử, hoặc
mô tả một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội,…
Một số điểm cơ bản cần phải lưu ý đối với mỗi GV khi giảng dạy, đó là:
7


- Mỗi bài đều có hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để
giúp HS biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. Vì vậy
GV sử dụng phương pháp trực quan khai thác tốt những bức ảnh để phục vụ nội
dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài Bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”
+ Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên đưa hình ảnh bến nhà Rồng
và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? HS sẽ hào hứng trả lời, lôi
cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào.
+ Sau đó GV dùng ảnh đó để giới thiệu bài mới. Hình 1: Bến Nhà Rồng
(HS tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành: ngày sinh, quê quán).
Dựa vào SGK yêu cầu HS cho biết ngày sinh của Nguyễn Tất Thành. Sau
khi HS trả lời GV đưa hình ảnh Nguyễn Tất Thành lên bảng kèm theo chú thích về
ngày sinh. Lưu ý bức ảnh này được chụp vào khoảng thời gian năm 1911, lúc
Người 21 tuổi (đưa Hình 2- Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969)

Về quê quán: GV treo bản đồ, yêu cầu HS chỉ quê Bác trên bản đồ (đưa
Hình 3: Bản đồ Việt Nam). Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học,
các em sẽ có sự tri giác cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn.
Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương của Bác (cho HS xem Hình 4:
Làng Hoàng Trù quê ngoại; Hình 5: Làng Sen quê nội; Hình 6: Ngôi nhà Bác sống
thời niên thiếu; Hình 7: Nhà sàn của Bác).
Qua các hình ảnh này HS sẽ thấy được Bác sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệ
nghèo khổ. Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi
trong kí ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học Lịch sử vì kiến thức chẳng hề khô
khan mà trái lại rất dễ nhớ.
- Khi trình bày về nhân vật, phải cho HS biết nhân vật lịch sử đó là người
như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật,
…) [2].
Ví dụ: Dạy bài “Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định”, GV giúp HS biết
vài nét về Trương Đinh thông qua câu hỏi gợi ý: Trương Định quê ở đâu? Ngay từ
khi Pháp đánh Gia Định thì Trương Định đã làm gì? (Trương Định quê ở Bình
Sơn, Quảng Ngãi. Ngay từ khi Pháp đánh Gia Định (tháng 9/1859) Trương Định
đã chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.
- Miêu tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở
cho việc đánh giá công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử.
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm
phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên và có hiệu quả.
3.1.3. Dạy các bài có nội dung đề cập đến các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến,
chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công…
Loại bài này chiếm tỉ lệ nhiều trong phần Lịch sử. Phương pháp thường sử
dụng khi dạy học là GV (hoặc HS) miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dung trực
quan để thể hiện cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch hay tiến công. Cần lưu
ý GV những vấn đề cơ bản sau:
8



- Nguyên nhân (hoặc hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa/ cuộc kháng
chiến/ chiến dịch đó.
- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa/ cuộc kháng chiến/ chiến dịch đó.
- Kết quả và ý nghĩa [2].
+ Hoàn cảnh lịch sử: Triều đình Huế kí hòa ước công nhận quyền đô hộ của
thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta. Triều đình công nhận nhưng nhân dân không
chịu khuất phục. Trong triều chia làm hai phái: phái chủ chiến (chủ trương chiến
đấu chống Pháp- Đại diện là Tôn Thất Thuyết) và phái chủ hòa (chủ trương
thương thuyết với Pháp).
+ Diễn biến của cuộc phản công ở kinh thành Huế : Đêm mồng 4 rạng sáng
mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng
súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó cuộc tấn công vào đồn Mang cá
và tòa khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất
ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố
thủ, đến gần sáng thì chúng tấn công lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức
giết người, cướp của và tàn phá.
+ Kết quả và ý nghĩa: Cuộc phản công thất bại. Từ đó một phong trào
chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX. Đã
khơi dậy và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Hầu hết các bài đều có lược đồ, bản đồ. Vì vậy GV phải hướng dẫn HS xác
định và mô tả được vị trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa/ kháng
chiến/ chiến dịch cũng như trình bày các nét cơ bản diễn biến trên lược đồ.
Ví dụ: Sử dụng lược đồ “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”, GV cần hiểu
rõ:
* Mục đích: Giúp HS xác định vị trí, địa thế của tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ và nắm được diễn biến các đợt tấn công của ta vào cứ điểm Điện Biên
Phủ.
* Nội dung: Lược đồ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mô tả một cách sơ
lược mấy điểm: địa điểm diến ra chiến dịch (với các địa danh chính như: hầm

tướng Đờ Ca- xtơ- ri, đồi A1, Him Lam, Bản Kéo,…) và các đợt tấn công của ta.
* GV hướng dẫn HS sử dụng khi:
+ Giới thiệu về đặc điểm vị trí, địa hình của Điện Biên Phủ.
+ Giới thiệu về cấu trúc của tập đoàn cứ điểm này (3 phân khu phòng thủ).
+ Tường thuật những nét sơ lược về diễn biến chính của chiến dịch (ta tấn
công và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trong 3 đợt)
3.1.4. Dạy loại bài ôn tập, tổng kết
Bài ôn tập, tổng kết là loại bài học nhằm hệ thống và củng cố lại những kiến
thức đã học cho HS sau mỗi thời kì (giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững
kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Để dạy tốt
các bài này, GV phải thu hút tất cả HS vào hoạt động học tập, phát huy cao nhất
tính tích cực của HS bằng việc trao đổi những câu hỏi mà GV đặt ra, thực hiện các
công việc như vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng,…
9


Đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, GV vận dụng tổng hợp nhiều phương
pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) kết hợp vấn đáp- tìm tòi, tổ chức cho HS
hoạt động theo nhóm. Vì vậy, dựa vào nội dung cụ thể của mỗi bài, GV linh hoạt
lựa chọn phương pháp cho phù hợp [2].
Ví dụ: Dạy bài 11 “Ôn tập- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ (1858- 1945)”
* Mở đầu: GV nêu khái quát các mốc lịch sử trong giai đoạn. Sau đó nêu
nhiệm vụ cho HS trong tiết học “Nhìn lại trang sử đau thương nhưng vẻ vang đó
để chúng ta nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm
1858 đến năm 1945, đó là nhiệm vụ của bài học hôm nay.”
* GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ và tập trung giải quyết 3 nội dung sau:
Nêu các mốc lịch sử quan trọng từ 1858 đến1945; Nêu những sự kiện lịch sử và
những nhân vật tiêu biểu nhất từ 1858- 1945; Ý nghĩa của những sự kiện lịch sử
tiêu biểu đó.

* GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ của bài học như sau:
+ Về nội dung thứ nhất: GV hướng dẫn HS kẻ trục thời gian từ 1858 đến
1945, sau đó yêu cầu HS tìm và điền các mốc thời gian quan trọng (cụ thể là 4
mốc: 1858, 1911, 1930, 1945)
+ Về nội dung thứ hai: GV có thể chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm
các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của thời kì này, sẽ lôi cuốn HS vào hoạt
động học tập. sau đó HS trình bày kết quả, GV tổng hợp ý kiến và chốt lại các sự
kiện (1858- Thực dân Pháp xâm lược nước ta; Nửa cuối thế kỉ XX- Phong trào
chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương; Đầu thế kỉ XX- Phong
trào Cần Vương; Năm 1911- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước; Ngày
03/02/1930- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; Ngày 02/9/1945- Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa.)
+ Về nội dung thứ ba: GV lựa chọn và định hướng cho HS thảo luận ý
nghĩa của 2 sự kiện: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.
Tóm lại: Với mỗi dạng bài khác nhau, mỗi hoạt động khác nhau GV phải áp
dụng những PPDH khác nhau, và mỗi loại bài có những cách dạy riêng, GV phải
biết lựa chọn cho phù hợp với nội dung của bài và phải biết kết hợp, sử dụng linh
hoạt nhiều phương pháp trong một giờ học. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các
phương pháp là một trong những yếu tố đưa đến hiệu quả cao của bài học.
3.2. Hướng dẫn GV sử dụng trò chơi học tập để dạy phân môn Lịch sử góp
phần nâng cao hiệu quả giờ học
Trước khi lên lớp, mỗi thầy cô giáo đều chuẩn bị bài giảng của mình. Có
chuẩn bị thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp dẫn, phương pháp mới
sinh động. Song muốn tạo được sự chú ý và gây hứng thú học tập cho học sinh để
không khí vui tươi, nhẹ nhàng trong từng hoạt động học tập là cả một vấn đề nghệ
thuật. Một số trò chơi áp dụng ở môn lịch sử và địa lí lớp 4 có tác dụng tích cực
đến việc học tập của các em.
Để giúp giáo viên nhà trường có thể lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập
trong quá trình dạy học môn Lịch sử, tôi đã tìm tòi, tham khảo các tài liệu, sưu

10


tầm các trò chơi gắn liền với nội dung các bài học trong chương trình phân môn
Lịch sử lớp 5, sắp xếp theo thứ tự các bài trong sách giáo khoa, đồng thời trao đổi,
phổ biến, hướng dẫn cho GV cùng thực hiện. Tôi đã tổng hợp các trò chơi theo bài
học như sau: [4].
TT
1.
2.
3.
4.

5.

Sử dụng cho bài
(Tên bài học)
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ
mong muốn canh tân đất nước
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh
thành Huế
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước
Bài 9: Cách mạng mùa thu

Tên trò chơi
Thi kể về Nguyễn
Trường Tộ

Nhanh mắt, nhanh tay
Ai là thủ lĩnh
Thi hát về Bác Hồ
(hoặc “Mảnh ghép bí
mật; hoặc “Trò chơi
đóng vai”)
Hoa nào đẹp

6.

Bài 11: Ôn tập- Hơn 80 năm
Đố Bạn
chống thực dân Pháp
xâm (hoặc “Ô chữ kì diệu”,
lược và đô hộ
“Ô chữ Lịch sử”, “Đi
tìm ô chữ”, hoặc “Đi
tìm sự kiện”
7. Bài 12: Vượt qua tình
thế Ai kể hay hơn?
hiểm nghèo
8. Bài 17: Chiến thắng lịch sử
Em là chiến sĩ Điện
Điện Biên Phủ
Biên
9. Bài 18: Ôn tập Chín năm
Ô chữ Lịch sử
kháng chiến bảo vệ độc lập
dân tộc
10. Bài 19: Nước nhà bị chia cắt

Đỗ bạn chữ gì?
11. Bài 22: Đường Trường Sơn
12. Bài 26: Tiến vào Dinh độc lập

Ai kể hay hơn?

Sử dụng trong
hoạt động
Củng cố bài học
Củng cố bài học
Khởi động
(đầu giờ học)
Củng cố bài học

Hoạt động
dạy
bài mới
Các hoạt
động
của tiết ôn tập

Hoạt động
dạy
bài mới
Củng cố bài học
Hoạt động
bài mới

dạy


Hoạt động
dạy
bài mới
Hoạt động
dạy
bài mới
Củng cố bài học

Theo chân chú giải
phóng quân
13. Bài 29: Ôn tập- Lịch sử nước
Sự kiện gì?
Các hoạt
động
ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
(hoặc “Tìm hiểu Lịch
của tiết ôn tập
sử”)
Mỗi trò chơi học tập đều phải thể hiện được 3 phần: Mục đích, chuẩn bị,
cách tiến hành. Tôi đã giúp GV nắm vững 3 phần này trong mỗi trò chơi để việc
tổ chức trên lớp cho HS thực sự đạt hiệu quả.
11


Vớ d 1: S dng trũ chi Mnh ghộp bớ mt dy bi Quyt chớ ra i
tỡm ng cu nc.
* Mc ớch: Giỳp HS ghi nh a danh ni Bỏc H bt u cuc hnh trỡnh
cu nc; Rốn trớ nh v k nng quan sỏt.
* Chun b: 2 nh bn Nh Rng, 2 nh tu La- tu- s T- rờ- vin (phúng to,
mi nh ct thnh 6 phn khụng bng nhau)

* Cỏch t chc chi:
+ GV chia lp thnh 2 i chi. Mi i c 4 HS tham gia chi.
+ Bu Ban giỏm kho theo dừi thi gian v ỏnh giỏ kt qu cỏc i
+ Phỏt cho mi i 1 b nh (2 nh) ó ct (12 ming ghộp)
+ GV hng dn cỏch chi: Mi i cú 2 ngi la chn, 2 ngi ghộp;
Khi no cú hiu lnh Bt u!, ngi chi la chn v ghộp nh sao cho thnh
nh bn Nh Rng, con tu La- tu- s T- rờ- vin; Thi gian ghộp nh l 3 phỳt,
mi ming ghộp ỳng c tớnh 10 im, mi nh cú s im ti a l 60.
+ Cỏc thnh viờn c v cho i mỡnh.
+ Ban giỏm kho ỏnh giỏ kt qu ghộp nh v cho im, i no nhiu
im v ỳng thi gian l thng cuc.
* Kt thỳc trũ chi, GV nờu cõu hi cng c Vỡ sao bn cng Nh Rng
c cụng nhn l di tớch lch s? (Bn cng Nh Rng lu li cho dõn tc Vit
Nam mt k nim thiờng liờng ca Ch tch H Chớ Minh v i. Ni Bỏc H ó ra
i t Bn Nh Rng tỡm ng cu nc- Ngi ó t nhng bc chõn u tiờn
trờn hnh trỡnh ba mi nóm i tỡm ng cu nc cho dõn tc Vit Nam)
Vớ d 2: S dng trũ chi ễ ch kỡ diu dy bi ụn tp (11 t hng
ngang)
* Mc ớch: Giỳp HS nh c nhng s kin v nhõn vt lch s tiờu biu;
Rốn k nng quan sỏt; T ho v truyn thng u tranh bo v t nc ca dõn
tc.
* Chun b: GV chun b kh giy A0 hoc A1 (hoc bng ph) cú cỏc ụ
ch trng gm 11 t hng ngang, h thng 11 cõu hi gi ý tng ng vi 11 ụ
ch hang ngang; Mi HS chun b 1 bng con v phn vit
* Cỏch tin hnh (c lp cựng chi): GV treo bng ph hoc Giy A0 lờn
bng lp v c ln lt tng cõu hi gi ý cho cỏc cõu hng ngang; HS nhanh
chúng ghi ỏp ỏn vo bng con, HS gi bng cho GV nhỡn thy cõu tr li v ỳp
bng xung, GV quan sỏt c lp; Sau khi c lp hon thnh, GV mi cụng b HS
no cú cõu tr li ỳng v sm nht; GV ghi ỏp ỏn ỳng lờn bng ph; Tuyờn
dng HS no cú cõu tr li hng dc sm nht; Kt thỳc trũ chi GV khen HS

no cú nhiu ln tr li ỳng.
* Gi ý v ỏp ỏn ca cỏc ụ ch:
+ 13 chữ cái: Ngời lãnh đạo khởi nghĩa Hơng Khê.
+ 5 chữ cái: Thủ đô của nớc Việt Nam.
+ 6 chữ cái: Địa danh đầu tiên thực dân Pháp nổ súng xâm lợc nớc ta.
+ 6 chữ cái: Quê hơng của Bác Hồ.
+ 6 chữ cái: Địa danh nổ ra phong trào Đồng khởi.
12


+ 14 chữ cái: Ngời chủ trơng canh tân đất nớc.
+ 7 chữ cái: Tên ông vua lên vùng núi Quảng Trị cùng nghĩa quân
đánh giặc Pháp.
+ 7 chữ cái: Địa danh này có hang Pắc-Bó nơi Bác Hồ sống và làm
việc trong kháng chiến chống Pháp.
+ 14 chữ cái: Đỉnh cao của năm 1930- 1931 là phong trào này.
+ 13 chữ cái: Ngời cùng vua Hàm Nghi làm nên phong trào Cần Vơng
+ 7 chữ cái: Đây là địa danh mà triều đình nhà Nguyễn thoái vị.
Giải đáp ô chữ:
1
2
3
4
5
6 N g
7
8
9

10

11

u

p

h

a

y ễ n

t

r
h

x

ô

v

n

đ ì

n

à


ờ n
m n

g
g

i
t
c

ế t n
ô n t
ố đ ô

h

p
h
đ a
n
b
t ộ
h i
c
g h
h â
h u

h

à
n
g
ế

ù
n

h
n

a o
ệ t
t t
ế

n

n

t

g
i
g
a n
r e

b ằ n
ĩ n h

h u y

g
ế t

Từ khoá hang dc: Nhân vật lịch sử Phan Bi Chõu
Túm li: PPDH cng phong phỳ cng to c hng thỳ cao cho HS. Trũ
chi hc tp l nhng trũ chi cú ni dung gn vi hot ng hc tp ca HS, cú
tỏc dng lm thay i hỡnh thc hot ng hc tp trờn lp, lm khụng khớ lp hc
thoi mỏi, d chu, giỳp vic hc tp tr nờn hp dn, nh nhng, t nhiờn phự hp
vi c im tõm lý HS. Vỡ vy, vic vn dng trũ chi hc tp mt cỏch hp lý s
gúp phn nõng cao hiu qu gi hc [4].
3.3. Giỳp GV khai thỏc, s dng dựng, thit b dy hc trong Dy- Hc
phõn mụn Lch s lp 5
Thit b dy hc phõn mụn Lch s phong phỳ, a dng nh: cỏc loi mỏy
chiu, bng hỡnh, a CD, cỏc phiờn bn, cỏc loi tranh nh lch s, s , bn ,
lc , Ngoi tỏc dng minh ha cho bi ging thờm sinh ng, hp dn, gúp
phn to biu tng, c th húa s kin lch s cho HS d tip thu kin thc, thit
b dy hc cũn l mt trong nhng ngun t liu quan trng [1].
L ngi qun lý, tụi ó giỳp cho mi GV hiu rừ mc ớch ca vic s
dng thit b dy hc i vi phõn mụn Lch s l nhm b sung kin thc cho bi
hc; tng cng tớnh trc quan trong dy hc; l phng tin mi GV thc hin
vic i mi phng phỏp, hỡnh thc dy hc; kớch thớch s chỳ ý ca HS.
3.3.1. GV phi nm vng cỏc k thut v thi im s dng thit b, dựng trong
tit hc
13


Tôi đã hướng dẫn GV nắm vững các kĩ thuật khi khai thác đồ dùng, dùng
các câu hỏi gợi mở, sử dụng đồ dùng đúng lúc trong các hoạt động dạy học. Trên

cơ sở khai thác thông tin từ nguồn tư liệu do thiết bị mang lại, dưới sự tổ chức và
dẫn dắt của GV, HS từng bước lĩnh hội, nắm vững kiến thức của bài học.
Ví dụ: Dạy bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, GV sử dụng ảnh
quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.
Bức ảnh này nhằm cung cấp thêm tư liệu cho bài học, ảnh này gồm 2 ảnh
nhỏ (Bức ảnh thứ nhất chụp lại cảnh bắt sống tướng Đờ Ca- xtơ- ri trong chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ; Bức ảnh thứ hai là cảnh hàng binh Pháp bị giải đi sau
chiến dịch Điện Biên Phủ.Thời điểm GV có thể sử dụng hai bức ảnh trong tiết học:
Thứ nhất: Sau khi trình bày xong diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ,
GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, GV đặt một vài câu hỏi gợi ý:
+ Việc chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàng thể hiện điều gì? (Sự thất bại của
kẻ thù ở chiến dịch Điện Biên Phủ)
+ Điều đó đã thể hiện sức mạnh của quân và dân ta như thế nào? (Sức mạnh
to lớn và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta.
Thứ hai: GV có thể sử dụng bức ảnh kết hợp với tường thuật diễn biến chiến
dịch ở cuối đợt 3 (đưa ảnh bắt tướng Đờ Ca- xtơ- ri) và phân tích ý nghĩa của
chiến thắng Điện Biên Phủ (đưa ảnh hàng binh Pháp bị giải đi) [1].
3.3.2. Khai thác kênh hình trong dạy học phân môn Lịch sử
Kênh hình gồm tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,…Đây là phương tiện dạy học rất
đặc trưng của phân môn lịch sử, giúp HS tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch
sử trong quá khứ, góp phần tạo biểu tượng lịch sử cho HS, nhờ đó mà HS thu nhận
thông tin một cách thuận lợi và dễ dàng, giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh,
kiến thức lịch sử mà các em thu nhận được [3].
Ví dụ: Khai thác bức tranh “Xô viết Nghệ- Tĩnh”, HS khó xóa mờ được hình
ảnh những người nông dân, công nhân “gan vàng” xông lên lật đỏ chế độ thống trị
của thực dân Pháp và phong kiến.
* Muốn hướng dẫn HS khai thác kênh hình có hiệu quả, tôi hướng dẫn GV
cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Nắm chắc nội dung kênh hình
- Xác định rõ kiến thức nội dung trong bài mà HS cần phải hiểu, biết qua

kênh hình.
- Chuẩn bị một số câu hỏi phù hợp với trình độ HS, gợi ý để HS tự khai thác
kiến thức từ kênh hình. Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS
- Kịp thời động viên, khuyến khích và đánh giá kết quả học tập của HS [3].
Ví dụ: Dạy bài 9 “Cách mạng mùa thu”, sử dụng bức ảnh “Cách mạng tháng 8
năm 1945” (ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn). Nhìn các bức ảnh, GV giúp HS khai thác
nội dung bài thông qua 3 bức ảnh tư liệu, để HS thấy được khí thế cách
mạng của quần chúng khi nổi dậy cướp chính quyềnnhư sau:
+ Bức ảnh thứ nhất thể hiện việc giành chính quyền tại Thủ đô Hà Nội với
hình ảnh quần chúng cách mạng biểu tình chiếm Phủ Khâm sai ở Bắc Kì- trụ sở
của chính quyền bù nhìn tay sai.
14


+ Bức ảnh thứ hai là cảnh diễu hành của quần chúng bên một cổng thành ở
Cố đô Huế- trung tâm của chính quyền phong kiến tay sai, đánh dấu thắng lợi cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền ở Cố đô.
+ Bức ảnh thứ ba là một cuộc mít tinh biểu dương lực lượng của nhân dân
Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn. GV
có thể khai thác các bức ảnh trên mấy phương diện sau:
Một là: Dùng để minh họa cho lời giảng của GV khi dạy về diễn biến và ý
nghĩa của cuộc “Cách mạng mùa thu”
Hai là: Giới thiệu cho HS biết các địa danh trong các bức ảnh. GV nhấn
mạnh sự tiêu biểu, điển hình của các địa danh đó, chẳng hạn: Phủ Khâm sai là trụ
sở bộ máy chính quyền địch,…
Ba là: Dùng bức ảnh kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS khai
thác tư liệu như: Hãy nhận xét về khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân
được thể hiện qua các bức ảnh,…
* Để tiến hành khai thác kiến thức từ kênh hình, GV hướng dẫn HS thực
hành lần lượt theo các bước:

- Trước tiên, GV bằng cách giới thiệu sơ lược nhưng hấp dẫn những hình
ảnh trong hệ thống kênh hình, đồng thời hướng dẫn chú giải, kí hiệu, quy ước,…
- Nêu mục đích làm việc với kênh hình.
- Đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình.
- Gọi HS trả lời câu hỏi (hoặc trình bày sau khi thảo luận) trên cơ sở các
em tự phát hiện kiến thức mới qua khai thác kênh hình.
- Tạo cơ hội cho HS khác nhận xét, bổ sung trước khi GV đưa ra kết luận và
khắc sâu kiến thức [3].
Ví dụ: Dạy bài “Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947”
Những kiến thức trong bài HS cần khai thác qua bản đồ:
+ Nhận biết được vị trí của Việt Bắc và tầm quan trọng của căn cứ này.
+ Các mũi tấn công của ta và đường rút lui của địch.
+ Nghệ thuật chọn điểm tấn công của quân ta.
GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ trong SGK: Yêu cầu HS
quan sát bản đồ hình 17, trang 113, trả lời các câu hỏi (hình thức dạy học có thể
thảo luận nhóm đôi, nhóm 4, theo lớp,…)
+ Khu căn cứ địa Việt Bắc nằm ở vị trí nào của đất nước?
+ Nhìn trên bản đồ và cho biết: Việt Bắc gồm mấy tỉnh, là những tỉnh nào?
+ Vị trí của Việt Bắc có tầm quan trọng như thế nào?
+ Chỉ trên bản đồ những vị trí mà quân ta tấn công và mai phục địch.
+ Tại sao ta lại chọn những vị trí đó?
+ Chỉ trên bản đồ các mũi tấn công của ta và đường rút lui của địch.
Từ việc trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV, kết hợp chỉ trên bản đồ, HS sẽ
nắm được diễn biến của chiến dịch, ý nghĩa của nghệ thuật quân sự do Đảng ta
lãnh đạo.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng lịch sử
Hiện tại trên Internet có rất nhiều hình ảnh có thể phục vụ cho bài giảng
phân môn Lịch sử. Khi dạy Lịch sử, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh
15



minh họa (lược đồ, mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng, diện tích lãnh
thổ, ...). Lúc này Internet sẽ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho chúng ta, hay chúng
ta có thể tìm những đoạn phim tư liệu có liên quan để minh họa cho bài dạy, sẽ
làm tăng thêm tính thuyết phục, tính chất thực của các sự kiện.
Ví dụ: Dạy bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”. Kết hợp sử dụng phương pháp
trực quan và trình chiếu Power point, GV hướng dẫn HS trình bày chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử và cuộc tấn công vào Dinh Độc lập.
Sau khi trình bày trận đánh trên sơ đồ cho HS dễ hình dung: Chiến dịch Hồ
Chí Minh bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 26/4/1975. Kết thúc phần trình bày trận
đánh bằng lời, GV cho HS xem 1 đoạn video (phim tư liệu) tải trên mạng Internet
“Tiến vào Dinh Độc Lập”. Đoạn clip dài 3 phút, kèm theo lời bình: Quân ta chia
làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Tại mũi tiến công phía Đông, dẫn đầu là lữ
đoàn xe tăng 203, xe tăng 843 tiến vào Dinh Bộ chỉ huy chiến dịch, giao nhiệm vụ
cho lữ đoàn phối hợp với đơn vị bạn cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Chiếc xe
tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu,…xe tăng 843 lao vào cổng phụ và
bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Lữ đoàn xe tăng
203 tiến vào dinh, xe tăng 390 húc đổ cổng dinh. Lá cờ tung bay trên nóc dinh
Độc Lập, tiếng reo hò sung sướng mừng giờ phút lịch sử đất nước được thống nhất
và độc lập. Bắc Nam sum họp một nhà [5].
Ví dụ: Khi dạy bài "Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập" môn lịch sử lớp 5,
tìm và Downloads (trên Internet) đoạn Video-clip Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
tại quảng trường Ba Đình cho học sinh theo dõi, từ những hình ảnh thật về Bác và
nội dung của bản tuyên ngôn được phát ra từ chính giọng nói của Bác sẽ làm cho
học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu quê hương đất nước, từ đó các em
có thái độ học tập tốt hơn để tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
Hiện nay phần mềm Power point là phần mềm thông dụng và hiệu quả nhất
trong việc đưa nguồn sử liệu đến với HS. Các em được quan sát thêm nhiều hình
ảnh về sự kiện, được xem các đoạn phim tư liệu chân thực về sự kiện đó. Điều đó
sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức lịch sử. Có thể nói ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học Lịch sử mang lại hiệu quả rất lớn cho sự thành công của bài học.
Từng bài giảng của GV được tham khảo và thiết kế bằng phần mềm trình chiếu
Powerpoint, với các hiệu ứng sinh động, kèm theo hình ảnh mô tả rõ ràng, sinh
động các nội dung trọng tâm của bài học như sự kiện tiêu biểu của Cách mạng
tháng 8 là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn,...được
nhấn mạnh trên slide cụ thể, dễ dàng cho học sinh ghi nhớ các kiến thức cần thiết
và dễ dàng nắm bắt được nội dung của bài học.
Để xây dựng kho tư liệu cho phân môn Lịch sử lớp 5, trường chúng tôi
nghiên cứu và đọc kĩ nội dung, bối cảnh lịch sử nước nhà theo trình tự thời gian,
đọc kĩ nội dung từng bài dạy, tìm kiếm các ảnh tư liệu, phim tư liệu cần thiết phục
vụ tốt cho bài dạy sau đó sắp xếp theo từng bài để dễ tìm kiếm. Thực tế cho thấy
các bài giảng hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên và HS trong các bài học. Những ảnh tư
liệu cần thiết tương đối đầy đủ, đặc biệt là các thước phim tư liệu quý giá là những
đồ dùng dạy học hữu ích thu hút cao sự chú ý của học sinh, đem lại thành công
cho bài giảng của giáo viên trong tổ 5. Việc làm này đang được các
16


đồng chí giáo viên trong trường quan tâm học hỏi. Nhiều nhóm giáo viên bắt đầu
sưu tầm tài liệu cho các môn học khác theo hình thức trên.
Bằng cách sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bài giảng trình chiếu
Powerpoint thực sự rất có hiệu quả. Qua đó các em thấy được sự hào hùng, oanh
liệt trong chiến dịch này. Những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em.
Tóm lại: Thiết bị dạy học không chỉ dừng ở việc minh họa kiến thức, làm
bài học thêm sinh động mà còn được xác định là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng,
một bộ phận cấu thành của bài học Lịch sử. Thiết bị dạy học góp phần phát triển
khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho HS. Với ý nghĩa như
vậy, dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học GV phải triệt để sử dụng các thiết bị dạy
học.
3.4. Dạy học thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan Di tích lịch sử,

địa điểm văn hóa
Ngoại khoá lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, có
vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Các tri thức
lịch sử HS tiếp nhận được không chỉ qua bài học trên lớp mà còn phải qua nhiều
kênh thông tin khác, trong đó hoạt động ngoại khoá là một trong những kênh
thông tin quan trọng.
Ngoại khoá lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện
lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò
chơi lịch sử…Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ giới thiệu các hình thức tổ chức
ngoại khoá dễ tổ chức và mang lại hiệu quả cao.
Hình thức chủ yếu của hoạt động này là tham quan các di tích bảo tàng,
tham gia các lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử. Để cho các hoạt động này
được tiến hành có hiệu quả thì GV cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời gian,
nội dung học tập, dự kiến công việc của từng HS, từng nhóm HS. Các hoạt động
đề ra phải phù hợp với nội dung chương trình, tâm lí lứa tuổi HS, thường gắn với
các ngày kỉ niệm lớn của dân tộc, ngày sinh các anh hùng dân tộc… Trong đó HS
phải đóng vai trò chủ thể, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, phát huy tối đa
năng lực, sở thích của từng HS.
Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lôi cuốn
đông đảo HS, tránh các báo cáo, diễn văn dài dòng. Trong quá trình tham quan di
tích lịch sử, HS cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành từ đơn giản đến
phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu.
Ví dụ: Trong tiết học Lịch sử địa phương, nhà trường tổ chức cho HS tham
quan các di tích văn hoá của địa phương như: khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thị trấn
Rừng thông (năm 2015); Di tích Lịch sử Quốc gia Thiều Thốn, tại xã Đông Tiến
(năm 2016); khu bảo tàng Tỉnh và khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thành phố Thanh
Hóa (năm 2017).
Tóm tại: Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sử là một trong những
biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử ở trường
phổ thông hiện nay. Qua các hoạt động ngoại khoá, chúng tôi nhận thấy hầu hết

HS đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. Qua
đó góp phần rèn luyện cho HS phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo
17


của các em khi làm việc. Đây là cơ sở để sau này HS có phương pháp hoạt động
thực tế năng động trong cuộc sống.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau quá trình nghiên cứu, tích lũy về nội dung chương trình SGK lịch sử
lớp 5, tiếp thu lĩnh hội ý kiến từ đồng nghiệp nghiệp. Tôi đã nghiên cứu và hướng
dẫn giáo viên nhà trường áp dụng phương pháp đã nêu trên, chúng tôi thấy kết quả
học tập của học sinh đã chuyển biến khá mạnh mẻ. Với phương pháp này nhằm
phát huy sự hứng thú, tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều này đã thể hiện rất
rỏ qua các lần khảo sát.
Tinh thần học tập của học sinh: học sinh hứng thú và tích cực trong các tiết
học. Các em nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử trong chương trình.
Kết quả học tập năm học 2015- 2016 đối với phân môn Lịch sử lớp 5 được
đánh giá như sau:
Thời điểm
HS làm bài
kiểm tra
Đầu năm
Học kì I
Học kì II

Tổng
số
HS
46
46

46

Điểm
9- 10
SL
TL
5
10.9%
8
17.4%
12 26.1%

SL
15
22
20

Điểm
7- 8
TL
32.6 %
47.8%
43.5%

SL
19
13
14

Điểm

Điểm
5- 6
Dưới 5
TL SL
TL
41.3 % 7
15.2%
28.3% 3
6.5%
30.4% 0
0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đáp ứng với yêu cầu trình độ của người giáo viên trong thời đại mới,
mỗi thầy cô giáo cần phải vận động không ngừng, luôn tự học, tự nghiên cứu sáng
tạo để vốn kiến thức luôn được bổ sung, luôn được làm mới. Muốn dạy học tốt
phân môn lịch sử nói chung người giáo viên cần phải:
- Khi dạy phân môn Lịch sử, trước hết giáo viên phải nắm được kiến thức
lịch sử không chỉ ở khối lớp của mình đang dạy mà phải xâu chuỗi được cả một hệ
thống kiến thức trong chương trình Tiểu học.
- Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, phù hợp với tâm sinh lý
của học sinh và thực tế của lớp học.
- Khai thác triệt để kênh hình, kênh thông tin ở SGK và tài liệu thu thập
được để tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập từ đó giúp các em chiếm
lĩnh kiến thức một cách chủ động.
- Tìm tòi và phối hợp tốt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học
tích cực nhằm phát huy ở học sinh tính tò mò, ham học hỏi để em tự tìm tòi khám
phá ra kiến thức mới.
- Lời nói, ngữ điệu và cử chỉ của giáo viên là một yếu tốt rất quan trọng

trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Ngay từ khi vào
bài, lời nói và ngữ điệu của giáo viên tốt cũng tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút
các em sự tò mò, chú ý xem nội dung sắp diễn ra như thế nào?
18


- Rèn luyện các kĩ năng nhận thức cho học sinh như: mô tả, tưòng thuật,
nhận xét, đánh giá, so sánh, tổng hợp, liên hệ,... và biết vận dụng thực tế cuộc
sống.
- Khi chuẩn bị bài lên lớp, yêu cầu đối với GV :
+ Việc chuẩn bị kĩ nội dung bài sẽ giúp cho nội dung bài học được sâu sắc,
đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, người GV cần lưu ý nắm chắc tiến trình của một bài
học lịch sử theo mô hình đổi mới PP, đó là: Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm
vụ học tập; chuẩn bị đồ dùng dạy học; GV cần có những định hướng cụ thể đối với
nội dung bài học. Muốn làm tốt được điều này, người GV cần lưu ý: Lời dẫn phải
súc tích, phải đề cập tới cốt lõi của bài học, tạo ấn tượng, gợi trí tò mò cho học
sinh
+ Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu bởi đây là khâu cực kì
quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử.
- Sự chuẩn bị của HS: Đối với HS lớp 5, GV có thể yêu cầu các em chuẩn bị
bài trước với một số nội dung như: tìm hiểu thêm thông tin về các nhân vật, sự
kiện thông qua sách báo, Internet, sưu tầm tranh ảnh tư liệu, … để bài học được
diễn ra sôi nổi, hào hứng, và quan trọng hơn là các em được chủ động lĩnh hội
kiến thức.
2. Kiến nghị
- Để một giờ dạy đạt hiệu quả cao không chỉ dựa vào sự đổi mới về phương
pháp hay hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, sự tiếp thu bài của học sinh, mà
đồ dùng dạy học để phục vụ cho bài học cũng góp phần hết sức quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả giờ dạy. Vì vậy đề nghị nhà trường cũng như các cấp lãnh
đạo quan tâm đến việc bổ sung mua sắm trang thiết bị dạy học để đáp ứng được

yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay.
- Đề nghị nhà trường cũng như cấp trên thường xuyên có kế hoạch tổ chức
hội thảo SKKN để giáo viên các trường nói chung được nắm bắt, học hỏi kinh
nghiệm áp dụng vào thực tiễn dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA
Người viết
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đỗ Thị Minh

19


MỤC LỤC
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Một số biện pháp thực hiện
3.1. Giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, cách thức
tổ chức dạy học phù hợp từng loại bài trong chương trình
3.2. Hướng dẫn giáo viên sử dụng trò chơi học tập để dạy phân

môn Lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy
3.3. Giúp giáo viên khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị trong DạyHọc phân môn Lịch sử lớp 5
3.4. Dạy học thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan Di
tích lịch sử, địa điểm văn hóa
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
6
6
10
13
17
18
18
18
19

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo, tháng 12/2006.
[2]. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 tập 2 của Bộ Giáo dục & Đào tạo,
tháng 9/2007.
[3]. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì (2003- 2007)
tập 2 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tháng 3/2005.
[4]. Trò chơi học tập môn Lịch sử và địa lý lớp 4,5 của Nguyễn Tuyết Nga, Nhà
xuất bản Giáo dục, tháng 9/2007.
[5]. Nguồn tham khảo Internet.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Minh
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường Tiểu học Đông Tiến B,
huyện Đông Sơn

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

(Phòng,
Sở,
Tỉnh...)
Cấp tỉnh

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

B

2002- 2003

Kết quả

1

Kinh nghiệm “Bước đầu giúp HS
lớp 3 luyện viết đoạn văn hoàn
chỉnh”

2

Giúp HS lớp 4 nắm vững về câu,
kĩ năng nhận diện và phân tích các

thành phần câu

Cấp tỉnh

C

2004- 2005

3

Kinh nghiệm về việc chỉ đạo bồi
dưỡng GV dạy môn TNXH lớp 3,
chủ đề “Tự nhiên”

Cấp tỉnh

B

2005- 2006

4

Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo và
hướng dẫn GV sử dụng thiết bị
dạy học

Cấp tỉnh

B


2007- 2008

Cấp tỉnh

B

2010- 2011

Cấp tỉnh

B

2013- 2014

5

6

Một số biện pháp trong công tác
xã hội hóa giáo dục góp phần xây
dựng trường Tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia
Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của thư viện trường
Tiểu học huyện Đông Sơn

22


23




×