Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường THPT hà trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY
HỌC CỦA TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
Người thực hiện: Bùi Thị Huyền
Chức vụ: Phụ tá thí nghiệm
MỤC LỤC

Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ CN

THANH HOÁ NĂM 2019

0


St
t
I.

2.2.2.4

Nội
Trang
dung
MỞ ĐẦU .................................................................................


Lí do chọn đề tài..........................................................................
1
Mục đích nghiên cứu..................................................................
1
Đối tượng nghiên cứu..................................................................
2
Phương pháp nghiên cứu.........................................................
3
NỘI DUNG..............................................................................
3
Cơ sở lí luận...........................................................................
3
Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học............
4
Thực trạng ...........................................................................
4
Thuận lợi.................................................................................
4
Khó khăn.....................................................................................
7
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và trang
9
thiết bị dạy học
Giải pháp về cơ sở vật chất...................................................
9
Huy động nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp CSVC
9
Lập sổ theo dõi cơ sở vật chất
9
Giao việc quản lý tài sản

9
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị, đồ dùng
10
dạy học của trường THPT Hà Trung
Lập sổ “ Sổ danh mục thiết bị dạy học” ...............................
10
Lập sổ kế hoạch sử dụng thiết bị,các phòng chức năng
11
Lập sổ” Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” cho tổ, nhóm
12
chuyên môn
Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học theo từng kho..............
13

2.2.2.5

Áp dụng “Phiếu đăng ký mượn thiết bị dạy học-phòng học bộ

1.
2.
3.
4.
II
1.
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1

2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3
2.2.2
2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.2.3

môn”.......................................................................................

15

2.2.2.6

Lập sổ “ Theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”........................

16

2.2.2.7
2.2.2.8

Xây dựng kho cơ sở dữ liệu trên các hội nhóm
Biên mục”Danh mục các thí nghiệm thực hành”, “Danh mục
tranh ảnh, bản đồ”

17
17

2.3
III

1

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.....................................

KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
Kết luận...................................................................................
Kiến nghị, đề xuất
................................................................

1

18
20
20


2

21
I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Những năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có những bước chuyển đổi
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển không
ngừng của xã hội, đồng thời khắc phục những nhược điểm của nền giáo dục Việt
Nam.
Lối học của nền giáo dục truyền thống nước ta là thuyết minh hàng loạt các
kiến thức qua sách giáo khoa, giáo án, bài giảng mà gần như không có bất kỳ một
thiết bị dạy học nào hỗ trợ. Dẫn đến hệ quả là người học phải cố nhớ, lắng nghe và
ghi chép toàn bộ kiến thức từ người dạy. Học sinh lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức qua

lý thuyết và qua lời giảng của thầy cô, song thực tế để có thể lĩnh hội và ghi nhớ
được là khá vất vả thậm chí nó chỉ mang tính chất lý thuyết không thực tế.
Như chúng ta đã biết thiết bị dạy học là một yếu tố thiết yếu trong phương
pháp dạy học và học hiện nay, với tư cách là phương tiện chứa đựng và truyền tải
thông tin tới học sinh, thiết bị dạy học được coi như là một trong những nguồn tri
thức quan trọng. Không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu giúp học sinh có kiến thức kỹ
năng mà quan trọng hơn thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nó còn là nội dung nguồn thông tin giúp
giáo viên thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, tạo môi trường cho
học sinh hoạt động.
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đối với Nhà trường:
+ Nắm được thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học một cách
cụ thể và chính xác nhất.
+ Có đánh giá tổng quan về giá trị, hiệu quả sử dụng của cơ sở vật chất và trang
thiết bị dạy học, từ đó có các biện pháp dài hơi để nâng cao chất lượng giáo dục và
uy tín của Nhà trường đối với phụ huynh, học sinh.
+Làm cơ sở để làm dự toán ngân sách xin cấp kinh phí bổ sung hạng mục xây mới,
sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học.
2


- Đối với giáo viên:
+ Có ý thức trong việc tuyên truyền, sử dụng và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học một cách có hiệu quả cho các đối tượng học sinh của từng khối lớp.
+ Dễ dàng trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên lên kế hoạch chi tiết cho từng tiết học thông qua
đăng ký ở “Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” từ đầu năm học.
+ Trong quá trình dạy học, tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt, tạo được niềm vui,
hứng thú của học sinh với nội dung bài học.
+ Giúp cho giáo viên dễ dàng triển khai cho học sinh học tập theo theo tổ, nhóm (4
học sinh, 6 học sinh, 8 học sinh) tùy theo nội dung kiến thức của bài thực hành.
+ Giúp cho giáo viên không ngừng trau rồi kiến thức, kĩ năng thực hành, làm đồ
dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm trực quan sinh động.
- Đối với học sinh:
+Giúp các em có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học của Nhà trường.
+ Giúp học sinh có niềm đam mê, tìm tòi, khám phá đối với các môn học mang tính
tư duy trìu tượng.
+ Thiết bị dạy học chính là cầu nối, là phương tiện đưa các em đi từ lý thuyết trên
sách vở đến trực quan, sinh động.
+ Giúp các em nhớ được bài học một cách nhanh chóng thông qua các bài thực
hành, thông qua việc trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong các tiết học ở phòng thực
hành, phòng bộ môn......
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu: - Đối tượng:
+ Cơ sở vật chất của trường THPT Hà Trung.
+ Cách quản lý, sắp xếp, bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các phòng học
bộ môn, phòng kho Thiết bị.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
+Giáo viên và học sinh trường THPT Hà Trung.
- Áp dụng cho các bộ môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Toán,Công nghệ, Tin
học,Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Thể dục - Giáo dục Quốc phòng... ở trường THPT
Hà Trung.
Thông qua đề tài này tôi muốn mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về cơ sở

vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Nghiên cứu sâu hơn về công tác
3


thiết bị trường học và tạo ra một số trật tự trong tổ chức thiết bị, cách bảo quản
thiết bị cho tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên dễ sử dụng, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này thì tôi dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm, hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thông tin.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khối lượng kiến thức của nhân
loại tăng nhanh chóng và chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin khoa học kỹ thuật. Giáo dục là là nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu xã hội hiện đại, trong đó trí tuệ là điều kiện của mỗi quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, trước hết mỗi chúng ta - những
nhà giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn trau rồi trí thức, rèn luyện
nghiệp vụ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy để
đáp ứng với yêu cầu của giáo dục.
Trong đổi mới phương pháp dạy học thì thiết bị dạy học là yếu tố không thể
thiếu được. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ giáo viên truyền thụ kiến thức và làm
cho bài giảng thêm sinh động, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tính tích
cực tiếp thu kiến thức của học sinh.
Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua Nghị quyết Số 29-NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương Đảng ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản toàn diện
Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị
Trung ương 8 khóa XI thông qua. Trong đó có quan điểm chỉ đạo: “ Phát triển giáo
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

4


Tại Đại hội X, Đảng chủ trương: Đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có những điểm cần chú ý:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí,
nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
- Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên ở tất cả các cấp học,
bậc học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống,
đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi
cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục
những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục.
Chương IV Điều lệ trường trung học về quy chế thiết bị giáo dục trường học
quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: “Tất cả các thiết bị giáo dục
của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các
phương tiện bảo quản ( tủ, giá, hộp,… ), vật che phủ, phương tiện chống ẩm (quạt
thông gió), chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy (bình cứu hỏa)”. “ Thiết bị
giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung
và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục ”. “Thiết bị dạy học
phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, bổ sung
phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao”. “ Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng

quy định của nhà nước về quản lý tài sản”.
Như vậy, để đạt được mục tiêu như trên, ngoài những lí do khách quan, thì công
tác quản lý, sắp xếp hợp lí thiết bị dạy học trong các nhà trường đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cơ sở vật chất nói chung và
thiết bị dạy học nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy và học.
2. Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
2.1.1 Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất:
Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển (1959 - 2019), cùng
với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hà Trung, Trường cấp 3 Hà Trung
xưa - nay là trường THPT Hà Trung đã tiếp nối xứng đáng truyền thống của vùng
đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, vinh dự và tự hào

5


góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng, nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang đó, dưới sự lãnh đạp, chỉ đạo trực
tiếp của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa, của Đảng bộ và chính quyền huyện Hà
Trung, sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền các cấp, các thế hệ giáo viên và học
sinh trường THPT Hà Trung đã vượt qua bao gian nan thử thách, vận dụng đúng
đắn và sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước,
giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp "trồng người". Luôn nằm trong danh
sách những trường có chất lượng hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa, được công nhận
trường chuẩn Quốc gia năm 2008.
Bộ máy Nhà trường năm học 2018-2019 gồm có: Ban giám hiệu, 8 tổ chuyên môn
và 1 tổ văn phòng. Hiện nay có tổng số 31 lớp với 1298 học sinh; là trường công
lập hạng 1.


(Ảnh: Hội đồng giáo dục nhà trường ).
Tổng số cán bộ, giáo viên, CNV: 79 người, trong đó CBQL: 3, GV: 70 người, NV:
6 người. Đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, phẩm chất chính trị tốt; năng lực chuyên
môn khá, giỏi; 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có 70 GV dạy giỏi cấp trường, 35
giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 10 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, 3 CBQL có trình độ
Cao cấp LLCT-HC, 3 GV có trình độ trung cấp LLCT, 2 GV đang học Thạc sĩ.

6


Cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường tương đối đầy đủ, được xây dựng theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa; được bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.
Số lượng các lớp học và số lượng học sinh thực hiện nghiêm túc theo định biên của
Sở GD&ĐT và UBND Tỉnh Thanh Hóa quy định.
+ Năm học 2016 – 2017 Trường có 32 lớp với 1342 học sinh.
+ Năm học 2017– 2018 Trường có 32 lớp với 1340 học sinh.
+ Năm học 2018 – 2019 Trường có 31 lớp với 1301 học sinh.
Đến nay, trường đã có 39 phòng học kiên cố, đủ phòng cho học sinh 3 khối
học 1 ca, tất cả các phòng học đều đảm bảo thoáng mát, diện tích đúng quy định
của Bộ giáo dục và đào tạo. Trường có 2 dãy nhà đa năng 2 tầng và các phòng học
chức năng, phòng bộ môn, trong đó có 3 phòng tin học, 1 phòng thí nghiệm môn
Vật lý, 1 phòng thí nghiệm Hóa-Sinh, 3 phòng kho để đồ dùng, dụng cụ, 2 phòng
nghe nhìn đều đạt chuẩn.

Thư viện có diện tích hơn gần 100m2, được trang bị nhiều đầu sách, có
phòng đọc cho giáo viên và học sinh, đạt thư viện chuẩn Quốc gia năm 2006.
Khu học tập thể dục thể thao là một khu riêng biệt với diện tích gần
7.800m2, được nâng cấp với đầy đủ sân chơi, bãi tập, dụng cụ học tập cho học
sinh...Xung quanh sân có hệ thống cây bóng mát, hệ thống nước sạch, công trình

vệ sinh đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất đạt hiệu quả cao.

7


Khu hành chính -quản trị được bố trí khoa học, với phòng làm việc của hiệu
trưởng và các hiệu phó, phòng làm việc của kế toán, văn thư, phòng họp, phòng
họp hội đồng...
Khu sân chơi có diện tích gần 11.519m2, có hệ thống cây xanh bóng mát,
cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp.
Trường xây dựng khu để xe riêng cho cán bộ giáo viên và học sinh, đảm bảo
trật tự, an toàn.
* Về trang thiết bị dạy học:
- Từ khi thành lập, đặc biệt là từ năm 2006 được sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo
dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung trường THPT Hà Trung đã được
đầu tư xây mới các phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị dạy học.
- Phòng Vật lý (Phòng học và phòng kho đựng thiết bị dạy học nối liền nhau phòng học bộ môn)
- Phòng Hóa - Sinh (Phòng học và phòng kho đựng thiết bị dạy học nối liền nhau
- phòng học bộ môn)
- Phòng Ngoại ngữ: 02 phòng
- Phòng nghe nhìn: 01 phòng
- Phòng tranh ảnh, bản đồ: 01 phòng
- Phòng tin học: 03 phòng
- Hàng năm nhà trường luôn phát động phong trào “Tự làm đồ dùng dạy học” đến
với giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nhiều thiết bị dạy học tự làm của học
sinh và giáo viên mang tính ứng dụng rất cao, được sử dụng với tần suất lớn.
- Bằng nguồn tiết kiệm chi ngân sách, hàng năm số tiền để mua sắm đồ dùng, thiết
bị dạy học được Ban giám hiệu, ban Tài vụ nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư với
số tiền hàng trăm triệu đồng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ giáo viên
trong Nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Giáo viên bộ môn cũng không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành, làm
đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm sinh động và đa dạng kiến
thức.
- Học sinh rất có hứng thú khi được sử dụng thiết bị dạy học trong các bài thực
hành.
2.1.2. Khó khăn:
a, Về cơ sở vật chất:
- Trong quá trình sử dụng gần 60 năm nên một số hạng mục của các khu nhà
đã có chỗ bị bong tróc nền gạch, rêu xanh.
8


- Số lượng bàn ghế học sinh không đồng bộ giữa các phòng học. Nhiều loại
bàn ghế mặc dù còn sử dụng được nhưng đã cũ.
- Hệ thống cửa sổ, cửa chính ở các phòng học hàng năm bị hư hỏng rất
nhiều do mối mọt và thời gian sử dụng dài (dãy nhà 3 tầng phía Bắc từ năm 1998),
dãy nhà 3 tầng phía Nam (đưa vào sử dụng năm 2007)
- Nhà đa năng, đã được sửa chữa lại vào năm 2017.
- Sân trường, do tuyến đường Quốc lộ 1 nâng cấp lên cao, nên so với mặt
bằng hạ tầng, bị trũng thấp, thường xuyên bị đọng nước, mọc rêu xanh mỗi khi trời
mưa. Đặc biệt là sau khi bị ngập sâu 1.5m trong năm 2017, nhiều hạng mục công
trình của nhà trường bị hư hỏng nặng: Hệ thống tường rào giáp với đường dân sinh
bị đổ hoàn toàn 40 m, hệ thống vườn hoa cây cảnh trong khuôn viên trường bị chết
do ngập úng, ở nhiều vị trí dọc hành lang các khu nhà bị ngập nước nên tường bị
bong tróc.....
- Hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều lần được nâng cấp sửa chữa với nhiều hạng
mục, nhưng mang tính chất nhỏ lẻ, nên về mặt cảnh quan chưa tạo được sự thay
đổi lớn, do khả năng kinh phí của Nhà trường có hạn.
Nhìn chung cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên
và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên trong năm học tới, với đề án sát nhập

trường THPT Nguyễn Hoàng thì cơ sở vật chất cần được bổ sung, tăng cường
nhiều hơn nữa.
b, Về trang thiết bị dạy học:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu của một nền giáo dục
hiện đại, tiên tiến, theo đà phát triển của nền giáo dục hội nhập quốc tế thì Nhà
trường vẫn còn gặp phải không ít những khó khăn:
- Thiết bị được cấp ở các bộ môn Hóa học, Sinh học nhiều loại đã hết thời gian
khấu hao, hóa chất không còn sử dụng được, đa số các dụng cụ đều bằng thủy tinh
rất dễ vỡ.
- Nhiều bộ thiết bị ở bộ môn Vật lý không còn nguyên vẹn, linh kiện bị mất rất khó
mua bổ sung do mô hình thí nghiệm thay đổi do chương trình cải tiến sách giáo
khoa.
- Chi phí cho việc mua đủ bộ thực hành theo quy định cho học sinh tốn nhiều kinh
phí mà nguồn ngân sách được cấp của nhà trường có hạn.
- Hệ thống điện, cấp nước cho hai phòng học bộ môn được thiết kế chìm nên rất
khó để sửa chữa kịp thời khi bị hỏng.

9


- Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên còn chưa thực sự chú trọng đến việc sử
dụng thiết bị đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, đôi lúc sử dụng mang tính
đối phó trong các đợt thi đua cao điểm của nhà trường về tăng cường sử dụng trang
thiết bị trong quá trình dạy học, trong các đợt kiểm tra hồ sơ, giáo án....chưa khai
thác hết được hiệu quả, công năng của thiết bị, đồ dùng dạy học...Bản thân giáo
viên chưa thực sự tâm huyết vào bài giảng thì hiệu quả đối với học sinh cũng còn
hạn chế.
- Trong việc bố trí nội dung bài giảng vẫn còn dành nhiều thời gian cho việc dạy lý
thuyết, thời gian dành cho các em học sinh thực hành chưa nhiều.
- Một số giáo viên vẫn giữ kiểu làm việc thụ động, chưa làm chủ được thiết bị trong

giờ dạy do việc lên lịch báo giảng chậm không có thời gian thao tác lại đồ dùng
một cách kỹ lưỡng trước khi hướng dẫn học sinh.
- Không cập nhật được thiết bị nhập mới để chủ động soạn giáo án, bố trí bài giảng
cho hợp lý.
- Khi học thực hành trên phòng học bộ môn, một số giáo viên chưa nhắc nhở, giám
sát học sinh một cách sát sao, học sinh không tự giác
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
học.
2.2.1: Giải pháp về cơ sở vật chất.
2.2.1.1. Huy động nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất.
Xác định rõ khó khăn trước mắt và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của việc
nâng cao chất lượng cơ sở trang thiết bị trường học, Trường THPT Hà Trung đã và
đang quyết tâm phấn đấu, thống nhất quan điểm chỉ đạo từ trong cấp ủy Đảng, Ban
giám hiệu, các tổ chức Đoàn thể nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tập
trung trí tuệ, tập thể, có nhiều cách làm sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ sự
giúp đỡ của các ban ngành và nhân dân trong toàn huyện. Cụ thể:
- Lập tờ trình gửi UBND Tỉnh, Sở Tài Chính, Sở Giáo dục xin cấp kinh phí cải tạo
các hạng mục đã bị hư hỏng, xuống cấp (Có văn bản đề nghị chi tiết)..
- Xin ý kiến chỉ đạo của các ban ngành có liên quan cho phép nhà trường huy động
nguồn thu xã hội hóa (nguồn thu tự nguyện từ phía cha mẹ học sinh, các nhà hảo
tâm, các thế hệ học sinh....) để sửa chữa, xây mới một số hạng mục nhỏ.
- Tiết kiệm chi tiêu ngân sách hơn nữa để lấy nguồn kinh phí bổ sung cơ sở vật
chất.
2.2.1.2: Lập sổ theo dõi cơ sở vật chất của Nhà trường qua các năm.

10


- Trước kia việc theo dõi hiện trạng cơ sở vật chất của Nhà trường đôi khi còn khá
lỏng lẻo trong việc thống kê và khấu hao hàng năm. Từ năm 2011 với sự chuyển

giao của bộ phận tài vụ, công tác quản lý cơ sở vật chất đã được nâng cấp với việc
thống kê, đánh giá trên các phần mềm tiện ích. Hàng năm khi có phiếu yêu cầu
kiểm tra cơ sở vật, tất cả các bộ phận có liên quan trong nhà trường đều nghiêm túc
thực hiện. Bộ phận quản lý đi kiểm tra, đánh giá chất lượng theo danh mục trong
phiếu của từng bộ phận.
- Tất cả các thiết bị hư hỏng trong nhà trường đều được đưa vào danh mục “chờ”
để lên kế hoạch cho các bước tiếp theo:
+ Kế hoạch sửa chữa đối với bàn ghế, nền nhà nếu bị hư hỏng, bong tróc.
+ Kế hoạch thanh lý đối với các thiết bị hư hỏng hết thời gian khấu hao và không
còn giá trị sử dụng.
+ Kế hoạch mua sắm, bổ sung đối với các thiết bị còn thiếu.....
- Thông qua việc thống kê, đánh giá hàng năm thì việc nắm rõ thực trạng cơ sở vật
chất của Nhà trường tương đối chính xác.
2.2.1.3: Giao việc quản lý tài sản ở các phòng ban, các phòng học chức năng
cho từng cá nhân phù hợp với chuyện môn, vị trí công tác.
- Tài sản chung của nhà trường nhưng khi được bố trí ở các phòng làm việc, các
phòng học chức năng thì cán bộ, giáo viên phòng đó có trách nhiệm bảo quản khi
sử dụng hạn chế tối đa việc hư hỏng gây lãng phí.
- Hàng năm ban cơ sở vật chất của Nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản, rà soát
thiết bị hai lần vào đầu năm học và cuối năm học, có biên bản lưu giữ.
Cụ thể: Nhà trường có quy định, đối với các phòng sinh hoạt tổ chuyên môn giao
cho tổ chuyên môn quản lý và sử dụng. Nếu tổ chuyên môn khi không sử dụng mà
không tắt quạt, tắt điện sẽ bị đánh giá vào công tác thi đua khen thưởng của Tổ
chuyên môn.
- Đối với các lớp có biên bản bàn giao tài sản đầu năm học, giao chìa khóa cho lớp
(bảo vệ giữ 1 chìa khóa), khi tan học các lớp có trách nhiệm tắt quạt, tắt các thiết bị
có điện, nếu lớp nào quên sẽ bị trừ điểm thi đua trong tuần.
Mặc dù chỉ là quy định nội bộ của Nhà trường nhưng rất hiệu quả, cán bộ, giáo
viên và học sinh có ý thức hơn trong việc giữ gìn tài sản chung, hạn chế được hư
hỏng, tiết kiệm tránh lãng phí.

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học
của trường THPT Hà Trung.
2.2.2.1: Lập sổ “ Sổ danh mục thiết bị dạy học”.
11


Từ năm học 2011 - 2012 cho đến nay, tất cả các đồ dùng thiết bị dạy học được bổ
sung từ các nguồn như: được cấp, nguồn bổ sung mới từ ngân sách, nguồn từ hoạt
động xã hội hóa giáo dục, các thiết bị tự làm của giáo viên và học sinh, trang thiết
bị được tặng....đều được cán bộ quản lý thiết bị dạy học vào sổ “ Danh mục thiêt bị
dạy học”.
Sổ danh mục thiết bị dạy học được phân ra theo từng môn như: Môn Vật lý – Công
nghệ - Thể dục quốc phòng, Hóa - Sinh, Toán - Tin - Ngoại ngữ, ….và thiết bị giáo
dục dùng chung.
Sổ danh mục thiết bị dạy học được đánh số theo thứ tự tăng dần, bắt đầu từ số 1,
được ghi chép cẩn thận, chi tiết qua các năm.

Sổ danh mục thiết bị dạy học qua các năm
Ưu điểm:
- Khi có đợt thanh tra kiểm tra cơ sở vật chất thì Ban giám hiệu nhà trường và đoàn
kiểm tra dễ dàng kiểm tra việc quản lý đồ dùng dạy học. Giúp cán bộ quản lý nắm
bắt được số lượng thiết bị hiện có theo từng năm học.
- Là cơ sở để điều chỉnh công tác bổ sung trang thiết bị dạy học, tránh được tình
trạng bổ sung trùng lặp một số thiết bị.
2.2.2.2: Lập sổ kế hoạch sử dụng thiết bị các phòng chức năng đối với cán bộ
phụ trách thiết bị.
- Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị các phòng học bộ môn dành cho cán bộ phụ trách
thiết bị phải chi tiết, rõ ràng, từng tháng.

12



- Bản thân người làm công tác thiết bị phải thấy rõ được hiệu quả khi toàn bộ các
thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường được sử dụng một cách hợp lý. Từ đó lên
kế hoạch phục vụ chi tiết hàng tháng, hàng quý.
- Từ kế hoạch đề ra so sánh với hiệu quả phục vụ để có cơ sở tham mưu với cấp
trên để tìm ra các giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên
và học sinh.

Hình ảnh sổ kế hoach của phòng vật lý
2.2.2.3: Lập sổ “Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo phân phối chương
trình cho từng tổ, nhóm chuyên môn.
- Ngay từ khi chuẩn bị vào đầu năm học mới, Nhà trường triển khai đến các tổ
nhóm, chuyên môn việc lập sổ “ Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học” theo từng môn
học, từng khối lớp. Đây là công tác quan trọng của tổ chuyên môn vào đầu năm
học. Dựa vào phân phối chương trình, tổ chuyên môn sẽ lên kế hoạch sử dụng thiết
bị, đồ dùng dạy học cụ thể ở mục: (1),(2),(4). rồi gửi về bộ phận phụ trách thiết bị
dạy học của nhà trường.
- Dựa vào kế hoạch của tổ chuyên môn, cán bộ thí nghiệm phụ trách sẽ rà soát lại
kho thiết bị một lần rồi tích kê vô sổ kế hoạch ở các mục:(3),(5),(6),(7).
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chuyên môn và cán bộ phụ trách thiết bị sẽ
phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng đồ dùng
thiết bị dạy học vào trong các tiết dạy.
Mặt khác, việc lập sổ kế hoạch này sẽ là căn cứ để làm đề xuất sửa chữa hoặc mua
bổ sung đối với các thiết bị bị hư hỏng hoặc chưa có.

13


Mẫu sổ kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học Môn Vật

lý 2.2.2.4: Phân loại và sắp xếp đồ dùng dạy học theo từng kho:
- Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBDH được trang
bị, dưới sự trực tiếp chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự phối hợp nhịp nhàng với CBGV
trong trường, nhân viên phụ trách Thiết bị tiến hành công tác bảo quản thiết bị
trong các kho và các phòng học bộ môn một cách hợp lý và khoa học. Một số yếu
tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng Thiết
bị, phòng học bộ môn ở trường học là: Phòng thiết bị giáo dục phải tuân theo một
số nguyên tắc sau: Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”
a, Đối với kho Vật lý - Công nghệ - Ngoại ngữ - Toán:
- Với gần 300 bộ thí nghiệm biểu diễn và thực hành, việc tháo lắp, sử dụng một các
bài bản có hiệu quả đòi hỏi người cán bộ thiết bị phải không ngừng học hỏi, trau
dồi kiến thức mới đáp ứng hết được khối lượng công việc đặt ra.

Hình ảnh: Sắp xếp thiết bị phòng kho Vật lý của trường THPT Hà Trung
14


- Tại trường THPT Hà Trung, Thiết bị môn vật lý thiết bị được chia thành 3 giá,
mỗi giá để thiết bị của một khối, sắp xếp theo từng phần trong sách giáo khoa, đảm
bảo cho độ quay vòng của thiết bị được sử dụng tối đa.
- Môn Ngoại ngữ chủ yếu là các máy trợ giảng, loa mini, đài đĩa…được để thành
một giá riêng biệt, phục vụ cho cả 3 khối lớp 10, 11, 12.
- Thiết bị dạy học môn Toán chủ yếu phục vụ cho mảng hình học không gian, được
sắp xếp khoa học.
-Môn Công Nghệ: Thiết bị khá to và cồng kềnh, được bố trí sắp xếp trong giá gỗ, ở
ngay đầu cửa ra vào, nằm ở phía bên trái của phòng thiết bị.
- Ở tất cả các bộ môn thiết bị của trường đều được phân loại cụ thể và được sắp xếp
theo từng giá để từ đó giáo viên và học sinh dễ lấy để phục vụ cho các tiết học, giờ
học. Thiết bị đồ dùng dạy học trong phòng thường xuyên được sắp xếp lại và lau
chùi sạch sẽ.

b, Đối với phòng kho Thiết bị môn Hóa – Sinh.
Phòng kho để dụng cụ, thiết bị, đồ dùng dạy học môn Hóa và môn Sinh học
chủ yếu là các loại hóa chất và các dụng cụ bằng thủy tinh dễ vỡ do đó bộ phận làm
công tác thiết bị sắp xếp hóa chất, dụng cụ thành từng khu riêng (hóa chất lỏng, hóa
chất rắn, dụng cụ…). Có bình chống cháy (bình cứu hỏa), có quạt thông gió, máy
hút mùi…

(Phòng học bộ môn Hóa – Sinh trường THPT Hà Trung)
Đối với Hóa chất: Chia ngăn và phân loại để thuận tiện cho việc sử dụng và
bảo quản:

15


+ Phân loại theo muối anion
+ Phân loại theo axit, bazơ

+ Phân loại theo đơn chất
+ Phân loại theo tính chất nguy hiểm…

Có 4 giá và 3 tủ đựng đồ dùng, thiết bị hóa chất trong phòng bộ môn Hóa - Sinh.
Các giá được lau chùi sạch sẽ , các dụng cụ trong tủ được xếp ngay ngắn, thiết bị
nặng được xếp ở ngăn dưới, thiết bị nhẹ được xếp ở ngăn trên.
Những thiết bị nào đã dùng rồi để bên ngoài cho giáo viên và học sinh dễ
quan sát và dễ lấy và những thiết bị chưa dùng được để bên trong
Ưu điểm: mang tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính tiện dụng.
2.2.2.5: Áp dụng “ Phiếu đăng ký mượn thiết bị dạy học - phòng học bộ môn”
theo từng tuần cho giáo viên.
Nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học và phòng học bộ môn,
phòng học chức năng. Bộ phận thiết bị sẽ phát phiếu “Đăng ký mượn thiết bị dạy

học về các tổ chuyên môn trong nhà trường vào đầu mỗi học kỳ. Khi giáo viên bộ
môn có nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học, các phòng học chức năng, phòng học
thực hành thì gửi Phiếu đăng ký mượn thiết bị dạy học về phòng Thiết bị cho cán
bộ phụ tá thí nghệm vào thứ 7 hàng tuần.
- Sau khi thu phiếu đăng ký, cán bộ thiết bị sẽ lên kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết
bị và các phòng học bộ môn cho các giáo viên có nhu cầu sử dụng.

Chuẩn bị TN về đo gia tốc rơi tự do

Chuẩn bị TN tại phòng học bộ môn
16


Ưu điểm: Chủ động được thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên,
sắp xếp được giờ dạy ở các phòng học bộ môn một cách hợp lý, tránh tình trạng
trùng tiết giữa các lớp ở các phòng học bộ môn nhất là trong các tuần có giờ thực
hành theo phân phối chương trình.
* Mẫu phiếu đăng ký mượn thiết bị dạy học:
PHIẾU ĐĂNG KÝ MƯỢN THIẾT BỊ DẠY HỌC
Năm học: 2018-2019

Học kỳ: 2 Tuần: 28

Họ và tên giáo viên đăng ký mượn: Lý Hoàng Liên
Đơn vị tổ chuyên môn:

Tổ Vật lý - Tin - Công nghệ
Dạy môn: Vật lý

ST

T

Tên TBDH, hóa chất hoặc
thí nghiệm cần sử dụng

Đơn
Tiết
Dạy
vị tính PPCT tiết

1
2
3
4

Một số loại thấu kính
Bộ
49
Tranh: Hệ thống làm mát
Tờ
34
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Bộ
04
Phòng máy chiếu
Phòng 50
Ngày 25 tháng 2 năm 2019

3
1
5

2

Lớp
dạy

Ngày Ngày
dạy
mượn

11A
11Đ
11B
11A

27/2
03/03
04/3
04/03

25/2
25/2
25/2
25/2

Người mượn
2.2.2.6: Làm công tác cho mượn qua“ Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học”.
Hàng tuần sau khi thu phiếu “Đăng ký mượn thiết bị dạy học” của giáo viên
thì nhiệm vụ của cán bộ Thiết bị sẽ là vào sổ “ Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy
học” của cả trường. Cán bộ thiết bị sẽ kiểm tra lại các phòng học chức năng, chuẩn
bị sẵn đồ dùng, dụng cụ, hóa chất, máy chiếu, loa,…Giáo viên bộ môn khi có tiết

dạy sẽ đến nhận đồ dùng, thiết bị dạy học vào ký xác nhận ở mục (10) vào sổ theo
dõi tại phòng Thiết bị của Nhà trường.
Kết thúc tiết học giáo viên cho học sinh dọn dẹp, chùi rửa các dụng cụ thực
hành rồi sau đó, bàn giao thiết bị, phòng thực hành cho cán bộ phụ trách, cán bộ thí
nghiệm sẽ kiểm tra tình trạng thiết bị khi trả và cho giáo viên ký xác nhận trả.
Mẫu:

17


Hình ảnh: Sổ theo dõi Sử dụng thiết bị dạy học
Khi sử dụng xong giáo viên cho học sinh thu dọn, rửa sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ thí
nghiệm rồi gọi cán bộ thiết bị đến phòng thực hành để bàn giao và xác nhận tình
trạng thiết bị và ký trả.
Ưu điểm:
+ Việc lập sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học sẽ giúp cán bộ thí nghiệm nói
riêng và nhà trường nói chung nắm được tần số ứng dụng thiết bị dạy học vào bài
giảng của từng giáo viên trong nhà trường.
+ Dễ quản lý, biết được tình trạng thiết bị sau khi sử dụng.
2.2.2.7: Xây dựng kho cơ sở dữ liệu ảo trên Website, nhóm kín.
- Tất cả các tài liệu liên quan đến các môn học, được chia sẻ lên trang mạng nội bộ
của cán bộ, giáo viên công nhân viên qua website, facebook. Bản thân mỗi cán bộ
giáo viên trong quá trình thiết kế bài giảng có thể tham khảo các video trên
youtobe, trên website của các trường trong cả nước, nếu thấy hay sẽ dowload về và
đăng lên hội, nhóm của trường, tổ chuyên môn. Qua các năm, lượng video mô
phỏng các thí nghiệm sẽ phong phú và đa dạng là tài liệu tham khảo hữu ích cho
giáo viên khi có nhu cầu.
2.2.2. 8: Biên mục “Danh mục các thí nghiệm thực hành”; “Danh mục tranh
ảnh, bản đồ”.
* Đối với việc biên mục “Danh mục các thí nghiệm thực hành” có tác dụng tích

cực đối với giáo viên và học sinh trong từng tổ nhóm chuyên môn.
Cụ thể: Thực tế tại trường THPT Hà Trung, việc biên mục danh mục các thí
nghiệm thực hành sẽ dựa trên cơ sở tất cả các thí nghiệm hiện có của Nhà trường

18


qua các năm. Bản thân cán bộ phụ tá thí nghiệm là người sưu tầm, phân theo từng
khối lớp. Đầu năm học sẽ có trách nhiệm kiểm tra, lắp ráp lại từng bộ thí nghiệm,
kiểm tra hiện trạng. Việc làm này làm diễn ra thường xuyên cũng góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn của cán bộ thí nghiệm. Bản thân cán bộ thí nghiệm không
chỉ là người “trông kho” thiết bị, mà luôn là người vận hành thiết bị cùng giáo viên
và học sinh.
* Biên mục kho tranh ảnh bản đồ:
Thực tế, ngay từ khi tiếp nhận phòng thiết bị, riêng kho tranh ảnh bản đồ đã bị hư
hỏng rất nhiều, toàn bộ móc treo bản đồ bằng nhựa đã giòn và gãy, tranh ảnh rơi
xuống nền nhà. Việc làm lại nẹp, móc treo gây mất diện tích, tốn kém trường gần
quốc lộ 1A nên tranh ảnh,bản đồ rất bụi. Móc treo bản đồ làm được một thời gian
lại rơi, rồi lại nẹp lại, công việc lại lặp đi lặp lại như vậy suốt 3 năm (từ 20122015).
Trước thực trạng đó, bản thân là một cán bộ phụ tá tôi luôn trăn trở làm cách nào để
lưu giữ được kho bản đồ một cách tốt nhất. Gần hai tháng trời, hỏi thăm đồng
nghiệp làm công tác phụ tá ở các bậc học phổ thông trong tỉnh, hỏi ai cũng nói
những bất cập giống như tôi.
Sau một lần dọn kho, tôi cuộn lại các tờ tranh ảnh bị gãy móc. Và sau đó, dùng số
để mã hóa tên tranh ảnh, bản đồ. Lên danh mục bản đồ hiện có trong kho theo số
gửi về cho các tổ chuyên môn.
DANH MỤC TRANH ẢNH, BẢN ĐỒ
Môn: Lịch sử
STT
Mã số

Tên tranh ảnh, bản đồ
Số lượng
Ghi chú
1
LS01
Chiến dịch biên giới thu đông
3 tranh
2
LS02
Chiến dịch Việt Bắc
2 tranh
3
......
Ưu điểm:
- Nắm được số lượng thiết bị, cách sử dụng của từng bộ thí nghiệm trong kho.
- Lưu trữ được thiết bị dạy học (tranh ảnh, bản đồ) qua nhiều năm sử dụng, tiết
kiệm diện tích giá treo, giá thành khôi phục thấp, làm cho phòng thiết bị ngày càng
phong phú hơn.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở tìm hiểu và áp dụng những giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm vào
thực tiễn ở Trường THPT Hà Trung trong những năm học vừa qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực:

19


- Bản thân tôi là một cán bộ phụ tá thí nghiệm phụ trách phòng thiết bị, các phòng
học chức năng, phòng học bộ môn nên đã xây dựng cho mình được kế hoạch quản
lý, sắp xếp các thiết bị đồ dùng thí nghiệm, các loại hồ sơ sổ sách một cách hợp lý,
khoa học phục vụ tốt cho quá trình dạy học và đã được Ban giám hiệu Nhà Trường,

Tổ chuyên môn, giáo viên đánh giá tốt.
- Cùng với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Thanh Hóa trong
những năm qua về việc tăng cường sử dụng trang thiết bị, ứng dụng CNTT vào
trong quá trình dạy học. Toàn thể Cán bộ, Giáo viên, CNV trong nhà trường không
ngừng học hỏi, ứng dụng và đã có sự thay đổi rõ nét qua các năm:
+ Năm học 2011 – 2012 Nhà trường có 30% giáo viên thường hay sử dụng các đồ
dùng, thiết bị thí nghiệm thực hành.
+ Năm học 2016 – 2017 thì nhà trường đã đạt được 70% Giáo viên thường hay sử
dụng các đồ dùng, thiết bị thí nghiệm thực hành.
+ Từ năm học 2017 – 2018 đến nay thì nhà trường đã đạt được 90 - 96 % Giáo viên
sử dụng tích cực đồ dùng, thiết bị thí nghiệm thực hành, nên hiệu quả của các tiết
học được nâng lên đáng kể, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh
trong quá trình học tập. Năm học 2017-2018 trường tham dự Hội thi giáo viên giỏi
cấp Tỉnh có 11 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh, đặc biệt có 1
đồng chí đạt danh hiệu thủ khoa. Trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh, trường
THPT Hà Trung luôn nằm trong tốp 15 trường đứng đầu toàn tỉnh.
- Trong các tiết học giáo viên và học sinh có sử dụng thiết bị dạy học, thì tôi nhận
thấy giáo viên đã biết phối hợp điệu bộ, cử chỉ, lời nói nhịp nhàng với thao tác sử
dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả cao hơn so với trước đây.
- Giáo viên đã thuần thục hơn trong việc xây dựng kế hoạch bài học với hoạt động
có sử dụng đồ dùng dạy học.
- Giáo viên phân bố thời gian hợp lý hơn, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động. Đa
số các em rất thích học các giờ có sử dụng đồ dùng dạy học. Chất lượng học tập
của học sinh trong các giờ học có sử dụng đồ dùng dạy học được nâng lên đáng kể.
- Giáo viên đã có ý thức tự giác hơn trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, các thiết
bị thí nghiệm khi lên lớp.
- Việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học không còn là hình thức đối phó.
- Đối với học sinh:
+ Giúp học sinh có ý thức học tập tốt hơn, học sinh tập trung hơn trong các tiết học.
+ Các em không còn ngồi học thụ động, làm việc riêng hay nói chuyện trong các

giờ học.
20


+ Đặc biệt đối với việc ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi, các cuộc thi sáng tạo
khoa học kỹ thuật, em yêu khoa học thì việc sử dụng các thiết bị dạy học đạt hiệu
quả khá rõ rệt. Các em học sinh bám phòng thí nghiệm, phòng thực hành với cường
độ gần như kín các buổi ôn luyện. Việc hướng dẫn cho các em trong các công trình
nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm giúp các em có kiến thức sâu, ghi nhớ tốt
hơn so với việc ôn luyện truyền thống (không có thí nghiệm chứng minh).
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí, sau khi phân tích thực trạng công tác
quản lý cơ sở vật chất nói chung và việc sử dụng đồ dùng dạy học nói riêng ở
Trường THPT Hà Trung trong những năm gần đây, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến
kinh nghiệm và đã đề ra được một số giải pháp và biện pháp thực hiện trong việc
quản lí, sử dụng hợp lí các thiết bị đồ dùng dạy học và đã áp dụng thực tiễn tại
Trường THPT Hà Trung.
Để thực hiện có hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH
người GV cần chú ý những điểm sau đây:
- Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết
bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó,
tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ
năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến quá
trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản
ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ
vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các PPDH khác mới có hiệu quả.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không phải là một phương pháp mới
mà chỉ là sự hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện.

Cần tránh việc chuyển từ đọc - chép sang nhìn – chép.
- Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa
học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học, thực hành. Tránh
tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung
chú ý.
2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với Nhà trường:
- Hàng năm cần phải trang bị đầy đủ hơn các thiết bị, đồ dùng dạy học để phục vụ
tốt hơn cho quá trình dạy học.
21


- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị hiện có hoặc
tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo bài bản nghiệp vụ thiết bị về phụ trách
công tác thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác giảng dạy và học
tập.
- Có chế độ ưu tiên, khuyến khích đối với giáo viên bộ môn tích cực sử dụng thiết
bị dạy học trong quá trình giảng dạy như: cộng điểm thi đua, giảm giờ học lý
thuyết.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý TBDH để thuận tiện trong
việc quản lý và theo dõi các TBDH như sử dụng phần mềm MISA...
- Hằng năm hoặc theo định kỳ Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi, các lớp bồi
dưỡng về công tác thiết bị dạy học để nâng cao trình độ của giáo viên và nhân viên
thiết bị.
* Đối với giáo viên: Cần phải tích cực học hỏi để nâng cao kiến thức, kĩ năng thực
hành, để phục vụ tốt hơn cho quá trình giảng dạy tại đơn vị.
* Đối với HS:
+ Cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, ý thức trong việc bảo quản cơ sở vật
chất, các thiết bị đồ dùng dạy học, hình thành cho các em có kĩ năng tốt hơn trong
thực hành thí nghiệm.

Trên đây là là một số giải pháp trong việc quản lý, sắp xếp đồ dùng thiết bị
dạy học ở trường THPT Hà Trung, trong quá trình làm sáng kiến của mình không
thể tránh được những thiếu sót về nội dung và cách trình bày. Tôi rất mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, giúp các em thành công trong cuộc
sống và sự nghiệp, có thể giúp một phần cho sự phát triển của đất nước.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Trung,ngày... tháng.... năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

GV: Bùi Thị Huyền

22


23



×