Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN phương pháp dạy tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.1 KB, 18 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ở Tiểu học, kĩ năng đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi em học
sinh. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo
ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học
và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người
trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy
cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển
năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng
hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất , là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài
tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài
tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo ...Tập đọc giúp các
em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được
những rung cảm thẩm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ
đó giáo dục cho các em những tình cảm trong, sáng tốt đẹp, niềm tin và tâm thế
thoải mái trong học tập .
Ở tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là :Hình thành và phát triển ở học sinh
các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe , nói đọc, viết ) để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Biết thêm những từ ngữ ( gồm cả
những thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá , xã hội , bảo
vệ tổ quốc...Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý
chính . Đọc đúng và rành mạch bài văn , nắm được ý chính của bài. Bồi dưỡng
cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng ,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.Vì lẽ đó tôi chọn: “ Phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học
tập cho học sinh lớp 3 .”làm đề tài nghiên cứu của mình.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

“ Phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3.” chính là:
Hình thành kĩ năng nghe,nói,viết và giao tiếp cho học sinh trong nhà trường


đay chính là vấn đề cần quan tâm . Đồng thời với việc dạy văn hoá người giáo
viên phải dạy cho các em (ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó) thì mới có thể học
tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền
tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em .
1


Tạo hứng thú học tập qua môn Tập đọc giúp các em không những học tốt
môn Tiếng Việt mà còn học tốt các môn học khác.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

-Tập trung nghiên cứu phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho
học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thăng Long 2- Nông Cống .
- Hoc sinh lớp 3A ( Lớp do tôi làm chủ nhiệm) : 33 HS; Lớp 3B: 30 HS.
- Tập hợp một số vấn đề lý luận làm cơ sở khoa học trong việc: Đổi mới
phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3.
- Điều tra thực trạng việc : Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú
học tập cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Thăng Long 2 Nông Cống.
- Tìm ra giải pháp, đề ra biện pháp thực hiện.
IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu luật GD, điều lệ trường
Tiểu học, nhiệm vụ năm học, SGK - SGV - Vở BT TV, BTBT lớp 3. Các chuyên
đề GD tiểu học, Một số tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài.
- Nhóm Phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: Điều tra, quan sát, đàm
thoại,, phỏng vấn, trò chuyện với: GV, HS, phụ huynh... kết hợp dự giờ, thăm
lớp, trao đổi trong tổ, khối.
- Nhóm Phương pháp nghiên cứu hổ trợ: Thống kê, phân tích, tổng hợp, đối
chứng, thực tế...


2


B.PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1.Cơ sở thực tiễn: “ Phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho
học sinh lớp .”giữ một vị trí quan trọng đối với học sinh. Đó là:
- Phân môn Tập đọc đặc biệt quan trọng giúp cho HS học tốt các môn học khác;
bởi các em có đọc được thì mới nhận thức được, hiểu được nội dung, nắm được
kiến thức của bài học; đồng thời thông qua phân môn Tập đọc, sẽ hình thành cho
các em nhân cách con người mới phù hợp với thời đại; hình thành cho các em
tình yêu quê hương đất nước.
- Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ giúp
các em phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học tập,
các em sẽ đọc thông, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá trình giao
tiếp với mọi người xung quanh.
2. Cơ sở khoa học:
- Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng
bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em
được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn
khác của Tiếng Việt và các môn học khác.
- Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng,
đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học
sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ… Nó là chìa khoá đưa các
em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân
tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức
tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt khác,
thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài
thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó.

- Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc
diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc
lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm .Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học
sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc
Tiểu học.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
1.Thực trạng: “ Phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh
lớp 3.”
1.1. Khái quát tình hình địa phương:
3


Xã Thăng Long , huyện Nông Cống là xã thuần nông , chủ yếu là nông
nghiệp. Kinh tế phát triển, cuộc sống người dân tương đối ổn định. Dân trí
phát triển học sinh hiếu học, ham học và có nhu cầu học cao.
Song bên cạnh đấy một bộ phận dân cư mải mê làm ăn sao nhãng việc học
tập của con cái dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
1.2.Khái quát tình hình nhà trường :
Năm học 2016- 2017 trường Tiểu học Thăng Long 2 gồm:
* Tổng số:
CBGV, NV nhà trường:
22 người
GV trực tiếp đứng lớp:
14 người , trong đó:
- Giáo viên văn hóa :
14 người .
- Giáo viên đặc thù :
3 người .
* Về trình độ:
CBGV, NV: CĐ, ĐH: 18 người . Đạt 81,8% ; TH: 2 người. Đạt 19,2%

- CBQL: 3 người . Trình độ đại học : 3/3. Đạt 100%
- GV:
ĐH, CĐ: 14/14 người. Đạt 100 %
* Về học sinh:
Tổng số : 410 HS.
1.3. Thùc tr¹ng vÒ viÖc : “ Phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập
cho học sinh lớp 3 .”
* Thuận lợi
- Kiến thức phân môn Tập đọc ở lớp 3 chỉ là những điều đơn giản, cần thiết nhất.
Những hiểu biết ban đầu được nhà trường cung cấp là những điều thiết thực, bổ
ích, làm cho học sinh thích học, ham học và học tốt hơn
.- Giáo viên giảng dạy xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học tập
đọc theo chuẩn KT, KN kết hợp lồng ghép GDKN sống , từ đó lựa chọn nội dung
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, đảm bảo sự hài hoà giữa hình thành
kiến thức và rèn luyện KN tạo hứng thú học tập cho HS.
- Bộ phận chuyên môn của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nông Cống. BGH
nhà trường Tiểu học Thăng Long 2 triển khai sâu rộng, kịp thời cụ thể, rõ ràng
việc giảng dạy phân môn Tập đọc tạo hứng thú học tập cho HS. Đây chính là cơ
sở để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

4


- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất, lên kế hoạch thực hiện thao giảng, dự
giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên về việc dạy học môn Tập đọc đạt hiệu quả
cao . Đặc biệt năm học 2010 - 2011 chương trình đó giảm tải cho học sinh theo
đối tượng từng khối lớp và tình hình học tập, khả năng tiếp thu của từng lớp một
cách kịp thời.
- Học sinh tiếp cận tốt phương pháp, nội dung, cách thức giáo viên truyền đạt.
Từ đó tạo khí thế sôi nổi, hài hoà và hiệu quả cho giờ dạy.

* Khó khăn:
- Đổi mới phương pháp dạy tạo hứng thú học phân môn Tập đọc lớp 3 là một
nội dung mới mẻ, yêu cầu người giáo viên phải thật sự hiểu biết, tìm tòi, nghiên
cứu và thật sự đầu tư thì giờ dạy mới đạt hiệu quả cao. Việc làm này không phải
giáo viên nào cũng làm được.
- Một số giáo viên chưa hiểu rõ, hiểu kỹ việc đổi mới phương pháp truyền thụ
dẫn đến hạn chế làm cho giờ học cứng nhắc, khô khan nhàm chán và rập khuôn
máy móc dẫn đến không đạt được mục tiêu bài dạy.
- Thời lượng cho 1 tiết dạy 35 phút, song yêu cầu lồng ghép quá nhiều nội dung
(ngoài kiến thức cơ bản cần truyền thụ) như: Bảo vệ môi trường, phòng chống tệ
nạn xã hội, an toàn giao thông, giáo dục kỹ năng sống...). Đây cũng là một trong
những khó khăn của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
- Khả năng diễn đạt (đọc, đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể ...) của học sinh còn
kém. Khả năng giao tiếp còn kém hơn nhiều, kỹ năng sống của học sinh thiếu,
hụt trầm trọng cho nên đòi hỏi người giáo viên phải "tài ba" mới lôi cuốn được
học sinh vào hoạt động học tập một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
- CSVC còn thiếu thốn chưa đáp ứng kịp thời việc đổi mới phương pháp dạy
học tạo hứng thú trong giờ học .
2. Hiệu quả của việc: “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc tạo hứng thú học tập
đọc
tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Thị Trấn .”
- Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3
giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng
xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực các tình
huống của cuộc sống, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh được nói, được thể hiện, được trình bày, được làm, được kể, được giao tiếp. Từ đó thực hiện tốt quyền bổn phận của bản
thân, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần của học sinh.
- Thông qua phân môn Tập đọc ở lớp 3, giáo viên có nhiệm vụ hình thành và
phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
5



tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Mặt khác qua hoạt
động dạy và học phân môn Tập đọc góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, mở
rộng hiểu biết về TN, XH và con người. Học sinh được trải nghiệm, nhận thức
thế giới xung quanh và tự ra quyết định cho bản thân trong từng trường hợp,
hoàn cảnh cụ thể. Sống theo mục đích, tự tin không phụ thuộc, dựa dẫm và ỷ lại.
Đây chính là:” Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học
sinh lớp 3”
III . GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Để giải quyết được việc: Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú
học tập cho học sinh lớp 3. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp cụ thể
sau:
*Giải pháp 1 : Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho học
sinh lớp 3. Giáo viên chuẩn bị một số công việc sau:
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải
đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải
rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập
đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần,
đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian
cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng
đoạn của bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối
tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải
nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay
phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp
mình.
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để
học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.

- Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng
nhiều càng tốt.
*Giải pháp 2 : Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc tạo hứng thú học tập cho
học sinh lớp 3. Học sinh chuẩn bị một số việc sau:
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh
mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn
sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung
hay trong các bài tập đọc nói riêng.
6


- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để
đọc.
* Giải pháp 3 :
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thị Trấn
nói riêng cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp 3 còn hạn chế , còn đặc tiếng
địa phương, đọc diễn cảm, đọc nâng cao chưa tốt .
Bảng 1 : Khảo sát khả năng đọc của HS khối 3.
T×m hiÓu thùc tr¹ngcủa nhà trường.
Líp

Đọc tốt

Đọc được
kém

Đọc

Lớp

Sĩ số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3A
33
22
67%
11
33%
0
0
3B
30
13
43,4%
17
50%
2
6,6
Tổng
63
55
48
2
Nhìn vào khảo sát trên cho ta thấy số HS đọc tốt là 55/63 HS . Vì vậy việc dạy
học theo đối tượng HS để nâng cao chất lượng đọc đại trà, đọc đúng, đọc hiểu,

đọc đúng tiếng phổ thông. Từ đó phát huy khả năng đọc mở rộng, nâng cao, diễn
cảm cho HS HTT thông qua câc hình thức dạy học ( đọc cá nhân , đọc theo nhóm
, ... ) . Đây là một việc làm khó đối với GV nhưng giáo trong quá trình kiểm soát
tốc độ đọc, cách đọc của học sinh và sửa sai . Chính vì thế chất lượng đọc của HS
chưa cao. Bên cạnh đó còn một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý
sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh do chàng
màng về nắm kiến thức chuẩn của học sinh từng khối lớp chưa cụ thể.Vì vậy,
giáo viên hầu như không kiểm soát được học trò của mình khi đọc các em chỉ cần
đọc thuộc là được.
*Giải pháp4: Xác định mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ
Tập đọc
- Rèn phát âm đúng:
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học
sinh
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh
HT đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng
khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác
theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo
viên kết luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai
tiếng có thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,...
- Quá trình giảng dạy cần chú ý:
7


Ví dụ: Trong lớp 3A có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai thanh ngã thành
thanh sắc. Giáo viên gọi học sinh HTT phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm
sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc
đúng lỗi đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em
còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa (nếu em mắc lại). Vì số
lượng học sinh mắc lỗi này nhiều nên giáo viên dần sửa sai triệt để. Và các âm

khác khi học sinh phát âm sai giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện
phát âm cho học sinh ngay trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở
buổi hai.
- Rèn đọc đúng:
Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến
lớp 3 kĩ năng đọc của học sinh đã được nâng cao.
Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học,
hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ
hay đoạn văn. Mỗi đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại,
chú ý; đọc ngắt, nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi.
Ví dụ: Câu trong bài : “Cóc kiện trời’’
“Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.//
Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng
phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi,
nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học
sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống
nhất cách đọc.
- RÌn ®äc diÔn c¶m, ®äc hay:
Đối với học sinh lớp 3. Yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu
trọng tâm, nên phải dành thời gian thích hợp
- Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả
đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá
nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra
cách đọc).
Ví dụ: Bài : “Mặt trời xanh của tôi” Gọi 1,2 em học sinh HTT đọc diễn
cảm; nếu HS chưa đọc được thì GV đoc, kết hợp HD với giọng nhẹ nhàng, trìu

mến, nghỉ hơi dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu thơ sau:
8


Đã có ai lắng nghe/
Tiếng mưa trong rừng cọ/

Như tiếng thác dội về/
Như ào ào trận gió.//

Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau
dấu chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em
đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh
vật và của tác giả.
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi
như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo
viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh
mình đọc theo giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê
hứng thú cho học sinh .
- Đối với văn bản phi nghệ thuật:
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội
dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề
quan trọng hay nổi bật trong văn bản.
Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn
bản.
Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác
giả khi biết bài văn, bài thơ đó.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em
lên thi đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học
sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc,

các em ở dưới là giám khảo nghe , nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay.
Giáo viên cùng cả lớp động viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt
hơn.
Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng
học
sinh gồm: HTT, HT,CHT thì ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện đọc là
chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Học
sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo
viên luôn tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo
viên phải nắm chắc từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều
đối với học sinh CHT. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ
đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm.
Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học
sinh phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh
đọc từ 1,2 câu rồi tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các
9


tháng buổi chiều giáo viên dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó,
rèn từ nào dứt điểm từ đó. Sau khi các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần
1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường
xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học
sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra:
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu
dài.
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với
văn cảnh và lời nhân vật.

*Biện pháp 1: Luyện đọc và sửa lỗi .
Cho học sinh đọc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp . Các em luyện đọc theo dãy
cả lớp lắng nghe và sửa sai cho bạn. Khi các bạn trong lớp phát hiện lỗi sai em
học sinh đó tự sửa đến khi đọc tốt không sai nữa là được. Nghiên cứu đề tài này
được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 3 trường Tiểu học Thăng
Long 2 . Lớp 3A là nhóm thực nghiệm, lớp 3B là nhóm đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện biện pháp tích cực khi dạy bài “ Bàn tay cô giáo”. Kết
quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh.
Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra cho
thấy không có học sinh nào CHT, các em đọc rõ ràng , mạch lạc, ngắt nghỉ đúng
có nghĩa là đã có sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng. Kết quả đó đã chứng minh rằng: để đạt được yêu cầu này giáo viên
cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
Biện pháp2: Hướng dẫn HS đọc.
Để giờ học nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối với học sinh có
điều kiện còn khó khăn trong học tập ), khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ
bản sau: Linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực.Với
lớp 3 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng
70 tiếng / phút ) để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các
biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
- Hướng dẫn đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học
sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ .
10


- Giáo viên nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào
quá trình luyện tập, qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân. Lắng nghe học
sinh đọc, để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của học sinh để
từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Những thông tin ngược là cơ
sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực, tránh áp đặt mang tính chủ

quan. Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức
được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý, từ đó học sinh sẽ
học tốt các môn học còn lại .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp : HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn trong
bài . GV theo dõi HS đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách ngắt nhip thơ
cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời
nhân vật (nếu có) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong
SGK thông qua đọc ; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương( nếu có)
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi,
nhóm tư , dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. HS cần đọc và theo dõi
nhận xét bạn đọc .GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh
hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết
quả đọc của bạn.
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt .
Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho
học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải .
- Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm đọc để hiểu
văn bản. Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong
lớp và đặc điểm của bài tập đọc, GVlựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao
cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay
chậm quá : luyện đọc tốt và thi đọc tốt một hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức ttrò
chơi học tập có tác dụng luyện đọc ...Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù đã
luyện đọc kỹ, GV cần bố trí thời gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu
cầu tối thiểu cần đạt là : học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ hoặc đoạn văn trên
lớp.
* Biện pháp 3: Nâng cao kỹ năng đọc bài tập đọc và tập đọc, kể chuyện cho HS.

11



- Nâng cao kỹ năng đọc và kể chuyện cho học sinh thông qua việc sử dụng
phương pháp sắm vai trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 3
- Tác động của việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với lời nói, tranh ảnh để
giải nghĩa từ ngữ trừu tượng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
- Thường xuyên đổi mới phương pháp cũng như hình thức đọc rèn đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 3 phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp, nhằm tìm ra
giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc rèn đọc, có hiệu
quả với tất cả các đối tượng học sinh. Tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời
gian luyện đọc để làm việc riêng, nói chuyện riêng...
* Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp dạy tập đọc lớp 3.
Bản thân tôi luôn đặt ra các câu hỏi sau:
- Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có thu hút được hết học
sinh tham gia rèn đọc không?
- Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có giúp cho việc rèn
đọc của học sinh được hiệu quả góp phần nâng cao khả năng đọc cho học sinh
lớp 3 không?
- Sử dụng những hình thức dạy học như thế nào để thu hút được hầu hết học sinh
tham gia tích cực trong việc rèn đọc ở các giờ tập đọc và tập đọc- kể chuyện.
- Lựa chọn phương pháp dạy học theo từng đối tượng như thế nào sẽ làm cho
việc rèn đọc của học sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho khả năng đọc của các
em được nâng lên.
IV: HIỆU QUẢ CỦA SK :
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 3. Vì đối tượng học sinh của lớp
3 đã quen việc luyện đọc ở trên lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu
bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác.
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 3A và 3B các em tương đương nhau
về học lực, giới tính, hạnh kiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 3A và 3B của trường
Tiểu học Thăng Long 2 .
Lớp


3A
3B

Số học sinh
Tổng số Nam
Nữ
33
30

17
16

16
14

Mức đạt được
Đọc rất Đọc tốt Đọc
tốt
được
15
13
5
12
8
7

Đọc yếu
0
3


12


Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát
biểu
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn
học
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường
để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học
sinh.Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 3A là lớp thực nghiệm và lớp 3B là lớp đối
chứng. Tôi chọn một bài tập đọc “ Anh Đom Đóm” kiểm tra đọc.
B¶ng 2: Kh¶o s¸t phân loại học sinh.
Tổng số học sinh
HTT
Khảo sát đầu năm: 33HS
15
Tổng số HS cuối năm: 33HS

20

%
45,5

HT
18

%
54,5


CHT
0

%
0

61

13

39

0

0

Qua nghiên cứu bản thân tôi thấy được học sinh còn một số tồn tại như sau:
- Một số học sinh còn hạn chế khi viết và diễn đạt câu, đoạn văn.
- Khi đọc phát âm chưa chính xác ở một số tiếng có phụ âm đầu và âm
cuối,
vần các dấu thanh dễ lẫn. Đặc biệt một số em còn chậm khi đặt câu và viết đoạn
có dùng một số từ ngữ tự chọn.
Quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài với kết quả trên, tôi khẳng định rằng đề
tài này có thể áp dụng vào dạy môn tập đọc ở khối lớp 3. Đối với các lớp trong
trường Tiểu học Thăng Long 2 và ở cả các trường Tiểu học khác.
Kết quả kiểm tra trước khi dạy và sau khi dạy cho kết quả khác nhau mức độ
chênh lệch giữa khả năng đọc của hai nhóm.
1.Quá trình dạy thực nghiệm:
* Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống

Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
*Tiến hành dạy thực nghiệm:
Ngày dạy: 9/3/2017
Lớp dạy : Sáng dạy lớp 3A . Chiều dạy lớp 3B
Bài dạy : BÀN TAY CÔ GIÁO ( cùng bài dạy )
GV dạy : Nguyễn Thị Thanh Tâm
( Lớp 3B dạy học theo phương pháp truyền thống. Lớp 3A dạy học theo hướng
đổi mới PP dạy học tạo hứng thú học tập cho HS)
*Kết quả dạy thực nghiệm:
13


B¶ng 3: Kết quả áp dụng của SK đạt được như sau:
Lớp

Thời gian

Tổng số HS

HTT

%

HT

%

CHT

%


3A

Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm

33
33
30
30

15
20
12
15

45,5
61
40
50

18
13
16
12

54,5
39

53,4
40

0
0
2
3

0
0
6,6
10

3B

Kết quả kiểm tra trước và sau có chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này không
phải là ngẫu nhiên mà là do tác động mà có. Mặt khác không có học sinh nào
được điểm dưới trung bình điều đó cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú
ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cũng như chất lượng
cao hơn cho phân tập đọc ở lớp 3.
Như vậy đối với: “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc tạo hứng thú học tập
cho học sinh lớp 3” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc lớp 3
đã được kiểm chứng.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
14


Mun nõng cao cht lng hiu qu ca cỏc gi dy Tp c hc sinh

c ỳng c hay. Bc u cm th c cỏi hay, cỏi p trong bi vn, bi th
thỡ khõu luyn c, rốn c ỳng cú vai trũ rt quan trng. Hc sinh cú c ỳng
mi hiu ỳng ni dung, mi din t c cm xỳc ca mỡnh. lm tt vic rốn
c cho hc sinh lp 3 trong phõn mụn Tp c ngi giỏo viờn phi lm tt
nhng vic sau:
- Mi giỏo viờn phi mu mc trong li núi, vic lm, say sa yờu ngh,
mn tr, luụn bỏm trng, bỏm lp.
- Phi luụn nghiờn cu tỡm hiu v ni dung kin thc, phng phỏp b
mụn, nm chc h thng chng trỡnh. Ngi giỏo viờn phi thng xuyờn t bi
dng nõng cao trỡnh , luụn cp nht nhng thụng tin, nhng i mi v
phng phỏp ging dy.
- Giỏo viờn phi nhn thc ỳng vai trũ chc nng phõn mụn Tp c.
Trc ht giỏo viờn phi rốn cho mỡnh c ỳng, c hay, c din cm mi bi Tp
c trong cp hc núi chung, cỏc bi tp c lp 3 núi riờng. Phi u t thi gian
cho khõu chun b bi, xõy dng t chc cỏc hot ng cho hc sinh trờn lp
hc
- Nghiên cứu này sử dụng phơng pháp tích cực hoá trong học phân môn
tập đọc giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài giảng khá công phu.
Giỏo viờn cn nm c i tng hc sinh, ch ng nghiờn cu nm
c kin thc trng tõm ca bi hc. Trong quỏ trỡnh ging dy giỏo viờn phi
lm ni bt c cỏc kin thc trng tõm ca bi hc.
- Giỏo viờn dy theo phng phỏp nờu vn , m thoi v thuyt trỡnh,
trong ú vic s dng phng phỏp ly hc sinh lm trung tõm l ch yu phỏt
huy tớnh t giỏc, tớch cc ca hc sinh.
- Giỏo viờn thng xuyờn kim tra bng nhiu hỡnh thc v nhiu i
tng . T ú rỳt ra c nhng mt mnh, mt yu ca hc sinh v cú k hoch
bi dng, ph o c th i vi tng hc sinh.
- Ra bi tp, phự hp vi nng lc ca cỏc em.
- i vi hc sinh cha hon thnh, kim tra thng xuyờn bng mi hỡnh
thc (c, vit, tr li cõu hi...) phỏt hin ra mt yu ph o kp thi to

cho cỏc em
hng thỳ, t giỏc hc tp
- Giỏo viờn phi kiờn trỡ, thng xuyờn rốn cho hc sinh theo cỏc bc:
+ Luyn cho hc sinh phỏt õm ỳng cỏc ph õm khú c hay ln ln.
+ Luyn c ỳng cỏc cm t, ngt ngh ỳng cõu.
15


+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh CHT.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể
hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc,
ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc
ở buổi chiều.
+ Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc.
- Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh
CHT, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp
mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy
chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh
CHT trước khi đến lớp.
- Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các phân môn
học khác như: Tập làm văn, kể chuyện...
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi rút kinh
nghiệm.
- Tổ khối quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên
năng lực còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên.
-Phòng GD cần tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng và nhân rộng các

mô hình sáng kiến hay và có hiệu quả để giáo viên được học hỏi thêm nhiều kinh
nghiệm từ đồng nghiệp.
- Hội thảo trao đổi những kinh nghiệm cho đồng nghiệp học tập ở cấp tổ,
trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp tôi đã làm trong khi: Đổi mới
ph¬ng ph¸p d¹y tập đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh líp 3. Tôi đã mạnh
dạn áp dụng và thu được những thành công nhất định trong trường Tiểu học
Thăng Long 2 năm học 2016-2017 . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng
kiến, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của
các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp.
Sau một thời gian nghiên cứu, làm việc miệt mài và tích cực, đúc rút kinh
nghiệm dạy học, đến nay Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được hoàn thành. Tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng khoa học nhà trường đã góp ý, gỡ rối
cho tôi trong quá trình viết Sáng kiến kinh nghiệm. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới
Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên Trường Tiểu học Thăng Long 2 đã nhiệt tình
16


ủng hộ và bày tỏ mối quan tâm chung đến việc cần thiết phải tìm ra các biện
pháp để giúp học sinh lớp 3học Tập đọc được tốt hơn.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng Sáng kiến kinh nghiệm này không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của
Hội đồng Khoa học cấp trên cũng như sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm
của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thăng

Long 2, ngày 10 tháng 04 năm 2017


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Thanh Tâm

17


18



×