Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn biện pháp chỉ đạo quá trình dạyhọc nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.61 KB, 37 trang )

Nên In theo thứ tự sau:
1. Trang bìa.
2. Trang áp bìa (in lại trang bìa).
3. Mục lục
4. Nội dung
5. Phụ lục và tài liệu tham khảo

Lưu ý:
1. Trước khi in nhớ xem tên trường, tên lớp, tên chuyên đề, tên địa phương
để tham khảo.
2. Trong đề tài có thể có chữ viết tắt. Bạn có thể in thêm danh mục chữ viết
tắt.
4. Có thể sau khi đọc nội dung tài liệu này, bạn sẽ thấy tên tài liệu có thể
đổi được thành tên khác hay hơn, phù hợp hơn.

Sử dụng:
Chỉ nên sử dụng tài liệu này để học tập kinh nghiệm đồng nghiệp, đồng
môn và rút kinh nghiệm cho bản thân trong công việc.
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………

Họ và tên người viết
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA
KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Địa phương, tháng XX năm 2XXX
- 2 -
MỤC LỤC
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi)


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trang 3
1. Lý do chọn đề tài
4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2
3
4
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
- 3 -
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN - TỈNH
- 4 -
- 5 -
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở khoa học của công tác chỉ đạo dạy và học
trong trường Tiểu học.
1.1 Cơ sở pháp lý
1.2 Cơ sở lý luận
1.3 Cơ sở thực tiễn
Chương II: Thực trạng của việc chỉ đạo quá trình dạy học
ở trường Tiểu học - huyện - tỉnh
2.1 Vài nét về trường Tiêủ học Pha - huyện Than Uyên- tỉnh
Lai Châu
2.2 Thực trạng về chỉ đạo quá trình dạy học ở trường Tiêủ
học Pha - huyện Than Uyên- tỉnh Lai Châu
Chương III: Biện pháp chỉ đạo quá trình dạy học ở
trường Tiểu trong giai đoạn hiện nay.
3.1 Nhận thức.
3.2 Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học.
3.3 Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
2. Một số kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1
2
2
2
3
4
4

5
6
7
7
8
13
13
15
17
22
23
24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, giáo dục nhằm đào tạo con người - nguồn nhân lực đáp ứng công
cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ và mục tiêu
cơ bản của giáo dục đã được Nghị quyết TW 2 khoá VIII chỉ rõ : "Nhằm
xây dựng những con người và thế hệ trẻ tha thiết gắn bó với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… ". Hơn nữa, đến đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX Đảng ta tiếp tục đề ra chủ trương "Giáo dục đào tạo là
Quốc sách hàng đầu, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
Trong những năm qua kết quả đào tạo của nhà trường đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt nhưng còn gặp nhiều khó khăn đó là : Đội ngũ giáo viên
chưa đồng đều về trình độ, tay nghề còn hạn chế, chất lượng đại trà của học
sinh còn thấp. Nguyên nhân của những tồn tại trên thì có nhiều xong chủ
yếu phụ thuộc vào sự quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Đây

là vấn đề trăn trở của bản thân tôi trong nhiều năm qua từ khi còn là Tổ
trưởng chuyên môn rồi Bí thư Đoàn Thanh niên nay là Phó hiệu trưởng
quản lý mảng dạy và học .(chuyên môn nhà trường ).
- 6 -
Từ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quá trình
dạy học trong trường Tiểu học bằng việc làm cụ thể tại trường Tiểu học kết
hợp với những kiến thức được trang bị ở trường Học viện quản lý giáo
dục , xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như đã trình bày
trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài : "Biện pháp chỉ đạo quá trình dạy học
ở trường Tiểu - huyện - tỉnh " để làm Tiểu luận tốt nghiệp
khoá học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động dạy và học ở nhà trường trong giai đoạn mới.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
3.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
hoạt động dạy và học của công tác quản lý quá trình dạy học trong nhà
trường.
3.2. Phân tích thực trạng của biện pháp chỉ đạo quá trình dạy và học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Tiểu - huyện -
tỉnh
3.3. Đề xuất những biện pháp và những kinh nghiệm nhằm nâng cao
hiệu quả của quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học tại trường Tiểu -
huyện - tỉnh
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
4.1. Khách thể nghiên cứu :
- 7 -
Hoạt động dạy và học tại trường Tiểu - huyện - tỉnh
4.2. Đối tượng nghiên cứu :
- Nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy

và học tại trường Tiểu .
- Những biện pháp quản lý chỉ đạo quá trình dạy học trong trường
Tiểu .
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận :
- Dựa vào các văn kiện, Nghị quyết đại hội Đảng và các văn bản của
Nhà nước. Đặc biệt là Luật giáo dục,NXB Chính trị quốc gia,năm 2005;
Điều lệ trường Tiêủ học theo quyết định số51/2007/QĐ-BGDĐT ngày
31/8/2007 .
- Các tạp chí, đề tài về giáo dục đào tạo.
- Dựa trên lý luận được tiếp thu qua các bài giảng của các thầy cô
giáo ở trường Học viện quản lý giáo dục .
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Phương pháp quan sát và khảo sát thực tế.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý.
5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ :
- Tài liệu tính toán thống kê và các tài liệu có liên quan
- 8 -
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC
CHỈ ĐẠO DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở pháp lí :
* Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ :
"Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa" (Điều 12 - Hiến pháp năm 1992).
Vì vậy, giáo dục cũng được quản lý bằng pháp luật, bằng các Chỉ thị,
Nghị quyết của Bộ và Sở giáo dục - đào tạo về nhiệm vụ năm học, các Chỉ
thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giáo dục như:

- 9 -
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học.
- Quy chế đánh giá xếp loại học sinh phổ thông ban hành ngày
5/10/2006.
- Quy chế đánh giá , xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ
thông công lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày
21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
* Quản lý giáo dục nhằm mục đích hoàn thành mục tiêu của giáo
dục đó là : "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc" (Điều 2 - Luật giáo dục).
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn
hiện nay được thể hiện trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX đó là : Tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục được
thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ và sáng tạo của học sinh để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn
thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện theo phương châm "Học đi đôi với
- 10 -
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với
đời sống xã hội".
1.2. Cơ sở lý luận :
Quá trình dạy học bao gồm ba thành tố cơ bản : Khái niệm khoa học,
hoạt động dạy và hoạt động học.
- Khái niệm khoa học vừa là nội dung vừa là đối tượng của sự lĩnh
hội, nó là yếu tố khách quan thứ nhất quyết định logic của quá trình dạy

học. Khái niệm khoa học chính là điểm xuất phát, đồng thời cũng là điểm
kết thúc của việc học.
- Hoạt động dạy là hoạt động của người thầy có vai trò chỉ đạo với
"chức năng kép" đó là truyền đạt thông tin và điều khiển tối ưu quá trình
hoạt động lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh,
đồng thời cũng từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn,
năng lực sư phạm và khả năng hoạt động xã hội. Thông qua hoạt động dạy,
các năng lực phẩm chất và các nét tính cách của người thầy ngày càng ổn
định, hoàn thiện và phát triển hơn.
- Hoạt động học là hoạt động của đối tượng trong đó học sinh là chủ
thể. Phương pháp của học trò là phương pháp nhận thức phản ánh, biến các
hiểu biết của nhân loại (qua tài liệu) thành học vấn riêng của bản thân
mình. Hoạt động học là yếu tố khách quan thứ hai quy định lôgic của quá
trình dạy học.
- 11 -
Quá trình dạy học có bản chất "Toàn vẹn", các yếu tố của nó luôn
liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, cùng tồn tại và
phát triển một cách thống nhất.
Khi ta quản lý quá trình dạy học là ta tác động vào các thành tố đó
làm nó phát triển theo mục tiêu đã định bằng sự hiểu biết và có những định
hướng thích hợp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Theo sự phát triển
của xã hội thì các em ở lứa tuổi này ốn lập thân, lập nghiệp, cầu tiến bộ. Đó
chính là động lực trong sự phát triển nhận thức trí tuệ ốn vươn lên làm chủ
cuộc sống của mình. Quá trình giáo dục trong nhà trường nhằm mục tiêu
phát triển nhân cách học sinh, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
1.3. Cơ sở thực tiễn :
Quản lý quá trình dạy học có chức năng vô cùng quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Sự phối hợp giáo dục giữa gia
đình, nhà trường và xã hội, các trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật, các

cơ sở giáo dục ngoài nhà trường…. tất cả đều hướng về mục đích giáo dục
thống nhất đó là : Dạy chữ, dạy người và dạy nghề để đáp ứng đơn đặt
hàng của xã hội.
Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương, điều kiện kinh tế xã hội và
trình độ nhận thức chỉ đạo của người quản lý mà việc quản lý quá trình dạy
học có thể có những thay đổi, điều chỉnh nhất định sao cho phù hợp. Để có
được một tổng thể chỉ đạo quá trình dạy học ổn định, lâu dài, tương đối
- 12 -
hoàn thiện và phù hợp với giai đoạn hiện nay thì cần phải có sự tiếp tục
nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm quy tụ lại
thành yếu tố cơ bản, khoa học và hiện đại góp phần thúc đẩy giáo dục phát
triển, thực hiện vị trí "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" với nhiệm vụ
"Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ trên, giáo dục và đào tạo phải giữ
được sự ổn định tương đối, phải thực hiện những đổi mới cần thiết như :
Đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới về phát triển đội ngũ, đổi mới
về quản lý giáo dục…. một trong những giải pháp quan trọng đó là : Chỉ
đạo nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ xây dựng nề
nếp dạy và học…. góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình
dạy học trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
- 13 -
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU - HUYỆN - TỈNH
2.1. Vài nét về trường Tiểu - huyện - tỉnh :
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp
ứng nhu cầu học tập của con em trong xã và nâng cao trình độ dân trí
trường Tiểu được thành lập (tách ra từ trường Trung học cơ sở Pha )
từ năm 2006 với 28 lớp/ 342 học sinh và 31 thầy cô giáo.
Trường Tiểu đóng trên địa bàn của xã , huyện , tỉnh là

một xã vùng sâu của huyện gồm 11 thôn bản phân bố không đồng đều, địa
hình phức tạp, giao thông đi lại hết sức khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ.
Dân cư sống dải dác, 100% là dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá thấp,
nhận thức về giáo dục chưa cao, mức sống của nhân dân còn thấp (100% số
dân thuộc diện đói nghèo).
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây giáo dục đào tạo ở trường
Tiểu học đã có nhiều chuyển biến lớn về quy mô, chất lượng hiệu quả
giáo dục. Đến nay quy mô trường học đã được mở rộng với 35 lớp và 413
học sinh.
Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên trong nhà trường ngày càng
tăng. Tuổi đời bình quân của cán bộ giáo viên là 26 tuổi, tuổi nghề bình
quân 3 năm.
Chất lượng đội ngũ như sau :
Tổng số giáo viên : 44 đồng chí
- 14 -
Trong đó :
Đại học : 3 đồng chí
Cao đẳng : 8 đồng chí
Trung học sư phạm : 33 đồng chí
Đảng viên : 9 đồng chí
2.2. Thực trạng về chỉ đạo quá trình dạy học ở trường Tiểu
học - huyện - tỉnh :
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự đổi mới của ngành giáo dục và
đào tạo, đứng trước sự đòi hỏi của người học và yêu cầu nâng cao chất
lượng, hiệu quả của giáo dục Ban giám hiệu nhà trường đã có những suy
nghĩ trăn trở, xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
trường. Lấy việc chỉ đạo của quá trình dạy học làm trung tâm và nâng cao
chất lượng đội ngũ, chất lượng giờ dạy trên lớp để xây dựng tốt nề nếp dạy
học và coi đó là nhiệm vụ cấp bách lâu dài.
Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện, nhiệm vụ nhà trường chúng tôi

có một số thuận lợi và khó khăn sau :
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình dạy học :
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều có nhận
thức đúng, tất yếu phải nâng cao chất lượng dạy dạy và học, coi đó là sự
tồn tại phát triển của cá nhân.
- 15 -
Ban giám hiệu nhà trường gồm 3 đồng chí, là người có năng lực
chuyên môn vững, có kinh nghiệm giảng dạy và chỉ đạo quá trình dạy học.
Các tổ chuyên môn đều có cốt cán (Tổ trưởng và tổ phó), có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ vững. Các thầy cô giáo đều tâm huyết với nghề, có
ý thức vươn lên, tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu.
Học sinh của nhà trường bản chất tốt, ngoan. Đại đa số các em có
thái độ học tập đúng đắn, có nhu cầu nâng cao kiến thức và hướng tới sự
phát triển cao hơn…
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường tương đối
đầy đủ để cho học sinh học hai ca.
2.2.2. Những khó khăn trong việc chỉ đạo quá trình dạy học :
- Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý quá trình dạy học của Ban
giám hiệu còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn một số giáo viên chưa chú
ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Chất lượng đội ngũ không đồng
đều,còn nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, số giáo viên trẻ mới ra trường
nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn ít ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
chuyên môn.
- Học sinh thuộc địa bàn dân cư thưa thớt, đời sống của nhân dân ở
đây chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp nên còn rất khó khăn về kinh tế.
Ngoài giờ học các em còn phải bươn chải cùng gia đình kiếm sống nên tình
- 16 -
trạng nghỉ học không có lý do hoặc ham chơi quên mất việc học tập thường
xảy ra.

- Đời sống kinh tế - xã hội thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu.
Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của đại bộ phận nhân dân về
việc học tập của con em chưa sâu, ảnh hưởng đến công tác duy trì số lượng,
chất lượng giáo dục của nhà trường và toàn xã.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường chưa
đáp ứng được nhu cầu của người học. Số phòng học tạm chiếm tới 80%,
chất lượng các phòng học chưa cao. Việc thực hiện các hoạt động ngoài giờ
lên lớp gặp nhiều khó khăn, các Phòng chức năng, dụng cụ học tập còn
thiếu nên đã gây không ít khó khăn cho hoạt động dạy và học.
2.2.3. Một số thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây :
Trường được thành lập từ năm 2006 với 28 lớp/ 342 học sinh và 31
thầy cô giáo. Đến nay quy mô trường lớp được mở rộng với 35 lớp/413 học
sinh, 44 thầy cô giáo.
- 17 -
Khi chưa thành lập toàn xã có ít học sinh học hết lớp 5, đến nay đã có
185 em Hoàn thành chương trình Tiểu học. Trường luôn đạt trường tiên
tiến.


Năm học 2008 – 2009 :
- 18 -



Năm học
Thành tích đạt được
2006-
2007
2007-
2008

2008-
2009
Ghi chú
Giáo viên giỏi cấp trường 14 20 26
Giáo viên giỏi cấp huyện 2 5 5
Đảng viên mới được kết nạp 1 2 2
Tổng số học sinh: 406 học sinh (trong đó khối 1: 88 học sinh; khối 2: 81
học sinh; khối 3: 79 học sinh; khối 4: 78 học sinh; khối 5: 80 học sinh.
Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh năm học 2008 – 2009
và năm học 2006 -2007;2007-2008 cụ thể như bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng tổng hợp kết quả số lượng, chất lượng, hạnh kiểm học sinh :
SL – Cl
HS
NH
Số lượng Đạo đức Học lực
K1 K2 K3 K4 K5 Đ CĐ G K TB Y
06-07 79 78 80 72 33 328 14 3 80 219 40
07-08 81 79 78 80 72 380 10 6 112 240 32
08-09 88 81 79 78 80 406 0 11 126 249 20
2.2.4. Những tồn tại cần khắc phục :
- Chất lượng đội ngũ không đồng đều, một số giáo viên chưa ý thức
đúng mức về bản thân, chậm đổi mới, tuỳ tiện….
- 19 -
- Việc sử dụng các phương pháp quản lý, biện pháp nâng cao chất
lượng dạy và học thiếu linh hoạt.
- Việc tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ chưa
thường xuyên.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc phục vụ a sắm các thiết bị phục
vụ cho việc dạy và học không kịp thời.
2.2.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc chỉ đạo quá trình dạy học :

Qua phân tích thực trạng chỉ đạo quá trình dạy học ở trường Tiêủ
học Pha - huyện - tỉnh tôi thấy có những vấn đề đặt ra đó là :
- Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học.
- Các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao quá trình chỉ đạo dạy học trong trường Tiểu học được cụ
thể hoá trong chương III.
CHƯƠNG III.
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- 20 -
3.1. Nhận thức :
+ Hiểu rõ cấu trúc hệ thống quản lý quá trình dạy học.


- 21 -
Tổ chức
QLQTDH
Hoạt động
dạy học
Đánh giá
kết quả
dạy học
Kết quả
Hiệu quả
Mục tiêu
dạy học
Kế hoạch
dạy học

- 22 -
Kiểm tra
HK1
Kiểm tra
HK2
Kiểm tra
CN
Nội dung
dạy học
Phương pháp
dạy học
Hình thức
dạy học
Điều kiện
dạy học
+ Hiểu rõ cấu trúc dạy học
- 23 -
Phương
pháp học
Mối liên hệ ngoài
BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
Giáo viên chỉ đạo, tổ
chức điều khiển quá
trình dạy học
HOẠT ĐỘNG HỌC
Học sinh chủ động
tích cực tự giác tổ
chức, tự điều chỉnh
hoạt động học

(Cộng tác giúp đỡ)
Phản ánh KQ từng bước
Quản lý quá trình dạy học ở trường Tiểu học là quản lý hoạt động
dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này có quan hệ hữu
cơ, thâm nhập vào nhau tạo nên một hệ thống biện chứng.
Quản lý quá trình dạy học là điều khiển, điều chỉnh quá trình nàyvận
hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
thường xuyên nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ dạy học
để đạt mục đích dạy học.
Trong công tác quản lý quá trình dạy học người cán bộ quản lý phải
xác định được mối quan hệ trên, tác động vào nó, kích thích nó tạo điều
kiện cho sự phát triển và hoàn thiện. Tuy vậy, trước hết phải xây dựng đội
ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên phải đủ
sức, đủ tài từ đó có hướng chỉ đạo cho quá trình dạy học đạt kết quả cao.
- 24 -
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Nội dung của đề tài khá rộng, trong khi thời gian có hạn nên đề tài
chỉ trình bày một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng như : Chỉ
đạo xây dựng nề nếp, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức phong
trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" sử dụng biện pháp kinh tế sư phạm và tâm
lý xã hội….
3.2. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học :
3.2.1. Định hướng :
Tổ chức xây dựng nề nếp dạy học là thực hiện chức năng quản lý,
chính trong việc tổ chức quá trình dạy học nhằm đưa hoạt động dạy và học
đi vào kỷ cương, nề nếp. Nề nếp phải được đi vào chiều sâu tạo thành tinh
thần kỷ luật, tự giác, có ý tứhc trách nhiệm của mọi người trong tập thể sư
phạm, mặt khác phải gắn bó với việc nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ đạo
xây dựng nề nếp phải phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác
và công tác học hỏi lẫn nhau trong tập thể sư phạm, tạo ra bầu không khí sư

phạm thân ái, dân chủ, đoàn kết, gắn bó với nhau tạo đà cho việc nâng cao
chất lượng dạy học.
3.2.2. Các biện pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học :
Từ định hướng trên, người quản lý cần xây dựng kế hoạch quản lý
hoạt động dạy học và hoàn thiện tổ chức dạy học. Trên cơ sở đó người
quản lý phải xác định được các biện pháp chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học
cụ thể sau :
- 25 -

×