Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN rèn luyện một số kỹ năng thực hành biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lí cho học sinh giỏi môn địa lí tại trường THCS thọ bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.02 KB, 19 trang )

Mục lục
Nội dung
Mục lục
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3.Các giải pháp tổ chức thực hiện sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Đối với giáo viên
2.3.2. Đối với học sinh
2.3.3. Vẽ biểu đồ cấu trúc (cơ cấu), và sử dụng sơ đồ địa lí .
2.3.3.1.Các loại biểu đồ cấu trúc (Biểu đồ cơ cấu)
2.3.3.2.Các loại sơ đồ
2.3.4.Hướng dẫn vẽ biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lí
2.3.4.1.Cách vẽ biểu đồ cấu trúc
2.3.5.Cách sử dụng sơ đồ địa lí
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Mục tiêu ,nhiệm vụ.
2.4.2. Nội dung thực hiện .
2.4.3. Kết quả tổ chức thực hiện đề tài
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

Trang


01
02
02
03
03
03
03
04
04
04
05
05
05
05
05
06
06
06
09
12
12
12
15
15
15
16

1



1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì nội dung sách giáo
khoa cũng có sự thay đổi đáng kể. Đó là đã giảm bớt đi những thông tin buộc
học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ một cách thụ động. Thay vào đó lại tăng
cường các dữ liệu, các bài tập nhận thức để học sinh tự giải,tự phân tích, giảm
bớt những câu trả lời sẵn có về các hiện tượng nêu ra bằng những hướng dẫn tìm
tòi, tra cứu cùng với hệ thống kênh hình như bản đồ,lược đồ,sơ đồ,tranh ảnh,
đặc biệt biểu đồ và bảng số liệu. Các câu hỏi và bài tập rèn luyện kĩ năng, khai
thác kiến thức từ biểu đồ, bảng số liệu,kĩ năng vẽ biểu đồ ngày càng nhiều trong
chương trình dạy học địa lý đặc biệt trong ôn luyện học sinh giỏi lại là một kỹ
năng cần thuần thục của học sinh.
Trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ địa lí đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức
của học sinh.Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử dụng
rất nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của giáo viên chưa được thường xuyên
và chưa cao. Mặt nào đó, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc dùng sơ đồ để
khai thác kiến thức.
Trong chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 9 thì có tới 11 bài thực hành vẽ
và nhận xét bảng số liệu thống kê ... chiếm tới 25%.
+Trong mỗi bài học có khoảng 25-30 % đơn vị kiến thức đã được thể hiện qua
biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu thống kê...
+ Đặc biệt ngay cả các câu hỏi và bài tập cuối bài học cũng có tới 25% là nhận
xét, vẽ sơ đồ, biểu đồ.
Sách giáo khoa địa lí lớp 9 có đổi mới nội dung và hình thức trình bày.Tạo cơ
sở cho việc rèn luyện kĩ năng và khai thác sâu đặc trưng địa lí.
Trong tình hình hiện nay vấn đề thi học sinh giỏi các cấp đặc biệt là lớp 9 đang
được chú trọng quan tâm ở các trường trung học, phòng GD-ĐT cũng như các
tỉnh... thì việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh càng quan trọng hơn. Trong biểu
điểm chấm thi HSG lớp 9 thì điểm kĩ năng nhận xét, vẽ biểu đồ phân tích bảng

số liệu chiếm từ 5-6 điểm trong biểu điểm 20.
Môn địa lí chỉ tổ chức thi học sinh giỏi ở khối 8 và 9 nhưng nội dung thi mở
rộng từ kiến thức ở lớp 6.
Qua đây tôi thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh ở các cấp
học nói chung và kĩ năng địa lí ở lớp 9 nói riêng là vô cùng quan trọng.
Với kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy và
trực tiếp tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 8, lớp 9 nhiều năm qua
tại trường thcs Thọ Bình. Nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện một số kỹ năng thực
hành: biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lý cho học sinh giỏi môn Địa lí trường thcs
Thọ Bình” với những lí do sau:
- Số lượng các giờ thực hành, bài tập thực hành, sử dụng sơ đồ địa lý những câu
hỏi trong nội dung bài học yêu cầu rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét bảng
số liệu chiếm phần lớn nội dung kiến thức trong chương trình học và ôn luyện
học sinh giỏi.
2


- Nếu học sinh tham gia dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh yếu về
kỹ năng thực hành thì hầu như sẽ không đạt kết quả xếp giải.
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.2.1.Đối với giáo viên
-Khi chọn đề tài này nhằm mục tiêu là dạy cho học sinh hiểu và biết cách vẽ
biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lý một cách nhanh và chính xác nhất.
-Biết cách nhận xét biểu đồ,cách chia, nhận dạng biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa
lý...
- Mục tiêu nhằm được kết quả cao nhất qua các kỳ thi của học sinh ở trường
cũng như các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
-Trong giờ dạy trên lớp, học sinh phải biết sử dụng sơ đồ địa lý, biểu đồ ,đưa ra
kiến thức cần thiết cho bài học.
1.2.2.Đới với học sinh

-Học sinh có kĩ năng nhận dạng tốt các loại biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lý.
-Học sinh biết vẽ biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lý.
-Các bài kiểm tra, bài thi phải làm tốt phần vẽ biểu đồ nhận xét bảng số liệu, so
sánh các dữ liệu địa lý trong bảng số liệu..
- Hoàn thành kỹ năng thực hành cũng mới hoàn thành kiến thức bộ môn học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Đứng trước những yêu cầu đổi giáo dục hiện nay và đổi mới sách giáo khoa,
đổi mới phương pháp dạy học Địa lí.
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như quan điểm lí luận dạy học
hiện đại và rèn luyện kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông, nhất là đối với
học sinh môn địa lý và học sinh giỏi lớp 8,9. Việc rèn kĩ năng cho học sinh được
tiến hành ở tất cả các khâu, các hình thức của quá trình dạy học. Kết quả học
sinh đã rất hứng thú học, sử dụng sơ đồ địa lý, biểu đồ tìm ra kiến thức.
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao các kĩ năng địa lí cần thiết cho
học sinh giỏi lớp 9.
+ Kĩ năng đọc, và khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, sơ đồ địa lí.
+ Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau (thể hiện cấu trúc) và rút ra nhận xét
cần thiết từ biểu đồ vừa vẽ.
Do vậy với đề tài này đối tượng là tất cả học sinh học trong môn Địa lý. Tuy
nhiên nên chú ý nhiều hơn với các học sinh mũi nhọn trong đội tuyển thi học
sinh giỏi trường,huyện, tỉnh...
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thực hiện những phương pháp nghiên
cứu sau đây: Phương pháp thu thập tài liệu, Phương pháp thử nghiệm, Phương
pháp phân tích tổng hợp, đánh giá, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương
pháp thống kê toán học...
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Các kĩ năng kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa
lý có thế không phải là mới có nhiều tác giả đã đúc rút kinh nghiệm, nhưng thực
hiện và áp dụng như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được quan tâm. Điểm mới ở

sáng kiến này là kinh nghiệm áp dụng, thời điểm áp dụng khi dạy học, bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lý cho học sinh
nói chung và học sinh giỏi môn địa lí là nội dung học tập phù hợp với yêu cầu
phát triển năng lực tư duy cho học sinh thcs đặc biệt học sinh lớp 9.
-Vì vậy, chương trình địa lí 9 rất coi trọng phần thực hành kĩ năng. Phần thực
hành địa lí lớp 9 gồm 10 bài trên tổng số 44 bài học, chiếm khoảng 25 % tổng số
thời lượng chương trình địa lí 9, nội dung đa dạng, sinh động nhằm rèn luyện
các kĩ năng khác nhau, nhưng nội dung rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
chiếm ưu thế về số tiết/bài (5 trong tổng số 10) và các bài tập liên quan đến kĩ
năng này trong bài và cuối bài.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt cao
đáp ứng tâm lí tò mò, muốn được khám phá, sáng tạo độc lập của học sinh lớp 9.
- Đặc biệt đối tượng học sinh giỏi thì kĩ năng này lại đòi hỏi cao hơn.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với bộ môn địa lý thực tế từ trước kia đến nay trong quan niệm của nhiều
giáo viên, phụ huynh học sinh đây chỉ là một môn học phụ nên không chú ý đến
nhiều phụ huynh học sinh cũng không cho con em mình học nhiều, ôn nhiều
môn học này. Đây thực tế là một khó khăn rất lớn cho các giáo viên dạy môn địa
lý từ trước kia đến nay ở trường nhiều trường học khác nhau.
- Tuy nhiên một vài năm trở lại đây do có một số giáo viên đã chú ý đến việc
rèn luyện cho học sinh học môn địa lý và đã đạt kết quả cao trong các kỳ thi học
sinh giỏi huyện, tỉnh nên đã phần nào giải tỏa tâm lý cho phụ huynh học sinh và
đã tạo điều kiện cho các em có thời gian để tham gia học, ôn thi học sinh giỏi
môn địa lý và đạt kết quả cao so với trước. Đây là những thuận lợi bước đầu cho

các giáo viên môn đặc thù này.
-Việc ôn tập, thi học sinh giỏi môn địa lý cũng thuận lợi cho học sinh có định
hướng theo học khối C sau này, nhất là trong tương lai gần học sinh THPT sẽ
học và thi theo định hướng tổ hợp môn khoa học xã hội.
- Khi chưa thực hiện tốt phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
thì kết quả ôn luyện và thi học sinh giỏi cấp huyện chưa đạt kết quả cao cụ thể
một số điểm thi qua các năm như sau:
Họ tên học sinh
Lớp Năm học
Điểm thi trường Điểm thi huyện
Lê Đình Cường
9C
2012-2013
12,0
10,0
Hà Văn Cường
9C
2012-2013
13,0
10,0
Lê Văn Anh
9A
2013-2014
13,0
9,75
Lê Thị Hà An
9C
2014-2015
11.5
8,75

Vũ Thị Duyên
9A
2015-2016
11.0
9,50
- Qua các bài kiểm tra, bài khảo sát chất lượng các năm học trước cho thấy điểm
thực hành của học sinh thường kém do kĩ năng vẽ nhận xét biểu đồ địa lí, sử
dụng sơ đồ địa lý còn yếu, đặc biệt kĩ năng thể hiện biểu đồ chưa bài bản, chưa
lựa chọn đúng kiểu biểu đồ hoặc khi nhận xét dùng từ ngữ chưa phù hợp.
- Cụ thể chất lượng khảo sát đầu học kì I (năm học 2017-2018) ở trường THCS
Thọ Bình như sau:
4


Lớp

Sĩ số Chưa đạt yêu cầu kĩ năng

Đạt yêu cầu kĩ năng biểu đồ

biểu đồ

Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
9A
31
19
61

12
39
9B
28
17
55,5
11
44,4
9C
35
17
48,6
18
51,4
Khối 9
94
54
57,5
40
42,5
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Đối với giáo viên
-Từ trước đến nay, phương pháp dạy các môn học ở nhà trường phổ thông
thường thiên về khuynh hướng giáo viên là người truyền thụ kiến thức cung cấp
tri thức cho học sinh (phương pháp truyền thống).
- Nhiệm vụ của người giáo viên là trình bày những tri thức có sẵn, còn nhiệm vụ
của học sinh là tiếp thu những gì giáo viên truyền đạt, tiếp thu một cách thụ
động.
- Xu hướng dạy học trên cũng có những ưu điểm nhất định như có thể cung cấp
một lượng thông tin cho học sinh trong thời gian ngắn (nếu sự trình bày của giáo

viên đảm bảo nội dung khoa học có tính lôgíc chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn
các phương pháp dạy học và phù hợp với đối tượng học sinh.
- Phương pháp dạy học trên đã dẫn đến việc sử dụng các số biểu đồ bảng số liệu
...như một bộ phận minh hoạ cho nội dung bài dạy. Các số liệu, biểu đồ chỉ được
dùng để chứng minh cho một đặc điểm, một quá trình, một kết luận về nội dung
kiến thức giáo viên cần truyền đạt.
-Với các số liệu, biểu đồ học sinh cũng có thể hiểu được một cách chính xác
các hiện tượng địa lí về mặt định lượng nhưng không có tác dụng kích thích tính
tư duy của học sinh trong việc tìm tòi, tự mình khám phá kiến thức.
- Các số liệu, biểu đồ...chỉ có tác dụng như những chứng cứ, những phương tiện
bổ xung để làm rõ thêm các hiện tượng các vấn đề, các quy luật hoạt động đã
nêu ra.
2.3.2.Đối với học sinh
- Đối với môn địa lí học sinh cần biết khai thác tri thức qua bảng số liệu, sử
dụng sơ đồ địa lý, biểu đồ biết nhận dạng các loại biểu đồ, vẽ các loại biểu đồ và
rút ra nhận xét.
- Để làm được điều đó học sinh biết cách xác định dạng biểu đồ, biết cách nhận
xét biểu đồ, bảng số liệu...
2.3.3.Vẽ biểu đồ cấu trúc (cơ cấu) và sử dụng sơ đồ địa lí
2.3.3.1.Các loại biểu đồ cấu trúc (Biểu đồ cơ cấu)
- Cách thể hiện có thể trình bày bằng hình tròn, hình vuông, hoặc hình cột
chồng, biểu đồ miền.
- Hiện nay các biểu đồ được dùng phổ biến hơn cả là: Biểu đồ hình cột, biểu đồ
hình tròn, biểu đồ miền, biểu đồ hình vuông .Mỗi loại biểu đồ đều có công dụng
riêng.
- Muốn vẽ được biểu đồ điều đầu tiên học sinh phải:
+ Xác định biểu đồ thuộc loại nào ? Được thể hiện bằng hình thức nào?
+ Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ.
5



+ Xử lý số liệu được thể hiện trên biểu đồ
+ Xác định vị trí, vai trò của từng thành phần trong biểu đồ.
+ Nêu nhận xét phục vụ cho việc tìm hiểu, mở rộng kiến thức địa lí.
2.3.3.2.Các loại sơ đồ
+ Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh
thể và mối quan hệ giữa chúng.
+ Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối
quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
+ Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của
các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.
+ Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các
sự vật, hiện tượng địa lí.
2.3.4.Hướng dẫn vẽ biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lí
2.3.4.1.Cách vẽ biểu đồ cấu trúc (cơ cấu)
- Khái niệm về biểu đồ địa lí : “Biểu đồ là sự mô hình hóa các số liệu thống kê
, cho phép diễn đạt một cách dễ dàng và trực quan về đặc trưng số lượng của
các đối tượng và hiện tượng địa lí để thể hiện tiến trình của các hiện tượng,mối
liên hệ và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, hoặc cơ cấu thành phần
trong một tổng thể của các hiện tượng địa lí” [1]
- Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được
dùng để vẽ biểu hiện nhiều chủ thể khác nhau. Vì vậy khi vẽ biểu đồ cần :
- Đọc kĩ đề bài tìm hiểu chủ đề định thể hiện trong biểu đồ.
- Thông thường theo quy luật địa lý thì:
+ Số liệu biểu hiện động thái phát triển thì ta thường vẽ biểu đồ: miền
+ Số liệu có sự so sánh tương quan độ lớn các đại lượng vẽ biểu đồ: cột
+ Số liệu thể hiện thể hiện cơ cấu: Tròn, cột chồng, vuông , miền …
+ Nếu số liệu vừa thể hiện cơ cấu vừa thể hiện động thái phát triển: Biểu đồ
miền.
- Biểu đồ phản ánh cấu trúc của đối tượng và hiện tượng như: Cơ cấu các ngành

kinh tế, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ...
2.3.4.2.Cách vẽ Biểu đồ hình tròn
-Thường được dùng để thể hiện quy mô (ứng với kích thước của biểu đồ) và cơ
cấu ( khi các thành phần cộng lại = 100 % ) của hiện tượng cần trình bày .
- Biểu đồ này được thực hiện qua tỉ lệ giá trị đại lượng tương đối (%) và chỉ
thực hiện được khi các giá trị các thành phần cộng lại = 100%=360 0 = 1 hình
tròn, ta có 1% = 3,6 0 .
- Biểu đồ này được dùng khi một tổng thể có tỉ lệ các thành phần là đại lượng
tương đối diễn ra từ 1 đến 3 thời điểm .
Ví dụ 1:Tổng sản phẩm trong nước ( theo giá trị so sánh năm 1994) phân theo
khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990-1999 . (Đơn vị : tỷ đồng)
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực
kinh tế của các năm 1999 và 2000
Năm
Tổng giá trị
Nông –lâmCông nghiệpDịch vụ
ngư nghiệp
xây dựng
1999
131.968
42.003
33.221
56.744
6


2000
256.269
60.892
88.047

107.330
- Trường hợp này yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu của hiện tượng vì vậy
phải xử lý số liệu :
- Có 2 bước :+ Xử lí số liệu tuyệt đối sang tương đối (%)
+ Tính bán kính R của 2 hình tròn để thể hiện quy mô.
- Cách tính: Ví dụ như quy mô hiện tượng 2 gấp n lần hiện tượng 1, được thể
hiện thành: S2 = n lần S1.Theo công thức tính diện tích của hình tròn S = r R 2, ta
sẽ tính được bán kính của hình tròn .
- Khi vẽ hình tròn ta phải lưu ý tia xuất phát đầu tiên là mũi kim chỉ 12 giờ rồi
sau đó chia đi các hướng khác theo chiều thuận kim đồng hồ.
- Học sinh cần biết kỹ năng tính và đo độ của các góc tương ứng.
Ví dụ

Ví dụ 2: Các loại đất ở nước ta. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại đấi ở nước
ta ( Đơn vị : % )
Các loại đất
%
Đất fe ralit
65
Đất mùn núi cao
11
Đất phù sa
24
- Cách vẽ:
+Xử lí số liệu :
- Nếu đề bài ra cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải xử lí
sang số liệu tinh ( tỉ lệ %). Trong quá trình xử lí số liệu làm tròn số sao cho tổng
của các thành phần đúng bằng 100%
- Nếu biểu đồ vẽ từ 2 hình tròn trở lên cần chú ý xem các hình tròn đó có cần
thiết vẽ với độ lớn khác nhau hay không. Thường thì :

- Nếu thể hiện quy mô diện tích, năm .. thì bán kinh hình tròn khác nhau
.- Nếu đề bài yêu cầu vẽ 2 hình tròn trở lên mà đơn vị cho trước là (%) thì khi
vẽ các hình tròn có kích thước bằng nhau ( ví dụ 3)
Ví dụ 3:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1989- 1999 ( Đơn vị %)
Năm
Tổng số
Chia ra
0-14
15-59
60 trở lên
1989
100
42,4
50,4
7,1
1999
100
33.5
58,4
8,1
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 1989, 1999
+ Bước tiếp theo khi vẽ xong biểu đồ :
7


-Lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ ( theo chiều kim đồng hồ ). Khi chú
thích các thành phần của cơ cấu thì nên lưu ý các phần chiếm tỉ lệ lớn nhất thì
nên để trắng (không cần kí hiệu nền) tiết kiệm thời gian, các hình có diện tích
nhỏ thì sử dụng dấu chấm, nét trải ...( không dùng kí hiệu tượng hình ).

- Lập bản chú giải và viết tên biểu đồ sau khi đã hoàn
tất . = > Tóm lại đảm bảo được 3 Đ: Đúng – Đủ - Đẹp.
2.3.4.3.Cách vẽ Biểu đồ miền.
- Khi nào thì vẽ biểu đồ miền:
Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái biến đổi cơ cấu qua
thời gian dài liên tục ( từ 4 năm trở lên của ít nhất 2 đối tượng). Ranh giới của
các miền là các đường biểu diễn
* Các bước vẽ :
- Xử lí số liệu (nếu có).
- Xây dựng hệ trục trên biểu đồ (Biểu đồ miền thường có dạng hình chữ nhật).
+ Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ ( % ), cạnh ngang
thể hiện khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng
cách các năm phải tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu.
- Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu.
- Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm ( để tiện
cho đo vẽ).
- Vẽ ranh giới miền. (Biểu đồ 2 miền có một đường ranh giới, 3 miền có 2
đường, 4 miền có 3 đường ranh giới ).
- Lập bản chú giải và ghi tên biểu đồ .
Ví dụ: Bài tập 1 trong bài thực hành Địa lý 9 ( trang 60) [2]
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002 (Đơn vị %)
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, ngư
40,5
29,9
27,2
25,8 25,4 23.3
23.0

nghiệp
Công nghiệp – xây
23,8
28,9
28,8
32,1 34.5 38,1
38,5
dựng
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1 40.1 38,6
38,5
- Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991-2002 ?
2.3.4.3.Cách vẽ Biểu đồ hình cột chồng: Khi nào vẽ đường cột chồng?
- Biểu đồ hình cột chồng có thể sử dụng để thể hiện động thái phát triển, so sánh
tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của
một tổng thể.Tuy nhiên thể hiện tương quan độ lớn giữa các đại lượng là thích
hợp nhất.
- Có hai loại biểu đồ cột chồng: cột chồng đại lượng tuyệt đối, cột chồng đại
lượng tương đối.
+ Cách vẽ :*Lập trục hệ toạ độ
- Truc Y(đứng) có mũi tên và ghi đơn vị ở bên cạnh trục .
- Trục X(hoành) có mũi tên và ghi rõ, đánh số năm, các dữ liệu địa lý khác...
8


Lưu ý: Nếu trục X thể hiện năm thì chia mốc thời gian giữa các năm phải tính
cho chính xác, cách nhau bao nhiêu năm để chia cho hợp lý không được chia

bằng nhau nếu các năm có khoảng cách khác nhau :
+ Các cột khác nhau về độ cao còn bề ngang các cột bằng nhau.
+ Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp với khổ giấy .
+ Chia khoảng cách số liệu phải bằng nhau .
+ Ghi chú giải và tên biểu đồ, Nhận xét.
Ví dụ: Cho bảng số liệu:Bảng cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta
năm 1995 và năm 2005 (Đơn vị %).
Các loại đất
1995
2005
Đất nông nghiệp
100
100
Cây lương thực có hạt
81,4
72,0
Cây công nghiệp hàng năm
6,8
7,4
Cây công nghiệp lâu năm
8,3
14,0
Cây ăn quả
3,5
6,6
- Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu các loại cây trồng ở nước ta năm
1995 và 2005 ?
2.3.4.4.Cách vẽ Biểu đồ hình vuông ( 100 ô vuông )
- Đây là biểu đồ cơ cấu (mỗi ô vuông là 1 %) tạo thành một tổng thể. Tuy nhiên
loại này ít phổ biến.

- Vẽ 1 hình vuông có kích thước phù hợp khổ giấy, chia thành 100 ô vuông.
- Cách thao tác nên vẽ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
- Sau khi chia được diện tích các ô vuông theo giá trị, thành phần nào nhỏ có ít ô
vuông dùng nét kẻ đậm và ngược lại.
- Ghi giá trị của từng phần trên biểu đồ (ghi số liệu).
- Dưới biểu đồ ghi năm ...
- Ghi chú giải và tên biểu đồ.
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:Tỉ lệ che phủ rừng của nước ta năm 1943, 1990, và
2003 (Đơn vị %).
Năm
1943
1990
2003
Tỉ lệ che phủ rừng
43,0
27,0
36,0
- Vẽ biểu đồ hình vuông thể hiện tỉ lệ che phủ rừng nước ta trong thời kì trên.
2.3.5.Cách sử dụng sơ đồ địa lí
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các
thao tác, phương pháp dạy, lúc này sơ đồ chính là mục đích, phương tiện truyền
đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của
sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị
kiến thức trên sơ đồ.
2.3.5.1.Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu
giờ học. Yêu cầu học sinh điền vào các ô trống trong sơ đồ, hay dùng mũi tên
nối các ô để hoàn thiện sơ đồ.
Ví dụ 1 ( Câu hỏi 1 – Địa lí 9 trang 50 ): Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập
sơ đồ các ngành dịch vụ nước ta theo mẫu :

9


CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

DỊCH VỤ SẢN XUẤT

DỊCH VỤ TIÊU DÙNG

DỊCH VỤ CÔNG CỘNG

2.3.5.2.Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh- dùng
vào lúc mở đầu bài học. Ví dụ để cho học sinh hiểu được cấu trúc và nội dung
chính của bài địa lí, có thể sử dụng sơ đồ trong khâu mở bài, giới thiệu cho học
sinh biết các nội dung chính sẽ nghiên cứu trong bài học.
Ví dụ 2: Sơ đồ: ( Dạy bài 7 – Địa lí 9 )
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân
bố nông nghiệp

Các nhân tố tự
nhiên

Các nhân tố
kinh tế-xã hội

Chính
Thị
Dân


trường
cư,
sở
sách
tiêu
lao
vc-kt
thụ
đông
- Qua sơ đồ trên học sinh sẽ nắm được nội dung chính của tiết học, từ đó dễ
dàng nắm được kiến thức và tiếp thu bài mới có hiệu quả hơn. Như vậy ngay từ
ban đầu học sinh đã dễ dàng nhận thấy 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp sản
xuất nông nghiệp là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội. Từ đó cụ
thể hơn các nhân tố.
2.3.5.3.Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới.
- Giáo viên có sẵn sơ đồ (vẽ ở nhà trước, bản in sẵn) để học sinh dựa vào đó, kết
hợp với các phương tiện khác (bản đồ, tranh ảnh) phân tích, so sánh rút ra kết
luận.
Ví dụ 3: khi học bài 38 ( Địa lí 9): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển- đảo.

Tài
nguyên
đất

TN
khí
hậu

TN

nước

TN
sinh
vật

10


Giáo viên đưa ra sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam để giới thiệu về giới
hạn vùng biển Việt Nam để học sinh hiểu hơn, có ý thức hơn về chủ quyền của
vùng biển nước ta.

Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
- Qua sơ đồ học sinh nêu được giới hạn của từng bộ phận vùng biển Việt Nam,
Gồm có 5 bộ phận: vùng nội thủy (từ đường cơ sở vào đất liền - đường cơ sở là
đường nối liền tất cả các đảo gần bờ nhất), vùng lãnh hải (rộng 12 hải lí), vùng
tiếp giáp lãnh hải (12 hải lí), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí, tính từ
đường cơ sở), thềm lục địa. Học sinh sẽ hiểu hơn về ranh giới và chủ quyền biển
Việt Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền vùng biển của nước ta.
- Có thể giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song
với việc hoàn thành sơ đồ (vừa dạy vừa vẽ). Đây là cách dạy học có sự tham gia
tích cực của học sinh. Bằng các phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với
đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ…, các kiến thức cần thiết cùng các mối
liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết
quả của nội dung dạy học được thể hiện, kết tinh trên sơ đồ.
2.3.5.4.Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố, đánh giá cuối bài
- Giáo viên đưa ra một sơ đồ chưa hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh tìm các kiến
thức cần thiết điền vào chỗ trống và hoàn chỉnh sơ đồ.

2.3.5.5.Sử dụng sơ đồ trong kiểm tra kiến thức của học sinh. Để kiểm tra
kiến thức của học sinh sau bài học, giáo viên có thể soạn đề kiểm tra, yêu cầu
học sinh điền vào ô trống sơ đồ các kiến thức cần thiết.
Ví dụ 5: ( Dạy bài 31- Địa lí 9) Dựa vào nội dung sách giáo khoa, em hãy điền
tiếp nội dung thích hợp vào chỗ chấm (…) của sơ đồ sau.
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

VÙNG ĐẤT LIỀN

VÙNG BIỂN

+ Địa hình:………………
+ Khí hậu:……………….
+ Khoáng sản:……………..

+ Nước biển:……………
+ Ngư trường:…………..


+ Tài nguyên:…………… 11


2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1.Mục tiêu, nhiệm vụ
2.4.1.1.Mục tiêu
-Trong giờ dạy trên lớp, học sinh phải biết sử dụng sơ đồ, biểu đồ đưa ra kiến
thức cần thiết cho bài học.
-Học sinh có kĩ năng tốt nhận dạng các loại biểu đồ, vẽ biểu đồ, phân tích tốt các
sơ đồ.

-Các bài kiểm tra, bài thi phải làm tốt phần vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ .
2.4.1.2.Nhiệm vụ
-Nghiên cứu thực tế giảng dạy môn địa lí nói chung đặc biệt vấn đề rèn luyện kĩ
năng sử dụng sơ đồ địa lí, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ .
- Các bài giảng trên lớp trong quá trình soạn bài chú ý rèn kĩ năng phân tích sử
dụng sơ đồ địa lí, biểu đồ để tìm ra tri thức mới.
- Các bài thực hành vẽ biểu đồ giúp học sinh nhận dạng các loại biểu đồ và có kĩ
năng thành thạo để vẽ các loại biểu đồ.
- Đối với đối tượng học sinh giỏi phải có những chuyên đề cụ thể và dành thời
gian khá nhiều cho học sinh rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lí .
2.4.2.Nội dung thực hiện
Để đáp ứng được quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và chương trình sách giáo
khoa cùng các tài liệu tham khảo tôi đã làm một số bài tập cụ thể sau đây mong
các bạn đọc và góp ý cho tôi để hoàn thiện hơn.
Bài tập 1: (Dựa vào bài thực hành 16 SGK Địa lý 9 và thay số liệu) [3]
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1990-2005 (Đơn vị %)
Năm
Tổng số
Nông, lâm, ngư
Công nghiệp- xây
Dịch vụ
nghiệp
dựng
1990
100,0
38,7
22,7
38,6
1995
100,0

27,2
28,8
44,0
2000
100.0
24,5
36,7
38,8
2005
100,0
21,0
41,0
38,0
a)Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ1990-2005
b)Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP của nước ta? Sự thay đổi này phản ảnh
điều gì?
Bài làm: a) Vẽ biểu đồ

12


Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1990-2005

b) Nhận xét:Từ 1990-2005 cơ cấu GDP của nước ta có sự chuyển biến:
-Tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm liên tục từ 38,7% xuống còn
21,1% giảm 17,7%.
-Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng 22,7% lên 41,0% tăng18,3%
- Tỷ trọng khu vực dịch vụ khá cao nhưng biến đổi không ổn định, những năm
gần đây tỷ trọng khu vực này ít thay đổi.
+ Sự thay đổi trên phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002
(Đơn vị %) [ 4 ]
Năm
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông,lâm,ngư
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4 23.3 23.0
nghiệp
Công nghiệp –xây 23,8
28,9
28,8
32,1
34.5 38,1 38,5
dựng
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40.1 38,6 38,5
- Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991-2002 ?
Vẽ biểu đồ:

13



100%
80%35,7

41,2

44

42,1

40,1

38,6

38,5

60%

28,9

28,8

32,1

34,5

38,1

38,5


29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23

1993

1995

1997

1999

2001

2002

23,8

40%
20%40,5
0%

1991

Nông,lâm,ngư nghiệp

Công nghiệp –xây dựng

Dịch vụ

Bài tập 3: Cho bảng số liệu : Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị và nông
thôn năm 2005 và 2012 [5]
( Đơn vị % )
Năm
2005
2012
Thành thị
25,0
30,5
Nông thôn
75,0
69,5

25%
75%

70%
Thành

Năm 2005

Năm 2012


Nông t

Bài tập 4 : Bảng cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 1995 và
năm 2005 ( Đơn vị % ) [6]
Các loại đất
1995
2005
Đất nông nghiệp
100
100
Cây lương thực có hạt
81,4
72,0
Cây công nghiệp hàng năm
6,8
7,4
Cây công nghiệp lâu năm
8,3
14,0
Cây ăn quả
3,5
6,6
%

Năm

Bài tập 5: (Bài tập 1 trang 41 – Địa lí 9 ) [7]
14



Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương
ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
công nghiệp.

- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên,
nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản
phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp,
các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường ngoài nước.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
2.4.3 Kết quả tổ chức thực nghiệm đề tài .
- Tôi đã tiến hành dạy đội tuyển học sinh giỏi tại trường THCS Thọ Bình,
Triệu Sơn, Thanh Hóa với kết quả đạt được như sau: (Thang điểm 20)
*Năm học 2017-2018
Họ tên học sinh
Lớp
Đạt giải
Cấp trường Cấp huyện
Cấp tỉnh
Đỗ Thị Hường
9C
Nhất
Nhất

Ba
Ngân Thị Hà
9C
Nhì
Ba
Lương Thị Ánh
9C
Ba
Khuyến khích
Bùi Thị Thủy
9C
Ba
Khuyến khích
Đỗ Thị Chinh
8B
Nhất
Nhất
* Năm học 2018 – 2019 :
Họ tên học sinh
Lớp
Đạt giải
Cấp trường Cấp huyện
Cấp tỉnh
Đỗ Thị Chinh
9B
Nhất
Nhất
Nhì
Trịnh Thị Lệ
8B

Nhì
Ba
Trịnh Thị Lệ
8B
Ba
Khuyến khích
Với kết quả thực dạy đội tuyển năm học vừa qua, với phương pháp tôi chọn
trong đề tài thì đã có học sinh đạt giải cao trong các kì thi các cấp: Nhất Huyện,
Giải nhì cấp tỉnh, giải ba cấp tỉnh ...
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1 Kết luận.
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như những quan điểm của lí luận
dạy học hiện đại trong việc tìm hiểu, phân loại số liệu thống kê để phục vụ cho
15


giảng dạy địa lí. Chính vì vậy tôi đi sâu vào việc tìm hiểu để hướng dẫn học sinh
nắm được những kiến thức về vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, sử dụng sơ đồ địa lí
để từ đó tìm ra kiến thức cho mình.
- Biểu đồ, sơ đồ là cách thể hiện trực quan chuỗi số liệu bằng hình vẽ.Ta có thể
thấy nhiều loại biểu đồ, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng cho học
sinh phổ thông thường gặp là biểu đồ cơ cấu: cột chồng, biểu đồ tròn, biểu đồ
miền... Vì vậy tôi đi sâu vào khái niệm biểu đồ cấu trúc, cách nhận biết các loại
biểu đồ cấu trúc, và cách vẽ từng loại biểu đồ để học sinh có được kĩ năng vẽ
biểu đồ tốt, giúp các bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả cao. Đặc biệt là đội tuyển
học sinh giỏi môn Địa lý.
- Mặc dù trong quá trình dạy học Địa lý là môn học không phải là khó lắm giống
môn Toán, Lý, Hoá hoặc không cần suy luận như Văn. Tuy nhiên nó cũng không
phải là môn dễ học bởi vì trong môn Địa lý có liên quan đến tính toán số liệu, vẽ
biểu đồ, nhận dạng...

3.2. Kiến nghị
Do vậy để dạy học sinh đạt kết quả cao hơn nữa tôi có ý kiến đề xuất
- Phòng GD cùng BGH các trường quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo viên dạy
Địa lý.
- Tăng cường cho học sinh học thêm các buổi ngoài giờ, các buổi học tăng buổi
để các em có thời gian tiếp cận với nhiều dạng biểu đồ tranh ảnh hơn...
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình dạy học,ôn
luyện để khích lệ tinh thần của giáo viên và học sinh khi ôn đội tuyển môn địa lí.
- Tăng cường thêm các đồ dùng dạy học cho môn địa lý.
- Tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc hợp lí để giáo viên ôn đội tuyển đạt
kết quả cao hơn nữa.
- Trên đây là sáng kiến và thực dạy của tôi trong những năm qua. Tôi đã có
nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài và để đạt kết quả cao khi ôn luyện kỹ năng
thực hành vẽ biểu đồ cấu trúc (cơ cấu), sử dụng sơ đồ địa lí cho học sinh giỏi
các khối, đặc biệt khối lớp 9. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng đề tài này không thể
tránh khỏi những mặt hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô,
các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học ngành, huyện.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Thọ Bình, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Đậu Tam Tĩnh

16


Trích dẫn sử dụng nguồn tài liệu

- [1] Trang 5 - Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lí 12
(Tác giả Nguyễn Hoàng Anh – Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
- [2] Bài tập thực hành địa lý 9 (trang 60 ) – Nhà xuất bản giáo dục .
- [3] Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2008-2009 -môn Địa lí.
- [4] Bảng số liệu 9.2 trang 37 SGK địa lý 9-nhà xuất bản GD.
- [5] Bài tập câu 13 –trang 241 – Bồi dưỡng học sinh giỏi 8(Tác giả Phạm Văn
Đông – Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
- [6] Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lí 12 ( Tác giả
Nguyễn Hoàng Anh – Nhà xuất bản Đại học sư phạm )
- [7] Sách giáo khoa Địa lí 9 ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam )
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Địa lí 9 ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam )
- Sách giáo viên Địa lí 9 ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam )
- Tài liệu kiến thức cơ bản địa lí 9 và 12
- Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lí 12 ( Tác giả
Nguyễn Hoàng Anh – Nhà xuất bản Đại học sư phạm )
- Hướng dẫn học và làm bài tập Địa lí 12 ( Tác giả Lê Thông, Vũ Đình Hòa,
Tống Ngọc Bích – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam )
- Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí – Tác giả Phạm Văn Chinh, Nguyễn
Trọng Đức – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tập at lát địa lí Việt Nam .
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 8 – Tác giả Phạm Văn Đông – Nhà xuất bản
tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ đề ôn thi học sinh giỏi địa lí 12 và lớp 9
- Bộ đề thi học sinh giỏi địa lí tỉnh Thanh Hóa .

17


Mẫu 1 (2)


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Đậu Tam Tĩnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thọ Bình, Triệu Sơn, TH

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ
đồ Địa lí cho học sinh THCS

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


Ngành GD – ĐT
huyện Triệu Sơn

C

2011

Ngành GD – ĐT
huyện Triệu Sơn

C

2018

tại trường THCS Thọ Bình
2.

Kỹ năng làm bài tập thực
hành cho học sinh giỏi môn
Địa lí tại trường THCS Thọ
Bình

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.

18




×