Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh thông qua bài học người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.69 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI HỌC
“ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN”
(SGK NGỮ VĂN 11 – TẬP 2 – CT CƠ BẢN)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đặng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giảng
dạy, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1
2
2
2
3
3
4
5
16
18
18
18
19

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan
tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được
cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất ở người học.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công
việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được
những thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng
ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh…
chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng
chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan,
chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng
đánh giá quá trình.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cần phải đào tạo ra con người mới
năng động, sáng tạo, thành thạo các kĩ năng đang là vấn đề cần thiết. Vì vậy, dạy
học môn ngữ văn không chỉ là giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách mà còn
chú ý đến việc định hướng phát triển các năng lực để học sinh có thể hội nhập
nhanh chóng, bắt kịp xu thế thời đại.
Hiện nay, thực tế, học sinh nước ta nói chung và học sinh trường THPT
Yên Định 1 nói riêng đa phần đều rất lúng túng khi gặp các tình huống cần phải
giải quyết trong thực tiễn cuộc sống, vì vậy, dạy học hướng đến phát triển năng
lực ở người học là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, học sinh thời nay có xu hướng ưa chuộng và học lệch về các
môn tự nhiên, chính vì thế đa phần học sinh cho rằng học môn Văn là không cần
thiết vì không ứng dụng thực tế nhiều bằng các môn tự nhiên, nên dạy học môn
Văn lại gặp nhiều khó khăn hơn. Cần phải thay đổi một phương pháp dạy học

phù hợp và nội dung bài dạy cần phải thiết thực hơn nữa mới đáp ứng được
nguyện vọng và tạo hứng thú học văn hơn.
Nằm trong xu thế chung của thời đại, trường THPT Yên Định 1 cũng là
ngôi trường có đa phần học sinh học theo ban tự nhiên hoặc ban cơ bản A, vì
vậy việc tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Ngữ văn là điều không dễ. Hơn
thế nữa, xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính chủ động, tích cực, nhằm khơi dậy niềm yêu thích học văn, phát triển
1


năng lực toàn diện của học sinh cũng góp phần quan trọng vào công cuộc đổi
mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn ngữ văn.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy trong mỗi
tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và quan trọng sau
mỗi tiết dạy học sinh thu được kiến thức gì, có thể áp dụng vào giải quyết tình
huống thực tiễn hay không? Bởi cuộc sống đôi khi không giống với những gì
trên sách vở đã dạy. Chính vì thế, trong mỗi tiết dạy, tôi thường vận dụng đa
dạng các phương pháp dạy học để giúp học sinh vừa hứng thú với việc học vừa
có thể phát huy các năng lực của bản thân sau này ra trường có thể tự tin trong
cuộc sống.
Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người
khốn khổ” của V. Huy-gô) là một văn bản trích từ tác phẩm văn học nước ngoài,
lâu nay vẫn không được giáo viên và học sinh chú trọng. Chính quan điểm cho
rằng ‘thi gì học nấy” đã dẫn đến điều đó. Nhưng bản thân tôi cũng nhận thấy
rằng: Những tác phẩm văn học nước ngoài trích học trong chương trình phổ
thông phần lớn đều là những kiệt tác của nhân loại, việc dạy học các tác phẩm
hay đoạn trích đó không chỉ giúp học sinh bước đầu tiếp cận với nền văn học thế
giới mà thông qua đó chúng ta còn có thể góp phần hình thành và phát triển ở
học sinh những năng lực cần thiết, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào
cuộc sống trong xu thế hội nhập hiện nay.

Từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nói ở trên, tôi quyết định
chọn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát
triển năng lực học sinh thông qua bài học “Người cầm quyền khôi phục uy
quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập
2)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho GV tìm ra phương pháp tiếp cận mới đối với đoạn trích “
Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V.
Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập 2)”, tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho giờ dạy ,
góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói chung và các
phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Ngữ văn.
- Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những
người khốn khổ” của V. Huy-gô – Ngữ văn 11-Tập 2)”
- Học sinh lớp khối lớp 11 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm
2


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là:
“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một

hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014
thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp
ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người lao
động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân
nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản
mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực
chung, cốt lõi” .
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học
như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ; năng lực sáng
tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông...Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng. Qua đó, góp phần thúc
đẩy sự hình thành và phát triển các năng lực khác. Để đạt được mục tiêu đó,
nhất thiết phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Đó là các phương
pháp tiến hành dựa theo tiến trình nhận thức khoa học. Phải dựa trên tiến trình
ấy, học sinh mới có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo, giải quyết vấn đề. Việc
tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đạt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải
trong học tập, trong cuộc sống là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo
dục và đào tạo. Trong các phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể
nhận thức; giáo viên tổ chức kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học
sinhmootj các hợp lí; giúp học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng, kiến tạo tri
thức cho riêng mình. Hoạt động học của học sinh bao gồm sự nghiên cứu, khai
thác tư liệu dạy học, trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên. Mặc
dù có thể được thể hiện qua nhiều hình thức nhưng nhìn chung, các phương
pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:

- Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri
thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành
3


các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã
biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
- Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và
các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm
tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân
tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần
hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
- Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vận
dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.
- Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú
trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều
hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu
chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Bên canh nhưng phương phap day hoc theo đăc trưng cua bô môn Ngư
văn, viêc phat huy cac phương phap day hoc tich cưc cung gop phân vao viêc
đôi mơi phương phap day hoc Ngư văn đat hiêu qua : Thao luận nhóm, Đong
vai, Nghiên cứu tình huống,… và các kĩ thuật dạy học tích cực được thực hiện
trong các hoạt động dạy học.
Trên đây là những căn cứ lí thuyết mà chúng tôi lấy làm cơ sở nghiên cứu
để tổng hợp trong sáng kiến kinh nghiệm của mình
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thuận lợi:
Trường THPT Yên Định 1 là một ngôi trường mà đa số học sinh học theo
ban tự nhiên hoặc theo ban cơ bản A, vì vậy việc vận dung các phương pháp dạy
học tích cực gắn với việc giải quyết các tình huống giả định xảy ra trong thực
tiễn đời sống vào giảng dạy đã tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời cũng góp
phần vào việc giáo dục lí tưởng, phẩm chất đạo đức, hình thành và phát triển các
năng lực cần thiết cho học.
Mặt khác, đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích
“Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) trong chương trình ngữ văn 11 cũng
không phải là đoạn trích mới đưa vào chương trình, hơn nữa tác phẩm “Những
người khốn khổ” cũng đã được chuyển thể thành phim nên cũng không mấy xa
lạ đối với nhiều người dân Việt Nam, vì vậy khi hướng dẫn học sinh tiếp cận
đoạn trích cũng dễ dàng hơn.
Khó khăn:
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người
khốn khổ” của V. Huy-gô) là đoạn trích từ một tác phẩm văn học Pháp, một nền
4


văn học không phải dễ dàng tiếp cận đối với nhiều người. Mặt khác đa số học
sinh lại chưa được đọc cả tác phẩm “Những người khốn khổ” nên khi hướng dẫn
học sinh tiếp cận đoạn trích cũng có phần khó khăn.
Với thời lượng 2 tiết dạy, mà phải đảm bảo cho học sinh vừa tìm hiểu
nội dung, nghệ thuật, lại vừa phải thông qua các hoạt động học tập để hình thành
năng lực thì thật sự là thử thách đối với giáo viên. Trong khi đó, đa số học sinh
bây giờ không coi trọng môn Văn như trước kia, để tạo hứng thú cho học sinh
khi học tập môn Văn rất khó.
Vì vậy, tâm lí của đa phần giáo viên cho rằng: Đoạn trích được trích từ
tác phẩm văn học nước ngoài, sẽ không nằm trong chương trình thi nên không
chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học

tích cực mà chủ yếu vẫn dạy theo kiểu thuyết giảng và sơ sài, qua loa. Nếu có
đổi mới cũng chỉ mang tính hình thức nên dẫn đến hiệu quả dạy học không cao.
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng
tôi thấy việc dạy – học đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích
“Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) trong chương trình Ngữ văn 11 tại đơn
vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể
hiện ở những tồn tại sau:
- Phương pháp đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều
những cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho
học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ
thuật của văn bản. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn
bản, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy
kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.
- Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm,
ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được – tính
dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết
đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết (chẳng hạn nhập vai Giăng-vanGiăng kể lại nội dung sự việc được thể hiện trong đoạn trích), việc chuyển thể
thành kịch bản, xử lí tình huống giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan
tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú,
chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung:
- Trong giờ học, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, chủ động
lồng ghép trò chơi, vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn và
5



các phương pháp dạy học tích cực để phát huy vai trò chủ động tích cực, khả
năng sáng tạo của học sinh khi tiếp cận đoạn trích.
2.3.2. Giải pháp cụ thể:
Lồng ghép trò chơi, vận dụng các phương pháp dạy học: đọc - hiểu; thảo
luận nhóm, nghiên cứu tình huống, đóng vai để thiết kế giáo án dạy thử nghiệm:
* GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM:
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích “Những người khốn khổ”- V. Huy-gô)
(Ngữ văn 11, Kì 2, 02 tiết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của
những con người khốn khổ.
- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền
- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng
những người khốn khổ.
-Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong đoạn trích tác phẩm.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tich tâm li, tinh cach va xung đôt nhân vât.
3. Thái độ:
- Giáo dục long trân trong va yêu thương con ngươi nhất là những người nghèo
khổ, bất hạnh.
- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương con
người như một giải pháp thay đổi xã hội được thế giới đề xuất.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống có vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án/ thiết kế bài học.
- Các slides trình chiếu.
- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để học sinh điền thông tin, các bài tập
dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình đọc hiểu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu sau:
6


- Đọc trước văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những
người khốn khổ”-V. Huy-gô) và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
- Ghi lại tên các tác phẩm (đoạn trích) văn học nước ngoài đã học trong chương
trình Ngữ văn 11 từ đầu năm đến nay.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học Yêu cầu cần đạt sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GV chia lớp học thành 6 nhóm tham
gia trò chơi “Mảnh ghép bí mật”
Có sự hỗ trợ của máy chiếu, GV
đưa ra một bức tranh bị phủ kín bởi
6 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép (được
đánh số từ 1-6) ứng với một câu hỏi.
Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép, trả
lời câu hỏi để lật mở. Sau khi đã lật

mở được một số mảnh ghép, các
nhóm có thể xung phong trả lời về
bí mật ẩn đằng sau các mảnh ghép.
Nhóm nào phát hiện trước và chính
xác, nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
- Ô số 1:
Điệp khúc "Tôi (đã) yêu em" được - Đáp án: D
nhắc lại mấy lần trong bài thơ “Tôi yêu em” của
Pu-skin?
A: 5;B:2 ;C:3;D:4.
- Ô số 2:
Quan niệm tình yêu nào phù hợp - Đáp án : C nhất
được thể hiện trong bài thơ
“Tôi yêu em” của Pu-skin?
A. Tình yêu phải có sự khéo léo, tế
nhị.
B. Tình yêu phải có sự vị tha, rộng
lượng.
C. Tình yêu phải có sự chân thành,
cao thượng.
D. Tình yêu phải có sự đắm say,
mãnh liệt
- Ô số 3: Ô số may mắn.
- Ô số 4: Câu chuyện “Người trong - Đáp án :A
bao” của Sê-khốp được kể lại bằng lời kể của ai?
A. Nhân vật Bu-rkin.
7


B. Tác giả.

C. Nhân vật Bê-li-cốp.
D. Nhân vật I-van I-va-nứt.
- Ô số 5:
Các đồ vật của Bê-li-cốp có đặc - Đáp án : A điểm
gì giống nhau (Người trong
bao, Sê-khốp)?
A. Đều được đặt trong bao hoặc là
cái bao.
B. Đều rất tiện dụng.
C. Đều rất sang trọng, đắt tiền.
D. Đều rất giản dị, cũ kĩ.
- Bức ảnh bí mật là tháp Eiffel, biểu
- Ô số 6: Ô số may mắn
tượng của nước Pháp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến
thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu
văn bản “Người cầm quyền khôi
phục uy quyền” (Trích “Những
người khốn khổ”- V. Huy-gô)
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần
I. Tìm hiểu chung
Tiểu dẫn
1.Tác giả: V. Huy gô (1802-1885)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh a. Cuộc đời:
làm việc nhóm:
- Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm
+ Với việc phân công nhiệm vụ cho gia đình.
học sinh chuẩn bị bài tập nhóm trên - Là người thông minh, tài năng nảy nở
khổ giấy lớn ở nhà trước, giáo viên sớm
gọi đại diện các nhóm lên trình bày - Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì

sản phẩm của nhóm trước lớp với
sự tiến bộ của thời đại.
thời gian trình bày của mỗi nhóm là b. Sự nghiệp sáng tác: Cuộc đời và sáng
2 phút.
tác gắn với thế kỉ XIX - thế kỉ đầy bão tố
+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu
cách mạng.
biết của em về tác giả Huy-gô?(cuộc - Cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp
đời, sự nghiệp). GV nhận xét bổ
và nhân loại thế kỉ XIX
sung: Cuộc đời gắn liền với nước - Nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:
Pháp thế kỉ 19. Từ một nhà thơ thần tiểu thuyết, thơ , kịch.
đồng,(15 tuổi đoạt giải thưởng về
=>Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu
thơ viện hàn lâm, 20 tuổi in tậậ̣p thơ bao la đối với những người dân lao động
đầu tay) một quý tộc thành nhà văn nghèo khổ.
lãng mạn có tư tưởng dân chủ,
- Được công nhận danh nhân văn hóa thế
đứng về phía nhân dân chống lại
giới 1985.
chính quyền phong kiến phản động.
- Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn
cất trong hầm mộ điện Păng-tê-ông
- nơi dành riêng cho vua chúa và
8


danh tướng.
+ Nhóm 2: Trình bày những hiểu
biết của em về tác phẩm “ Những

người khốn khổ”( cấu trúc, tóm tắt
tác phẩm bằng sơ đồ, thể loại)?
GV nhận xét bổ sung:
- Đọc tóm tắt để nắm cơ bản nội
dung tác phẩm.

Xuất xứ đoạn trích “Người cầm
quyền khôi phục uy quyền”?

2/ Tác phẩm: “Những người khốn khổ”.
- Sáng tác năm 1862
- Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang,
hàng trăm nhân vật. Gồm 5 phần:
+ Phần 1: Phăng-tin
+ Phần 2: Cô-dét
+ Phần 3: Ma-ri-uýt
+ Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh
hùng ca phố Xanh Đơ-ni
+ Phần 5: Giăng Van-giăng
- Tóm tắt nội dung tác phẩm:( sgk)
- Vài nét về giá trị tác phẩm:
+ Giá trị nội dung:
• Giá trị hiện thực: Tái hiện khung cảnh
Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19
để phản ánh số phận con người, đặc biệt
là những con người nghèo khổ.
• Giá trị nhân đạo: Đồng cảm với những
con người nghèo khổ. Luôn giữ niềm tin
sây sắc vào họ. Và đặc biệt là thấu hiểu
khát vọng của họ, khát vọng được sống

một cuộc sống tràn ngập tình yêu thương
giữa những con người với nhau, với một
thông điệp: “Trên đời, chỉ có một điều ấy
thôi, đó là thương yêu nhau.”
+ Giá trị nghệ thuật: Bút pháp tương phản
đối lập. Và xây dựng nhân vật theo bút
pháp lãng mạn, đặc biệt là nhân vật lí
tưởng.
3. Đoạn trích:
- Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ
nhất tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
- Đọc đoạn trích:

- GV hướng dẫn HS cách đọc
phân vai:
+ Nhân vật Gia-ve: Thô bạo, quát
tháo, khinh mệt.
+ Nhân vật Giăng van-giăng: Năn
nỉ, nhã nhặn, lúc tức giận thể hiện
rõ sự uy quyền.
+ Nhân vật Phăng-tin: Sợ hãi, cầu
9


xin, yếu ớt thều thào.
+ Người dẫn chuyện: Rõ ràng, rành
mạch.
- Em hãy tóm tắt lại nội dung đoạn
trích“ Người cầm quyền khôi phục
uy quyền”?

- Nêu bố cục đoạn trích? Nội dung
của từng phần.

II. Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi
tiết:
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân
vật Gia – ve:
GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm
(2 HS) , thảo luận để trả lời các câu
hỏi, hoàn thành Phiếu học tậậ̣p số 1
- Hãy cho biết nghề nghiệp của Giave ?

- Em hãy tìm những chi tiết, hình
ảnh miêu tả về bộ mặt của nhân vật
Gia-ve trong đoạn trích? Tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả?

- Tóm tắt nội dung đoạn trích:“Người
cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn
trích kể lại tình huống thanh tra cảnh sát
Gia-ve đến bắt thị trưởng Ma-đơ- len khi
ông đến từ giã Phăng-tin trong khi Phăngtin chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn.
- Bố cục: ba phần
+ Phần một: từ đầu đến “...chị rùng
mình”
(Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền)
+ Phần hai: Tiếp đó đến “Phăng-tin đã tắt
thở” (Giăng Van-giăng đã mất hết uy
quyền)
+ Phần ba: còn lại (Giăng Van-Giăng khôi

phục uy quyền)
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật Gia-ve .
* Nghề nghiệp :
- Gia-ve là một thanh tra cảnh sát, trung
thành với chính quyền tư sản Pháp đương
thời, là biểu tượng của luật pháp hà khắc
→ Hắn thực thi luật pháp một cách mẫn
cán: đến mức "ví thử cha hắn vượt ngục,
hắn cũng cứ bắt, mẹ hắn phạm pháp, hắn
cũng cứ tố cáo... Hắn là hiện thân của
nhiệm vụ cứng rắn, của an ninh khắc
nghiệt, là một anh lính canh phòng không
nể nang, là một thứ lương thiện đáng sợ,
là một tên tố giác lạnh lùng, là công lý
của bọn tư sản dưới mặt mũi một hung
thần".
* Bộ mặt:
- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt từng quen
kéo giật bao kẻ khốn khổ, đi thấu vào
xương tủy → Sự so sánh độc đáo đã tạo
nên cho bạn đọc cảm giác về sự hiểm ác
ẩn chìm trong ánh mắt.
- Cái cười ghê tởm “Phô ra tất cả hai
hàm răng, xung quanh cái mũi là vết
nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác
10


- Liệt kê những câu nói của Gia – ve

trong đoạn trích? Nhận xét?

GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm
(2 HS) , thảo luận để trả lời các câu
hỏi, hoàn thành sơ đồ trong Phiếu
học tậậ̣p số 2
- Ngôn ngữ, hành động, thái độ của
Gia - ve đối với Giăng-van-Giăng?
- Ngôn ngữ, hành động, thái độ của
Gia - ve đối với Phăng-tin?
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng
sơ đồ.

thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là
một con chó dữ, khi cười lại là một con
cọp” → Tác giả sử dụng biện pháp
phóng đại để miêu tả cái cười man rợ của
nhân vật Gia- ve.
=> Bộ mặt gớm ghiếc, ghê sợ.
* Giọng nói:
- Giọng quát tháo, chửi rủa, hét lên với
những người xung quanh.Hắn quát tháo
ngay trong bệnh viện
- Man rợ, điên cuồng không phải tiếng
người nói, mà là tiếng thú
=> Giọng nói vô cùng thô bạo, hiểm
độc.
*Ngôn ngữ, thái độ, hành động:
Biểu
Đối với

Đối với
hiện
Giăng - vanPhăng-tin
Giăng
+ Xưng
hô: + Hắn
gọi
mày - tao, hắn Phăng-tin

gọi
Giăng “con đĩ”, “Đồ
Van-Giăng là khỉ”,
“gái
“tên ăn cắp”, điếm”
Ngôn “tên kẻ cướp”, →Quát
tháo,
ngữ “tên lừa đảo”, lăng mạ,
xúc
“tên tù
khổ phạm,
khinh
sai”.
miệt.
+ Quát tháo ra
lệnh
→ Hống hách,
thô bạo.
+ Nắm lấy cổ + Quát tháo, sỉ
áo
nhục.

+ Hét lên “ + Vùi dập hi Nói
to, nói to vọng cuối cùng
Hành lên, ai nói với của Phăng-tin
động ta thì phải nói về người con
to”.
gái Cô-dét.
+ Phá lên cười → Độc ác, tàn
→ Con thú vồ nhẫn
mồi,
ngang
ngược.
+ Trước sự
+ Khi Phăng11


- Em có nhận xét gì về chân dung
nhân vật này?
- Hs trả lời cá nhân.
GV nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi: Miêu tả nhân vật Gia- ve,
tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật gì? Mục đích cuối cùng
của những biện pháp nghệ thuật âý
là gì?
- Hs trả lời cá nhân.
GV nhận xét

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân
vật Giăng-van-Giăng:
- Em hãy nêu hoàn cảnh của nhân

vật Giăng Van-giăng trong đoạn
trích này?
HS trả lời cá nhân.
GV bổ sung: Nguyên nhân khiến
Giăng Van-giăng coi tình thương là
lẽ sống của cuộc đời mình:
+ Xuất thân: Từ tầng lớp lao động
nghèo khổ, thấu hiểu, đồng cảm với

cầu xin của
tin chết : Dửng
Thái Giăng-vandưng, lạnh lùng
độ Giăng
hắn → Nhẫn tâm,
không
động tàn ác.
lòng
thương,
không
mảy
may xúc động.
→ Gia- ve là một kẻ trung thành của
chính quyền Pháp đương thời. Bản chất
tàn bạo, vô nhân tính =>Tố cáo phê phán
XHTS Pháp đã đẩy nhiều số phận bi thảm
đến bước đường cùng.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Sử dụng các biện pháp so sánh, phóng
đại, ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật lên hình

tượng Gia-ve một con ác thú vô nhân tính.
Tất cả nhằm quy chiếu về một ẩn dụ- hình
ảnh, bản chất của một con ác thú hiện hữu
ngay từ bề ngoài của nhân vật, không có
gì có thể che giấu được đó.
=>Nhìn chung những biện pháp này đều
hướng đến vật hóa đối tượng với sự miêu
tả tuyệt đối hóa - đặc trưng của chủ nghĩa
lãng mạn
* Tiểu kết.
Với việc sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, phóng đại, ẩn dụ…Huy
gô đã xây dựng thành công hình tượng
nhân vật Gia-ve, hắn chính là hiện thân
của một con ác thú , thô bạo và vô nhân
tính.
2. Nhân vật Giăng Van-giăng:
- Hoàn cảnh nhân vật: Từ một thị trưởng
giàu có, nhân từ vì cứu một người vô tội,
ông đã trở về với thân phận thật của
mình- một người tù khổ sai.

12


những người cùng khổ.
+Được cảm hóa bằng tình thương
của Chúa qua giám mục Mi-ri-en.
+ Tình yêu thương của Giăng Vangiăng được biểu hiện rấ rõ:
• Khi còn nghèo khổ: Liều mình để

cứu đàn cháu sắp chết đói.
• Khi làm thị trưởng: Luôn giúp đỡ
mọi người, dám từ bỏ chức thị
trưởng để cứu người.
• Khi không còn là thị trưởng: vẫn
hết lòng yêu thương, che chở cho
những kẻ khốn khổ.
- Ngôn ngữ và hành động của Giăng đối
GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm với Phăng-tin và Giave:
(2 HS) , thảo luận để trả lời các câu * Trước khi Phăng-tin chết:
hỏi, hoàn thành sơ đồ trong Phiếu
Đối với
Đối với
học tậậ̣p số 3
Phăng-tin
Gia-ve
Trước khi Phăng-tin chết:
- Ông “nói bằng - Cử chỉ điềm tĩnh,
- Khi Gia ve xuất hiện, ta thấy ông
một giọng hết sức ngôn
ngữ
nhẹ
cư xử với Phăng- tin ra sao?
nhẹ nhàng và điềm nhàng, nhã nhặn,
- Ông đã làm những gì để giúp
tĩnh: Cứ yên tâm. không hề khiếp sợ
Phăng tin?
Không phả
nó trước Gia-ve.
i

- Cách cư xử của Giăng-van-Giăng
đến bắt chị đâu”
- Hạ giọng,
nhún
đối với Gia –ve ra sao?
→ Yêu thương, mình, nói nhỏ, cầu
che chở Phăng- xin (xin hắn cho 3
tin, cố gắng trấn ngày tìm Cô-dét)
an cô.
→ Mục đích: cứu
vớt tia hy vọng và
sự sống
mong
manh cho Phăngtin.
* Sau khi Phăng-tin chết:
Sau khi Phăng-tin chết:
Đối với
Đối với
- Giăng-van-Giăng đã có những
Phăng-tin
Gia-ve
hành động gì đối với Phăng-tin?
+ “bàn tay đỡ lấy + “cậy bàn tay
- Giăng-van-Giăng đã có những
trán, ngắm Phăng- Gia-ve như cậy
hành động gì đối với Gia-ve?
tin nằm dài không bàn tay trẻ con”
- Từ thái độ, hành động, cách cử xử
nhúc nhích”
+ “giật gãy thành

của Giăng van- giăng với 2 nhân
+ “thì thầm bên tai giường, cầm lăm
vật. Em có nhận xét gì về nhân vật
Phăng-tin”
lăm trong tay”
Giăng van- Giăng?
+ “hai tay nâng + “nhìn Gia-ve
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng
đầu Phăng-tin lên, trừng trừng”
sơ đồ.
đặt ngay ngắn giữa → Thái độ mạnh
13


- Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông
thấy nụ cười của Phăng-tin có ý
nghĩa gì? Từ việc chỉ ra ý nghĩa của
chi tiết em hãy cho biết bút pháp mà
Huy-gô đã sử dụng.

- Qua tìm hiểu hai nhân vật, em

gối như một người mẽ, quyết liệt. Cử
mẹ sửa sang
cho chỉ, thái độ của
con”
tình thương, bảo
+ “ông thắt lại dây vệ tình thương.
rút cổ áo chị, vén
Giống như người

gọn mớ tóc vào anh hùng có sức
trong chiếc
mũ mạnh phi thường
vải. Rồi ông vuốt
sẵn sàng ngăn cản
mắt cho chị”
cường quyền để
+ “nhẹ nhàng”
che chở bảo vệ con
nâng bàn tay của người.
Phăng-tin và “đặt
vào đấy một nụ
hôn

→ Nhân từ, dịu
dàng, cao thượng
- Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ trông thấy rõ
ràng một “ nụ cười không sao tả được
hiện lên trên đôi môi nhợt nhạt và trong
đôi mắt xa xăm đầy ngỡ ngàng của chị
khi đi vào cõi chết”. Đây là một ảo tưởng
cảm động do sự xúc động mãnh liệt của
bà xơ Xem-pli-xơ và của chính tác giả,
ông muốn vươn tới một giá trị cao cả: Sức
mạnh của tình thương sẽ đẩy lùi sẽ đẩy lùi
được bóng tối và cái ác. Đó là một tư
tưởng tiến bộ và vô cùng đáng trọng.
* Tiểu kết:
Bằng nghệ thuật đối lập giữa hai nhân
vật: Cộc cằn, thô lỗ >< Nhã nhặn, cảm

động, yêu thương; Vô cảm, tàn nhẫn ><
Tôn trọng, nâng niu, bênh vực con người
→ nhà văn đã lý tưởng hóa hình tượng
Giăng - van- Giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối
là hiện thân của con người giàu đức hi
sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn
che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng
cho những người nghèo khổ. Đây cũng là
lòng yêu thương của Huy-gô. Chính tình
yêu con người đã chiến thắng và ngự trị
thế gian này. Quyền lực lớn nhất là quyền
lực của trái tim.
Nhan đề:
14


hiểu như thế nào về nhan đề “ - Giăng Van-giăng chính là người cầm Người
cầm quyền khôi phục uy quyền khôi phục uy quyền.
quyền”? Ai là người cầm quyền - Uy quyền đó chính là sức mạnh của tình khôi
phục uy quyền? Gia-ve hay thương. Giăng Van-giăng?
- Tại sao Giăng-van-Giăng lại là
người cầm quyền khôi phục uy
quyền mà không phải là Gia-ve?
- Người cầm qưyền là con người lí tưởng,
- Qua hình ảnh Giăng-van-Giăng được tất cả mọi người hướng tới. Đó là em
hiểu thế nào về người cầm con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện,
quyền?
có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm
trải mọi nỗi khổ đau,
bất hạnh của con người. Giăng-van-giăng

là hiện thân của con người lí tưởng ấy.
III. Hướng dẫn HS tổng kết nội III. Tổng kết:
dung, nghệ thuật của đoạn trích
1. Nội dung:
- Luôn hướng tới con người lao khổ với
một sức mạnh tình thương và lòng nhân
ái vô bờ → ý nghĩa nhân văn cao cả.
- Thông điệp của tác giả: ánh sáng của
tình thương đẩy lùi bóng tối của cường
quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương
lai.
- Không chỉ dựa vào tình thương và lòng
nhân hậu mà còn phải hành động.
2. Nghệ thuật.
- So sánh kết hợp phóng đại và ẩn dụ
- Nghệ thuật đối lập tương phản:
+ Phăng-tin >< Gia-ve; Giăng-van-Giăng
>< Gia-ve: Thiện >< ác
+ Phăng-tin >< Giăng van giăng: Nạn
nhân >< Vị cứu tinh.
- Đan xen bình luận ngoại đề.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật.
Hoạt động thực hành (thực hành
IV. Thực hành:
kĩ năng đọc hiểu)
- Phiếu học tậậ̣p số 4:
+ Câu 1: Đáp án: D
+ Câu 2: Đáp án: C.
- Đóng vai nhân vậậ̣t Giăng-van-Giăng

trình bày lại đoạn trích bằng ngôn ngữ
nói trước lớp. Giả sử em gặp trường hợp
15


Hoạt động vận dung và mở rông:
- Giáo viên cho học sinh xem đoạn
trích cảnh “Người cầm quyền khôi
phục uy quyền” trong phim “
Những người khốn khổ” (trên lớp)
và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận
của mình bằng một bài viết ngắn
(viết ở nhà)
- Chuyển thể đoạn trích thành một
vở kịch ngắn, dàn dựng và trình bày
trong một buổi ngoại khóa.

có bạn yếu đuối, bất hạnh bị bắt nạt em
sẽ hành động như thế nào?
V. Vận dụng và mở rộng:

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giảng dạy, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Thời gian thực hiện:
- Phương pháp này được thực hiện trong năm học 2016-2017 và năm học
2017-2018.
2.4.2 Đối tượng thực hiện:
- Năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành áp dụng giáo án này vào dạy học ở
lớp 11A6, lớp đối chứng là 11A1
- Năm học 2017-2018, tôi đã tiến hành thực hiện ở lớp 11A3 và lớp đối

chứng là 11A5.
2.4.3 Cách thức tiến hành:
- Với giáo án đã soạn, tôi tuân thủ theo giáo án và tiến hành dạy thử
nghiệm ở lớp 11A6 (Năm học 2016-2017) và lớp 11A3 ( Năm học 2017-2018)
2.4.4 Kiểm nghiệm:
Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy tiết dạy có rất nhiều ưu điểm:
- Với bố cục bài dạy rõ ràng, HS dễ hiểu và ghi nhớ rất nhanh.
- GV vừa làm cố vấn và khơi gợi được sự tưởng tượng sáng tạo, khả năng phân
tích theo tư duy lôgic, giúp HS tiếp cận với nội dung bài học một cách dễ dàng.
- HS làm việc chủ động và tích cực, hiệu quả.
- Bài dạy đã tạo cho HS thói quen đặt ra các tình huống gắn liền với thực tiễn và
đề xuất hướng giải quyết một cách rõ ràng, hợp lí hơn.
* Kết quả cụ thể:
- Năm học 2016-2017, tôi tiến hành dạy thử nghiệm giáo án đã có vận
dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng đến phát triển năng lực
học sinh ở lớp 11A6, còn lớp 11A1 vẫn sử dụng giáo án soạn theo phương pháp
cũ.
- Năm học 2017-2018, tôi chọn 2 lớp thuộc ban tự nhiên có trình độ
ngang nhau (lớp 11A3 và 11A5). Ở lớp 11A3, tôi sử dụng giáo án đã có vận
dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng đến phát triển năng lực
16


học sinh còn lớp 11A5 không sử dụng phương pháp dạy học tích cực mà chỉ áp
dụng cách dạy thông thường.
- Khi tiến hành kiểm tra bài cũ với một câu hỏi đơn giản: Theo anh (chị)
thì cách xử sự của Giăng-van- Giăng với những người yếu đuối, bất hạnh như
Phăng-tin có còn phổ biến trong xã hội ta hiện nay không? Và anh (chị) học tập
được gì từ nhân vật Giăng-van-Giăng trong đoạn trích? Kết quả là HS lớp 11A1
và lớp 11A5 không liên hệ được với xã hội hiện nay để đưa ra câu trả lời hoặc

có trả lời cũng rất lúng túng, không rõ ràng, trong khi HS lớp 11A6 và 11A3
không những trả lời một cách dứt khoát mà còn có sự phân tích, liên hệ với cuộc
sống hiện tại, rút ra bài học cho bản thân.
- Bên cạnh đó, khi tôi cho các lớp nêu trên viết bài luyện tập (ở nhà) với
đề bài: Anh (chị ) hãy phân tích nhân vật Giăng-van-Giăng trong đoạn trích
“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V.
Huy-gô) Từ nhân vật Giăng-van-Giăng anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của
tình thương trong cuộc sống con người? Thì kết quả thu được như sau:
- Năm học 2016-2017:
Kết quả
Lớp
Sĩ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ
số 9-10 (%) 7-8
(%) 5-6
lệ
(%)
11A6
44 1
2,3% 22
50% 16
36,4
(thực
%
nghiệm)
11A1
49 0
0%
20
39,1 20
40,8

(đối
%
%
chứng)
- Năm học 2017-2018:
Kết quả
Lớp


số

11A3
49
(thực
nghiệm)
11A5
46
(đối
chứng)

Điểm Tỉ
Điểm Tỉ
3-4
lệ
1-2
lệ
(%)
(%)
5
11,4 0

0%
%
8

16,3 1
%

Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ
Điểm Tỉ
9-10 (%) 7-8
(%) 5-6
lệ
3-4
lệ
(%)
(%)
2
4,1% 26
53,1 18
36,7 3
6,1
%
%
%
0

0%

18


39,1 20
%

43,5 7
%

2,2
%

Điểm Tỉ
1-2
lệ
(%)
0
0%

15,2 1
%

2,2
%

- Nhìn vào bảng số liệu thống kê của 2 lớp 11A6 và 11A1 trong năm học 20162017 ta thấy:
17


Lớp 11A1 là lớp thuộc ban tự nhiên, lớp mũi nhọn của trường, chất lượng
học của học sinh rất tốt, luôn luôn đứng đầu khối về mọi mặt. Lớp 11A6 là lớp
thuộc ban cơ bản A, chất lượng học của HS kém hơn, được xếp vào tốp cuối của
khối, nhưng kết quả giữa 2 lớp có sự chênh lệch, dù đó là sự chênh lệch không

nhiều nhưng điều đó là rất đáng ghi nhận ở sự tiến bộ của lớp 11A6.
- Nhìn vào bảng số liệu thống kê của 2 lớp 11A3 và 11A5 trong năm học 20172018, ta thấy kết quả của 2 lớp có sự chênh lệch rất lớn về tỉ lệ điểm.
Như vậy, khi áp dụng một số phương pháp dạy – học tích cực nhằm
hướng đến phát triển năng lực học sinh vào tìm hiểu đoạn trích “Người cầm
quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ” của V. Huy-gô) ta
thấy học sinh hứng thú học tập và kết quả học tập cao hơn khi không áp dụng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
- Sử dụng các phương pháp dạy – học tích cực là rất phù hợp với xu thế xã hội
hiện nay, bài học không những tạo không khí sôi nổi mà còn giáo dục lí tưởng,
nhân cách, phẩm chất đạo đức, hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực
cho thế hệ trẻ hiện nay
- Mỗi tiết học, mỗi bài dạy, mỗi đối tượng HS cần có sự vận dụng một hoặc kết
hợp một số phương pháp cho phù hợp, cần tôn trọng ý kiến của cá nhân học
sinh, đồng thời cần phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo và tư duy lô gic của học
sinh.
3.2. Kiến nghị:
- Từ thực tế trong dạy học, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
+ Giáo viên nên vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực, đưa nhiều
tình huống gắn với thực tiễn hơn nữa vào trong các bài học để học sinh có điều
kiện phát huy năng lực đề xuất hướng giải quyết và từ đó giáo viên có thể uốn
nắn học sinh theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Giáo viên không nên cùng lúc vận dụng quá nhiều các phương pháp dạy học
tích cực vào một bài học dễ khiến học sinh bị rối, cũng không nên đưa các tình
huống cao siêu quá mà phải phù hợp với bài học, trình độ lứa tuổi và nhận thức
xã hội của học sinh.
+ Khi học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt đông học, giáo viên nên lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh, nếu ý kiến của học sinh sai lệch thì hãy
giải thích cho học sinh hiểu, đồng thời khuyên bảo một cách chân thành để học
sinh sửa những quan niệm sai lầm, không nên phê bình, chê bai để tránh việc

học sinh sẽ không tự tin vào bản thân và không dám nói trước đám đông.
Trên đây là những ý kiến đóng góp rất nhỏ của tôi rút ra từ thực tế dạy
học, mặc dù cố gắng nhưng chắc chắn vẫn có những thiếu sót, rất mong được sự
góp ý của quý thầy cô để tôi có một phương pháp dạy học phù hợp và hoàn
thiện hơn trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, môn ngữ văn, cấp THPT, Bộ Giáo dục và
đào tạo.
2. Tài liêu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, môn Ngữ văn (Dành cho cán bộ quản lí,
giáo viên THPT), Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2017.
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11 - Phan Trọng Luận
( chủ biên), NXB Đại học sư phạm, năm 2010.
4. Trang web:
5. Trang web:
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Đặng

DANH MỤC

19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:
TT
1.

Nguyễn Thị Đặng
Trường THPT Yên Định 1

Tên đề tài SKKN
Phương pháp tiếp cận văn
bản “Về luân lí xã hội ở nước
ta” của Phan Bội Châu –
SGK Ngữ văn 11- tập 2.

Cấp đánh giá
xếp loại

Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại


Năm học

C

2010 - 2011

đánh giá

xếp loại

2.
3.
4.
5.
...
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường: THPT Yên Định 1
20


1. Chân dung nhân vật Gia – ve đã được tác giả khắc họa qua những chi tiết
nào?
- Về công việc:
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Những chi tiết miêu tả về bộ mặt:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….
- Những chi tiết miêu tả về giọng nói:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường: THPT Yên Định 1
21


*Ngôn ngữ, thái độ, hành động của Gia – ve:
Biểu
hiện

Đối với
Giăng - van-Giăng

Đối với
Phăng-tin

Ngôn
ngữ

Hành
động

.

Thái
độ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:

Trường: THPT Yên Định 1
22


- Ngôn ngữ và hành động của Giăng đối với Phăng-tin và Giave:
* Trước khi Phăng-tin chết:
Đối với
Phăng-tin

Đối với
Gia-ve

* Sau khi Phăng-tin chết:
Đối với
Phăng-tin

Đối với
Gia-ve

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường: THPT Yên Định 1
23


×