Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong dạy học môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.85 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD& ĐT THỌ XUÂN
************&************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG
VIỆC DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5

Người thực hiện: Trịnh Thị Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lai -Thọ Xuân
SKKN thuộc môn : Khoa học

THANH HOÁ NĂM 2016


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, môn Khoa học có vị trí vô cùng quan
trọng. Đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học. Nó cung cấp
cho học sinh một số kiến thức cơ bản vể: sự sinh sản; sự lớn lên của cơ thể người;
cách phòng tránh một số bệnh thông thường; sự sinh sản của động thực vật; một số
vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống sản xuất,.. giúp các em có
cách ứng xử thích hợp với một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản
thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời giúp các em biết quan sát và làm thí nghiệm,
nêu câu hỏi thắc mắc trong quá trình học tập, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói,
hình vẽ, sơ đồ, phân tích rồi so sánh những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên. Qua đó giáo dục các em ham hiểu biết khoa học, có y
thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Yêu con người, thiên nhiên, đất


nước, yêu cái đẹp, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh.
Thực tế dạy học hiện nay, giáo viên chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn trong
việc sử dụng một số phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học truyền thống
vẫn chiếm ưu thế. Các thí nghiệm trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo viên
còn tự trình bày, biểu diễn thí nghiệm thực hành để minh họa cho kiến thức của bài
học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động này để các em chiếm lĩnh
kiến thức khoa học một cách chủ động, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò
khoa học của học sinh. Vì vậy giờ học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà các em
chiếm lĩnh trong giờ học chưa cao, các em ít được tham gia vào quá trình dạy học,
chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh học tập thụ động, phần lớn
nghe giáo viên giảng là chính, có hoạt động nhóm nhưng vẫn chưa gây được hứng
thú học tập cho từng học sinh. Vì vậy, để phát huy hết khả năng của học sinh,
người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như:
Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm;
ph¬ng ph¸p bµn tay nÆn bét; phương pháp trò chơi học tập…Trong đó
phương pháp Trò chơi học tập kÕt hîp víi ph¬ng ph¸p bµn tay nÆn bét là
một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự
tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được
tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. “ Trò
chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích
hoạt động hơn…Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật
hơn…”
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Phát huy tính
tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi trong việc dạy môn
Khoa học lớp 5”
2. Mục đích nghiên cứu .
Qua thực tế dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học cho thấy, trong giảng
dạy giáo viên chỉ mới sử dụng các phương pháp truyền thống, tranh ảnh trong sách
1



giao khoa treo lờn bang cho HS quan sat. Giao viờn giang day mụn khoa hoc phn
ln l cung cõp kin thc cho cac em qua nụi dung sach giao khoa. Hoc sinh tip thu
con mang tinh thu ụng, viờc tip thu ca cac em võn con nhiu han ch. Giao viờn
cụ gng a ra hờ thụng cõu hoi gi m dõn dt hoc sinh tim hiờu võn . HS tich
cc suy ngh, tra li cõu hoi ca giao viờn, phat hiờn v giai quyt võn . Kt qua
hoc sinh thuục bi nhng cha hiờu sõu v cac s võt hiờn tng, k nng võn dung
vo thc t cha cao... Nhiu hoc sinh thuục bi m khụng hiờu ban chõt ca cac s
võt, hiờn tng, k nng võn dung thc t cha tụt. Ngoi ra cac em cha co hng
thu khi hoc mụn Khoa hoc.
ờ phat huy tinh tich cc ca hoc sinh khi tham gia Tro chi hoc tõp, ti
nghiờn cu ny a giúp tôi tỡm c mt s bin phỏp gii quyt nhng
khú khn m hc sinh v giỏo viờn mc phi khi tham gia Trũ chi hc tp.
Qua ú dn nõng cao hiu qu ca phng phỏp Trũ chi hc tp trong
mụn Khoa hc lp 5 nhm nõng cao cht lng dy v hc, cng c khc
sõu hn nhng kin thc c cung cp trong gi hc, qua trũ chi s phỏt
huy c úc tng tng, to cm giỏc thoi mỏi, t tin, sỏng to, gõy
hng thỳ, s tớch cc hc tp ca hc sinh.
3. i tng nghiờn cu:
- Hoc sinh lp 5A m tụi ang day nm hoc 2015- 2016
- Nghiờn cu 1 sụ biờn phap nhm phat huy tớnh tớch cc ca hc sinh
bng cỏch s dng trũ chi trong vic dy mụn Khoa hc lp 5.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Trong qua trinh day hoc, ờ nghiờn cu thc t, tụi a s dung nhng phng
phap nh sau:
- Phng phap nghiờn cu: oc cac ti liờu, giao trinh co liờn quan n võn
nghiờn cu ờ lm c s giai quyt cac nhiờm vu nghiờn cu.
- Phng phap iu tra: Nhm phat hiờn cac võn cn giai quyt, nguyờn nhõn,
chun bi cho cac bc nghiờn cu tip theo.
- Phng phap thi nghiờm: Giao viờn phai t kiờm tra cac trang thit bi v lm th

ờ khng inh s thnh cụng ca thi nghiờm trc khi tin hnh thi nghiờm chinh
thc.
- Phng phap m thoai: Trao i vi hoc sinh ờ hiờu tõm t, nguyờn vong ,
nhng kho khn, vng mc ca cac em. Trao i vi vi ban bố ụng nghiờp ờ
hoc hoi kinh nghiờm trong giang day.
- Phng phap quan sat: Quan sat hoc sinh qua mi tit hoc chinh khoa cng nh
ngoai khoa ờ phat hiờn kho khn, thuõn li trong qua trinh hoat ụng.
- Phng phỏp bàn tay nặn bột: L khi gi oc tng tng, s kinh
ngac, tinh to mo tr.
- Phng phap tng kt, rut kinh nghiờm : ờ kiờm nghiờm tinh thc thi, kha nng
v tac dung ca tro chi vo bi hoc a thit k ờ iu chnh cho hp ly.
II. NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM
1. C s lý lun ca sỏng kin kinh nghim.
2


Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở
mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao
trong giảng dạy.
Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học
mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS.
Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy,
học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự
sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp
với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập.
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện
pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, HS được tập
luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với

tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà
trường Tiểu học được hình thành ở các lớp học, và đặc biệt là các em học
sinh lớp 5A mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2014- 2015, tôi được phân công dạy khối 5, trong quá trình
giảng dạy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số trò chơi học tập vào các tiết dạy môn
Khoa học nói riêng cũng như các môn học khác nói chung nhằm để phát huy tích
tích cực của học sinh trong, nhưng trong quá trình tham gia chơi tôi thấy rất nhiều
em chưa tích cực tham gia trò chơi cùng với các bạn, hoặc chưa mạnh dạn tham
gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong môn Khoa học lớp 5 có rất nhiều
tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến
thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học. Từ những băn khoăn của bản
thân về khả năng tham gia trò chơi học tập của các em nên vào giữa học kì
I tôi đã tiến hành điều tra cụ thể về tình hình học sinh, sự mong muốn và
khả năng tham gia các trò chơi học tập trong môn Khoa học nói riêng và
trong các môn học khác nói chung. Kết quả khảo sát như sau:

số

28

Số học sinh
Số học sinh hứng
rất hứng
thú thú tham gia trò chơi.
tham gia
trò
chơi
SL
TL

SL
TL
10
35,7% 10 em
35,7%
em
3

Số học sinh không
hứng thú tham gia
trò chơi.
SL
8 em

TL
28,6%


ang 4

Sở dĩ các em hứng thú tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được
kết quả là do một số nguyên nhân sau:
+ Về giáo viên:
- Đưa ra trò chơi quá khó, các em không thể thực hiện được.
- Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến
tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu được kết quả gì.
- Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
+ Về học sinh:
- Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?
- Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng - phạt” giữa các

đội chơi.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành thực hiện một số giải
pháp như sau:
3.1. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
Không phải tiết Khoa học nào chúng ta cũng sử dụng đến phương pháp Trò
chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế,
với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương
pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài
tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi
học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt
động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt
động đó.
3.2. Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi.
Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học
sinh hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố
hay khắc sâu, hệ thống được những kiến thức gì?
Phần lớn Trò chơi học tập trong môn Khoa học lớp 5 ở hai dạng kiến
thức: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ
thống hoá kiến thức đã học. Cụ thể như sau:
+ Trò chơi để hình thành kiến thức mới.
Tiết - trang Tên trò chơi

Mục đích trò chơi

Học sinh nhận ra, mỗi trẻ
Bé là con ai? em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ
mình.


4


T2,3 - trang6

.
T6 - trang 14

Ai nhanh, ai

Học sinh biết phân biệt đặc

đúng?

điểm về mặt sinh học và xã hội
của nam và nữ

Ai nhanh, ai
đúng?

Học sinh hiểu 1 số
điểm chung của trẻ ở từng giai
đoạn từ 3 đến 10 tuổi.
Học sinh biết tác nhân gây

đặc

T11 - trang

Ai nhanh, ai


30

đúng?

bệnh, sự nguy hiểm của bệnh
viêm não

T16 - trang

Ai nhanh, ai

Học sinh giải thích được HIV,

34

đúng?

T17 -

HIV lây hay

AIDS là gì? các đường lây
bệnh HIV
Học sinh biết các hành vi

trang36
T35 - trang

không

lây?
Ai nhanh, ai

tiếp xúc thông thường không
lây HIV.
Học sinh biết đặc điểm của

72

đúng?

chất rắn - chất lỏng - chất khí.

T36 - trang
74

Nhà khoa học
trẻ

T37 trang77

Đố bạn

Học sinh biết các phương
pháp tách các chất ra khỏi hỗn
hợp.
Học sinh biết phương pháp
sản xuất muối từ nước biển,
sản xuất nước cất tiêm .


T39 - trang
80,81
T55-trang

Bức thư bí mật

Học sinh

biết vai trò của

Ghép chữ

nhiệt trong biến đổi hoá học.
Học sinh
biết đặc điểm

T57-trang

Bắt chước tiếng

ngoài của động vật đẻ con,
động vật đẻ trứng.
Học sinh
biết thời gian,

116

kêu

điểm sinh sản của ếch.


112

5

bên

địa


T35-trang 72

T36-trang 74

Tiếp sức “ Phân
- Học sinh biết phân biệt ba
biệt 3 thể
của thể của chất.
chất”
- Kể được tên một số chất ở
“Ai nhanh,
ai thể rắn, thể lỏng, thể khí.
đúng?
Tách các chất ra

Học sinh

biết được phương

khỏi hỗn hợp


pháp tách riêng các chất trong
một số hỗn hợp.
+ Trò chơi để củng cố hoá kiến thức
Tiết- trang
T7-trang 16

Tên trò chơi
Ai, đang ở

Mục đích của trò chơi
giai

Củng cố hiểu biết về lứa tuổi

đoạn nào?

vị thành
niên, tuổi trưởng
thành, tuổi già.
Thực hành để củng cố sự
hiểu biết về tác hại của chất
gây nghiện.

T9,10 - trang
20

Chiếc ghế nguy
hiểm


T11- trang 24

Ai nhanh,
đúng?

T18- trang 38

Thẻ xanh – thẻ

Củng cố về giá trị dinh
dưỡng của thuốc và cách sử
dụng thuốc an toàn.
Học sinh biết cách ứng xử khi

đỏ

bị xâm hại.

T20,21 -trang
42

Ai nhanh,
đúng?

T34- trang 68

Ô chữ kì diệu

T49,50-


Ai

nhanh,

trang100

đúng?

ai

Củng cố cách phòng tránh
ai một số bệnh thường gặp đã
học.
Củng cố kiến thức về chủ đề:
Con người và sức khoẻ.
ai Củng cố về tính chất 1 số vật
liệu và sự biến đổi hoá học.

6


T52106

trang

T63-trang 130

Tìm bạn

Ai


Củng cố về sự sinh sản ở thực
vật có hoa.
nhanh, ai Hệ thống 1 số nguồn tài

đúng?
T63-trang 133

nguyên và tác dụng của
chúng.
nhanh,ai
Hệ thống kiến thức về môi

Ai
đúng

T69-trang 142

trường.

Chữ gì?

Củng cố kiến thức có liên
quan đến sự ô nhiễm môi
trường.

Trong số các bài dạy trên mà tôi đã sử dụng phương pháp trò chơi học tập, có
một số bài tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột nên tiết học đã gây
nhiều hứng thú học tập cho học sinh, cụ thể các bài như sau:
STT


Bài

Tên bài dạy

Nội dung kiến thức áp dụng PP trò chơi kết
hợp PP bàn tay nặn bột

1

29

Thủy tinh

Tính chất của thủy tinh

2

30

Cao su

Tính chất của cao su

3

31

Chất dẻo


Tính chất của cao su

4

35

Sự chuyển
của chất

5

36

Hỗn hợp

6

37

Dung dịch

thể

Điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể
này sang thể khác.
Cách tạo ra hỗn hợp, đặc điểm của hỗn
hợp,cách tách các chất trong hỗn hợp.
Cách tạo ra dung dịch, đặc điểm của dung
dịch,cách tách các chất trong dung dịch.


7

38+39 Sự biến đổi
học

hóa

Định nghĩa về sự biến đổi hóa học, lí học,
phân biệt sự biến đổi hóa học, lí học. Vai trò
của nhiệt trong biến đổi hóa học.

8

46+47 Lắp mạch
đơn giản

điện

Lắp được mạch điện đơn giản, phát hiện vật
dẫn điện hoặc vật cách điện.
7


9

51

Cơ quan sinh sản
Các bộ phận chính của nhị và nhụy, phân
của thực vật có

biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị
hoa
hoặc nhụy.

10

53

Cây con mọc lên
từ hạt
Cây con có thể
mọc lên từ một
số bộ phận
của
cây mẹ.

11

54

Cấu tạo của hạt.
Phát hiện vị trí chồi ở một số cây khác nhau.

- Cách nêu mục tiêu của trò chơi giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo,
hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh.
- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp
dẫn của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên
ép buộc. Để có được điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao
cho hợp lý; hợp lý về thời gian; hợp lý về hình thức chơi; về luật chơi; về
hình thức khen thưởng,...tránh làm cho những học sinh không hoàn thành

nhiệm vụ lúng túng khi chơi.
3.3. Cách xây dựng trò chơi học tập.
GV có thể tổ chức một hoạt động học tập thành một trò chơi học tập khi
đã có đủ các điều kiện sau:
- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.
- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.
- Có cách tính kết quả để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần
quyết định sự thành công hay không của trò chơi.
* Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho HS tham gia trò chơi.
Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng,
giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ
dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào?... từ đó, giáo viên dành thời gian
để chuẩn bị (hoặc giao cho học sinh chuẩn bị) chu đáo.
*Ví dụ:
+ Khi chuẩn bị cho trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm” sử dụng trong bài:
Thực hành : Nói “không” đối với các chất gây nghiện Tiết
10 - trang 20/SGK, giáo viên cần chuẩn bị :
8


Giáo viên chỉ cần lấy luôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải
tối màu để học sinh không phát hiện được bên trong ghế là cái gì? Sự
chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo được sự tò mò, tâm trạng hồi hộp
của học sinh khi đến gần chiếc ghế, chiếc ghế ấy sẽ thu hút học sinh tham
gia vào trò chơi.
+ Khi chuẩn bị trò chơi Tiếp sức “ HIV lây hay không lây?’’ sử dụng
trong bài: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS- Tiết 17 – trang 36/ SGK,
giáo viên cần chuẩn bị:

- 2 bộ thẻ chữ ghi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm hoặc không lây
nhiễm như:
Khoác vai

Dùng chung
dao cạo

Cầm tay

Nghịch bơm kim
tiêm đã dùng

Cùng chơi bi

Uống chung ly
nước
Đánh răng chung
bàn chải

- 2 bảng từ có nội dung giống nhau để cho hai nhóm chơi tiếp sức.
Các hành vi có nguy cơ lây

Các hành vi không có nguy cơ

nhiễm HIV

lây nhiếm HIV

Những tấm thẻ chữ, giáo viên không cần làm cầu kì, không có dấu hiệu
phân biệt ở hai hành vi khác nhau, nhưng chữ viết phải rõ ràng, phía sau

thẻ có gắn nam châm để học sinh gắn thẻ lên bảng lớp một cách dễ dàng.
+ Khi chuẩn bị trò chơi “ Thẻ xanh - thẻ đỏ” sử dụng trongbài: Phòng
tránh bị xâm hại- Tiết 18 – trang 38- SGK, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn
bị mỗi em một thẻ xanh và một thẻ đỏ, giáo viên chuẩn bị bốn câu hỏi sau:
1. Đi một mình nơi tăm tối.
2. Ai cho đi nhờ thì cứ đi.
9


3. Khi gặp chuyện lo lắng nên tâm sự với thầy cô, ông bà, cha mẹ,
bạn bè,...
4. Khi có người không quen biết tặng quà, ta nên nhận để họ vui
lòng.
+ Khi chuẩn bị cho trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?” sử dụng trong bài ôn
tập: Con người và sức khỏe- Tiết 20 - trang 42/SGK, giáo viên cần chuẩn bị:
Bốn tờ giấy khổ lớn, 4 bút dạ để cho bốn nhóm vẽ sơ đồ về cách
phòng tránh một trong bốn bệnh đã học: cách phòng bệnh sốt rét; cách
phòng bệnh sốt xuất huyết; cách phòng bệnh viêm não; cách phòng tranh
nhiễm HIV/AIDS.
+ Khi dạy bài (Hỗn hợp- Tiết 36- trang 74/SGK). Tôi đã kết hợp sử dụng
phương pháp bàn tay nặn bột và phương pháp trò chơi học tập, bởi vì nội
dung kiến thức ở bài này rất thực tế và gần gũi với học sinh.
Với phương pháp bàn tay nặn bột tôi đã áp dụng cho hoạt động 2
và 3 của tiết dạy, ở hai hoạt động này học sinh được thực hành ngay tại lớp
để biết cách tạo ra một hỗn hợp và cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Để
đạt được kết quả qua phần thực hành của học sinh thì ở tiết học trước tôi
đã chia lớp thành 3 nhóm và phân công chuẩn bị các đồ dùng phục vụ cho
phần thực hành hoạt động 1 thực hành tạo ra một hỗn hợp gia vị: Muối tinh,
mì chính, hạt tiêu bột; chén, thìa nhỏ. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động 3:
Nhóm 1: cát trắng, nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước, hai cái cốc.

Nhóm 2: Một ít dầu ăn, nước, thìa, hai cái cốc. Nhóm 3: Gạo có lẫn sạn, rá
vo gạo, chậu nước.
Với phương pháp trò chơi học tập tôi đã sử dụng cho hoạt động 2 : Trò
chơi: “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” (Tiết 36 - Hỗn hợp - trang 74/SGK) giáo
viên cần chuẩn bị:
Mỗi nhóm một cái chuông nhỏ, một cái bảng con, phấn viết bảng.
+ Khi chuẩn bị cho trò chơi “ Bức thư bí mật” sử dụng trong bài: Sự biến
đổi hóa học - tiết 39- trang 80/SGK. giáo viên cần chuẩn bị :
- Một ít giấm, một số que tăm, một số mảnh giấy, diêm và nến.
+ Khi chuẩn bị cho trò chơi “ Tìm bạn ” sử dụng trong bài : Cơ quan
sinh sản của thực vật có hoa-Tiết 52- trang106/SGK ) giáo viên cần
chuẩn bị :
- 2 tranh câm:
Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:

10


- 2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực
vật có hoa:
Đầu nhụy

Hạt phấn

Vòi nhụy

Noãn

Bao phấn


Ống phấn

Bầu nhụy

Với tranh câm giáo viên cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh
sản ở thực vật có hoa. Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ
thể, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ cho bức tranh.
Sự chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút HS tham
gia. Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến
thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi. Sự chuẩn bị cho
một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm .
11


Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia
vào trò chơi. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí
thời gian cho các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý. Trò chơi học tập
cũng là 1 hoạt động trong tiết học. Bởi vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian,
thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi.
Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.
Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ
mục tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý.
Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn
ra đầu tiết học hoặc đầu một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng
cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối 1 phần
nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên
cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến thời gian
của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác.
*Ví dụ:
-Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” sử dụng trong bài 14: Phòng bệnh viêm

não (trang 30/SGK) đây là hoạt động đầu tiên của tiết học, cũng là một hoạt
động chính giúp học sinh hiểu được :
+ Tác nhân gây bệnh viêm não.
+ Tác hại của bệnh viêm não.
+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não.
+ Đường lây truyền bệnh viêm não.
Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 4-5 phút để HS có đủ thời gian để đọc
các thông tin trong sách giáo khoa (SGK)- thảo luận rồi lựa chọn đáp án
đúng. Đáp án đúng chính là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu,
khám phá cho bản thân.
- Trò chơi tiếp sức: “ Phân biệt ba thể của chất”; “ Ai nhanh. ai đúng?”
( Tiết 35 – trang 72, 73/SGK). Nội dung kiến thức trong bài học này rất gần
gũi với học sinh, nhưng học sinh chưa phân biệt được ba thể của chất nên
khi dạy tiết học này giáo viên cần tổ chức hai trò chơi trên để học sinh nắm
vững kiến thức hơn.
Đối với trò chơi tiếp sức: “ Phân biệt ba thể của chất”. Giáo viên cần
chuẩn bị hai bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi một tên:

Cát trắng

Cồn

Đường

Ô - xi

Nhôm

Xăng


12


Nước đá

Muối

Dầu ăn

Ni - tơ

Hơi nước

Nước

Kẻ sẵn trên giấy khổ to hai bảng có nội dung giống nhau như sau:
Bảng: Ba thể của chất
Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Đối với trò chơi “Ai nhanh. ai đúng?”: Giáo viên cần chuẩn bị các phiếu
học tập như sau:
Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí:
Chất ở thể rắn
Chất ở thể lỏng
Chất ở thể khí
- Trò chơi: “ Tìm bạn ” (Tiết 52-trang 106/SGK ) đây là trò chơi có mục

đích để củng cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo viên không
cần quá nhiều thời gian cho trò chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động
khác, chỉ cần từ 5-7 phút, đủ để học sinh đọc nhanh nội dung ghi trên các
tấm bìa rồi gắn vào: Sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa.
Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết
dạy. Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian,
thời điểm cho hợp lý giáo viên cần xác định địa đểm, số lượng học sinh
tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù
hợp với cả 3 đối tượng học sinh.
* Địa điểm và đối tượng học sinh tham gia chơi.
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò
chơi cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp.
13


*Ví dụ:
Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các HS
được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo
từng đội chơi , như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? (Tiết 16-trang 34/SGK ). Hay
trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm (Tiết 20-trang23/SGK ), mặc dù đây là trò
chơi để củng cố nội dung nhưng tất cả học sinh cần được tham gia, các em
cần xếp thành hàng dọc để lần lượt đi qua chiếc ghế nguy hiểm. Bởi vậy,
nếu trời không mưa, các em sẽ xếp hàng ngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc
ghế vào lớp.
Nếu trời mưa, giáo viên cần sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh
xếp hàng trong lớp.
Những chuẩn bị này, dù là rất nhỏ nhưng giáo viên cũng cần để ý tới
để chủ động trong mọi tình huống.
Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi học tập cho
các em tham gia sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả

tốt, đó là điều hết sức quan trọng.
3.4. Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước1: giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật
chơi.
- Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
+ VD: “ Chiếc ghế nguy hiểm”; “Bức thư bí mật”; “ Ô chữ kì diệu”, “ Tìm
bạn”,
“thẻ xanh- thẻ đỏ”, “ Thú săn mồi và con mồi”,...
- Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để
làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?...từ đó học sinh xác
định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt
động mà mình phải tiến hành
- Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.
- Hình thức “thưởng- phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.
Bước 2: HS tham gia chơi. ( Học sinh có thể chơi thử nếu cần
thiết).
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham
gia trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này học sinh là
người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích
cực, tuy nhiên ở một số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo
viên hoặc sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức
mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng
túng. Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động
14


viên bằng những tràng vỗ tay…( nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng
đến lớp khác).

Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên.
Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này.
Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ
là trọng tài để phân định “thắng-thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút
ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức đã
học.
- Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi ) báo cáo kết quả .
- Trọng tài đánh giá, phân định “thắng-thua’’- tuyên dương đội thắng
cuộc.
- Em học tập được gì qua trò chơi?
* Ví dụ một số trò chơi mà tôi đã áp dụng trong các tiết dạy.
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? ( Tiết 14- Phòng bệnh viêm não trang30/SGK ):
Bước 1: GV giới thiệu :
- Viêm não là một loại bệnh hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là
gì? lứa tuổi nào hay mắc bệnh? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Các em sẽ
khám phá qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”.
- Mỗi tổ thành một đội chơi, các em sẽ cử đội trưởng cho đội mình.
- Các em sẽ đọc thông tin trong SGK trang 20, bàn bạc trong đội để chọn
câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả đội thống nhất, đội
trưởng sẽ ghi đáp án theo thứ tự câu hỏi vào bảng phụ .
- Sau 7 phút đội nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh nhất và đúng nhất
là thắng cuộc, đội thắng cuộc sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.
Bước 2: Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.
Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh còn lúng túng ).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả. Mỗi đội có thể trả lời thêm 1 số câu hỏi mà
trọng tài đưa ra:
+ Vì sao từ 3-5 tuổi hay mắc bệnh viêm não?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?...

- Trọng tài phân định “thắng – thua”, thưởng cho đội thắng một tràng pháo
tay.
- Em rút ra được kiến thức gì qua trò chơi này?
Với cách tiến hành như trên, các em sẽ chủ động tìm tòi và phát hiện
kiến thức mới cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân và phát huy
được tính tích cực của học sinh trong học tập.
15


Trò chơi:“Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” (Tiết 36 - Hỗn hợp - trang
74/SGK):
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề : Các chất có thể tách ra khỏi một hỗn hợp
hay không? Thực hiện điều đó như thế nào? ( HS suy nghĩ và có thể đưa ra
một số đề nghị như: Lắng, gạn, nhặt,...) Sau đó giáo viên tổ chức và hướng
dẫn cách tham gia trò chơi.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và nêu cách chơi, luật chơi.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi:
Giáo viên đọc câu hỏi ứng với mỗi hình trong SGK, các nhóm thảo luận
rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả
lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.

Sàng, sảy

1

Lọc

2

Làm lắng


3

Câu hỏi 1: Hình 1 làm cách nào để tách cát ra khỏi hỗn hợp nước và cát?
(Làm lắng)
Câu hỏi 2: Hình 2 làm cách nào để tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo và trấu?
(Sảy )
Câu hỏi 2: Hình 3 làm cách nào để tách nước từ hỗn hợp nước đục và cát?
(Lọc)
Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi, khen ngợi các nhóm.
16


Kết thúc trò chơi giáo viên đưa ra câu hỏi vừa giúp học sinh thư giãn vừa
khắc sâu kiến thức cho học sinh: Trong truyện Tấm Cám, vì không muốn
cho Tấm đi dự hội, mụ dì ghẻ của cô Tấm đã làm gì? ( Trộn thóc với gạo và
bắt cô Tấm ngồi nhặt thóc ra khỏi gạo) Vậy mụ dì ghẻ đã tạo ra gì từ thóc và
gạo? ( Hỗn hợp)
Ở tiết học này tôi đã kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với phương pháp
bàn tay nặn bột, trò chơi học tập nên tiết học đạt hiệu quả rất cao và tất cả các em
trong lớp rất thích tham gia trò chơi.
Trò chơi “Bức thư bí mật” sử dụng trong bài: Sự biến đổi hóa
học( tiết 2- trang 80/SGK):
Bước 1: Giáo viên giới thiệu:
- Trong đời sống hằng ngày nhiệt có vai trò rất quan trọng vậy để các em biết
được vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học như thế nào, cô sẽ tổ chức cho các em
tham gia trò chơi “Bức thư bí mật”
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4, nêu cách chơi và luật chơi, giáo
viên yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm, đại diện một số
nhóm đọc thí nghiệm trang 80/SGK.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm, yêu cầu học sinh
trong nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác một cách bí mật,
khi học sinh viết thư giáo viên cần đến từng nhóm để hướng dẫn hoặc giúp
đỡ nếu các em chưa rõ.
- Sau khi các nhóm đã viết và gửi thư đến các nhóm mình gửi, giáo viên
gọi hai nhóm mang bức thư lên trước lớp và yêu cầu
+ Em hãy đọc bức thư mà nhóm mình nhận được.( Học sinh nhìn vào
bức thư và nói: em không đọc được vì em không nhìn thấy chữ)
+ Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này, em phải làm thế nào?
( Em phải hơ trên ngọn lửa)
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh làm thí nghiệm, giáo viên đi từng nhóm
đốt nến và yêu cầu học sinh hơ bức thư nhóm mình nhận được, nhắc học
sinh không được hơ quá gần ngọn lửa kẻo cháy bức thư.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
- Học sinh ở các nhóm hơ xong giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm
đọc bức thư của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu đại diện hai nhóm trả lời câu hỏi:
+ Khi em hơ bức thư lên ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra? (Khi em
hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên.)
+ Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học? (Điều kiện làm
giấm đã khô trên giấy là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy)
- Giáo viên nhận xét, tuyên các nhóm có kết quả tốt.
- Giáo viên hỏi chung cả lớp.
17


+ Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi nào? (Sự biến đổi hóa học có thể
xảy ra khi có sự tác động của nhiệt)
- Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hóa học có thể xảy

ra dưới tác dụng của nhiệt. Vậy dưới tác động của áng sáng thì có thể xảy
ra sự biến đổi hóa học hay không? Các em cùng nghiên cứu ở thí nghiệm
tiếp theo trang 80, 81 để tìm câu trả lời. Qua trò chơi “ Bức thư bí mật” mà
các em đã được tham gia, cùng với câu hỏi gợi ý mà tôi đã nêu ở trên để
học vào hoạt động tiếp theo của tiết học thì đa số các em trong lớp rất hứng
thú học tập.
Trò chơi: “Tìm bạn” Tiết 52- trang 106/SGK: Bước
1: Giáo viên giới thiệu:
- Để thể hiện lại quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa, cô sẽ tổ
chức cho các em chơi trò: “Tìm bạn”.
- Có 2 đội chơi, mỗi đội 7 em, các em sẽ chọn tấm thẻ có ghi chú thích
( hạt phấn; ống phấn ; bao phấn ; bầu nhuỵ ; đầu nhuỵ ; noãn
; vòi nhuỵ ) để gắn vào sơ đồ câm: “Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa” .
Mỗi em chỉ được gắn một lần, bạn sau có thể sửa lại cho bạn trước trong
đội của mình, hết gắn một lần, bạn sau có thể sửa lại cho bạn trước trong
đội của mình, hết lượt mình, sẽ xuống đứng vào cuối hàng của đội. Đội nào
nhanh và đúng hơn là đội thắng cuộc, thời gian tối đa là 3 phút.
- Giáo viên cử học sinh tham gia chơi (có đủ các đối tượng học sinh).
Bước 2: Học sinh chơi như đã hướng dẫn.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Hạt phấn

- Đội trưởng báo cáo kết quả của đội.( chỉ vào từng bộ phận và

nêu tên của bộ phận đó).
Đầu nhụy
- Trọng tài nhận xét, phân định “ thắng-thua ”, tuyên dương đội
thắng cuộc.
- Em học được gì qua trò chơi ?

Học sinh có thể học tập được về: nội dung, kiến thức của bài
học; về sự cẩn thận khi làm việc; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi
Ống phấn
Noãn
hoạt động
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng,
dụng cụ đến việc tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch
ở phần đánh giá, nhận xét rồi đi đến Bầunộinhụydung bài học cần rút
ra, tôi thấy kết quả việc dạy và học ở lớp tôi đã có sự thay
đổi.
3.5. Áp dụng đánh giá học sinh theo thông tư 30 quy định.
Vòi nhụy

Bao phấn

18


Thông tư số 30/2014 TT- BGD&ĐT Ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo được bậc Tiểu học áp dụng kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.
Tôi nhận thấy việc đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư này rất phù hợp với
việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học. Giúp giáo viên điều chỉnh.,
đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình
và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến
bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt
qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra những nhận định đúng những ưu
điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có những giải pháp kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên đánh giá:
Khi dạy môn Khoa học lớp 5 áp dụng theo thông tư 30 quy định tôi đã tiến hành

đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập thông qua
trò chơi trong tiết học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Căn cứ vào đặc
điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong tiết học mà học sinh phải
thực hiện, tôi đã tiến hành một số việc sau:
- Quan sát theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của
học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học.
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp sau khi kết thức các trò chơi học tập.
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ
thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn khi tham gia trò chơi cùng với
các bạn. Do năng lực học sinh trong lớp không đồng đều nên giáo viên có thể chấp
nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương,
khen ngợi kịp thời đối với sự tiến bộ giúp học sinh tự tin hơn khi học tập và khi
tham gia trò chơi học tập.
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.
- Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp y bạn, nhóm bạn ngay trong quá
trình thực hiện các trò chơi, nhiệm vụ học tập của môn học, thảo luận, hướng dẫn,
giúp đỡ bạn hoàn thành.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Với hoạt động giáo dục và bản thân: Nhờ cách áp dụng đánh giá học sinh theo
thông tư 30 này đã khích lệ học sinh mạnh dạn hơn trong học tập,các em tích cực
tham gia trò chơi học tập, các em biết trình bày y kiến rõ ràng hơn, thảo luận, tranh
luận sôi nổi và tìm ra đáp áp nhanh hơn,... giúp các giờ học Khoa học tôi dạy sôi nổi,
đạt được mục tiêu bài học.
- Đối với đồng nghiệp: Qua các tiết thao giảng, dự giờ mà tôi đã áp dụng phương
pháp tổ chức trò chơi, các đồng nghiệp của tôi ở trường đã đồng tình với phương
pháp dạy học mà tôi đã áp dụng và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đã
trao đổi và cùng nhau tìm ra thêm nhiều trò chơi phù hợp với môn Khoa học nói
riêng và các môn học khác nói chung nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong

học tập.
19


- Đối với nhà trường: Các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường ngày càng
sôi nổi và có chất lượng hơn, phong trào học tập được nâng lên rõ rệt.
Năm học 2015 – 2016 tôi tiếp tục dạy lớp 5, chính vì vậy tôi đã áp dụng
tổ chức các trò chơi học tập như năm học trước trong các tiết học Khoa học
thì tôi thấy tất cả các em trong lớp đều hứng thú tham gia trò chơi. Kết quả
kiểm chứng vào giữa học kì hai năm học
2015 – 2016 đạt được như sau:

số
28

Số học sinh rất
hứng
thú tham
gia trò chơi

Số học sinh hứng thú
tham gia trò chơi.

SL
20 em

SL
8 em

TL

71,4%

TL
28,6%

Số học sinh
không hứng thú
tham gia trò
chơi.
Sl
TL
0
0

Kết quả so với năm học trước đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều em trong
lớp đã thích học môn Khoa học hơn, thích được tham gia nhiều trò chơi
hơn. Đây là điều đáng mừng và thúc đẩy tôi tiếp tục thiết kế các trò chơi vận
dụng vào dạy học để nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc
tham gia các trò chơi học tập.
III. KÕt luËn, kiÕn nghÞ
1. KÕt luËn:
Qua việc nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh khi tham gia các trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5, bản
thân tôi rút ra một số kinh nghiệm là: Giáo viên cần nắm vững mục đích, yêu
cầu nội dung tiết học mà áp dụng trò chơi học tập thích hợp với từng tiết. Vì
vận dụng thích hợp, chính xác trò chơi thì kết quả giờ học, kết quả học tập
mới cao.
Song giáo viên cần chú ý:
- Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
- Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học, không đơn
thuần là trò chơi giải trí.
- Tổ chức trò chơi sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia.
- Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi.
- Không để thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm các em mất đi
hứng thú.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. KiÕn nghÞ:
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy:
+ Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh
làm trung tâm.
20


+ Đầu tư nhiều hơn nữa thời gian trong việc nghiên cứu từng bài dạy, lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng trò chơi phù hợp cho từng nội
dung bài học.
+ Muốn tổ chức các trò chơi học tập đạt hiệu quả thì người giáo viên phải chuẩn
bị thật cụ thể và chi tiết từ việc tìm trò chơi, chuẩn bị các vật dụng cần thiết phục vụ
cho trò chơi, hình thức thưởng - phạt và quan trọng là phải xác định được tác dụng
của trò chơi.
- Đối với Nhà trường và Phòng Giáo dục - Đào tạo:
Đề nghị nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm chăm lo, đầu tư
hơn nữa về bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm thêm thiết bị đồ dùng dạy học.
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đặc biệt
là Ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã cố gắng hết sức. Song do điều kiện
khả năng và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được sự giúp đỡ và đóng góp y kiến của Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào
tạoThanh Hoá và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Trịnh Thị Nguyệt

21


22



×