Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài dự thi 1000 năm Thăng Long - HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.74 KB, 8 trang )

Phòng GD&ĐT Đồng Phú
Trường THCS Tân Lợi
Họ và tên: Nguyễn Hoàn
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
BÀI THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ VĂN HÓA
“1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI”
PHẦN I:
Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế
nào của đất Thăng Long?
Trả lời:
Được thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất
đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực
phong phú tốt tươi.
Dịch nghĩa: CHIẾU DỜI ĐÔ
“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô;
nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải
đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện
chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu
toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng
mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.
Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà
hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh
trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên
đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu
bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật
không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất;
được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn
sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn
khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi
này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh


đô bậc nhất của đế vương muôn đời.Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định
chỗ ở, ý các khanh thế nào?”
Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
Trả lời: Thành Cổ Loa
C ng Làng ng Lâm ổ Đườ
Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại
Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
Trả lời: Làng cổ Đường Lâm
Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng
Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội ) với kiến trúc
đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm
cổng, những bức tường đá ong già nua, vàng khé lên
trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia - làng
cổ duy nhất trong cả nước.
Làng Đường Lâm là đất của hai vua: Phùng Hưng và Ngô
Quyền. Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm). Nửa sau thế kỷ
VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã chiêu
tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa giành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802).
Nhân dân tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương!
Câu 4: Lễ hội nào ở Hà Nội có tục rước “Vua sống”
Trả lời: Hội đền Sái. Ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Lễ hội diễn trò rước Vua sống do cụ già đóng vai vua, ngồi
kiệu.
Làng Nhội là tên riêng nôm của thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ
Lâm, huyện Đông Anh. Hội mở ngày 12 tháng giêng có tục
rước vua sống và trò trừ ma gà.
Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành ốc,
được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng
gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Sau nhờ
được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên

vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ nay được thờ trên núi Sái một hòn
của Thất Diệu. Xưa, nhà vua nhớ ơn thần, hằng năm thường về đây lễ tạ.
Vua mất đi, dân làng vẫn nhớ lệ, tổ chức rước "vua sống", là một cụ ông cao tuổi nhất, mặc
áo long bào, đội mũ bình thiên ngự kiệu để dân rước từ sân đình lên đền Sái. Đám rước có
sứ Thanh Giang tức Thần Kim Quy dẹp đường, có gộc tre mang hình đầu gà trắng và thầy
tu cầm gươm đi bên. Đến đền Sái, thày tu chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá làm lễ
"ươm gươm" rồi đổ bát máu gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.
Câu 5: Tháp bút được xây dựng khi nào? Dòng chữ gì được ghi trên tháp Bút.
Trả lời :
Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng,
được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ
theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu, nằm ở phía ngoài lối
vào cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn.
Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m.
Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng
ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ
Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh"...
Câu 6: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thường được nhắc liền với nhau, nhưng khác
nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc
hiền triết của Nho giáo, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về
đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám - trường quốc học cao
cấp đầu tiên của Việt Nam - với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng
nghìn nhân tài cho đất nước.
Sử sách có chép Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý Thánh
Tông). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu, ban
đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Toàn bộ khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay có diện tích 54.331 m
2

, bao gồm: Hồ
Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có
những lớp tường ngăn ra làm năm khu
Câu 7. Truyền thuyết rùa vàng ở Hồ Gươm là thế nào?
Trả lời:
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng
coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ
căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn,
nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu
thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy
vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh
gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thuy ninh có một người làm nghề đánh cá tên
là khanh trung. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng
như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong
bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt
cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ
khác. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném
xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại
mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề
nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp
lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy
xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn
không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua
một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết
đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy
chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem
chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì
vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt
của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần
tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang
khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn
uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho
họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên
giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ
đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước
kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại
thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự
nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước.
Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua
thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con
rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía
thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ
hoàn gươm lại cho Long Quân!".
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há
miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa
đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm
Câu 8: Hội thơ đầu tiên của Đại Việt được lập ở Thăng Long tên là gì? Có bao nhiêu
hội viên, thời gian nào?
Trả lời:
Tao đàn Nhị thập bát Tú còn gọi là Hội Tao Đàn hay Tao đàn Lê Thánh Tông, là

hội thơ ca và xướng họa thơ ca cung đình do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Hội
Tao Đàn tập hợp các nho sĩ là vua quan, hai mươi tám vì tinh tú trong bầu trời thơ ca Đại
Việt cuối thời Hồng Đức. Hội này tồn tại trong khoảng 2 năm 1495-1497 (đến khi Lê
Thánh Tông mất).
Câu 9: “Lưỡng quốc tướng quân” của thời đại Hồ Chí Minh là một người Hà Nội.
Vị tướng đó là ai?
Trả lời:
“Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn. Quê làng Kiêu Kỵ ven Hà Nội, 49 tuổi đời, 33
năm đi làm cách mạng, tới 28 năm là tướng công thần lập nước
Trung Hoa mới. Chỉ 5 năm làm “Tướng Cụ Hồ”.
Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908. Học trường
với con Tây, cùng học trò gia đình theo đạo Thiên chúa... 15 tuổi
Vũ Nguyên Bác đã vào “hội kín”.
Gia nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Được người của Nguyễn Ái Quốc đưa
sang Quảng Châu (Trung Quốc) học lớp “Chính trị đặc biệt”. Tiếp đó lại được chính thầy
Lý Thụy (Bác Hồ) chọn, giới thiệu vào Trường Võ bị Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn.
(Theo Vietbao.vn)
Câu 10: Hình mẫu nào được chọn làm biểu tượng chính thức của Thăng Long –
Hà Nội?
Chùa Một Cột - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Chùa Một Cột nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh, còn có tên là “Nhất Trụ tự”. Chùa được
thiết kế độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước, được coi
như một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn
hiến.
Chùa Một Cột.
Câu 11: Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào thời nào?, cấu trúc ra sao?
Trả lời:
Kỳ đài Hà Nội xây dựng từ năm 1805 đến 1812 cùng thời với thành Hà Nội dưới triều
Gia Long nhà Nguyễn, Kỳ đài Hà Nội là công trình bề thế, cao nhất Hà Nội thời Pháp

thuộc. Từ trên đỉnh cột cờ, có thể quan sát được toàn bộ nội thành Hà Nội. Ðó cũng là lý
do chính khiến Cột cờ Hà Nội là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực
thành Hà Nội có may mắn được giữ lại nguyên vẹn cho đến ngày nay. Sau khi chiếm được
thành Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành phá hủy thành trong suốt ba năm từ 1894 - 1897
để xây dựng khu quân sự, nhưng cột cờ vẫn được giữ lại nguyên vẹn để biến thành đài xem
đua ngựa, đồng thời là trạm quan sát, thông tin liên lạc giữa khu chỉ huy trung tâm với
những đồn bốt chung quanh.
Cột cờ Hà Nội được xây dựng với kiến trúc dạng tháp, bao gồm ba tầng đế và một thân
cột được xây và ốp bằng gạch gốm chung quanh. Các
tầng đế là những khối chóp cụt có chân hình vuông, xây
chồng lên nhau nhỏ dần về phía trên. Tầng một có chiều
dài mỗi cạnh là 42,5 m, cao 3,1 m. Tầng hai: dài 27 m;
cao 3,7 m. Tầng ba dài 12,8 m, cao 5,1 m, có bốn cửa;
ngoại trừ cửa Bắc không ghi chú gì, còn lại ba cửa đều
có chữ ghi ở trên là: Nghênh Húc (đón nắng ban mai) ở
cửa Ðông, Hướng Minh (hướng về ánh sáng) ở cửa
Nam, Hồi Quang (ánh sáng phản hồi) ở cửa Tây. Trên
tầng ba là thân cột cờ hình trụ có 8 cạnh, mỗi cạnh dài
2,13 m thân thon dần lên phía trên cao 18,2 m. Trong Cột
cờ có các bậc cầu thang xoáy ốc gồm 54 bậc, được thông hơi và chiếu sáng bởi 39 ô cửa sổ
hoa thị và sáu ô cửa sổ hình dẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có
năm hoặc sáu cửa sổ. Ðỉnh ở trên cùng của Cột cờ Vọng Canh như một lầu bát giác, cao
3,3 m có tám cửa sổ ở mỗi cạnh. Giữa lầu là trụ tròn cắm cán cờ có đường kính 0,4 m và
vươn cao lên đỉnh lầu. Từ chân cột cờ đến trụ này có chiều cao là 33,4 m, nếu tính cả trụ
treo cờ thì độ cao phải lên hơn 40 m.
Câu 12: Vào thăm “Cõi Bác xưa” – khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô gặp
những di tích nào?

×