Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế cơ hội và thách thức cho thị trường ma phát triển ổn định tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.33 KB, 16 trang )

I.

TỔNG QUAN VỀ M&A
1 M&A là gì.

M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions(mua
bán và sáp nhập) là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó chủ đầu tư mua lại
tồn bộ hay một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có
với mục tiêu kiểm sốt cơng ty đó; hoặc 2 cơng ty đồng ý hợp nhất với nhau tạo
thành công ty mới.

M&A qua biên giới là hoạt động mua lại và sáp nhập được tiến hành giữa
các chủ thể ở ít nhất 2 quốc gia khác nhau, tức là có sự di chuyển vốn qua biên
giới quốc gia.

Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty và cho ra
đời một pháp nhân mới. Ngược lại, Mua bán được hiểu là việc một cơng ty mua
lại hoặc thơn tính một cơng ty khác và không làm ra đời một pháp nhân mới.

Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật
ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn
có sự khác biệt về bản chất.

Khi một công ty mua lại hoặc thơn tính một cơng ty khác và đặt mình vào
vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía cạnh
pháp lý, cơng ty bị mua lại khơng cịn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán
và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.


Theo nghĩa đen, Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng
quy mơ, đồng thuận hợp nhất lại thành một cơng ty mới thay vì hoạt động và sở


hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ
phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ
được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về Sáp
nhập: hai hãng Sáp nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên
DaimlerChrysler.

Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang bằng” không phổ biến
trên thị trường. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thơng tin ra cơng
chúng cần có lợi cho cả cơng ty bị mua và công ty mới sau khi Sáp nhập. Thông
thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho
phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “Sáp nhập
ngang bằng” cho dù về bản chất là hoạt động Mua bán.
Một thương vụ Mua bán cũng có thể được gọi là Sáp nhập khi cả hai bên
đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi bên bị mua khơng
khơng muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ Mua bán. Một thương
vụ được coi là Mua bán hay Sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc thương vụ
đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm
nhau.
2 Phân loại M&A

a) Theo dây truyền sản xuất kinh doanh

2


M&A theo chiều ngang (horizontal) là M&A giữa các công ty kinh doanh
và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường.
M&A theo chiều dọc (vertical) là M&A giữa các công ty nằm trên cùng một
chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của cơng ty sáp
nhập trên chuỗi giá trị đó.


Được chia thành hai phân nhóm:

(a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của
mình.
(b) sáp nhập lùi (backward) khi một cơng ty mua lại nhà cung cấp của mình

M&A tổ hợp (conglomerate) là hình thức sáp nhập giữa các cơng ty kinh
doanh trong lĩnh vực khác nhau. Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm:
- sáp nhập tổ hợp thuần túy: hai bên khơng hề có mối quan hệ nào với nhau.

- sáp nhập bành trướng về địa lý: hai công ty sản xuất cùng một loại sản
phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý.
- sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: hai cơng ty sản xuất hai loại sản phẩm
khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống
nhau

3


b) Theo hình thức tài trợ

M&A mua lại: là hình thức 1 công ty mua lại một công ty khác khơng hình
thành pháp nhân mới.
M&A hợp nhất: là hình thức mà 1 cơng ty mới hồn tồn được ra đời, và cả
2 công ty cũ đều được mua bởi công ty mới hình thành.
3

Động cơ của hoạt động M&A


Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kỳ diệu nhất giải thích cho mọi thương
vụ M&A. Nói chung, lợi ích mang lại từ sự cộng hưởng mà các công ty kỳ vọng
sau mỗi thương vụ M&A thường bao gồm: đạt được hiệu quả dựa vào quy mô,
giảm nhân viên và các chi phí, thực hiện đa dạng hóa và loại trừ rủi ro phi hệ
thống, hiện đại hóa cơng nghệ, tăng cường khả năng thanh khoản, thị phần,
hưởng những lợi ích từ thuế...
Giá trị tăng thêm của một thương vụ M&A có thể được xác định dựa vào mơ
hình chiết khấu dòng tiền (DCF -Discounted Cash Flows Model ) được được
xây dựng dựa trên nền tảng của khái niệm giá trị theo thời gian của tiền và quan
hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Để xác định rõ giá trị của dòng tiền trong tương lai ở
các thời điểm khác nhau, người ta đưa nó về chung một mốc thời gian để tham
chiếu so sánh(thông thường đưa về giá trị hiện tại của dịng tiền) Mơ hình có thể
biểu diễn dưới dạng biểu thức toán học như sau:

4


Trong đó CFt là dịng tiền kỳ vọng sẽ có được trong tương lai, k là suất chiết
khấu dùng để chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện tại, và n là số kỳ hạn.
Các nguồn tiềm năng tạo ra giá trị tăng thêm có thể chia thành 4 loại cơ bản
sau: sự gia tăng thu nhập, việc giảm các chi phí, các khoản thuế thấp hơn và chi
phí vốn cũng thấp hơn.

+ Sự gia tăng thu nhập (Revenue Enhancement): các khoản thu nhập gia tăng
này có thể nhờ lợi ích marketing, các lợi ích chiến lược và sức mạnh thị trường.
+ Sự cắt giảm chi phí (Cost reduction): cơng ty sáp nhập có thể có được các
khoản chi phí thấp hơn, hoạt động có hiệu quả hơn 2 cơng ty riêng lẻ nhờ vào
hiệu quả kinh tế về quy mô (Economies of scale), hiệu quả kinh tế của kết hợp
theo chiều dọc (Economies of Vertical Integration), nguồn lực bổ sung
(Complementary Resources), loại bỏ sự quản lý không hiệu quả (Elimination of

Inefficent Management).
+ Lợi ích thuế (Tax gain): lợi ích thuế tiềm năng của M&A có thể do việc sử
dụng những tổn thất thuế (tax losses) từ những khoản lỗ của hoạt động sản xuất
rịng (cơng ty sáp nhập sẽ trả ít thuế hơn 2 cơng ty riêng lẻ), việc sử dụng năng
lực vay nợ chưa được sử dụng (khả năng tăng tỷ số Nợ-Vốn chủ sở hữu sau khi
M&A, tạo nên lợi ích thuế tăng thêm và giá trị tăng thêm).
5


+ Chi phí vốn (The cost of Capital): có thể giảm đi khi hai cơng ty sáp nhập
vì chi phí của việc phát hành (nợ và vốn chủ sở hữu) sẽ thấp hơn nhiều khi phát
hành số lượng lớn hơn so với phát hành số lượng ít.

II.

PHÁT TRIỂN M&A TẠI VIỆT NAM
1. Tổng quan về thị trường M&A tại Việt Nam

Hoạt động M&A là một hoạt động mới đối với thị trường đang phát triển như
Việt nam. Hình thức đầu tư trực tiếp này được các doanh ngiệp nước ngoài khá
ưa chuộng như một đường tắt để đầu tư vào một nước khác. Trước những đe dọa
từ khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường M&A đã có một giai đoạn phát
triển ấn tượng tăng mạnh cả 2 tiêu chí: lượng vốn và số thương vụ.

Số lượng giao dịch M&A và tổng giá trị giao dịch tăng mạnh từ 94 giao dịch
với tổng giá trị 1 tỷ USD năm 2008 lên 275 giao dịch với tổng giá trị 5,2 tỷ USD
năm 2012.

6



Mức lãi suất cho vay cao, cũng như chính sách thắt chặt tín dụng mà
Chính phủ áp dụng trong năm 2011 và 2012 để hạ nhiệt lạm phát cũng là một
nhân tố khuyến khích các cơng ty trong nước tìm kiếm nguốn vốn từ cổ phần và
tham gia hoạt động M&A, hơn là dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Mức giá
khá hợp lý của các tài sản năm 2011 và 2012, được thể hiện qua chỉ số VNIndex khá thấp, cũng là một lý do để các nhà đầu tư tăng cường hoạt động M&A
trong những năm này.

Năm 2013 đánh dấu sự đi xuống của thị trường M&A, với tổng giá trị
giao dịch giảm cịn 2,4 tỷ USD. Có rất nhiều lý do cho sự đi xuống này bao gồm
các vấn đề còn tồn đọng của hệ thống ngân hàng, nền kinh tế thế giới chậm phục
hồi, tăng trưởng GDP trong nước tiếp tục thấp và niềm tin của người tiêu dùng
thấp, nhưng lý do chính là sự thiếu hụt các tài sản chất lượng tốt có giá trị lớn
được chào bán tại Việt Nam.
Đã có 249 giao dịch M&A hồn thành năm 2013, khơng thấp hơn nhiều
so với con số 275 giao dịch năm 2012 và còn cao hơn con số 229 giao dịch hoàn
tất năm 2011, nhưng tổng giá trị giao dịch năm 2013 chỉ là 2,4 tỷ USD, thấp hơn
con số 5,2 tỷ USD năm 2012 và 4,7 tỷ USD năm 2011. Điều này có nghĩa là giá
trị bình quân một giao dịch M&A năm 2013 thấp hơn nhiều so với giá trị bình
quân một giao dịch của hai năm trước đó.
Xu hướng này có thể thấy rõ ràng hơn trong 7 tháng đầu năm 2014, với
giao dịch M&A đã hoàn tất và tổng giá trị giao dịch xấp xỉ 200 triệu USD.
Những tranh chấp vừa qua ở Biển Đơng, dù có ảnh hưởng đến nhu cầu M&A tại
7


Việt Nam của các nhà đầu tư từ Trung Quốc và Đài Loan, nhưng khơng phải là
yếu tố chính giải thích cho việc đi xuống này của thị trường M&A, vì các nhà
đầu tư từ Trung Quốc và Đài Loan không quá năng động trên thị trường M&A
tại Việt Nam ngay cả những năm trước đây. Lý do chính cho việc đi xuống này

vẫn là sự thiếu hụt các tài sản có chất lượng tốt và giá trị lớn được chào bán với
giá hợp lý.

Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội
chiếm đa số, với 77%. Con số này cho chúng ta thấy, hoạt động M&A và chuyển
nhượng diễn ra sôi động tại Việt Nam, dù giá trị các thương vụ này không lớn.
8


Các thống kê cho thấy, các thương vụ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện
thường ở quy mô 2 - 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 - 30 triệu USD. Tuy nhiên,
số thương vụ nhiều cũng chứng tỏ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong
hoạt động M&A và đang tiến hành tái cấu trúc các khoản đầu tư của mình.
Chẳng hạn, chuyển nhượng các dự án hoặc công ty mà họ đã tham gia trong giai
đoạn tăng trưởng nóng trước đây.
Xét về giá trị thương vụ, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngồi.
Nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A. Năm 2011 là
năm có nhiều thương vụ lớn được ghi nhận, và có thể kết luận về xu hướng nhà
đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp chất lượng của Việt Nam.
2. Các ngành có hoạt động M&A sôi nổi

Hoạt động M&A diễn ra sôi nổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính,
ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm, phân phối…Trong đó, một trong những lĩnh
vực tiên phong trong hoạt động M&A ở Việt Nam là làn sóng mua lại cổ phần để
trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam từ các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (thay vì thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc phát triển các chi nhánh trong chiến lược
kinh doanh của họ). Cụ thể, trong thời gian qua, một số ngân hàng nước ngoài
mua lại cổ phần các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ như sau: HSBC và
Techcombank (20%), Deutsche Bank và Habubank (20%), ANZ và Sacombank

(10%), Standard Chartered Bank và ACB (15%)

9


III.

Hạn chế và giải pháp cho thị trường M&A phát triển bền vững
1 Hạn chế:

a) Chưa hấp dẫn doanh nghiệp nội địa

Nhìn chung, thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam cịn nhỏ lẻ, mang tính tự
phát, số lượng ít, thiếu hiểu biết, ít thơng tin cũng như khơng có nhiều tổ chức
uy tín đứng ra thực hiện hoạt động này. Nhiều trường hợp trong số này không
thật sự là M&A mà chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần.
Nhìn vào biếu đồ về tỉ trọng M&A liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài được nêu ra ở trên có thể thấy số lượng thương vụ lên quan đến
doanh nghiệp trong nước nhiều nhưng về giá trị lại kém hơn nhiều. Nhiều vụ chỉ
là vì mua lại và sáp nhập những doanh nghiệp yếu kém khó tồn tại theo chỉ thị
của nhà nước nên hiệu quả không đáng kể thậm chí hồn tồn khơng có hiệu
quả.
b) Hiệu quả M&A thấp

Hiện nay còn rất phổ biến những vụ M&A có tỉ lệ thành cơng thấp, cùng
với đó là những thương vụ hồn tồn khơng tạo ra giá trị tăng thêm. Thơng
thường quy trình M&A bắt đầu từ việc nhận dạng mục tiêu, đánh giá một
thương vụ, cấu trúc một thương vụ, tái cấu trúc kinh doanh trước đó. Tất cả
các bước kể trên đều địi hỏi lượng thơng tin lớn và chính xác, những dữ liệu
phải được đưa ra phân tích một cách kĩ càng trước bất cứ một quyết định hay

10


hành động nào. Tuy nhiên thu thập thông tin không phải là một việc đơn giản
nguy cơ sai lệch là khơng thể tránh khói.
c) Tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định thị trường.

Cùng với sự du nhập của các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh
tế mạnh là nguy cơ bị thâu tóm thị trường và cả cạnh tranh không lành mạnh.
Không thể không kể đến khuyết điểm từ khâu quản lý vĩ mô cũng như hệ
thống luật không chặt chẽ nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng.
Càng nhiều cơng ty bị nước ngồi mua lại càng nhiều nguy cơ đe doạ nền
sản xuất trong nước khi mà các doanh nghiệp nội địa phần đông là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ vừa phải chống đỡ nguy cơ từ suy thối kinh tế vừa phải
cạnh tranh với các cơng ty vốn nước ngoài.
2 Giải pháp cơ bản

a) Hoàn thiện khung pháp lý

Trở ngại đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt
Nam là khung pháp lý quy định cịn thiếu rõ ràng và khơng đầy đủ. Việt Nam
khơng có một đạo luật riêng về M&A. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về M&A
dừng lại ở mức độ hướng dẫn về trình tự, thủ tục. Luật Đầu tư coi M&A như là
một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và khơng có quy định cụ thể, rõ ràng
về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thương vụ M&A.

11


Hiện nay các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy

định trong nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này hầu như mới
chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ
giải quyết được các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ” cho doanh nghiệp. Trong
khi đó, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, nó địi hỏi phải có quy định
cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả,
cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp
nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu...
Đồng thời, cịn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước
ta cịn chưa có quy định cụ thể như kiểm tốn, định giá, tư vấn, mơi giới, bảo
mật, thơng tin, cơ chế giải quyết tranh chấp…

Hệ thống luật này cần phải quy định chi tiết để điều chỉnh trên cả hai phương
diện:
(i)

các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của

(ii)

các bên tham gia…;
các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau
khi thực hiện thương vụ M&A

b) phổ biến kiến thức về M&A
12


Việc thiếu hụt kiến thức cần thiết về M&A đang làm mất lợi thế của các
doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài. M&A trên thế giới đã có
khoảng thời gian đủ dài trong khi ở Việt Nam thì cịn rất non trẻ dẫn đến mất cân

xứng trong hiểu biết của các bên liên quan để nước ngoài trục lợi.
Đối với các bên tham gia mua - bán, cần cập nhật kiến thức và hiểu biết về
hoạt động M&A, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhận thức rõ
được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình trong thời kỳ hội nhập. Các
bên cần suy nghĩ theo mơ hình hợp tác, phát triển và hai bên cùng có lợi khi đàm
phán, thương thảo cùng nhau;

Nhà nước nhất thiết cần chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp một hướng đi
rõ ràng trong thị trường M&A bằng những thông tư hướng dẫn chi tiết đầy đủ.
Bên cạnh đó có thể mở những diễn đàn thảo luận cùng với cơng bố những thơng
tin thống kê, số liệu có liên quan để các doanh nghiệp thấy được bức tranh tồn
cảnh và hoạch định hướng đi cho mình.

c) Phát triển đội ngũ trung gian

Nghiên cứu và thu thập thông tin là cơng việc khó địi hỏi có cơ quan chun
trách để đảm bảo mức độ chính xác cũng như minh bạch của số liệu. Chính vì
thế có được một đội ngũ chuyên trách thực hiện vấn đề này là cần thiết và đễ
dàng áp dụng.

13


Đối với các trung gian, cần nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, phát triển
hệ thống cơ sở dữ liệu… để trở thành nhà thiết lập “thị trường” cho bên mua và
bên bán gặp nhau được thuận tiện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp cho các bên.
Đặc biệt đối với các công ty tham gia M&A như đã trình bày ở trên, đây là
một sự thách thức lớn, cần phải:
+ Am hiểu các nghiệp vụ và quy định pháp luật về M&A;


+ Đánh giá đúng đắn tình hình, từ nhận dạng mục tiêu đến định giá một
thương vụ, xác định cấu trúc một thương vụ. Muốn vậy, phải thu thập được một
số lượng lớn các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ các chuyên gia bên trong
và bên ngồi cơng ty, để lựa chọn cách thức thực hiện thích hợp nhất và thương
lượng thành công một thương vụ;

+ Phải xây dựng các kế hoạch, dự án tiếp theo có hiệu quả. Thành cơng trong
M&A liên quan trực tiếp đến cấp độ của các dự án đi theo chúng. Việc đưa ra
những kế hoạch chi tiết và sớm ảnh hưởng lớn đến sự thành công của thương vụ
M&A. Theo nghiên cứu của PA Consulting Group và Đại học Edinburgh
Management School, dựa trên 85 thương vụ M&A với giá trị mỗi thương vụ trên
50 triệu GBP (trên 75 triệu USD), chỉ ra rằng những công ty đã lên kế hoạch chi
tiết cho việc sáp nhập và cơng việc tiếp theo sẽ có giá cổ phiếu ngắn hạn cao
hơn khoảng 4,5% những cơng ty khơng có sự chuẩn bị trước. Những kế hoạch
này cần có mục tiêu rõ ràng, lịch trình hợp lý và nên bao gồm những vấn đề cơ
14


bản của tổ chức như: nhân sự, hệ thống, quản lý… Các kế hoạch nên chú trọng
đến sự phù hợp trong hệ thống, cấu trúc và quy trình cơng việc giữa các tổ chức
sáp nhập.

+ Phải chuẩn bị tốt các quyết định quản trị, giải quyết việc kinh doanh trước
đó như là sự dư thừa nhân viên và dành được hiệu quả kinh tế về quy mô. Trong
các quyết định trên, quyết định liên quan vấn đề nhân sự và khách hàng là một
trong những quyết định rất quan trọng (nhiều khi quan trọng hơn cả khía cạnh
tài chính, pháp lý…), có thể dẫn đến sự suy sụp tinh thần của các khách hàng và
nhân viên nếu không cẩn trọng, kéo theo sự thất bại của thương vụ M&A. Quyết
định liên quan nhân sự cần chú ý nhiều mặt: thông tin trong cộng đồng, chuẩn bị

tâm lý, sự hài hòa văn hóa trong cơng ty mới, đào tạo nhân sự các cấp, chú trọng
nhân sự chủ chốt và nhân viên lành nghề, chú trọng đến khách hàng.

KẾT LUẬN

M&A là hình thức đã có thâm niên trên thế giới nhưng nhìn chúng cịn rất
non trẻ non trẻ ở Việt Nam, chính vì thế trong thực tiễn cịn hoạt động này bộc
lộ nhiều khiếm khuyết khơng đáng có cho dù tiềm năm phát triển là rất lớn. Bài
viết chỉ mới tổng hợp để trình bày những nội dung cơ bản về lý thuyết lợi ích, về
tình hình thực tiễn và định hướng giải pháp. Vấn đề đặt ra là tiếp tục nghiên cứu
từng nội dung cụ thể trong qui trình M&A để vận dụng phù hợp thực tiễn Việt
15


Nam. Chẳng hạn các khía cạnh pháp lý, định giá công ty, chiến lược và kế hoạch
M&A, quản trị doanh nghiệp sau M&A…
Để tận dụng những lợi ích từ M&A mang lại, chúng ta nên có những
nghiên cứu chuyên sâu hơn cho lĩnh vực mới mẻ này. Thơng qua đó các nhà làm
chính sách sẽ đề ra những hướng đi đúng đắn cho hoạt động này phát triển trong
nền kinh tế. Đây là cơ hội đông thời cũng là thách thức rất lớn đối với doanh
nghiệp, những chủ thể của nền kinh tế. Doanh nghiệp nên trang bị cho mình
những hành trang đầu đủ về những mặt chun mơn, góp phần giữ vững vị thế
mình so với các doanh nghiệp ngoài nước.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình đầu tư quốc tế - ĐH Ngoại thương

- Nhóm nghiên cứu M&A- Báo đầu tư

/>- Nguyễn Hịa Nhân- tạp chí khoa học và cơng nghệ ĐH Đà Nẵng số
5(34).2009
- Thực trạng M&A trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
/>
17



×