Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TẠO HỨNG THÚ học tập môn vật lí CHO học SINH THÔNG QUA bài TOÁN LIÊN QUAN đến THỰC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.96 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TẾ

Người thực hiện: Phạm Xuân Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 2
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lí

THANH HOÁ NĂM 2017
0


MỤC LỤC
TRANG
I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........................4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề................................................................................................................ 5
2.3.1Tổng hợp bài toán thực tế, cách biên soạn bài toán thực tế.......................... 5


2.3.2 Phân loại và phân tích tác dụng của một số bài toán liên quan
đến thực tế…………………………………………………………... 5
2.3.2.1 Bài toán về ứng dụng kiến thức trong y học, bảo về sức khỏe.. 5
2.3.2.2 Bài toán thực tế giúp am hiểu về pháp luật............................................... 7
2.3.2.3 Bài toán thực tế về khoa học – Công nghệ - Quân sự………….8
2.3.2.4 Bài toán thực tế trong ngành khảo cổ học……………………...10
2.3.2.5 Bài toán thực tế mang tính thời sự, sự kiện lịch sử……………..11
2.3.2.6 Bài toán thực tế ứng dụng trong xây dựng……………………...12
2.3.3 Giới thiệu các bài toán thực tế khác…………………………………13
2.3.4 Sử dụng bài toán thực tế để nâng cao hứng thú học tập môn vật
lí cho học sinh…………………………………………………………….23
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường............................................... 24
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................................. 24
3.1. Kết luận.......................................................................................................................................... 24
3.2. Kiến nghị....................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 26

1


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm qua giáo dục phông thông ở nước ta đã đạt được nhiều
kết quả nổi bật, quy mô giáo dục không ngừng được tăng lên; chất lượng giáo
dục đã có những chuyển biến tích cực; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo
dục như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kĩ thuật không ngừng được củng cố,
tăng cường và phát huy có hiệu quả. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát
huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; công bằng giáo dục được quan tâm thực hiện ...

Bên cạnh những thành tựu to lớn đó giáo dục nước ta vẫn còn một số vấn
đề nhỏ cần khắc phục. Đó là chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến nhưng vẫn
còn một số mặt chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước, của thực tiễn
cuộc sống. Sản phẩm của nền giáo dục phổ thông – các em học sinh – mới chỉ
giỏi tính toán, thao tác trên những trang vở, mà chưa thể mang được những kiến
thức đơn giản đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tế. Hiện tượng trên diễn ra
ở rất nhiều môn học, riêng với môn Vật lí – là một bộ môn khoa học thực
nghiệm – kiến thức gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống, thế nhưng việc vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tế còn quá nhiều hạn chế.
Bản thân tôi thấy đa số học sinh học xong lớp 10 nhưng không giải thích
chính xác được các hiện tượng gần gũi trong thực tế như: tại sao tại ở những
đoạn đường vòng, mặt đường không nằm ngang mà hơi nghiêng vào phía trong;
tại sao quan sát người đánh trống ta thấy người đánh trống đánh xong, ngay sau
đó mới nghe được tiếng trống vv…học xong lớp 11 đa số các em học sinh

2


không đấu nổi một bảng điện đơn giản… vậy làm thế nào để biến các kiến thức
trên các trang vở thành hành trang tốt để các em vận dụng trong cuộc sống?
Mặt khác tôi còn thấy đối với rất nhiều học sinh môn Vật lí vẫn là một
môn học khô khan, khó hiểu, các em chỉ cố gắng học thuộc lí thuyết vật lí và
giải thật nhanh các bài toán để thi Đại học chứ không có hứng thú tìm hiểu
những ứng dụng của Vật lí vào cuộc sống. Vậy làm thế nào để các em yêu thích
bộ môn Vật lí hơn?
Sở dĩ có những vấn đề trên thiết nghĩ không hẳng là do học sinh không
chịu suy nghĩ, tìm tòi cách vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, mà còn
có một lí do nhỏ nữa là trong chương trình Vật lí phổng thông của chúng ta số
lượng các bài tập vật lí liên quan đến thực tế chưa nhiều, chưa phổ biến. Mặc dù
hiện nay tuy cũng có nhiều tài liệu giải thích về các hiện tượng tự nhiên, về các

vấn đề trong đời sống như: “ Vật lí vui”, “ Vật lí thật lí thú”…và các tài liệu viết
về các bài toán thông thường rất nhiều, thế nhưng lại chưa có một tài liệu vật lí
nào có tính chuyên sâu về các bài toán liên quan đến thực tế, để kiểm tra và
đánh giá các kiến thức gắn với thực tế của học sinh. Điều này gây khó khăn
không ít cho Thầy và trò trong việc dạy – học đặc biệt là kiểm tra đánh giá năng
lực học sinh theo xu thế mới của ngành giáo dục.
Với trách nhiệm của người giáo viên vật lí, tôi quan tâm nhiều đến chất
lượng học tập của học sinh; đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh với bộ
môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho
chất lượng dạy và học vật lí của thầy và trò đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện
hiện có. Xuất phát từ những lí do trên tôi đưa ra đề tài: “Tạo hứng thú học tập
môn Vật lí cho học sinh thông qua các bài tập liên quan đến thực tế ”

3


1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu sâu hơn về dạng câu hỏi liên quan đến thực tế trong bộ môn vật lí.
-

Tác dụng của câu hỏi, bài toán vật lí liên quan đến thực tế đối với việc ôn tập

kiến thức và trang bị thêm kiến thức thực tế cho học sinh.
Tìm hiểu về cách thức ra một đề bài tập hay câu hỏi có kiến thức liên quan
đến thực tế đời sống.
-

- Cách áp dụng câu hỏi thực tế để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng
giáo dục môn Vật lí cho học sinh.


I.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Cách biên soạn bài tập trắc nghiệm bài toán vật lí liên quan đến thực tế.
- Phân tích tác dụng của các bài toán vật lí liên quan đến thực tế.
- Giới thiệu một số bài tập vật lí liên quan đến thực tế .
- Sử dụng bài toán liên quan đến thực tế để nâng cảm hứng thú học tập môn
vật lí cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về các hiện tượng thực tế; kiến thức thực tế về khoa học, kỹ
thuật, pháp luật… liên quan đến kiến thức vật lí từ sách, báo, mạng các văn
bản….
Tham khảo các đề thi, phương pháp ra đề thi trắc nghiệm…
-

Giảng dạy, kiểm tra đối chứng với một lớp có sử dụng các bài toán vật lí liên
quan đến thực tế, một lớp ít sử dụng từ đó so sánh, rút ra kết luận.
-

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4


Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt
chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện
nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế, nhiều học
sinh thực sự yếu kém. Nhiều học sinh học xong lớp 10 mà không thể lấy ví dụ
một vật chuyển động thẳng biến đổi đều trong thực tế; không thể giải thích được
các hiện tượng gần gũi với đời sống như: tại sao khi ngồi trong ôtô đi dưới trời
mưa, mặc dù không có gió nhưng ta lại thấy các hạt mưa quan sát qua cửa sổ lại

không rơi theo phương thẳng đứng mà theo phương xiên… Đa số học sinh học
xong chương trình lớp 11 nhưng lại không lắp nổi cái bảng điện, không hiểu nổi
tại sao cái công tắc điều khiển đèn cầu thang lại có thể tắt và bật ở hai vị trí khác
nhau… nhiều khi những bài toán đơn giản nhưng liên quan đến thực tế các em
cũng không giải được, gây cảm giác e ngại đối với môn vật lí.
Tại sao lại như vậy? các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn học thuộc
làu làu những định lí, định luật… vẫn giải được các toán trong sách giáo khoa,
thậm chí là bài toán khó… nhưng các kiến thức đó vẫn còn “nằm yên” trên các
trang vở, có cảm giác còn thiếu một cái gì đó “đánh thức” chúng dậy, làm cho
chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học
sinh, làm cho các em yêu thích bộ môn vật lí hơn?
Vậy làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn trên? Sau một thời gian trăn
trở tôi đã đưa ra sáng kiến: “Tạo hứng thú học tập môn Vật lí cho học sinh
thông qua các bài toán liên quan đến thực tế ” và áp dụng trong giảng dạy
trong các năm học qua.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh nhìn chung có thể nắm vững lí thuyết và làm được các bài tập vật
lí thông thường, nhưng khi áp dụng giải các bài toán liên quan đến kiến thức
thực tế thì thường gặp khó khăn thậm chí có thể không giải quyết được, mặc dù
nội dung của bài toán có thể tương đương với một bài toán mà chính học sinh đó
làm được. Trong khi đó bài toán có liên quan đến thực tế đã và đang ngày càng
được dụng nhiều trong kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh, đặc biệt
là các đề thi THPT quốc gia.
Chưa có tài liệu chuyên sâu về bài toán thực tế cho giáo viên và học sinh
tham khảo. Do đó nhiều Giáo viên và học sinh khó tiếp cận với loại bài tập này.
Các bài toán thông thường chỉ có tác dụng ôn tập củng cố một kiến thức nhất
định, trong khi đó bài toán liên quan đến thực tế không những giúp học sinh
củng cố ôn tập mà còn giúp các em thu thập được các kiến thức hữu ích khác
trong thực tế đời sống, làm cho bộ môn vật lí gần gũi hơn với thực tế đời sống.
2.3 Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề:

2.3.1 Tổng hợp các bài toán thực tế, cách biên soạn bài toán thực tế.
Muốn hiệu quả khi áp dụng bài toán liên quan đến thực tế đạt kết quả cao
nhất, trước hết ta chúng ta cần phải có một nguồn bài tập phong phú. Lượng bài
5


tập này tôi đã thu thập thông qua đồng nghiệp, đề thi các năm, đề thi thử của các
trường và đặc biệt là nguồn internet. Sau đó tổng hợp, phân loại các bài tập bài
dạy của sách giáo khoa, hoặc theo chuyên đề hoặc các lĩnh vực thực tế đời sống.
Từ các bài toán thực tế chúng ta có thể thấy, để biên soạn loại bài tập này
trước hết chúng ta phải quan sát thực tế, đọc sách báo về các lĩnh vực khác nhau
chọn lọc các nội dung có liên quan đến kiến thức vật lí để có thể áp dụng ra một
bài toán thực tế.
Ví dụ: Trong giờ chào cờ khi quan sát 2 loa phóng, giáo viên có thể tham
khảo để biết công suất của nó và có thể ra một bài toán thực tế như sau:
Hai loa phóng thanh của trường THPT Nông Cống 2 có công suất 25W, vào
một buổi chào cờ đầu tuần nếu 2 loa hoạt động đúng công suất, và ta xem gần
đúng 2 loa như nguồn điểm. Tính mức cường độ âm mà một học sinh ngồi cách
đều 2 loa 50m cảm nhận được. Lấy cường độ âm chuẩn I 0=10-12W/m2. Chọn đáp
án đúng
A. 90dB
B. 86dB
C. 89dB
D. 92dB
2.3.2 Phân loại và phân tích tác dụng của một số bài toán liên quan
đến thực tế:
Bài toán liên quan đến thực tế rất đa dạng và phong phú, làm thế nào để
bài toán thực tế phát huy được hiệu quả cao nhất của nó đòi hỏi người giáo viên
phải phân loại, đánh giá tác dụng giáo dục của chúng, tùy theo quan điểm mà có
nhiều cách phân loại khác nhau. Sau đây tôi đưa ra cách phân loại các bài toán

thực tế:
2.3.2.1 Bài toán về ứng dụng kiến thức vật lí trong y học, bảo về sức khỏe .
Ví dụ 1:
Bài tập thường:
Hãy cho biết bức xạ điện từ đơn sắc có bước sóng 578nm là bức xạ đơn sắc
có màu
A. vàng
B. cam
C. lục
D. đỏ
Câu hỏi dạng kiến thức thực tế:
Yellow Laze là cộng nghệ điều trị tàn nhang được phát minh tại Mỹ, bức xạ có
bước sóng 578nm cho phép loại bỏ từ 5 đến 6 lớp sừng thô ráp, sạm màu trên bề
mặt da, kích thích tái tạo tế bào da mới, tăng sinh collagen cho làn da mịn màng
tươi mới. Bức xạ nói trên có màu
[17]
A. vàng
B. cam
C. lục
D. đỏ
Phân tích: Rõ ràng đây là 2 bài tập hỏi về cùng một nội dung là màu của bức xạ
có bước 578nm là màu gì.
Ở loại bài tập thường học sinh hiểu ngay được câu hỏi và cũng nhanh chóng
hiểu đề ngay để trả lời câu hỏi tuy nhiên ta không giáo dục thêm cho học sinh
thêm kiến thức gì từ bài tập này; còn dạng câu hỏi thực tế nếu bỏ từ “Yellow
6


Laze” và thay bằng từ “ Một loại Laze” thì có thể thấy dạng câu hỏi thực tế học
sinh phải mất nhiều thời gian đọc đề hơn, mất nhiều thời gian suy nghĩ hơn. Tuy

nhiên thông qua bài tập này Học sinh sẽ hiểu biết thêm về ứng dụng của tia laze
và tác dụng của bức xạ Yellow Laze đối với làn da của co người. Vì vậy loại câu
hỏi thực tế rõ ràng tạo hứng thú hơn hẳn bài tập thường.
Ví dụ 2:
Bài tập thường:
Một laze có công suất P, một người cứ bật laze trong 1s rồi nghỉ 10s và cứ
tiếp tục được lặp lại cho đến khi nhiệt lượng tỏa ra là 1500J và thời gian thực
hiện mất 12 phút 31s (kể từ khi bắn laze cho đến khi dừng bấm). Giá trị của P
gần với giá trị nào nhất sau đây:
[17]
A. 19W
B. 19,5W
C. 20W
D. 20,5W
Câu hỏi dạng kiến thức thực tế:
Một trong những ứng dụng phổ biến của tia laze trong y học hiện nay là điều
trị thoát vị đĩa đệm (PLDD). Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu
tia laze thông qua một dây dẫn quang và dây dẫn này được đưa vào một cây kim
đâm xuyên vào khu vực đĩa đệm cần điều trị. Cơ chế điều trị của PLDD là đốt
cháy một phần nhân nhầy khiến nhân nhầy co lại và giải phóng áp lực lên dây
thần kinh. Trong một đợt điều trị cho bệnh nhân X, tia laze sử dụng có công suất
P, thông thường liều lượng laze được thực hiện bằng những cú bắn trong 1s rồi
nghỉ 10s và cứ tiếp tục được lặp lại cho đến khi điều trị xong. Liều lượng laze
dùng cho bệnh nhân này là 1500J và thời gian điều trị mất 12 phút 31s (kể từ khi
bắn laze cho đến khi dừng bắn). Giá trị của P gần với giá trị nào nhất sau đây:
[17]
A. 19W
B. 19,5W
C. 20W
D. 20,5W

Phân tích: Nếu nói về nội dung bài toán thì đây là một bài toán thuộc chương
trình vật lí lớp 12, nhưng để tính toán thì ngay cả học sinh lớp 9 cũng có thể
giải quyết được. Giá trị của bài toán là ứng dụng của laze, giúp học sinh phần
nào hiểu được về bệnh thoát vị đĩa đệm và phương pháp vật lí dùng năng lượng
của tia laze để điều trị bệnh.
Ví dụ 3:
Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia để diệt tế bào ung
thư. Thời gian chiếu xạ lần đầu là t = 30 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải
tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu
kỳ bán rã T = 4 tháng (coi t T ) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi
lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với
cùng một lượng tia như lần đầu?
[1]
A. 42,42 phút.
B. 28,2phút.
C. 40 phút.
D. 20 phút.
Thông qua bài toán học sinh sẽ được biết thêm kiến thức về y học đó là
ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong điều trị khối u, hay căn bệnh ung thư.
7


Ví dụ 4: Để đo thể tích máu của một người. Người ta tiêm vào máu bệnh nhân
Na
10cm3 dung dịch chứa 1124
có chu kì bán rã T = 15h với nồng độ 10 -3mol/lít.
Sau 6h lấy 10cm3 máu người ấy tìm thấy 1,3.10-8 mol Na24. Coi Na24 phân bố
đều. Thể tích máu của người được tiêm khoảng:
A. 5 lít.
B. 5,8 lít.

C. 6 lít.
D. 5,3 lít. [17]
Phân tích: Nhiều người vẫn thắc mắc: cơ thể của chúng ta có bao nhiêu
máu? Làm thế nào để có thể đo được thể tích máu trong cơ thể con người? Bài
toán trên giúp học sinh trả lời được câu hỏi đó.
2.3.2.2 Bài toán thực tế giúp am hiểu về văn bản pháp luật
Thông qua bài toán này các em sẽ được biết thêm một số quy định của pháp
luật, liên quan đến kiến thức vật lí mà các em đang học.
Ví dụ 1:
Theo quy đinh của Bộ giao thông vận tải, âm lượng còi điện lắp trên ôtô đo ở
độ cao 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay ở đầu xe và có độ cao
1,2 m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ôtô 1 và ô tô 2 ở vị
trí cách đầu xe là 30 m, ở độ cao 1,2 m thì thu được âm lượng của ôtô 1 là 85 dB
và ôtô 2 là 91 dB. Âm lượng của còi điện trên xe ôtô nào đúng quy định của Bộ
giao thông vận tải ?
A. Ôtô 2.
B. Ôtô 1.
C. Không ôtô nào.
D. Cả hai ô tô.
[

17]

Ví dụ 2:
Theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT của Chính phủ quy định có hiệu lực từ ngày 01/12/2013 về giá bán điện
sinh hoạt đối với các hộ sử dụng dưới 50 kWh/ tháng, sẽ phải trả giá điện 1.484 đồng/kWh; từ 51 - 100 kWh,
trả 1.533 đồng/kWh; từ 101 - 200 kWh/tháng, trả 1.786 đồng/kWh; từ 201 - 300 kWh/tháng, trả 2.242
đồng/kWh; từ 301 - 400 kWh/tháng, trả 2.503 đồng/ kWh; từ 401 kWh/tháng trở lên, trả 2.587 đồng/ kWh.
Nếu một hộ sử dụng điện có 6 bóng đèn loại 40W trung bình mỗi ngày sử dụng 4 giờ, 3 quạt loại 65W trung
bình mỗi ngày sử dụng 5 giờ, TV 80W trung bình mỗi ngày dùng 3 giờ, máy bơm nước công suất 500W mỗi tuần

dùng 8 giờ. Hỏi mỗi tháng gia đình đó phải trả bao nhiêu tiền điện nếu các thiết bị hoạt động bình thường?

A. 85849,4 đồng
B. 86234,05 đồng
[17]
C. 93473,8 đồng
D. 88684,05 đồng
Ví dụ 3:
Tại Khoản 3, Điều 11 của Nghị định 52/2012/NĐ-CP nêu trên, sẽ phạt tiền
từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại
các trạm xăng. Lí do cấm là vì
A. Nghe điện thoại gây ồn ào tại cây xăng.
B. Sóng điện từ khi bật máy có thể gây cháy nổ.
C. Làm mất thời gian của người bán hàng.
8


D. Vi phạm văn hóa khi mua hàng.

[17]

2.3.2.3 Bài toán thực tế về khoa học – Công nghệ - Quân sự.
Ví dụ 1:
Nằm trong dự án nâng cao tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền
biển đảo tổ quốc, hiện nay tại Quân cảng Cam Ranh – Hải quân Việt Nam chúng
ta đang có 6 tàu ngầm thuộc lớp Kilo là HQ – 182 Hà Nội và HQ – 183 Hồ Chí
Minh, HQ-184 Hải Phòng, HQ-185 Khánh Hòa, HQ-186 Đà Nẵng, HQ-187 Bà
Rịa - Vũng Tàu. Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam được trang bị động cơ
có công suất 5900HP. Giả sử tàu chỉ sử dụng năng lượng phân hạch Urani để
hoạt động với hiệu suất 25%. Biết rằng mỗi phân hạch U235 tỏa năng lượng cỡ

200MeV, cho 1HP = 0,736kW. Hỏi lượng nhiên liệu để duy trì hoạt động của 6
tàu ngầm HQ – 182 và HQ – 183 của Hải quân Việt Nam trong một năm là bao
nhiêu?

[2 ]

A. 40,2kg B. 54,0kg C. 64,5kg D. 20,8kg
Phân tích: Bài tập này giúp
cung cấp một số thông tin về các tàu ngầm, giúp các em hiểu biết hơn về sức
mạnh quân sự, vị trí của chúng trên bản đồ của Việt Nam.
Ví dụ 2:
Trong lĩnh vực quân sự, cá heo được sử dụng để dò tìm thủy lôi dưới nước
nhờ khả năng định vị trong không gian với độ chính xác cao. Giả sử quá trình dò
thủy lôi của cá heo được tiến hành như sau:
- Cá heo được thả từ trên tàu xuống nước (khoảng cách giữa cá heo và tàu khi
này là không đáng kể)
- Cá heo phát ra sóng siêu âm (biosonar) để dò tìm thủy lôi, khi gặp mục tiêu thì
sóng này bị phản xạ trở lại và cá heo sẽ nhận được tín hiệu
- Cá heo đến gần sát vị trí của mục tiêu và tín hiệu gắn trên cá heo sẽ giúp tàu
định vị được vị trí của cá heo và mục tiêu khi đó (khoảng cách giữa cá heo và
mục tiêu khi này là không đáng kể)
Trong một lần dò tìm, khoảng thời gian từ khi thả cá heo xuống nước đến khi tàu
xác định được vị trí của mục tiêu là 9 phút 97s. Biết tốc độ truyền âm trong nước
là 1500 (m/s), tốc độ trung bình của cá heo là 72km (m/)h. Khoảng cách giữa tàu
và mục tiêu khi đó gần giá trị nào nhất sau đây?
[17]
A. 11,6km
B. 13,1km
C. 12,8km
D. 12,4km

Phân tích: Bài toán yêu cầu học sinh tính quãng đường khi biết tổng thời gian
từ lúc cá voi bơi đi đến lúc âm truyền đến tàu. Đây không phải bài toán khó tuy
nhiên.
Ví dụ 3:
Vệ tinh Vinasat -2 được đưa vào khai thác và sử dụng đã khẳng định chủ
quyền của Việt nam trong chinh phục không gian vũ trụ, góp phần nâng cao vị
9


thế của Việt nam trên trường Quốc tế. Giả sử tại thời điểm t vệ tinh Viansat-2
nhận được tín hiệu từ máy bay mất tích MH370 của Malaysia, ngay lập tức vệ
tinh truyền tín hiệu đó xuống một đài quan sát ở mặt đất. Thời gian mà đài quan
sát thu được tín hiệu kể từ lúc máy bay phát tín hiệu là bao nhiêu? Biết máy bay
bay ở độ cao 10km so với mặt đất, khoảng cách từ vệ tinh đến mặt đất là 600km,
khoảng cách từ máy bay đến vệ tinh là 450km .
[1]
A. 1,5.10-3s.
B. 2.10-3s.
C. 3,5.10-3s.
D. 3,33.10-5s.
Ví dụ 4:
Một ăngten phát ra những sóng điện từ từ một máy bay quân sự Su-22 (thuộc
Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370) đang bay về phía rađa. Thời gian từ
lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120(ms). Ăngten quay
với vận tốc 0,5(vòng/s). Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của
máy bay, ăngten lại phát sóng điện từ. Thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này
là 117(ms) . Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.10 8(m/s). Tốc độ
trung bình của máy bay là
[17]
A. 117m/s

B. 234m/s
C. 225m/s
D. 227m/s
Ví dụ 5:

0

Một máy rađa quân sự đặt trên mặt đất ở Đảo Lý Sơn có tọa độ (15 29’B,

0

108 12’Đ) phát ra tín hiệu sóng dài truyền thẳng đến vị trí giàn khoan HD 981

0

0

có tọa độ (15 29’B, 111 12’Đ). Cho bán kính Trái Đất là 6400km, tốc độ lan
truyền sóng dài v = 2 c/ 9 và 1 hải lí = 1852m. Sau đó, giàn khoan này được
dịch chuyển tới vị trí mới có tọa độ là (15 029’B, x0Đ), khi đó thời gian phát và
thu sóng dài của rađa tăng thêm 0,4ms. So với vị trí cũ, giàn khoan đã dịch chuyển một khoảng
bao nhiêu hải lí và xác định x ?

0
0

A. 46 hải lí và 131 12’Đ.

0


B. 150 hải lí và 135 35’Đ.
[17]
0

C. 23 hải lí và 111 35’Đ.
D. 60 hải lí và 131 12’Đ.
Ví dụ 6:
Mùa hè năm 1945, kĩ sư Percy Spencer đang tiến hành các thí nghiệm trên
một máy phát sóng tần suất cao. Đó là một bộ phận tạo nguồn sóng mạnh cho
mọi máy ra đa. Một lần, ông để quên một thanh sô-cô-la trong túi, đến khi ông
rút ra thì nó đã bị tan chảy. Ông phát hiện ra rằng đó là do nguồn sóng gây ra. Từ
phát hiện này, lò vi sóng (lò vi ba) ra đời, đó là một thiết bị để làm nóng hoặc
nấu chín thức ăn bằng sóng điện từ. Loại sóng được dùng trong lò là sóng:

10


A. Tia hồng ngoại
B. Sóng ngắn
[4]
C. Sóng cực ngắn
D. Tia Rơn-ghen.
Phân tích: Đây là một sóng mà sách giáo khoa chưa cập nhật, giáo viên nhiều
khi có thể cũng không nhắc đến. Qua bài tập nay học sinh được biết thêm sóng
vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở
2450 MHz (bước sóngcỡ 12,24 cm  Sóng cực ngắn). Các phân tử thức ăn
(nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện
(có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này
có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện
trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được

chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng
thức ăn.
Ví dụ 7:
Một đàn Măng- đô- lin có phần dây dao động dài l0=0,4m căng giữa hai giá A và B. Đầu cán đàn có các khấc lồi C, D, E... chia cán
thành các ô 1, 2, 3...Gảy dây đàn nhưng không ấn ngón tay vào ô nào thì cả dây dao động và phát ra âm la3 có tần số là 440Hz. Ấn vào ô số 1
thì phần dao động của dây là CB=l1. Ấn vào ô số 2 thì phần dao động của dây là DB=l 2

1

2

3

4

5

6

A
C

D

E

F

G


H

B

Người ta tính toán các khoảng cách d 1=AC, d2=CD, v.v...để các âm phát ra cách
nhau nửa tông, biết rằng quãng nửa tông ứng với tỉ số tần số bằng : a=1,059,
( 1/a=0,994). Ấn vào ô số 5 ta được âm có tần số bằng bao nhiêu?
[ 1]
A.130Hz
B.586Hz
C.190Hz
D.650Hz
2.3.2.4 Bài toán thực tế trong ngành khảo cổ học.
Ví dụ 1:
14C được thành tạo trong khí quyển theo các phản ứng hạt nhân chủ yếu do
tác động của neutron với các đồng vị bền N, O và C. Quan trọng nhất là phản
ứng: 1n + 14N → 14C + 1H; ở đây 1n- neutron, 1H- protron. Carbon phóng
11


xạ chuyển thành các phân tử 14CO 2 hoặc 14CO, chúng nhanh chóng hoà trộn
với không khí và nước. Các phân tử 14CO 2 đi vào các tế bào của động vật hoặc
quang hợp trong thực vật. Trong suốt đời sống của sinh vật xảy ra sự trao đổi
thường xuyên 14CO2 giữa các tế bào và không khí. Hoạt tính của 14C trong các
tế bào sống trong suốt đời sống của chúng là một đại lượng ổn định và phụ thuộc
vào hoạt tính của 14C trong khí quyển với tỉ lệ 14C/C =10-12 . Khi các sinh vật chết đi,
sự hất thụ 14C từ khí quyển bị ngừng lại và do phân rã phóng xạ nên hoạt tính của 14C bắt đầu bị giảm. Một
tượng cổ bằng gỗ có độ phóng xạ bị giảm 75 lần so với độ phóng xạ của 1 khúc gỗ cùng khối lượng và vừa mới
chặt. Đồng vị C14 có chu kỳ bán rã T = 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ bằng:


A. 5600 năm

B. 11200 năm

C. 16800 năm D. 22400 năm [17]

Ví dụ 2:
Hiện nay urani tự nhiên chứa hai đồng vị phóng xạ 235
235

238

U và 238 U , với tỷ lệ số

7
U là 1000 . Biết chu kì bán rã của

235
hạt U và số hạt
U và 238 U lần lượt là
7,00.108 năm và 4,50.109 năm. Cách đây bao nhiêu năm, urani tự nhiên có tỷ lệ
235

số hạt U và số hạt
A. 2,74 tỉ năm.
[

238

3

U là 100 ?

B. 2,22 tỉ năm. C. 1,74 tỉ năm.

D. 3,15 tỉ năm.

17]

2.3.2.5 Bài toán thực tế mang tính thời sự hay sự kiện lịch sử
Ví dụ 1:
Cường độ một trận động đất là M Richter được cho bởi công thức M =
log

A

A0 , với A là biên độ rung chấn tối đa, A0 là một biên độ chuẩn (hằng số). Đầu thế kỷ thứ 20, một trận động
đất ở San Francisco có cường độ đo được 8 độ Richter. Trong cùng năm đó, một trận động đất khác ở Nhật Bản
có cường độ đo được là 6 độ Richter. Hỏi trận động đất ở San Francisco có biên độ lớn gấp bao nhiêu lần biên độ
trận động đất ở Nhật Bản?

[17]

A. 1000
B. 2
C. 100
D. 10
Ví dụ 2:
Tháng 4/1983, một lữ đoàn lính diễu hành bước đều qua cầu treo Broughton
của Anh. Theo các ghi chép vào thời điểm đó, cây cầu đã bị đổ gãy dưới chân
các binh sĩ, ném hàng chục người xuống nước. Sau khi điều này xảy ra, quân đội

Anh đã ban hành quy định mới: binh lính khi đi qua một cây cầu dài không được
đi bước đều hoặc diễu hành nhịp nhàng, để đề phòng sự cố tái diễn. Hiện tượng
vật lí nào dẫn đến quân đội Anh đã ban hành quy định mới đó?
A. Sức nặng của đoàn quân.
12


B. Hiện tượng cộng hưởng.
C. Dao động cưỡng bức.
D. Đi đều tạo ra lực lớn tác dụng lên cầu [17]

Ví dụ 3:
Ơ Califorlia( Hoa ki) gân vêt nưt San- andreas thương xuyên xay ra đông đât.
Năm 1980 ngươi ta lây môt mâu xương đông vât đa bi huy diêt do môt vu đông
C
đât lơn đa tưng xay ra va xac đinh đươc lương 146 con lai 91,4% chưa phân ra.
C
Biêt chu ki ban ra cua 146 la T= 5700 năm. Vu đông đât lơn xay ra ơ đo vao
khoang
[17]
A. năm 1740
B. năm 740
C. năm 1240
D. năm 1200
2.3.2.6 Bài toán thực tế ứng dụng trong xây dựng
Ví dụ 1:
Bài tập thường:
Tác dụng lên vật nặng của con lắc lò xo một ngoại lực biến đổi tuần hoàn theo thời gian với tần số có thể
thay đổi được dọc theo trục của lò xo. Thay đổi giá trị tần số của ngoại lực người ta đo được sự phụ thuộc của
biên độ của vật nặng vào tần số như ảng dưới đây. Tần số dao động riêng của vật nặng gần giá trị nào nhất?


Tần số riêng của thanh sắt
35 38 42 44 50 52 55 60 65 70
Biên độ dao động của thanh 2cm 2,1c 2,3c2,3c 3c 3,2c 3,5c 3c 2,7c 2,1c
A. 36Hz
B. 41 Hz
C. 54Hz
D. 60Hz
Câu hỏi dạng kiến thức thực tế:
Trong xây dựng để ước lượng tần số dao động riêng của 1 bức tường người ta chọn các thanh thép mỏng
đàn hồi có tần số dao động riêng biết trước (gọi là tần số kế). Người ta cắm các thanh thép vào tường rồi dùng
búa đập mạnh vào bức tường. Sau đó quan sát biên độ dao động của từng thanh thép để ước lượng gần đúng
tần số dao động riêng của bức tường. Bảng sau cho ta biết tần số và biên độ của từng thanh thép. Hỏi tần số
riêng của bức tường gần giá trị nào nhất ?

Tần số riêng của thanh sắt 350 380 420 440 500 520 550 600650 700
Biên độ dao động của thanh 2cm 2,1c 2,3c 2,3c 3c 3,2c 3,5c 3c 2,7c 2,1c
[17]
A. 360Hz
B. 410 Hz
C. 540Hz
D. 600Hz
Phân tích: Hai bài tập cùng một nội dung về sự phụ thuộc biên độ của dao động
cưỡng bức vào tần số của lực cưỡng bức. Ở loại bài tập thông thường học sinh
áp dụng điều kiện cộng hưởng để tính chu kì dao động riêng của vật.
13


Còn ở dạng bài tập thực tế, học sinh sau khi khi làm bài tập lại có thể thu cho
mình một kiến thức đó là cách người ta đo tần số dao động của bức tường hay

ngôi nhà, rộng hơn HS có thể suy luận ra từ các dữ liệu đo đạc để các kỹ sư thu
thập để thiết kế các ngôi nhà có thể giảm thiểu động đất, gió bão…
Ví dụ 2:
Người ta định đầu tư một phòng hát Karaoke hình hộp chữ nhật có diện tích
sàn khoảng 18 m2, cao 3 m. Dàn âm thanh gồm 4 loa có công suất như nhau đặt
tại các góc dưới A, B và các góc A’, B’ ngay trên A, B, màn hình gắn trên tường
ABB’A’. Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng
và tường hấp thụ âm tốt. Phòng có thiết kế để công suất đến tai người ngồi hát
tại trung điểm M của CD đối diện cạnh AB là lớn nhất. Tai người chịu được
cường độ âm tối đa bằng 10 W/m2. Công suất lớn nhất của mỗi loa mà tai người
còn chịu đựng được xấp xỉ

A. 535W

B. 796 W.

C. 723W.

D. 678W. [5]

Ví dụ 3 :
Để nghiên cứu dao động của một tòa nhà, một người đã nghiên cứu một thiết
bị phát hiện dao động gồm một thanh thép mỏng nhẹ, một đầu gắn chặt vào tòa
nhà, đầu kia treo những vật có khối lượng khác nhau. Người đó nghĩ rằng dao
động của tòa nhà sẽ làm cho vật nặng dao động đến mức có thể nhận thấy được.
Để đo độ cứng của thanh thép khi nằm ngang, người ấy treo vào đầu tự do một
vật có khối lượng 0,05kg và thấy đầu này võng xuống một đoạn 2,5mm.Thay
đổi khối lượng của vật treo người đó nhận thấy thanh thép dao động mạnh nhất
khi vật có khối lượng 0,08kg. Chu kỳ dao động của tòa nhà là:
A.0,201s

B.0,4s
C.0,5s
[6]
D.0,125s
2.3.3 Giới thiệu các bài toán thực tế khác.
Câu 1:Tia tử ngoại:

[17]

A.Ứng dụng để trị bệnh ung thư.
B. Dùng để sấy khô, sưởi ấm.
C. Có bản chất là sóng cơ học.
D. Dùng để chữa bệnh còi xương.
Câu 2: Trong y học, tia X được sử dụng để chụp phim, để chẩn đoán bệnh là
dựa vào tính chất [17]
A.làm đen kính ảnh và tác dụng sinh lí. B. đâm xuyên và làm đen kính ảnh.
C. đâm xuyên và phát quang. D. phát quang và làm đen kính ảnh. Câu 3:
Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác
dụng hủy diệt của
A. Tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời
B. Tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.
C. Tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
14


D. Tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
Câu 4: Tia X không có tác dụng nào sau đây?

A.
B.

C.
D.

[8]

Chữa bệnh ung thư.
Tìm bọt khí trong các vật đúc bằng kim loại.
Chiếu điện, chụp điện.
Sấy khô, sưởi ấm.

[17]

Câu 5: Một nhà máy điện nguyên tử dùng U235 phân hạch tỏa ra 200MeV. Hiệu
suất của nhà máy là 30%. Nếu công suất của nhà máy là 1920MW thì khối
lượng U235 cần dùng trong một ngày :
[17]
A. 0,674kg.
B. 1,050kg.
C. 2,596kg.
D. 7,023kg.
Câu 6: Tính tuổi một cổ vật bằng gỗ biết độ phóng xạ b của nó bằng 3/5 độ
phóng xạ của cùng khối lượng cùng loại gỗ vừa mới chặt . Chu kỳ bán rã của C 14
là 5600 năm
[17]
A. 4000 năm B. 4129 năm
C. 3500 năm D. 2500 năm
Câu 7: Thành phần đồng vị phóng xạ C14 có trong khí quyển có chu kỳ bán rã
là 5568 năm. Mọi thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cacbon dưới dạng CO 2 đều
chứa một lượng cân bằng C14. Trong một ngôi mộ cổ, người ta tìm thấy một
mảnh xương nặng 18g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút. Hỏi vật hữu cơ này đã

chết cách đây bao nhiêu lâu, biết độ phóng xạ từ C14 ở thực vật sống là 12 phân
rã/g.phút.
[17]
A. 5734,35 năm B. 7689,87năm C. 3246,43 năm D. 5268,28 năm
Câu 8: 238U phân rã thành 206Pb với chu kỳ bán rã T = 4,47.109 năm. Một khối đá
được phát hiện có chứa 46,97mg 238 U và 2,135mg 206PB. Giả sử lúc khối đá mới
hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là
sản phẩm phân rã của 238U.Tuổi của khối đá hiện nay là:
A. gần 2,5.106 năm.
B. gần 3.108 năm.
[17]
C. gần 3,4.107 năm.
D. gần 6.109 năm.
Câu 9: Trong các vụ thử hạt nhân người ta thấy có các đồng vị 131 I lan ra trong
khí quyển(đồng vị này có thể gây ung thư tuyến giáp trạng). Mưa làm cỏ nhiễm
đồng vị phóng xạ này và cuối cùng nó xuất hiện trong sữa bò.Giả sử sau một vụ
thử hạt nhân người ta đo được độ phóng xạ của đồng vị này là 2900Bq/lít.Hỏi
sau bao lâu thì sữa bò mới đạt mức an toan là 185Bq/lít biết chu kì bán rã của 131
I là 8,04 ngày.
A. 31,92 ngày
B. 63,82 ngày
C. 3,19 ngày D. 6,38 ngày [17]
Câu 10: Phân tích một mẫu đá lấy từ Mặt Trăng các nhà khoa học xác định
được 82% nguyên tố kali K40 của nó đã phân rã thành Ar40.Quá trình này có
chu kì là 1,2.109 năm.Tuổi của mẫu đá đó vào khoảng


15



A. 1,77.109 năm.
C. 0,85.109 năm.

B. 2,97.109 năm.

[17]

D. 0,34.109 năm.
Câu 11: Một bệnh nhân điều trị ung thư bằng tia gama lần đầu tiên điều trị trong
10 phút. Sau 5 tuần điều trị lần 2. Hỏi trong lần 2 phải chiếu xạ trong thời gian
bao lâu để bệnh nhân nhận được tia gama như lần đầu tiên . Cho chu kỳ bán rã T
= 70 ngày và coi t << T
A, 17phút
B. 20phút
C. 14phút
D. 10 phút [17]
Câu 12: Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng
qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín
hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. Sóng trung
B. sóng ngắn
C. sóng dài
D. sóng cực ngắn.
[

17]

Câu 13: Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?

A.

B.
C.
D.

Sự phát sáng của con đom đóm.
Sự phát sáng của đèn dây tóc.
Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.
[17]
Sự phát sáng của đèn LED.

Câu 14. Một sĩ quan chỉ huy bắn pháo đứng trên đỉnh đồi có góc nghiêng 30 0 so
với mặt đất. Viên đạn được bắn đi theo phương ngang với vận tốc ban đầu
400m/s. Viên đạn rơi tại một điểm ở sườn đồi và nổ ở đó. Bỏ qua sức cản không
khí, tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, gia tốc trọng trường là g =
10m/s2. Sau bao lâu kể từ khi bắn thì sĩ quan chỉ huy nghe thấy tiếng đạn nổ :

[17]

A. 123s B. 109s C. 107s D. 114s
Câu 15: Mạng điện dân dụng ở Việt
Nam có điện áp hiệu dụng là 220 V, ở Nhật là 110… Điện áp hiệu dụng quá cao,
có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng thấp,
chẳng hạn 30V-50 V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân
không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp:

A. không sản xuất linh kiện điện sử dụng.
B. Công suất hao phí sẽ quá lớn.
C. Công suất nơi truyền tải sẽ quá nhỏ
D. Công suất nơi tiệu thụ sẽ quá lớn. [17]


Câu 16: Chọn hiện tượng liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng:
A. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.


B. Màu sắc sặc sỡ của bong bóng xà phòng.
C. Bóng đèn trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng
chiếu tới.
D. Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin.

[17]

16


Câu 17: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt.
B. làm iôn hóa không khí.
[17]
C. làm phát quang một số chất.
D. tác dụng sinh học.
Câu 18: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
[17]
C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 19: Nguồn bức xạ nào sau đây không phát ra tia tử ngoại?
A. Đèn hơi thủy ngân.
B. Ngọn nến. [17]
D. Mặt trời.

C. Hồ quang điện.
Câu 20: Ba màu cơ bản của màn hình ti vi màu phát ra khi êlectron đến đập vào


[17]

A. đỏ, vàng, tím.
B. vàng, lam, tím. C. đỏ, lục, lam. D. vàng, lục, lam
Câu 21: Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư
bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng
từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144.
Cho rằng chi tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ
dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong
các trường hợp đều bằng nhau. Nếu điện áp truyền đi là 4U thì trạm phát huy
này cung cấp đủ điện năng cho
[7]
A. 168 hộ dân.
B. 150 hộ dân. C. 504 hộ dân. D. 192 hộ dân.
Câu 22: Trong phòng thu âm, tại một điểm nào đó trong phòng mức cường độ
âm nghe được trực tiếp từ nguồn âm phát ra có giá trị 84dB, còn mức cường độ
âm tạo từ sự phản xạ âm qua các bức tường là 72dB. Khi đó mức cường độ âm
mà người nghe cảm nhận được trong phòng có giá trị gần giá trị nào nhất?
A. 85,20dB
B. 87dB.
C. 82,30dB
D.
80,97dB
[

17]


Câu 23: Một cơn động đất phát đồng thời hai sóng cơ trong đất: sóng ngang (S)
và sóng dọc (P) . Biết rằng vận tốc của sóng (S) là 32 km/s và của sóng (P) là 8
km/s. Một máy địa chấn ghi được cả sóng (S) và sóng (P) lệch nhau 12 s. Tâm
động đất ở cách máy ghi gần giá trị nào nhất?
[17]
A. 100 km.
B. 120 km.
C. 80 km.
D. 150 km.
Câu 24: Một ống thuỷ tinh bên trong có một pít – tông có thể dịch chuyển được
trong ống. Ở một miệng ống người ta đặt một âm thoa tạo ra một sóng âm lan
truyền vào trong ống với tốc độ 340 m/s, trong ống xuất hiện sóng dừng và nghe
được âm ở miệng ống là rõ nhất. Người ta dịch pít –tông đi một đoạn 40cm thì
ta lại nghe được âm rõ nhất lần thứ hai. Tần số của âm thoa có giá trị là:
[17]
A. 212,5 Hz
B. 850 Hz
C. 272 Hz
D. 425 Hz
17


Câu 25: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm.
Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1 s. Nước trong xô sóng sánh mạnh
nhất khi người đó đi với vận tốc
A. 100 cm/s.
B. 50 cm/s.
C. 25 cm/s.
D. 75 cm/s. [17]

Câu 26: Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và
coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68 dB Khi cả ban hợp
ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB. Số ca sĩ có trong ban hợp ca
là:
A. 16 người.
B. 12 người.
C. 10 người.
D. 18 người
[

17]

Câu 27: Một nguồn sáng có công suất 2W, phát ra những sóng ánh sáng có
bước sóng =0,597 m tỏa ra đều theo khắp mọi hướng. Biết rằng mắt còn cảm
nhận được ánh sáng khi có ít nhất 80photon lọt vào mắt trong mỗi giây. Coi
đường kính con ngươi vào khoảng 4mm. Bỏ qua sự hấp thụ của ánh sáng bởi khí
quyển. Khoảng cách xa nhất người còn trông thấy được nguồn sáng này có giá
trị gần với
[17]
A. 433km B. 470km C. 274km D. 6km
trong Mặt Trời là do

Câu 28. Năng lượng sản ra bên

A. sự bắn phá của các thiên thạch và tia vũ trụ lên Mặt Trời.
B. sự đốt cháy các hiđrôcacbon bên trong Mặt Trời.
C. sự phân rã của các hạt nhân urani bên trong Mặt Trời.
D. sự kết hợp các hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.

[17]


Câu 29:Trong quá trình nghiên cứu chế tạo kính chống đọng nước cho ngành
công nghiệp ôtô người ta đã phủ lên bề mặt kính một lớp mỏng màng vật liệu
TiO2 chiết suất n chiều dày cỡ m. Để xác định chiều dày của lớp màng vật liệu
TiO2 được phủ trên tấm thuỷ tinh mẫu người ta sử dụng các thiết bị và dụng cụ
sau: Giao thoa kế Young (giao thoa kế này có khoảng cách giữa hai khe sáng là
a, khoảng cách từ khe đến màn là D và cho phép xác định vị trí các vân giao
thoa và khoảng vân chính xác); Hai tấm thuỷ tinh mỏng giống hệt nhau, một tấm
có phủ thêm trên bề mặt một màng TiO2 trong suốt.
Sau đó người ta tiến hành đo bằng các bước sau.
a, Bật nguồn sáng hệ giao thoa, xác định vị trí vân trung tâm và khoảng vân i từ
đó suy ra bước sóng dùng trong phép đo
b, Đặt trước hai khe sáng hai tấm kính (tấm có phủ màng và chưa phủ màng).
c, Xác định các thông số khoảng cách hai khe sáng a và khoảng cách khe đến
màn D.
d, Xác định vị trí vân trung tâm, so sánh với trường hợp chưa đặt tấm thuỷ tinh
để xác định khoảng dịch vân x.
x

e, Xác định chiều dày lớp màng theo công thức

( n 1)dD d
a

ax
(n
1)D

f, Lặp lại thí nghiệm vài lần để tìm giá trị trung bình của khoảng dịch hệ vân x
18



Các bước tiến hành theo thứ tự đúng là.
[17]

A. c,a,b,d,f,e
B. a,b,c,f,e,d
C. c,b,a,e,d,f
D. a,f,c,b,e,d
Câu 30: Trong gia đình, lúc đang nghe đài, nếu đóng hoặc ngắt điện (cho đèn
ống chẳng hạn) ta thường nghe thấy tiếng “xẹt” trong đài. Hãy chọn câugiải
thích đúng trong những sau:
A. Do dòng điện mạch ngoài tác động.
B. Do khi bật công tắc điện dòng điện qua rađiô thay đổi đột ngột.
C. Do khi bật công tắc điện, xuất hiện một “xung sóng”. Xung sóng này tác
động vào ăngten của máy thu tạo nên tiếng xẹt trong máy.

D:

[17]

A, B và C đều đúng.
Câu 31: Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi- ô đã dùng một ống
gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một
người ở đầu kia nghe thấy tiếng gõ, một tiếng truyền qua gang và một truyền
qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5 s. Biết tốc độ âm trong
không khí là 340 m/s. Tốc độ âm trong gang là bao nhiêu

[17]


A. 1452 m/s B. 3194 m/s C. 180 m/s D. 2365 m/s
thanh Bình Dương phát sóng 92,5 KHz thuộc loại sóng

Câu 32: Đài phát

A. Dài B. Trung C. Ngắn D. Cực ngắn Câu 33. Một đoạn quảng cáo bình
đun nước siêu tốc của hãng sản xuất đồ điện dân dụng A có nội dung như sau:
Dung tích tối đa: 2 lít
Điện áp sử dụng: 220V
Tần số: 50Hz
Công suất tiêu thụ điện: 2000W
Thời gian đun sôi cực nhanh, chỉ mất 5 phút cho mỗi bình đầy nước
ở nhiệt độ phòng 250C.
Bình được làm bằng vật liệu siêu bền, không sinh độc tố ở nhiệt
cao. Thời gian bảo hành: 12 tháng.
Cho rằng bình đun được sử dụng ở điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng
220V. Thực tế nhiệt lượng mất mát ra môi trường tỉ lệ với thời gian đun, xét
trong 1s là q = 250 J/s. Biết nhiệt dung của nước là 4200 J/độ. Đoạn quảng cáo
trên nói về thời gian đun sôi một bình đầy nước thực chất ít hơn so với thực tế
một khoảng thời gian là:
A.60s
B.30s
C.120s
D.90s [9]
Câu 34: Ở một cảng biển, mực nước thuỷ triều lên xuống theo kiểu dao động
điều hoà. Đồ thị biểu diễn độ sâu của cảng theo thời gian được cho bởi đồ thị

19



3m
1m

hình vẽ. Một tàu đến để cập cảng vào lúc

O

6h

12h

t(h)

nước

cạn nhất. Để vào cảng an toàn thì mức nước phải có độ sâu ít nhất là 1,5 m. Tàu
phải neo đậu ở cảng bao lâu?
[10]
A. 1,5 h.
B. 2 h.
C. 3 h.
D. 6 h.
Câu 35 . Trong tốp ca nam của giáo viên trường THPT Nam Trực, mọi giáo viên
đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một giáo viên hát thì một
khán giả nghe được âm có mức cường độ âm là 42,62 dB. Khi cả tốp ca cùng hát
thì người đó nghe được âm có mức cường độ âm là 54,4 dB. Số giáo viên trong
tốp ca có tất cả
A. 12 người. B. 15 người. C. 18người. D. 16 người. [11] Câu 36. Một chất
phóng xạ được khảo sát bằng ống Geiger-Muller gắn với một máy đếm xung. Một
người ghi lại kết quả sau:


Thời gian
1
2
3
4
5
6
7
8
(phút)
Số ghi
5015 8026 9016 9401 9541 9802 9636 9673
Vì sơ ý nên một trong các số ghi bị sai. Số sai đó nằm ở cuối phút thứ mấy:

[17]

A.4 B.2 C.8 D.6
Câu 37. Nhà máy điện gió được coi là thân thiệt với
môi trường hơn nhiều so với các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện. Việt
Nam đã có nhà máy điện gió tại Bình Thuận, Bạc Liêu và một số tỉnh, thành
khác. Gió làm quay các cánh quạt của các cột điện gió, từ đó làm quay rôto của
máy phát điện và tạo ra điện năng. Nếu gió càng mạnh thì các cánh quạt có thể
quay càng nhanh và vì thế công suất điện phát ra càng lớn. Do các yếu tố kĩ
thuật và an toàn, người ta nêu lên bốn điều kiện hoạt động của cánh quạt tại một
số nhà máy điện gió như sau:
- Cánh quạt bắt đầu quay khi tốc độ gió đạt đến giá trị v1.
- Công suất điện phát ra đạt đến giá trị định mức P0 khi tốc độ gió đạt đến giá trị
v2.
- Cánh quạt được điều khiển để giữ nguyên tốc độ quay khi tốc độ gió đạt lớn

hơn giá trị v2.
- Cánh quạt dừng quay khi tốc độ gió đạt đến giá trị v3 hoặc lớn hơn.
Trong các đồ thị sau, đồ thị nào mô tả đúng mối quan hệ giữa tốc độ gió v và
công suất điện P phát ra theo các điều kiện nêu trên?
P
P
P
Po
Po
Po

P
Po

v
v1 v2

v3

Đồ thị a

20
v1 v2

Đồ thị b

v3

v1 v2 v3


Đồ thị c

v1 v2

Đồ thị d

v3


A. Đồ thị a.
B. Đồ thị b.
C. Đồ thị c.
D. Đồ thị d. [17]
Câu 38: Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, kiểm soát, và duy trì
một chuỗi phản ứng phân hạch hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử
dụng để tạo ra điện và cung cấp năng lượng cho một số tàu ngầm, tàu sân bay…
mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát triển rất mạnh. Nhiên liệu trong các lò này
thường là hoặc P239. Sự phân hạch của một hạt nhân U235 có kèm theo giải
phóng 2,5 nơtron (tính trung bình), đối với P239 con số đó là 3. Các nơtron này
có thể kích thích các hạt nhân khác phân hạch để tạo nên một phản ứng dây
truyền nếu không được điều khiển. Các lò phản ứng hạt nhân được điều khiển để
đảm bảo năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng là không đổi theo thời gian, trong
trường hợp này người ta thường dùng những thanh điều khiển ngập sâu vào
trong lò để hấp thụ số nơtron thừa và đảm bảo số nơtron giải phóng sau mỗi
phân hạch là 1 (tính trung bình). Thanh điều khiển có chứa:
A. Bạch kim
B. Vàng hoặc những kim loại có nguyên tử lượng lớn.
[17]
C. Bo hoặc Cađimi
D. Nước

Câu 39: Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6 m lại có ổ gà, tần số dao
động khung xe là 2 Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó phải tránh tốc độ
nào sau đây?
[17]
A. 43,2 km/h.
B. 21,6 km/h.
C. 36,0 km/h.
D. 18,0 km/h.
Câu 40. Thông tin về một sự kiện có thể truyền từ Mỹ về Việt Nam thông qua
sóng điện từ nhờ

A. hiện tượng khúc xạ.
C. sóng điện từ truyền thẳng.

B. hiện tượng phản xạ.
D. vệ tinh.
[17]

Câu 41: Sóng FM của chuong trình “làn sóng xanh” Đài phát thanh TP.HCM có
tần số 99,9 MHz, đây là
A. sóng siêu âm.
B. sóng điện từ thuộc loại sóng ngắn.
C. sóng điện từ thuộc loại sóng trung.D. sóng điện từ thuộc loại sóng cực ngắn.
[

17]

Câu 42: Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, một lỗ thổi và một lỗ
định âm (là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tính
từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính

bằng cung theo thứ tự; 1 cung, 2 cung, 2,5 cung, 3,5 cung, 4,5 cung, 5,5 cung.
Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa
cung(tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là 8/9 và
15/16. Giữa chiều dài L, từ lỗ thổi đến lỗ thứ i và tần số fi (i = 1 → 6) của âm
v

phát ra từ lỗ đó tuân theo công thức L =

2f

i

(v là tốc độ truyền âm trong
21


không khí bằng 340m/s). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số f = 440Hz.
Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số

[12]

A. 494 Hz B. 751,8Hz C. 257,5Hz D. 392Hz
Câu 43: Ngay 16/3/2015
bô công thương ban hanh quyêt đinh vê gia điên mơi, ap dung cho đên nay. Theo
đo gia ban lẻ điên sinh hoat đươc ap dung như sau
Thư tư kWh điên năng tiêu thu
Gia tiên môi kWh( VND)

1-50 51-100
1448

1533

101-200 201-300
1786
2242

301-400
2503

401 trơ lên
2587

Đê tiêt kiêm tiên điên môt gia đinh đa điêu chinh thơi gian sư dung hoăc sô lương thiêt đươc sư dung trong
gia đinh như sau

Tên thiêt bi
Tu
Bong
Ti vi
May
May
Quat
( sô lương thiêt lanh
đen
(2=>
lanh
giăt
(3)
bi)
(1)

(3)
1)
(1)
(1)
Công
suât 60W
60W
145
1100
400W
65W
trungbinh/
W
W
1 thiêt b
Điêu chinh thơi 24h
5h
4h
8h
1,5 h
10h
gian sư
dung
=>
=> 6
=> 45 =>8h
trong ngay
4h
h
phut

Băng cach điêu chinh như trên, môt thang(30 ngay) gia đinh đo tiêt kiêm đươc
bao nhiêu tiên điên
A. 278.000 đông
B. 81.000 đông
[13]
C. 207.000 đông
D. 84.000 đông
Câu 44: Đê thư gian sau môt giơ ôn thi, ban Mai Lan bât chiêc Radio đê nghe
chương trinh phat thanh “Ban hay noi vơi chung tôi ” phat song trên VOV tân sô
96,5 MHz. Chon phat biêu đúng vê song vô tuyên truyên tư đai phat đên Radio
A. Song cưc ngăn truyên tư đai phat phan xa qua vê tinh truyên đên Radio
B. Song ngăn truyên thăng tư đai phat đên Radio
C. Song ngăn truyên tư đai phat phan xa qua tâng điên li truyên đên Radio D.

[17]

Song ngăn truyên tư đai phat phan xa qua vê tinh truyên đên Radio
Câu 45: Tai lê hôi phim miên phi ơ Anh, co nhưng rap chiêu phim nho ma điên
năng sư dung cho rap hoan toan tư hê thông xe đap phat điên do chinh khan gia
vưa xem vưa đap xe. Năng lương tư cac vong quay cua 12 chiêc xe đap se nap
điên cho nhưng bô ac quy 12V. Hê thông nay co thê sinh ra dong điên đu đê
chay may chiêu, đen va dan âm thanh. Nêu cac khan gia đêu đap xe vơi tôc đô n
vong/phut thi công suât điên cung câp chi đap ưng 40% yêu câu cua rap nêu cac
khan gia tăng tôc đô đap xe thêm 5 vong/phut thi công suât điên sinh ra đap ưng
đươc 60% yêu câu cua rap. Đê cung câp đu công suât điên cho rap cac khan gia
cân tăng tôc đô đap xe thêm it nhât bao nhiêu vong/ phut nưa?
[17]
A. 2,5
B. 8
C. 5

D. 10
Câu 46. Một người nói vào micro và âm thanh đó

22


×