Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bò tót vật nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 11 trang )

Vì sao COCA muốn mua lại THP ?
Hình thức nhượng quyền thương hiệu, hay còn gọi là mua lại thương hiệu xuất hiện ở Việt
Nam từ những năm 90, vì thế mà nó cịn khá mới mẻ. Việt Nam chính thức mở cửa thị trường
bán lẻ từ 01/01.2019. Bên cạnh đó sự có mặt của một số tập đồn bán lẻ nước ngồi, những
cơng ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên thì các hợp
đồng mua lại thương hiệu ở Việt Nam còn khiêm tốn trong khi được đánh giá là rất nhiều
tiềm năng.

Nhượng quyền thương hiệu được khái niệm là nhượng quyền kinh doanh cho phép ai đó
chính thức được bán hàng hóa; dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó.
Theo định nghĩa của từ điển Webster thì hình thức mua lại thương hiệu này là một đặc quyền
được trao cho một người; một nhóm người để phân phối hoặc bán sản phẩm của chủ thương
hiệu. Nói cách khác thì nhượng quyền thương hiệu là một phương pháp tiếp thị; phân phối
sản phẩm;l dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa 2 đối tác; một bên là franchisor (bên nhượng
quyền hay chủ thương hiệu) và một bên gọi là franchise (bên được nhượng quyền hay mua
franchise).
Hoạt động kinh doanh của nhượng quyền thương hiệu phải triệt để tuân theo kế hoạch;
hệ thống tiếp thị này nhằm gắn liền với các nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu, biểu
tượng, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu.
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung hình thức mua lại thương hiệu có 2 loại
điển hình sau đây:

Nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng
quyền cơng thức kinh doanh.
Đây cũng chính là lí do COCA muốn mua lại THP


Coca Cola đã đề nghị mua cổ phần chi phối tại Tân Hiệp Phát với
số tiền 2,5 tỷ USD từ ơng Trần Q Thanh và gia đình. Tuy nhiên,
ơng Thanh đã từ chối thương vụ lịch sử đó.


Kỳ tích Tân Hiệp Phát và câu chuyện “chết 8,
còn 2” trong xây dựng thương hiệu
Chỉ có 20% các thương hiệu ra thị trường sẽ thành công, tức 10 sản phẩm doanh
nghiệp xác định sẽ “chết 8, còn 2”. Như vậy doanh nghiệp nào sở hữu thương hiệu
nổi tiếng là kỳ tích. Đó là thống kê của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Trong Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam với chủ đề: “Chiến lược thương hiệu quốc gia
Việt nam” diễn ra sáng ngày 17/4. Những người tham dự Diễn đàn Thương hiệu Việt
Nam đã được nghe doanh nghiệp chia sẻ những “bài học đắt tiền” trong xây dựng
thương hiệu.
Các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ ra tỷ lệ thành công “chỉ 20% so với 80%” thất bại khi
đưa thương hiệu ra thị trường, từ đó có thể thấy xây dựng thương hiệu chưa bao giờ
là việc dễ dàng.


Vì sao Tân Hiệp Phát từ chối 2,5 tỉ USD từ đối tác nước
ngồi 
Đó là câu hỏi của một đại biểu với bà Trần Un Phương – Phó tổng giám đốc Cơng ty
Tân Hiệp Phát tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt ra biển lớn” do Báo Thanh Niên tổ  chức
sáng ngày 2/4

Bà Trần Un Phương tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt ra biển lớn”


Đưa “tỉ đơ” nhưng ép khơng ra sản phẩm mới 
Bà Trần Un Phương chia sẻ, câu chuyện này xảy ra từ năm 2012, khi Coca­Cola đến gõ cửa
và đưa ra con số “khổng lồ” để mua cổ phần của THP. Thú nhận là ở thời điểm đó, bất cứ doanh
nghiệp nào cũng cảm thấy rất phấn khởi và cho đó là một cơ hội lớn, Tân Hiệp Phát cũng khơng
ngoại lệ. Mất gần 1 năm trời đàm phán, chia sẻ  chủ  trương phát triển cơng ty… nhưng cuối
cùng, THP đã từ chối lời mời hợp tác trị giá 2,5 tỉ USD từ “ơng lớn” này. 


Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát ví von, nếu có thể kết hợp với đối tác lớn khơng khác gì
“hổ mọc thêm cánh”.

Trần Un Phương giải thích rằng gia đình cơ đã đầu tư vào bản thân, cơng ty và tầm
nhìn của chính mình. "Chúng tơi biết chúng tôi không cần sự hỗ trợ của Coca-Cola và
chúng tơi khơng muốn chấp nhận đề nghị", cơ nói.
Năm 2011-2012 là giai đoạn đen tối nhất của Coca Cola tại Việt Nam. Thị phần nước
giải khát không cồn của công ty này tại Việt Nam từ vị trí thứ 3 có nguy cơ tụt xuống
thứ 4, cịn Tân Hiệp Phát giữ vị trí thứ 2, chỉ sau Pepsi. Năm 2012, Coca Cola lỗ luỹ
kế đến 3.768 tỷ đồng, vượt tổng số vốn đầu tư đến thời điểm đó là 2.950 tỷ đồng.
"Chứng kiến cảnh bố mình từ chối một khoản tiền mà mọi người hầu như sẽ khơng
bao giờ nhìn thấy trong đời, toàn bộ triết lý sống của Phương được thêm khẳng định
từ giây phút ấy", Trần Uyên Phương chia sẻ thêm.


Dù vậy, với doanh nghiệp được thành lập từ năm 1994, tiền thân từ nhà máy bia Bến Thành
này, thì những “yêu sách” được đưa ra khiến họ nhận thấy, thời điểm năm 2012 chưa phải là
cơ hội để hợp tác.
“Thoả thuận đặt ra điều kiện là Tân Hiệp Phát chỉ được bán sản phẩm ở Việt Nam, Lào và
Campuchia cũng như chấm dứt việc ra mắt các sản phẩm mới. Tiền không là tất cả. Chúng tôi
muốn tiếp tục mang sản phẩm ra châu Á”

Tiết lộ thương vụ bạc tỷ với Coca-Cola chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ những câu
chuyện được Trần Uyên Phương ghi lại trong cuốn sách "Competing with Giants"
(tạm dịch là Vượt lên người khổng lồ), viết chung với nhà báo Jackie Horne và
chuyên gia kinh tế John Kador, do ForbesBook xuất bản. Đây cũng là lần đầu tiên
sách của một tác giả Việt Nam được ForbesBook lựa chọn xuất bản.
"Vượt lên người khổng lồ" kể lại câu chuyện đặc biệt của một công ty gia đình Việt
Nam – Tân Hiệp Phát, khởi nghiệp từ trong gian khó của thời kỳ hậu chiến và kinh tế

bao cấp, đã vượt lên cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia hùng mạnh.


Theo bà Trần Un Phương, các doanh nghiệp cũng muốn giảm thiểu rủi ro, muốn góp vốn,
muốn chia sẻ tầm nhìn chiến lược của mình. Doanh nghiệp nhỏ thì muốn có thêm nội lực để lớn
hơn, cịn doanh nghiệp lớn thì muốn “hổ mọc thêm cánh”. “Nhưng chúng tơi cho rằng tiền khơng
phải là tất cả. 
Đối tác u cầu THP chỉ được bán sản phẩm ở Việt Nam, Lào và Campchia và khơng được ra
các sản phẩm mới nữa. Đó khơng phải là sứ mệnh và tầm nhìn của THP. Chúng tơi mong muốn
mang những sản phẩm của châu Á ra thế giới, đó là lý do chúng tơi tiếp tục đầu tư vào các nhà
máy mới và từ chối lời đề nghị vào năm 2012
Thế nhưng lời từ chối đó, theo bà Trần Un Phương khơng có nghĩa THP đóng cửa với những
lời đề  nghị khác. THP vẫn ln chia sẻ ln mong đợi những đối tác để  trở thành cơng ty hàng
đầu châu Á. Muốn làm điều đó, THP cần có thêm rất nhiều sự chung tay nhưng thời điểm chưa
phù hợp nên chúng tơi vẫn cịn một mình với sứ mệnh “doanh nghiệp ra thế giới”.

Ái nữ ơng Trần Q Thanh: ‘Nếu 25
năm trước, Tân Hiệp Phát khơng bắt
đầu thì thị trường hiện nay cũng chỉ
có Coca và Pepsi'


Chia sẻ trong Ngày hội việc làm “Khơi nguồn lực, đón thành cơng" tổ chức tại Hà Nội
ngày 14/5, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, khẳng định: Nếu
25 năm trước, Tân Hiệp Phát không bắt đầu thì trên thị trường hiện nay cũng chỉ có
Coca và Pepsi.
Với bà Trần Uyên Phương, bí quyết tại sao một doanh nghiệp địa phương nhỏ bé như Tân
Hiệp Phát chỉ sau 25 năm có thế "qua mặt" các ơng lớn trong ngành giải khát thế giới, chiếm
thị phần áp đảo tại Việt Nam, trước hết, bản thân những người lãnh đạo như bà phải vượt
qua chính bản thân mình, cũng như vượt qua cái bóng mà người khác tạo ra.


Phó Chủ tịch Tân Hiệp Phát nói rằng mình là con gái của ơng Trần Q Thanh, nhà
sáng lập Tân Hiệp Phát, là thế hệ thứ hai trong một tập đồn gia đình, thì thách
thức, áp lực đặt lên vai là vô cùng lớn.
Bà phải làm thế nào để chứng minh được năng lực của mình, làm thế nào để thốt
được cái bóng rất lớn mà mình đang có, học từng bài học vỡ lòng, từng bước học
những điều rất nhỏ trong cơng việc?
"Vấn đề xuất phát từ chính bản thân mình. Nếu bạn tìm ra được đam mê, tìm ra
được lí do bạn thức dậy mỗi ngày để cống hiến, để làm việc, tạo ra giá trị cho bản
thân mình, giá trị cho tổ chức, cơng ty bạn làm việc, tức là bạn đã có câu trả lời", bà
Phương nói.
Chia sẻ với Lan, sinh viên khoa Quản lí xây dựng ĐH Giao thông Vận tải về việc tự
nâng cao năng lực bản thân, bà Trần Uyên Phương nói: "Thay đổi bản thân là điều
vừa rất dễ nhưng cũng rất khó. Có bỏ qua những hụt hẫng hay sự thiếu tự tin thì


mới có thể phát triển lên được. Việc gì khơng biết có thể mở sách ra đọc lại, hoặc
mạnh dạn hỏi người đi trước".
Bà Phương khẳng định những gì thuộc về bản thân mình đều có thể thay đổi được,
và phải thay đổi ngay lập tức nếu các bạn sinh viên muốn tiến bộ hơn.
Nói với những sinh viên có mặt trong hội trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội tham
gia ngày hội việc làm, ái nữ nhà sáng lập Tân Hiệp Phát cho biết trong bất cứ lĩnh
vực nào cũng cần yếu tố dấn thân và mạo hiểm. "Tại sao bạn phải thấy thì mới làm
được? Điều khơng thấy mà làm được mới là hình mẫu chứ. Nếu cái gì mình cũng
mong đợi người khác đi trước thì làm sao mình mới có thể trở thành người đầu tiên
được", bà Phương hỏi.

Bà Phương khẳng định: "Một doanh nghiệp nhỏ bé như Tân Hiệp Phát 25 năm
trước nếu không trở thành người đi tiên phong, khơng dấn thân thì sao có được một
tập đồn Tân Hiệp Phát lớn mạnh như hiện nay. Mỗi nhà lãnh đạo ở Tân Hiệp Phát

đều ni dưỡng ý chí, ni dưỡng những giá trị tồn cầu, điều đó đã góp phần vơ
cùng quan trọng làm nên một Tân Hiệp Phát như chúng ta biết ngày nay".
Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát cũng cho biết một trong những giá trị mà các
lãnh đạo của tập đồn này ln chia sẻ chung với nhau đó là "Tốt hơn ngày hôm
qua". "1% nỗ lực của ngày hôm nay cho ngày mai. Cứ 1% như thế mỗi ngày, chắc
chắn rằng sau 10 năm chúng ta sẽ ở vị trí khác".
Bà cũng khẳng định rằng khơng có thành công nào đến trong một vài ngày. Muốn
thay đổi một cơng ty hay một con người cần có đủ chiều dài và đủ chiều dày.


Như vậy, để vượt lên trên người khổng lồ, để trả lời cho câu hỏi: Tại sao một doanh
nghiệp nhỏ như Tân Hiệp Phát lại có thể cạnh tranh sịng phẳng với Coca-Cola - tập
đoàn đa quốc gia, biểu tượng của nước Mỹ - thì yếu tố con người là câu trả lời quan
trọng nhất. Mỗi cá nhân ở từng vị trí trước hết phải chiến thắng chính bản thân
mình, phải tự nâng cao được năng lực bản thân và xây dựng cho mình những giá trị
cốt lõi riêng, trong đó yếu tố dấn thân, nỗ lực mỗi ngày phải được đặt lên hàng đầu.

Tại diễn đàn sáng ngày 17/4, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc
Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ, một trong những điều tạo nên sự khác biệt của Tân
Hiệp Phát là chọn xây dựng thương hiệu ngay từ ngày đầu.
Nhớ lại thời điểm năm 2001, khi đó thị trường nước giải khát đã có rất nhiều thương
hiệu lớn tham gia. Và nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ cần làm nhái các thương hiệu đó là
đã có thể bán được hàng.
Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn không làm sản phẩm đặt tên nhái. Thay vào đó
là tạo ra sản phẩm chất lượng, có tên riêng, gắn với đó slogan ấn tượng “lần đầu tiên
có mặt tại Việt Nam” thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Để có thương hiệu nhiều người biết đến như Dr Thanh, Number One, Trà Xanh Không
Độ... như hiện nay, Tân Hiệp Phát đã tốn 18 năm.



Là nữ doanh nhân châu Á thế hệ thứ 2, Trần Un Phương, Phó TGĐ Tập đồn Tân
Hiệp Phát đã truyền tải lời khun kinh doanh từ bố mình, ơng Trần Q Thanh, thơng
qua góc nhìn của bản thân, để dệt nên một tấm thảm đầy màu sắc. Phương kể câu
chuyện về không chỉ một công ty, mà cả về sự thay đổi chóng mặt của bối cảnh kinh
doanh tồn cầu. Châu Á đang trỗi dậy, và điều này buộc các tập đồn đa quốc gia kiểu
phương Tây phải tính đến những chiến lược mới.
Trong cuốn sách được ra mắt tại New York (Mỹ) vào rạng sáng hôm nay (theo giờ
Việt Nam), Trần Uyên Phương gửi đi một thông điệp: Phương Đơng và phương Tây
có thể học hỏi lẫn nhau; các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình đang phát triển nhanh
chóng; phụ nữ châu Á đang tạo nên dấu ấn. Và khi các công ty nhỏ kết hợp kiến thức
bản địa của mình cùng với những ý tưởng kinh doanh quốc tế, họ có thể nắm chắc cơ
nghiệp của mình và thậm chí cịn vượt trội hơn các tập đoàn đa quốc gia vĩ đại.
Cuốn sách của Trần Uyên Phương được Brian Tracy viết lời tựa - ông là một trong
những diễn giả nổi tiếng nhất thế giới và là tác giả của nhiều bộ sách kinh điển về kinh
doanh. Trong phần giới thiệu về cuốn sách, Brian Tracy viết, ông bị chú ý thực sự bởi
cuốn sách. Câu chuyện của gia đình ơng Trần Q Thanh cung cấp những thông tin giá
trị về cách các công ty châu Á và cách những người sáng lập suy nghĩ, hành xử, đem
đến những bài học hữu ích cho người làm kinh doanh nói chung.


Cách mà hai người con gái (Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích) trở thành cánh tay
đắc lực của ơng Thanh hay phương châm sống "khơng gì là khơng thể" của gia đình
này là hai trong nhiều điểm lý thú được doanh nhân Brian Tracy nhấn mạnh.
Cuốn sách, theo Brian Tracy, cho thấy một sự thật về cách các doanh nghiệp nhỏ có
thể cạnh tranh hiệu quả với những gã khổng lồ nếu người đứng đầu chuẩn bị để đặt
mục tiêu, nắm lấy cơ hội và học hỏi từ thành cơng cũng như thất bại của họ. Bên cạnh
đó, ơng cũng chỉ ra câu chuyện của gia đình nhà Dr Thanh còn chứa đựng những bài
học quan trọng về phương pháp quản lý…
"Ước gì tơi biết Dr. Thanh và gia đình anh ấy khi tơi viết 21 bí mật thành cơng của các
tỷ phú tự lập", ơng chia sẻ.

Ơng William M. Doheny, nguyên TGĐ Coca-Cola Việt Nam - (một đối thủ lớn của gia
đình Trần Uyên Phương trước đây) nhận xét: "Một sự chia sẻ hào phóng những kinh
nghiệm và phương thức kinh doanh. Cuốn sách hữu ích cho mọi người, từ các doanh
nhân, người khởi nghiệp cho đến các công ty đa quốc gia mong muốn cải thiện thành
quả tại các thị trường mới nổi và nhận diện sự thay đổi của tồn cầu hố".



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×