Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong tiết làm quen với số nguyên âm số học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252 KB, 13 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Toán học là một môn khoa học có tính tư duy cao và trừu tượng , đòi hỏi
tính hệ thống, logic. Để giải quyết một bài toán, một yêu cầu đề ra đòi hỏi
người giải toán phải có một hệ thống kiến thức nhất định nào đó, cùng các kỹ
năng và các phương pháp giải toán tương ứng, đặc biệt là khả năng tư duy
phân tích, tổng hợp, suy luận Toán học. Trong dạy - học toán phổ thơng, ba
kiểu bài đặt trưng là: Dạy - học lý thuyết; Dạy - học luyện tập; Dạy – học ôn
tập chương đều có vai trị và chức năng riêng nhằm giúp học sinh vận dụng tốt
kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng vào thực tế, trong đó “Ôn tập
chương toán” là quan trọng hơn cả. Dạy - học ôn tập chương toán nhằm hệ
thống hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của một chương, một giai đoạn
gồm nhiều chủ đề, nội dung toán có liên quan với nhau; Qua đó hướng dẫn và
rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức; kỹ năng đã học vào giải
toán và ứng dụng vào thực tế. Qua tiết dạy - học “Ôn tập chương toán” phát
triển mạnh cho học sinh năng lực phân tích, tổng hợp, tư duy linh hoạt và sáng
tạo, thói quen làm việc khoa học nhằm nâng cao tư duy toán học nói riêng và
hoàn thiện nhân cách của người lao động trong thời đại mới.
Nhìn chung, trong quá trình dạy học môn toán ở trường THCS thì việc dạy
tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi
lẽ, trong tiết học ôn tập chương giáo viên phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát
cả về lí thuyết lẫn bài tập thực hành, theo đúng trọng tâm của chương và cũng
nhất thiết giúp học sinh tự hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự
logic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại, từ đó học sinh vận dụng để có thể
giải được các dạng bài tập cơ bản nhất. Nhưng thực tế cho thấy, đối với giáo
viên đôi lúc còn xem nhẹ tiết ôn tập chương, nên khi giảng dạy chỉ khái quát
kiến thức cho học sinh một cách sơ lược thông qua một vài bài tập trong sách
giáo khoa, chưa giúp học sinh khắc sâu kiến thức cũng như nắm được mối liên
hệ của hệ thống kiến thức trong chương. Đối với học sinh, hầu như các em rất
sợ tiết ôn tập chương. Bởi vì ở tiết học này không chỉ tổng hợp rất nhiều kiến
thức đã học mà còn đòi hỏi ở các em sự nhạy bén và linh hoạt trong việc lựa


chọn giải pháp hợp lí khi giải toán. Điều này càng dễ khiến học sinh chán nản,
không muốn học, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tiết ôn
tập chương.
Từ thực trạng trên, bằng kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình
giảng dạy ở thời gian qua, cộng với sự góp ý của đồng nghiệp, tôi xin mạnh
dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương nhằm nâng
cao chất lượng dạy - học bộ môn Toán ở trường THCS Hòa Lộc”. Qua đó
nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng dạy - học ở bậc THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp giáo viên nắm vững và thực hiện tốt quy trình soạn - giảng
dạy học toán nói chung và dạy học ôn tập chương toán nói riêng; Về công tác
chuẩn bị của giáo viên và học sinh; Về các phương án thực hiện dạy học ôn tập
chương và tiến trình lên lớp giải quyết yêu cầu đặt ra. Dạy học ôn tập chương
toán như thế nào để có hiệu quả - nhất là giúp cho học sinh nắm vững và vận
1


dụng tốt các kiến thức và kỹ năng trong quá trình học và giải toán; Khắc phục
được những hạn chế vốn có trong dạy học ôn tập chương hiện nay, từng bước
nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. Thông qua học toán. Học sinh
không những được trang bị về các kiến thức toán cần thiết mà quan trọng hơn
là được rèn luyện tư duy biết phát hiện và giải quyết các yêu cầu trong cuộc
sống một cách khoa học, linh hoạt và sáng tạo theo đúng mục tiêu chung của
một Toán ở trường phổ thông; đặc biệt là bậc Trung học cơ sở.
Sáng kiến kinh nghiệm nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học toán, đầu tư cao
trong quá trình soạn giảng một tiết dạy học ôn tập chương toán, giúp học sinh
tự hoàn thiện mình. Qua đó, học sinh nắm được phương pháp học toán, yêu
thích và tự tin trong quá trình học toán và từ đó tất nhiên học sinh sẽ ngày càng
có chất lượng cao hơn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương nhằm nâng cao chất
lượng dạy – học bộ môn Toán ở trường THCS Hòa Lộc
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với thực trạng và ý nghĩa nêu trên, tôi đã dành thời gian nghiên cứu và xin
đưa ra giải pháp tối ưu để thực hiện một tiết dạy - học ôn tập Toán nhằm nâng
cao chất lượng dạy – học bộ môn Toán nói riêng, giúp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ở bậc THCS nói chung.
Để có được bài viết này tôi đã nghiên cứu và dựa trên cơ sở
+ Các giáo trình về phương pháp dạy học toán
+ Yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học toán bậc THCS
+ Kinh nghiệm dạy học của cá nhân
+Tham khảo về chuyên môn khi dự giờ, thao giảng ở trường và giáo viên
trong ngành.
+Thực hiện và đối chiếu kết quả chất lượng bộ môn Toán ở ba lớp 8 trong ba
năm học từ 2014 - 2017 của trường THCS Hòa Lộc. Qua kết quả của các bài
kiểm tra ở các chương.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán tại trường THCS Hòa Lộc, tôi nhận
thấy để truyền đạt kiến thức toán học cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất,
giờ dạy có hiệu quả nhất cần nhận thức rõ:
- Đối với bản thân phải có tâm, hết lòng với công tác giảng dạy, luôn đầu tư,
tìm tòi, nắm vững nội dung trọng tâm của bài giảng, những vấn đề thuộc về
phần truyền đạt, những vấn đề học sinh tự vận động tư duy, nhận thức, lĩnh hội.
Trên cơ sở đó biên soạn bài giảng chu đáo, súc tích, cô đọng với ví dụ minh họa
dễ hiểu, học sinh dễ vận dụng để giải Toán. Nhất là đối với những kiến thức
trọng tâm của mỗi chương, làm sao tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tiếp thu,
nắm vững để giải các bài Toán cơ bản hay vận dụng vào các chương tiếp theo.
- Đối với học sinh, mặt bằng nhận thức không đồng đều, có nhiều học sinh gặp

khó khăn về điều kiện học tập, hoàn cảnh gia đình, và khả năng bản thân còn
2


hạn chế. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp truyền đạt phù hợp, tạo
sự hứng thú cho các em học sinh, giúp các em không còn ngán ngại khi nghĩ đến
học môn Toán.
Chỉ thị số 3004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 15/08/2013 đã nêu rõ từng
nhiệm vụ trọng tâm của nghành giáo dục. Trong đó toàn nghành tiếp túc thực
hiện Chỉ thị 02/CT- TTG, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn lực, đáp ứng
yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những giải pháp
trọng tâm vẫn là đổi mới quản lí giáo dục. Vận dụng các hình thức , phương
pháp, kỹ thuật quản lí sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao nhất theo yêu cầu của
mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất.
Như vậy, rõ ràng giáo viên còn bất cập trong quá trình chuẩn bị và thực
hiện việc soạn giảng nhằm đáp ứng mục tiêu cần đạt của chương. Thầy và trò
chỉ loay hoay giải quyết những nội dung ôn tập trong sách giáo khoa, rời rạc
theo từng chương, từng chủ đề, thiếu đi sự gắn kết và tính hệ thống logic cần
thiết theo đặt trưng của bộ môn. Thời gian chuẩn bị và thực hiện dạy học quá ít
cho cả thầy và trò, nên thầy chỉ làm được phần việc là nhắc lại kiến thức trong
chương và trình bày sơ phần giải toán đối với một số bài tập trong sách giáo
khoa ; Trò thụ động trong học tập, bế tắc trong quá trình tìm cách giải, giải
toán chỉ trông chờ vào gợi ý của giáo viên. Do đó dẫn đến việc phần lớn học
sinh hổng hệ thống kiến thức; các kỹ năng và phương pháp giải toán; mất niềm
tin vào khả năng của cá nhân; Hạn chế tư duy cần thiết và hậu quả là phần lớn
học sinh có kết quả yếu kém về bộ môn.
Nếu ôn tập chương chỉ đơn thuần là tổng hợp kiến thức của chương đó,
không nhấn mạnh trọng tâm của chương, không có hệ thống kiến thức bài tập

phù hợp để củng cố kiến thức của chương, thì kết quả là học sinh nắm được kiến
thức theo yêu cầu còn thấp.
Ôn tập chương trong bộ môn Toán, cần nhấn mạnh những kiến thức trọng
tâm cần nắm, bổ sung thâm những kiến thức đã học ở những chương trước, năm
học trước và có một hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu làm
như vậy, sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm tốt hơn và kết quả là đa
số học sinh nắm được kiến thức theo yêu cầu.
Sau nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy nếu học sinh được ôn tập tốt những
kiến thức cơ bản của các chương trước thì các chương sau học sinh học tốt
hơn, từ đó giúp các em nhen nhóm lên tình yêu môn Toán, một môn học được
coi là quá khô khan và trừu tượng.
2.2. Thực trạng vấn đề
- Từ tiết học ôn tập chương học sinh không chỉ nắm được những kiến thức
riêng lẻ mà là một hệ thống các tri thức của toàn chương, nên kiến thức vừa
rộng, vừa sâu.
- Tiết ôn tập chương tổng hợp rất nhiều kiến thức, hơn nữa lại là kiến thức học
rồi, nên đa số các em thường không tập trung cũng như đầu tư nhiều cho tiết
học, từ đó dẫn đến việc các em không chủ động hay tư duy để giải quyết vấn
đề mà tiết học yêu cầu.
3


- Chất lượng học sinh không đồng đều, sỉ số trong một lớp thường đông, môt sô
học sinh lai bi “ hông” kiên thưc, nên trong cac tiết ôn tập chương chu yêu la bô
sung kiên thưc cu cho cac em.Viêc chuân bi bai ơ nha cua cac em nay hâu như
không co.
Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng các giải pháp mới
Lớp 8C Trường THCS Hòa Lộc
SS chương GIỎI
SL

%
2014 – 2015 42 C1–ĐS 3 7,1
Dạy học
C2–HH 3 7,1
Năm học

KHÁ
SL %
6 14,3
5 11,9

T.BÌNH
YẾU Trên TB
SL
% SL % SL %
18 42,9 15 35,7 27 64,3
17 40,5 17 40,5 25 59,5

thơng thường

Là giáo viên dạy học lâu năm, tham gia dạy đủ các khối, đủ các đối tượng
học sinh, nhất là tham gia dự giờ, thao giảng của giáo viên trong trường và của
giáo viên cùng bộ môn trong huyện, bản thân tôi nhận thấy để dạy tốt một tiết
“Ôn tập chương toán” không phải là chuyện dễ, chưa nói là về tâm lý chuyên
môn, giáo viên rất ngại khi thao giảng, khi có người dự giờ đánh giá đối với
một tiết dạy học “ Ôn tập chương toán”. Dạy học như thế nào cho có hiệu quả;
giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản và biết vận
dụng vào giải toán; sau đó tiếp cận với nội dung, chương trình trong quỹ thời
gian một hai tiết theo phân phối chương trình? Thực tế hiện nay, chất lượng
môn toán còn thấp do học sinh còn hổng nhiều về kiến thức và kỹ năng giải

toán, do đó thiếu tự tin, lười tư duy trong quá trình học và giải toán. Trách
nhiệm đó một phần là do giáo viên thiếu kinh nghiệm dạy học. Đặc biệt là dạy
học “Ôn tập chương toán”.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, bản thân tôi xin đề xuất “ Một số kinh
nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng dạy –
học bộ môn Toán ở trường THCS Hòa Lộc”. Qua đó nhằm góp phần vào
nâng cao chất lượng dạy - học ở bậc THCS.
2.3. Các giải pháp
2.3.1.Những yêu cầu để thực hiện các biện pháp:
a) Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu, xác định các kiến thức trọng tâm của chương cần ôn tập để chuẩn
bị cho một chương mới, có thể là kiến thức phục vụ cho xây dựng một khái
niệm mới, hoặc để giải bài tập.
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản, hệ thống hoá được kiến thức của từng phần,
từng bài, từ đó lựa chọn dạng bài tập áp dụng hợp lí.
- Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng học sinh.
- Rèn kĩ năng làm Toán, phải làm cho học sinh biết phải bắt đầu từ đâu? Cần
vận dụng kiến thức nào? Trình bày bài Toán làm sao có hiệu quả và đạt điểm cao
nhất.
- Khắc sâu các kiến thức cơ bản thì hệ thống bài tập trong ôn tập chương cũng
vô cùng quan trọng, và từ hệ thống bài tập này giúp học sinh rèn được kĩ năng
cơ bản, giúp rèn kĩ năng tư duy logic của học sinh, gây hứng thú hơn trong học
4


tập bộ môn Toán.
- Có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết ôn tập chương.
b) Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu mà giáo viên đưa ra ở tiết học trước.
- Chủ động và tự giác trong việc ôn tập kiến thức cũ

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế.
- Linh hoạt trong việc cân nhắc, lựa chọn các giải pháp hợp lí khi giải toán.
2.3.2. Sơ lược cấu trúc tiết ôn tập chương:
Tiết ôn tập chương nội dung gồm 2 phần : Phần lý thuyết và phần bài tập
- Phần lý thuyết: sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi theo hệ thống các kiến thức
cơ bản từ đầu chương đến cuối chương. Ở phần này giáo viên cho học sinh về
chuẩn bị, giáo viên cũng chuẩn bị nhưng dưới hình thức cao hơn, gắn kết các
kiến thức với nhau theo một trình tự lô gíc để giảng cho học sinh biết được các
vấn đề liên quan với nhau như thế nào từ đó học sinh có cách suy luận.
- Phần bài tập: Giáo viên cần sắp xếp các bài tập theo từng dạng hoặc từng
nhóm cùng sử dụng một kiến thức nào đó, để từ đó hướng dẫn học sinh làm bài
tập đạt kết quả cao.
2.3.3. Các phương án và biện pháp thực hiện:
Theo tôi có ba phương án cơ bản để tiến hành giảng dạy tiết ôn tập chương.
Phương án 1: Ôn lý thuyết xong, làm bài tập ( đây là cách dạy truyền thống).
* Tiến
hành:
Chuẩn bị:
- Học sinh: Cho học sinh về nhà soạn câu hỏi ở sách giáo khoa và bài tập theo
hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên: Về soạn câu hỏi nhưng với mức độ cao hơn học sinh, chuẩn bị
phần bài tập sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Lên lớp:
- Giáo viên vừa hỏi vừa hệ thống các câu hỏi cùng các câu trả lời của học sinh
để khái quát kiến thức của chương theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được
nội dung kiến thức cơ bản của chương.
- Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở từng dạng, từ đó dẫn đến
cách làm tổng quát của mỗi dạng bài tập.
- Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở chương này học sinh cần nắm
được những kiến thức gì?

* Đánh giá phương án 1:.
- Ưu điểm: Củng cố được các kiến thức lý thuyết riêng và hệ thống hoá các
kiến thức theo trình tự bài học.
- Nhược điểm: Sự kết nối giữa lý thuyết và bài tập rời rạc.
Phương án 2: Làm bài tập kết hợp kiểm tra lý thuyết (đây cũng là một phương
án truyền thống).
* Tiến hành.
Chuẩn bị: (Như phương án 1)
Lên lớp:
- Giáo viên sắp xếp những bài tập có cùng một dạng hay cùng sử dụng những
kiến thức vào từng nhóm.
5


- Sau đó giáo viên sửa mẫu (hoặc hướng dẫn cho học sinh sửa). Khi sửa đến
đâu, cần kiến thức lý thuyết nào giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, hoặc
giáo viên nhắc lại các kiến thức đó cứ như thế cho các dạng bài tập.
* Đánh giá phương án 2:
- Ưu điểm: Học đến đâu, thực hành đến đó, biết được những dạng bài tập này
cần những kiến thức lý thuyết nào, tiết kiệm đựơc thời gian.
- Nhược điểm: Không hệ thống hoá được các kiến thức một cách cơ bản. Đôi
khi bỏ sót kiến thức không ôn tập (có thể trong bài tập không có điều kiện sử
dụng đến kiến thức đó).
Phương án 3: Hệ thống hoá kiến thức một cách tổng quát (giáo viên kết hợp
với học sinh).
Xong phần này giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập kết hợp kiểm tra lý
thuyết như ở phương án 2.
* Đánh giá phương án 3:
- Ưu điểm: Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản, vừa kết hợp học và hành từ
đó học sinh nắm chắc các kiến thức.

- Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này thì:
+ GV phải tốn nhiều thời gian đầu tư, suy nghĩ biện pháp để giải quyết tốt
mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành.
+ Đòi hỏi năng lực chuyên môn giáo viên cao hơn.
2.3.4. Phương án 3 đề xuất minh hoạ:
ÔN TẬP CHƯƠNG I - HÌNH HỌC 8
MỤC TIÊU.
Kiến thức: - Nắm được khái niệm tứ giác, các dạng tứ giác đặc biệt theo
một hệ thống (hình thang, hình thang cân, hình bình hành …).
- Điểm đối xứng – Trục đối xứng, Tâm đối xứng.
Kĩ năng:
- Vẽ hình, nhìn hình, làm toán chứng minh các tứ giác là hình gì?
- Suy luận để tìm điều kiện cho tứ giác từ hình này  hình khác.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các dạng tính toán, phát triển tư
duy sáng tao.
Thái độ : Học tập nghiêm túc, có tinh tự giác cao trong học tập
CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Bộ tứ giác, bảng phụ, dụng cụ vẽ hình.
- Học sinh: Soạn các câu hỏi ôn tập chương theo hướng dẫn của GV ở
tiết trước.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò

Nội dung cần
đạt
6



Hoạt động 1: Sơ đồ hệ thống các loại tứ giác
Tứ giác
1

GV tiến hành dùng bảng phụ
và các tứ giác nổi (Bộ đồ dùng
dạy học 8). Dạy hệ thống các
Hình
loại tứ giác.
GV: lần lượt đặt câu hỏi, yêu
cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
thang
4
Nhắc đến loại nào, đính vào
bảng loại đó và ghi tên của tứ
2
giác vào hình tương ứng.
Chẳng hạn:
Hình thang
Hình thang
vuông
- Tứ giác có 2 cạnh đối
cân
song song là hình gì?
5
- Hình thang có 1 góc vuông
7
là hình gì?
Hình chữ

- Hình thang có 2 cạnh
nhật
Hình
bên song song là hình gì?
8
vuông

Cứ như thế đến hình vuông.
GV lưu ý HS: Hình ở ngọn của
mũi tên là dạng đặc biệt của
hình ở gốc của mũi tên, nó có - Tứ giác đó là hình thang.
- Hình thang vuông.
các tính chất của hình ở gốc
- Hình bình hành.
mũi tên, ngoài ra còn có thêm
- Hình chữ nhật.
tính chất riêng.
Qua phần này học sinh nắm - Hình thoi.
được dấu hiệu nhận biết, tính - Hình vuông.
chất, định nghĩa của các loại tứ
giác đã học ở chương.

3

Hình bình
hành
6

Hình thoi
9


Hoạt động 2. Làm bài tập kết hợp ôn lý thuyết.
Bài tập 87(sgk):
GV: để HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài toán,
sau đó gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống.
Bài tập 88(sgk):
GV yêu cầu HS vẽ hình theo nội dung bài
toán.

Bài tập 87(sgk):
Kết quả điền:
a) Hình thang, hình bình hành,
b)Hình thang, hình bình hành.
c) Hình vuông.
B
Bài tập 88(sgk):

E

F

C

A
H

G
D

7



GV: hướng dẫn HS thực hiện
- Để EFGH là hình chữ nhật ta phải có điều
kiện gì?
GV cho HS trả lời tự do. Sau đó hướng HS
tới EFGH là hình bình hành.
Chứng minh:
-Dựa vào giả thiết, ta sẽ chứng minh EFGH
E là trung điểm của AB
là hình bình hành theo dấu hiệu nào?
F là trung điểm của BC
Có thể HS chưa nhận ra ngay dấu hiệu
 EF là đường trung bình của
chứng minh, vì thế GV gợi ý tiếp:
ABC.
1 AC (1)
-Xét ABC , có nhận xét gì về đoạn thẳng
EF//AC;EF=
2

EF?

-Từ EF là đường trung bình của ABC ta
suy ra được điều gì?

Chứng minh tương tự:
1 AC (2)
HG//AC;HG=


-Tương tự, hãy tìm mối liên hệ giữa HG với

Từ (1) và (2)  EF//HG,

AC?

EF=HG

Sau khi giúp HS định hướng được cách làm
bài, GV gọi HS lên bảng trình bày chứng
minh: tứ giác EFGH hình bình hành.
GV dẫn dắt HS thực hiện câu a:
- Hãy nêu các dấu hiệu nhận biết hình chữ
nhật có liên quan đến hình bình hành.

2

Vậy EFGH là hình bình hành
a) Hình bình hành EFGH là
hình chữ nhật khi Ê = 900
HE EFAC BD
( vì HE // BD, EF // AC)
Vậy với điều kiện AC
BD

Từ câu trả lời của HS, GV hướng để HS
nhận ra cách chứng minh: hình bình hành có thì tứ giác EFGH là hình chữ
nhật.
một góc vuông.
b) Hình bình hành EFGH là

- Để Ê=900 ta cần có điều gì?
hình thoi khi EF = EH AC =
- Khi nào thì HE EF ?
1
GV gợi ý tiếp để HS phát hiện ra mối quan BD
1
hệ giữa hai đường chéo.
(vì EF = AC, EH = BD )
2

GV: cho HS hoạt động nhóm câu b và câu

2

Vậy với điều kiện AC = BD thì

c , yêu cầu HS trình bày trên bảng nhóm.
tứ giác EFGH là hình thoi.
Sau ít phút, gọi đại diện một nhóm treo bảng HS: trả lời theo ý của mình
nhóm.
c) Hình bình hành EFGH là
- Trước khi vào bài tập 89 GV hỏi HS một
hình vuông khi EFGH vừa là
số câu hỏi về đối xứng trục, đối xứng tâm.

hình chữ nhật vừa là hình thoi

? Định nghĩa, cách vẽ hai điểm đối xứng qua AC BD và AC = BD.
một điểm?
? Định nghĩa, cách vẽ hai điểm đối xứng qua Bài tập 89(sgk).

một đường thẳng?

Bài tập 89(sgk).
GV: hướng dẫn HS vẽ hình theo nội dung
bài toán.

B
E

D

M


C
A

8


Hướng dẫn HS làm câu a). Chứng minh E
đối xứng với M qua AB.
? So sánh: ED và MD.
Xét ABC : Có nhận xét gì về đoạn thẳng
DM?
?ED=DM
Được gì?
DM AB

Chứng minh:

a) Vì E đối xứng với M qua D
 ED=DM ; E, D, M thẳng
hàng. (1)
Nếu thời gian không cho phép thì GV hướng Vì AM là trung tuyến  M là
dẫn các câu còn lại, để HS về nhà làm.
trung điểm của BC; mà D là
Câu b) Cho HS suy luận và tự làm dựa theo trung điểm của AB (gt)
các dấu hiệu nhận biết.
 DM là đường trung bình của
Câu c) ? Chu vi tứ giác AEBM được xác
ABC.
định như thế nào.
 DM // AC mà AC AB (gt)
Mà tứ giác AEBM là hình gì?  Chu vi tứ
 DM AB (2)
giác.
Từ (1)và(2) E đối xứng M
Câu d) Nhắc lại các cách chứng minh 1 tứ
qua AB
giác là hình vuông  Cách làm.
4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức cơ bản vừa ôn tập .
5.Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập thật kĩ theo nội dung vừa học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- BTVN: 89(b,c,d), 90 - SGK
2.4. Hiệu quả :
Trước đây, mỗi khi dạy tiết ôn tập chương tôi cảm thấy rất nặng nề và luôn
lúng túng khi dẫn dắt để học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Nhưng sau khi vận dụng
cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm này tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc hệ
thống kiến thức cho học sinh, điều này càng làm cho giáo viên hứng thú hơn khi
giảng dạy, đối với học sinh thì hăng hái phát biểu xây dựng bài. Hơn nữa, trong

quá trình học tập học sinh đã biết tự suy luận, tìm tòi, khám phá bài toán, học
sinh đã biết chủ động làm bài tập, không đợi sự nhắc nhở, thúc giục của giáo
viên. Không như trước đây, tôi luôn nhận thấy ở các em sự chán nản, thiếu tập
trung khi học tiết ôn tập chương và chấp nhận một chiều những vấn đề mà giáo
viên đưa ra, vì thế hầu như các em không hiểu rõ được bản chất vấn đề sau tiết
học này.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương nhằm
nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Toán ở trương THCS Hòa Lộc” mà tôi
đã rút ra được trong quá trình tìm tòi, học hỏi và tôi cũng đã vận dụng có hiệu
quả ở đơn vị công tác. Thông qua kết quả kiểm tra cuối chương tôi nhận thấy:
học tập của học sinh ngày một tiến bộ, chất lượng kiểm tra đạt khoảng 70% từ
trung bình trở lên (đối với những lớp đại trà).
Ở bài viết này tôi chỉ xin nêu ra một số kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được
trong quá trình công tác của mình.Tôi rất mong được Hội đồng khoa học các cấp
xem xét, đóng góp, giúp tôi phát huy những kinh nghiệm vốn có của mình và có
thêm những kinh nghiệm mới, để cho việc giảng dạy của tôi ngày một tiến bộ
hơn.
9


Qua 3 năm tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là học sinh khối 8, trường
THCS Hòa Lộc ( Mỗi năm một lớp 8; mỗi lớp 2 bài kiểm tra chương: Chương
I – Đại số 8; chương II – Hình học 8), kết quả như sau:
Năm học
2014 - 2015
Dạy học
thơng thường

2015 - 2016
Dạy học

theo SKKN

2016 - 2017
Dạy học

SS chương GIỎI
42 C1–ĐS
C2–HH

SL

3
3

KHÁ
% SL

7,1
7,1

T.BÌNH

% SL

%

YẾU
SL

Trên TB

% SL

%

6 14,3 18
5 11,9 17

42,9
40,5

15 35,7 27 64,3
17 40,5 25 59,5

41 C1–ĐS
C2–HH

6 14,6 9 22 20
5 12,2 7 17,1 21

48,8
51,2

6 14,6 35 85,4
8 19,5 33 80,5

36 C1–ĐS
C2–HH

7 19,4 8 22,2 16
5 13,9 8 22,2 17


44,4
47,2

5 14 31 86
6 16,7 30 83,3

theo SKKN

Cá nhân tôi thấy rằng:
- Khi chưa sử dụng SKKN, dạy học theo phương pháp thông thường, theo
đúng nội dung sách giáo khoa thì còn có nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh giỏi chưa
cao, tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình còn thấp, còn nhiều học sinh bị điểm yếu
kém.
. Qua thực tế áp dụng kinh nghiệm giảng dạy nêu trên cho học sinh của tôi, tôi
thấy học sinh đạt được các kết quả:
- Được củng cố một hệ thống kiến thức cơ bản.
- Được phát huy tư duy, khả năng giải Toán.
- Cảm thấy hứng thú trong quá trình học tập.
- Tự tin hơn khi phải đối mặt với những bài Toán.
- Không xem thường những kiến thức cơ bản của chương này bởi vì từ đó sẽ là
bắt đầu của một hệ thống kiến thức của các chương tiếp theo.
- Có thái độ tích cực hơn khi học tập môn Toán.
Từ đó tích lũy được các kiến thức Toán học, khắc sâu kiến thức và nắm
được phương pháp biến đổi những bài Toán phức tạp về dạng cơ bản để giải.
- Khi áp dụng SKKN vào giảng dạy, đặt yêu cầu cao với công tác soạn giảng
và dạy - học, khi đó kết quả chất lượng học tập của học sinh được nâng lên,
tăng học sinh giỏi, hạn chế học sinh yếu kém.
- Nếu như SKKN trên được phổ biến và được thực hiện một cách rộng rãi ở
các khối lớp thì tôi tin chất lượng bộ môn sẽ được cải thiện nhiều hơn. Khi đó

SKKN có hiệu quả thực tế cao hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập
chương nhằm nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Toán ở trường THCS
Hòa Lộc” nhằm giúp giáo viên nắm vững và thực hiện tốt quy trình soạn –giảng
dạy học toán nói chung và dạy học ôn tập toán nói riêng; Về công tác chuẩn bị
của giáo viên và học sinh; Về các phương án thực hiện dạy học ôn tập và tiến
10


trình lên lớp giải quyết yêu cầu đặt ra. Dạy học ôn tập chương toán như thế nào
để có hiệu quả - nhất là giúp cho học sinh nắm vững và vận dụng tốt các kiến
thức và kỹ năng trong quá trình học và giải toán; Khắc phục được những hạn
chế vốn có trong dạy học ôn tập chương hiện nay, từng bước nâng cao chất
lượng học toán cho học sinh. Thông qua học toán. Học sinh không những được
trang bị về các kiến thức toán cần thiết mà quan trọng hơn là được rèn luyện tư
duy biết phát hiện và giải quyết các yêu cầu trong cuộc sống một cách khoa học,
linh hoạt và sáng tạo theo đúng mục tiêu chung của môn Toán ở trường phổ
thông; đặc biệt là bậc Trung học cơ sở.
Sáng kiến kinh nghiệm nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học toán, đầu tư cao
trong quá trình soạn giảng một tiết dạy học ôn tập toán, giúp học sinh tự hoàn
thiện mình. Qua đó, học sinh nắm được phương pháp học toán, yêu thích và tự
tin trong quá trình học toán và từ đó tất nhiên học sinh sẽ ngày càng có chất
lượng cao hơn.
3.2. Kiến nghị
Với trách nhiệm và lòng say mê nghề nghiệp trong quá trình dạy học, nhất
là các năm gần đây, trước thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và môn
Toán nói riêng đang còn thấp. Cá nhân tôi đã cố gắng nghiên cứu và đúc kết

được một số kinh nghiệm về dạy học ôn tập Toán nhằm góp phần làm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn. Chắc rằng nội dung và biện pháp cũng còn
những hạn chế, thiếu sót nhất định, mong rằng lãnh đạo ngành, đồng nghiệp
quan tâm nghiên cứu, chỉnh lý và triển khai trong toàn ngành, không chỉ ở môn
Toán mà ở tất cả các bộ môn nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng nâng cao
chất lượng dạy – học, nhất là các giai đoạn ôn tập cuối cùng đạt hiệu quả cao
hơn, thiết thực hơn, giúp mỗi giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
mình, góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ có tri thức tốt, có phương pháp làm
việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo trở thành lực lượng lao động tốt trong công
cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHÂN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 09 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
ngươi khác.
Người thực hiện

NGUYỄN VĂN SƠN
LÊ VĂN LINH

11


12




×